Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hoài Nhơn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua, là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề. Phía Bắc giáp huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi; Phía nam giáp huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định; Phía tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão; Phía đông giáp Biển Đông.[27]

Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 2 thị trấn: Các xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc và 02 thị trấn: Bồng Sơn, Tam Quan.

Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính: Dạng địa hình đồng bằng: Được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m. Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.

Khí hậu huyện Hoài Nhơn chia thành 2 mùa rõ rệt:  Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 08, mùa này có gió Tây khô nóng, nhiệt độ trùng bình 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 12, mùa nay có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, lốc xoáy kéo theo mưa lớn gây nên lũ lụt nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Hoài Nhơn có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn (Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn huyện Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với lượng nước đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc huyện.

Hoài Nhơn có tổng diện tích đất tự nhiên 41.295ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Granít, Gơnai và đá Bazan được phong hóa thành 9 nhóm đất chính và chia làm 5 loại đất.

Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 Km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao.

Hoài Nhơn có trên 20.086,7 ha đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 5.433,8 ha rừng tự nhiên. Tương đối đa dạng như: Cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân …), Ti tan ở các xã ven biển..

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội

Trong giai đoạn từ 2010 đến nay dưới sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị và người dân trong huyện, nền kinh tế Hoài Nhơn tiếp tục tăng trưởng và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường đầu tư, điện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Từ năm 2010 đến 2015, tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân 12.6%/năm. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 19%/năm, thương mại – dịch vụ 25%/năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm. [21] Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Sản xuất nông – ngư – lâm nghiệp phát triển khá, các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao ngày càng nhiều. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đạt kết quả tốt, từng bước chuyển dịch cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Hệ thống kênh, mương thủy lợi, hồ đập từng bước được kiên cố hóa, bảo đảm dung tích phục vụ sản xuất. Chăn nuôi tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng về năng lực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế quan trọng của huyện, trên 70% ngư dân đã cải hoán tàu thuyền có công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác hải sản bình quân hơn 43.000 tấn/năm; trong đó, nghề câu cá ngừ đại dương là một thế mạnh của ngư dân Hoài Nhơn. [21]

Năm năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụ của huyện tăng trưởng khá cao, đã làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của huyện. Nếu năm 2010, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ chiếm 53,8%, thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ này là 68%. Toàn huyện có 08 cụm công nghiệp, 01 khu chế biến thủy sản tập trung, có 33 doanh nghiệp hoạt động, trên 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thu hút gần 10.000 lao động. Các ngành công nghiệp may, khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, chế biến hải sản; các làng nghề truyền thống, như chiếu cói, thảm xơ dừa, bánh tráng, bún … tiếp tục phát triển, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hệ thống lưới điện quốc gia tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Thương mại – dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. [21]

Cùng với cả nước, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn luôn xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; từ đó, chủ động các nguồn lực, tự nguyện đóng góp, tham gia thực hiện chương trình, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại… Về Hoài Nhơn hôm nay, diện mạo nông thôn đã thay đổi khá nhiều, tốt đẹp hơn.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tốt. Ngành giáo dục huyện được Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bình Định đánh giá là đơn vị dẫn đầu ngành toàn tỉnh nhiều năm liền; số học sinh giỏi các cấp và số học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng lên hằng năm. Đội ngũ giáo viên bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trên 99%. Huyện được công nhận đạt Chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có 69,5% số trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia. 100% số xã, thị trấn trong huyện đạt Chuẩn quốc gia về y tế; 98,8% số thôn, khối phố được công nhận thôn, khối phố sức khỏe; trên 92% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em được quan tâm.[21] Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng cùng với thế mạnh về các môn thể thao, như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,… ngày càng sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Huyện đã đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thể dục, thể thao quần chúng. Đến nay, có 53,3% số xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 50% thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 72,6% thôn, khối phố, 89,2% cơ quan, đơn vị, trường học, 91,2% hộ gia đình được công nhận danh hiệu văn hóa. Hệ thống đài truyền thanh được đầu tư nâng cấp, phủ sóng hầu hết các địa bàn dân cư, thường xuyên hoạt động, chất lượng tin, bài ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm hơn 2,3%. Chính sách đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước và chính sách an sinh xã hội được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân chăm lo chu đáo. [21]

2.2. Thực trạng về hoạt động đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

2.2.1. Tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Nguồn gốc để huy động vốn đầu tư là từ GDP, hay nói một cách cụ thể hơn là trong tổng sản phẩm do toàn xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngoài thông qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô quốc gia, đối với quy mô của một địa phương còn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ Trung ương.

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ đầu tư công trên GDP

Trên biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ đầu tư công/GDP của huyện tăng dần từ 18.1% năm 2012 và đến năm 2014 đạt tỷ lệ 28%, đến năm 2001 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thì tỷ lệ này giảm xuống 24%. Từ năm 2015 tỷ lê đầu tư công/GDP của huyện tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất năm 2016 với mức trên 32%. Nếu so với các huyện trong tỉnh thì tỷ lệ đầu tư công/GDP của huyện Hoài Nhơn cao hơn nhiều. Nguyên nhân của điều này là do ở huyện, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa phát triển mạnh nên tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội bị thu hút đầu tư từ nguồn đầu tư công.

2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Trong những năm gần đây cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, vốn đầu tư công có xu hướng tăng trưởng thấp hơn so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trừ năm 2012 và năm 2013 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trong thời kỳ 2012 – 2016, tổng vốn đầu tư công tăng bình quân 10,2%/năm (theo giá cố định), thấp hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (15,1%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,5%/năm); Trong thời kỳ 2012-2016, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng bình quân 10,5%/năm  chiếm khoảng 51,7% tổng vốn đầu tư công. Vốn vay của Nhà nước, trong đó chủ yếu là vốn tín dụng đầu tư nhà nước, đạt mức tăng trưởng bình quân 12,0%/năm, chiếm khoảng 23,1% tổng vốn đầu tư công. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác đạt mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm trong thời kỳ 2012-2016, thấp nhất trong các nguồn vốn của Nhà nước; chiếm khoảng 25,2% tổng vốn đầu tư công. Giai đoạn 2012- 2016 đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 50%.

2.2.3.Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công trên đia bàn huyện Hoài Nhơn

Giai đoạn 2011 -2016 cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là nông nghiệp – công nghiệp – thương mại, dịch vụ. Đầu tư công chủ yếu tập trung vào kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư. Trong đó đầu tư cho nông nghiệp mà chủ yếu là kết cấu hạ tầng lên quan đến kênh mương nội đồng để khai hoang phục hóa, ngăn lũ, nâng cao năng suất nông nghiệp của cả huyện, ổn định đời sống nhân dân.

2.2.3.1. Lĩnh vực giáo dục đào tạo Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011 – 2016 trên 76 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 20 tỷ đồng. Trong năm 2016 tổng số vốn chi cho đầu tư lĩnh vực giáo dục là hơn 3 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 606 triệu đồng; huyện đã tập trung củng cố và phát triển hệ thống trường tiểu học, mầm non. Các dự án hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2016 với tổng số vốn đầu tư là 59 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 13 tỷ đồng bao gồm các công trình: Trường tiểu học Hoài Xuân với tổng số vốn đầu tư là 1,9 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 574 triệu đồng; trường tiểu học số 2 Hoài Đức là 4,6 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 1,3 tỷ đồng; Trường Mần non Họa Mi là 6,6 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 1,3 tỷ đồng; Trường THCS Tam Quan Bắc là 3 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 765 triệu đồng; Trường tiểu học số 1 Tam Quan Bắc là 2 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 681 triệu đồng; Trường tiểu học Bồng Sơn Tây là 3,9 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 950 triệu đồng;  Trường tiểu học số 2 Tam Quan Nam là 1,8 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 532 triệu đồng; Trường mầm non Hoài Châu Bắc là 6 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 3 tỷ đồng; Trường tiểu học số 2 Hoài Tân là 6,7 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 1 tỷ đồng; Trường tiểu học số 1 Hoài Thanh là 5 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 514 triệu đồng; Trường mẫu giáo Hoài Hải là 8 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 1,5 tỷ đòng; trường tiểu học số 2 Tam quan Bắc là 4,6 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 489 triệu đồng. Trong năm 2017 trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn có một số công trình dự kiến khởi công như trường tiểu học Hoài Hải (Nhà lớp học 2 tầng 12 phòng) với tổng số vốn đầu tư là 5,3 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 2,4 tỷ đồng; Trường THCS  Hoài Thương (nhà lớp học bộ môn) với tổng số vốn đầu tư là 5,8 tỷ đồng; trường THCS Tam Quan (nhà lớp học bộ môn) vốn tổng số vốn đầu tư là 5,8 tỷ đồng. Kết quả đầu tư trên đã góp phần từng bước thay thế các phòng học tạm, không còn tình trạng phải học ghép, học 03 ca, tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học phục vụ sự nghiệp giáo dục của huyện, hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, góp phần giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở của địa phương.

2.2.3.2. Về lĩnh vực giao thông Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Huyện đã tập trung nguồn vốn để đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đường. Giai đoạn 2011 – 2016 Huyện Hoài nhơn dự kiến đầu tư 615 tỷ để thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông. Các dự án hoàn thành, bàn giao và đưa vào sự dụng trước ngày 31/12/2016 của huyện Hoài Nhơn với tổng nguồn vốn đầu tư là 496 tỷ đồng cụ thể: Dự án cầu vào khu nuôi tôm Công Lương với số vốn đầu tư là 796 triệu đồng trong đó ngân sách địa phương là 294 triệu đồng; dự án đường Bạch Đằng thị trấn Bồng Sơn với tổng số vốn là 38 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 13 tỷ đồng; tuyến đường dọc kênh Lại Giang, thị trấn Bồng Sơn (đoạn từ nhà thời Tin Lành đến cầu số 4) với tổng số vốn đầu tư là 15 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là hơn 2 tỷ đồng; dự án đường bê tông giao thông nông thon và cầu qua kênh N1 là 5 tỷ đồng tròng đó ngân sách địa phương là 1,7 tỷ đồng; dự án đường phía Tây Bình Định (An Nhơn – Hoài Nhơn) với tổng số vốn đầu tư là 21,7 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 356 triệu đồng; dự án nâng cấp, cải tạo nút giao thông đường Hai Bà Trưng – Trần Hưng Đạo là 2,9 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; đường vào khu di tích danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (giai đoạn 1) với tổng số vốn đầu tư là 14 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 20 tỷ đồng; Nâng cấp, mở rộng đường Bạch Đăng (đoạn từ đường 28/3 đến đường Nguyên Trân và nút giao đường 28/3 đến đê bao) bốn tổng số bốn đầu tư là 6,2 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; Đường Đê bao đến đường Nguyễn Trân với tổng số vốn đầu tư là 7,8 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; dự án chuyển tiếp hoàn thành năm 2017 là dự án tuyến đường Lê Lợi nối dài và các khu dân cư đọc thị trân Bồng Sơn với tổng số vốn là 110 tỷ đồng và một số công trình dự kiến khởi công năm 2017 như xây dựng tuyến trường và hệ thống điện vào khu SH02-BDD thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh với tổng số vốn đầu tư là 7,7 tỷ đồng.

2.2.3.3. Về thủy lợi

Giai đoạn 2011 – 2016 huyện Hoài Nhơn dự kiến đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi là 848,7 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 98,9 tỷ đồng. Các dự án công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2016 với tổng số vốn đầu tư là 226 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 36,2 tỷ đồng bao gồm các công trình sau: hệ thống cấp nước ngọt nuôi tôm Hoài Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 2,5 tỷ đồng; dự án đập dâng Bà Biên, xã Tam Quan Nam là 7,1 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 2,8 tỷ đồng; dự án gia cố mặt kè chống xói lở bờ Nam sông Lại Giang với tổng số vốn đầu tư là 7,3 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 829 triệu đồng; dự án kè chống xói lở khu dân cư thôn Trường Xuân Tây là 18, 1 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 1,4 tỷ đồng; dự án chống xói lở sông Dây với tổng vốn đầu tư là 7,1 tỷ đồng; dự án sữa chữa đập ngăn mặn Ông Khéo là 6,9 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 1,3 tỷ đồng; dự án kè chống xói lở thôn Công Thạnh giai đoạn 1 là 5,3 tỷ đồng; đê kè chống xói lở bờ biển Tam Quan giai đoạn 1 là 8,9 tỷ đồng; hệ thống kênh mương 3 Bàu, Thiện Đức với tổng số vốn đầu tư là 5,4 tỷ đồng; Bê tông hóa kênh tưới hồ chứa nước Văn Khánh Đức với tổng số vốn đầu tư là 4,7 tỷ đồng; kè chống xói lở thôn Thạnh Xuân Đông giai đoạn 2 là 9,4 tỷ đồng; Đập dâng Ngã 3 – Cầu Tiến, xã Hoài Châu Bắc có tổng số vốn đầu tư là 7,2 tỷ đồng; Tràn xã lũ hồ ông Trĩ là 4,3 tỷ đồng; Kè chống xói mòn thôn Thạnh Xuân Đông giai đoạn 1 là 8,1 tỷ đồng; Kè nối tiếp thượng lưu đạp ngăn mặ Công Lương là 3,1 tỷ đồng; kè chống sạt lở bờ Nam sông Lại Giang là 8,1 tỷ đồng; kè ngăn lũ khu dân cư Phú An – Hoài thương có tổng số vốn đầu tư là 5,5 tỷ đồng; Khắc phục sự cố xói lỡ kè dọc sông Lại Giang, đoạn từ cầu Sắt đến xã Hoài Xuân là 1 tỷ đồng. Các dự án chuyển tiếp hoàn thành năm  2017 với tống số vốn đầu tư 123 tỷ đồng bao gồm các công trình nạo vét khơi thông luồng, kế hợp tận thu các nhiễm mặn khu vực cửa biển Tam Quan giai đoạn 2 với tổng số vốn là 26 tỷ đồng,; dự án kè chống xói lở thôn Công Thạnh giai đoạn 2 là 17, 3 tỷ đồng; dự án đê kè chống xói lở bờ biển Tam Quan giai đoạn 2 là 79 tỷ đồng. Một số dự án khởi công mới năm 2017 với tổng số vốn đầu tư là kè chống xói lở thôn Thạnh Xuân Đông giai đoạn 3, kè chống sạt lở bờ sông Lại Giang, đoạn nhánh sông Kim Sơn, kè chống sạt lở bờ sông, đoạn từ thôn Mỹ Thọ tiếp giáp thôn Khánh Trạch, xã Hoài Mỹ, kè bảo vệ khu dân cư dọc bờ sông Hoài Hải đoạn từ thôn Kim Giao Nam đến thôn Kim Giao Bắc giai đoạn 1. Giai đoạn 2016 – 2020 có dự án lớn là đập dâng Bồng Sơn ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất với tổng số vốn đầu tư lầ 350 tỷ đồng. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

2.3.3.4. Lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng

Đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn rất được quan tâm điều đó thể hiện trong việc giai đoạn 2011 – 2016 Hoài Nhơn đầu tư với tổng số tiền lên đến 627,6 tỷ đồng để thực hiện các dự án.

Các dự án hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2016 với tổng số vốn đầu tư 325,6 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 270,6 tỷ đồng bao gồm các công trình như: Trụ sở làm việc khối dân vận và mặt trận huyện tại thị trấn Bồng Sơn (trụ sở làm việc 3 tầng với diện tích 1.320m2, nhà để xe, tường rào) với tổng số vốn đầu tư là 10,1 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 6,6 tỷ đồng; dự án đền thờ liệt sỹ huyện Hoài Nhơn có tổng diện tích là 10.240m2 với tổng vốn đầu từ là 18,2 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 14,7 tỷ đồng; dự án bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Hoài Nhơn giai đoạn 1 với tổng số vốn đầu tư là 49,2 tỷ đồng trong đó ngân sách địa phương là 11,6 tỷ đồng; dự án kho lưu trữ lịch sử  chuyên dụng huyện Hoài Nhơn với tổng số vốn đầu tư là 4,5 tỷ đồng; dự án hệ thống thoát nước tuyến nối cống thoát nước khu vực Tây Bắc chợ Bồng Sơn đến trục tiêu sông Xưởng với tổng số vốn đầu tư 6,6 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; dự án san lấp mặt bằng từ nhà ông Tưởng đến nhà ông Tùng với tổng vốn đầu tư là 5,1 tỷ đồng; dự án khu Gò Gương di dời hệ thống trụ điện dọc tuyến 2,4 cụm công nghiệp Bồng Sơn giai đoạn 2 thuộc trục 473, 474 và 478 –E16 tram

110KV Hoài Nhơn với tổng vốn đầu tư là 1,02 tỷ đồng; hệ thống thoát nước khu vực xóm 7, 8, 9 thôn Đệ Đức 3 và thông tuyeetsn mương từ trường THCS số 2 Bồng Sơn thoát qua cống gần nhà ông Quỳ với tổng vốn đầu tư là 1,6 tỷ đồng; Điểm tái định cư số 1 khu tái định cư dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1, đoạn Km1125-Km1153 với tổng số vốn đầu tư là 12,3 tỷ đồng; Điểm tái định cư số 7 khu tái định cư đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km1125-Km1153 với tổng số vốn đầu tư 33,9 tỷ đồng; khu vực hành chính dịch vụ và dân cư tuyến đường Bạch Đằng thị trấn Bồng Sơn giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư la 86 tỷ đồng; Điểm tái định cư số 5 khu tái định cư dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1, đoạn Km1125-Km1153 với tổng số vốn đầu tư 46 tỷ đồng; Dự án chuyển tiếp hoàn thành năm 2017 với tổng số vốn đầu tư 135 tỷ đồng gồm các dự án khu tái định vùng thiên tai Bàu Rong giai đoạn 1, giai đoạn 2; Khu hành chính dịch vụ và dân cư tuyến đường Bạch Đằng giai đoạn 1; Dự án khởi công mới năm 2017 với tổng vốn đầu tư 165 tỷ đồng gồm các dự án đền thờ liệt sỹ huyện Hoài Nhơn và khu hành chính dịch vụ và dân cư tuyến đường Bạch Đằng giai đoạn 2 và tuyến đường đê bao.

2.2.4. Về phân bổ vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Cơ cấu vốn đầu tư theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2013 – 2016. Vốn đầu tư công do Trung ương quản lý chiếm 60% năm 2013 giảm xuống còn 50% năm 2014 và gần như giữ nguyên đến nay. Trước năm 2013, tất cả các dự án được quyết định ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2013 quyết định dự án đầu tư được phân cấp theo tính chất của dự án và từ năm 2016 phần lớn các dự án đầu tư được phân cấp cho ngành và địa phương. Điều này làm cho đầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng có vốn điều kiện thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn lại ít được đầu tư. Phân cấp đầu tư đã làm phát sinh nhiều dự án kết cấu hạ tầng có tính manh mún và không hiệu quả, đặc biệt là khu công nghiệp, khu kinh tế…

2.3. Thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư công tại huyện Hoài Nhơn

UBND huyện Hoài Nhơn là chủ thể quản lý đầu tư công trên địa bàn, ủy ban nhân dân huyện là đơn vị hành chính trực tiếp QLNN đối với đầu tư công. ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn là cấp quản lý trung gian giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền xã. ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn có nhiệm vụ Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý; Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý; Quyết định chủ trương đầu tư dự án; Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý; Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, công tác giá; kế hoạch và đầu tư; công tác quy hoạch; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân Huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hình 2.2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu tư công tại

UBND huyện Hoài Nhơn rất quan tâm đến việc ban hành và phổ biến văn bản về các hoạt động liên quan đến đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, do đó công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện về đầu tư công đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thường xuyên được bổ sung, sữa đổi để phù hợp với các quy định mới và cũng như tình hình thực tế của địa phương đã nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Nhằm cụ thể hóa các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện, căn cứ Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều Quyết định, chỉ thị về quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư… cụ thể các văn bản ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn đã ban hành như:

  • Quyết định 5003/QĐ-CTUBND ngày 18/09/2012 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn về việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn Xây dựng cơ bản năm 2012.
  • Quyết định 03/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn Xây dựng cơ bản năm 2013.
  • Công văn 172/UBND-CV ngày 20/03/2013 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn về việc khẩn trương hoàn thành giải ngân hết nguồn vốn TW hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.
  • Công văn 485/UBND-VP ngày 11/07/2013 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn về việc triển khai xây dựng các hạng mục công trình tại khu tái định cư Gò Gương Bồng Sơn.
  • Thông báo 297/TB-UBND ngày 15/11/2013 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn thông báo kết luận của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Quốc Việt về chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng năm 2013.
  • Công văn số 950/UBND-TCKH ngày 26/11/2014 về việc thực hiện báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo năm 2014.
  • Quyết định 9803/QĐ-UBND ngày 22/09/2014 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn về việc thu hồi đất để xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km 1125-Km1153 huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Công văn 964/UBND-XD ngày 07/11/2016 của ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn về việc tăng cường quản lý dự án đầu tư, quản lý chất lượng xây dựng công trình.

Công tác hướng dẫn và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng được quan tâm chỉ đạo, các ngành đã thường xuyên cập nhật, hướng dẫn các chủ đầu tư, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, công tác phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức thực hiện còn sơ sài, chưa quán triệt sâu rộng đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, dẫn đến có nơi thực hiện chưa đúng quy định. Vốn đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn vốn ngân sách huyện và các nguồn huy động hợp pháp rất khó khăn, dẫn đến còn nhiều công trình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng, nhất là các công trình thuộc nguồn cân đối ngân sách phân cấp huyện, nguồn vốn 30a. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Hệ thống văn bản pháp luật từng bước được hoàn thiện cùng với việc phân cấp quản lý mạnh mẽ đã góp phần khắc phục dần các tồn tại trong đầu tư xây dựng như phân bổ vốn đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp,… Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và nhà thầu về cơ bản chấp hành tương đối đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, các bước thực hiện đều tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định. Nhiều công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu trong đó chủ yếu là đầu tư xây dựng các công trình nhỏ được thực hiện ở các địa bàn vùng cao, khó khăn đã tạo điều kiện cho người dân nghèo ổn định và phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc.

2.3.3 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Về công tác quy hoạch, huyện Ủy, ủy ban nhân dân đã đỉ đạo các bước xây dựng quy hoạch đối với hoạt động đầu tư công bao gồm :

Công tác lập quy hoạch đã được thực hiện gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2015, tầm nhìn 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp xã; quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch xây dựng huyện và quy hoạch sử dụng đất các cấp. Các bước tiến hành lập quy hoạch tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Việc thẩm định quy hoạch được tổ chức thực hiện phù hợp với Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị, thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Công tác phê duyệt quy hoạch được các chủ đầu tư thực hiện và trình duyệt đúng thẩm quyền và thời gian quy định.

Về công tác kế hoạch, ủy ban nhân dân huyện trên cơ sở quy hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch, cụ thể:

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của huyện Hoài Nhơn được xây dựng căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Khung hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ban hành Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện để ủy ban nhân dân các xã các ngành triển khai thực hiện.Trên cơ sở đó tài chính kế hoạch hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện được tổng hợp từ kế hoạch của các cấp, các ngành, tuân thủ đúng các yêu cầu tại Chỉ thị xây dựng kế hoạch, Khung hướng dẫn và phù hợp với kế hoạch 5 năm. Trong quá trình xây dựng kế hoạch có sự giám sát, thẩm tra của các phòng ban liên quan và ý kiến tham gia của Sở Kế hoạch đầu tư, sở tài chính.

Có thể nói, công tác quy hoạch và kế hoạch của huyện Hoài Nhơn đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, các phương án quy hoạch đã bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện, phù hợp với tình hình điều kiện tự nhiên và nguồn lực của địa phương; làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, đồng thời làm căn cứ huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế như đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm, việc xác định các công trình trọng điểm cấp thiết để ưu tiên đầu tư đáp ứng việc kích cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện chưa đạt mục đích.

2.3.4. Thực trạng công tác đánh giá, giám sát đầu tư công trên đia bàn huyện Hoài Nhơn

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn huyện được ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các ngành, ủy ban nhân dân các xã, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong công tác giám sát đầu tư, thường xuyên đôn đốc, nên công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Các dự án được các chủ đầu tư thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thực hiện; hàng quý, 6 tháng và năm báo cáo kết quả thực hiện.

Tuy nhiên, chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn vẫn còn những hạn chế, báo cáo định kỳ chưa được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, nội dung một số báo cáo còn thiếu thông tin theo quy định.

2.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư công trên đia bàn huyện Hoài Nhơn

Trong những năm qua, Hoài Nhơn đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra về phân bổ vốn và sử dụng vốn đầu tư ở các xã. Nội dung thanh tra tập trung vào các vấn đề như: công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển; công tác lập, bố trí vốn đầu tư cho các dự án; công tác quản lý và sử dụng vốn tại các dự án; công tác triển khai, thực hiện các dự án đầu tư; công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Theo số liệu của Thanh tra huyện, giai đoạn 2012 đến 2016, Thanh tra huyện và các ngành đã tiến hành triển khai cuộc thanh tra (thanh tra huyện 15 cuộc). Tổng số tiền vi phạm được phát hiện là 975.788.428 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp Ngân sách nhà nước 460.233.310 đồng cụ thể: Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Năm 2012: huyện tiến hành 6 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 354.215.356 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp Ngân sách nhà nước 107.562.302 đồng;

Năm 2013: huyện tiến hành 5 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 322.494.713 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp Ngân sách nhà nước 104.801.398 đồng;

Năm 2014: huyện tiến hành 7 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 312.562.125 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp Ngân sách nhà nước 101.203.698 đồng; + Năm 2015: huyện tiến hành 5 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 379.472.823 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp Ngân sách nhà nước 111.364.398 đồng.

Năm 2016: Thanh tra huyện tiến hành 6 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 316.557.540 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp Ngân sách nhà nước 173.820.892 đồng;  Qua thanh tra cho thấy phần lớn các dự án đều có các sai sót trong khâu lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán như tính sai khối lượng; thiết kế thiếu chi tiết; số liệu khảo sát chưa phản ánh đúng thực tế, dẫn đến giải pháp kỹ thuật chưa phù hợp nên phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.

Các sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra đã được các chủ đầu tư kịp thời khắc phục; chủ đầu tư đã chấp hành nghiêm túc kết luận của thanh tra và thực hiện đầy đủ nghĩ vụ tài chính theo kết luận của thanh tra.

Nhìn chung công tác thanh tra kiểm tra được các cấp quan tâm nên đã có nhiều chuyển biến Qua kết luận của thanh tra và kết quả các cuộc kiểm tra, các cấp, các ngành đã kịp thời tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện có biện pháp khắc phục và chỉ đạo cụ thể đối với các chủ đầu tư, nên tiến độ thực hiện các dự án đã có chuyển biến, tiến độ giải ngân đã cơ bản đáp ứng yêu cầu và số dư tạm ứng ở các dự án đã giảm; các sai phạm đã được khắc phục; các chủ đầu tư đã chấp hành nghiêm túc kết luận của thanh tra và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Các tồn tại, sai phạm về đầu tư xây dựng được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra:

  • Hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và còn thiếu thống nhất về một số nội dung nên dẫn tới việc hiểu và vận dụng thực hiện khác nhau.
  • Công tác khảo sát để lập hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật còn yếu kém, sai sót dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung khối lượng thực hiện.
  • Trong công tác lập dự toán công trình vẫn còn tình trạng áp sai đơn giá, định mức, khối lượng làm tăng chi phí xây dựng.
  • Còn có tình trạng tổ chức đấu thầu hình thức, có biểu hiện thông thầu, đặc biệt đối với các công trình nhỏ ở các địa phương dẫn tới hiệu quả đấu thầu thấp, không có tính cạnh tranh.
  • Tiến độ thực hiện chậm ở hầu hết các dự án, công trình được thanh tra, kiểm tra dẫn tới tăng chi phí xây dựng, hiệu quả đầu tư thấp.
  • Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng thực hiện còn nhiều sai sót, sai phạm, giải ngân chậm. Qua thanh tra các dự án đầu tư xây dựng trong 3 năm, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành và địa phương cả nước đã kiến nghị giảm trừ thanh toán, xuất toán và thu hồi hàng ngàn tỷ đồng.
  • Công tác quyết toán dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng hầu hết đều thực hiện chậm, không đúng thời gian quy định.

2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý đối với đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

2.4.1 Những kết quả đạt được trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Thứ nhất, với số vốn được trung ương giao từ năm 2012-2016 và các nguồn vốn khác, huyện đã sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, đảm bảo ổn định quốc phòng – an ninh.

Thứ hai, từ năm 2012 đến nay các dự án, công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện  đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xóa đói giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trong vùng hưởng lợi dự án. Nhìn chung các dự án thi công có chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phát huy hiệu quả dự án.

Thứ ba, trong quá trình quả lý đầu tư công trên địa bàn huyện, ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn luôn tuân thủ đúng các quy định chung của cả nước về đầu tư công. Đồng thời, căn cứ các quy định này, Hoài Nhơn cũng banh hành các văn bản hướng dẫn, các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền. Tất cả các bước “cần phải có” trong quy trình quản lý đầu tư công hiệu quả đều đã được thực hiện trong thực tế. Các quy hoạch sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức kinh tế, xã hội và mọi người dân được biết, là căn cứ để các cấp, các ngành xây dựng, chấp thuận, phê duyệt các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư được thực hiện phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, có tác động và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Việc triển khai thực hiện dự án: Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã thực hiện đúng theo các quy định.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

2.4.2.1. Hạn chế trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thì công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau:

Thứ nhất, Bộ máy quản lý đầu tư công chưa hiệu quả. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chưa ngang tầm, yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành gây thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ cán bộ, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư xây dựng còn kém. Lãnh đạo không ít xã chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của mình trong công tác đầu tư xây dựng. Báo cáo của các xã về đầu tư vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhìn nhận hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, Công tác quy hoạch của huyện hiện nay chưa theo kịp với yêu cầu phát triển bền vững. Nhiều quy hoạch chất lượng chưa cao, tầm nhìn còn hạn chế, chậm được điều chỉnh, các quy hoạch ngành và địa phương chưa được lồng ghép kết nối vào quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, các đơn vị tư vấn nghiên cứu quy hoạch còn hạn chế về ý tưởng, chất lượng đề án quy hoạch chưa cao. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Thứ ba, quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư và chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. Trong phân bổ vốn đầu tư, một địa phương phân bổ vốn cho dự án không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, liên tục, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được coi trọng. Công tác giám sát nội bộ hiệu quả thấp. Hầu như rất ít vụ tham nhũng gây thất thoát, lãng phí được phát hiện thông qua giám sát nội bộ hoặc giám sát của đại diện chủ sở hữu hoặc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Một số xã trong một số dự án cụ thể đã không chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước, dẫn đến tình trạng phân bổ vốn đầu tư dàn trải, nợ đọng, kéo dài tiến độ thực hiện, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư. Một số các dự án đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đầu tư. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy các công trình, dự án đều có sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết kế, đấu thầu, sử dụng vốn có đầu tư sai mục đích, nghiệm thu, thanh toán khống, quyết toán sai so với khối lượng thực tế đã thi công, đơn giá, định mức… gây thất thoát, lãng phí. Việc xử lý các sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa kịp thời, nghiêm minh. Việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quá trình đầu tư dự án không rõ ràng, cụ thể, không đủ sức răn đe nên chưa có tác động tích cực trong việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát trong đầu tư, xây dựng. Vì vậy, đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư công.

Thứ năm, công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu xuất phát từ nguyên nhân các phòng ban, cơ quan chưa tập trung lập và hoàn thành các quy hoạch ngành, lãnh thổ, khu vực và quy hoạch chi tiết. Sự thiếu đồng bộ trong công tác lập quy hoạch xuất phát từ việc thiếu phối hợp quy hoạch giữa các phòng ban chức năng liên quan.

Thứ sáu, hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, việc lấy ý kiến của các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật còn bị động. Hệ thống các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư (đất đai, xây dựng, thuế…) đã gây trở ngại cho việc thực hiện đầu tư theo hướng đơn giản hóa. Hiện tượng phân tán, chồng chéo, trùng lắp về thủ tục hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, gây trở ngại, đẩy chi phí đầu tư lên cao, làm môi trường đầu tư kinh doanh của Hoài Nhơn kém tính hấp dẫn, cạnh tranh.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công được nêu ở trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

Thứ nhất, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, bệnh thành tích theo nhiệm kỳ, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn bị đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư, vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt… là những nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tư chưa đúng. Tăng GDP chạy theo số lượng, tìm mọi cách tăng lượng vốn đầu tư, trước hết là đầu tư công diễn ra phổ biến trong tổ chức thực hiện đầu tư. Bố trí đầu tư vượt quá khả năng cho phép, phân bổ đầu tư cho cả những dự án chưa đủ thủ tục, những dự án chưa cần thiết, bất chấp hiệu quả làm phát sinh đầu tư dàn trải, nợ đọng lớn. Trong nhiều dự án, chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng tách rời người vận hành công trình sau khi công trình được đưa vào sử dụng nên chủ đầu tư thường buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nhà thầu; có trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu câu kết với nhau để thực hiện các hành vi sai trái.

Thứ hai, tình trạng vi phạm trong quản lý nhà nước đối với đầu tư công vẫn còn là do nguyên nhân kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thiếu thường xuyên và đội ngũ thanh tra, kiểm tra, kiểm sát không đủ về số lượng và chất lượng. Xử lý sau thanh tra, không kiên quyết né tránh, kéo dài và nhiều công việc thanh quyết toán không được kiểm tra.

Thứ ba, do đầu tư phân tán, vốn ưu tiên được phân bổ vào quá nhiều dự án; các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu tư phân tán, dàn trải dẫn đến dư thừa công suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hành không giảm; đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tư các dự án không cần thiết dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng được hoặc công trình dở dang, không hoàn thành được, lãng phí vốn đầu tư.

Thứ tư, tư duy ỷ lại vào đầu tư của ngân sách nhà nước còn nặng nề. Các xã ít chủ động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn vốn khác như đầu tư tư nhân để tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Khi vốn ngân sách không đáp ứng được tiến độ thi công, nhất là trong điều kiện giá xây dựng đang tăng cao như hiện nay, thì việc huy động dự án vào sản xuất, kinh doanh bị chậm, không phát huy được hết công suất.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 tác giả tập trung phân tích thực trạng để làm rõ bức tranh toàn cảnh về quản lý nhà nước đối với đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Mở đầu chương 2 tác giả giới thiệu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tìm kiếm những lợi thế và khó khăn từ điều kiện thực tế của huyện Hoài Nhơn. Tiếp đến khái quát hóa về tình hình đầu tư công của huyện và tập trung phân tích thực trạng quản lý công tại huyện Hoài Nhơn trên cơ sở khung lý luận đã đề cập ở chương 1. Trên cơ sở phân tích thực tế tác giả tiếp tục đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa phương để tìm ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế còn gặp phải và tìm ra các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp trong chương 3. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Giải pháp quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn

One thought on “Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Hoài Nhơn

  1. Pingback: Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464