Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Khai thác các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định và Ninh Bình phục vụ phát triển du lịch dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, việc hội nhập giao thương với các quốc gai trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển cho đất nước, các công ty, xí nghiệp và người dân. Với cuộc sống ngày một phát triển, đi du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Du lịch đối với mỗi người không còn dừng lại là việc thăm quan thắng cảnh, khám phá những vùng đất mới, hay tìm hiểu về nền văn hóa, các di tích lịch sử hào hùng cha ông ta đã để lại, hoặc đơn giản là nghỉ mát bên một bãi biển đẹp… mà con người ngày nay còn đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, như đi du lịch kết hợp với cân bằng đời sống tâm linh, du lịch kết hợp với hội họp… Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Quả thực có thể nói nhu cầu tâm linh đối với con người ở mọi thời đại là không thể thiếu. Việc khai thác các giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong hoạt động du lịch đã được nhiều nước trên thế giới khai thác dưới nhiều hình thức như: du khách là tín đồ Islam giáo đi hành hương đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi, tín đồ đạo Phật đến Nepal chiêm bái những thánh tích của đạo Phật… Ở Việt Nam, số lượng người tham gia vào các chuyến du lịch tôn giáo ngày càng tăng lên và trở thành một nhu cầu thật sự cần thiết. Đặc biệt là vào dịp lễ tết đầu năm, người dân thường có tục đi lễ chùa cầu xin cho năm mới được bình an, được tiền tài, được thành đạt. Nắm bắt được nhu cầu của người dân, các công ty du lịch cũng đã tổ chức, xây dựng nên các chương trình du lịch phục vụ cho người dân đi lễ chùa và có thể kết hợp với tham quan thắng cảnh, du xuân. Tuy nhiên, trên mảnh đất hình chữ “ S” này không chỉ có một tôn giáo là Phật Giáo mà còn nhiều tôn giáo khác nữa như Công giáo, đạo Tin lành, đạo Hòa Hảo hay đạo thờ tổ tiên của người dân Việt Nam… Trong số đó, nếu tính theo số lượng tín đồ thì có thể thấy đạo Phật và đạo Công giáo là hai đạo có lượng tín đồ lớn nhất. Trong thời gian qua các công ty du lịch đã khai thác tốt loại hình tâm linh đối với đối tượng khách là Phật giáo, với việc đưa các công trình đình, đền, chùa vào khai thác du lịch, ngoài mục đích phục vụ nhu cầu lễ chùa của người dân, còn giúp người dân hiểu sâu hơn về công trình kiến trúc cũng như ý nghĩa và lịch sử của đạo hay của chính ngôi đền, ngôi chùa mà du khách tới.
Với sự thành công lớn trong việc khai thác đối tượng khách là người Phật giáo thì các công ty du lịch cũng bắt đầu nhắm đến đối tượng khách là người Công giáo. Với số lượng tín đồ lớn thứ 2 trên cả nước sau Phật giáo, có thể nói đây là đối tượng khách tiềm năng, một thị trường tiềm năng báo hiệu một xu hướng mới trong ngành du lịch Việt Nam. Trong quá trình phát triển chung của đạo Công giáo trên thế giới, đạo Công giáo ở Việt Nam du nhập cũng không phải là quá lâu, cũng không quá ngắn. Với lịch sử gần 500 năm, đạo Công giáo cũng đã có phát triển lớn mạnh và để lại cho đất nước Việt Nam rất nhiều công trình kiến trúc nhà thờ mới lạ từ Phương Tây, đồng thời đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam trên rất nhiều phương diện văn hóa, điển hình như bộ chữ viết Latinh mà chúng ta vẫn đang sử dụng và nhiều đóng góp nghệ thuật khác. Có thể nói, đây là một triển vọng lớn cho loại hình du lịch tâm linh hướng tới đối tượng du khách là người Công giáo, và cả các tín đồ của tôn giáo khác hay những người vô thần.
Với các công ty du lịch đang khai thác loại hình du lịch tâm linh, thì những năm gần đây đã có các chuyến tham quan được xây dựng đến một số ít công trình kiến trúc Công giáo đặc sắc, điển hình là tour du lịch thăm quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình hay Nhà thờ lớn ở Sài Gòn, Hà Nội… Nhìn chung đó đều là các công trình tiêu biểu tại các thành phố lớn hoặc đại diện cho kiến trúc đặc sắc của Công giáo ở Việt Nam. Nói cách khác, trong cả nước ta vẫn còn rất nhiều những địa phương khác mà lịch sử truyền bá đạo Công giáo hay số lượng nhà thờ có kiến trúc đẹp không ít tuy nhiên sự khai thác đối với các địa phương đó vẫn còn ít, hạn chế và chưa được đa dạng. Xét về chiều lịch sử cũng như các công trình kiến trúc thì Nam Định được coi là nơi đặt nền móng đầu tiên của đạo Công giáo khi được truyền vào Việt Nam từ năm 1533. Mặc dù, một số tài liệu có nói rằng thời gian truyền đạo không kéo dài liên tục, nhưng trên thực tế, Nam Định là một vùng đất sùng đạo, với nền tảng vững chắc, số lượng giáo dân lớn và hơn 176 công trình kiến trúc nhà thờ. Có thể nói, đây là một thị trường tiềm năng cho sự phát triển loại hình du lịch tâm linh.
Bên cạnh vùng đất Nam Định, là một mảnh đất cũng không thua kém về bề dày lịch sử, cũng như đóng góp về các công trình kiến trúc, văn hóa có liên quan đến hai triều đại Đinh – Tiền Lê và cùng với đó là lịch sử truyền giáo ban sơ của giáo hội Công giáo vào Việt Nam. Đó chính là Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với nhiều danh thắng tự nhiên và nhiều danh lam thắng cảnh đặc sắc. Nơi đây cũng được biết đến là một trong những mảnh đất đầu tiên tại miền Bắc đón nhận đạo Công giáo và phát triển vững mạnh, để lại hơn 76 công trình nhà thờ, trong đó phải kể đến một công trình có ý nghĩa đặc biệt chính là quần thể nhà thờ đá Phát Diệm. Do đó, Ninh Bình cũng xứng đáng là một vùng đất tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh đối với các công trình kiến trúc Công giáo này. Tuy nhiên, nếu so với các tour du lịch tâm linh hướng tới các công trình Đền, Chùa, Phủ, Quán thì các nhà thờ Công giáo ở cả hai tỉnh trên hiện nay hầu như vẫn đang ở dạng tiềm năng. Do đó xuất phát từ mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các công trình kiến trúc Công giáo tiêu biểu và đặc sắc ở Ninh Bình và Nam Định, trên cơ sở đó mong muốn kết nối và thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch tâm linh tại đây nên người viết đã lựa chọn đề tài: “Khai thác các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định và Ninh Bình phục vụ phát triển du lịch” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Du Lịch
2. Mục đích ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích
Trong dòng cuộc sống hối hả, người viết mong muốn mang đến cho các du khách những chuyến đi thật ý nghĩa và thỏa trí tìm hiểu khám phá những nét đẹp trong các công trình kiến trúc Công giáo. Từ những tư liệu người viết tìm hiểu được, từ các tài nguyên, điều kiện để phát triển, trên nền tảng đó, cố gắng vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường về chuyên ngành du lịch để cung cấp một cái nhìn tổng quan về những công trình kiến trúc Công giáo ở Ninh Bình và Nam Định, tiến tới xây dựng các chương trình du lịch cụ thể nhằm giúp cho loại hình du lịch tâm linh thêm phong phú và đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng du khách.
2.2. Ý nghĩa của đề tài
- Giới thiệu tổng quan về các công trình kiến trúc Công giáo tiêu biểu ở Nam Định và Ninh Bình.
- Đánh giá được giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tâm linh và du lịch của các công trình đó.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác các công trình đó những năm gần đây.
- Phân tích những mặt được và chưa được trong thựuc trạng khai thác.
- Đề xuất định hướng phát triển, giải pháp và biện pháp khai thác du lịch hiệu quả với các công trình kiến trúc Công giáo ở Nam Định và Ninh Bình, góp phần phát triển du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các công trình kiến trúc tiêu biểu của Công giáo ở Ninh Bình và Nam Định, như nhà thờ Chính tòa Bùi Chu, Vương cung thánh đường Phú Nhai, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, đan viện Châu Sơn…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đề tài được nghiên cứu trong vòng 3 tháng từ ngày 12 tháng 8 năm 2018 đến 31 tháng 10 năm 2018.
Về không gian: địa bàn 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này, cho phép người viết tiếp cận và nắm bắt rõ hơn về các công trình kiến trúc, quan sát chân thực hơn và có góc nhìn Tòan diện hơn đối với các đối tượng nghiên cứu với các thông tin dữ liệu thu thập được để chọn lựa được công trình kiến trúc đặc sắc để đưa vào khai thác. Các hoạt động đi thực địa gồm: quan sát, điều tra, ghi chép, quay phim, chụp ảnh và gặp gỡ trực tiếp các tu sĩ coi sóc công trình, các cơ quan quản lí và cộng đồng địa phương.
4.2. Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu
Phương pháp này là thu thập thông tin, tài liệu có sẵn từ các sở, ban ngành liên quan, tài liệu giấy từ các linh mục, các cơ sở uy tín của tổ chức giáo hội Công giáo như: tài liệu của Sở văn hóa thể thao du lịch Ninh Bình, trang địa phận Phát Diệm, trang giáo phận Bùi Chu, cuốn sách nhà thờ lớn Phát Diệm, cuốn lịch sử địa phận Đông Đàng Ngoài hay giáo phận Hải Phòng… Trên cơ sở những tài liệu thu thập được sẽ đưa vào phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh và tổng hợp sẽ giúp người viết hoàn thiện tốt chủ đề của khóa luận.
4.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp này cho ta số liệu về các mốc thời gian, các số liệu về công trình, số lượng giáo dân… dựa trên cơ sở điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như Báo công giáo, trang của các giáo phận đã cung cấp các số liệu, để đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách bao quát và khách quan.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận còn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo ở Nam Định và Ninh Bình
Chương 2: Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại các công trình kiến trúc Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định và Ninh Bình những năm gần đây
Chương 3: Đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các công trình kiến trúc Công giáo ở Nam Định và Ninh Bình phục vụ phát triển du lịch.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG GIÁO Ở NAM ĐỊNH VÀ NINH BÌNH
1.1. Quá trình du nhập và truyền bá Công giáo vào Nam Định và Ninh Bình Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
1.1.1. Lịch sử truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam
Khái niệm từ “Công giáo”: Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Ki-tô giáo. Thuật ngữ này được xuất phát từ chữ Hi Lạp (katholikos) có nghĩa là “chung” hay “phổ quát”. Như vậy, thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ Hi Lạp với nghĩa là đạo Công giáo [10].
Đạo Công giáo tại Việt Nam được du nhập từ các linh mục và tu sĩ ngoại quốc. Quá trình du nhập vào Việt Nam đã trải qua một thời gian dài và khá phức tạp. Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trải qua gần 500 năm có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước đang lâm vào khủng hoảng, các cuộc nội chiến liên miên diễn ra giữa các tập đoàn phong kiến Lê- Mạc, dưới tình hình đó, đất nước bị chia cắt, kinh tế khó khăn. Lúc bấy giờ, đạo Công giáo đã được truyền vào từ năm 1533, do giáo sĩ Tây Dương tên là In-nê- khu, đã đến làng Ninh Cường thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
Trong giai đoạn này, nhằm chống lại ảnh hưởng từ phái cải cách Tin Lành giáo hội Công giáo Rome đã không ngừng gửi các thừa sai theo tàu buôn đến các nước Châu Á để truyền giáo, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian đầu việc truyền giáo không thu lại được kết quả mấy. Mãi đến năm 1615, việc truyền giáo vào Việt Nam mới thực sự có được thành quả nhất định. Các thừa sai dòng Tên dừng chân nơi nào, họ lập Hội Thầy giảng để giúp việc truyền giáo đến đó. Ban đầu, họ đã dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng Việt và soạn thảo Kinh thánh. Nhờ kinh nghiệm truyền giáo ở các nước trong khu vực khác mà khi đặt chân đến Việt Nam các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ và phong tục của dân tộc đó. Lúc này Việt Nam lại đang bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài bởi 2 thế lực Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh.
Tại Đàng Trong, Linh mục Fancessco Buzomi, dẫn đầu một đoàn Tu sĩ dòng Tên đến Hải Phố (Hội An) vào ngày 18/01/1615. Ngài xin phép chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613- 1635) giảng đạo tại Nam Hà. Ở Hải Phố, cha xây cất một nguyện đường dâng lễ phục sinh năm 1615 và rửa tội cho 10 tân tòng đầu tiên. Sau cha đi giảng ở Cửa Hàn (Đà Nẵng), Nước Mặn (Quy Nhơn), dần dần công việc truyền giáo được thuận lợi và tốt đẹp. Nhiều thừa sai khác đến và các Cha chia nhau 3 giáo điểm tương ứng với Hội An, Đà Nẵng và Quy Nhơn ngày nay. Đặc biệt chính Chúa Sãi đã cung cấp cho Linh mục Buzomi một khu đất để xây một nhà thờ ở kinh đô Trà Bát (Quảng Trị). Trong suốt năm 1615 đến 1663, con số tín đồ đã lên đến 50.000 người [10]. Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Tại Đàng Ngoài: Các linh mục Dòng Tên tại Macao cũng tổ chức một phái đoàn truyền giáo do cha Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ) dẫn đầu. Ông là người gốc Bồ Đào Nha, đến giảng đạo ở Đàng Trong 3 năm thì chuyển ra Đàng Ngoài. Ngày 19/03/1627, ông cập bến tại tỉnh Thanh Hóa và thi hành việc giảng đạo suốt trên con đường tiến ra Thăng Long để gặp Chúa Trịnh. Ông được đón tiếp tử tế và được lòng dân đón nhận; số người theo đạo ngày một nhiều khiến cho vua Lê Chúa Trịnh bắt đầu lo lắng quyền lực của triều đình sẽ bị giảm sút. Vì thế cuộc cấm đạo, bách đạo đã nhen nhóm và ngày một quyết liệt. Đến năm 1630, Alexandre de Rhoodes bị trục xuất khỏi thành Thăng Long. Sau ông, các nhà truyền giáo khác vẫn tiếp tục đến Việt Nam nhưng đến năm 1663 – Chúa Trịnh và năm 1665 – Chúa Nguyễn, đều lần lượt ra lệch trục xuất vĩnh viễn các linh mục là giáo sĩ nước ngoài. Tuy nhiên, Alexandre de Rhodes đã truyền giáo trong suốt 50 năm, thu về 350.000 giáo dân và xây dựng được 414 nhà thờ [10].
Có thể nói đạo Công giáo là một tôn giáo mới lạ so với tín ngưỡng người Việt Nam. Đối với nhà nước thời đó vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo nhằm trị nước yên dân, nên trong quá trình truyền giáo nhất là thời nhà Nguyễn đạo Công giáo bị cấm gay gắt. Tuy nhiên sau khi Pháp chính thức chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kì, triều đình nhà Nguyễn buộc phải nới lỏng cho phép truyền đạo miền Nam. Đến hòa ước Giáp Tuất 1874, việc truyền giáo được chính thức mở rộng và lịch sử Công giáo sang một trang khác.
Giai đoạn 1884-1954: Trong giai đoạn này Pháp bắt đầu đô hộ Việt Nam (với hòa ước Giáp Thân 1884). Việc Pháp đô hộ đã tạo thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo, người dân không còn bị cấm đạo, sát đạo nữa.
Cũng trong giai đoạn này mà các tòa giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu được xây dựng nhiều hơn, số tín hữu cũng tăng nhanh hơn. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của giáo hội Việt Nam, ví dụ như ngày 3/12/1924, tòa thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông tòa tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Tòa giám mục như ngày nay.
Năm 1925, tòa thánh thiết lập Tòa Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế). Năm 1993, Tòa thánh tấn phong vị giám mục đầu tiên là người Việt Nam. Sau 400 năm truyền giáo, năm 1934, cộng đồng Đông Dương với 19 giám mục, 5 bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ ở Việt Nam. Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập: Năm 1939 đạo Công giáo Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục và 1.544.765 giáo dân [10].
Năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải kí hiệp ước Giơ-ne-vơ và rút quân khỏi Việt Nam. Từ đó miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tranh thủ cơ hội, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di cư. Cuộc di cư có đến 72% linh mục, 40% giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu sĩ và hơn 1000 chủng sinh miền Bắc di cư vào Nam.
Việc di cư của người Công giáo trong giai đoạn này là một mốc lịch sử, làm cho giáo hội Công giáo Việt Nam rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là người dân miền Bắc. Chính vì vậy, khi các tu sĩ di cư nhiều, đời sống người dân ở miền Bắc không được thường xuyên sinh hoạt tôn giáo, nhiều nhà thờ bỏ không, nhiều tu viện, chủng viện không một bóng người; đời sống tinh thần của người dân không được chăm lo, nhiều người vì một số lí do mà bỏ đạo.
Giai đoạn 1954- 1975: trong giai đoạn này, có sự xáo trộn ở cả hai miền Nam Bắc. Chính sự di cư bất đắc dĩ mà miền Bắc còn lại 28% linh mục, 60% giáo dân, các địa phận như Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng… có số lượng di cư đông.
Điều đó khiến cho hoạt động tôn giáo bị lắng xuống, ảm đạm hơn.
Đối với miền Nam: Cuộc di cư năm 1954 khiến cho đời sống đạo ở Miền Nam thêm sôi động hơn. Các giáo tỉnh đông dân hơn, một số giáo phận mới được thành lập, ví dụ như giáo phận Cần Thơ thành lập năm 1955, giáo phận Nha Trang thành lập năm 1957.
Chính trong giai đoạn này mà nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra trong đạo Công giáo Việt Nam. Ngày 24/11/1960, giáo hoàng Gioan 23 đã ban hành sắc chỉ thiết lập hàng giáo phẩm cho giáo hội Việt Nam và chính thức thành lập Giáo Hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã đánh dấu vị thế của đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống giáo hội Công giáo Toàn cầu. Năm 1960, giáo hội Việt Nam đã có 20 giáo phận, với 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ và 1.530 chủng sinh[10].
Năm 1975, Mỹ rút hoàn Tòan khỏi Việt Nam, miền Nam được giải phóng. Giáo hội công giáo Việt Nam lại có biến động bởi một lượng lớn tu sĩ và giáo dân ra ngước ngoài. Theo thống kê thì có tới 400 tu sĩ, 50.000 giáo đã di cư ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tại miền Nam lúc đó chỉ còn lại 25 giám mục, 2.000 linh mụ c, gần 7.500 tu sĩ. Mặc dù là giáo hội Công giáo Việt Nam đang có những khủng hoảng, khó khăn khi một lượng lớn tu sĩ và giáo dân ra nước ngoài, hoàn cảnh chính trị, kinh tế trong nước cũng chưa được ổn đinh, kinh tế khó khăn, tuy vậy, hai miền Nam, Bắc vẫn thống nhất chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo và vượt qua khó khăn.
Giai đoạn 1975 đến nay: nhận thấy khó khăn đất nước và giáo hội Việt Nam đang phải hứng chịu, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã họp tại thủ đô Hà Nội năm 1980 và đưa ra đường hướng là “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Đây là sự kiện quan trọng, Giáo hội xây dựng một hội thánh tại Việt Nam gắn bó với đất nước, cùng đồng bào cả nước chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua gần 500 năm truyền giáo, hiện nay Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam. Giáo hội đã có hơn 6 triệu tín hữu, 47 giám mục, hơn 3.500 linh mục, hơn 3000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 15.000 tu sĩ nam nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận trên cả nước. Ta có thể thấy, lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Sự du nhập của một tôn giáo xa lạ với xã hội Việt Nam, đã đem đến cho đất nước Việt Nam một tầm nhìn mới. Đến nay, đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam [10].
1.1.2. Lịch sử truyền giáo ở Nam Định Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Giáo phận Nam Định ngày nay được biết đến chủ yếu dưới cái tên là Giáo phận Bùi Chu, nói cách khác lịch sử truyền bá đạo Công giáo vào Nam Định chính là quá trình đạo Công giáo được từng bước đưa vào, có mặt và phát triển ở vùng đất Bùi Chu của tỉnh Nam Định.
Giáo phận Bùi Chu là giáo phận nhỏ nhất Việt Nam, nằm gọn trên phần diện tích khoảng 1.350 km2, bao gồm 6 huyện (Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng) và khu vực giáo xứ Khoái Đồng trong thành phố Nam Định; phía Đông Bắc giáp giáo phận Thái Bình với dòng sông Hồng, phía Tây Bắc giáp giáo phận Hà Nội bằng sông Đào, phía Tây Nam giáp giáo phận Phát Diệm bằng sông Đáy và phía Đông Nam là Biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Tổng dân số trên địa bàn giáo phận Bùi Chu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng khoảng chừng hơn một triệu người, đại đa số là người Kinh, trong đó khoảng 60% làm nông nghiệp, 5% làm muối và đi biển, 35% làm nghề thương mại, cơ khí, kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp… [11].
Về mặt địa lý, địa hình, Giáo phận Bùi Chu được bao bọc bởi ba con sông lớn, tiếp giáp với ba giáo phận và biển Đông rộng lớn. Hai con sông Hồng và sông Đáy tựa như hai cánh tay khoẻ bao bọc lấy giáo phận. Nhờ có hệ thống sông là những trục giao thông rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển, khu vực giáo phận trở nên rất trù phú, dân cư đông đúc sống hiền lành chất phác. Đây là một môi trường thuận lợi cho việc đón nhận và phát triển đức tin, in dấu vết của những cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng của các nhà truyền giáo.
Theo các sách của các dòng tu để lại và đặc biệt sử liệu chắc chắn nhất là sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” ghi lại: «Giatô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân danh Inêxu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Giatô tả đạo truyền giáo – Tạm dịch: Tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Inêxu lén lút đến làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy và làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân, ngấm ngầm truyền tả đạo Giatô» (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XXXIII, tờ 5-6).
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt, quyển XLI, tờ 24-25) cũng có viết: «Trước kia, vào khoảng năm Nguyên Hoà (1533-1548) đời Lê Trang Tông, Inêxu, người Tây Dương, mới đem đạo ấy vào vùng ven biển, thuộc huyện Giao Thuỷ, huyện Nam Chân, lén lút truyền giáo, gọi là “đạo Thiên Chúa” cũng gọi là “Thập tự giáo”. Giáo lý này dùng thiên đường địa ngục để phân biệt báo ứng về điều thiện, điều ác, cũng gần giống đạo Phật, có thêm vào thuyết xưng tội, rửa tội nữa». Có thể nói sự kiện nói trên đã ghi đậm một dấu mốc lịch sử của Giáo Hội Việt Nam. Nó không chỉ khai mở công cuộc truyền giáo ở Việt Nam, mà còn đặt Bùi Chu vào những trang đầu và trở thành trung tâm truyền giáo ở giáo phận Đàng Ngoài trong những thế kỷ kế tiếp [11].
Ngày 9/9/1659, khi Tòa Thánh chính thức thành lập 2 giáo phận đầu tiên tại Việt Nam thì vùng đất của giáo phận Bùi Chu đã có đông giáo hữu thuộc giáo phận Đàng Ngoài do các thừa sai dòng Tên rồi đến các cha dòng Đa Minh phục vụ. Năm 1668, Đức cha Pierre Lambert de la Motte đã truyền chức linh mục cho 4 thầy người Việt đầu tiên tại Xiêm (Thái Lan), trong đó có cha Gioan Huệ (1668-1671) được cử về phục vụ ở Kiên Lao thuộc giáo phận Bùi Chu ngày nay. Do đó, ngày 19/2/1670, Đức cha Gioan Huệ đã lập dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và chủ lễ khấn dòng cho hai nữ tu tiên khởi là chị Paola và chị Anê. Cũng năm đó, Kiên Lao là giáo xứ có đông giáo hữu nhất trong giáo phận Đàng Ngoài (hơn 2000 tín hữu) và cha Simon Kiên (nguyên quán), 1 trong 7 linh mục thuộc lớp linh mục người Việt thứ hai được truyền chức tại công đồng Phố Hiến (Hưng Yên), đã phục vụ rồi qua đời tại đây (1670-1684).
Ngày 15/11/1679, giáo phận Đàng Ngoài được chia thành hai: giáo phận Đông do Đức cha Deydier Điển coi sóc và giáo phận Tây do Đức cha Bourges coi sóc. Suốt thời gian 1679-1848, Tòa giám mục thường được đặt tại Lục Thủy Hạ (Liên Thủy), Trà Lũ, Trung Linh và Bùi Chu. Từ năm 1757, Tòa Thánh trao giáo phận Đông cho các cha dòng Đa Minh coi sóc và đảm nhiệm việc truyền giáo [11].
Năm 1848, tòa Thánh tách giáo phận Đông Đàng Ngoài: một giữ tên giáo phận cũ và một lấy tên giáo phận Trung (nằm giữa giáo phận Đông và Tây). Giáo phận mới tuy nhỏ bé về địa lý nhưng giáo dân lại nhiều gấp ba lần giáo phận Đông (139.000 tín hữu).
Trong thời gian này, Giáo Hội Việt Nam gặp biết bao gian nan thử thách, do các sắc chỉ cấm đạo của các vua quan, đặc biệt là đời các vua Minh Mạng và Tự Đức. Tưởng chừng Kitô giáo bị xóa sổ tại Bùi Chu, thì vào năm 1858, Đức cha Valentinô Berrio Ochoa Vinh và cha chính Emmanuel Riaño Hoà đã khấn dâng giáo phận cho Đức Mẹ: “Vì lời cầu bầu của Đức Mẹ, khi Thiên Chúa cho giáo dân thoát khỏi cơn bắt bớ đạo và được sống bình an, thì sẽ xây cất một thánh đường xứng đáng dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và nhận Người làm bổn mạng của giáo phận”. Ngôi thánh đường được hiến dâng đó chính là nhà thờ Phú Nhai bây giờ [11].
Ngày 3/12/1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều được đổi tên theo địa hạt hành chính nơi đặt tòa giám mục, giáo phận Trung được đổi tên thành giáo phận Bùi Chu do Đức cha Pedro Muñagorri Trung cai quản.
Giáo phận Bùi Chu với số tín hữu đông đã trở nên quá lớn đối với một vị Giám mục. Ngày 9/3/1936, Tòa Thánh chia giáo phận làm hai: giáo phận Bùi Chu do Đức cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục bản quốc thứ hai cai quản, và giáo phận Thái Bình vẫn do các vị thừa sai dòng Đa Minh cai quản. Điều đó cho thấy giáo phận Bùi Chu (tức là Nam Định ngày nay) đã có sự phát triển và trưởng thành vững mạnh. Khi đó, giáo phận gồm 6 huyện tỉnh Nam Định, dân số 944.900, số giáo dân 230.000 (24,45%), 100 linh mục (không kể linh mục thừa sai dòng Đa Minh), 390 thầy giảng, 520 thánh đường [11]. Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Tóm lại, quá trình ra đời và thành lập Giáo phận Bùi Chu đã trải qua ba lần nhận ban sắc chỉ chính thức từ Tòa thánh La Mã, cụ thể là:
- Lần thứ nhất: Ngày 5/9/1848, Đức Thánh Cha Piô IX ban sắc lệnh Apostolatus Officium, tách giáo phận Đông Đàng Ngoài thành giáo phận Trung gồm tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và 6 huyện của tỉnh Nam Định ; phần còn lại vẫn mang tên giáo phận Đông.
- Lần thứ hai: Ngày 3/12/1924, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Ordinarie Indosinensis đổi tên giáo phận Trung thành giáo phận Bùi Chu.
- Lần thứ ba: Ngày 9/3/1936, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Proecipuas inter Apostolicas chia giáo phận Bùi Chu thành giáo phận Thái Bình (tỉnh Hưng Yên và Thái Bình) và giáo phận Bùi Chu (tỉnh Nam Định) [11]
Bùi Chu còn thêm vào trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam: 26 vị thánh tử vì đạo sinh quán tại giáo phận Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại đây trong số 117 vị thánh tử vì đạo nước Việt Nam. Đó là 44 vị hiển thánh tử vì đạo đại diện cho 514 người con của Chúa và khoảng 16.500 vị anh hùng tử vì đạo đã chết để làm chứng cho Chúa, thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.
Đến năm 1954, Giáo phận Bùi Chu có tới 178 linh mục triều, 14 linh mục dòng, 78 đại chủng sinh, một số lớn nữ tu và khoảng gần 210 ngàn giáo dân trên tổng số gần 900 ngàn người trên địa bàn và 103 giáo xứ [11].
Ngày 20/7/1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước: Đức cha, cha chính, cha văn phòng cùng với phần lớn các cha (khoảng 142 cha) trong đó có cha giám đốc, ban giáo sư đại chủng viện và chủng sinh, các bề trên và các hội dòng: Gioan Thiên Chúa, Đồng Công, Khiết Tâm (thầy giảng Bùi Chu), Mân Côi, Đa Minh, Mến Thánh Giá và dòng Kín Cát Minh đã di cư vào miền Nam cùng với trên 100.000 giáo dân. Giáo phận rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cả giáo phận còn lại 35 linh mục hầu hết là già yếu, nhiều cha đã về hưu nay phải trở lại coi xứ cùng với 54 thầy giảng và 90 nữ tu [11].
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Đức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi đã cử cha văn phòng Giuse Phạm Năng Tĩnh trở về miền Bắc với tư cách là đại diện tông tòa rồi giám quản giáo phận và được tấn phong giám mục ngày 10/11/1960. Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã cho thành lập chủng viện Mẫu Tâm với hơn 200 chủng sinh. Ngày 27/11/1960, ngài phong chức linh mục cho 4 thầy giảng trong đó có thầy Giuse Vũ Duy Nhất, sau này làm giám mục.
Ngày 24/11/1960 khi giáo phận tông Tòa Bùi Chu được nâng lên giáo phận chính Tòa, với sự dẫn dắt của Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, giáo phận đã từng bước vượt qua những chặng đường gian khó. Ngày 8/12/1963 đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức cha đã truyền chức linh mục cho 29 thầy tại đền thánh Phú Nhai. Sự kiện đó như ngày phục sinh của giáo phận, nhiều giáo xứ đã có linh mục coi sóc sau nhiều năm không người dẫn dắt. Sau khi Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh qua đời, Đức cha phó Giuse Vũ Duy Nhất lên làm giám mục chính Tòan (1987-1999) trong thời kì đất nước bắt đầu đổi mới. Tiếp nối Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, ông đã canh tân cơ cấu tổ chức của giáo phận, phát động các phong trào học hỏi giáo lý, cổ võ và khôi phục các hội đoàn trong giáo phận, đặc biệt việc đào tạo các linh mục. Tiếp nối công việc của Giám mục tiền nhiệm, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu ổn định cơ cấu tổ chức và đưa giáo phận vượt qua khó khăn. Từ năm 1954 đến nay giáo phận Bùi Chu đã trưởng thành vững mạnh với dân số trên triệu người, diện tích đất khoảng 1.350km2 , gồm 6 huyện tỉnh, trong đó, có 398.084 người Công giáo [11].
Như vậy, ta có thể thấy giáo phận Bùi Chu được tiếp xúc với đạo Công giáo ngay từ buổi đầu mới manh mún du nhập vào Việt Nam. Giáo phận đã trải qua rất nhiều thăng trầm và khó khăn từ các chỉ lệnh cấm đạo, sát đạo dưới các triều vua Chúa. Tuy nhiên, Giáo phận Bùi Chu vẫn kiên cường phát triển. Đời sống đạo người dân nơi đây phát triển vững mạnh.
1.1.3. Lịch sử truyền giáo ở Ninh Bình Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Khu vực ảnh hưởng và theo đạo Công giáo ở Ninh Bình hiện nay được Tòa thánh La Mã sắc chỉ thành lập và gọi tên là Giáo phận Phát Diệm. Lịch sử truyền bá đạo Công giáo vào Ninh Bình cũng gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất do Nguyễn Công Trứ khai phá dưới triều đại nhà Nguyễn này.
Trước đây Phát Diệm mới chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy, cỏ sậy. Người ta tính các chi nhánh sông Hồng Hà bồi thêm cho miền Trung châu Bắc Việt cứ trun g bình mỗi năm được 100 thước trên một diện tích dài 25 km chạy ra bể. Như thế, cứ sau 10 năm bờ bể Bắc Việt Nam lợi thêm một cây số: cùng chung một đà tiến đó, sau 100 năm Phát Diệm đã chiếm thêm 10 cây số chạy ra bể. Giải đất này, dưới đời Minh Mạng (1826-1840) đã được ông Nguyễn Công Trứ khai thác và tổ chức. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ, một vị quan tài ba đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng, được triều đình Huế phái ra Bắc. Ông nhận chức “Dinh Điền Sứ” để khai phá những vùng đất mới, đã lập ra huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Năm 1829, cụ lại dâng sớ xin nhà vua cho phép khai khẩn doanh điền tỉnh Ninh Bình và lập ra huyện Kim Sơn ngày nay. Riêng trong huyện Kim Sơn, chính cụ là người đã cao kiến phân chia lãnh thổ, điền địa, đặt tên cho các thôn, xã, đã cho đào những con sông ngang dọc làm máng chuyên chở, tiện lợi và mang lại phì nhiêu cho 14.600 mẫu đất của cả một miền tân lập.
Tiền Hải và Kim Sơn được coi là hai huyện trù phú, xứng đáng với tên gọi là “biển bạc, núi vàng”. Không chỉ trên bình diện xã hội và kinh tế, mà cả trên phương diện tôn giáo, Phát Diệm ở Kim Sơn còn in sâu dấu vết của quá trình truyền giáo mạnh mẽ trong giai đoạn sau. Nơi đây đã thành giáo phận đầu tiên được Tòa thánh La Mã ủy thác cho hàng Giáo phẩm bản quốc, mà cụ thể là linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được thụ phong Giám mục. Phát Diệm cũng là nơi mà đầu thế kỷ XVII đã được hân hạnh đón vị truyền giáo ngoại quốc thứ nhất – giáo sĩ Alexandre de Rhodes mà với lần dừng chân của ông, một họ đạo đầu tiên đã được thiết lập tại Bắc Việt [25].
Trong cuốn: “Lịch sử Bắc Việt”, linh mục Alexandre de Rhodes đã tỉ mỉ chép lại cuộc hành trình đầu tiên, khi tới Cửa Bạng (Thanh Hoá), ngày 19/3/1627, cũng là năm Đinh Mão đời vua Lê Thần Tông (1619-1643) và đời chúa Trịnh Tráng (1623-1657) ở Đàng Ngoài. Ông đặt tên cho Cửa Bạng là cửa Thánh Giuse, vì hôm ấy trùng ngày lễ kính thánh nhân. Và đây cũng là lý do về sau Giáo hội Việt Nam được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse và nhận ngài làm Quan thầy Tòan thể Giáo hội nước Việt Nam. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) lui lại Cửa Bạng bốn tháng trời, rồi lên đường trực chỉ ra Bắc.
Trong cuốn “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài” ghi lại rằng: ngày lễ thánh Giuse, ngày 19 tháng 3 năm 1627, linh mục Alexandre de Rhodes tới Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa) và từ đó trên đường ra kinh đô Thăng Long (nay là Hà Nội) xin vào triều yết kiến chúa Trịnh Tráng, ngài đã giảng đạo tại Văn Nho, gần Thần Phù (nay là Hảo Nho) thuộc giáo phận Phát Diệm ngày nay. Sự nghiệp của linh mục thành công mỹ mãn, em gái chúa Trịnh Tráng theo đạo công giáo lấy tên là Catarina. Cả ông sãi chùa làng Vũ Xá cũng tòng giáo, còn chính chúa Trịnh Tráng cho phép lập nhà thờ bên cạnh đền vua. Năm 1629, linh mục lại xuống thuyền theo con đường cũ xuôi về mạn Nam. Lúc qua Chợ Bò, ngài được viên xã trưởng đón tiếp long trọng. Rồi từ đó cha lại xuôi buồm chạy một ngày đường tới làng Chợ No, chỗ mà hai năm về trước (1627) giáo sĩ đã “xây dựng đền thờ thứ nhất ở Bắc Việt”. Chợ Bò và Chợ No (hay là Văn Nho) đã được xác định là hai địa danh giáp ranh vùng chờ đò qua sông Ninh Bình – Thanh Hoá, sát cạnh rạng núi Yên Duyên và cửa Thần Phù. Về sau đó là Hiếu Nho, ngày nay là Hảo Nho, thuộc địa hạt Phát Diệm [25].
Đức cha Alexandre Marcou Thành, trong tập nhật ký năm 1904, có ghi chép: “Hảo Nho là một xứ đạo đầu tiên của Bắc Việt, được cha Đắc Lộ, Dòng Tên, vị tông đồ thứ nhất tại xứ này thành lập, vì ngài đã tới đây, ở lại nhiều tháng, năm 1627 (Tonkin Maritime, 1901-1920, Souvenirs d’année en année, Thư Viện MEP, tr. 18)”. Đức cha Đắc Lộ được nhắc đến ở trên chính là giáo sĩ nổi tiếng Alexandre de Rhodes thuộc Dòng thừa sai Pari – người có công lao to lớn trong việc góp phần hình thành nên chữ Quốc ngữ của Việt Nam. Do đó, lịch sử ghi chép Hảo Nho là một họ đạo đầu tiên trên Bắc Việt. Nói cách khác Phát Diệm (Ninh Bình) là một trong những mảnh đất đầu tiên ở miền Bắc mà hạt giống Tin Mừng đã được gieo xuống và bám rễ.
Công cuộc truyền giáo tại Bắc Việt, trong đó có Ninh Bình, là sự nghiệp của linh mục Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ dòng Tên từ năm 1627. Nguyên một mình ngài, trong nửa đầu thế kỷ 17, đã từ Macao đổ bộ lên Bắc Việt bốn lần (những năm 1627, 1640, 1643, 1644). Năm 1648, về tới kinh thành La Mã, linh mục Alexandre de Rhodes đã cố vận động Đức giáo hoàng Innocent X (1644-1655) để xin thêm số linh mục truyền giáo, và cả giám mục. Kết quả là Hội các Linh mục Thừa sai Paris (Missions Etrangéres de Paris) ra đời. Năm 1659, Tòa thánh thiết lập giáo phẩm cho Việt Nam và năm 1960 hai giám mục đầu tiên François Pallu và Lambert de la Motte lên đường sang nhận nhiệm sở mới. Với tư cách là giám mục thứ nhất của Nam Việt, giám mục Lambert de la Motte tới Bắc Việt trước ngày 30-08-1669, cùng hai linh mục đồng nghiệp De Bourges và Bouchard. Sau đó, ngày 14-02-1670, Giám mục nhóm công đồng thứ nhất ở Việt Nam, tại Định Hiến (Nam Định), cùng với ba linh mục Pháp và chín linh mục Việt Nam để xác định quy chế, tổ chức cơ cấu và phân chia Bắc Việt thành 9 giáo hạt và ủy thác cho 9 linh mục bản xứ. Sau cùng là thành lập dòng Mến Thánh Giá. Tất cả những văn kiện của công đồng này về sau đã được Đức Clêmente X (1670-1676) duyệt y phong sắc chỉ “Nhiệm Vụ Tông Đồ: Apostolatus Officium”, ban hành ngày 23-12-1673 [19]. Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Cũng trong năm 1670, giám mục Lambert de la Motte vào thăm Giáo Tỉnh Đàng Trong. Trông thấy số linh mục quá ít ỏi trước những nhu cầu khẩn trương của giáo dân, năm 1673, ngài uỷ nhiệm một tân linh mục Việt Nam và linh mục Bouchard sang Manila, thủ đô Philippines để cầu cứu sự tiếp tay của các Dòng Đaminh và Phanxicô. Vì cuộc bách đạo diễn ra gay gắt nên dòng đa minh ẩn náu ở cửa biển Trung Linh tại Bùi Chu (Nam Định).
Giáo hội Công giáo Việt Nam lúc đó, đang trên đà phát triển và cần những nhà truyền giáo có nhiều tâm huyết để dẫn dắt và đưa người dân về với giáo hội. Tuy nhiên, tất cả miền Bắc khi đó chỉ kết thành một giáo phận duy nhất. Mãi cho tới năm 1679, nghĩa là 3 năm sau khi có các vị truyền giáo từ Philipines đến tăng cường, vì những khó khăn gặp phải trong những năm bị bách hại và để phân công công tác, Thánh bộ Phúc Âm hoá các dân tộc nhận thấy nhu cầu thời đại mới, nên đã duyệt y chương trình phân chia Bắc Việt làm hai giáo phận, lấy sông Hồng làm ranh giới: bên này sông (Phía Tây sông) là Hà Nội (Tây Bắc Việt: Tonkin Occidental) trao cho Hội Thừa sai Paris và bên kia sông (phía đông sông Hồng) là Hải Phòng (Đông Bắc Việt: Tonkin Oriental) trao cho Dòng Đaminh Philippines. Từ đó hai giáo phận mẹ đã sinh ra nhiều giáo phận con khác. Theo thứ tự thời gian như sau:
Giáo phận Đàng Ngoài
Theo như trên, sánh với Hà Nội, Phát Diệm là giáo phận con thứ ba nhưng sánh chung với Bắc Việt, là giáo phận con thứ năm được phân chia.
250 năm sau, tức là vào cuối thế kỷ thứ XIX, tại vùng Kim Sơn đã có khoảng 50.000 giáo dân. Năm 1865, Cha Phêrô Trần Lục, còn gọi là Cụ Sáu, được đặt làm chính xứ Phát Diệm. ông chính tên là Trần Triêm, sinh năm 1825, ở làng Mỹ Quan huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1841, ông đi tu, theo học tại chủng viện Vĩnh Trị và Kẻ Non (nay thuộc giáo phận Hà Nội). Năm 1858, ông chịu chức phó tế; năm 1860, ông chịu chức linh mục; năm 1863 được Bề Trên đặt trông coi mấy xứ trong Thanh Hóa; năm 1865, ông được đặt làm chính xứ Phát Diệm cho đến khi qua đời ngày 6/07/1899 [25].
Trong 34 năm là chính xứ Phát Diệm, Cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản (qua những “Ca vè Cụ Sáu” mà ngày nay một số cụ già còn thuộc) cũng như đời sống đạo đức cho giáo dân. Đặc biệt với một cái nhìn rất rộng, Cụ Sáu đã có kế hoạch xây dựng khu nhà thờ Phát Diệm và tuần tự thực hiện từ năm 1875 đến khi qua đời [23].
Tiếp theo đó, ngày 22 tháng 10 năm 1895, giám mục Gendreau Đông, chiếu theo sắc chỉ Tòa Thánh, đã trao quyền cai quản giáo phận Hưng Hóa cho vị tân giám mục Raymond Lộc. Còn Đức cha Alexandre Marcou Thành ở lại làm giám mục phó Hà Nội, năm 1896 ngài đi kinh lí trong các tỉnh miền Nam và chủ yếu ở Phát Diệm. Ông thấy phong cảnh thánh đường nguy nga, dân chúng đông đúc và sùng đạo, Giám mục liền ngỏ ý với cha Trần Lục về dự án đang đi tìm một cơ sở để làm Tòa Giám mục và làm trung tâm mục vụ tôn giáo sau này.
Ngày 2/04/1901, Thánh Bộ Truyền Giáo, thừa lệnh Đức Leô XIII, đã phê chuẩn bản dự thảo của giám mục Gendreau Đông và của Hội Thừa Sai Paris về việc phân tách Phát Diệm ra khỏi giáo phận Hà Nội, lấy tên là giáo phận Bắc Việt Duyên Hải, sẽ bao gồm hai tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, cả miền núi Châu Lào, và cả lãnh thổ người Mường tại Lạc Thổ. Ranh giới giáo phận này như sau: bắc giáp tỉnh Hà Nam và miền Lạc Thổ, đông giáp sông Đáy và vịnh Bắc Việt, tây giáo giáo phận Lào và nam giáp tỉnh Nghệ An, tức giáo phận Nam Bắc Việt. Ngoài ra, cũng trong buổi công hội ngày 11 tháng 3, các vị Hồng Y đã quyết định bổ nhiệm giám mục Alexandre Marcou Thành, giám mục phó đắc lực của giám mục Phêrô Gendreau, sẽ về cai quản tân giáo phận.
Tình hình hai giáo phận Hà Nội- Phát Diệm lúc đó gồm: 133 linh mục Việt Nam, 214.970 giáo dân rải rác trong 65 xứ đạo. Đã phân chia cho Phát Diệm: 24 linh mục thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt Nam, 18 sinh viên Đại chủng viện, 112 thầy giảng, 145 học sinh Tiểu chủng viện, 3 nhà dòng thuộc tu viện Mến Thánh Giá và 27 xứ đạo (15 trong tỉnh Ninh Bình, 7 trong tỉnh Thanh Hoá và 5 thuộc Châu Lào) với số 85.000 giáo dân [25].
Nhưng 16 năm sau khi Phát Diệm thành lập, tức tháng 8 năm 1917, Tòa Thánh bổ nhiệm thêm cha Louis de Cooman (Đức cha Hành) làm giám mục phó, trợ giúp giám mục Alexandre Marcou Thành trong việc coi sóc địa phận và 31 năm sau, tức năm 1932, đến lượt giáo phận Phát Diệm chia đôi để thành lập giáo phận Thanh Hoá. Sau đó, năm 1933, Phát Diệm được vinh dự là giáo phận đầu tiên trao lại cho vị giám mục tiên khởi Việt Nam, Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng quản nhiệm.
Tóm lại, quá trình thành lập giáo phận Phát Diệm được tóm tắt như sau:
- Phát Diệm, có tên là Bắc Việt Duyên Hải (Tonkin Maritime) đã được tách rời ra khỏi Hà Nội (Tây Bắc Việt: Tonkin Occidental) ngày 2/04/1901. Và đã được hình thành công khai ngày 8/02/1902, nghĩa là từ ngày công bố “Sắc Chỉ” của Đức giáo hoàng Leô XIII ngày 2/04/1901.
- Diện tích tân giáo phận, theo hai bản tường trình của Tòa Giám Mục Phát Diệm năm 1925 và 1930, diện tích của Phát Diệm được ước đoán là 30.000 km2.
Về sau theo tài liệu chính thức Sở Địa Dư Bắc Việt, diện tích giáo phận đã rút xuống còn 22.000 km2, gồm 3 miền riêng biệt: Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
- Tòan tỉnh Ninh Bình tức 1.616 km2 và một phần nhỏ thuộc tỉnh Hà Nam (tức 7 xã): tất cả là 1.700 km2.
- Tòan tỉnh Thanh Hoá, thuộc Trung Phần, ước lượng 10.000 km2
- Một phần của miền Bắc Ai Lao (tỉnh Hua Phanh) mà tỉnh lỵ là Sâm Nứa, cũng chừng 10.000 km2
Cũng trong bản tường trình, Đức cha A. Marcou Thành còn làm một bản thống kê về những tiến triển của Phát Diệm, trong thời gian 30 năm từ khi thành lập giáo phận từ 1902 tới 1931 như sau:
Giáo phận Phát Diệm
- Số giáo dân
- Giám mục
- Linh mục Thừa Sai
- Linh mục Việt Nam
- Các thầy giảng
- Nữ tu ngoại quốc
- Nữ tu Việt Nam
- Chủng viện
- Học sinh chủng viện
- Trường thầy giảng
- Học sinh thầy giảng
- Nhà thờ và họ đạo Quản giáo (giáo lý viên)
- Số dân được dạy giáo lý Trường sơ đẳng
- Số học sinh
- Xưng tội
- Chịu lễ
- Rửa tội trẻ em bên lương
Số người lớn trở lại đạo
Sự phát triển số giáo dân trong giáo phận trong vòng 30 năm (1902-1931) cũng giống như sự phát triển giáo dân cũng trong vòng 30 đến 40 năm gần đây. Ngày 30/06/1954, theo làn sóng di cư rầm rộ vào Nam hồi đó, giáo phận Phát Diệm đã có chừng 60.000 giáo dân di cư vào Nam, nhưng trải qua thời gian, số lượng giáo dân đã tăng lên: số thống kê giáo phận đã ghi chép từ con số 60.000 giáo dân còn lại ngoài Bắc năm 1954, thì năm 2000, nghĩa là sau 46 năm, đã lên tới 134.000 là một tiến bộ rất đáng kể. Hiện nay, đã có 160.558 người Công giáo trong đó có 68 linh mục và 79 giáo xứ. [25].
Có thể nói, giai đoạn giáo sử của Giáo Hội miền Bắc nói chung, và giai đoạn lịch sử Phát Diệm nói riêng, trong mấy chục năm trước đây đã viết nên những trang sử hết sức hào hùng, xương máu, đau khổ của các giáo sĩ và người công giáo Việt Nam để đưa giáo hội trưởng thành và phát triển như ngày hôm nay.
1.2. Phân bố và tổ chức giáo hội Công giáo ở Nam Định và Ninh Bình
1.2.1. Tổ chức Giáo Hội Công giáo ở Việt Nam Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Giáo hội Công giáo (hay còn gọi là giáo hội Công giáo Roma) là một giáo hội thuộc Ki-tô giáo. Giáo hội Công giáo là nhánh Ki-tô giáo lớn nhất, với trên một tỉ thành viên, chiếm hơn một nửa số Ki- tô hữu và 1/6 dân số thế giới. Các tín hữu tuyên xưng Giáo hội Công giáo Roma là duy nhất do chính Chúa Ki-tô (ki-tô hay Cơ đốc, trước đây phiên âm là kirixito đều mang nghĩa là “đấng được xức dầu”) thiết lập dựa trên các Tông đồ của Chúa Ki-tô, giáo hội công giáo. Giáo hội Công giáo xác định nhiệm vụ là truyền bá Phúc Âm của Chúa giê su Ki- tô, cử hành các Bí Tích đặc biệt là Bí tích thánh thể và thực thi bác ái.
Giáo hội Công giáo có thể nói là một hệ thống tổ chức hữu hình chặt chẽ từ cá thể đến tập thể, từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn, từ địa phương đến trung ương, từ quốc gia đến Toàn cầu. Tìm hiểu về giáo hội Công giáo Việt Nam, ta có thể thấy, Cộng đồng Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và Giáo triều Rôma. Với khoảng 8%, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người Công giáo (trong tổng dân số) xếp thứ năm ở châu Á, sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc. Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Xét về tổ chức, giáo hội Công giáo một quốc gia được gọi là giáo miền. Người đại diện cho giáo miền để giữ mối liên kết với Giáo hội Công giáo Toàn cầu là Đức Hồng Y, một nước có thể có hai Đức Hồng Y.
Các Tổng Giám mục phụ trách các giáo tỉnh. Giáo tỉnh gồm nhiều Giáo phận. Mỗi Giáo phận có một Giám mục đứng đầu phụ trách và có thể có thêm Giám mục phó hoặc phụ tá. Các Giám mục là thành viên trong Giám mục đoàn. Các ngài có nhiệm vụ hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, thực thi quyền trên Hội Thánh. Các Giám mục có trách nhiệm loan báo Tin Mừng cho mọi người, trung thành và có thẩm quyền của Đức Ki-tô và là chứng nhân cho đức tin. Các ngài được coi là nền tảng của sự hợp nhất các Hội thánh ở địa phương, vì thế các ngài có quyền quyết định mọi việc về tôn giáo ở trong giáo phận của mình.
Dưới giáo phận là tổ chức giáo hội cơ sở gồm có các giáo hạt, giáo xứ và giáo họ. Giáo hạt là đơn vị có tính chất liên kết các giáo xứ lân cận, đứng đầu mỗi giáo hạt là một linh mục quản hạt (hay còn gọi là hạt trưởng)
Giáo xứ là đơn vị cơ sở, có chức năng tổ chức sinh hoạt tôn giáo hàng ngày cho người dân tại nơi đền thờ như việc đọc kinh sáng, đọc kinh chiều, tổ chức thánh lễ. Đứng đầu mỗi giáo xứ là một linh mục chính xứ, có trách nhiệm coi sóc và phục vụ đời sống sinh hoạt tôn giáo cho người dân. Các linh mục có thể có các thầy phó tế, các tư tế làm mục vụ, phục vụ, giúp việc cho linh mục chính xứ.
Giám mục, Linh mục và Phó tế là các thừa tác viên có chức thánh, các ngài được thiết lập để đảm bảo dân của Thiên Chúa có người dẫn dắt và được phát triển không ngừng. Các ngài được nhận các nhiệm vụ khác nhau trong Hội Thánh. Vì thế các ngài hoạt động nhân danh Chúa Ki-tô và thực hiện nhiệm vụ của mình với một cộng đoàn (hay gọi tên khác là một địa phương, một nhóm người Công giáo nhất định).
Mỗi giáo xứ có “Hội Đồng Giáo Xứ” gồm một số giáo dân tiêu biểu được bầu ra. Hội Đồng Giáo Xứ do linh mục đứng đầu, điều khiển. Các thành viên trong hội đồng có nhiệm vụ cùng với Linh mục điều hành các hoạt động trong giáo xứ.
Trong mỗi giáo xứ có các cộng đồng nhỏ như họ đạo, giáo họ…; mỗi đơn vị nhỏ ấy thường nhận một vị thánh bảo trợ và không có tư cách pháp nhân. Giáo họ không có linh mục đứng đầu, thường là do giáo dân tự tổ chức và được linh mục của giáo xứ giúp đỡ về sinh hoạt tôn giáo.
Có thể nói hệ thống tổ chức giáo hội Công giáo ở Việt Nam rất quy củ và chặt chẽ. Từ thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo châu Âu tới Việt Nam giảng đạo. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử. Theo thống kê được trình báo cho Giáo hoàng trong chuyến thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam thì cho đến năm 2018, hiện nay, Công giáo tại Việt Nam có hơn 7 triệu tín hữu, với 4.000 linh mục, 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ với hơn 240 dòng tu, hơn 2400 đại chủng sinh [10].
1.2.2. Tổ chức giáo hội Công giáo ở Nam Định Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Như đã trình bày phần trên, giáo hội Việt Nam cũng chia thành các tỉnh. Giáo hội Công giáo ở tỉnh Nam Định được gọi là giáo phận Bùi Chu. Đứng đầu cai quản giáo phận Bùi Chu hiện nay là giám mục chính tòa Toma Aquino Vũ Đình Hiệu. Năm 2000 ông nhận chức Linh mục, trải qua thời gian học tập và cống hiến cho giáo hội đến năm 2012, ông được tấn phong giám mục phó giáo phận Bùi Chu. Đến năm 2013 chính thức nhận chức giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu, phụ trách cai quản giáo phận. Giúp việc cho giám mục có các thầy phó tế và các tư tế. Cơ cấu quản lí được tổ chức như sau:
- Giám mục: Toma Aquino Vũ Đình Hiệu
- Tổng Đại Diện: linh mục Giuse Nguyễn Đức Giang
- Thư kí tòa giám mục: linh mục Vinhson Đỗ Huy Hoàng
- Phó giám đốc ĐCV. Linh mục Đa Minh Trần Ngọc Đăng
Dưới giáo Phận có các giáo hạt và các giáo xứ. Công việc chung của các giáo xứ thuộc một giáo hạt sẽ do cha quản hạt coi sóc. Các giáo hạt sẽ chịu sự quản lí chung từ Giám mục chính tòa. Hiện nay, Giáo phận Bùi Chu gồm có 13 giáo hạt với 176 giáo xứ, trong đó có:
- Giáo hạt Báo Đáp gồm có 11 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Bùi Chu gồm có 1 công trình nhà thờ Chính Tòa và 11 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo Hạt Đại Đồng gồm có 13 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Kiên Chính gồm có 18 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Lạc Đạo gồm có 18 công trình nhà thờ giáo xứ.Giáo hạt Liễu Đề gồm có 12 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Ninh Cường gồm có 11 công trìn nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Phú Nhai gồm có 11 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Quần Phương gồm có 18 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Quỹ Nhất gồm có 18 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Thức Hóa gồm có 10 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Tương Nam gồm có 7 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Tứ Trùng gồm có 17 công trình nhà thờ giáo xứ.
Cũng giống như cách tổ chức phân bố đã nêu phần trên, cách tổ chức của giáo phận Bùi Chu cũng được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Mỗi giáo xứ là một linh mục phụ trách cai quản, và trong giáo xứ, hội đồng giáo xứ giúp việc cho linh mục chính xứ. Dưới giáo xứ có thể có thêm giáo họ và cha xứ có trách nhiệm giúp giáo dân thuộc giáo họ sinh hoạt đời sống tôn giáo. Hiện nay, tại giáo phận Bùi Chu đã có 186 linh mục, 868 nữ tu, 145 chủng sinh, và 243 chủng sinh dự bị. Có thể nói là từ khi đạo Công giáo truyền vào Nam Định đến nay giáo phận Bùi Chu đã phát triển rất vững mạnh [11].
1.2.3. Tổ chức giáo hội Công giáo ở Ninh Bình
Cũng giống như quy mô tổ chức giáo hội Công giáo Việt Nam, giáo Hội Công giáo tỉnh Ninh Bình cũng được tổ chức tương tự. Giáo hội Công giáo tỉnh Ninh Bình còn được gọi là giáo phận Phát Diệm. Giám mục Giuse Nguyễn Năng hiện đang là người đứng đầu cai quản giáo phận Phát Diệm. Ông sinh năm 1 953, cuộc đời giám mục đã trải qua cũng nhiều biến cố khi theo học con đường tu trì, và đã có thời gian phải dừng học. Đến năm 1990, ông nhận chức Linh mục. Năm 1998, ông được cử đi du học bằng tiến sĩ thần học; năm 2003 nhận làm việc trong đại chủng viện Xuân Lộc và năm 2009, được tấn phong lên chức giám mục giáo phận Phát Diệm.
Cơ cấu quản lí ở Phát Diệm được tổ chức như sau:
- Giám mục: Giuse Nguyễn Năng
- Tổng Đại Diện: linh mục Anton Phan Văn Tự
- Thư kí Tòa Giám mục: Stephano Nguyễn Văn Thịnh
- Quản lí tòa Giám Mục: Giu-se Nguyễn Văn Huân
Giáo Phận Phát Diệm hiện có 9 giáo hạt với 76 giáo xứ. ngoài ra còn một số công trình giáo họ được người dân xây dựng phục vụ cho đời sống đức tin của giáo dân nơi đó. Các giáo Hạt và các công trình giáo xứ gồm có:
- Giáo hạt Phát Diệm gồm có 1 công trình nhà thờ Chính tòa và 7 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Bạch Liên gồm 8 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Cách Tâm gồm có 8 công trình nhà thờ giáo xứ Giáo hạt Đồng Chưa gồm có 8 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Ninh Bình gồm có 8 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Phúc Nhạc gồm có 8 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Tôn Đạo gồm có 8 công trình nhà thờ giáo xứ. Giáo hạt Văn Hải gồm có 9 công trình nhà thờ giáo xứ.
- Giáo hạt Vô Hốt gồm có 11 công trình giáo xứ.
1.3. Vai trò của Công giáo đối với đời sống giáo dân ở Nam Định và Ninh Bình.
1.3.1. Vai trò của Công giáo đối với đời sống giáo dân ở Nam Định Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Đời sống tôn giáo của người dân: Từ khi đạo Công giáo du nhập vào Nam Định năm 1533 đến nay, người dân Nam Định đã được tiếp thu nhiều văn hóa tốt đẹp từ các giáo sĩ phương Tây như việc đi lễ, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, không sống thử, hướng tới hôn nhân 1 vợ 1 chồng, không li dị, nêu cao tinh thần đạo hiếu “thờ cha, kính mẹ”. Bên cạnh đó, các giáo sĩ cũng mang văn minh Châu Âu đến với các ngày lễ lớn như Noel, Valentin hay lễ cưới. Trước đây, cưới xin là trình làng, trình nước. Khi đạo du nhập, họ biết đến lễ cưới và được học biết giáo lí trước khi bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Điều này đã giúp cho người Công giáo Nam Định có nhận thức tốt hơn trong hôn nhân và tình trạng li dị ở người Công giáo Nam Định là rất ít. Ví dụ như tình trạng hôn nhân ở xã Hải Vân tỉnh Nam Định được thống kê năm 2005, nơi có 6.000 giáo dân sinh sống. Trong suốt 8 năm (1982-2000) chỉ có 2 cặp bỏ nhau. Từ đó có thể thấy đạo Công giáo đã giúp đời sống người dân trở nên lành mạnh và bớt vấn nạn.
Người Công giáo được dạy không tin vào bói toán, không mê tín dị đoan. Họ có các ngày lễ lớn trong năm và coi đó như ngày hội được và tổ chức linh đình. Trong đời sống đức tin, một trong những điều phúc âm dạy con người là tình yêu, dạy cho con người biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau. Những giáo lí Công giáo từng ngày thấm vào tâm trí của con người Nam Định, tạo nên những đức tính tốt đẹp với những nghĩa cử cao đẹp như biết quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ người ốm, người nghèo và người già neo đơn. Cô nhi viện được mở ra để đón nhận giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Đối với đời sống xã hội: Có thể nói, Công giáo đã có tác động nhiều đến văn hóa, xã hội của người dân Nam Định. Con người Công giáo được sinh ra và lớn lên bên cạnh nhà thờ với lời kinh, tiếng hát và những điều răn dạy. Họ được cha mẹ đưa đến nhà thờ nhận bí tích rửa tội khi mới sinh ra được ít ngày, khi lớn lên một chút, họ đi học giáo lí, học kinh. Có thể nói, họ lớn lên trong cái nôi Công giáo, được dạy nhiều đức tính tốt. Từ đó, họ làm cho đời sống của bản thân họ được tốt đẹp và giúp đỡ cho chính những người xung quanh, điển hình như phong trào khuyến học, khuyến tài của đồng bào có đạo ở Nam Định đang được phát triển mạnh mẽ. Các xứ họ đạo trong tỉnh đều xây dựng quỹ khuyến học với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Đối với các chức sắc, các tu sĩ đạo Công giáo cũng có những hoạt động thiết thực giúp người dân được sống tốt đẹp hơn như việc tổ chức xây dựng quỹ khuyến học, hỗ trợ con em địa phương kinh phí, phương tiện học tập; mở các lớp học miễn phí tại chính nhà thờ… từ những đóng góp của các tu sĩ trong thời gian qua, toàn tỉnh đã có hơn 3.000 con em người Công giáo theo học tại các trường đại học trong và nước ngoài. Gặt hái được thành quả như vậy, phải kể đến công lao đóng góp của các linh mục như Lê Văn Luật, Nguyễn Đức Dung, Phạm Văn Tứ, Phạm Hoan Đạo… các linh mục đã thường xuyên phối hợp với hội khuyến học cơ sở tổ chức các hoạt động quyên góp, tặng tiền, sách vở cho những em đạt thành tích cao trong học tập và học sinh nghèo vượt khó.
Trong lịch sử Nam Định có ghi nhận, ngày 27/2/1947, hưởng ứng “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh mục Phan Văn Điển, xứ Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng) với uy tín của bản thân, ông đã vận động, quyên góp xây dựng hơn 50 ngôi nhà tình nghĩa, hàng chục chiếc giếng khoan tặng các hộ nghèo ở địa phương. Là một người con của đất Nam Định, ông đã giúp đỡ cho đời sống giáo dân ở địa phận cai quản bằng tất cả tấm lòng và tài lực. Đó không chỉ là trách nhiệm được giáo hội Việt Nam trao phó, mà còn là tấm lòng, là đức tính tốt đẹp của người Công giáo Việt Nam nói chung và của người Công giáo Nam Định nói riêng.
Đối với đời sống kinh tế- văn hóa: Tính đến nay, trên toàn tỉnh hiện có khoảng 400 người Công giáo làm giám đốc doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh của người Công giáo từ nhỏ lẻ đã phát triển thàn h những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, đưa tỉnh Nam Định ngày một phát triển hơn.
Khi đạo Công giáo du nhập vào Nam Định đã mang đến cho mảnh đất Nam Định nhiều công trình nhà thờ có kiến trúc mang đậm nét phương Tây. Từ lối kiến trúc khác lạ so với lối kiến trúc đình, đền, chùa mà trước nay người Việt vẫn sử dụng; tiếp thu kiến trúc mới lạ của Phương Tây, kết hợp khéo léo với lối kiến trúc của Việt Nam, những người thợ xây đã làm đa dạng, phong phú các kiến trúc nhà thờ. Bên cạnh đó, kiến trúc mái vòm cũng được đi vào kiến trúc nhà ở của người dân Nam Định.
Đạo mang đến cho người dân những nhạc cụ “Tây” và cách biểu diễn nhạc hiện đại qua các bản hòa tấu thánh ca hay các đội kèn. Kèn tây là một loại khí cụ không thể thiếu trong các dịp lễ lớn của người Công giáo. Người Công giáo Nam Định rất nhạy bén với các khí cụ, đặc biệt là kèn Tây. Từ việc sử dụng thành thạo đến tập sửa chữa kèn tây và sau này họ đã biết làm ra chiếc kèn tây cho mình. Kèn đồng Phạm Pháo đã là một thương hiệu làng nghề nổi tiếng, là nghề truyền thống của xã Hải Minh huyện Hải Hậu. Nghề làm kèn đồng đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân tại làng Phạm Pháo, góp phần đưa làng xã phát triển, xóa đói, giảm nghèo .
Ngoài những đóng góp chung cho nền văn hóa Việt Nam như in ấn, dệt vải, hội họa hay chữ quốc ngữ thì Công giáo cũng đem đến cho Nam Định những đóng góp riêng, giúp cho đời sống của người dân nơi đây được đổi mới, sống tốt đời, đẹp đạo và yêu thương nhau hơn.
1.3.2. Vai trò của Công giáo đối với đời sống giáo dân ở Ninh Bình Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
Đời sống tôn giáo của người dân: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của người dân Ninh Bình. Những điều răn dạy của Chúa Gie-su như “Không giết người; không tà dâm; không trộm cắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không ham của trái lẽ” là những điều hướng thiện, là những quy tắc không chỉ dành cho người theo đạo mà nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người. Đó là những giá trị chung nhất mà con người ở thời đại nào, không phân biệt màu da, sắc tộc, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều phải hướng tới. Những giá trị ấy đã làm cho cuộc sống của người dân Ninh Bình tốt đẹp hơn, đời sống xã hội ngày càng văn minh hơn. Với triết lí sống là tình thương, là có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện. Đó là giá trị đạo đức truyền thống hết sức quý báu hình thành nên nhân cách lối sống của người Ninh Bình.
Người Công giáo Ninh Bình, họ không cho rằng ông bà tổ tiên có thể hưởng dùng những đồ cúng mà chỉ trông mong con cháu lập công phúc bằng việc xin lễ, đọc kinh, làm việc bác ái nhằm giúp cho họ có thể đền trả được những lầm lỗi đã phạm khi còn sống để mau chóng được lên thiên đàng. Cho nên, người công giáo Ninh Bình rất hay làm việc phúc đức và đây cũng là công việc đầu tiên phải thực hiện khi tổ chức cúng giỗ ông bà cha mẹ hằng năm.
Đối với đời sống xã hội: Nhân nghĩa thể hiện trước hết ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây là tình cảm của con người Ninh Bình trọng tình làng, nghĩa xóm, nó trở thành hành vi đạo đức ứng xử hằng ngày của họ qua các thế hệ với phương châm “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”,… Vì vậy, tình thương, lòng vị tha, bác ái mà Công giáo kêu gọi tín đồ của mình thực hiện cũng chính là những hạt nhân trong giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Trên ý nghĩa đó, những việc làm thể hiện tình yêu thương con người của người Công giáo Ninh Bình như xây nhà tình nghĩa, trao xe lăn cho người tàn tật và tham gia tổ chức xã hội như đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo,… hay phong trào “hiến tặng giác mạc giúp những người mù sáng mắt”, điển hình là giáo xứ Cồn Thoi: trên địa bàn huyện có tới 153 người tự nguyện hiến giác mạc và khoảng 10 nghìn người đăng ký tham gia phong trào.
Tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình không ít trường có đạo trở thành điểm sáng của phong trào thi đua “hai tốt” đó là, trường THPT Kim Sơn A. THPT Kim Sơn B. Chỉ tính riêng năm học 2013-2014, trường THPT Kim Sơn A có số học sinh đỗ đại học, cao đẳng cao nhất tỉnh Ninh Bình và nằm trong tốp 200 trường có điểm thi cao nhất toàn quốc, nhiều lớp có 100% học sinh đỗ ĐH, CĐ. Từ đó có thể thấy, Công giáo đã tác động rất nhiều đến đời sống giáo dân và với sự quan tâm, động viên, khuyến học của Công giáo đã thu về cho giáo hội Công giáo Ninh Bình nói riêng và đất nước nói chung, những thế hệ giới trẻ ưu tú.
1.4. Tiểu kết
Trong phần chương 1 vừa được trình bày bên trên đã cố gắng giới theiẹu đôi nét về quá trình du nhập và phát triển cảu đạo Công giáo vào Việt Nam nói hcung và hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình nói riêng. Với tư liệu về tổ chức giáo hội cũng như những đóng góp của Công giáo sẽ là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá đúng vai trò, giá trị của các công trình kiến trúc Công giáo tiêu biểu ở Nam Định và Ninh Bình đối với đời sống người dân cũng như đối với sự phát triển du lịch nơi đây. Khóa luận: Các công trình kiến trúc liên quan đến Công giáo
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du các kiến trúc tại Ninh Bình
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao công trình kiến trúc Nam Định