Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thành phố Phan Thiết dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Thực trạng về đội ngũ CBQL các trường THCS TP Phan Thiết

Để đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS ở thành phố Phan Thiết, tác giả đã tiến hành :

  • Nghiên cứu hồ sơ đội ngũ CBQL trường THCS qua hệ thống lưu trữ của bộ phận tổ chức cán bộ Phòng GD&ĐT thành phố.
  • Phỏng vấn, đàm thoại với một số CBQL trường THCS, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT.
  • Thu thập số liệu qua kết luận thanh tra, đánh giá cán bộ công chức của Phòng GD&ĐT trong những năm gần đây.
  • Xin ý kiến đánh giá (bằng phiếu hỏi ý kiến ) của 3 nhóm đối tượng, gồm:
  • Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT: 14 người
  • Cán bộ quản lý trường THCS: 29 người.
  • Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THCS: 179 người.

2.3.1. Về số lượng, cơ cấu Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Về số lượng:

  • Tổng số CBQL: 30 đồng chí, trong đó 12 hiệu trưởng, 18 phó hiệu trưởng.
  • Nữ: 8 đồng chí.

Về độ tuổi:

  • Số CBQL dưới 30 tuổi: 0
  • Số CBQL từ 30 tuổi đến 40 tuổi: 01 đồng chí (chiếm tỷ lệ 3,3%)
  • Số CBQL từ 41 tuổi đến 50 tuổi: 22 đồng chí (chiếm tỷ lệ 73,3%)
  • Số CBQL trên 50 tuổi: 07 đồng chí (chiếm tỷ lệ 23,3%)

Về thâm niên quản lý:

  • Dưới 5 năm: 2 đồng chí (chiếm tỷ lệ 6,6%)
  • Từ 5-10 năm: 7 đồng chí (chiếm tỷ lệ 23,3%)
  • Từ 10 – 15 năm: 9 đồng chí (chiếm tỷ lệ 30%)
  • Trên 15 năm: 12 đồng chí (chiếm tỷ lệ 40%)

Về thâm niên giảng dạy:

  • Trên 5 năm: 4 đồng chí (chiếm tỷ lệ 13,3%)
  • Trên 10 năm: 26 đồng chí (chiếm tỷ lệ 86,6%)

Bảng 2.4: Tuổi đời, thâm niên của cán bộ quản lý trường THCS

Từ bảng thống kê cho thấy CBQL các trường THCS ở thành phố Phan Thiết hiện nay đủ về số lượng, tổng số có 30 người/12 trường (6 trường hạng 1, 2 trường hạng 2, 4 trường hạng 3). Như vậy 100% các trường đều đảm bảo số lượng cán bộ quản lý theo Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên bộ giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ.

Nhìn chung cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Phan Thiết hiện nay có độ tuổi bình quân tương đối cao, từ 40 – 50 tuổi chiếm tới 73,3%. Điều này tạo nên những thuận lợi và không ít khó khăn cho công tác quản lý. Đó là có thời gian cống hiến nhiều cho sự nghiệp giáo dục, có kinh nghiệm trong thực tiễn, sự hiểu biết, từng trãi, kinh nghiệm quản lý và khả năng vận dụng những kiến thức vào công tác quản lý nhà trường. Song bên cạnh đó sự nhanh nhẹn, tính năng động có hạn chế nhất định và thường hay dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là tiếp thu học tập những tri thức quản lý mới. Đội ngũ CBQL các trường THCS ở thành phố Phan Thiết không có đồng chí nào dưới độ tuổi 30, từ 31 đên 40 tuổi chỉ có 1 đồng chí, qua đó cho chúng ta thấy rằng công tác quy hoạch đội ngũ này đối với đội ngũ cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng mức.

Tỷ lệ CBQL là nữ chỉ có 8 đồng chí, chiếm 27% so với tổng số CBQL trường THCS trong toàn thành phố, chỉ chiếm 1,5 so với tổng số cán bộ nữ trong toàn ngành.

Như vậy, tỉ lệ nữ CBQL các trường THCS còn thấp. Trong công tác xây dựng đội ngũ CBQL cần quan tâm, xem xét khắc phục dần hạn chế này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.3.2. Về trình độ chuyên môn, chính trị và quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở TP Phan Thiết. Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Bảng 2.5: thực trạng trình độ chuyên môn, chính trị và quản lý

Từ những số liệu trên cho chúng ta nhận xét như sau:

  • Về trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ cán bộ quản lý là khá cao, chiếm 70%, điều này tạo thuận lợi cho nguyên tắc Đảng lãnh đạo, đây là ưu điểm lớn về mặt chính trị cần phải được phát huy trong thời gian tới. Trung cấp chính trị chỉ có 21/30 đồng chí, còn lại là sơ cấp, chưa có đồng chí nào có trình độ cao cấp. Nếu xét theo tiêu chuẩn cán bộ là chưa đủ chuẩn, chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cán bộ quản lý hiện nay. Do đó, cần phải khẩn trương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ này trong thời gian đến.
  • Về trình độ chuyên môn: trình độ đại học chiếm 73,3%, cao đẳng chiếm 26,6% đa số là những giáo viên khá, giỏi, vững vàng và có bề dày kinh nghiệm, mặc dù không được được đào tạo qua các hệ chính quy, hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS ở thành phố Phan Thiết tự nâng cao trình độ bằng cách tự tham gia học các lớp hệ tại chức, từ xa, cho thấy đội ngũ này có ý chí vươn lên rõ rệt..
  • Về trình độ quản lý: trong số 30 người cán bộ quản lý, chỉ có 18 người được bồi dưỡng quản lý, chiếm tỷ lệ 60%, còn có đến 12 người chưa qua bồi dưỡng, đào tạo về quản lý. Do đó chắc chắn trong ít các đồng chí sẽ gặp khó khăn trong hoạt động quản lý trường học. Đây cũng là khó khăn cho chính cán bộ quản lý và của ngành. Điều này cũng cho thấy có một thực tế là một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng trước khi nhận nhiệm vụ, công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo CBQL chưa được quan tâm đúng mức.

Qua trao đổi với lãnh đạo phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố, các đồng chí CBQL cho thấy rằng thực tế ở thành phố Phan Thiết, đa số CBQL ở các trường THCS được tuyển chọn chủ yếu từ giáo viên THCS của các trường, không qua giai đoạn quy hoạch và đào tạo trước khi nhận nhiệm vụ, hoặc nhận nhiệm vụ sau đó mới được bồi dưỡng nghịêp vụ quản lý. Bên cạnh đó, việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBQL cũng chưa thật thỏa đáng, chưa coi quản lý là một nghề nên việc đào tạo, quy hoạch còn hạn chế. Vì vậy đây là vấn đề mà các các cấp các ngành từ tỉnh đến thành phố cần quan tâm giải quyết.

Về trình độ tin học, ngoại ngữ: chí có 9 đồng chí có trình độ A và 1 đồng chí có trình độ B ngoại ngữ, 15 đồng chí có trình độ A vi tính. Qua tìm hiểu, các đồng chí có trình độ A ngoại ngữ và tin học là do trước đây phòng Giáo dục và đào tạo thành phố tổ chức lớp bồi dưỡng tin học và ngoại ngữ cho các đồng chí CBQL, thời gian học đã gần 10 năm.

Hiện nay, 100% các đơn vị trường học được kết nối mạng internet ; thiết lập và sử dụng địa chỉ email @moet.edu.vn phục vụ cho công tác quản lý chung của Ngành. Sử dụng và khai thác các nội dung trên website của Bộ Giáo dục&Đào tạo; tìm kiếm dữ liệu văn bản pháp luật và văn bản điều hành quản lý giáo dục thông qua mạng internet, phần mềm quản lí cán bộ giáo viên (PMIS), thông tin báo cáo (EMIS), phần mềm quản lí học sinh, quản lí thư viện, tài chính được tất cả các trường sử dụng. Đã có 92% giáo viên THCS soạn giáo án vi tính, giảng dạy bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên, đối với đội ngũ CBQL thì việc học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí vẫn còn chậm. Hầu như chưa có cán bộ quản lí nào biết chương trình Access (quản lí dữ liệu), nhiều cán bộ, giáo viên sử dụng Word, Excel chưa thành thạo, khả năng xử lý còn chậm.

Vì vậy, việc thiếu hụt về trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính sẽ phần nào gây khó khăn cho công tác nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyện môn, tiếp thu các tri thức mới, cập nhật thông tin. Từ đó cho ta thấy về năng lực tự học, tự nâng cao trình độ của đội ngũ này còn nhiều hạn chế. Điều này cần phải được khắc phục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS của thành phố.

2.3.3. Thực trạng về phẩ m chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thành phố Phan Thiết Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Trên cơ sở lý luận đã trình bày về vai trò, vị trí người CBQL trường học nói chung CBQL trường THCS nói riêng cho thấy phẩm chất và năng lực của người CBQL là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục nhà trường. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết theo các bước sau:

a/ Mô tả khái quát về việc khảo sát phẩm chất, năng lực của người CBQL trường THCS thành phố Phan Thiết

Đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá, gồm 14 tiêu chí về phẩm chất và 19 tiêu chí về năng lực của đội ngũ CBQL; xin ý kiến đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Phan Thiết, ý kiến đánh giá của giáo viên và ý kiến tự đánh giá của CBQL. Bao gồm:

  • Phiếu thăm dò ý kiến dành cho hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trường THCS (viết tắt HT), phụ lục 1a.
  • Phiếu thăm dò ý kiến dành cho dành cho giáo viên đại diện cho 12 trường THCS (viết tắt GV), phụ lục 1b.
  • Phiếu thăm dò ý kiến dành cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và

Đào tạo thành phố Phan Thiết (viết tắt P.GD), phụ lục 1c.

Với các phiếu trên, đánh giá được chia thành 4 mức: từ 1 đến 4 điểm với các giá trị: 4 điểm = tốt; 3 điểm = khá; 2 điểm = trung bình, 1 điểm = yếu. Sau khi thu phiếu chúng tôi thống kê số liệu theo từng mức đánh giá để tính mức điểm trung bình của mỗi phẩm chất.

Số lượng cán bộ, giáo viên tham gia khảo sát là: HT: 29 người; GV: 179 người; P.GD: 14 người.

b/ Kết quả khảo sát:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhóm phẩm chất chính trị – tư tưởng

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhóm phấm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Phan Thiết.

Về đánh giá:

Kết quả trên cho thấy đa số CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không vi phạm kỷ luật. Điểm trung bình giữa CBQL tự đánh giá với giáo viên và cán bộ, lãnh đạo Phòng chênh lệch không nhiều. Đa phần điểm tự đánh giá của CBQL cao hơn điều này cũng dễ hiểu và thông cảm ở mức độ chủ quan của nó, vả lại tự nhận xét về mình hoàn toàn không phải là điều đơn giản. Điểm đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng cho thấy mức độ yêu cầu của cấp lãnh đạo thường cao hơn đối với cấp dưới. Nhưng mức độ như vậy là có thể chấp nhận được.

Qua kết quả khảo sát về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, ta thấy đội ngũ CBQL các trường THCS ở thành phố Phan Thiết có những điểm mạnh, đó là gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương; có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao; trung thực, tâm huyết với nghề nghịêp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường. Phần đông họ gương mẫu trong đạo đức, lối sống; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Có lối sống lành mạnh, phù hợp vì thế họ được đa số quần chúng tín nhiệm và cấp trên tin tưởng. Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Về mức độ cần thiết:

Tất cả các phẩm chất nêu trên đều được cho là cần thiết và rất cần thiết với điểm trung bình trên 3,6. Sự đánh giá của các nhóm tương đối đồng đều cho mỗi phẩm chất. Trong đó, các phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp như yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ, gương mẫu trong đạo đức, lối sống, tâm huyết, trách nhiệm với nghề, là con chim đầu đàn, là hạt nhân đoàn kết của tập thể được đánh giá cao.

Qua đó, cho thấy hiện nay người CBQL trường THCS rất cần những phẩm chất về chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nhịêp như đã nêu ở trên. Bản thân CBQL các trường THCS trên địa bàn thành phố Phan Thiết cũng đã nhận thức rất rõ về vai trò, vị trí của mình trong hệ thống quản lý, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát nhóm năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.9: kết quả khảo sát nhóm năng lực quản lý

Về đánh giá:

Nhóm năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm qua kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vững vàng, nắm vững nội dung, chương trình giáo dục phổ thông. Có khả năng tự học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý. Mức giá trị được đánh giá tương đối đồng đều ở cả ba đối tượng. Điều này tạo nên sự thuận lợi lớn trong công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ năm học.

Nhóm năng lực quản lý, các đối tượng tham gia đánh giá đa số đều cho rằng năng lực đội ngũ CBQL trường THCS hiện nay nhìn chung đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ. Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, nắm tình hình của một số trường THCS và trao đổi trực tiếp với các đồng chí hiệu trưởng, các phó hịêu trưởng cho thấy rằng các đồng chí có linh hoạt đều chỉnh, thay đổi các quyết định quản lý của mình khi thấy chúng không còn phù hợp với thực tế đơn vị. Trên cơ sở chỉ đạo của Ngành, của lãnh đạo địa phương các đồng chí vận dụng và tổ chức hoạt động giáo dục tại đơn vị nhằm đạt được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Riêng năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quản lý được đánh giá thấp, chỉ đạt 2,35 đối với trình độ ngoại ngữ và 3,25 đối với trình độ tin học. Qua đánh giá cho thấy rằng phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ CBQL hiện nay.

Về mức độ cần thiết:

Đa số các ý kiến cho rằng các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý là cần thiết và rất cần thiết đối với người CBQL các trường THCS hiện nay. Các năng lực được đánh giá về mức độ cần thiết rất cao, điểm trên 3,7 chiếm đa số.

Các năng lực về nắm vững chương trình giáo dục phổ thông, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có khả năng tự học tập nghiên cứu, nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách, quy định của nhà nước, của Ngành, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có năng lực chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động dạy học được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao, trên 3,7 cho thấy rằng hiện nay đội ngũ CBQL trường THCS rất cần thiết phải hội đủ các năng lực nêu trên.

Để đi sâu tìm hiểu thêm một số kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra chúng tôi tiến hành khảo sát trên 29 cán bộ quản lý các trường THCS, kết quả thanh tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, kết hợp với phỏng vấn mhằm mục đích đánh giá các kỹ năng quản lý; phân tích so sánh các kỹ năng ở cùng một đối tượng; minh họa thêm cho cho việc đánh giá phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý các trường THCS

Bảng 2.10: Tổng hợp khảo sát các kỹ năng quản lý của CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết.

Các kỹ năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra ở mức độ khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao. Kỹ năng lập kế hoạch kết quả giỏi không cao phản ánh tình hình thực tế hiện nay của đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết. Đó là một bộ phận CBQL còn bị động, lúng túng trong công tác quản lý và do thói quen, trông chờ ỷ lại bởi vì công tác lập kế hoạch thường dựa vào sự chỉ đạo từ cấp quản lý trực tiếp đó là Phòng GD&ĐT và được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của đơn vị.

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL trường THCS TP Phan Thiết Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

2.4.1. Về công tác qui hoạch

Bảng 2.11: Thực trạng qui hoạch CBQL trường THCS.

Nhìn vào thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS của thành phố Phan Thiết, ta thấy các trường THCS có sự tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành, thực hiện yêu cầu qui hoạch CBQL ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn thành phố chưa thật sự đi vào nền nếp, một số cán bộ quản lý còn lúng túng và chưa mạnh dạn đưa cán bộ trẻ, nữ vào quy hoạch, từ đây gây khó khăn cho công tác xây dựng đội ngũ.

Công tác quản lý của Phòng GD&ĐT đối với hiệu trưởng các trường THCS chưa thật kiên quyết, thiếu chặt chẽ nên trong năm học 2005 – 2006 có một trường không thực hiện công tác qui hoạch đội ngũ CBQL nhưng không bị xử lý; do đó, trong năm học 2006 – 2007 số trường thực hiện công tác quy hoạch không có sự chuyển biến, có đến 6 trường thực hiện công tác qui hoạch CBQL không đạt, qua nghiên cứu, tìm hiểu thì biết rằng lý do thực hiện không đạt vì số lượng qui hoạch ít (mỗi chức danh chỉ có một người), trong danh sách qui hoạch không có nữ. Đến năm học 2009-2010, vẫn còn 02 trường vẫn thực hiện không đạt công tác quy hoạch.

Thực tế công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS ở ngành giáo dục đào tạo thành phố Phan Thiết trong thời gian vừa qua chưa thật sự đi vào nền nếp, chỉ mới dừng lại ở chỗ chuẩn bị nhân sự thay thế cho những cán bộ quản lý đương nhiệm, chứ chưa quan tâm đến các yếu tố khác cũng như phục vụ cho việc phát triển giáo dục ở địa phương.

2.4.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Bảng 2.12. Thống kê số lượng CBQL được đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho đội ngũ CBQL trường THCS ở thành phố Phan Thiết được chú trọng, hàng năm đều có CBQL trường THCS được bồi dưỡng. Số lượng CBQL trường THCS được bồi dưỡng rải đều theo từng năm học là hợp lý, vừa đảm bảo công tác quản lý ở trường, vừa đảm bảo cho CBQL đi học nâng cao trình độ. Còn về bồi dưỡng lý luận chính trị thực hiện đạt kết quả thấp, nguyên nhân là ngành Giáo dục và đào tạo thành phố chưa tổ chức được lớp riêng cho ngành, hàng năm cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu trên giao. Vấn đề này cần phải được khắc phục ngay trong thời gian tới để xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS ngày càng vững mạnh.

Ngoài kết quả trên, hiện nay có 3 hiệu trưởng, 5 phó hiệu trưởng các trường THCS từ trình độ cao đẳng sư phạm đang học tập chuẩn bị tốt nghiệp đại học sư phạm. Ngoài ra, Phòng GD&ĐT còn quan tâm phối hợp với Ban tuyên giáo Thành uỷ tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị với nội dung chủ yếu là tìm hiểu, học tập các chỉ thị, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tình hình thời sự, chính trị trong nước và quốc tế; tình hình phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Phòng GD&ĐT đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện cho CBQL đi học nâng cao trình độ, trong thời gian đi học vẫn được hưởng các chế độ chính sách theo qui định.

Tuy vậy, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS vẫn còn những hạn chế, đó là vẫn còn 12 CBQL chưa được học qua lớp nghiệp vụ quản lý; còn 9 CBQL chỉ đạt trình độ lý luận chính trị sơ cấp, chưa có đồng chí nào đạt trình độ cao cấp. Một số CBQL còn ngại học tập, ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao, nhất là trong lĩnh vực tin học, ngoại ngữ.

2.4.3. Về sử dụng đội ngũ CBQL Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Việc sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS ở thành phố Phan Thiết hiện nay tương đối hợp lý cả về cơ cấu, độ tuổi và trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo. Đa số các trường đã có sự kết hợp giữa CBQL nhiều tuổi và ít tuổi, giữa những CBQL được đào tạo các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Đa số CBQL có thâm niên làm công tác quản lý trường học từ 5 đến 10 năm. 70% CBQL đều là đảng viên, điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL trường THCS hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với đặc thù của ngành giáo dục có nhiều cán bộ, giáo viên nữ nhưng hiện tại chỉ mới có 8 nữ CBQL trường THCS. Điều này cho thấy công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức.

Về bổ nhiệm

Bảng 2.13: Thực trạng bổ nhiệm CBQL trường THCS.

Từ năm học 2005-2006 đến năm học 2009-2010 có 3 hiệu trưởng 6 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm lần đầu. Điều đó cho thấy 5 năm trở lại đây đã làm tốt công tác bổ nhiệm CBQL trường THCS. Chứng tỏ thành phố đã chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS để có đủ số lượng theo qui định. Qua trao đổi với lãnh đạo phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố, các đồng chí CBQL cho thấy rằng thực tế ở thành phố Phan Thiết, đa số CBQL ở các trường THCS được tuyển chọn để bổ nhiệm chủ yếu từ giáo viên THCS của các trường, không qua giai đoạn quy hoạch và đào tạo trước khi nhận nhiệm vụ, hoặc nhận nhiệm vụ sau đó mới được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Bên cạnh đó, việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBQL cũng chưa thật thỏa đáng, chưa coi quản lý là một nghề nên việc đào tạo, quy hoạch còn hạn chế. Vì vậy đây là vấn đề mà các các cấp các ngành từ tỉnh đến thành phố cần quan tâm giải quyết.

Thực trạng về qui trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS ở thành phố hiện nay như sau:

Phòng GD&ĐT lên thống kê tổng hợp những trường còn thiếu hiệu trưởng (do phó hiệu trưởng quyền hoặc phó hiệu trưởng phụ trách trường), phó hiệu trưởng theo định mức qui định.

Dự kiến nhân sự CBQL cho từng trường trình Uỷ ban nhân dân thành phố cho chủ trương để làm qui trình.

Khi có chủ trương của Uỷ ban nhân dân thành phố, Phòng GD&ĐT kết hợp với Phòng Nội vụ thành phố đến các trường có nhân sự dự kiến để lấy phiếu thăm dò tín nhiệm từng chức danh cụ thể.

Ngoài số trong qui hoạch, các trường có thể giới thiệu thêm người để lấy phiếu thăm dò tín nhiệm. Các giáo viên được đưa ra để lấy phiếu thăm dò tín nhiệm phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định của điều lệ trường. Ngoài ra còn phải có tiêu chuẩn là đảng viên và là giáo viên dạy giỏi (hoặc tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong giỏi) cấp huyện trở lên.

Phiếu thăm dò tín nhiệm do Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ kiểm phiếu (không công bố với Hội đồng sư phạm nhà trường). Nếu nhân sự đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm thì Phòng GD&ĐT làm việc với Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân phường, xã có trường của giáo viên đó công tác để lấy ý kiến.

Khi đã có thống nhất cao thì Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ theo qui định trình các ban xây dựng Đảng của Thành uỷ thẩm định, Uỷ ban nhân dân thành phố ra quyết định bổ nhiệm. Nếu chưa có sự thống nhất thì xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.

Về công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm được quan tâm đúng mức, từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010 có 5 hiệu trưởng và 6 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm lại, 4 hiệu trưởng, 5 phó hiệu trưởng được luân chuyển và không có trường hợp nào bị miễn nhiệm. Điều đó cho thấy CBQL các trường THCS đã giữ được uy tín lãnh đạo, năng lực công tác quản lý. Đồng thời cho thấy thành phố Phan Thiết đã làm tốt công tác bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THCS.

Việc luân chuyển CBQL trường THCS ở thành phố thực hiện đối với những CBQL đã công tác 2 nhiệm kỳ ở một trường THCS. Đồng thời luân chuyển để sắp xếp về cơ cấu độ tuổi, về trình độ chuyên môn sư phạm theo từng bộ môn ở từng trường cho phù hợp. Đây là bước đột phá rất mạnh dạn của Phòng GD&ĐT thành phố trong việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Vấn đề này cần được phát huy trong thời gian tới.

Trong 5 năm học từ 2005 – 2006 đến 2009 – 2010 không có CBQL trường THCS bị miễn nhiệm chức vụ. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, do CBQL trường THCS ở thành phố Phan Thiết số lượng nhiều nhưng được tuyển chọn kỹ khi bổ nhiệm nên họ đều hoàn thành nhiệm vụ. Đa số nhiệt tình phấn đấu cao, do đó cần được quan tâm bồi dưỡng hơn trong thời gian đến.

Bảng 2.14: Thực trạng luân chuyển, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm.

2.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Trong từng năm học Phòng GD&ĐT đều có thanh tra, kiểm tra các trường học bằng nhiều hình thức như thanh tra toàn diện, kiểm tra đột xuất. Trong các đợt thanh tra đó đều có thanh tra, đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Cuối năm học Phòng GD&ĐT đều có đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về các vấn đề như:

  • Phẩm chất chính trị
  • Đạo đức, lối sống.
  • Năng lực quản lý:
  • Công tác tham mưu đề xuất.
  • Công tác xây dựng kế hoạch.
  • Công tác chỉ đạo thực hiện.
  • Công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng các tổ chức chính trị trong nhà trường.
  • Hiệu quả công tác:
  • Sự tiến bộ, uy tín của bản thân.
  • Kết quả công tác.
  • Học tập nâng cao trình độ của bản thân.

Theo các tiêu chí trên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tự đánh giá theo các mức tốt, khá, trung bình, yếu. Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân phường, xã có ý kiến về những vấn đề có liên quan ở địa phương. Cuối cùng lãnh đạo Phòng GD&ĐT đánh giá, nhận xét, lưu hồ sơ cá nhân. Kết quả đánh giá cuối cùng để làm căn cứ xét thi đua và để làm căn cứ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm.

Bảng 2.15: Thực trạng thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Từ bảng thống kê kết quả xếp loại CBQL, qua nghiên cứu hồ sơ cán bộ cho thấy vẫn còn một số CBQL đạt loại khá, số cán bộ này động lực vươn lên chưa rõ rệt, thể hiện sự bằng lòng với kết quả công tác đã đạt được. Đối với CBQL chưa thể hiện được ý chí phấn đấu vươn lên trong nhiều năm liên tục, nhất là hiệu trưởng thì cơ quan quản lý cần có những biện pháp tích cực như nhắc nhở, phê bình, luân chuyển, thậm trí miễn nhiệm để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đơn vị và của toàn ngành GD&ĐT của thành phố.

2.4.5. Thực trạng thực hiện các giải pháp quản lý đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết

Để tiến hành khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Phan Thiết trong những năm qua mà ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố đã thực hiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi kiến về mức độ thực hiện các biện pháp đối với 29 cán bộ quản lý trường THCS, 14 đồng chí cán bộ lãnh đạo phòng và 179 giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16: Thực trạng các giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý

Từ kết quả trên ta thấy công tác quản lý đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết đã được các cấp, các ngành quan tâm và đi đúng hướng. Tuy vậy mức độ thực hiện chưa cao. Đa phần các biện pháp quản lý đội ngũ CBQL các truờng THCS thành phố Phan Thiết trong thời gian vừa qua chỉ đạt ở mức khá.

2.4.6. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Phan Thiết Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

Ưu điểm:

CBQL các trường THCS ở thành phố Phan Thiết hiện nay đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn tốt.

Công tác dự báo, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm và bồi dưỡng, sử dụng CBQL thực hiện nghiêm túc, không có những sai phạm đáng kể.

Hạn chế:

Độ tuổi bình quân của CBQL tương đối cao, từ 40 – 50 tuổi chiếm tới 73,3%, tỉ lệ nữ CBQL các trường THCS còn thấp.

Trình độ chính trị tư tưởng, ngoại ngữ, tin học của CBQL còn hạn chế, một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trước khi nhận nhiệm vụ.

Công tác quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng CBQL chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xác định được các biện pháp quản lý phù hợp với sự thay đổi nhanh hiện nay.

Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế

Lãnh đạo ngành giáo dục và lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp có sự quan tâm, đồng thuận trong việc bố trí, bổ nhiệm đội ngũ CBQL có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian qua.

Đội ngũ CBQL các trường THCS đã xác định đúng đắn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi CBQL đều có chí hướng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sự phân cấp và phối hợp quản lý của các cấp chưa phù hợp.

Lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ CBQL trường THCS. Công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm chưa chú trọng đến tỷ lệ CBQL là nữ.

Một số CBQL trường THCS còn ngại khó trong học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. Ngoài ra chế độ lương và khuyến chưa thoả đáng và chưa kịp thời. Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Giải pháp NC quản lý các trường THCS TP Phan Thiết

One thought on “Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

  1. Pingback: Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464