Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hưng Thái tại Nghệ An dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường bùng nổ, sự xuất hiện ngày càng nhiều loại hình doanh nghiệp như một yếu tố tất nhiên. Nếu như doanh nghiệp nhỏ có xu hướng mở rộng thêm quy mô thì doanh nghiệp lớn củng cố và phát triển thêm thương hiệu của mình trên thị trường làm cho nền kinh tế nước ta càng thêm sôi động, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Trong cơ chế mới, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể thậm chí là phá sản, nhưng cũng không t doanh nghiệp do nắm bắt cơ hội, tổ chức thực thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả đã đứng vững trước sự biến động của nền kinh tế và ngày càng phát triển.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phương thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế việc xác định cách thức quản lý, phương thức quản lý của doanh nghiệp như thế nào là hợp lý và hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản và còn nhiều vướng mắc. Chính vì vậy, việc tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng.

Trong những năm qua công ty cổ phần Hưng Thái luôn không ngừng phát triển về mọi mặt. Đến nay công ty là một đơn vị lớn của ngành dịch vụ quảng cáo hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Tuy những năm gần đây, cùng với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng chung của bất ổn trong nền kinh tế, nhưng với sự nỗ lực lao động của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty và sự sáng tạo công tác điều hành, tổ chức bộ máy chuyên nghiệp. Công ty đã vượt qua khó khăn để phát triển và mở rộng thị trường, mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh.

Nhận thức thấy tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua quá trình học tập nghiên cứu ở Trường Đại Học Lâm Nghiệp, nay được về thực tập tại CTCP Hưng Thái tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Hưng Thái ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

2. Mục tiêu tổng quát Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Trên cơ sở phân t ch, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hưng Thái giai đoạn 2017- 2019, đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP Hưng Thái trong thời gian tới.

3. Các mục tiêu cụ thể

  • Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của CTCP Hưng Thái.
  • Tìm hiểu, phân t ch và đánh giá thực trạng hoạt động SXKD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của CTCP Hưng Thái qua 3 năm 2017–2019 .
  • Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của CTCP Hưng Thái trong thời gian tới.

4. Nội dung nghiên cứu

Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hưng Thái

5. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả SXKD của CTCP Hưng Thái.`

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về nội dung: Đánh giá hiệu quả SXKD của CTCP Hưng Thái.
  • Về không gian: Công ty cổ phần Hưng Thái. Địa chỉ : Số 250, đường Võ Nguyên Hiến, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An .
  • Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CTCP Hưng Thái trong khoảng thời gian 2017-2019, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2020 – 2025.

6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Kế thừa các tài liệu có liên quan: Các tài liệu, báo cáo, chuyên đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thu thập trực tiếp các tài liệu và số liệu ở các phòng ban của công ty :

Số liệu về lao động,cơ sở vật chất kỹ thuật, báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2017-2019.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu :

  • Số liệu thu thập được, xử lý và phân t ch theo các phương pháp thống kê kinh tế: tính toán các chỉ tiêu cụ thể như tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu kinh tế khác để phục vụ cho việc so sánh đánh giá số liệu.
  • Phương pháp so sánh : Dựa trên biểu số liệu để so sánh, đánh giá kết quả đạt được của Công ty.
  • Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kiến thức kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu như hỏi ý kiến của các thầy cô giáo trong trường, các cán bộ quản lý tại Công ty …

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP

1. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bố và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình diễn ra là có hiệu quả hay không. Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh với chi phí nguồn lực đầu vào thấp nhất. Nó la thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ. Nó không chỉ là thước đo trình độ quản lý, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Công thức xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu tuyệt đối:

E=K–C

Trong đó : E : Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kết quả đầu ra C : Yếu tố đầu vào

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu tương đối : E=K/C

Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một đồng vốn để thu được kết quả cao hơn, tức là có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện E lớn hơn 1, E càng lớn chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao.

1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất ( lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn ) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động sản xuất. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng cũng có t nh chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện trong mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng thì hiệu quả thu được khi kết quả kinh tế đạt được lớn hơn chi phí, sự chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao, sự chênh lệch này nhỏ thì hiệu quả đạt được nhỏ.

Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế thu được là mức độ phản ánh sự nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý kinh tế và giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội.

Vì vậy yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định.Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm tất cả chi ph cơ hội.

1.3 Phân biệt hiệu quả và kết quả Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Để hiểu rõ bản chất hiệu quả ta cần phân biệt hiệu quả và kết quả. Kết quả là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh như lợi nhuận, tổng doanh thu, tổng sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất. Hiệu quả là số tương đối phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, để đạt được kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp nhất bỏ ra.

Về bản chất, hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ kết quả phản ánh mức độ, quy mô, là cái mà doanh nghiệp đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh, có kết quả mới t nh được hiệu quả, đó là sự so sánh giữa khoản thu về với khoản bỏ ra chính là các nguồn lực đầu vào. Như vậy dùng kết quả để tính hiệu quả kinh doanh cho từng kỳ. Có thể nói, kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh, còn hiệu quả là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải có ba yếu tố đó là vốn, tư liệu sản xuất và lao động. Sự kết hợp ba yếu tố này tạo nên kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp. Mục tiêu bao trùm và lâu dài của tất cả các doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực sẵn có. Để đạt được mục tiêu này các nhà quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ cho biết trình độ quản trị của nhà quản trị mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra những nhân tố để tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong thời kỳ khan hiếm nguồn lực như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải lựa chọn được các phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Sự lựa chọn phù hợp sẽ mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là việc nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực, tiết kiệm chi phí sản xuất…

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Trong môi trường đó có nhiều doanh nghiệp có thể trụ vững nhưng có không các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao uy tín… nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề trọng tâm và là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp.

1.5 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Trong công tác quản lý, phạm trù  hiệu quả kinh doanh được biểu hiện dưới các tác động khác nhau, mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể có  hiệu quả theo hướng nào đó. Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh. Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất  kinh doanh theo các cách phân loại khác nhau.

Hiệu quả xã hội, kinh tế, kinh tế-xã hội và kinh doanh

Hiệu quả xã hội : Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.

Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn việc làm; xây dựng cơ sở hạ tầng; Nâng cao phúc lợi xã hội; mức sống và đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động,đảm bảo vệ sinh môi trường…

Hiệu quả kinh tế : Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó.

Các mục tiêu kinh tế thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân…

Hiệu quả kinh tế gắn liền với thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở góc độ quản l vĩ mô.

Hiệu quả kinh tế-xã hội : Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định.

Các mục tiêu kinh tế-xã hội thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế; tổng sản phẩm quốc nội; thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân; Giải quyết công ăn việc làm; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Nâng cao phúc lợi xã hội…

Hiệu quả kinh doanh : Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định.

Hiệu quả kinh tế- xã hội và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù khác nhau, giải quyết ở hai góc độ khác nhau song có quan hệ biện chứng với nhau.

Với tư cách là một tế bào của nền kinh kế-xã hội các doanh nghiệp có nghĩa vụ góp phần vào quá trình thực hiện các mục tiêu xã hội. Mặt khác, xã hội càng phát triển thì nhận thức con người đối với xã hội cũng dần thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng không phải chỉ ở công dụng của sản phẩm mà còn ở các điều kiện khác như an toàn, chống ô nhiễm môi trường…Vì vậy, càng ngày các doanh nghiệp càng tự giác nhận thức vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện các mục tiêu xã hội vì điều này làm tăng uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và tác động tích cực, lâu dài đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà còn quan tâm đến hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh từng bộ phận :

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp:

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu của toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kì nhất định

Hiệu quả kinh doanh từng bộ phận :

Hiệu quả ở từng bộ phận chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể ( lao động, vốn dài hạn, vốn ngắn hạn, …) theo mục tiêu đã xác định. Vì thế, hiệu quả ở từng bộ phận không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể. Phân tích hiệu quả từng bộ phận để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả ở từng bộ phận, khi đó chỉ có hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả từng bộ phận có mối quan hệ biện chứng: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là kết quả tổng hợp từ hiệu quả sử dụng các nguồn lực; hiệu quả sử dụng mỗi nguồn lực là điều kiện tiền đề góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh tổng hợp.

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh

1.6.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Lực lượng lao động:

Nhân tố con người là nhân tố chủ chốt hàng đầu quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, công tác tổ chức phải có sự ăn ý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp. Việc sử dụng đúng người, đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh đi đúng định hướng.

Yếu tố tài chính:

Khả năng tài ch nh mạnh luôn là những nguồn lực chủ chốt mà các nhà sáng lập và quản trị mong muốn và không ngừng nỗ lực để trang bị cho doanh nghiệp của mình.

Tài chính tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định, giúp doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bổ sung nguồn lực cho hoạt động tái đầu tư mở rộng.

Nhân tố quản trị:

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước. Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất tác động mạnh mẽ đến năng xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại thì điều đó sẽ đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nguồn nhân lực,… nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Còn ngược lại, nếu trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu đồng bộ thì năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ rất thấp, chưa kể đến hậu quả của lãng ph đầu vào.

1.6.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước đều tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế bên ngoài có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như các ch nh sách đầu tư, ch nh sách tài khóa, ch nh sách tiền tệ, các yếu tố lạm phát giá cả thị trường… Tất cả các nhân tố đó đều tác động trực tiếp tới cung cầu hàng hóa của doanh nghiệp.

Môi trường văn hóa – xã hội:

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, trình độ văn hóa, tỉ lệ dân số,… Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy định.

Môi trường khoa học – kỹ thuật:

Tình hình phát triển khoa học – kỹ thuật, tình hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước đều ảnh hưởng tới doanh nghiệp bởi chúng là một trong những nhân tố quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ sử dụng đầu vào của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại thì điều đó sẽ đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng:

Các điều kiện tự nhiên như vị tr địa lý, thời tiết, khí hậu,…ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.7 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

1.7.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD tổng hợp

Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu đươc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được dùng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành và giá trị càng cao càng tốt. Nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp trong việc quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ một đồng vốn kinh doanh bình quân thì ta thu lại đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ sử dụng vốn kinh doanh trong nghiệp.Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt và chỉ sử dụng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí.

Sức sản xuất của chi phí

Tổng chi phí (TC)

TC = GVHB + CPQLKD

Trong đó : GVHB là giá vốn hàng bán.

CPQLKD là chi phí quản lí kinh doanh.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi ph để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Sức sinh lợi của chi phí:

Lợi nhuận thu được trong kỳ

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi ph thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.7.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD bộ phận Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực là vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đ ch chủ yếu là làm cho đồng vốn sinh lời tối đa. Kết quả mà doanh nghiệp đạt được từ việc sử dụng vốn phải đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và nâng cao lợi ích kinh tế xã hội nói chung.

Phân loại theo đặc điểm luân chuyển thì vốn kinh doanh chia làm 2 loại vốn dài hạn và vốn ngắn hạn.

Hiệu quả sử dụng VDH:

Vốn dài hạn là số tiền ứng trước để hình thành tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, vốn dài hạn được biểu hiện bằng tài sản dài hạn.

Hiệu suất sử dụng VDH

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn dài hạn cho biết một đơn vị vốn dài hạn bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Sức sinh lời của VDH:

Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh một đơn vị vốn dài hạn bình quân thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Mức đảm nhiệm VDH:

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn dài hạn.

Hiệu quả sử dụng VNH

Vốn ngắn hạn là số tiền ứng trước để hình thành tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn khác của doanh nghiệp.Vốn ngắn hạn được biểu hiện bằng tài sản ngắn hạn.

Sức sinh lời VNH:

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn ngắn hạn đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Số vòng quay VNH

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm) VNH của doanh nghiệp thực hiện được mấy vòng tuần hoàn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độc chu chuyển của VNH càng nhanh và hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị VNH bình quân đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.

Kỳ luân chuyển VNH:

Kỳ luân chuyển VNH phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển VNH, số vòng quay càng nhiều thì độ dài của mỗi vòng quay lại càng rút ngắn và ngược lại. Kỳ luân chuyển VNH chỉ tiêu này thể hiện để hoàn thành một vòng quay VNH thì phải vận động bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển vốn càng rút ngắn chứng tỏ VNH sử dụng càng hiệu quả.

Mức đảm nhiệm VNH:

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thuần thì cần bao nhiêu chi ph cho đơn vị VNH.

Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kì của DN.

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Năng suất lao động bình quân:

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, năng suất lao động bình quân càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.

Hiệu suất tiền lương:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương công ty trả cho người lao động thì thu được về bao nhiêu đồng doanh thu.

Lợi nhuận trên chi phí tiền lương:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Sức sinh lợi bình quân của lao động:

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra được nhiều đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán. Chỉ tiêu này dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành, có cùng trình độ kỹ thuật. Giá trị của tiêu chí này càng cao càng tốt.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

Hệ số thanh toán tổng quát (Kttq):

Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ phải nợ.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Ktng):

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. T lệ thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng. T lệ thanh toán thông thường được chấp nhận là 2, nếu quá cao thì công ty dễ bị ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn.

Hệ số thanh toán nhanh (Ktnh):

Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao như khoản phải thu, tiền và các khoản tương đương tiền.

Hệ số thanh toán tức thời(Kttt):

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền (tiền và các khoản tương đương tiền) để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Thực trạng về Cty cổ phần Hưng Thái

One thought on “Khóa luận: Đánh giá sản xuất KD của Cty Hưng Thái

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả KD của Cty Hưng Thái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464