Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng công tác Marketing tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, công nghệ viễn thông đã phát triển không ngừng và góp phần to lớn trong sự phát triển của xã hội. Trong thời giãn gần đây, mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông của nước ta liên tục được cải thiện, nâng cấp để phục vụ tốt hơn. Chính vì thế khả năng đòi hỏi nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp trong ngành viễn thông đang đứng trước sự cạnh tranh chưa từng thấy. Mỗi doanh nghiệp cần phải nhạy bén phát triển phương hướng kinh doanh và khéo léo hòa nhập với thị trường. Vì thế nên phải nắm bắt được cầu thì mới xác định được cung, xác định được đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng tới. Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Thông tin rất cần thiết, mọi hoạt động của con người đều có nhu cầu về thông tin trong cuộc sống. Viễn thông là một trong những ngành sử dụng thông tin làm nên sản phẩm, dịch vụ của mình đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trước một thị trường đầy tiềm năng như thế, viễn thông muốn tự khẳng định mình thì không thể nào lơi lỏng đối với công tác Marketing, vì chính nó sẽ giúp doanh nghiệp viễn thông đứng vững trên thị trường.

Sau một tháng được học tập và làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang, từ tình hình thực tiễn của công ty, em đã quyết định chọn để tài “Thực trạng công tác Marketing tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang” làm đề tài khóa luận. Với mong muốn được tìm hiểu thực tế về hoạt động Marketing, đồng thời góp phần nào đó hoàn thiện công tác Marketing tại Công ty.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Marketing

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu các khái niệm, vấn đề cơ bản về Marketing và Marketing dịch vụ; lấy những khái niệm này làm cơ sở lý luận để phân tích trong những nội dung tiếp theo.

Thứ hai, đi sâu nghiên cứu, chỉ ra thực trạng của các chính sách Marketing hiện có tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang.

Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những hạn chế còn tồn tại của hoạt động marketing tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang. Từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường tại công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang

Về thời gian: Năm 2017 – 2019

4. Bố cục khóa luận:

Chương 1:Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Chương 2:Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang

Chương 3: Một số giải pháp Marketing tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Trang

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING DỊCH VỤ VÀ TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận về Marketing dịch vụ Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

1.1.1. Khái niệm và nội dung, vai trò, chức năng của Marketing

Khái niệm Marketing. Cùng với sự phát triển chung thì theo dòng thời gian Marketing cũng có nhiều khái niệm khác nhau, trích dẫn khái niệm của Philip Kotler (2007,tr.33): “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Hay, Maketing là: “Nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, hàng hóa , trao đổi, giao dịch và thị trường”.

Trong khái niệm Marketing của Philip Kotler dựa vào những khái niệm cốt lõi như: Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, Marketing và những người làm Marketing.

Mục tiêu của Marketing, Marketing hướng đến ba mục tiêu chủ yếu sau: (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.19).

Thỏa mãn khách hàng: Là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Các nỗ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với doanh nghiệp, qua đó thu phục thêm khách hàng mới. Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp doanh nghiệp đối phó tốt các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường. Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp doanh nghiệp tích lũy và phát triển.

Chức năng của Marketing. Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân  tích môi trường để quản trị Marketing, cụ thể là:

  • Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: Dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; Tập hợp các thông tin để quyết định các vấn đề về Marketing.
  • Mở rộng phạm vi hoạt động: Lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới (Th.S Nguyễn công Dũng, 2005, tr.19). Phân tích người tiêu thụ: Xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến trình mua của người tiêu thụ; Lựa chọn nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lực Marketing vào.
  • Hoạch định sản phẩm: Phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, loại bỏ sản phẩm yếu kém (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.19).
  • Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hoá và dịch vụ, bán sỉ và bán lẻ (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.19).
  • Hoạch định xúc tiến: Thông đạt với khách hàng, với công chúng và các nhóm khác thông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến mại.
  • Hoạch định giá: Xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.19).
  • Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.19).
  • Vai trò của Marketing. Trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, Marketing giữ một vai trò rất quan trọng. Marketing chính là cầu nối giữa người mua và người bán -giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa vào các mục tiêu đề ra của tổ chức mà các nhà quản lý sẽ xây dựng một chương trình hoạt động Marketing phù hợp bao gồm việc phân tích các cơ hội về Marketing, nghiên cứu và chọn lựa các thị trường có mục tiêu, thiết kế các chiến lược Marketing, hoạch định các chương trình về Marketing và tổ chức thực thi và kiểm tra các cố gắng nỗ lực về Marketing (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2005, tr.9).

Marketing tham gia vào giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh.

  • Thứ nhất, phải xác định được loại sản phẩm mà công ty cần cung cấp ra thị trường.
  • Thứ hai, tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm. Quá trình cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp với sự tham gia đồng thời của ba yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, đội ngũ nhân viên trực tiếp và khách hàng.
  • Thứ ba, giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và Ban lãnh đạo.

Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của doanh nghiệp, trở thành công cụ để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của doanh nghiệp với thị trường.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing là tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Quá trình tạo lập vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra những sản phẩm ở thị trường mục tiêu. Cụ thể, Marketing cần phải:

Thứ nhất, tạo được tính độc đáo của sản phẩm.

Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách

Thứ ba, tạo khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của doanh Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp doanh nghiệp phát triển và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1.1.2. Khái niệm về Marketing dịch vụ Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Marketing dịch vụ là tập hợp các tư tưởng marketing, cấu trúc cơ chế, quy trình và những hoạt động nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những giá trị và lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung.

Marketing được là hoạt động thị trường phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, quy luật giá trị và giá trị thặng dư phát huy tới cực điểm, trong kinh doanh cạnh tranh gay gắt, nhiều vấn đề kinh tế xã hội xuất hiện làm cho cạnh tranh tở nên tàn khốc hơn. Hơn nữa, nhiều yếu tố hướng ngoại phát sinh bên ngoài thị trường mang lại những nguy cơ cho toàn nhân loại. Do đó vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh được đặt ra đối với marketing và Marketing đã bao hàm các hoạt động thị trường và ngoài thị trường và phải giải quyết hàng loạt vấn đề mang tính hệ thống. Nó vừa có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp và ý nghĩa đối với xã hội.

Marketing là phương pháp quản lý của các nhà doanh nghiệp. Phương pháp quản lý này ngày càng phát huy tác dụng và mang lại kết quả rất to lớn. Người ta đã vận dung marketing sang các lĩnh vực khác ngoài kinh doanh như: Marketing môi trường, Marketing xã hội, Marketing chính trị, Marketing hàng hóa công cộng phi lợi nhuận….vì vậy, khái niệm marketing cần phải mở rộng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Theo Philip Kotler: “Marketing dịch vụ đòi hỏi các giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất dịch vụ, tác động làm thay đổi cầu, vào việc định giá cũng như phân phối và cổ động”.

Theo Krippendoir: “Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào 20 Marketing được duy trì trong sự năng động qua lại giữa sản phẩm dịch vụ với nhu cầu của người tiêu dùng và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh, trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa DN, người tiêu dùng và xã hội ”.

Những vấn đề cơ bản của marketing dịch vụ:

  • Nghiên cứu thị trường mục tiêu.
  • Thỏa mãn nhu cầu có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh
  • Thực hiện cân bằng động các mối quan hệ sản phẩm dịch vụ với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
  • Cân bằng ba lợi ích: lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng và của người cung ứng dịch vụ.

1.2. Nội dung của Marketing dịch vụ Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

1.2.1. Nội dung của Marketing mix đối với doanh nghiệp

Marketing Mix 7P là mô hình tiếp thị được chuyển tiếp từ 4P. Mô hình này được kế thừa 4 phạm vi tiếp thị từ mô hình 4P và kết hợp thêm 3 yếu tố đó là: People, Process và Physical. Marketing Mix 7P được ứng dụng phổ biến và mạnh mẽ với ngành thương mại dịch vụ. Chúng ta cùng tìm hiểu từng “P” trong 7PS:

Marketing mix product

Product (sản phẩm) là một thành tố rất quan trọng trong mô hình 4Ps. Sản phẩm được tạo ra để làm hài lòng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể hữu hình, hoặc vô hình (thể hiện dưới dạng một dịch vụ). Vòng đời của một sản phẩm (product life – cycle) thì bao gồm giai đoạn:

  • Hình thành (introduction)
  • Phát triển (growth)
  • Trưởng thành (maturity)
  • Thoái trào (decline)

Việc xác định nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn cân đối nguồn cung của sản phẩm ra thị trường, và có những điều chỉnh thích hợp với thị hiếu của khách hàng.

Muốn vậy, bạn cần trả lời những “gạch đầu dòng” dưới đây:

  • Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp?
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?
  • Họ sẽ sử dụng chúng ở đâu?
  • Tính năng gì trong sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ?
  • Có tính năng độc đáo nào mà bạn vô tình bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm?
  • Bạn có vô tình tạo ra những tính năng thừa thãi, không cần thiết đối với khách hàng sử dụng sản phẩm?
  • Tên của sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? Liệu cái tên ấy có “bắt tai” không?
  • Kiểu dáng mà bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ của mình là gì (kích cỡ, màu sắc,…)?
  • Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Hình thù cuối cùng cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào?
  • Marketing mix promotion

Promotion (tạm dịch là quảng bá – truyền thông) là một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy hoạt động brand positioning và sales. Promotion bao gồm những thành tố nhỏ cấu thành như:

  • Tổ chức bán hàng (sales organization).
  • Quan hệ công chúng (public relation).
  • Quảng cáo (advertising).
  • Tiếp thị (sales promotion).

Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet. Ngày nay, quảng cáo đang dịch chuyển từ môi trường offline sang online (digital marketing). Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là phương thức truyền thông không trả phí. Bao gồm các hoạt động như họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…

Truyền thông lan tỏa / truyền miệng (word of mouth) là một dạng truyền thông tiếp thị mới. Đây là phương thức truyền thông phi truyền thống. Tận dụng sự lan tỏa từ những đánh giá tích cực của khách hàng. Công hưởng sự truyền miệng của các cá nhân để thúc đẩy hoạt động bán hàng cho sản phẩm.

Marketing mix price

Giá cả chính là khía cạnh vô cùng quan trọng trong Marketing Mix. Ở đây, bạn cần phải xác định một mức giá mà khách hàng nào (trong tệp khách hàng bạn đã lựa chọn) cũng sẽ cảm thấy hài 9ong khi họ mở hầu bao trả tiền.

Đây rõ ràng là một chiến lược vô cùng nhạy cảm. Giả sử doanh nghiệp bạn muốn cung cấp một sản phẩm hoàn toàn mới. Nhưng liệu có nên không khi bạn đặt một mức giá vô cùng cao cho một sản phẩm. Mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ấy chưa gây dựng được nhiều tiếng tăm trên thị trường.

Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:

  • Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
  • Market skimming pricing (định giá hớt váng).
  • Neutral pricing (định giá trung lập).

Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:

  • Bạn sẽ phải chi bao nhiêu tiền để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm?
  • Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
  • Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
  • Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường?

Marketing mix place

Hệ thống phân phối cũng là một khía cạnh quan trọng khác của Marketing Mix. Điều bạn cần cân nhắc ở đây là xây dựng một hệ thống cung cấp sản phẩm/dịch vụ hợp lý. Có thể giúp khách hàng thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng.

Bạn cần có một tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp bạn đang cung ứng sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn khám phá những đặc tính cần thiết. Để làm hài lòng những khách hàng trong thị trường đó. Có nhiều những chiến lược phân phối khác nhau, bao gồm:

  • Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
  • Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
  • Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
  • Nhượng quyền (franchising).
  • Khách hàng có thể tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu (place trong Marketing Mix)?
  • Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên lui tới để mua sắm?
  • Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao?
  • Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ ra sao?
  • Bạn có cần hệ thống phân phối mạnh?
  • Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên môi trường kinh doanh trực tuyến?

Marketing mix people

Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp. Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.

Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Chính vì vậy, cần cân nhắc thật kỹ việc xét và tuyển dụng nhân viên các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters,…

Marketing mix process

Process chính là những quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường.

Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp mình đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Marketing mix physical evidence

Trong marketing dịch vụ, yếu tố cơ sở vật chất là một khía cạnh cần phải nhắc đến. Môi trường vật chất ở đây chính là không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Physical Evidence có thể đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng.

1.2.2. Đặc điểm của Marketing dịch vụ đối với doanh nghiệp

Việc thỏa mãn nhu cầu của con người về một dịch vụ sẽ khó khăn hơn do khó khăn trong việc mô tả mặt hàng được trao đổi và việc thẩm định chất lượng của dịch vụ là hàng hóa vô hình. Do đó, marketing dịch vụ sẽ phải sử dung các công cụ xúc tiến và mô tả đặc biệt hơn để đưa sảm phẩm tới tay người sử dụng.

Marketing dịch vụ chú trọng đến yếu tối tâm lý của nhân viên làm dịch vụ để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Thường xuyên đưa ra các chiến lược đổi mới cho sản phẩm.

Dịch vụ thường có tính thời vụ cao nên marketing dịch vụ chú trọng vào việc tiêu thụ dịch vụ và hạn chế dịch vụ không được cung cấp.

1.3. Tổng quan về dịch vụ Viễn Thông Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

1.3.1. Khái niệm dịch vụ Viễn Thông

Viễn thông là một hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, là công cụ đắc lực cho việc quản lí, điều hành đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội của nhân dân và đồng thời là ngành kinh doanh dịch vụ có lãi.

Dịch vụ Viễn thông không chỉ đơn thuần là điện thoại, telex mà còn nhiều loại hình từ đơn giản đến phức tạp, là các dịch vụ âm thanh, hình ảnh, truyền số liệu,… Phát triển mạng lưới viễn thông không phải chỉ với tư cách là một ngành khai thác dịch vụ mà thực sự là một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế và nó đặt ra những yêu cầu về chọn lựa công nghệ, vốn và hiệu quả đầu tư, nhất là ở các nước đang phát triển bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nói cách khác, dịch vụ viễn thông là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông (thường là mạng công cộng như mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện thoại di động, mạng internet, mạng truyền hình cáp…) của các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp hạ tầng mạng.

1.3.2. Thuận lợi và hạn chế của dịch vụ Viễn Thông Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

  • Thuận lợi
  • Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao.
  • Với số lượng dân số lớn thứ 15 trên thế giới, tiềm năng quy mô của thị trường viễn thông Việt Nam rất lớn.
  • Chính sách viễn thông của Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở của tạo cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
  • Số lượng khách hàng tăng nhanh trong những năm gần đây.
  • Cơ cấu tuổi của khách hàng còn trẻ.
  • Các đối tác của viễn thông Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ cao.
  • Xu hướng di động hóa trong viễn thông tạo điều kiện cho Việt Nam phủ rộng ở những vùng địa hình phức tạp.

Thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

  • Hạn chế
  • Quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa được cao nên hơi khó phát triển các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
  • Điều kiện địa hình hiểm trở và trải dài của Việt Nam gây khó khăn trong quá trình phát triển mạng lưới viễn thông.
  • Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều ở Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của thiết bị viễn thông trên mạng lưới.
  • Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông trong nước và nước ngoài.
  • Mức doanh thu bình quân trên mỗi khách hàng của viễn thông Việt Nam chưa cao.

Sự trùng lặp trong đầu tư mạng lưới gây lãng phí giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

=> Nền kinh tế đang phát triển, dân số yêu thích công nghệ và sẵn sang kết nối, cộng với những lợi ích to lớn từ nền kinh tế điện tử là những động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành. Cơ hội không chỉ xuất hiện ở những đô thị đông dân mà có thể tìm thấy ở những khu vực xa hơn hoặc những quốc gia mà dân số kết nối còn hạn chế. Tuy nhiên, các công ty trong ngành cũng nhận thấy cần tập trung hơn cho việc phát triển nội dung và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng hạ tầng nhằm tăng doanh thu trên mỗi người dùng. Ngoài ra việc tiếp tục nâng cao tốc độ, chất lượng dịch vụ, dịch vụ khách hàng và nhanh chóng triển khai các thế hệ công nghệ mới chưa bao giờ là dư thừa để đưa Việt Nam lên thứ hạng cao hơn trên bản đồ viễn thông thế giới.

Triển vọng

Với tỷ lệ thâm nhập khá cao, lĩnh vực viễn thông được dự báo có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn về số lượng thuê bao. Tuy nhiên, triển vọng ngành vẫn tích cực trong bối cảnh các nhà mạng đang nỗ lực mở rộng/ hoàn thiện mạng 4G và triển khai 5G. Theo Liên minh Viễn thông Quốc tế, mạng 5G đống vai trò chính trong việc hỗ trợ chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hình thành các thành phố thông minh, cho phép người dân và cộng đồng tận hưởng các lợi ích kinh tế- xã hội của một nền kinh tế số có công nghệ tiên tiến và chuyên sâu về dữ liệu.

1.3.3. Lợi ích của Viễn thông

Dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người

Dịch vụ viễn thông là công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là những công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị. Các nước ở giai đoạn đầu phát triển đều coi viễn thông là lĩnh vực độc quyền đạt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước.

Dịch vụ viễn thông là nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao, từ đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế càng lớn. Vì vậy sự phát triển của dịch vụ viễn thông có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải thiện chất lượng cuộc sống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính cộng đồng và tăng cường bản sắc văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi khoảng cách xa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Thực trạng Marketing viễn thông tại Cty Trang Trang

One thought on “Khóa luận: Hoạt động Marketing của Cty TNHH Trang Trang

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp phát triển Marketing tại Cty Trang Trang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464