Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thành phố Phan Thiết dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát vài nét về tình hình kinh tế – xã hội, giáo dục – đào tạo thành phố Phan Thiết

2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội

Thành phố Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên là 206,45 km2, dân số khoảng hơn 217.000 người, bờ biển dài 57,40 km. Phan Thiết là đầu mối giao thông quan trọng: có quốc lộ 1A nối các tỉnh miền Trung và miền Bắc với miền Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh, quốc lộ 55 nối với Vũng Tàu, quốc lộ 28 nối với Tây Nguyên, có tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường hàng hải đi qua; từ nhiều năm nay có khá nhiều người từ các miền trong cả nước đến lập nghiệp, chủ yếu là di dân tự do. Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

Đơn vị hành chính cơ sở gồm 14 phường, 04 xã, trong đó có 10 phường, xã ven biển.

Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Đông Nam Bộ, Phan Thiết có khu công nghiệp với tổng diện tích 118 ha. Các ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư như: chế biến lương thực, thực phẩm; lắp ráp và chế tạo cơ khí; điện và điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển công – nông nghiệp, thủy sản…

Hoạt động dịch vụ du lịch và thương mại phát triển khá nhanh, từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng. Các tiềm năng du lịch biển đang được tập trung khai thác, thu hút nhiều dụ án đầu tư, nhất là tuyến du lịch Phan Thiết – Hàm Tiến – Hòn Rơm, Long Sơn – Suối Nước – Mũi Né và mở rộng ra vùng Tiến Thành. Lượng khách đến tham quan du lịch ngày càng tăng, khách quốc tế bình quân mỗi năm tăng 30%.

Thành phố Phan Thiết được Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Trong hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, thành phố Phan Thiết đã có nhiều biến đổi quan trọng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 15% năm). Phan Thiết đã huy động nhiều nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực này để đảm bảo phát triển bền vững. Thương hiệu Mũi Né – Phan Thiết đã được khẳng định trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội được quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển; các thiết chế văn hóa được xây dựng, trùng tu, nâng cấp…Tuy nhiên, mức sống của người dân chưa đồng đều, có sự chênh lệch giữa nội thành với ngoại thành, giữa các ngành nghề còn lớn. Trình độ dân trí một bộ phận dân cư nhất là vùng ven biển còn thấp, đời sống còn khó khăn; công tác xóa đói giảm nghèo đạt được chưa vững chắc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Khái quát về sự nghiệp giáo dục – đào tạo của TP Phan Thiết Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

Từ khi có Nghị quyết Trung ương 02 (khóa VIII) về GD-ĐT, các chương trình cải cách và phát triển GD-ĐT của Chính phủ; đặc biệt có Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 36-CT/TU ngày 28/7/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố phát triển theo hướng tích cực.

Bảng 2.1: Quy mô phát triển Giáo dục và Đào tạo thành phố Phan Thiết từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2010 – 2011

Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí khá đầy đủ, phù hợp và ổn định, an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp.

Đến nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên toàn ngành là 1909 (1543 nữ), trong đó bậc mầm non có 308 (308 nữ), bậc tiểu học có 810 (689 nữ), bậc THCS có 776 (543 nữ). Công tác đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá cho đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả khá. Số giáo viên đạt chuẩn hiện nay đối với Mầm non 100%; Tiểu học 100%; THCS 99,2 %. Trên chuẩn, cấp tiểu học 54,9%, cấp THCS 36%

  • Công tác phát triển đảng: Hằng năm, Phòng GD&ĐT thành phố tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp sinh hoạt chính trị hè và chỉ đạo các trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Ngành. Hiện có 09 chi bộ cơ sở, 30 chi bộ trực thuộc.
  • Công tác đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị học tập được quan tâm, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học…Có chú trọng phát triển giáo dục ở các vùng ven, vùng khó khăn, trên cơ sở tích cực huy động sự quan tâm đóng góp từ các nguồn lực để phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá và xã hội hóa. Hiện nay, toàn thành phố có 5 trường THPT; 12 trường THCS; 31 trường tiểu học trong đó có 25 trường tiểu học 2 buổi/ ngày; bậc mầm non có 31 trường, trong đó có 23 trường công lập (gồm 5 trường mầm non và 18 trường mẫu giáo), có 8 trường mầm non ngoài công lập. Có 60 nhóm trẻ, trong đó: công lập có 12 nhóm và ngoài công lập có 48 nhóm.
  • Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được các cấp, các ngành, phụ huynh học sinh nhận thức đầy đủ hơn, do có nhiều biện pháp thiết thực huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Thông qua các hoạt động xã hội hoá giáo dục, nhiều trường học đã tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất để cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trợ cấp phương tiện học tập, quần áo cho học sinh ở các vùng ven, vùng khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 11/2003, Hội khuyến học thành phố đã đại hội thành lập, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố phát triển theo tinh thần xã hội hoá .
  • Về Công tác phổ cập : năm 1997, thành phố Phan Thiết được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, đến nay tiếp tục duy trì và giữ vững. Có 6 phường xã đã đạt chuẩn về PCGDTH đúng độ tuổi gồm các phường Đức Thắng, Đức Nghĩa, Phú Trinh, Bình Hưng, Phú Thuỷ và Thanh Hải. Năm 2003 có 4 phường đạt chuẩn phổ cập THCS là Phú Thuỷ, Xuân An, Bình Hưng và Phú Trinh.

Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của GD – ĐT phát triển chưa đều. Công tác phổ cập giáo dục THCS còn nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ, nhất là việc huy động và duy trì sỉ số đối tượng ra lớp, bám lớp. Quản lý nhà nước về giáo dục từng lúc từng nơi còn lúng túng như vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh; dạy thêm, học thêm tràn lan. Cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ cho dạy và học, các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành còn khó khăn, nơi có thiết bị thực hành nhưng không đưa vào sử dụng vì thiếu phòng. Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý ở các cấp học chưa được chuẩn hóa; chất lượng chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; số lượng đảng viên, đoàn viên tỷ lệ còn thấp và chưa đều khắp. Đến thời điểm hiện nay toàn ngành giáo dục thành phố có 214 đảng viên/2097 CBGVNV (tỉ lệ đạt 10,2%) chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chính trị của giáo dục trong thời kỳ mới của đất nước.

2.2. Giáo dục THCS thành phố Phan Thiết Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

2.2.1. Về mạng lưới trường, lớp

Đến năm học 2009-2010, toàn thành phố Phan Thiết có 12 trường THCS được phân bổ đều khắp ở các phường, xã với 337 lớp, 245 phòng và 12.691 học sinh. Tỷ lệ trung bình 38 học sinh/lớp, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện. Các trường đều được xây dựng kiên cố, 100% trường đều được lầu hóa. Các trường đều đã được trang bị tương đối đầy đủ thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học vi vính, ngoại ngữ, các dụng cụ luyện tập thể dục thể thao, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em ở địa phương.

Về quy mô các trường: 6 trường hạng 1; 2 trường hạng 2; 4 trường hạng 3.

Bảng 2.2: Thống kê số trường, lớp, học sinh bậc THCS đến năm học 2009- 2010

2.2.2. Về học sinh 

Như đã trình bày ở trên, thành phố Phan Thiết hiện có 12 trường THCS với 12.691 học sinh, so với năm học trước, năm học 2009 – 2010 giảm 888 học sinh, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đạt 98%. Số lượng học sinh giảm hàng năm so với các năm học trước là do tác động của việc giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

Bảng 2.3: Số lượng, chất lượng, hạnh kiểm, học lực học sinh THCS

Nhìn vào biểu đồ và các số liệu trên ta thấy kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh đã cho thấy rằng việc dạy và học ở cấp trung học cơ sở của thành phố Phan Thiết đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng học tập, số học sinh giỏi tăng, kết quả rèn luyện hạnh kiểm được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh yếu, kém vẫn còn ở mức 15,74%, đây là tỷ lệ còn cao cần quan tâm giải quyết.

2.2.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

Năm học 2009-2010, bậc trung học cơ sở  thành phố Phan Thiết có tổng cộng cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên. Trong đó, cán bộ quản lý: 12 hiệu trưởng, 18 phó hiệu trưởng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên thao giảng, dự giờ để trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên đã thực hiện đúng quy định theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV và Công văn 3040/BGD&ĐT-TCCB, Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT, Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT. Từ đó rà soát lại đội ngũ giáo viên của các trường THCS từng bước có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy.

Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn như sau: 708/714 giáo viên đạt chuẩn; tỉ lệ: 99,2%, trong đó trên chuẩn 257/714 tỉ lệ 36%. Tỉ lệ giáo viên trên lớp 2,09. Tỉ lệ này tuy cao hơn quy định nhưng lại không đồng đều giữa các trường nội, ngoại thành và không đồng bộ về bộ môn (môn thiếu, môn thừa).

Phòng Giáo dục&Đào tạo đã thực hiện việc luân chuyển giáo viên từ các trường nội thành ra ngoại thành. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được tỉ lệ giáo viên theo quy định.

Các trường ngoại thành vẫn còn thiếu giáo viên trong khi các trường nội thành thì thừa giáo viên. Sự mất cân đối về giáo viên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng không đồng đều giữa các trường nội và ngoại thành

Việc thực hiện các chế độ, chính sách chính xác, đầy đủ và kịp thời; nâng lương thường xuyên, nâng lương để nghỉ hưu; chuyển xếp lương theo trình độ; thực hiện giải quyết đúng các khoản phụ cấp ưu đãi của ngành, tiền dạy tăng giờ cho giáo viên. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP cho 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành. Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng về đội ngũ các trường THCS TP Phan Thiết

One thought on “Luận văn: Khái quát cán bộ các trường THCS Tp Phan Thiết

  1. Pingback: Luận văn: Đội ngũ cán bộ các trường THCS T.p Phan Thiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464