Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Khai thác các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định và Ninh Bình phục vụ phát triển du lịch dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Định hướng phát triển du lịch đối với các công trình kiến trúc Công giáo
Ngành du lịch Việt Nam có chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng trong giai đoạn tới là: tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Đồng thời xu thế phát triển khoa học công nghệ thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt ra yêu cầu cho ngành du lịch theo hướng số hóa thành du lịch thông minh. Trong nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về việc đưa ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đưa ngành du lịch có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của cả nước, mỗi địa phương cũng đều đề ra những định hướng phát triển riêng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình. Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của Nam Định
Cùng với nhịp phát triển của du lịch Việt Nam, Du lịch Nam Định cũng từng bước phát triển. Hiện nay, ở Nam Định có nhiều sản phẩm du lịch được khai thác, mang tính đặc trưng của địa phương. Số lượng khách du lịch đến các điểm tham quan du lịch từ 2000 đến nay vẫn duy trì ở mức tăng trưởng bình quân là 10,6%/ năm ước đạt gần 2,3 triệu lượt khách. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lượng khách có xu hướng chững lại do sản phẩm du lịch tại Nam Định còn đơn điệu mặc dù tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và phong phú về tài nguyên văn hóa, du lịch. Vì vậy các chuyên gia du lịch đều hướng Nam Định đầu tư trọng điểm các loại hình văn hóa và các sản phẩm mang đặc trưng riêng như du lịch tâm linh bởi ở nơi đây có trên 400 nhà thờ Công giáo đã được xây dựng và bảo tồn nguyên trạng khá tốt cùng hệ thống đình, đền, chùa có giá trị khác.
Bên cạnh đó, Nam Định cũng cần tăng cường quảng bá xúc tiến và liên kết với các doanh nghiệp lữ hành và địa phương xung quanh; Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, dịch vụ cũng như chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao mức tăng trưởng lượng khách du lịch đến Nam Định.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của Ninh Bình Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Với lợi thế chủ yếu về tài nguyên du lịch tự nhiên, ngành du lịch Ninh Bình hướng đến phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện; từ đó đưa ngành du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Ninh Bình còn có tiềm năng không nhỏ về các công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu của Phật giáo và Công giáo nên ngành du lịch Ninh Bình hoàn toàn có cơ hội để khai thác và phát triển hơn nữa. Hiện nay ninh Bình đang hướng tới mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2020 Ninh Bình sẽ đón 7,5 triệu lượt khách du lịch, với tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 20.000 người lao động, trong đó có trên 6.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch đối với các công trình kiến trúc Công giáo
Tôn giáo luôn là một vấn đề nhạy cảm, nhưng không vì thế mà chúng ta tránh né hay không bàn đến khía cạnh khai thác các giá trị của tôn giáo trong phát triển du lịch. Chúng ta có thể xem tôn giáo như là một nguồn lực (một dạng tài nguyên) để phát triển du lịch, không chỉ là một nguồn lực thông thường mà là “một nguồn lực trí tuệ”. Việc phát triển du lịch tâm linh mở ra một cánh cửa mới cho ngành du lịch, đặc biệt là với đối tượng là Thiên Chúa giáo – một tôn giáo có nguồn gốc từ Do Thái, với bề dày lịch sử, văn hóa, kiến trúc là một lợi thế để đưa vào phát triển du lịch.
Có thể nói hiện nay với số lượng tín đồ đông đứng hàng thứ hai, Công giáo đã có một vị trí vững chắc trong văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt. Thời gian kiến trúc Công giáo tiếp xúc với nước ta chưa lâu nên kiến trúc nhà thờ Công giáo đang hình thành riêng một phong cách kiến trúc của người Việt, mang nét đặc sắc của dân tộc nhưng vẫn giữ được những quy tắc chung khi xây dựng của cộng đồng Vatican.
Với những định hướng được tỉnh Ninh Bình và Nam Định đề ra, ngành du lịch tâm linh cũng cần có những định hướng cụ thể để đưa công trình kiến trúc Công giáo vào phát triển du lịch. Người viết xin được đề xuất một số định hướng như sau:
Định hướng phát triển và bảo tồn: Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Do đó, việc sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Trong quá trình phát triển du lịch tâm linh luôn gắn với phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan để du khách có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa của con người ở vùng đất đó. Chúng ta biết rằng, ngành du lịch được mệnh danh là một ngành “công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”, “xuất khẩu tại chỗ”… Du lịch đem lại lợi ích kinh tế nhưng nó cũng đem lại những tác động có hại đến các điểm du lịch tôn giáo như làm biến đổi môi trường tại chỗ của các điểm du lịch tôn giáo, các điểm tham quan xuống cấp.
Bên cạnh đó cũng cần nâng cao nhận thức của người dân địa phương và du khách về các giá trị văn hóa của công trình kiến trúc. Người dân tại chỗ thì nhận thức được rằng những điểm du lịch tôn giáo trong vùng của họ là những tài sản quý giá có thể sinh lợi mà họ cần gìn giữ để khai thác hiệu quả lâu dài. Đồng thời, cần có sự phối hợp quản lý tốt giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của ngành du lịch và các đơn vị khai thác các điểm du lịch tôn giáo để việc hoạt động du lịch được tốt đẹp.
Một trong những định hướng cần thiết đối với điểm du lịch là: chuyên môn hóa lực lượng lao động chuyên khai thác du lịch tôn giáo. Chúng ta biết rằng nhiều tài nguyên du lịch được kết tinh trong sản phẩm du lịch bán cho khách cần phải
được diễn giải khi khách tiêu thụ sản phẩm. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm. Tài nguyên tín ngưỡng tôn giáo cần phải được diễn giải nhiều hơn để du khách có thể thấu hiểu được tôn giáo bản địa, tại địa phương mà họ đến tham quan. Bởi vì, khách du lịch đến những vùng đất lạ, họ có nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, những quan niệm sống của các tộc người địa phương dù những giá trị đó có giá trị phổ quát toàn cầu hay chỉ là những giá trị trong nội bộ của tôn giáo, tín ngưỡng.
Hiện nay, các phong trào “Xây dựng xứ, họ tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu” trong đạo Công giáo, phát triển liên tục, đều khắp; góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Hiện nay, hai tỉnh đều đang nỗ lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho tất các các đối tượng, từ chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ các tôn giáo tới cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, để phát triển du lịch tại các công trình kiến trúc kể trên việc đầu tiên cần có đó là đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên tốt. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên làm công tác tôn giáo là việc rất quan trọng, du khách đến với công trình, có hiểu đúng, hiểu rõ và thấy yêu mến công trình, thấy quý mến những nghĩa sâu xa từ các kiến trúc và du khách có muốn quay lại công trình kiến trúc nữa hay không là phần lớn nhờ vào hướng dẫn viên. Hiện tại ở quần thể nhà thờ đá Phát Diệm đã có ban hướng dẫn là các nữ tu đã có kinh nghiệm dẫn nhiều năm. Đối với đan viện Châu Sơn tuy không có ban hướng dẫn nhưng đan viện cũng luôn cắt cử thành viên đan viện hướng dẫn cho du khách hiểu rõ về đan viện. Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Định hướng trong tương lai của đan viện Châu Sơn:
Thế hệ đan sĩ trẻ Châu Sơn cần được đào tạo và tự đào tạo cho mình luôn trung thành gìn giữ di sản của Đấng sáng lập được tinh tuyền, không lai tạp và biến hoá theo dòng xoáy của thời cuộc. Những người trẻ Châu Sơn hôm nay kế thừa và tiếp nối công trình của các bậc tiền nhân đi trước luôn gìn giữ và làm phát triển dòng Xito Mẫu Châu Sơn ngày một thăng tiến trong đời sống và cả trong việc làm.
Định hướng phát triển du lịch đối với các công trình kiến trúc Công giáo ở Nam Định: Loại hình du lịch tâm linh mới chỉ dừng ở việc tổ chức hành hương, chiêm bái, tham quan điểm đến gắn với yếu tố tâm linh mà chưa tạo được những trải nghiệm, thiếu hấp dẫn và điểm nhấn riêng. Nam Ðịnh cần kết hợp hài hòa các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng làm yếu tố cơ bản để tạo nét riêng cho du lịch tâm linh, mang lại những trải nghiệm văn hóa sâu sắc cho du khách. Ðối với khách du lịch trong nước, sản phẩm du lịch tâm linh của Nam Ðịnh có thể khắc phục tính mùa vụ bằng việc tổ chức các sự kiện. Ðối với khách quốc tế, cần tạo ra sự dẫn dắt, thâm nhập để du khách hiểu, qua nhận thức và cảm xúc.
3.2. Giải pháp đối với các công trình kiến trúc Công giáo
Bên cạnh việc bảo tồn tốt các điểm du lịch tôn giáo, cần phải có những giải pháp khắc phục những khó khăn đặt ra. Trước tiên là việc phát huy giá trị của các điểm du lịch tôn giáo bằng cách nâng cao nhận thức của người dân tại chỗ về các điểm du lịch tôn giáo trong vùng. Song song đó là nâng cao nhận thức của du khách hành hương, tham quan về các điểm du lịch tôn giáo mà du khách đến để mọi người đều thấy rằng các địa điểm du lịch tôn giáo mà họ đến tham quan là có ý nghĩa, có giá trị trong chuyến đi.
Các ông trình kiến trúc Công giáo không chú trọng vào du lịch, không lấy bất kì nguồn thu nào từ các công trình. Tuy nhiên đây được coi là lâu đài, là khối tài sản cần được khai thác một cách hợp lí. Cần nghiên cứu đề xuất các hoạt động kinh tế không đánh mất đi tính linh thiêng nơi nhà thờ, lại tạo ra nguồn lực vật chất, tài chính có tác dụng hỗ trợ nâng cấp, bảo trì, tu sửa nhà thờ. Đây được coi là một hình thức tái đầu tư để phát triển. Một số những cách làm hiệu quả đó là thông qua hình thức du lịch. Vì thế ngành du lịch có thể kêu gọi các nhà thờ cộng tác, cùng phát triển, vừa đa dạng các sản phẩm du lịch lại mang tôn giáo đến với nhiều người. Bên cạnh đó, du lịch còn mang đến công ăn việc làm cho người dân, cái thiện đời sống cho người dân địa phương.
Tùy theo đặc điểm công năng của các công trình, giá trị văn hóa, hình ảnh kiến trúc của công trình mà chúng ta có thể đưa ra giải pháp phát triển kinh tế thật phù hợp như sau.
3.2.1. Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Các công trình kiến trúc Công giáo được du nhập từ phương Tây theo các nhà truyền giáo vào. Lối kiến trúc mang hơi hướng phương Tây đã mang đến cho Việt Nam tầm nhìn mới. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc còn là vật chứng lịch sử cho sự giao thoa văn hóa Đông- Tây. Việc bảo tồn các công trình kiến trúc chính là bảo tồn đa dạng văn hóa và ghi nhận sự phát triển giao thoa văn hóa.
Để bảo tồn những giá trị văn hóa tại các công trình kiến trúc Công giáo, Ban quản lí các cấp, đặc biệt là quản lí từ các linh mục, Giám mục cai quản trực tiếp cần có phương hướng xem xét hỗ trợ. Mỗi công trình Công giáo đều có mục đích và sự linh thiêng, để bảo tồn được tốt các giá trị văn hóa tại ngôi thánh đường thì các nhà quản lí cần hỗ trợ các hướng dẫn viên, các người hướng dẫn cùng với bảo vệ tại nhà thờ, nhằm mục đích cho du khách hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa, không hiểu sai lệch.
Khái niệm về môi trường trong công tác bảo tồn bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường sinh thái thị giác. Đối với môi trường thiên nhiên, cần được bảo tồn tránh tác động, duy trì và phát triển môi trường vì khí hậu và cảnh quan là hết sức quan trọng. Cảnh quan làm cho công trình được thêm đẹp hơn, tôn nghiêm hơn, hòa hợp với thiên nhiên hơn.
Môi trường thị giác là cần được bảo tồn tránh các tác động hại của môi trường thị giác. Đây là điều hết sức quan trọng để bảo tồn toàn bộ công trình kiến trúc. Khai thác các điểm nhìn, hướng nhìn, góc nhìn có lợi cho công trình, ví dụ như việc bảo tồn sự linh thiêng qua các việc hành xử đúng phép, đi đứng đúng khu vực cho phép, không leo trèo hay tạo các dáng phản cảm không đẹp tại nhà thờ. Giải pháp khắc phục hiện tượng này là sự tăng cường ý thức tham quan của du khách bằng cách đề xuất với cơ sở tôn giáo và khách du lịch; đồng thời treo biển hướng dẫn, phân công người dẫn đường, người coi sóc, bảo vệ và nhắc nhở du khách kịp thời.
Đặc biệt là vườn Fatima ở đan viện Châu Sơn. Đây là một công trình nằm bên cạnh nhà thờ Châu Sơn, nơi đây được các đan sĩ gọi là vườn cầu nguyện. Mỗi bước đi, mỗi sự vật ở trong vườn, từ những viên sỏi đến những cái cây, bức tượng đều có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đến với vườn cầu nguyện du khách cần phải hiểu thật rõ về ý nghĩa và không thể hiện những hành động không đẹp gây phản cảm đến thị giác.
3.2.2. Huy động nguồn quỹ trùng tu, tôn tạo Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Các công trình kiến trúc Công giáo luôn là những kiến trúc có tuổi đời khá lâu. Trải qua thời gian cũng nhiều tác động từ bên ngoài làm cho công trình hư hại, xuống cấp. Việc sửa sang, trùng tu cho các công trình thường xuyên là việc cần thiết. Đối với một số nhà thờ thường tự lo kinh phí trùng tu theo cách này hay cách khác. Một số cách huy động nguồn quỹ mà các nhà thờ thường sử dụng là việc đặt hòm quyên góp, nhờ những tấm lòng hảo tâm của mọi người để tạo nguồn quỹ tu sửa.
Một số nhà thờ cần tu sửa nhiều thì dùng cách là dâng lễ vật. Tức là giáo dân trong giáo xứ sẽ bỏ tiền quyên góp và dâng lên Chúa tùy vào điều kiện mỗi người. Số tiền dâng lễ đó được các Cha sử dụng để tu sửa hàng năm.
Một số nhà thờ bị hư hại nặng nề hoặc có ý định xây dựng lại và tiền dâng lễ vật không đủ để tu sửa, Linh mục chính xứ sẽ đi xin quyên góp từ những tấm lòng hảo tâm ở địa bàn khác, đặc biệt là những người con của quê hương đã đi lập nghiệp ở nơi khác hay là người con quê hương sinh sống tại nước ngoài.
Ngoài những hình thức quyên góp tiền trên thì có một hình thức đặc biệt hơn cả. Đó là đan viện Châu Sơn với dòng tu kín, biệt lập với bên ngoài, cuộc sống tự cung tự cấp. Các đan sĩ ở đây tự trồng cấy, tự xây dựng và tôn sửa tất các công trình bằng chính bàn tay của những đan sĩ. Đan viện tuy không sử dụng tiền quyên góp để tu sửa nhưng đan viện lại luôn được sửa sang, làm mới. Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Trong mối quan hệ với việc khai thác phát triển du lịch đối với các công trình kiến trúc Công giáo để tạo thêm nguồn quỹ giúp cho việc trùng tu tôn sửa, Nhà thờ có thể mở các gian hàng lưu niệm cho khách du lịch đến tham quan, mua sắm.
Đối với ban ngành du lịch, cần chuyên môn hóa lực lượng lao động làm việc tại các điểm du lịch tôn giáo này phải lấy từ lực lượng tại chỗ. Một khi ngành du lịch cung cấp được những lợi ích thiết thực nhất cho cộng đồng địa phương như tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng địa phương thì chúng ta có được thuận lợi lớn để phát triển du lịch tôn giáo tại địa phương. Vì thế nhà thờ cũng có thể mở các ban thuyết minh viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản tại các công trình, phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa của du khách, bên cạnh đó cũng thu một nguồn quỹ nhỏ hỗ trợ hướng dẫn và góp vào việc tu sửa.
Đối với trường hợp du khách đến tham quan ăn mặc không hợp với nơi nhà thờ, Ban quản lí có thể mở một cửa hàng nhỏ cho thuê quần áo, để du khách có thể vào nhà thờ mà không làm mất đi thẩm mỹ. Nhà thờ và đan viện cũng có thêm một nguồn quỹ nhỏ cho việc trùng tu.
Tại các công trình nhà thờ Lớn như nhà thờ Chính tòa Bùi Chu và Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai với lượng khách đến khá nhiều, hàng năm cũng có nhiều đoàn đi hành hường và cả các đoàn từ các công ty du lịch tổ chức đến. Nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi của đoàn khách là không thể thiếu. Nhà thờ có thể mở một căng tin phục vụ đồ ăn, nước uống cho du khách và có thể mở thêm một nhà hàng nhỏ giúp đỡ các đoàn đi hành hương. Mô hình này đang được quần thể nhà thờ đá Phát Diệm thực hiện rất tốt. Tuy nhà ăn tại Phát Diệm mở ra dành cho những đoàn người nghèo đi hành hương, đến đấy có chỗ nghỉ chân ăn uống không tốn kém, nhưng nhà ăn đã hoạt động rất phát triển, lượng đoàn khách đến và dùng bữa tại đây cũng khá đông. Bên cạnh đó, nhà thờ còn mở một gian dành cho khách hành hương nghỉ chân hoặc nghỉ tạm qua đêm.
Ngoài ra, với các thực trạng được đề ra ở chương 2, đòi hỏi các đơn vị lữ hành siết chặt việc quản lí hướng dẫn viên, buộc phải hướng dẫn du khách tận tình, chấp hành các quy định tại điểm đến, nhất là các cơ sở tôn giáo. Đồng thời cũng cần nhắc đến đề xuất các khoản thu phí phục vụ việc dọn dẹp, vệ sinh.
Đối với người dân địa phương, họ được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh: bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống… mang lại nguồn thu đáng kể.
3.2.3. Quy hoạch không gian kiến trúc Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Trong các công trình kiến trúc Công giáo, đặc biệt là các công trình kiến trúc tiêu biểu được kể trên đều được quy hoạch tổng thể thành 2 phần, một phần là nhà thờ nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, phần còn lại là nhà xứ dành cho linh mục và người giúp việc cho linh mục sinh hoạt đời sống. Cách quy hoạch này nhằm mục đích phục vụ cho việc truyền giáo và sinh hoạt đời sống tôn giáo của giáo dân. Tuy nhiên, để đưa các công trình kiến trúc tiêu biểu trên vào phát triển du lịch tâm linh, đòi hỏi nhà quản lí cần quy hoạch rõ hơn nhằm thuận lợi cho du lịch mà không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mọi người và không làm phá hỏng tổng thể kiến trúc.
Đối với công trình kiến trúc quần thể nhà thờ đá Phát Diệm: hiện tại được quy hoạch như sau:
Khu vực thờ tự, làm lễ và diễn ra các hoạt động tôn giáo: Là 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ. Ngoài ra còn thấy các hang đá được thờ phượng tôn vinh một dấu tích, thường được giáo dân đến cầu nguyện; Nhà học giáo lí phục vụ việc giảng dạy giáo lí, sinh hoạt của giới trẻ và thiếu nhi.
Khu vực dành cho khách tham quan: tất cả 5 công trình nhà thờ nhỏ, 1 nhà thờ lớn, ao hồ, phương đình, các hang đá và tháp chuông du khách có thể tham quan trong thời gian nhà thờ không tổ chức thánh lễ.
Khu vực du khách có thể chiêm ngưỡng thánh lễ: Đối với thời gian nhà thờ đang tổ chức thánh lễ, du khách có thể ngồi hai bên hàng ghế dành cho giáo dân để chiêm ngưỡng thánh lễ. Nếu đoàn khách là người Công giáo đi hành hương hoặc tĩnh tâm thì có thể vào tham dự thánh lễ như bình thường.
Các khu vực bổ trợ: bên cạnh những khu được quy hoạch trong quần thể để vừa sinh hoạt tôn giáo, vừa để khách du lịch có thể tham quan tìm hiểu thì nhà thờ cũng quy hoạch các khu bổ trợ như sau:
- Khu nhà xứ: đây là khu vực nơi Đức Cha và các linh mục giúp việc cho đức Cha sinh sống. Khu vực này du khách không được phép vào.
- Bên cạnh khu nhà xứ: được quy hoạch các phòng hỗ trợ giúp đỡ khách du lịch khi đến với quần thể nhà thờ đá Phát Diệm. Khu này gồm có phòng ban hướng dẫn (hướng dẫn tại điểm nếu du khách có nhu cầu), căng tin phục vụ đặc sản, đồ ăn, nước uống cho du khách, phòng ăn dành cho khách hành hương, phòng nghỉ chân cho đoàn khách hành hương, tĩnh tâm và quầy bán hàng lưu niệm của các nữ tu dành cho khách du lịch muốn mua đồ về làm quà cho gia đình.
- Bên cạnh đó, nhà thờ cũng xây mới thêm khu nhà vệ sinh với chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu cho những đoàn khách đông.
- Trong khuôn viên này còn có bãi đỗ xe, khu để xe máy, xe đạp được quy hoạch ở một khu riêng, có bảo vệ coi giữ và phần sân lớn của khu bổ trợ được dành để đỗ ô tô. Bãi đỗ xe ở đây có thế chứa được cả xe du lịch lớn 45 chỗ đến các xe nhỏ.
Đó là cách quy hoạch tại quần thể nhà thờ đá Phát Diệm đang được thực hiện. Ngoài những cách quy hoạch này, nhà thờ có thể quy hoạch thêm một khu trong không gian bổ trợ dành cho giáo dân muốn kinh doanh sản phẩm làng nghề.
Nhà thờ có thể quy hoạch thêm nhà khách phục vụ việc đón tiếp khách du lịch, đặc biệt là những đoàn khách hành hương, tĩnh tâm.
Đối với công trình kiến trúc đan viện Châu Sơn: Đan viện tọa lạc ở một vị thế phong thủy hữu tình, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng các thiết kế độc đáo, giản dị lại mang sự thanh bình của đan viện đã thu hút nhiều du khách đến với đan viện. Tuy nhiên, đan viện là dòng tu kín không có xu hướng làm du lịch nên không gian ở đây luôn được quy hoạch thành 2 phần khi mở cửa cho giáo dân. Một phần là nơi sinh hoạt của các đan sĩ, và phần còn lại gồm nhà thờ và vườn cầu nguyện, khi mở cửa du khách có thể đến tham quan.
Tuy nhiên do đặc thù các đan sĩ ở đây đều tự tay mình làm ra rất nheièu sản phẩm thủ công đẹp mắt và tinh xảo, thiết nghĩ đan viện có thể quy hoạch thêm phòng nhỏ bán đồ lưu niệm là những sản phẩm được các đan sĩ tự tay làm.
Đan viện cũng cần quy hoạch thêm bãi đỗ xe ở bên cạnh khuôn viên của đan viện, giúp cho du khách đến đây có chỗ để xe, lại không làm mất thẩm mĩ, không lộn xộn làm ảnh hưởng đến đời sống của các đan sĩ.
Trong tương lai, khi du lịch phát triển hơn, Đan viện có thể mở thêm phòng ban hỗ trợ hướng dẫn, giúp cho du khách đến đấy có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa về đan viện, các quy tắc ở đây và qua đó biến đổi con người họ trở thành người tốt hơn.
Đối với công trình kiến trúc nhà thờ chính tòa Bùi Chu: là một nhà thờ lớn, cổ kính lại là trung tâm Công giáo của Nam Định nên nhà thờ có nhiều hoạt động và thu hút nhiều khách du lịch cả người Công giáo và không Công giáo trên cả nước. Chính vì vậy để phù hợp với tình hình thực tế, Nhà thờ nên xem xét quy hoạch lại không gian kiến trúc bên cạnh những công trình va khu vực đã được qui hoạch từ trước như:
Không gian để thờ tự: Gồm nhà thờ chính tòa, nhà nguyện, vườn kinh là nơi diễn ra các nghi thức sinh hoạt tôn giáo của linh mục và giáo dân.
Không gian dành cho du khách tham quan: là tất cả các công trình tại khuôn viên nhà thờ như nhà thờ chính tòa, vườn kinh, nhà nguyện, chuông Nữ Nhân Chung, đỉnh hương đồng và tổ hợp phục sinh đường, tháp thăng thiên, kèn đồng Trumpet và biểu tượng hai bàn tay. Du khách có thể đi tham quan khi nhà thờ không tổ chức thánh lễ.
Giống như nhà thờ Phát Diệm, đến với nhà thờ chính tòa Bùi Chu du khách có thể tham gia thánh lễ ở vị trí giáo dân ở phía dưới. Tại nhà thờ luôn có công trình phụ trợ, nhà vệ sinh đầy đủ cho du khách. Tuy nhiên, để phục vụ phát triển du lịch được tốt hơn nhà thờ có thể quy hoạch thêm một số công trình bổ trợ như sau: Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
- Không gian bổ trợ có thể xây dựng bãi đỗ xe dành cho du khách, công trình có thể đặt ở một khu riêng bên cạnh nhà thờ.
- Quy hoạch gian hàng lưu niệm, và cửa hàng nhỏ bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ do người dân làm.
- Quy hoạch thêm khu trưng bày triển lãm về lịch sử hình thành và phát triển nhà thờ, nơi đón tiếp các du khách.
Đối với công trình kiến trúc tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai: Đây là một nhà thờ lớn, được mọi người biết đến với kiến trúc đẹp và lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thờ không có xu hướng phát triển du lịch. Hiện tại nhà thờ đang phân thành 2 khu vực: một khu vực nhà xứ, du khách không được vào; Khu vực nhà thờ và hang đá du khách có thể tham quan.
Đến với đền thánh Phú Nhai, du khách có thể tham dự thánh lễ với vị trí là giáo dân ở trong nhà thờ. Ngoài các công trình trên, để đưa công trình kiến trúc trên vào du lịch thì nhà thờ có thể quy hoạch thêm một số công trình như:
- Quy hoạch thêm một khu bãi đỗ xe dành cho khách du lịch ở phần đất bên cạnh nhà thờ.
- Mở một gian hàng lưu niệm để giáo dân có thể bán sản phẩm địa phương.
- Nhà thờ có thể thành lập một ban hướng dẫn để du khách đến tham quan có thể hiểu rõ nét hơn về các kiến trúc cũng như lịch sử xây dựng phát triển của nhà thờ, biết thêm về các vị tử đạo đã ngã xuống như thế nào, qua đó góp phần giáo dục truyền thống và truyền tải thông điệp “Sống tốt đời đẹp đạo” đến du khách.
3.2.4. Xây dựng mới một số công trình bổ trợ mà không làm hỏng kết cấu tổng thế của công trình cũ
Các công trình kiến trúc Công giáo đa phần được hoàn thiện khá hoàn hảo, đầy đủ tất cả các công trình kiến trúc cần có. Đó là ngôi thánh đường nơi cử hành tất cả thánh lễ, sinh hoạt tôn giáo của giáo dân; Sân bao quanh nhà thờ phục vụ cho việc đi kiệu tôn vinh; Công trình nhà giáo lí nhằm phục vụ việc dạy giáo lí; Hang đá Belem để nhắc nhở người dân Chúa Ki-tô đã sinh ra nơi hang đá khó nghèo và cả khu nhà vệ sinh.
Bên cạnh đó mỗi nhà thờ sẽ có các công trình phụ trợ tùy theo nhu cầu giáo dân như: tượng đài, ao hồ, nhà nguyện, hay phòng họp, phòng ban hành giáo. Có giáo xứ còn xây dựng phòng tổ chức các hoạt động như giao lưu, phòng học, phòng chơi thể thao.
Trong quá trình đưa các công trình Công giáo vào phát triển du lịch, các nhà thờ có thể xây dựng thêm một số công trình phụ trợ như bãi đỗ xe cho khách du lịch đến. Vì nhà thờ luôn được xây theo một kiến trúc hoàn chỉnh nên để không phá vỡ cảnh quan đẹp thì bãi đỗ xe phải xây bên ngoài khuôn viên nhà thờ. Nhà thờ có thể mua thêm đất ở bên cạnh nhà thờ để xây lán xe. Bãi đỗ xe và nhà thờ ngăn cách nhau bởi tường rào và có 1 cổng dẫn sang. Tại nhà thờ đá Phát Diệm đã làm công trình này rất tốt, không làm mất vẻ đẹp tổng quan của công trình.
Đối với các nhà thờ lớn như nhà thờ chính tòa Bùi Chu, đền thánh Phú Nhai hay quần thể nhà thờ đá Phát Diệm lượng du khách đến đông mà công trình nhà vệ sinh chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh và chất lượng. Nhà thờ có thể xem xét xây mới thêm nhà vệ sinh công cộng với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, để không làm hỏng đi tổng thể kiến trúc công trình nhà thờ có thể xây ở gần bãi đỗ xe, bên ngoài khuôn viên nhà thờ.
Một số nhà thờ được đưa vào khai thác du lịch thường là những ngôi thánh đường rất nguy nga. Du khách đến tham quan đông sẽ có nhiều phát sinh nhu cầu. Điều cần thiết hơn cả là việc an toàn đồ cá nhân. Nhà thờ Công giáo có thể xây dựng thêm một phòng gửi đồ để du khách có thể thoải mái đi tham quan mà không mang vác nhiều đồ hay lo mất đồ cá nhân.
Nhà thờ có thể mở thêm một căng tin bán đồ ăn nhẹ nếu như du khách đi xa bị đói hay có nhu cầu cần thiết muốn ăn uống bữa trưa khi đến tham quan. Dịch vụ này có thể mở ở bên ngoài khuôn viên nhà xứ. Có thể là bên cạnh nhà thờ hoặc là cách nhà thờ 1 đoạn ngắn. Tại nhà thờ đá Phát Diệm đã có mô hình này, tuy chưa được rộng lớn nhưng đã đáp ứng được cho một số ít đoàn đi tĩnh tâm và những người nghèo khó.
3.3. Giải pháp phát triển du lịch đối với các công trình kiến trúc Công giáo tại Nam Định và Ninh Bình
3.3.1. Xây dựng Tour du lịch tâm linh Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của du lịch tâm linh. Du lịch tâm linh có thể xem là một công cụ đặc hữu giúp xóa đi cái nhìn khiên cưỡng về di sản văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng. Du lịch tâm linh còn là cách tiếp cận hữu hiệu giúp nâng cao hiểu biết của công chúng về giá trị nghệ thuật của loại hình di sản phi vật thể này. Thông qua hoạt động du lịch, du khách được tiếp xúc, thẩm nhận, và trải nghiệm, từ đó nuôi dưỡng và phát triển các giá trị tâm linh tín ngưỡng từ trong tiềm thức của mình.
Những trải nghiệm tâm linh tại nơi thờ tự giúp con người thư giãn, đạt tới sự cân bằng trong tâm hồn, hòa mình vào không khí thân thiện, vì vậy, du lịch tâm linh giúp phát triển hành vi hướng thiện, nâng cao tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng xã hội hài hòa và ngày một tốt đẹp hơn.
Trong bối cảnh thế giới đang ngày đối mặt với nhiều thách thức về chính trị, tôn giáo và môi trường, văn hóa và tín ngưỡng sẽ là sợi dây kết nối con người với nhau. Du lịch tâm linh góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện, khuyến khích tình bằng hữu, giúp vượt qua các thành kiến văn hóa và tôn giáo. Có thể xem du lịch tâm linh là công cụ kiến tạo hòa bình.
Được nằm trong “vành nôi văn minh lúa nước sông Hồng”, Nam Ðịnh là nơi hội tụ nhiều yếu tố để đẩy mạnh “ngành công nghiệp không khói”, song du lịch thành Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc thiếu các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù. Nổi tiếng là vùng đất có 1.330 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa như: Ðền Trần, phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, các làng nghề truyền thống…; hệ thống hơn 400 nhà thờ Công giáo mang kiến trúc độc đáo cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú như: hát chèo, hát văn, múa rối nước, hội chợ Viềng, lễ hội đền Trần…; Nam Ðịnh là mảnh đất có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn dồi dào, đa dạng để tổ chức các loại hình du lịch mang tính cạnh tranh là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Vì thế ngành du lịch Nam Định đòi hỏi cần có sản phẩm đặc thù. Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là việc tạo ra những trải nghiệm mới, khác lạ cho du khách dựa vào nguồn lực riêng, tiềm năng, thế mạnh cũng như những bất lợi, khó khăn của mỗi địa phương. Từ cơ sở đó, các chuyên gia xác định: Du lịch tâm linh và sinh thái cộng đồng là hai loại hình đặc thù Nam Ðịnh cần tập trung đẩy mạnh phát triển trong bối cảnh hiện nay. TS Phạm Lê Thảo, Phó Vụ trưởng Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho rằng: Du lịch tâm linh có thể coi là sản phẩm nổi bật nhất của Nam Ðịnh bởi đây là vùng đất có bề dày văn hóa gắn với truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng.
Từ những vai trò to lớn mà du lịch tâm linh mang lại cho loài người,trên cơ sở các tour du lịch đã được các công ty du lịch đưa vào khai thác phát triển du lịch tại các công trình kiến trúc tiêu biểu trên, người viết cũng xin được đề xuất một số tour mới nhằm khai thác phát triển du lịch tâm linh ở các công trình kiến Công giáo ở Nam Định và Ninh Bình được tốt hơn.
Tour (1 ngày): Hải Phòng – Ninh Bình – Nam Định: Hải Phòng – Nhà thờ đá Phát Diệm – Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu – Vương cung thánh đường Phú Nhai
Lịch trình cụ thể:
Sáng: khởi hành từ Hải Phòng về nhà thờ đá Phát Diệm tham quan, tìm hiểu lịch sử, kiến trúc nhà thờ và có thể tham gia thánh lễ tại nhà thờ.
- 11h00: du khách nghỉ ngơi ăn trưa và mua sắn đồ lưu niệm
- 12h00: Khởi hành về nhà thờ chính tòa Bùi Chu, du khách được tìm hiểu, chiêm ngưỡng trung tâm Công giáo của Nam Định.
- 15h30: di chuyển tham quan Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai. Sau đó du khách lên xe di chuyển về Hải Phòng kết thúc chuyến đi.
Lịch trình một ngày này phù hợp với những du khách muốn đi hành hương về các công trình Công giáo, về với một trong những trung tâm tôn giáo của đạo Ki tô ở miền Bắc. Với những du khách đi hành hương, về với kinh đô Công giáo, được tham quan, chiêm ngưỡng những công trình đặc sắc, lại được biết thêm về những kiến trúc mới lạ, cổ kính lại đẹp mắt là một trải nghiệm tuyệt vời của chuyến đi.
Tour tâm linh trên địa bàn tỉnh Nam Định:
Tour (1 ngày) Hải Phòng – Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Tiểu Vương Cung thánh đường Phú Nhai – Nhà thờ đổ Hải Lý- Nhà thờ Hưng Nghĩa
Chương trình cụ thể:
Sáng: khởi hành từ Hải Phòng đến nhà thờ chính tòa Bùi Chu, trung tâm Công giáo Nam Định
10h00: di chuyển đi tham quan tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai.
12h00: ăn trưa và di chuyển tham quan chụp ảnh nhà thờ đổ ở Hải Lý – Hải Hậu, nơi được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Du khách vừa được hít thở không khí trong lành của vùng biển Hải Hậu vừa được chứng kiến vẻ đẹp tang thương mang dấu ấn lịch sử của một công trình kiến trúc nhà thờ độc đáo ở nơi đây.
14h00: Di chuyển đến nhà thờ Hưng một trong 15 ngôi nhà thờ đẹp nhất Nam Định. Sau khi tham quan, du khách lên xe về Hải Phòng, kết thúc chuyến đi.
Trong chương trình này, du khách có thể đến tham quan 3 nhà thờ với những kiến trúc khác nhau, ý nghĩa và lịch sử khác nhau. Cùng là nhà thờ, một nơi là trung tâm, một nơi là đền thánh, một nơi lại đánh dấu một dấu tích do thời gian và thiên nhiên tàn phá. Có thể nói đó là những trải nghiệm rất riêng biệt mà không phải địa phương nào cũng có được.
3.3.2. Kết hợp với loại hình du lịch khác
3.3.2.1. Kết hợp với du lịch ẩm thực Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Mỗi một vùng miền đều có một món đặc trưng riêng mà người ta hay gọi là đặc sản. Bởi văn hóa, cách sống và sinh hoạt cũng như nguồn tài nguyên mỗi nơi một khác, điều đó đem đến cho mỗi vùng miền có một món ăn đặc trưng riêng. Nói đến Thanh Hóa nổi tiếng với nem Chua thì về đất Ninh Bình du khách sẽ được biết đến món thịt dê cơm cháy. Mảnh đất Ninh Bình nhiều đồi núi, vùng đất nơi đây cũng từng chịu nhiều đói kém thiên tai. Từ điều kiện môi trường nơi đây đã đem đến cho mảnh đất Nình Bình nguồn động vật là món thịt dê của những chú dê được thả leo trên núi kiếm ăn. Ngoài món đặc sản này ra, du khách về với đất Kim Sơn tham quan ngôi thánh đường Phát Diệm, du khách được thưởng thức rượu Kim Sơn, miến lươn, cá rô Tổng Trường và dứa Đồng Giao. Đây là những món ăn đặc sản của mảnh đất Ninh Bình.
Trong tất cả những món đặc sản kể trên thì có món thịt dê núi Ninh Bình là nổi tiếng hơn cả. Thịt dê ngon hơn các vùng khác vì dê ở đây nuôi trên núi đá vôi, ăn đa dạng các loài lá cây hơn nên thịt chắc hơn so với dê thả đồi. Món ăn này được ăn kèm với các loại lá cây địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung. Thịt dê được người dân Ninh Bình chế biến, xây dựng thành món ăn đặc sản mang đậm đà hương vị truyền thống địa phương.
Đến với mảnh đất Nam Định cũng có rất nhiều món ăn đặc sản ngon đúng điệu. Đến nơi đây du khách sẽ được thưởng thức món phở bò Nam Định. Nếu phở bò Hà Nội hấp dẫn với bát phở đầy đủ nguyên liệu thì phở bò Nam Định hấp dẫn bởi cách pha chế nước và thịt, bánh phở mềm, trắng, sợi phở nhỏ, thịt bò mềm thơm.
Ngoài ra còn có các món đặc sản như Kẹo dồi, nem Nắm, bánh nhãn, bánh xíu páo, cá nướng úp chậu, xôi xíu và bún đũa Thành Nam. Trong đó, nổi bật hơn và được nhiều du khách mua về làm quà cho gia đình đó là kẹo dồi, bánh nhãn và nem nắm. Với cách chế biến bánh nhãn hình tròn giống quả nhãn, mang theo sự thơm, giòn, mát ngọt ở đầu lưỡi. Món kẹo dồi lại được chế biến với lớp vỏ màu trắng, giòn tan. Bên trong lớp vỏ trắng là nhân lạc mang đến hương vị bùi, ngậy không quá ngọt. Cùng với kẹo lạc, món này là lựa chọn của du khách khi ngồi nhâm nhi với nước chè xanh.
Hai món kẹo được du khách mua về làm quà, thì món nem nắm được du khách ưa chuộng bởi sự khác lạ. Không giống như nem chua Thanh Hóa. Nem nắm được làm từ thịt và bì lợn thái mỏng trộn với thính gạo và gia vị và nắm lại thành từng quả nem tròn. Món nem này thường được kết hợp ăn với là sung và lá đinh lăng làm dậy thêm hương của món ăn.
3.3.2.2. Kết hợp với du lịch làng nghề
Để đa dạng hóa sản phẩm, ta có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Cùng với Vườn quốc gia Xuân Thủy có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn của Việt Nam, khu vực Ðông –
Nam Á, Nam Ðịnh còn là nơi hội tụ 129 làng nghề, trong đó có hơn 70 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề, sản phẩm truyền thống. Ðây là nguồn tài nguyên thích hợp để phát triển sản phẩm du lịch tâm linh kết hợp với du lịch làng nghề và du lịch sinh thái, cộng đồng thu hút khách, nhất là khách quốc tế đến cùng ăn, ở với người dân, tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống lao động sản xuất và tập quán sinh hoạt của làng nghề. Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Để làm sản phẩm du lịch tâm linh ở Nam Định được phong phú, có thể kết hợp du lịch với làng nghề. Ví dụ:
Tour (1 ngày ): Hải Phòng – Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu – Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai – Làng nghề kèn đồng.
Chương trình cụ thể:
- Sáng : Xuất phát từ Hải Phòng đi nhà thờ Chính tòa Bùi Chu
- 10h nghỉ ngơi, ăn trưa và di chuyển tham quan Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai.
- 15h00: Tham quan tìm hiểu làng nghề làm kèn đồng
- Sau đó lên xe di chuyển về Hải Phòng, kết thúc chuyến đi.
3.3.2.3. Kết hợp với du lịch tham quan
Đối với mảnh đất Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích, đặc biệt nơi đây còn là kinh đô xưa, hàng năm những người con dân trên mọi miền đất nước vẫn về với cố đô Hoa Lư đã một thời lừng lẫy. Từ các điều kiện thuận lợi thiên nhiên ban tặng, cùng với kiến trúc đặc sắc mệnh danh là kinh đô Công giáo, mảnh đất Ninh Bình phù hợp đưa loại hình du lịch tâm linh kết hợp với tham quan thắng cảnh. Đây là loại hình du lịch nổi bật và được du khách ưa chuộng hơn cả.
Tour du lịch tham quan: Tour (2 ngày 1 đêm): Hải Phòng – Nhà thờ đá Phát Diệm – Tràng An – Đan viện Châu Sơn – VQG Cúc Phương
Chương trình cụ thể:
Ngày 1: Sáng 6h xuất phát từ Hải Phòng đi đến quần thể nhà thờ đá Phát Diệm tham quan khám phá ngôi thánh đường mệnh danh là “kinh đô Công giáo” ở Việt Nam.
- 10h00: di chuyển về Tràng An ăn trưa
- 13h00: Tham quan quần thể danh thắng Tràng An nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Du khách có thể mua đặc sản làm quà cho gia đình.
- 19h00: Ăn tối, gala diner, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi
Ngày 2: Di chuyển từ Tràng An đến tham quan tìm hiểu Đan viện Châu Sơn (du khách có thể mua đồ lưu niệm do các đan sĩ tự tay làm)
- 11h00: Ăn trưa tại nhà hàng và di chuyển đến VQG Cúc Phương.
- 16h00: Di chuyển lên xe về Hải Phòng
Với thời gian 2 ngày, du khách có thể đi tour này với mục đích tham quan thắng cảnh, mở mang kiến thức với đa dạng các công trình và lịch sử. Du khách vừa có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của Tràng An, vừa được tìm hiểu về kiến trúc nhà thờ đá độc đáo, vừa được biết về tôn giáo cũng như lối kiến trúc đa dạng theo hình thức nhà thờ gỗ ở Châu Sơn. Tham gia trải nghiệm tour này du khách còn được biết thêm về các loài thực vật trong vườn quốc gia Cúc Phương và mọi người được gắn kết hơn với chương trình gala sôi động vào buổi tối.
3.3.3. Khai thác đặc sản, sản vật địa phương Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Nam Định và Ninh Bình đều nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công truyền thống cũng như nhiều đặc sản, sản vật địa phương đặc sắc. Nếu như không thể kết hợp đưa du khách đến hưởng thụ những sản phẩm đó một cách trực tiếp, chúng ta cũng có thể đưa về và khai thác tại chính các công trình kiến trúc Công giáo kể trên.
3.3.3.1. Sản phẩm thủ công
Con người Nam Định và Ninh Bình không chỉ được biết đến với sự những món ăn ngon truyền thống và họ còn được biết đến là những người khéo léo, đặc biệt trong việc phát triển các làng nghề truyền thống mà cha ông đã để lại.
Tỉnh Ninh Bình: Các làng nghề truyền thống được mọi người biết đến có thể kể là làng nghề thêu ren Văn Lâm ở xã Ninh Hải; Nghề Chạm khắc đá Ninh Vân nổi tiếng. Đến với mảnh đất Kim Sơn nơi có ngôi nhà thờ đá nổi tiếng, du khách có thể đến xem đồ thủ công mỹ nghệ cói Kim Sơn và có thể mua về làm quà cho gia đình.
Tỉnh Nam Định: Con người Nam Định được biết đến hơn hết là làng nghề truyền thống của Cha ông để lại, luôn được phát triển không ngừng. Nghề đầu tiên được biết đến là làng nghề nấu rượu ở Kiên Lao, làng nghề mây tre Thạch Cầu, Nam Trực. Trước đây làng nghề nổi tiếng với nghề đan thúng, đến nay làng nghề đã có nhiều mẫu mã, sản phẩm đa dạng hơn.
Làng nghề tiếp theo mà chúng ta có thể biết đến đó là làng nghề gỗ La Xuyên Nam Định. Được biết đến với công trình lớn là các tòa ngang, dãy dọc được mở rộng về mặt phẳng và chiều cao với những mái vòm cổ kính. Làng nghề cây Cảnh Vị Khê luôn là điểm thu hút những vị khách yêu cây cảnh.
Nghề nặn tò he nổi tiếng ở Hà Dương, làng nghề nón lá ở Nghĩa Châu, làng nghề nước Mắn Sa Châu ở Nam Định, Làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nam Định nổi tiếng từ bao đời. Với bề dày lịch sử gần 900 năm, làng nghe hiện nay vẫn được phát triển và đa dạng hóa sản Phẩm. Làng nghề Phở, làng Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây, làng nghề làm kèn Tây duy nhất cả nước tại Nam Định. Người dân Phạm Pháo truyền thống xưa nay học làm kèn đồng và sửa chữa kèn tây, Làng nghề khăn xếp độc nhất tại thôn Giáp Nhất. Và làng làm đèn ông sao Báo Đáp lớn nhất miền Bắc.
Một số làng nghề thủ công như làng nghề rèn Vân Chang ở Nam Trực, làng nghề hoa lụa Báo Đáp, làng nghề Sơn Mài ở Cát Đằng- Ý Yên, và làng nghề muối ở Giao Thủy- Nam Định.
3.3.3.2. Đồ lưu niệm Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
Khi du khách đến với quần thể nhà thờ đá Phát Diệm có thể thấy ở đây có gian hàng lưu niệm do dòng tu nữ ở đây bán. Du khách có thể chiêm ngắm và mua về làm quà cho gia đình. Ở gian hàng này có rất nhiều món quà lưu niệm nhỏ xinh như tượng, tranh, ảnh, hay mẫu ảnh… Trong đó có gian hàng vòng bạc được dòng tu tự tay làm.
Khách du lịch khi đến với đan viện Châu Sơn có thể ghé thăm gian hàng lưu niệm của các đan sĩ nơi đây. Gian hàng gồm có nến, tượng, tranh, ảnh và chuỗi tràng hạt được các đan sĩ tự tay làm ra, nhằm phục vụ nhu cầu của đan viện và từ công việc thường ngày các đan sĩ rèn luyện bản thân.
Những sản phẩm này được làm rất tinh tế, tuy nhiên lại được bán với giá thấp hơn thị trường bên ngoài một nửa. Du khách đến đây có thể mua về làm quà cho gia đình.
3.4. Tiểu kết
Trong chương 3, người viết tìm hiểu về định hướng phát triển du lịch tại 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định đặc biệt là định hướng phát triển đối với các công trình kiến trúc Công giáo trong tương lai. Trên cơ sở phân tích thực trạng trong chương hai và định hướng phát triển đó, người viết cố gắng đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát triển loại hình du lịch tâm linh tại các Nhà thờ, đan viện một cách có hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Trong thời gian tìm hiểu về du lịch tâm linh tại các công trình kiến trúc Công giáo trên địa bàn hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định, người viết nhận thấy kinh doanh du lịch là một xu hướng, liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa và đòi hỏi phải có sự phối hợp của các ban ngành để có được một sản phẩm du lịch tốt. Đối với du lịch tâm linh, đặc biệt là đối tượng là công trình kiến trúc Công giáo đặt ra cho ngành du lịch những tiềm năng và những khó khăn riêng, đòi hỏi ngành du lịch cần giải quyết các vấn đề đó để đưa du lịch tâm linh tại hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định ngày một phát triển và luôn đi cùng với sự bảo tồn. Từ những thông tin được tìm hiểu khai thác trong bài khóa luận, người viết đề xuất một số các tour mới nhằm làm cho loại hình du lịch tâm linh được đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra một số giải pháp khai thác các công trình kiến trúc Công giáo tại hai tỉnh để phục vụ phát triển du lịch mà vẫn bảo tổn được công trình. Tóm lược một số giải pháp tiêu biểu như sau:
Giải pháp đầu tiên người viết đưa ra là việc bảo tồn trùng tu tôn tạo công trình, đồng thời huy động nguồn quỹ để trùng tu hàng năm.
Giải pháp thứ 2: Từ cách quy hoạch không gian kiến trúc vốn có của các nhà thờ tiêu biểu kể trên, người viết đề xuất những ý kiến về cách quy hoạch thêm một số khu vực nhằm phục vụ việc phát triển du lịch mà không làm hỏng đi kết cấu tổng thể của công trình kiến trúc tại hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định.
Giải pháp thứ 3: người viết xây dựng, đề xuất một số tour mới, với sự khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài nguyền chung quanh điểm du lịch, từ việc khai thác các làng nghề, đến ẩm thực và đặc sản. Điều này làm cho du lịch tâm linh được thêm sắc màu, người dân chung quanh điểm du lịch có công ăn việc làm, cải thiệc cuộc sống hàng ngày, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế địa phương.
Dù là phát triển kinh tế nói chung hay phát triển kinh tế du lịch nói riêng đều phải nhắm đến định hướng phát triển bền vững, đảm bảo được lợi ích kinh tế cũng như các mục tiêu về môi trường, xã hội và nhất là về con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của mọi sự phát triển. Phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, cụ thể hơn là đưa các công trình kiến trúc Công giáo vào phát triển du lịch, yêu cầu đòi hỏi việc phát triển bền vững, không làm mất đi những giá trị vốn có, mà vẫn góp phần đưa nền kinh tế du lịch đi lên, đó chính là mong muốn của người viết qua bài khóa luận tốt nghiệp này. Hy vọng trong tương lai không xa, với những định hướng phát triển đúng đắn và sự nỗ lực của các cá nhân, ban ngành, đoàn thể, những công trình kiến trúc Công giáo tinh xảo và kỳ vĩ nói trên sẽ có mặt ngày càng nhiều hơn trên bản đồ du lịch của hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định./. Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com