Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.1 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Định vị chiến lược của Công ty Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

Xét về tổng thể, do là một đơn vị xây dựng các công trình giao thông và buôn bán các thiết bị, máy móc xây dựng, nên định hướng kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên theo hướng toàn diện cho khách hàng.

Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm thực hiện đồ án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là bộ phận sản xuất nguyên vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, do vậy chỉ xét chiến lược định vị chiến lược của bộ phận này.

2.2 Cấu trúc ngành

2.2.1 Các yếu tố vĩ mô có liên quan đến ngành

Ngành xây dựng là một trong những ngành có quy mô lớn và tiêu thụ nhiều tài nguyên nhất thế giới, chiếm khoảng 50% nguyên vật liệu và 40% năng lượng tiêu thụ toàn cầu (theo Economy Watch). Về mặt giá trị, GlobalData ước tính thị trường xây dựng toàn cầu năm 2018 đạt 11,4 nghìn tỷ USD2, tương đương 13,5% GDP thế giới. Giá trị xây dựng chủ yếu tập trung tại các quốc gia có kinh tế phát triển và dân số đông, do đây là hai động lực chủ yếu của nhu cầu xây dựng. Theo tổng hợp, top 10 quốc gia lớn nhất đóng góp tới trên 60% tổng giá trị xây dựng toàn cầu, dẫn đầu bởi Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xây dựng đáng chú ý nhất, không chỉ bởi vì quy mô lớn mà còn bởi tốc độ tăng trưởng cao trong gần 10 năm qua.

Ngành xây dựng phát triển song song với kinh tế thế giới và tới nay đã bão hòa, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Theo Trung tâm Thông tin Xây dựng (Construction Intelligence Center – CIC), trong giai đoạn 2010 – 2018, thị trường xây dựng toàn cầu tăng trưởng thực trung bình 3,0%/năm, thấp hơn tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,6%/năm4. Xu hướng này được dự phóng sẽ tiếp tục trong tương lai, giá trị sản phẩm xây dựng thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,4%/năm so với tăng trưởng kinh tế ở mức 3,5%/năm đến 2023. Ngược lại, ngành xây dựng tại các quốc gia đang phát triển vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng cao và sẽ là động lực cho ngành xây dựng toàn cầu trong thời gian tới.

Hình 2. 1. Tăng trưởng GDP và giá trị xây dựng toàn cầu (Nguồn: CIC, IMF)

Đối với ngành xây dựng Việt Nam, năm 2020, ngành xây dựng tăng 6,76%, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019, đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Những khó khăn chủ yếu trong năm 2020 đối với ngành này đến từ những gián đoạn, bất ổn do dịch bệnh. Trong đó, biến động về giá nguyên vật liệu sản xuất tiếp tục là một trong những khó khăn hàng đầu đối với 66,7% số doanh nghiệp xây dựng và 71,4% số doanh nghiệp vật liệu xây dựng.

Yếu tố thiên tai, thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của 58,3% doanh nghiệp xây dựng, thêm nữa, những giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động và tâm lý của người lao động, khiến cho tình hình càng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, một số vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn trước như số lượng dự án được phê duyệt giảm, thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý hay quá trình triển khai đấu thầu, tình trạng thiếu vốn… cũng gây ra lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Các áp lực cạnh tranh trong ngành theo mô hình của M.Porter

Hình 2. 2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được nhà nước quan tâm trong việc phát triển nền kinh tế của nước ta. Lĩnh vực xây dựng giúp phát triển cơ sở hạ tầng từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế. Cũng vì lẽ đó mà đây cũng là ngành có sự tham gia của nhiều Công ty, tập đoàn lớn có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Công ty CP Giao thông Bình Nguyên chịu tác động  cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cụ thể như: Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Tiến Thịnh Phát, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thái Nguyên, Công ty CP Kết Cấu Thép Và Xây Dựng Tân Khánh, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Và Xây Dựng Việt Thái, … Cùng với đó là nhiều tổ đội xây dựng nhỏ lẻ từ các vùng miền trong nhiều khu vực khác nhau.

Áp lực từ khách hàng:

Hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để từ đó có được doanh thu uy tín và tạo ra lợi nhuận cho Công ty chính là mục đích mà các daonh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên chính vì thế khách hàng có những đặc quyền nhất định dể từ đó tạo ra những áp lực đối với Công ty. Các khách hàng luôn tạo lên cho Công ty nhiều áp lực để họ đòi hỏi được nhiều hơn từ Công ty với số tiền họ bỏ ra.

Do ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của internet cùng với đó là các thiết bị truy cập giúp khách hàng có thể tìm kiếm, so sáng và đánh giá về Công ty trước khi ra quyết định. Điều này gây lên những áp lực không nhỏ và có tác động tới Công ty.  Áp lực từ khách hàng tới Công ty CP Giao thông Bình Nguyên chủ yếu là áp lực về giá cả và chất lượng.  Những khách hàng thông minh họ luôn tìm cách đàm phán để đưa ra mức giá tốt nhất cho chất lượng mà họ nhận được. Chính vì những áp lực này mà Công ty luôn cố gắng tìm hiều nghiên cứu sao cho có thể hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Sức ép từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp là một trong những lực lượng cạnh tranh tạo ra sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Cụ thể đối với Công ty CP giao thông Bình Nguyên, các nhà cung cấp vật liệu thiết bị và những đơn vị đối tác  là những nhà cung cấp có khả năng tạo được áp lực đối với Công ty. Những vật liệu mà Công ty sử dụng  cụ thể là: gạch, ngói, cát, sỏi, đá, xi măng, sắt thép… đều là những sản phẩm được khai thác từ thiên nhiên chính vì vậy những doanh nghiệp được phép khai thác và kinh doanh cũng có giới hạn nhất định.

Nước ta là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có thời kỳ mưa lũ và thời kỳ khô ráo khá rõ ràng. Chính vì vậy, lĩnh vực xây dựng dân dụng cũng được phân theo mùa, vào mùa mưa lũ số lượng công trình khởi công xây dựng ít hơn vào mùa khô. Khi bước vào thời gian khoảng tháng 8 tám âm lịch là lúc các công trình xây dựng khởi công cây dựng nhiều nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao cùng với đó là nhân lực, đối tác thi công của Công ty cũng có những đơn hàng riêng. Do vậy vào thời kỳ này Công ty thường bị ép giá và những đòi hỏi nhiều hơn từ những nhà cung cấp nguyên vật liệu thiết bị và các đối tác thi công khác.

 Để giảm tải sức  ép từ nhà cung cấp Công ty đã xây dựng chiến lược đa dạng nhà cung cấp không để tình trạng lệ thuộc vào các nhà cung cấp lớn Công ty luôn đặt ra nhiều những giải pháp dự phòng khác đồng thời ký những hợp đồng cam kết cung cấp trong tương lai. Có thể thấy các nhà cung cấp cũng giống như Công ty luôn tạo lên sức ép đối với khách hàng khi có thể. Khi nhu cầu tăng cao mà lượng cung hạn chế thì việc tạo sức ép như vậy là vấn đề chắc chắn sảy ra vấn đề Công ty cần có phương pháp giải quyết và xử lý cho phù hợp tạo nên sự ổn định trong hoạt động. Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

Đe dọa từ sản phẩm thay thế

Các sản phẩm của Công ty CP giao thông Bình Nguyên tạo nên giúp giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người. Xây dựng nhà cửa , văn phòng đường xá giúp giải quyết tạo môi trường ở, đi lại và làm việc của con người. Vậy nên những sản phẩm thay thế được sản phẩm mà Công ty tạo ra cũng cần giải quyết được những vấn đề đó.

Công nghệ phát triển còn kéo theo đó là nhiều sản phẩm thay thế khác mà hiện nay chúng ta đã bắt đầu thấy sự phát triển của chúng. Ví dụ như các sản phẩm nhà thông minh với đầy đủ hệ sinh thái OIT, nhà theo mẫu sản xuất sẵn không cần xây dựng chỉ cần lắp đặt cũng đã xuất hiện trên thế giới. trong khoảng thời gian tới khi các công nghệ này hoàn thiện các sản phẩm trở lên phổ biến  hơn sẽ tạo những áp lực không nhỏ tới các Công ty xây dựng. Có thể các ý tưởng táo bạo, các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam luôn có những sáng tạo không ngừng giúp cải thiện và nâng cao cuộc sống con người. Trong tương lai không có gì là không thể  có thể một ngày không xa một sản phẩm nhà ở một lần giống các sản phẩm cốc sử dụng một lần có thể được hiện thực và ra đời  điều đó có thể là một dấu chấm hết cho ngành xây dựng các sản phẩm dân dụng.

Đe dọa từ những đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn, luôn là bài toán và một ẩn số đối với các Công ty trong thị trường. Cơ chế thị trường, các cải cách thủ tục hành chính đã giúp các Công ty có những thuận lợi nhất định trong việc gia nhập thị trường xây dựng. Cơ chế nước ta mở cửa chính vì vậy các tập đoàn lớn trên thế giới cũng luôn sẵn sàng nhòm ngó và đầu tư vào nước ta. Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển nhu cầu xây dựng  các công trình còn rất lớn và có tốc độ tăng trưởng  cao. Việc này dẫn đến những tập đoàn bất động sản, những Công ty xây dựng lớn trên thế giới cũng đã đánh giá về thị trường và định hướng gia nhập. Chính những đối thủ tiềm ẩn này khiến các doanh nghiệp trong nước phải đề phòng. Các Công ty lớn có tiềm lực tài chính có thể đầu tư và thâu tóm toàn bộ thị trường. Như vậy lúc đó, các doanh nghiệp sẽ có những khó khăn rất lớn và cần những quyết định  đúng đắn để có thể tồn tại trên thị trường.  Cùng với đó là những đơn vị, tổ thợ có thể phát triển thành một doanh nghiệp gia nhập vào thị trường điều này gây ra những áp lực đối với những doanh nghiệp trong ngành.  Là một thị trường màu mỡ cho các nhà đầu tư cũng như những Công ty thành công trong lĩnh vực khác muốn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng chính vì thế những đối thủ tiềm ẩn được hình thành từ những nhà quả lý đã thành công với tiềm lực sẵn có sẽ tạo nên những áp lực không nhỏ tới Công ty.

Vị thế cạnh tranh

Chuỗi giá trị của Công ty xác định những hoạt động hay công việc chủ yếu tạo ra gia tăng cho doanh nghiệp và những hoạt động hỗ trợ liên quan.

Hình 2. 3. Chuỗi giá trị của Công ty CP giao thông Bình Nguyên

Những hoạt động chủ yếu tạo ra giá trị của Công ty CP giao thông Bình Nguyên

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; Xây dựng nhà các loại; Hoàn thiện công trình xây dựng; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

Lắp đặt hệ thống điện; Phá dỡ; Chuẩn bị mặt bằng; Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí; Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (Tư vấn khảo sát địa chất – thủy văn, thiết kế công trình cầu đường bộ đến cấp III, giám sát thi công và xây dựng công trình đường bộ).

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.

Cùng với quá trình phát triển, Công ty không ngừng quan tâm nâng cao đời sống cho công nhân viên. Thu nhập của công nhân viên tăng ổn định qua các năm. Điều này khiến cho người lao động không ngừng phấn đấu để nâng cao năng suất lao động mang lại lợi nhuận càng cao cho Công ty.

Đội ngũ nhân viên, công nhân Công ty có tinh thần sáng tạo cao, làm việc nỗ lực, có tay nghề, kinh nghiệm thi công; máy móc thiết bị luôn được đổi mới và nâng cấp, tiếp nhận ứng dụng khoa học tiên tiến góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị cho Công ty.

Ma trận SWOT của Công ty CP giao thông Bình Nguyên

Bảng 2. 1. Mô hình SWOT của Công ty CP giao thông Bình Nguyên

Ma trận EFE

Bảng 2. 2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên.

Bảng 1.5 cho thấy “Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng”, “Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên địa bàn”, “ Cạnh tranh giá cả giữa các đối thủ” là ba yếu tố môi trường bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty Cổ phần giao thông Bình Nguyên, với mức độ quan trọng lần lượt là 0.1171, 0.1051 và 0.1301. Theo ý kiến của nhóm thực hiện thì Công ty phản ứng với 3 yếu tố này tương đối cao, cho thấy năng lực cạnh tranh của Công ty khá vững mạnh. Tổng điểm quan trọng là 2,5861 (so với mức trung bình là 2,5), điều này cho thấy Công ty có phản ứng tương đối trong việc nỗ lực tận dụng cơ hội và né tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.

Ma trận IFE

Bảng 2. 3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên

Bảng 2 cho thấy, “Năng lực về nguồn nhân lực”, “Năng lực tài chính của công ty” và “Uy tín của Công ty trên thị trường” là ba yếu tố môi trường nội bộ quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa, với mức độ quan trọng lần lượt bằng 0.1583, 0.2342 và 0.1882. Theo ý kiến của nhóm thực hiện thì Công ty phản ứng với 3 yếu tố này tương đối cao, cho thấy năng lực cạnh tranh của Công ty khá vững mạnh. Tổng điểm quan trọng là 2,6749 (so với mức trung bình là 2,5), điều này cho thấy Công ty có phản ứng tương đối trong việc nỗ lực tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu ở mức tương đối cao.

2.3.  Xây dựng chương trình hành động chiến lược của Công ty trong thời gian tới

2.3.1.  Chiến lược sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

2.3.2.  Chiến lược sản phẩm

Các sản phẩm khác nhau sẽ đem lại lợi nhuận và rủi do khác nhau. Chính vì vậy Công ty phải quan tâm đến việc phân loại các sản phẩm này một cách thích hợp nhằm tránh sai sót và thiệt hại cho Công ty. Đảm bảo cung ứng đầy đủ NVL khi cần cho khách hàng.

Chính sách củng cố và phát triển uy tín của sản phẩm hiện tại

Muốn đánh giá được uy tín của SPXD thì phải qua một giai đoạn thời gian sử dụng mới biết được. Do đó các công trình thi công phải được đảm bảo chất lượng từ khâu bắt đầu thi công đến khi bàn giao công trình lại cho chủ đầu tư, đảm bảo thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng vật liệu được sử dụng trong công trình từ đó tạo nên vị thế của Công ty trên thị trường xây dựng.

Chính sách phát triển sản phẩm mới

 Sản phẩm mới khi đưa vào thị trường ban đầu luôn gặp những rủi do và áp lực tài chính lớn khi sản xuất sản phẩm mới. Vì vậy cần phải tiến hành phân tích, nghiên cứu thật kỹ về SPM và đưa ra một bảng ngân sách phù hợp cho việc này. Công ty có thể phát triển sản phẩm mới theo 3 hướng sau đây :

  • Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn
  • Phát triển sản phẩm theo chiều dọc : nghiên cứu về công nghệ sản xuất
  • Phát triển sản phẩm dựa trên sản phẩm đã có

2.3.3 Chiến lược tăng khả năng cạnh tranh. Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

Chiến lược tăng khả năng thắng thầu

Linh hoạt hoạt trong việc lựa chọn mức giá bỏ thầu để tăng khả năng cạnh tranh. Cạnh tranh về giá thầu là phương thức cạnh tranh khá hiệu quả trong đấu thầu.

Đánh giá mức độ thắng thầu trước khi quyết định có nên tham gia đấu thầu hay không, tìm ra nguyên nhân dẫn đến không thắng thầu. Lập bảng đánh giá và chấm điểm theo các chỉ tiêu có trọng số khác nhau và thang điểm phù hợp để xét thầu. Sau khi tính điểm và điểm tổng hợp phần trăm trúng thầu, nếu  nhỏ hơn 50% thì không nên tham dự thầu, nếu lớn hơn 50% thì nên tham gia đấu thầu. Để an toàn có thể kết hợp nhiều biện pháp để tăng khả năng thắng thầu. Đồng thời cũng nên xét đến yếu tố vốn hiện có của Công ty và số gói thầu đang thực hiện để đưa ra kết luận đúng nhất. Theo số liệu hiện có Công ty hiện đã tham gia 27 gói thầu, trong đó trúng 26 gói và trượt 1 gói.

Chiến lược liên doanh liên kết

Sau khi xem xét khả năng trúng thầu của mình. Công ty đã thực hiện chiến lược liên doanh liên kết để tăng thêm sức mạnh, nâng cao khả năng thắng thầu. Hiện tại Công ty đã liên doanh với 6 nhà thầu trong 6 gói thầu và đã thắng thầu 6 gói thầu.

Chiến lược thăm dò khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu với mức giá hợp lý. Ngoài ra, tìm hiểu mong muốn của chủ đầu tư về công trình sắp đấu thầu từ đó đưa ra phương án thi công phù hợp với yêu cầu

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, giá cả họ cung cấp, khả năng đáp ứng, điểm mạnh, điểm yếu của họ.

Chiến lược cạnh tranh giá cả

Việc xây dựng các công trình luôn phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau do khách hàng –  nhà đầu tư yêu cầu. Do vậy, Công ty cần có phương án sản xuất hợp lý để giảm được sự ảnh hưởng đến quá trình xây dựng công trình và kinh doanh của Công ty do đó sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tất yếu điều đó sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây dựng. Mặt khác, định giá cho một sản phẩm mới đưa vào thị trường nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ban đầu để chiếm thị trường sau đó nâng dần giá cả. Tận dụng các NVL có sẵn nhằm giảm chi phí nhân công, phí mua NVL mới, giảm chi phí đầu vào.. chấp nhận lãi thu được thấp nhưng lợi nhận có thể cao nhờ thầu nhiều công trình. Dựa vào tình hình và tùy từng trường hợp mà đưa ra mức giá cao nhằm tích lũy vốn cho tương lai.

2.4 Chiến lược ổn định thị trường đã có và phát triển thị trường mới Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

2.4.1 Chiến lược ổn định thị trường hiện có

Trong ngành xây dựng một công trình xây dựng thường có giá trị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài và kết cấu kỹ thuật phức tạp nên không cho phép có thứ phẩm, phế phẩm. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, thì công tác kiểm tra chất lượng, quản lý kỹ thuật luôn được coi là công việc quan trọng hàng đầu. Nó không chỉ đảm bảo cho công trình thi công có chất lượng mà còn là thước đo trình độ năng lực, khả năng của một doanh nghiệp, là sự tín nhiệm của khách hàng và sự sống còn của một doanh nghiệp cũng từ đây. Khi đáp ứng được nhũng điều trên thì sự uy tín của doanh nghiệp càng cao, điều này góp phần nâng cao thị phần của doanh nghiệp và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp tại địa bàn. Ngoài ra phải đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng khi giao hàng.  Duy trì quan hệ thường xuyên với khách hàng. Không ngừng thu hút thêm lao động mới và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân hiện có trong Công ty.

Chiến lược phát triển thị trường mới

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhu cầu của thị trường tiêu thụ mới trước khi đi vào hoạt động ở thị trường này. Tăng cường hoạt động marketing ở các chi nhánh mới, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh tại thị trường mới để đưa ra phương án phát triển phù hợp. Mở rộng và duy trì quan hệ với tất cả khách hàng.

2.4.2. Chiến lược an toàn và giảm thiểu rủi do Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

Tăng tốc độ thanh toán, dải ngân công trình sau khi bàn giao lại công trình cho bên chủ đầu tư. Đào tạo đội ngũ có tay nghề, nâng cao kỹ năng sáng tạo cho kỹ sư của Công ty. Thành lập đội ngũ có kinh nghiệm trong việc đấu thầu và đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh.

2.4.3 Chiến lược marketing và quan hệ công chúng

Các chính sách marketing rất đa dạng tuy nhiên trong thời gian trước mắt Công ty cần tăng cường đầu tư cho tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt được xu hướng vận động của thị trường một cách khoa học và có hiệu quả. Thu thập và nghiên cứu các thông tin thứ cấp liên quan đến việc dự báo thị trường xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường này ; điều tra, thu thập thông tin các khách hàng qua phiếu điều tra nhằm đánh giá mức độ hài lòng hoặc những mong đợi của khách hàng – chủ đầu tư. Ngoài ra, sử dụng truyền thông để quảng cáo thương hiệu cho Công ty. Thiết kế đồng phục có in logo, biểu tượng của Công ty. Tham gia tài trợ cho các công trình được công chúng tin tưởng và ủng hộ nhất, các chương trình mang tính quảng cáo.

Thông qua các hội thảo, hội nghị, các buổi đấu thầu,.. để giới thiệu năng lực của Công ty. Xây dựng mối quan hệ công chúng rộng rãi và duy trì tốt các mối quan hệ chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến Công ty.

2.5 Xây dựng kế hoạch hành động chiến lược chi tiết

Để kế hoạch đạt được hiệu quả cao nhất thì cần sự phối hợp của các phòng ban. Phòng hành chính – marketing, chịu trách nhiệm về kết hoạch quản bá từng bước mở rộng thị phần, tìm kiếm kệnh phân phối, tăng cường quan hệ công chúng và quảng cáo để hướng tới mục tiêu mở rộng được thị phần. Phòng nhân sự, sẽ chịu trách nhiệm về kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và phân chia nhân lực có hiểu quả. Công việc chi tiết của từng bộ phân phòng ban được trưởng phòng xem xét điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chung. Kế hoạch được trình bày trong Hình 2. 4. Quá trình phân chia kế hoạch hành động chiến lược của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển KD của Cty Bình Nguyên

One thought on “Khóa luận: Thực trạng chiến lược sản xuất của Cty Bình Nguyên

  1. Pingback: Khóa luận: Phân tích chiến lược KD của Cty Bình Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464