Khóa luận: Thực tiễn hoàn thiện quy định về thừa kế theo pháp luật

Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện những quy định về thừa kế theo pháp luật

3.1.Một số vấn đề còn tồn tại trong các quy định về thừa kế theo pháp luật 

Bộ luật Dân sự năm 2019 ra đời thay thế BLDS năm 2009 đã thể chế hóa một cách đầy đủ các quan điểm và nhiệm vụ cải cách tư pháp theo hướng: đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch dân sự, thúc đẩy các quan hệ pháp luật về dân sự phát triển lành mạnh, hoàn thiện chế định hợp đồng… từng bước hoàn thiện và phát triển hành lang pháp luật về dân sự, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, BLDS năm 2019 có nhiều quy định chưa cập nhật với thực tiễn cuộc sống, một số quy định chưa được cụ thể, rõ ràng hoặc còn chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản luật khác… trong đó có các quy định về thừa kế theo pháp luật.

  • a) Về quyền thừa kế thế vị của cháu và chắt

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2019 thì: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Với quy định trên, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do có một trong các hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2019 sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ.

  • Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS năm 2019: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như: Khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con nuôi của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không? Người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không? Có quan điểm cho rằng trường hợp không được thừa kế thế vị, trường hợp được thừa kế thế vị, còn trường hợp chỉ được thừa kế thế vị nếu người để lại di sản coi như cháu ruột.

Quy định trên còn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa “con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi” mà không có nội dung nào quy định liên quan đến trường hợp của “cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện là “Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy, có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung của điều luật đã không có sự thống nhất với nhau.

  • Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2019 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như: thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con; hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chỉ từ một bên (người được thừa kế) và nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng về tình cảm giữa họ đối với nhau không như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật của nhau không?. Ngoài ra, việc xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại không quy định trong trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2019 về người thừa kế theo pháp luật.

Có quan điểm còn cho rằng, nên bỏ quy định về thừa kế thế vị của con riêng, vì giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với lý do là giữa họ không có mối quan hệ huyết thống và cũng không có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nếu có ràng buộc đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Có thể lý giải cho cơ sở của quan điểm này là xuất phát từ sự so sánh với trường hợp người con dâu không được hưởng thừa kế đối với phần di sản của cha mẹ chồng, vì giữa họ không có mối quan hệ huyết thống, nhưng do phong tục tập quán của người Việt và trên thực tế phần lớn người con dâu cũng là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chồng. Chính vì vậy, quan điểm trên cho rằng việc quy định con riêng được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng, mẹ kế là không thuyết phục và cần phải được xóa bỏ.

Điều 654 BLDS năm 2019 còn cho thấy việc dẫn chiếu đến Điều 652 và Điều 653 làm cho người đọc có sự hiểu nhầm là thiếu Điều 651 về người thừa kế theo pháp luật, nhưng ở Điều 653 đã có dẫn chiếu đến Điều 651; đồng thời còn thể hiện sự trùng lắp khi Điều 653 đã có dẫn chiếu đến Điều 652 nhưng Điều 654 lại tiếp tục dẫn chiếu đến Điều 652. Lẽ ra, các nhà làm luật chỉ cần dẫn chiếu trực tiếp đến Điều 651 và Điều 652 sẽ hợp lý và chính xác hơn.

3.2.Thực tiễn về thừa kế trong giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, các tranh chấp về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta có xu hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung, đặc biệt là các tranh chấp thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất bởi đây là loại tài sản có giá trị lớn và có liên quan mật thiết tới chính sách đất đai của Nhà nước. Thực tiễn giải quyết các trường hợp tranh chấp thừa kế, Tòa án các cấp đã gặp phải không ít khó khăn.

Các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống thực tiễn hết sức đa dạng trong đó tranh chấp về thừa kế nói chung, tranh chấp về thừa kế theo di chúc nói riêng xảy ra ngày một nhiều. Trước đây, do cuộc sống vật chất còn đơn giản, di sản thừa kế mà người chết để lại chỉ đơn thuần là các vật phẩm tiêu dùng, cao hơn nữa là nhà cửa, đất đai. Các danh tranh chấp đó là:  Tranh chấp giữa người thừa kế theo luật với người thừa kế theo di chúc;  Tranh chấp giữa người khác với người thừa kế theo di chúc;Tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc với nhau; Tranh chấp giữa những người thừa kế theo luật với nhau vì việc phân chia di sản không đồng đều; Tranh chấp về thừa kế vì những người thừa kế cho rằng có người thừa kế không được quyền hướng di sản;Tranh chấp thừa kế do xác định không chính xác về di sản thừa kế.

Tuy nhiên, ở đây, tác giả xin đưa ra một số tranh chấp thường xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày để minh chứng cho bài viết của mình như sau:

  • Thứ nhất chia thừa kế theo pháp luật do di chúc lập không đúng thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Bản án số 02/DSST ngày 10/10/2019 của TAND huyện S đã xét xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là ông N.H.T, sinh năm 1945 trú tại thôn L, xã T, huyện S, tỉnh Y. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông về sống tại thôn thôn L, xã T, huyện S. Nguồn gốc nhà đất là của bố mẹ bà T cho vợ chồng ông. Năm 1980, ông bà có làm một căn nhà cấp 4 , đến năm 1995 vợ chồng ông lại xây tiếp nhà hai tầng nằm trên diện tích đất 736m2. Năm 1983, vợ chồng ông đón anh M (là con riêng của ông về ở). Năm 2010, vợ chồng ông nhận chị Nh làm con nuôi.

Khối tài sản của vợ chồng ông gồm 736m2 đất thổ cư, 112,55m2 nhà hai tầng, 42092m2 nhà cấp bốn, 32,3m2 bếp, chuồng lợn, 12.6m2 công trình phụ, một giếng nước, 39,52m2 sân gạch, 146,52m2 tường rào và tường hoa, 25 loại tài sản khác cùng với 26.317.000 đồng tiền mặt.

Chị Nh xuất trình một bản di chúc lập ngày 01/8/2018 với nội dung bà T định đoạt toàn bộ nhà đất cho chị Nh.

Ông T yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật vì ông cho rằng di chúc mà chị Nh xuất trình không có hiệu lực pháp luật.

Tòa sơ thẩm xét thấy di chúc mà chị Nh xuất trình là do chị Nh trực tiếp viết và có hai người và có hai người là ông Tr và ông Đ ký làm chứng. Tại lời khai ngày 14/9/2019 (bút lục số 15), ông Tr xác nhận di chúc của bà T là do gia đình chị Nh đưa cho ông ký làm chứng sau khi bà T đã chết và nay ông xác định chữ ký của ông tại bản di chúc là không có giá trị. Tòa sơ thẩm không chấp nhận di chúc do chị Nh xuất trình nên di sản của bà T được chia thừa kế theo pháp luật.

Qua vụ tranh chấp trên, tác giả thấy rằng bản di chúc mà chị Nha xuất trình trước Tòa án là di chúc tự lập nhưng trái với thủ tục mà pháp luật đã quy định đối với loại di chúc này (di chúc tự lập phải do chính người để lại di sản viết). Ngoài ra, di chúc định đoạt toàn bộ nhà đất cho chị Nh là đã định đoạt cả tài sản của người khác (tài sản của ông T) nên nội dung của di chúc cũng không đúng pháp luật. Vì thế, Tòa sơ thẩm không chấp nhận di chúc trên là hoàn toàn chính xác.

Bản án dân sự sơ thẩm bị đương sự kháng cáo và đã được TAND tỉnh xét xử lại theo trình tự phúc thẩm bằng bản án số 56/DSPT ngày 20/3/2020. Tại bản án này, Hội đồng xét xử cũng không chấp nhận di chúc của bà T lập ngày 01/8/2018 do chị Nh xuất trình. Di sản của bà T được chia thừa kế theo pháp luật.

  • Thứ hai, chia thừa kế theo pháp luật do người làm chứng di chúc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Bản án số 03/DSST ngày 20/11/2020 của TAND Quận T đã xử chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Ng với bị đơn là anh L (sinh năm 1976).

Tóm tắt nội dung vụ án như sau: Sau khi ly hôn với vợ là bà Ch, ông T đã bán ngôi nhà ở phố B, mua căn nhà ở mặt đường C và sống chung cùng chị Ng, đến ngày 22/4/2011 đăng ký kết hôn và tiếp tục sống chung nhưng không có con chung, giấy tờ mua bán nhà nói trên là viết tay và đứng tên ông T. Ngày 20/12/2019, ông T chết do bị ung thư gan. Trước khi chết 4 tiếng, ông T có bảo chị Ng viết hộ di chúc do ông đọc. Sauk hi viết xong di chúc, chị Ng có đưa bút cho ông T ký vào bản di chúc đó. Di chúc có chữ ký của ông M (là người làm chứng). Trong di chúc, ông T định đoạt cho bà Ng và anh L (là con riêng của ông T) mỗi người ½ căn nhà ở mặt đường C. Sau khi ông T chết, bà Ng yêu cầu chia thừa kế khối di sản mà ông T để lại. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận di chúc miệng của ông C và cho bà Ng cùng anh L hưởng theo di chúc ngôi nhà ở mặt đường C. Phần di sản còn lại của ông T được chia theo pháp luật.

Anh L và anh S (là con riêng của ông T) kháng cáo vì cho rằng bà Ng không được hưởng theo di chúc vì đó là bản di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Vụ án trên đã được TAND thành phố K xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án số 110/DSPT ngày 26/5/2020, Hội đồng xét xử nhận định: Di chúc miệng do ông T lập được chị Ng viết hộ chỉ có một người làm chứng là ông M (chị Ng có ký trong di chúc nhưng không có tư cách là người làm chứng di chúc vì chị là người thừa kế của ông T). Trong khi Điều 630 và 632 BLDS năm 2019 quy định di chúc miệng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Vì vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận di chúc này nên đã sửa bản án sơ thẩm. Di sản thừa kế mà ông T để lại được chia theo pháp luật.

Qua vụ án trên, tác giả nhận thấy rằng, di chúc miệng của ông T cũng có hai chữ ký của hai người làm chứng là chữ ký của ông M và chữ ký của bà Ng. Sai lầm của Tòa sơ thẩm là không xác định được chị Ng là người không được làm chứng cho di chúc của ông T. Việc Hội đồng xét xử sửa phần này của án sơ thẩm là hoàn toàn chính xác.

Bản án về tranh chấp trong quá trình phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Nội dung bản án số 03/DSST ngày 09/07/2021 của Tòa án tỉnh Bình Dương xét xử ngày 20/10/2022

  • Theo đơn khởi kiện và tại phiên tòa bà Nguyễn Thị Lũy trình bày:

Bà là con ông Nguyễn H (chết năm 2016) và bà C (chết năm 2014). Cha mẹ bà sinh được 08 anh chị em gồm có: Ông Nguyễn B, bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị M1, ông Nguyễn Văn M, ông Nguyễn Văn L1 và ông Nguyễn Văn T1 và tôi Nguyễn Thị Lũy.

Lúc còn sống, cha mẹ bà tạo lập được những tài sản sản: Thửa đất số 35 tờ bản đồ số 40 xã P, thửa số 1,2,3 và 6 tờ bản đồ số 06 xã P. Ngoài ra vào năm 1988, Hợp tác xã HN có cấp phát đất khoán cho hộ gia đình ông Nguyễn H 03 thửa đất lúa gồm: Thửa đất số 39, 71, 72 tờ bản đồ số 04 xã Phước Hậu. Thời điểm giao đất hộ gia đình ông H có 04 nhân khẩu được nhận đất gồm có cha mẹ bà là lao động chính được cấp mỗi người 1300m2; ông Nguyễn Văn T là lao động phụ được cấp 650m2 và bà là lao động chính được 1300m2.

Năm 2014 mẹ bà mất, năm 2016 cha bà mất. Trước khi mất cha mẹ bà không để lại di chúc, toàn bộ tài sản gồm đất đai, nhà cửa bà không quản lý. Nay bà yêu cầu Tòa án phân chia thừa kế là quyền sử dụng đất của cha mẹ để lại gồm các thửa đất sau: Thửa số 35 tờ bản đồ số 40 xã P, thửa số 01, 02, 03, 06 tờ bản đồ số 06 xã P; Phân chia tài sản thuộc sở hữu chung là quyền sử dụng đất thửa đất  số 39, 71, 72 tờ bản đồ số 04 xã P do hợp tác xã giao khoán cho hộ gia đình.

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà L xin được rút lại một phần yêu cầu khởi kiện về việc chia thừa kế tài sản gồm thửa số 35 tờ bản đồ số 40 xã P; thửa số 01, 02, 03, 06 tờ bản đồ số 06 xã P của cha mẹ chết để lại. Bà L chỉ yêu cầu Tòa án phân chia phần đất là tài sản chung của hộ gia đình là  quyền sử dụng đất thửa đất số 39, 71, 72 tờ bản đồ số 04 xã P theo quy định của pháp luật. Bà yêu cầu được nhận lại phần đất của mình trong khối tài sản chung này để sản xuất, đối với phần của cha mẹ, bà trong khối tài sản chung này, bà không có yêu cầu phân chia thừa kế mà giao cho ông L1 là người đang quản lý các thửa đất này canh tác, sử dụng khi nào có tranh chấp về thừa kế sẽ khởi kiện thành vụ kiện khác.

  • Bị đơn ông Nguyễn Văn L1 trình bày:

Về quan hệ nhân thân và tài sản như lời trình bày của bà L là đúng sự thật.

Trước yêu cầu khởi kiện của bà Lũy tôi có ý kiến như sau: Các thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P có nguồn gốc do HTX giao khoán cho hộ gia đình vào thời gian nào thì ông không nhớ rõ, tuy nhiên ông không có phần trong này. Căn cứ tôi sử dụng các thửa đất này là do lúc còn sống cha tôi đã làm thủ tục tặng cho tôi nên tôi sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình tặng cho, cha ông có tranh chấp đòi lại nên tôi chưa được làm thủ tục sang tên thửa đất này được. Nay bà L khởi kiện yêu cầu phân chia các thửa đất này thì ông không đồng ý phân chia và đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Riêng đối với bà L thời điểm giao khoán bà L chỉ là lao động phụ được giao khoán diện tích 650m2. Tại phiên tòa ngày 23 – 01 – 2022 ông có xuất trình cho Hội đồng xét xử một hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông và ông Nguyễn H, ông đề nghị Hội đồng xét xử công nhận hợp đồng trên.

  • Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày:

Ông Nguyễn B, Nguyễn Văn M, Nguyễn Văn T1, Nguyễn Thị M1 trình bày: Về quan hệ nhân thân và tài sản thống nhất như lời trình bày của bà L. Đối với yêu cầu phân chia tài sản chung là các thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P có nguồn gốc do Hợp tác xã giao khoán thì các ông có ý kiến sau: Thời điểm giao khoán thì không có phần của các ông (bà) trong khối tài sản chung này, riêng phần đất của cha mẹ được giao khoán trong khối tài sản chung thì các ông không có yêu cầu phân chia thừa kế mà đồng ý tiếp tục giao lại cho ông L1 quản lý, sử dụng khi nào có tranh chấp thì giải quyết sau.

Ông Nguyễn Văn T trình bày: Về quan hệ nhân thân và tài sản thống nhất như lời trình bày của bà L. Đối với yêu cầu phân chia tài sản chung là các thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P có nguồn gốc do Hợp tác xã giao khoán thì các ông có ý kiến sau: Thời điểm giao khoán ông là thành viên trong hộ gia đình được nhận khoán diện tích 700m2 đối với lao động phụ, do đó khi phân chia, ông yêu cầu được nhận phần của mình để canh tác. Riêng phần đất của cha mẹ được giao khoán trong khối tài sản chung thì ông không có yêu cầu phân chia thừa kế mà đồng ý tiếp tục giao lại cho ông L1 quản lý, sử dụng khi nào có tranh chấp thì giải quyết sau.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện N tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán từ khi thụ lý vụ án theo đúng thẩm quyền, những người tham gia tố tụng đúng, đủ; tiến hành thu thập chứng cứ, tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải, tống đạt các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu Thẩm phán đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; Hội đồng xét xử đảm bảo về thành phần, nguyên tắc xét xử; tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã thực hiện đủ, đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm; Thư ký chấp hành đúng quyền hạn, trách nhiệm theo quy định; Nguyên đơn, bị đơn có ý thức chấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung vụ án, sau khi phân tích Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ một phần yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất; chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất các thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P theo định mức giao khoán và các đương sự phải chịu án phí theo quy định pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

  • Về thủ tục tố tụng tại Tòa án:

Pháp luật áp dụng: Vụ án thụ lý ngày 09 – 02 – 2021 tức là sau khi Bộ luật dân sự 2019 có hiệu lực pháp luật nên áp dụng bộ luật dân sự 2019, bộ luật tố tụng dân sự 2019 để giải quyết vụ án.

Quan hệ tranh chấp: Đây là tranh chấp chia thừa kế theo pháp luật theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật dân sự và phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2019.

Bà Nguyễn Thị H có đơn xin vắng mặt căn cứ vào Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án xét xử vắng mặt bà H là có căn cứ.

  • Nội dung giải quyết của Tòa án:

Theo đơn khởi kiện và L yêu cầu Tòa án giải quyết hai vấn đề cụ thể như sau:

Phân chia thừa kế là tài sản của ông H, bà C để lại là quyền sử dụng đất các thửa đất sô 35 tờ bản đồ số 40 xã P, thửa số 01, 02, 03, 06 tờ bản đồ số 06 xã P theo pháp luật;

Phân chia tài sản thuộc sở hữu chung là quyền sử dụng đất thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P cho các đồng sở hữu chung theo quy định của pháp luật.

Xét yêu cầu phân chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất các thửa đất số 35 tờ bản đồ số 40 xã P, thửa số 01, 02, 03, 06 tờ bản đồ số 06 xã P của ông H, bà C để lại theo pháp luật thấy: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà L đã có đơn xin rút lại yêu cầu khởi kiện này, căn cứ vào khoản 2 Điều 244, Điều 217 và 218 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện phân chia thừa kế là quyền sử dụng đất thửa đất số 35 tờ bản đồ số 40 xã Phước Sơn, các thửa đất số 1, 2, 3, 6 tờ bản đồ số 06 xã P. Các đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án.

Xét yêu cầu phân chia tài sản thuộc sở hữu chung là quyền sử dụng đất các thửa đất 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P thấy:

Căn cứ biên bản xác minh ngày 28 – 11 – 2021 của Tòa án nhân dân huyện N (BL số 68) thì xác định được thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P được giao khoán cho hộ gia đình ông Nguyễn H vào năm 1988 như lời trình bày của nguyên đơn là có căn cứ. Định mức cấp khoán đất được thực hiện theo hình thức như sau: lao động chính được giao 1300m2, lao động phụ được giao 650m2 (Lao động chính từ 18 tuổi trở lên; lao động phụ từ 14 đến dưới 18 tuổi).

  • Xác định thành viên trong hộ gia đình được giao đất như sau:

Ông Nguyễn B, Nguyễn Văn M, Nguyễn Văn T1, bà Nguyễn Thị M1 và bà Nguyễn Thị H đều xác nhận vào thời điểm giao khoán các ông (bà) không có phần đất được giao khoán trong khối tài sản này. Điều này phù hợp với biên bản xác minh ngày 06 – 02 – 2022.

Ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1974 tính đến năm 1988, ông T 14 tuổi.

Đối chiếu quy định trên ông T thuộc trường hợp là lao động phụ và được giao khoán 650m2;

Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1969 tính đến năm 1988, bà L 19 tuổi nên là lao động chính và được giao 1300m2, việc ông L1 cho rằng bà L là lao động phụ là không có căn cứ.

Như vậy có thể xác định được thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P được giao khoán vào năm 1988, thời điểm giao khoán hộ ông Hèo có 04 người được nhận khoán đất gồm: Ông H, bà C, bà L là lao động chính, ông T là lao động phụ. Do đó đây là tài sản chung của H, bà C, bà L, ông T. Việc bà L khởi kiện yêu cầu phân chia là có căn cứ chấp nhận.

Theo định mức giao khoán thì tổng diện tích hộ ông H được nhận là 45500m2, tuy nhiên diện tích thực tế các thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P cụ thể như sau: Thửa số 39 diện tích 1758m2; thửa số 71 diện tích 1130m2; thửa số 72 có diện tích 1179m2. Tổng diện tích là 1758m2 + 1130m2 +1179m2 = 4067m2. Do đó việc xác định phần của từng người trong khối tài sản chung này được tính như sau:

Cách tính: Hộ gia đình đình ông H có 3 lao động chính và một lao động phụ, mỗi lao động chính thì dược nhận số đất gấp đôi số lao động phụ. Nên mỗi lao động phụ được xác định diện tích thực tế là 4067m2 : 7 (3 lao động chính tương ứng 6 lao động phụ + 01 lao động phụ) = 581m2; lao động chính bằng 581m2 x 2 = 1162m2.

Như vậy ông H, bà C và bà L mỗi người có 1162m2 trong khối tài sản chung; ông T có 581m2 trong khối tài sản chung.

Phân chia theo giá trị: Tại biên bản định giá tài sản ngày 24 – 10 – 2021 xác định diện tích đất trồng lúa thuộc vị trí 3 xã đồng bằng có giá là 22.000đ/m2 tương ứng với phần của ông Nguyễn H, bà C, bà Nguyễn Thị L mỗi người trị giá 1162m2 x 22.000đ = 25.564.000đ; phần của ông Nguyễn Văn T trị giá 581m2 x 22.000đ/m2 x 22.000đ/m2 = 12.782.000đ.

2.3. Xét yêu cầu công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông

Nguyễn H và ông Nguyễn Văn L1 các thửa đất 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P thấy: Ngày 26 – 5 – 2015 ông Nguyễn Văn L1 và ông Nguyễn H có đến UBND xã Phước Hậu làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, ngày 05 – 9 – 2015 ông Nguyễn H có đơn gởi UBND xã yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và yêu cầu ông L1 trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì ông cho rằng trước kia ông có cho mục đích là nuôi ông lúc bệnh già, sức yếu nhưng ông Lắm không thực hiện đúng như cam kết nên ông yêu hủy hợp đồng tặng cho. Ngày 08 – 11 – 2016 bà Nguyễn Thị L có đơn gởi UBND xã cho rằng các thửa đất trên là đất nhận khoán của hộ gia đình bà là lao động chính. Trong quá trình giải quyết vụ án ông Nguyễn Văn L1 không giao nộp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nên HĐXX không có cơ sở để xem xét. Ngoài ra ông H cũng đã có đơn yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho đối với các thửa đất trên và bà L là thành viên trong hộ gia đình có đất nhận khoán đã khiếu nại việc ông Nguyễn H tặng cho phần đất của bà cho ông L1 nên về phần hình thức hợp đồng đã bị vô hiệu. Do đó yêu cầu này của ông L1 không có cơ sở để chấp nhận.

Đối với phần của ông H, bà C các đương sự không yêu cầu phân chia thừa kế và đồng ý giao cho ông L1 là người đang trực tiếp quản lý di sản tiếp tục quản lý, sử dụng khi nào có tranh chấp thì giải quyết bằng vụ kiện khác, do đó HĐXX chấp nhận và tạm giao phần đất là di sản của ông H, bà C cho ông L1 quản lý sử dụng, trường hợp sau này có tranh chấp về thừa kế sẽ giải quyết bằng vụ kiện khác.

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà L ông T đều yêu cầu nhận phần tài sản bằng hiện vật nên việc phân chia theo hiện vật như sau: Tổng số đất bà L, ông T được nhận là (1162 + 581)m2 = 1743m2. Do đó giao cho bà L và ông T được quyền sử dụng chung thửa đất số 39 tờ bản đồ số 04 xã P có diện tích là 1758m2. Phần diện tích chênh lệch so với phần được nhận là 1758m2 – 1743m2 = 15m2 tương ứng với số tiền là 15m2 x 22.000đ/m2 = 330.000đ đây là di sản của ông H bà C. Tại phiên tòa bà L đồng ý nhận diện tích chênh lệch là 15m2 này và hoàn lại giá trị sử dụng là 330.000đ là di sản của ông H bà C để lại và đồng ý giao số tiền này cho ông L1 tiếp tục quản lý trong khối tài sản là di sản của ông H, bà C để lại.

Đối với chi phí  đo  đạc, chi phí định  giá,  Tòa án  đã thu của bà L  số  tiền 1.000.000đ, số tiền này đã chi phí cho Hội đồng đi định giá tài sản. Đối với số tiền này, bà L không có yêu cầu xem xét nên HĐXX không xem xét.

Về án phí: Bà L, ông T phải chịu án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2020/UBTVQH 14 ngày 30 – 12 – 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Căn cứ vào:

  • Khoản 2, khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; Điều 144; khoản 1 Điều 147; Điều 165; Điều 208; Điều 227; khoản 2 Điều 244; Điều 217; Điều 218; Điều 271 và khoản 1 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2019.
  • Điều 214; Điều 216; Điều 222; Điều 223; và 224 của Bộ luật dân sự năm
  • Điều 27 Nghị quyết số 326/2020/UBTVQH14, ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

  1. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là quyền sử dụng đất các thửa đất số 35 tờ bản đồ số 40 xã Phước Sơn, thửa số 01, 02, 03, 06 tờ bản đồ số 06 xã P là di sản của ông H, bà C để lại. Các đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án.
  2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc phân chia tài sản thuộc sở hữu chung là quyền sử dụng đất các thửa đất số 39, 71 và 72 tờ bản đồ số 04 xã P theo quy định của pháp luật.

Tòa phân chia như sau:

  • Giao cho bà Nguyễn Thị L, ông Nguyễn Văn T được quyền sử dụng chung thửa đất số 39 tờ bản đồ số 04 xã P có diện tích là 1758m2. Trong đó, bà L được quyền sử dụng 1177m2, ông Nguyễn Văn T được quyền sử dụng 581m2. Buộc ông Nguyễn Văn L1 là người đang trực tiếp quản lý, sử dụng thửa đất có trách nhiệm giao lại cho bà Nguyễn Thị L và ông Nguyễn Văn T. Các đương sự có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Vị trí tứ cận: Đông giáp thửa 18; Tây giáp thửa 40, 71; Nam giáp mương nước;

Bắc giáp thửa 38, 72 (Theo trích lục bản đồ địa chính số 210 ngày 21 – 3 – 2017).

Buộc bà Nguyễn Thị L phải nộp lại số tiền 330.000đ (tương ứng với 15m2 đất chênh lệch do được nhận) là di sản thửa kế của ông H bà C. Giao số tiền này cho ông Nguyễn Văn L1 được quyền quản lý, nếu sau này có tranh chấp về di sản của ông H, bà C thì sẽ giải quyết bằng vụ kiện khác.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền. Hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thanh toán theo Điều 357, khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2019 quy định, tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

Giao cho ông Nguyễn Văn L1 được quyền quản lý, sử dụng di sản thừa kế của ông H, bà C để lại gồm: Thửa đất số 71 tờ bản đồ số 04 xã P có diện tích 1130m2; thửa đất số 72 tờ bản đồ số 04 xã P có diện tích 1179m2. Trường hợp sau này có tranh chấp về thừa kế thì sẽ giải quyết bằng vụ kiện khác. Việc quản lý di sản được thực hiện theo quy định tại các điều 616, 617 và 618 Bộ luật dân sự 2019.

Từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây đã cho thấy nhiều vụ việc bị kéo dài, tỷ lệ án bị sửa, bị hủy, bị đình chỉ giải quyết còn khá cao. Xét trên khía cạnh pháp lý và xã hội, việc phát sinh nhiều tranh chấp phức tạp về thừa kế trong những năm gần đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm cả mặt khách quan và chủ quan.

  • Về mặt khách quan:

Thứ nhất, các qui định của pháp luật thừa kế còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Nhiều quy định trong các văn bản có liên quan còn chồng chéo nhau, thẩm quyền giải quyết vụ việc còn nhập nhằng dẫn đến hiện tượng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm. Các quy định về thừa kế tuy còn nhiều điểm phải hoàn thiện nhưng được đánh giá là một trong những chế định hoàn thiện nhất của BLDS. Tuy nhiên cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về thừa kế cũng phải được hoàn thiện để không một quan hệ thừa kế nào nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.

Thứ hai, sự thay đổi về chính sách đất đai cụ thể là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm trễ, chưa rõ ràng khiến cho việc xác định người thừa kế và di sản không thuận lợi.

Theo quy định tại điều 631 Bộ luật dân sự 2009 thì “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Trong trường hợp tài sản là đất thì phải tuân theo pháp luật về đất đai. Cụ thể:

Điều 188 Luật đất đai 2017 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện  thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  1. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
  2. Đất không có tranh chấp;
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. Trong thời hạn sử dụng đất.
  5. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
  6. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Theo quy định hiện hành, đây chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nêu trên. Như vậy trong nếu quyền sử dụng đất này không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án, và đang trong thời gian sử dụng thì được quyền để lại thừa kế và hưởng thừa kế.

Thứ hai, về người được thừa kế

Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì các trường hợp sau việc thừa kế sẽ theo  háp luật:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc;               

  1. Di chúc không hợp pháp;
  2. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
  3. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
  4. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
  5. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  6. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  7. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.”

Khi đó, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự và nguyên tắc được di sản sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,

chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  1. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  2. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Do vậy một trong các trường hợp được quy định tại điều 643 Bộ luật dân sự thì không được hưởng di sản. Cụ thể những người không được hưởng di sản bao gồm:

  1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Thứ ba, xuất phát từ công tác điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ. Việc thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn do những vụ án tranh chấp thừa kế thường liên quan đến rất nhiều thế hệ có thể cư trú ở nhiều nơi khác nhau, tài sản cũng phong phú đa dạng và phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt, các vụ án tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài thường khá phức tạp về cả chủ thể và đối tượng tranh chấp, nên khó tránh khỏi tình trạng bị kéo dài. Mặt khác, theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự, Tòa án chỉ tiến hành điều tra xác minh khi cần thiết. Tuy nhiên, khi giải quyết các vụ án cụ thể, Tòa án thường phải tự điều tra, thu thập chứng cứ để xây dựng hồ sơ vụ án. Bản thân các đương sự trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do khác nhau không tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án điều tra mà còn có những hành vi gây cản trở làm cho việc giải quyết vụ án càng khó khăn, phức tạp hơn.

Thứ tư, liên quan đến nhận thức của người dân về pháp luật thừa kế còn hạn chế. Cũng như nhận thức về pháp luật nói chung của người Việt Nam, nhận thức pháp luật về thừa kế của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Nhiều địa phương vẫn còn chịu ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu. Xuất phát từ nhận thức pháp luật còn hạn chế, người dân không nhận thấy được tranh chấp về thừa kế có nguy cơ xảy ra nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc kê khai tài sản hoặc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Điều này dẫn đến việc xác định tài sản gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như trường hợp tài sản ở nhiều nơi.

Thứ năm, do điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều đặc thù. Các quan hệ truyền thống và các quan hệ xã hội mới luôn luôn đan xen tồn tại làm tăng tính phức tạp của các tranh chấp về thừa kế. Bên cạnh đó còn phải kể đến nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ chóng mặt đã phá vỡ nhiều mối quan hệ kinh tế và xã hội truyền thống của nhân dân ta, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh làm cho các quan hệ kinh tế xã hội phát triển và có nhiều thay đổi lớn. Con người ngày càng coi trọng lợi ích cá nhân, giá trị vật chất hơn nên nhiều vụ án khi được đưa ra xét xử, các đương sự tìm cách chống đối, trì hoãn nhằm trục lợi cho bản thân.

  • Về mặt chủ quan:

Ngoài những khó khăn, vướng mắc mang tính khách quan nói trên, thực tiễn giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, công tác xét xử của Tòa án còn rất nhiều thiếu sót, hạn chế:

  • Thiếu sót trong việc điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác. Khâu định giá tài sản còn nhiều bất cập. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu nên nhiều vụ án, công tác điều tra, thu thập chứng cứ không đảm bảo.
  • Sai sót về thủ tục tố tụng, đặc biệt là không triệu tập người có quyền lợi liên quan. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều vụ án về tranh chấp thừa kế có nhiều người có quyền lợi liên quan nhưng không ai được triệu tập đến Tòa, thậm chí họ không hề biết về vụ việc đó.

Thứ hai, công tác theo dõi, quản lý nhà ở, đất đai còn lỏng lẻo, chồng chéo, đặc biệt là những trường hợp mua bán, chuyển nhượng qua nhiều chủ sở hữu khác nhau dẫn đến việc xác minh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các Thẩm phán, đặc biệt là tại các địa phương cũng còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận, cập nhật thông tin, văn bản mới còn yếu.

Thứ ba về nhận thức của người dân về vấn đề thừa kế trong người dân còn yếu kém, không hiểu rõ các luật quy định về thừa kế dẫn tới những thiếu sót khi định đoạt tài sản của mình.

Từ đó dẫn tới việc còn nhiều án bị sửa hoặc phải hủy để xét xử lại, làm giảm lòng tin của người dân vào những người cầm cân nảy mực nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung cũng như gây tốn kém thời gian, công sức, tài chính của các đương sự và Nhà nước.

Những khó khăn này đang trực tiếp ảnh hưởng đến sự công minh của bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, cùng với việc bổ sung những qui định mới, hướng dẫn cụ thể một số quy định chưa rõ ràng, Tòa án cần nỗ lực hơn nữa, đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác để giải quyết tốt các vụ án, mang lại sự công bằng, niềm tin cho các đương sự nói riêng và người dân nói chung.

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật

  • a) Về quyền thừa kế thế vị của cháu và chắt

Do vậy, thiết nghĩ để đảm bảo quyền, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, đặc biệt là trường hợp cháu và chắt là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Cho nên, BLDS cần quy định bổ sung trường hợp cháu và chắt vẫn được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu và chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2019. Mặt khác, để bảo vệ quyền được hưởng di sản của cháu và chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền và cũng không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, nhưng do họ không có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân mình, thì pháp luật cũng nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ bị truất hoặc bị tước quyền khi còn sống nhưng chết trước người để lại di sản để cháu được thừa kế di sản của ông bà, chắt được hưởng di sản của các cụ (tương tự như quy định tại Điều 644 BLDS năm 2019 về trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), trừ trường hợp khi chính con, cháu của họ cũng có một trong các hành vi vi phạm được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2019.  

  • b) Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Thứ nhất, về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Có quan điểm cho rằng, “con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị” và “chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ”. Kể từ khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời, đến BLDS năm 2009 và nay là BLDS năm 2019 thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2019 thì: “… cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”. Quy định này chỉ đề cập đến “cha hoặc mẹ” của cháu chứ không có sự phân biệt là “cha đẻ hoặc mẹ đẻ với cha nuôi hoặc mẹ nuôi”, cho nên chúng ta có thể suy luận cả hai trường hợp này đều thuộc diện thừa kế thế vị. Sự suy luận này được củng cố thêm bởi quy định tại Điều 653 BLDS năm 2019, đó là: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 (thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị) của Bộ luật này”. Hơn nữa, khi bàn đến “cháu”, nếu các nhà làm luật muốn giới hạn cháu được hưởng di sản như quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2019 về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, thì các nhà làm luật sẽ nêu rõ là “cháu ruột”. Tuy nhiên, khi quy định về thừa kế thế vị các nhà làm luật chỉ đề cập đến “cháu” mà không đề cập đến “cháu ruột” thì chúng ta có thể hiểu rằng các nhà làm luật đã không giới hạn trường hợp thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho cháu ruột như quy định về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, khi: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” và đó cũng như một nguyên tắc của pháp luật thừa kế, khi: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Cho nên, chúng ta có thể khẳng định thừa kế thế vị bao gồm trường hợp cả con (con đẻ hay con nuôi) của con đẻ và con (con đẻ hay con nuôi) của con nuôi của người để lại di sản và thực tiễn xét xử cũng đã theo hướng cháu nuôi cũng được hưởng thừa kế thế vị.

Thứ hai, cần phải chỉnh sửa lại tiêu đề tại Điều 653 BLDS năm 2019 cho phù hợp và thống nhất với nội dung của điều luật hoặc chỉnh sửa phần nội dung của điều luật lại cho thống nhất với tiêu đề.

  • c) Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế phát sinh dựa trên cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào là “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” thì hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, để áp dụng chế định “quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế”, chúng ta cần phải chứng minh sự tồn tại “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con khi giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2018. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con,…; con riêng có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha dượng, mẹ kế, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ,… Hay nói cách khác, pháp luật cần ghi nhận các tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ với cha, mẹ đẻ. Đồng thời, cũng cần quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không nhất thiết phải dựa trên cơ sở cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà, bởi vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa (như đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện được tình cảm yêu thương lẫn nhau và có những hành động giúp đỡ cha dượng, mẹ kế bằng cách gửi tiền cũng như các vật chất khác. Do đó, việc xác định thế nào là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con theo tác giả không nên chỉ phụ thuộc vào nơi cư trú của các thành viên trong gia đình.

Vì vậy, trong thời gian tới cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Điều 654 BLDS năm 2019 về trường hợp thế nào là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và việc “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” nếu được hưởng di sản của nhau thì sẽ được xác định là hàng thừa kế nào trong các hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2019. Cần thừa nhận theo hướng để con riêng, bố dượng, mẹ kế nếu có quyền thừa kế của nhau thì sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất như thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua là hợp lý và thuyết phục.

Ngoài những quy định sửa đổi về luật còn cần phải phổ biến tuyên truyền pháp luật đối với người dân hiểu hơn về thừa kế để người dân hiểu hơn trong công tác thừa kế bằng các kênh báo đài, giải thích pháp luật qua các buổi tiếp xúc dân, nâng cao nhận thức của người dân.

KẾT LUẬN

Quyền để lại di sản và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân và được pháp luật ghi nhận. Trong bất kỳ xã hội nào, vấn đề thừa kế cũng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó. Ở Việt Nam, quyền thừa kế của công dân được khẳng định ngay trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự.Tuy nhiên trong thực tế còn phát sinh nhiều tình huống thực tế mà pháp luật chưa lường trước được nên đòi hỏi phải có quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh. Các quy định về thừa kế theo pháp luật đã phần nào phát huy được hiệu quả điều chỉnh nhưng vẫn còn có nhiều điểm hạn chế, cần sửa đổi bổ sung để phù hợp với thực tiễn.Do vậy thừa kế theo pháp luật nói riêng không phải là vấn đề mới nhưng nó lại luôn mang tính thời sự và phát sinh nhiều tình huống mới. Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật phải luôn được quan tâm và xem xét trong mối quan hệ qua lại với nhau, trong đó có việc phát sinh các mối quan hệ mới của đời sống xã hội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464