Nội dung pháp lý cơ bản về thừa kế theo pháp luật
Bộ luật dân sự 2019 quy định chế định về thừa kế bao gồm hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó thừa kế theo pháp luật được quy định từ Điều 649 đến Điều 655 của bộ luật dân sự 2019 đã chỉ ra các vấn đề cần và đủ trong thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đều chuyển là dịch chuyển di sản từ người đã chết sang các chủ thể khác được nhận di sản. Nếu như thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật dựa trên quy định của pháp luật,nghĩa là theo ý chí của nhà nước nhằm bảo đảm việc người có tài sản được để lại tài sản của họ sau khi chết cho những người thân thích nhất của mình.Nói cách khác, thừa kế theo pháp luật là bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng và chỉ những người có mối quan hệ này mới được hưởng thừa kế. Việt Nam là quốc gia có tâm lý “ một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã ăn sâu trong tư tưởng và rất nhiều phong tục tập quán của người Việt Nam. Nên chế định về thừa kế theo pháp luật bảo vệ nhưng người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng là hoàn toàn phù hợp với tâm ý, truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.
2.1. Diện thừa kế
Diện thừa kế là một trong những nội dung quan trọng của chế định thừa kế. Trong Giáo trình Luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra khái niệm về diện thừa kế như sau: “Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật”. Phạm vi những người có thể được hưởng di sản thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội cũng như quy định pháp luật của mỗi chế độ nhất định. Vì vậy, người thừa kế theo pháp luật phải có một trong ba mối quan hệ sau đây với người để lại di sản: quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
2.1.1. Quan hệ hôn nhân
Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân:
Điều 3,khoản 1 Luật Hôn nhân và Gia đình 2018.
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.
Như vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ khi họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là:
“Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của luật về thừa kế” (Khoản 1 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Để có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định (Điều 9-Điều kiện kết hôn và Điều 10-Những trường hợp cấm kết hôn Luật Hôn nhân và Gia đình).
Quan hệ hôn nhân là cơ sở để xác định chủ thể trong các quan hệ sở hữu về tài sản, về nghĩa vụ,… một trong các quan hệ về tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc chồng chết trước. quyền thừa kế của vợ chồng còn được bảo về bằng pháp luật, khi vợ hoặc chồng chết trước dù đã có di chúc là truất quyền thừa kế của vợ hoặc chồng còn sống.
Giấy chứng nhận kết hôn được coi là bằng chứng của cuộc hôn nhân hợp pháp. Từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Giấy chứng nhận kết hôn được coi là cơ sở pháp lý để các bên yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp Giấy chứng nhận kết hôn được cấp không đúng thẩm quyền sẽ không làm phát sinh giá trị pháp lý, hai bên nam nữ không được coi là vợ chồng và do đó, không thuộc diện thừa kế của nhau.
Trên thực tế, có một số trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nên vẫn tồn tại những quan hệ hôn nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn nhưng lại vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn. Nguyên nhân bắt nguồn từ điều kiện lịch sử, đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh, nảy sinh nhiều trường hợp nam, nữ mới chỉ được gia đình tổ chức lễ cưới theo tập quán mà chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn; do ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu, dẫn tới ý thức của người dân còn rất hạn chế, chỉ tôn trọng nghi thức cưới theo tập quán mà không đăng ký kết hôn theo luật định, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo.
Quy định về việc thừa nhận hôn nhân thực tế như trên không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hai bên nam, nữ, đặc biệt là bảo vệ lợi ích của người phụ nữ và trẻ em mà còn nhằm giải quyết những vướng mắc trong các giao dịch do hai bên vợ chồng thực hiện với bên thứ ba. diện thừa kế theo pháp luật của nhau và còn là người được thừa kế tài sản của nhau không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Nhằm giải quyết triệt để những quan hệ vợ chồng không tuân thủ quy định của Luật HN&GĐ về đăng ký kết hôn. Khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2005 đã quy định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng” [33]. Tiếp đó, theo Nghị quyết số 35/2005/QH10 ngày 09/06/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2005, hướng dẫn giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích kết hôn, tức là việc đăng ký kết hôn không bị hạn chế về mặt thời gian và quan hệ vợ chồng được công nhận kể từ ngày bắt đầu chung sống như vợ chồng chứ không phải từ ngày đăng ký kết hôn. Nhưng nếu nam, nữ sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2006 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2005 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật HN&GĐ năm 2005 có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Như vậy, tùy từng trường hợp mà pháp luật công nhận hôn nhân thực tế hay không và khi đã được công nhận là hôn nhân thực tế thì giữa vợ và chồng sẽ phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật của nhau.
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2018, tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Theo khoản 1 Điều 655 BLDS năm 2019 thì “Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản” . Quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân và phù hợp với thực tiễn đời sống bởi việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không dẫn tới hệ quả chấm dứt quan hệ vợ chồng, do đó, vẫn phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật giữa vợ, chồng với nhau.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 655 BLDS năm 2019 thì quyền thừa kế của nhau giữa vợ và chồng vẫn phát sinh kể cả trong trường hợp một bên chết trước tại thời điểm mà vợ, chồng đang xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước, sau đó bên kia kết hôn với người khác thì vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật của người chồng hoặc người vợ đã chết. Đây là quy định rất tiến bộ của pháp luật hiện hành phù hợp với đời sống xã hội cũng như nếp sống văn hóa hiện nay. Pháp luật đã ghi nhận vợ chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau một mặt xuất phát từ quan hệ gắn bó tình cảm cùng xây dựng gia đình giữa vợ và chồng, mặt khác tạo cơ sở vật chất để người còn sống tiếp tục gánh vác, duy trì cuộc sống gia đình.
2.1.2. Quan hệ huyết thống
Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc” Ông Tổ”( như giữa cụ và ông, bà, giữa ông bà và cha mẹ, giữa cha mẹ đẻ với con, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ).
Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ.
Trong những mối quan hệ huyết thống được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật đã nêu ở trên, trước hết phải kể đến mối quan hệ thiêng liêng, cao cả nhất, đó là mối quan hệ giữa con và cha mẹ. Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay không đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.
Để đảm bảo quyền và lợi ích về tài sản cũng như lợi ích về nhân thân của cá nhân, việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là hết sức quan trọng và cần thiết. Vấn đề xác định cha, mẹ cho con (kể cả con trong giá thú và con ngoài giá thú) được Nhà nước ta rất quan tâm và được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Theo đó, tại khoản 1,2 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2018 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do
người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Căn cứ theo Điều 21 Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2005, “người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân” được xác định kể từ khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật, nếu trong thời hạn 300 ngày (người vợ chưa kết hôn với người khác) mà sinh con thì đó cũng được xác định là “con chung” của hai vợ chồng. Thông thường, việc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú sẽ phức tạp hơn bởi giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp nên không thể suy đoán dựa vào “thời kỳ hôn nhân”. Theo tinh thần tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2005, trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gen.
Hiện nay, quy định về việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, chẳng hạn như bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là rất phù hợp với thực tiễn đời sống, vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa đảm bảo được quyền lợi của những người liên quan.
Việc xác định cha, mẹ, con không những là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trong quan hệ nhân thân mà còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa cha, mẹ và con khi một trong các bên chết.
2.1.3. Quan hệ nuôi dưỡng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2019.
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhu cha con, mẹ con thì được thừa kê di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại điều 652 và điều 653 của BLDS 2019.
Cơ sở pháp lý của việc nhận con nuôi
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan( khoản 1 Điều 24)
Hay nói cách khác, con nuôi có đầy đủ quyền như con đẻ và được coi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi.
Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con nuôi thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như con nuôi có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau.
Quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng còn bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định tại Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2005 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Mặc dù giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không có mối quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế theo pháp luật của nhau. Vấn đề này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 651, Điều 652 BLDS năm 2019: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Trước đó, Thông tư số 81 cho đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và BLDS năm 1995 đều quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi một bên chết trước nếu giữa họ đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Như vậy, trải qua các thời kỳ, pháp luật về thừa kế chỉ thừa nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quy định này còn mang tính chủ quan, chung chung. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như thế nào sẽ được coi là như cha con, mẹ con? Pháp luật không đặt ra tiêu chí cụ thể nào dẫn đến việc áp dụng tùy nghi, không thống nhất trên thực tế giữa các Tòa khác nhau đối với cùng một sự việc. Do đó cần phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để trước hết bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của con riêng, bố dượng, mẹ kế đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất, tránh tranh chấp có thể xảy ra hoặc bị kéo dài.
Việc quy định về quyền thừa kế theo pháp luật giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống chan chứa lòng nhân ái của người Việt Nam.
Tóm lại, ngoài ba quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản thì không có bất cứ quan hệ nào khác để xác định diện thừa kế theo pháp luật.
2.2. Hàng thừa kế theo pháp luật
Không phải ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật cũng được hưởng di sản thừa kế mà họ chỉ có thể được hưởng nếu thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Điều kiện do pháp luật quy định hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thừa kế. Trên cơ sở xác định phạm vi những người thuộc diện thừa kế, pháp luật sắp xếp những người đó theo từng nhóm với thứ tự ưu tiên dựa trên tính chất gần gũi giữa họ với người để lại di sản. Mỗi nhóm được gọi là một hàng thừa kế và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, có thể rút ra định nghĩa về hàng thừa kế như sau:
Hàng thừa kế là nhóm những người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản thừa kế và theo đó những người trong cùng một hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Hàng thừa kế được sắp xếp theo nguyên tắc ưu tiên. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp. Theo pháp luật hiện hành, số lượng hàng thừa kế được chia thành ba hàng và cơ sở để ghi nhận những người trong cùng một hàng tùy thuộc vào mức độ gần gũi, thân thích với người để lại di sản.Pháp luật về thừa kế của Việt Nam quy định 3 hàng thừa kế và những người thuộc cùng một hàng thừa kế bao gồm cả những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Với số lượng hàng thừa kế được giới hạn rất ít và những người thuộc cùng hàng thừa kế thuộc nhiều mối quan hệ khác nhau với người để lại di sản, dường như chưa tạo ra được sự công bằng cũng như chưa phù hợp với nguyên tắc di sản được chuyển cho người có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản theo “dòng chảy xuôi, cha truyền con nối”
2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết .
- Người thừa kế là vợ( chồng):
Cơ sở để vợ, chồng được thừa kế tài sản của nhau là quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng được xác lập thong qua việc kết hôn. Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2018 quy định: “ 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thầm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã li hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được tòa án cho li hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản ( khoản 2 điều 655 BLDS2019)
Người đang là vợ hoặc chồng của mọt người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản( khoản 3 điều 655 BLDS)
Trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người chết.
Trong thực tế có thể xảy ra những trường hợp vợ, chồng có mâu thuẫn, không muốn ly hôn mà muốn sống riêng nên chia tài sản chung. Sau đó một người chết, về mặt pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng, do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người chết.
Khi người chồng hoặc vợ chết thì người vợ hoặc người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất. Nếu họ không khước từ thừa kế thì đương nhiên có quyền sở hữu đối với phần tài sản mình được thừa kế.
Trong thực tế , do các điều kiện khách quan pháp luật nước ta còn thừa nhận hôn nhân thực tế của người chết.
- Người thừa kế là cha, mẹ, con:
Cha, mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là người thừa kế hàng thứ nhất của cha,mẹ đẻ mình. Khái niệm con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và ngoài giá thú, cho nên con ngoài giá thú cũng là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ mình.
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại điều 652 và Điều 653 BLDS.
Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế vơi cha mẹ và con đẻ của người nuôi con nuôi. Cha mẹ đẻ của người nuôi con cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.
Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn vơi người khác thì người nuôi con nuôi không đương nhiện trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha, mẹ đẻ, ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, anh ruột, chị,em ruột, bác ,dì, cô, chú, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hê chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 652,653 BLDS.
Nhóm người này có mối quan hệ thân thuộc, gần gũi nhất với người chết được xác định trên nền tảng gia đình. Đây là những người đầu tiên được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Khi không có ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 651 BLDS năm 2019 hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.
2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai
Hàng thừa kế thứ hai được xác định căn cứ theo quy định tại điểm khoản 2
Điều 651 BLDS năm 2019 bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Như vậy, những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai dựa trên mối quan hệ huyết thống.
Ông nội, bà nội là người sinh ra cha của cháu. Ông ngoại, bà ngoại là người sinh ra mẹ của cháu. Ông bà nội ngoại là những người thân thích thuộc bề trên của người để lại di sản, có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Do đó, nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống vào thời điểm người cháu chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai của người cháu đó. Ngược lại, trong trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại chết thì cháu ruột là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nét đẹp đặc thù trong văn hóa Việt Nam: “kính trên, nhường dưới, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”
Trước đây, theo qui định của BLDS năm 1995 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, được thừa kế của cháu, nhưng cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà trừ trường hợp thừa kế thế vị. Quy định này bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, không những không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người cháu mà còn tạo ra sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật. Không có lý do gì khi pháp luật quy định ông bà là người thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu nhưng lại không thừa nhận cháu có quyền thừa kế của ông bà hàng thứ hai trong khi quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu là tương xứng với nhau. Với những hạn chế này, BLDS năm 2009 đã bổ sung kịp thời quy định về quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cháu ruột đối với ông bà.
Hàng thừa kế thứ hai còn bao gồm anh, chị, em ruột của người chết. Quan hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống, bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời. Từ Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995 đến BLDS năm 2009, đều quy định như nhau về anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết thuộc hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật, được hưởng di sản của người chết khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, quy định về thế nào là anh chị em ruột đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số qui định của Pháp lệnh Thừa kế:
Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau không phụ thuộc vào việc các người con đó là cùng cha hay khác cha. Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị, em ruột của nhau. Nếu anh hoặc chị hoặc cả anh chị chết thì em ruột sẽ là người thuộc hàng thừa kế thứ hai đối với di sản của anh, chị đã chết và ngược lại. Như đã chỉ ra ở trên, con nuôi không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi nên giữa con nuôi và con đẻ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau.
Người làm con nuôi của người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột của mình.
Tương tự như những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, những người thừa kế thuộc hàng thứ hai cũng được hưởng phần di sản bằng nhau, không phân biệt là người bề trên, người bề dưới hay người cùng bậc với người để lại di sản. Quy định như vậy là phù hợp với mục đích duy trì, bảo vệ và phát triển di sản thừa kế qua các thế hệ trong gia đình.
2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba
Hàng thừa kế thứ ba được quy định để dự liệu trường hợp cả hai hàng trên không còn người thừa kế. Quy định như vậy nhằm đảm bảo sự nối tiếp về quyền sở hữu tài sản trong dòng họ, đảm bảo quyền lợi của những người thân thích, gần gũi với người để lại di sản. Những người thừa kế ở hàng thứ ba được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2019, bao gồm “cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”. Có thể nhận thấy, những người ở hàng thừa kế thứ ba gồm nhiều thế hệ và nhiều bậc trên – dưới khác nhau theo quan hệ huyết thống.
Cụ nội là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của cha đẻ. Cụ ngoại là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của mẹ đẻ. Khi người để lại di sản (chắt) chết thì cụ là người thuộc hàng thừa kế thứ ba của chắt và ngược lại.
Bác ruột là anh ruột hoặc chị ruột của cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người chết để lại di sản. Chú ruột là em trai ruột của cha đẻ của người chết để lại di sản. Cậu ruột là em trai ruột của mẹ đẻ của người chết để lại di sản. Cô ruột là em gái ruột của cha đẻ của người chết để lại di sản. Dì ruột là em gái ruột của mẹ đẻ của người chết để lại di sản.
Quan hệ thừa kế giữa những người này và người để lại di sản hình thành trên cơ sở mối quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời liền kề nhau.
Như vậy, khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau và theo thứ tự ưu tiên tuyệt đối giữa các hàng. Trước hết, quyền ưu tiên thuộc về những người ở hàng thừa kế thứ nhất bởi giữa họ có mối quan hệ thân thích, gần gũi nhất. Tiếp đó, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì hàng thừa kế thứ hai sẽ được ưu tiên nhận di sản. Tương tự, chỉ xét đến hàng thừa kế thứ ba khi không còn ai ở hai hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai. Khi tất cả các hàng thừa kế không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế xét theo trình tự hàng thừa kế và thứ tự ưu tiên, rất hiếm trường hợp những người ở hàng thứ ba được hưởng thừa kế và việc lập hồ sơ đối với hàng thừa kế thứ ba gặp nhiều khó khăn so với việc lập hồ sơ đối với hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai. Lý do là bởi hàng thừa kế thứ ba được cơ cấu gồm nhiều thế hệ và nhiều bậc trên dưới khác nhau, cả bên nội và bên ngoại của người để lại di sản. Do đó, để xác minh liệt kê, tập hợp được đầy đủ những người thuộc hàng thừa kế thứ ba không phải là đơn giản và rất dễ xảy ra tình trạng bỏ sót.
2.3. Thừa kế thế vị
2.3.1. Khái niệm thừa kế thế vị và đặc điểm của thừa kế thế vị
Theo nguyên tắc, người thừa kế là người có khả năng được hưởng di sản theo qui định của pháp luật và phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế (chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản). Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ gần gũi, thừa kế thế vị đã được quy định tại Điều 652 BLDS năm 2019:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, thừa kế thế vị được hiểu là việc cháu (chắt) được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông hoặc bà (cụ) trong trường hợp cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông hoặc bà (cụ).
Từ định nghĩa nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của thừa kế thế vị như sau:
Thứ nhất, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật. Điều này được lý giải bởi người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc thì phần di chúc liên quan đến người chết trước đó sẽ vô hiệu.
Thứ hai, thừa kế thế vị được quy định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cháu, chắt trong trường hợp cha, mẹ của cháu, chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà hoặc các cụ. Đây là những người có quan hệ huyết thống gần gũi nhất với người để lại di sản.
Thứ ba, thừa kế thế vị phát sinh trên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó. Về quan hệ huyết thống, thừa kế thế vị xét trên các yếu tố quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản và người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quan hệ cha con, mẹ con. Thừa kế thế vị không những phát sinh giữa những người có quan hệ huyết thống mà còn phát sinh giữa những người có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi thì con của con nuôi được hưởng thừa kế thế vị thay cha, mẹ nuôi. Con riêng của vợ hoặc chồng với cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì con đẻ của họ sẽ được hưởng thừa kế thế vị khi họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha kế, mẹ kế. Quy định này vừa thể hiện tính nhân đạo nhằm giáo dục, củng cố tình yêu thương, chăm sóc lẫn nhau trong quan hệ giữa những thành viên trong gia đình mặc dù không có quan hệ ruột thịt.
Thứ tư, thừa kế thế vị có mối quan hệ mật thiết với thừa kế theo hàng. Mặc dù quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một suất thừa kế được chia theo pháp luật mà người được thừa kế theo hàng được hưởng nếu còn sống nhưng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản.
2.3.2. Các trường hợp thừa kế thế vị
Nếu như BLDS năm 1995 chỉ quy định thừa kế thế vị trong trường hợp con hoặc cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì BLDS năm 2019 còn ghi nhận thêm trường hợp con hoặc cháu của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Điểm mới của thừa kế thế vị theo qui định của pháp luật hiện hành là phù hợp với thực tế và phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị.
Thứ nhất, cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông bà.
Cháu sẽ được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông bà trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội hoặc bà nội thì con được thay thế vị trí của cha để hưởng di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống. Trong trường hợp mẹ đẻ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông ngoại hoặc bà ngoại thì con được thay thế vị trí của mẹ để hưởng phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống.
Tương tự đối với trường hợp con ruột của người con nuôi hoặc con riêng của vợ hoặc chồng sẽ được hưởng thừa kế thế vị của cha, mẹ nuôi hoặc cha dượng, mẹ kế( Điều 653 BLDS)
Theo quy định tại khoản 3 điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2018 thì: “ Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Luật nuôi con nuôi quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 24” 1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng như có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật liên quan”.
Thứ hai, chắt thế vị cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ.
Chắt sẽ được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Một là, trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, cháu của người để lại di sản cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau con của người để lại di sản thì chắt của người để lại di sản sẽ được hưởng phần di sản mà cháu của người để lại di sản được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.
Hai là, trường hợp con, cháu của người để lại di sản đều chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cháu của người để lại di sản được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Ba là, trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, cháu của người để lại di sản chết sau con của người để lại di sản nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cháu của người để lại di sản được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp con của người để lại di sản không được quyền hưởng di sản của người để lại di sản và cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì chắt cũng không được thế vị cháu để hưởng thừa kế đối với di sản của người để lại di sản (nếu người để lại di sản không còn người thừa kế di sản ở hàng thứ nhất).
2.4. Di sản thừa kế theo pháp luật và chia di sản thừa kế
2.4.1. Di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2019 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2017 quy định:
- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
Di sản thừa kế theo pháp luật được xác định như sau:
Thứ nhất, tài sản riêng của người chết.
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp ( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng ( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
- Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành.
- Nhà ở; diện tích mà người có nhà ị cải tại xã hội công nghiệp, được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.
- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
- Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.
- Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.
Thứ hai, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
Trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu đối với một khối tài sản nhất định). Nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.
Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khoản 1 Điều 213 BLDS quy định Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngag nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của BLDS
Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định nêu trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Thứ ba quyền về tài sản do người chết để lại
Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này( như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…)
Ngoài những trường hợp điển hình ở trên, BLDS hiện hành còn quy định rõ các quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tiền bảo hiểm là di sản thừa kế của người chết để lại.
Điểm đáng chú ý ở trường hợp này là không phải tất cả các tài sản, quyền tài sản của người đã chết đều được coi là di sản thừa kế. Quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người để lại di sản không được coi là di sản thừa kế như quyền nhận trợ cấp, quyền được nhận lương, nghĩa vụ cấp dưỡng của người để lại di sản khi còn sống cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động….vì đây là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác.
2.4.2.Thừa kế theo pháp luật
Về nguyên tắc của thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; – Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp này, việc phân chia di sản được thực hiện theo nguyên tắc:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hàng thừa kế được xác định làm cơ sở chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2019 như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nguyên tắc chia di sản thừa kế, trước hết sẽ chia di sản cho những người thừa kế ở hàng trước, theo thứ tự ưu tiên chia trước, chia hết và chia đều bằng nhau cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản mới được chuyển xuống và chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ hai. Tương tự như vậy đối với hàng thừa kế thứ ba. Theo quy định hiện hành của pháp luật thừa kế Việt Nam, việc phân nhóm những người thừa kế về từng hàng thừa kế sẽ phụ thuộc vào mức độ thân thích, gần gũi với người để lại di sản xét trên cả quan hệ huyết thống (trước hết là quan hệ huyết thống trực hệ), quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng.
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản mà họ được hưởng.
Sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo thứ tự ưu tiên và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, phần di sản còn lại sẽ được chia cho những người thừa kế.
Khác với việc phân chia di sản theo di chúc, phân chia di sản theo pháp luật không dựa vào ý chí của người để lại di sản mà phân chia theo ý chí của Nhà nước đồng thời có tính đến sự thỏa thuận của những người thừa kế. Nếu như phân chia di sản theo di chúc, người được hưởng di sản có thể là bất kỳ ai, phần di sản mỗi người được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau thì phân chia di sản theo pháp luật, người được hưởng thừa kế chỉ có thể là cá nhân, xét theo hàng thừa kế và phần di sản được hưởng ngang nhau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 660 BLDS năm 2019 thì khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Nếu người này được sinh ra và còn sống sau thời điểm người để lại di sản chết nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì được hưởng phần di sản này. Trong trường hợp người này được sinh ra mà chết ngay hoặc chết trước khi được sinh ra thì phần di sản này sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác ở cùng hàng. Quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quan hệ huyết thống gần gũi sẽ được sinh ra.
Theo tinh thần tại Điều 660 BLDS năm 2019, khi tiến hành phân chia di sản theo pháp luật, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Tuy nhiên, di sản để lại vô cùng đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau và không phải vật nào cũng chia được. chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Giải pháp đặt ra đối với trường hợp vật không chia được thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Nếu di sản là các quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…) thì giá trị của quyền tài sản được xác định bằng khoản tiền cụ thể sau đó chia đều cho những người được hưởng thừa kế.
Xác định di sản thừa kế và phương thức phân chia thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi không có di sản thừa kế thì sẽ không bao giờ phát sinh quan hệ thừa kế.
2.4.3. Những trường hợp mới phát sinh khi chia di sản thừa kế theo pháp luật
Chia di sản thừa kế theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền thừa kế của những người có quyền hưởng thừa kế trong trường hợp không được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản trong di chúc. Trong cuộc sống muôn hình, muôn vẻ, có rất nhiều tình huống mới phát sinh nên việc dự liệu các quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết. Liên quan đến vấn đề phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2019 đã đưa ra giải pháp giải quyết cho hai trường hợp có thể phát sinh, đó là có người thừa kế mới hoặc người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế.
Theo quy định tại Điêu 662 BLDS, việc phân chia đi sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì được giải quyết như sau:
Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu tài sản có quyền thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình về việc chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đồng thời cá nhân cũng có quyền nhận di sản thừa kế từ người khác theo chỉ định trong di chúc hoặc nhận theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh việc để lại di sản thừa kế thì người chết trong nhiều trường hợp cũng còn nhiều nghĩa vụ về tài sản chưa thực hiện được. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thứ tự phân chia di sản cho người thừa kế, thứ tự thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
Theo quy định tại điều 661 BLDS năm 2019 về hạn chế phân chia di sản, có sửa đổi Điều 686 BLDS năm 2009 sửa đổi đoạn cuối Điều 686 BLDS năm 2009 cho rõ hơn: “Thời hạn không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có thể yêu cầu tòa gia hạn một lần nữa nhưng không quá 3 năm.” Điều này nhằm tạo điều kiện để khắc phục những khó khan trong đời sống lao động, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và ổn định cuộc sống của cá nhân và gia đình.
Chế định về quyền thừa kế trong BLDS 2019 điều chỉnh có hiệu quả quan hệ thừa kế trong xã hội hiện tại.
2.4.4.Thứ tự phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2019, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Cụ thể như sau:
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản được thực hiện trước khi phân chia di sản thừa kế theo thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2019, cụ thể như sau:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
- Chi phí cho việc bảo quản di sản;
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
- Tiền công lao động;
- Tiền bồi thường thiệt hại;
- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; – Tiền phạt;
- Các chi phí khác.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com