Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng hơn song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đặc biệt với sự diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19. Điều này vừa tạo cơ hội đồng thời cũng chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại xong vẫn chưa đủ, mà nó cần phải phát triển và liên tục phát triển không ngừng.

Hiện nay kinh tế nước ta đang hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, bên cạnh những thuận lợi của sự mở cửa nền kinh tế thì chúng ta phải đối diện với không ít khó khăn từ bên ngoài khi hàng hóa của thị trường nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta dẫn đến việc hàng hóa ngày càng cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình đó đặt ra cho các công ty giải pháp tốt hơn để vượt lên chiếm ưu thế thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vấn đề xem xét, nhìn nhận, đánh giá chiến lược kinh doanh cho các công ty hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo quyết định sự tồn tại và thành công của công ty vì nó đem đến sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh cùng khả năng nắm bắt chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động sửa chữa, xây dựng của công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên trong những năm gần đây, chúng em nhận thấy công tác quản lí giữ vai trò quan trọng và là công tác được quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên trong môi trường  kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, sự cạnh tranh giữa trong và ngoài nước càng gay gắt thì việc lựa chọn và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Chính vì điều đó chúng em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên”, với mong muốn dùng kiến thức đã được tiếp thu từ nhà trường đồng thời kết hợp với thực tiễn hoạt động của công ty để đánh giá chiến lược và hình thành nên giải pháp giúp công ty hoạt động tốt hơn trong giai đoạn mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

1. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược sử dụng vật tư của công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên trong thời gian tới.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Giới thiệu khái quát về công ty

Phân tích tình hình hoạt đông sản xuất, xây dựng, sử dụng vật tư của Công ty.

Phân tích nguyên nhân thành công và các hạn chế trong việc sử dụng chiến lược của công ty.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các hoạt động xây dựng của công ty, cán bộ, kỹ sư, công nhân ở các phòng ban bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là vấn đề phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên giai đoạn 2018- 2020 tại công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên có trụ sở tại Số 89 tổ 1A, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

1.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty để từng bước phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp.

Tạo khả năng nâng cao thu nhập cho người lao động.

Kết quả cuối cùng sẽ đạt được là: công việc kinh doanh sẽ tăng trưởng, hiệu quả và bền vững.

2. Tổng quan lý thuyết Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược

Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. (Chandler, A. (1962) Strategy and Structure. Cambridge, Massachusetts.MIT Press)

Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất. Có thể hiểu chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời kì nhất định.

Quản trị chiến lược là quá trình hoạch định, xây dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược. Hay, quản trị chiến lược là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật về hoạch định, tổ chức thực hiện, đánh giá các chiến lược.

Năm nhiệm vụ chiến lược của quản trị chiến lược

Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược

  • Bao gồm việc phải suy nghĩ một cách chiến lược về: Kế hoạch kinh doanh trong tương lai của công ty; “Điểm đến” mong muốn của Công ty.
  • Những việc phải làm bao gồm: Vẽ sơ đồ hành trình cho tương lai; Quyết định chọn vị trí kinh doanh trong tương lai để đầu tư vào; Định ra định hướng lâu dài; Xác định điểm độc đáo của công ty.

Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu

  • Chuyển từ sứ mệnh và viễn cảnh chiến lược sang các chỉ tiêu hoạt động cụ thể.
  • Xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động.
  • Thúc đẩy công ty trở nên sáng tạo và tập trung vào kết quả.
  • Giúp ngăn chặn sự tự mãn và tự hài lòng quá sớm.

Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược

Chiến lược bao gồm việc trả lời các câu hỏi:

  • Nên tập trung vào một công việc kinh doanh nhất định hay nhiều việc cùng một lúc (đa chức năng).
  • Phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng trọng tâm hay một thị trường còn trống.
  • Phát triển dòng sản phẩm rộng hoặc hẹp.
  • Theo đuổi một lợi thế cạnh tranh dựa theo: Chi phí thấp, tính ưu việt của sản phẩm, các năng lực đặc biệt của công ty.

Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược

  • Bắt tay hành động để thực hiện một chiến lược mới được lựa chọn.
  • Giám sát quá trình theo đuổi thực hiện chiến lược.
  • Cải thiện năng lực và hiệu suất trong quá trình thi hành chiến lược.
  • Cho thấy sự tiến bộ cụ thể bằng các thông số đo đếm được.

Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần

  • Các nhiệm vụ lập, áp dụng và thi hành chiến lược không phải là việc chỉ thực hiện một lần.
  • Nhu cầu khách hàng và tình hình cạnh tranh luôn luôn thay đổi.
  • Các cơ hội mới không ngừng xuất hiện; các tiến bộ về công nghệ; các biến đổi bên ngoài.
  • Một hoặc hơn các khía cạnh của chiến lược có thể không tiến triển trôi chảy.
  • Các nhà quản lý mới với các quan điểm mới nhậm chức.
  • Các bài học Công ty rút ra trong suốt quá trình.
  • Tất cả các yếu tố này làm nảy sinh nhu cầu cần phải chỉnh sửa và đáp ứng liên tục.

Năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau từ nhiệm vụ xác định tầm nhìn, sứ mệnh đến đặt ra mục tiêu, lập chiến lược đến triển khai, thực hiện chiến lược và cuối cùng là đánh giá chiến lược doanh nghiệp đề ra còn vấn đề gì chưa hợp lý?, các bước triển khai nào thực hiện chưa tốt? Để có thể chỉnh sửa cho hợp lý hơn và phương pháp triển khai chiến lược tốt hơn.

Hình 1. 1. Năm nhiệm vụ trong quản trị chiến lược (Nguồn: Giới LT, 2009, trang 12)

Các công cụ sử dụng để nghiên cứu

Bảng tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài (EFE) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên.

Bảng 1. 1. Ma trận phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài (EFE)

Mô hình ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE – Internal factors evaluation) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên.

Bảng 1. 2 . Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE – Internal factors evaluation).

Tổng X nhỏ nhất bằng 1,0 và lớn nhất bằng 4,0, trung bình bằng 2,5. Khi X <2,5, doanh nghiêp yếu về nội bộ và khi X>2,5, doanh nghiệp mạnh về nội bộ.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Phương pháp hệ thống: nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với nhau cũng tác động đến doanh nghiệp.

Quy trình thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp dữ liệu, số liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như lựa chọn phương án, giải pháp chiến lược.

4. Kết cấu đề tài

Gồm 3 chương

Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng chiến lược hiện thời của bộ phận sản xuất của Công ty

Chương 3: Các kiến nghị đề xuất giải pháp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN

1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Công ty Cổ phần Giao thông Bình Nguyên (gọi tắt là “Công ty”) hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp 4601166952 đăng ký lần đầu ngày 04 tháng 04 năm 2014, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 25 tháng 11 năm 2014 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp. Thông tin theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty như sau:

  • Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN
  • Trụ sở chính: Số 89 tổ 1A, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
  • Website: binhnguyen@gmail.com
  • Số điện thoại: 02803859661
  • Mã số thuế: 4601166952
  • Người Đại diện: LẠI THANH THỦY – Giám đốc Công ty
  • Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước.
  • Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ (Bốn tỷ đồng chẵn)

2. Loại hình (lĩnh vực) kinh doanh, các loại sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Công ty Cổ phần Giao thông Bình Nguyên tham gia kinh doanh, xây dựng trong nhiều lĩnh vực bao gồm:

  • Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (chính)
  • Xây dựng nhà các loại
  • Hoàn thiện công trình xây dựng
  • Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
  • Lắp đặt hệ thống điện
  • Phá dỡ
  • Chuẩn bị mặt bằng
  • Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
  • Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
  • Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
  • Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
  • (Tư vấn khảo sát địa chất – thủy văn, thiết kế công trình cầu đường bộ đến cấp III, giám sát thi công và xây dựng công trình đường bộ).
  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
  • Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
  • Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
  • Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

3. Thị trường của doanh nghiệp

Chủ yếu là địa bàn tỉnh Thái Nguyên với những công trình vừa và nhỏ.

Trong nhiều năm qua, kinh tế Thái Nguyên luôn đạt mức tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho thị trường xây dựng phát triển. Với các kết quả thu hút đầu tư và tiến độ triển khai các dự án lớn, có thể khẳng định ngành xây dựng của Thái Nguyên đang trong giai đoạn sôi động và là cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn đầu tư. Diện mạo đô thị Thái Nguyên thời gian tới cũng sẽ có nhiều đổi thay theo hướng khang trang, hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó, Thái Nguyên luôn là thị trường chính tập trung nguồn lực khai thác của Công ty.

4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Hình 1. 2.  Cơ cấu tổ chức của CTCP Giao thông Bình Nguyên

Hội đồng quản trị

Hội đồng kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

HĐQT có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.

Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định.

Giám đốc Công ty:

Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch.

Là người trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.

Phó giám đốc tổng hợp:

Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về: Kế hoạch SX – KD, thị trường, tuyển dụng nhân sự.

Xây dựng kế hoạch SX – KD trong những năm tiếp theo.

Phó giám đốc kỹ thuật:

Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về khối lượng kỹ thuật, tiến độ, chất lượng công việc và trực tiếp phụ trách Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Phòng Dân dụng Công nghiệp. Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

One thought on “Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp phát triển KD của Cty Bình Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464