Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện chính sách marketing mix đối với khách hàng nội địa tại khách sạn La Beach dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của ngành du lịch trên toàn thế giới, nước Việt Nam chúng ta cũng theo kịp xu hướng, ngày càng quan tâm, chú trọng đến việc phát triển ngành du lịch trong nước, vì vậy, hình ảnh du lịch của quốc gia ngày càng được nâng cao. Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, lượng khách quốc tế và khách nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến, rất nhiều địa điểm du lịch của Việt Nam được bình chọn là điểm đến yêu thích của khách quốc tế như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), thủ đô Hà Nội, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Bà Nà Hill (Đà Nẵng), Nha Trang,…

Thành phố Đà Nẵng đang là thành phố có sự phát triển về du lịch một cách rõ rệt, mạnh mẽ, tăng trưởng vượt bậc. Đà Nẵng là một nơi đứng đầu Đông Nam Á, vượt qua cả Thái Lan và Indonesia để vươn lên là thành phố hấp dẫn khách du lịch nhất trong khu vực. Đà Nẵng đã được bình chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á, có th ể nói du l ịch Đà Nẵng đang có sự phát triển vượt bậc, bứt phá về số lượng khách du lịch trong và n oài nước ngày càng tăng cao cùng với sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, sả phẩm du lịch đi kèm.

Đi đôi với sự phát triển của du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch cũng ngày càng tốt hơn, để nâng cao chất lượng du lịch thì không thể nào thiếu các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch đi kèm, vì thế, ở Đà Nẵng có ngày càng nhiều những khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ, homestay,… để đáp ứng nhu cầu cư trú, ăn uống của du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm.

Hiện nay, vì sự xuất hiện dày đặt của các khách sạn nên trong ngành kinh doanh khách sạn đang có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt. Để có thể đứng vững trong thị trường này, khách sạn phải có thật nhiều khách hàng bởi vì khách hàng cực kì quan trọng, quyết định việc tồn tại và phát triển của khách sạn. La Beach là khách sạn mới nên không những không thể tránh khỏi cạnh tranh mà còn phải tìm cách để thu hút thêm nhiều khách hàng biết đến khách sạn. Việc thu hút khách hàng và duy trì nguồn khách cho khách sạn sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn, đảm bảo khách sạn luôn tồn tại và phát triển lâu dài. Hoạt động Marketing có thể làm được điều này, marketing mix có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm, thu hút và duy trì khách hàng đối với mọi doanh nghiệp. Hoạt động marketing mix là không thể thiếu đối với mỗi một doanh nghiệp kể cả khách sạn. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách marketing mix đối với khách hàng nội địa tại khách sạn La Beach” để làm khóa luận tốt nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu, phân tích các hoạt động Marketing mix 7P trong khách sạn La Beach sau đó đưa ra các giải pháp cải thiện hoạt động Marketing của khách sạn để thu hút khách hàng, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho khách sạn La Beach.

2.2. Mục tiêu nghiên c ứu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận và thực tiễn liên quan đến các hoạt động Marketing mix của khách sạn La Beach.

Đánh giá việc thực hi ện hoạt động Marketing và ảnh hưởng của hoạt động marketing đến kinh doanh c ủa khách sạn La Beach.

Đề xuất một số kiế  n  hị, giải pháp nhằm cải thiện hoạt động Marketing trong việc thu hút khách hà g,  âng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn La Beach.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Đối tượng nghiên cứu: Khách sạn LA BEACH (Địa chỉ: 22 Đường Lê Bình, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng)

Đối tượng điều tra: Khách hàng nội địa đã sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn La Beach.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng của khách sạn LA BEACH ở Đà Nẵng.

Thời gian nghiên cứu: 30/12/2019-19/04/2020

4. Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

  • Thu thập các dữ liệu, thông tin về khách sạn La Beach từ khách sạn và thông qua website của khách sạn.
  • Thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ những tài liệu tham khảo: các bài luận văn của những anh chị đi trước có cùng đề tài hoặc đề tài tương tự.
  • Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ tại khách sạn La Beach.

Dữ liệu định tính:

Tiến hành các nghiên c ứu định tính để khám phá, điều chỉ và bổ sung các biến quan sát dùng nhằm đo lường các khái ni ệm nghiên c ứu, xác định các yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing của khách sạn, qua đó thiế t lập các chỉ tiêu rồi xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn nhóm đối tượng khách hàng nội địa đã lưu trú tại khách sạn La Beach.

Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệ u bằng cách phỏng vấn các nhân viên tại khách sạn về các vấn đề liên quan đến hoạt độ ng marketing của khách sạn.

Dữ liệu định lượng:  Sử dụng bảng hỏi

Thang đo được sử dụng để khảo sát ý kiến khách hàng là thang đo Likert 5 mức độ:

  • Mức 1 = Hoàn toàn không đồng ý.
  • Mức 2 = Không đồng ý.
  • Mức 3 = Trung lập.
  • Mức 4 = Đồng ý.
  • Mức 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Dữ liệu được thu thập từ những ý kiến của khách nội địa (bằng cách phỏng vấn thông qua bảng hỏi) đã lưu trú tại khách sạn La Beach về chính sách marketing để thu hút khách hàng của khách sạn thông qua bảng hỏi khảo sát.

Sau khi thiết lập bảng hỏi, bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử cho 15 khách hàng để khảo sát xem mức độ phù hợp của bảng hỏi, xem thử khách hàng có hoàn toàn hiểu rõ ý của các câu hỏi hay không, sau đó thông qua kết quả thử nghiệm, điều chỉnh bảng hỏi phỏng vấn sao cho phù hợp với khách hàng để bảng hỏi hoàn thiện một cách tốt nhất sau đó sẽ tiến hành khảo sát chính thức.

Phương pháp chọn mẫu điều tra Phương pháp chọn mẫu:

Xác định kích thước mẫu

Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc năm 2008) số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số biến quan sát:

Nmin= Số biến quan sát * 5 = 30*5 = 150

Do đó, để đảm bảo tính chính xác của kết quả khảo sát ta chọn kích thước mẫu là 150.

Xác định phương pháp chọn mẫu.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Khi xin phép khách sạn để tiến hành điều tra, để không ảnh hưởng đến không gian làm việc của khách sạn, khách sạn cho phép tôi điều tra trong vòng 20 ngày những khách hàng nội địa đã trả phòng và đang ngồi ở đại sảnh.

Tôi tiến hành điều tra cho đến khi đạt được cỡ mẫu thích hợp (150 phiếu) thì kết thúc điều tra.

4.3. Phương pháp xử lí số liệu

Sử dụng phầm mềm SPSS 20.0 để phân tích các số liệu đã thu thập được.

Thống kê mô t ả các bi ến: Nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thu nhập, số lần đến khách sạn La Beach, mục đích đến khách sạn, cách thức đặt phòng t ại khách sạn, nguồn thông tin, ý đị h quay lại La Beach, sản phẩm, giá, kênh phân ph ối, con người, quy trình, chứng cứ hữu hình, xúc tiến. Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha:

Conbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên ) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát ( Nguồn Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên c ứu khoa học trong kinh doanh NXB Tài chính, Tải bán lần 2 Trang 355 )

Mức giá trị hệ số Cronbachs Alpha (Nguồn Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24 ).

  • Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
  • Từ 0,7 đến gần bằng 0,8 thang đo lường sử dụng tốt.
  • Từ 0,6 trở lên, thang đo lường đủ điều kiện.

Theo tiêu chuẩn, các nhân t ố có h ệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 thì mới đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích, còn các nhân tố không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu.

Kiểm định One sample T-test:

Là kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của khách hàng v ề các yếu tố.

Giả thiết:

H0: μ = Giá trị kiểm định (Test Value)

H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (Test Value)

α là mức ý ngh ĩa của kiểm định, đó là xác suất bác b ỏ H0 khi H0 đúng, α=0,05

  • Nếu sig> 0,05: chưa có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0
  • Nếu sig ≤ 0,05: có đủ bằng chứng thống kê để bác b ỏ giả thuyết H0

5. Bố cục đề tài nghiên cứu

Bố cục của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 p ần: phần đặt vấn đề, phần nội dung và kết quả nghiên cứu, phần kết luận và kiến nghị .

Phần nội dung và kết quả nghiên cứu của bài khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý lu ận.

Chương 2: Thực trạng về hoạt động marketing mix của khách sạn LA BEACH

Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách đến khách sạn LA BEACH

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LU ẬN

1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch và khách du lịch Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

1.1.1. Khái niệm du lịch

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995 đưa ra thuật ngữ: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên c o mục đích giải trí,và các mục đích khác”.

Theo Luật Du lịch của nước Việt Nam ( được ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2017) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là các ho ạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du l ịch hoặc kết hợp với mục đích ợp pháp khác”.

1.1.2. Khái niệm khách du lịch

Theo Luật du lịch (ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2017): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc để nhận thu nhập ở nơi đến”.

“Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác tro g thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các ho ạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du l ịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có ngh ỉ qua đêm.”

Phân loại khách du lịch:

Theo điều 10, luật du lịch năm 2017:

  • Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du l ịch ra nước ngoài.
  • Khách du lịch nội địa là công dân Vi ệt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Vi ệt Nam du lịch.
  • Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Vi ệt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

1.2. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn

1.2.1. Khái niệm về khách sạn Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Theo tài liệu TCVN 4391:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC

“Du lịch và các d ịch vụ có liên quan” (Vi ệt Nam) biên soạn: “Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô t ừ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.

“Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch Quốc tế và trong nước đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giả i trí và các dịch vụ cần thiết khác trong phạm vi khách sạn” (Trích trong cuốn hệ thống các văn bản hiện hành của

quản lý du l ịch – Tổng cục du lịch Việt Nam 1997).

Bất kỳ người nào đi du lịch, nghỉ dưỡng, đi thăm người thân hay vì mục đích công việc mà đi công tác,… thì cũng có thể trả tiền thuê khách sạn để lưu trú, qua đêm đó. Mỗi một phòng trong khách sạn thì cơ bản đều có giường, điện thoại và phòng vệ sinh. Ở những khách sạn cao cấp hơn thì trong phòng còn có thêm tivi, máy điều hòa không khí, bồn tắm nằm,… Ở khách sạn, ngoài việc kinh doanh cho thuê phòng lưu trú, khách sạn còn ki h doanh các sản phẩm, dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, dịch vụ đưa đón khách hàng tại sân bay, dịch vụ mua vé máy bay, book tour du lịch cho khách hàng,…

Thời gian nhận phòng tại khách sạn thường là 14:00 và thời gian trả phòng là 12:00 (cũng tùy từng khách sạn mà thời gian nhận và trả phòng có thể được điều chỉnh sớm hơn hoặc trễ hơn khoảng thời gian trên), khi muốn nhận phòng sớm hoặc trả phòng trễ hơn thời gian mà khách sạn quy định thì sẽ căn cứ vào tình trạng trống của phòng và sẽ thu thêm phí.

1.2.2. Khái niệm về kinh doanh khách sạn Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Ngày 29/4/1995 quy chế quản lý l ữ hành của Tổng cục du lịch đã công nh ận thuật ngữ kinh doanh khách sạn và nó được hiểu là “làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”.

“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các d ịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.”(Đồng chủ biên Ts.Nguyễn Văn Mạnh & Ths.Hoàng Thị Lan Hương, 2008)

Kinh doanh khách sạn bao gồm: Kinh doanh lưu trú (cung cấp các dịch vụ như cho thuê phòng ngủ hoặc các dịch vụ bổ sung khác thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong thời gian khách lưu trú) và kinh doanh ăn uống (có nhà hàng tại khách sạn để cung cấp thức ăn phục vụ cho khách lưu trú).

1.2.3. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn

Không giống với việc kinh doanh của các ngành nghề khác, ki h doanh khách sạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: du lịch ở địa điểm của khách sạn đó có phát triển hay không, giao thông đi lại thuận tiện như thế nào, xung quanh khách sạn có những nhà hàng hay trung tâm thương mại để khách mua sắm hay không,…những địa điểm có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, giao thông đi lại thuận tiện thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn và kinh doanh khách sạn sẽ phát triển hơn.

Muốn xây dựng khách sạn để kinh doanh khách sạn thì phải có lượng vốn cố định ban đầu tương đối lớn.

Địa điểm của khách sạn phải được đặt ở vị trí đẹp (ở trung tâm, gần biển, mặt tiền lớn,…) và có diện tích rộng vì vậy số tiền để đầu tư vào đất đai, xây dựng khách sạn là khá lớn.

Một khi đã muốn kinh doanh khách sạn, dù gặp phải các vấn đề khó khăn thì cũng không thể bỏ cuộc giữa chừng bởi vì khi đã muốn kinh doanh khách sạn, chi phí phải bỏ ra là rất lớn cho nên nếu không kinh doanh được và muốn bỏ cuộc thì thiệt hại mà việc đó đem lại là vô cùng lớn.

Ngoài chi phí mua đất đai, chi phí xây dựng khách sạn, còn phải bỏ ra một số tiền lớn để đưa khách sạn tiến vào hoạt động.

Khách sạn hoạt động 24/24 giờ không ngừng nghỉ, các nhân viên sẽ phải thay phiên nhau làm việc, không có thời gian nghỉ thứ bảy và chủ nhật như ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp khác.

Nếu tình trạng kinh doanh khách sạn tốt và ổn định thì sẽ mang lại lợi nhuận cao, ổn định nhưng rủi ro khi kinh doanh khách sạn cũng rất cao.

Kinh doanh khách sạn cần rất nhiều lao động, nhất là vào mùa cao điểm, khi khối lượng công việc quá nhiều khách sạn sẽ phải tuyển dụng thêm nhân sự và tuyển thêm các nhân viên thời vụ.

1.3. Marketing mix trong kinh doanh khách sạn Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

1.3.1. Khái niệm về marketing và marketing-mix

Theo hiệp hội marketing của Mỹ – AMA thì marketing được định nghĩa như sau: “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến, và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.”

Theo quan điểm của Philip Kotler “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi.”, “Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt đượ t ất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến, và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ”.

Tổ chức Du lịch thế giới ( UNWTO) định nghĩa rằng: “Marketing du lịch là một triết lý qu ản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách, nó có th ể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù h ợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận cho tổ chứ c du lịch”.

Chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing 4P vào những năm 1960. Thuật ngữ ày sau đó đã được mở rộng thành marketing 7P hoặc 8P tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

4P là mô hình marketing mix gồm 4 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến).

7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (chứng cứ hữu hình).

8P là mô hình marketing mix gồm 8 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (chứng cứ hữu hình), Packing (Trọn gói).

1.3.2. Các yếu tố marketing mix 7P trong kinh doanh khách sạn Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Sản phẩm:

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi sử dụng chính là sản phẩm kinh doanh của khách sạn.

Không giống với những loại sản phẩm khác, sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là các dịch vụ, tồn tại dưới dạng vô hình. Quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình bán sản phẩm diễn ra đồng thời với nhau.

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách sạn được diễn ra gần như đồng thời, vì thể, các sản phẩm/dịch vụ của khách sạn khi cung cấp c o khách hàng phải được hoàn thiện ở mức độ cao nhất để có thể làm hài lòng gười tiêu dùng ở mức độ cao nhất, ở khách sạn không có sản phẩm phế phẩm cũng như sản phẩm lưu kho, sản phẩm của khách sạn không thể nào lưu trữ được, nó sẽ hoàn toàn mất đi nếu không được khách hàng sử dụng, do đó khả năng tiếp nhận, sự hài lòng của khách hàng sẽ quyết định hoàn toàn đến doanh thu của khách sạn và hiệu quả kinh doanh của đơn vị khách sạn đó.

Sản phẩm của khách sạn được ch a làm 2 loại: Sản phẩm vật chất và sản phẩm phi vật chất.

Sản phẩm vật chất: là loại sản phẩm mà khách hàng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, có thể chạm vào, sờ, nắm được, có thể nhận biết được chất lượng của sản phẩm ngay cả khi chưa sử dụng sản phẩm đó. (ví dụ: đồ ăn, thức uống tại khách sạn,…)

Sản phẩm phi vật chất: là loại sản phẩm mà khách hàng không thể nhìn thấy được, không thể chạm vào được, khách hàng sẽ không thể nào biết được chất lượng của sản phẩm nếu như khách hàng chưa sử dụng qua sản phẩm đó. (ví dụ: dịch vụ chăm sóc khách hàng của khách sạn: cách nhân viên chăm sóc khách hàng, hành vi, thái độ của nhân viên,…)

Giá cả:

Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm/dịch vụ, khách sạn sẽ có các phương pháp định giá khác nhau.

Có 3 chiến lược định giá sản phẩm:

  • Chiến lược định giá thấp
  • Chiến lược định giá cao
  • Chiến lược định giá theo thị trường

Khách sạn sẽ dựa vào từng hoàn cảnh để áp dụng chiến lược giá thích hợp nhất, để nâng cao kết quả kinh doanh cho khách sạn.

Giá cả của sản phẩm/dịch vụ phụ thuộc vào chi phí cơ bản để tạo ra sản phẩm/dịch vụ đó cùng với mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Giá cả trong kinh doanh khách sạn khá linh động, mềm dẻo, có thể tăng hoặc giảm vào mùa thấp điểm hay cao điểm để tối da hóa lợi nhuận cho khách sạn.

Phân phối:

Kênh phân phối trong marketing được chia làm 3 nhóm chính:

Sản phẩm lưu trú tại khách sạn được phân phối qua 2 kênh phân phối là trực tiếp và gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp: Khách sạn trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ khi khách hàng đến trực tiếp tại khách sạn hoặc khi khách hàng gọi điện thoại đến, hoặc bán sản phẩm/dịch vụ thông qua trang fanfage riêng trên facebook, thông qua website riêng của khách sạn (không liên quan đến bên thứ 3).

Kênh phân phối gián tiếp: Khách sạn bán sản phẩm/dịch vụ thông qua các công ty du lịch lữ hành, thông qua các hãng sân bay và thông qua các kênh online như booking.com, agoda, expedia,…(khách sạn sẽ tốn phí hoa hồng cho bên thứ 3).

Xúc tiến:

Để có thể kinh doanh đạt hiệu quả cao thì khách sạn phải có các chiến lược quảng bá, xúc tiến hợp lí để thu hút được nhiều khách hàng, kích thích hành động mua sản phẩm/dịch vụ của khách sạn. Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Khách sạn quảng cáo thương hiệu, hình ảnh của khách sạn lên những rang thông tin truyền thông đại chúng, chạy quảng cáo trên facebook, youtube,…

Khách sạn sẽ có những ưu đãi, khuyến mãi vào những dịp lễ (đặc biệt sẽ khuyến mãi nhiều vào mùa thấp điểm), có các chương trình khuyến mãi dành riêng cho những khách hàng lâu năm, khách hàng đi với số lượng lớn,…

Con người

Chính sách con người trong marketing mix luôn được các doanh nghiệp đầu tư và chú trọng (kể cả khách sạn).

Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ cho nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chon người.

Sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng ngoài dựa vào chất lượng của sản phẩm (chất lượng phòng ở, đồ ăn,…) còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, hành vi của người phục vụ.

Để nhân viên của mình tạo ra được sản phẩm, chất lượng phục vụ tốt thì khách sạn phải chú trọng đến 2 vấn đề là đào tạo và đãi ngộ đối với nhân viên:

  • Đào tạo nhân viên: Khách sạn tổ chức những chương trình chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm của những người có chuyên môn cao, truyền đạt lại cho những nhân viên của mình để nhân viên nâng cao trình độ và chuyên môn của bản thân.
  • Đãi ngộ nhân viên: Khách sạn có các chính sách đãi ngộ nhân viên như: mua bảo hiểm xã hội, thưởng vào các dịp lễ, chế độ thai sản,…

Quy trình:

Quy trình sẽ giúp đảm bảo chất lượng phục vụ và kết nối những công đoạn trong quá trình cung ứng sản phẩm/dịch vụ lại với nhau.

Quy trình phục vụ của khách sạn phải chuyên nghiệp thì mới tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Quy trình phục vụ của một khách sạn được thể hiện trong một quá trình gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Trước khi khách tới khách sạn.
  • Giai đoạn 2: Khi khách tới khách sạn.
  • Giai đoạn 3: Trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.
  • Giai đoạn 4: Khi khách chuẩn bị rời khỏi khách sạn.

Chứng cứ hữu hình:

Chứng cứ hữu hình bao gồm: Cơ sở vật chất kĩ thuật, tra g thiết bị, đồng phục của nhân viên,…

Khách hàng sẽ đánh giá về chất lượng của khách sạn thông qua những gì mà họ thấy được. Do đó, muốn có ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, khách sạn phải đầu tư vào địa điểm khách sạn (có dễ tìm hay không), tòa nhà khách sạn, đại sảnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…

1.4. Hoạt động thu hút khách Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

1.4.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm tiêu dùng của khách hàng

1.4.1.1. Khái niệm khách hàng

Tom Peters xem khách hàng là “tài s ản làm tăng thêm giá trị”. Đó là tài sản quan trọng nhất mặc dù giá tr ị của họ không có ghi trong sổ sách công ty. Vì vậy các công ty phải xem khách hàng như là nguồn vốn cần được quản lý và phát huy như bất kỳ nguồn vốn nào khác.

Pete s Drucker, cha đẻ của ngành quản trị cho rằng mục tiêu của công ty là “tạo ra khách hàng ”. Khách hàng là người quan trọng nhất đối với chúng ta. Họ không phụ thuộc vào chúng ta mà chúng ta ph ụ thuộc vào họ. Họ không phải là kẻ ngoài cuộc mà chính là một phần trong việc kinh doanh của chúng ta. Khi phục vụ khách hàng, không phải chúng ta giúp đỡ họ mà họ đang giúp đỡ chúng ta bằng cách cho chúng ta cơ hội để phục vụ.

“Khách hàng (customer) là nh ững cá nhân hay t ổ chức mà doanh nghiệp đang nổ lực Marketing hướng tới. Khách hàng chính là người ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng thửa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm – dịch vụ.”

“Khách hàng là người mua hoặc là người có sự quan tâm một loại hàng hóa / dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua.”

“Khách hàng của một tổ chức là một tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp… có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty và mong mu ốn được thỏa mãn nhu cầu đó.”

1.4.1.2. Vai trò của khách hàng Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Vai trò của khách hàng chính là mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khách hàng quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều có sự cạnh tranh cực kì khốc liệt, tàn khốc thì khách hàng trở nên có vai trò h ết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Khách hàng là yếu tố trọng yếu quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã khẳng định rằng “Thứ quý giá nhất của công ty chúng tôi là KHÁCH HÀNG”. Bởi vì hàng hóa sản phẩm sản xuất ra để nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng, nhu cầu sử dụng của khách hàng (người tiêu thụ), nếu như doanh nghiệp không có khách hàng (khách hàng không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp) thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ bị ứ đọng, tồn kho, không tiêu thụ được, hậu quả là doanh nghiệp không bán được sản phẩn, dịch vụ của mình và sẽ dẫn đến doanh nghiệp không có doanh thu, không có lợi nhuận và dẫn đến tác hại ghiêm trọng nhất là doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản.

1.4.1.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách hàng

Việc khách hàng quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó phải trải qua rất nhiều giai đoạn.

Khách hàng phải tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó.

Sau khi tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, khách hàng sẽ tìm hiểu kĩ hơn về thông tin sản phẩm dịch vụ mà họ muốn.

Khách hàng phải xem xét sản phẩm đó có thật sự cần thiết đối với họ hay không, họ có nhất thiết phải mua sản phẩm/dịch vụ đó hay không và sản phẩm/dịch vụ đó có đáp ứng đủ, thỏa mãn các nhu cầu của họ đặt ra hay không.

Trước khi mua sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ so sánh giá cả của sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp tương đương, các doanh nghiệp bán các sản phẩm tương đối giống nhau để quyết định mua một cách đúng đắn nhất.

1.4.2. Hoạt động thu hút khách Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, tất cả các ngành nghề đều có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt thì khách hàng trở nên có va i trò h ết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi thế, nếu khách sạn muốn tồn tại lâu dài, muốn phát triển bền vững thì khách sạn phải có các chính sách thu hút khách hàng một cách đúng đắn nhất, nghiêm túc nhất…

Các hoạt động thu hút khách của khách sạn phải sôi nổi, phong phú, đa dạng,…

Để thu hút khách hàng, nhiều khách sạn cho chạy quảng cáo trên các kênh online như: facebook, google,…

Khách sạn cũng phải có rất nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi để thu hút, lôi kéo khách hàng đến với khách sạn (nhất là mùa thấp điểm).

1.5. Phân tích tình hình phát triển ngành du lịch lữ hành

Trên thế giới:

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (2015), ngành du lịch và lữ hành đã đạt được những kết quả tăng trưởng đầy tích cực trong năm 2014 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2015:

Bảng 1: Tình hình phát triển ngành du lịch lữ hành trên thế giới (2015)

Cũng theo Gra t Thornton Việt Nam, ngành du lịch và khách s ạn toàn cầu tiếp tục đạt được các chỉ số kinh doanh tích cực trong năm 2015, qua đó tạo cơ sở cho các lãnh đạo của ngành tiếp tục tin vào đà tăng trưởng trong tương lai. Ngoài ra, các qu ốc gia thuộc khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) cũng được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng của ngành du lịch và khách s ạn toàn cầu nhờ tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh tại các quốc gia này.

Tại Việt Nam:

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (2015), ngành du lịch và lữ hành tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tăng trưởng đầy tích cực trong năm 2014 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2015: (Nguồn: WTTC, 2015)

Số liệu thống kê chí h thức từ Tổng cục Thống kê cũng ghi nhận trong năm 2014, tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,874,312 lượt, tăng 4 % so với năm 2013; trong đó phân tích cụ thể như sau:

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của khách sạn Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

1.6.1. Nhóm nhân tố khách quan

1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống tài nguyên du lịch của một điểm du lịch, một vùng, một quốc gia

Tài nguyên du l ịch của một quốc gia là yếu tố thúc đẩy con người (khách du lịch) đến quốc gia đó du lịch. Những nơi có nhiều tài nguyên du l ịch thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn trong việc thu hút khách. Do v ậy, trong quá trình kinh doanh thì các nhà kinh doanh du lịch phải có s ự phối hợp giữa khai thác và b ảo vệ một cách hợp lý để bả o vệ nguồn tài nguyên du lịch của quốc gia.

Việt Nam là đất nước có rất nhiều danh lam thắng cảnh ở các nơi như: SaPa, Đà Lạt, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang,…vì vậy, đây cũng là một lợi thế cho khách sạn La Beach để quảng bá khách sạn khi thu hút khách quốc tế ghé thăm.

Đà Nẵng là thành phố có rất nhiều địa điểm du lịch được yêu thích như: Cầu Vàng (ở khu sinh thái Bà Nà Hill), Núi Thần Tài, Biển Mỹ Khê, Bán đảo Sơn Trà, Cầu tình yêu,…do vậy Đà Nằng càng ngày càng thu hút các du khách nội địa cũng như khách quốc tế đến tham quan du lịch tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng là thành phố trung gian, nằm ở giữa Huế và Quảng Nam, do đó khi khách du lịch đến nơi đây, n oài việc đi tham quan tại các địa điểm có ở Đà Nẵng như Bà Nà Hill, núi thần tài, công viên Châu Á Asian Park, cầu tình yêu,… du khách cũng có thể đến tham quan Huế (cố đô Huế, Bạch Mã, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền, cầu gỗ lim,…) và Quảng Nam (Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, Vinpearl Land Nam Hội An,…) trong ngày vì khoảng cách giữa Đà Nẵng và 2 địa điểm đó là rất gần. (Trung tâm thành phố Đà Nẵng cách trung tâm thành phố Huế khoảng 100km và cách thành phố Hội An khoảng 22km).

1.6.1.2. Tình hình chính trị, luật pháp Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Chính trị và an ninh trật tự của một đất nước là một vấn đề rất quan trọng mà các khách du lịch quan tâm (đây là vấn đề khách du lịch quan tâm hàng đầu) bởi vì khi các du khách đi đến nơi khác để du lịch, tham quan là khi họ muốn nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái, thư giãn tinh thần, hồi phục thể lực sau quãng thời gia làm việc và học tập căng thẳng mệt mỏi, họ không muốn có bất cứ lo âu nào về chính trị, an ninh khi họ đi du lịch, du khách muốn có sự an tâm tuyệt đối khi họ đi du lịch.

Việt Nam là một đất nước có tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc gia tốt, không có các vấn đề nhạy cảm về chính trị, không có các cuộc bạo động, không có các cuộc khủng bố xảy ra,…vì vậy, Việt Nam là quốc gia mà rất nhiều khách quốc tế cảm thấy an tâm khi đến đây du lịch, nghỉ dưỡng. Ngoài ra, Việt Nam là đất nước rất hiếu khách, sẽ không có sự đối xử bất công, thiếu lịch sự đối với khách du lịch.

Việt Nam đã được WTO công nhận là “Điểm đến an toàn và kì diệu”. Sự an toàn là sức hút nổi bật để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng có những hoạt động tích cực như: đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho các nước thuộc Asian, mở rộng, tạo cơ hội cho các doanh ngiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước. Điều này đã khiến du lịch Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

1.6.1.3. Mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân

Ngành giao thông vận tải: giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu du lịch. Giao thông vận tải của Việt Nam ngày càng phát triển khiến thời gian di chuyển của du khách được rút ngắn lại làm giảm sự chờ đợi mệt mỏi của khách hàng. Ở Việt Nam có các sân bay nội địa, sân bay quốc tế có thể đáp ứng các nhu cầu của cả khách nội địa và khách quốc tế. Hiện nay, dịch vụ xe Grap của Việt Nam rất phát triển, ó hiển thị sẵn tuyến đường, thời gian đến và giá tiền vì thế chỉ cần tải app Grap, những du khách từ nước ngoài hay từ địa phương khác đến đều không sợ bị lấy giá cao tiền đi xe trong quá trình di chuyển khi đi du lịch.

Ngành nông nghiệp: cung cấp các nguyên liệu, lương thực cho các nhà hàng, khách sạn để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách.

Ngành công nghiệp: ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp như: xe cộ, máy móc…phục vụ cho các ngành khác và ngành du lịch.

Ngành xây dựng: Ở Việt Nam hệ thống cầu, cống,… được xây dựng rất vững chắc. Hệ thống đường xá cũng rất thuận lợi cho việc đi lại của du khách.

Ngành thông tin liên lạc: Internet ở Việt Nam cực kì phát triển, hầu hết tất cả các quán trà sữa, quán cà phê, tiệm ăn, nhà hàng, khách sạn,…đều có internet miễn phí. Đây là một ưu thế vô cùng nổi trội của Việt Nam trong xu hướng internet phát triển rộng rãi trên toàn cầu.

Nền kinh tế của địa phương: Khi du khách đến du lịch, việc tiêu dùng của du khách thông qua việc họ mua sắm, họ sử dụng các dịch vụ ăn uống, đưa đón,…đã tác động đến nền kinh tế của địa phương đó.

1.6.2. Nhóm nhân tố chủ quan Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

1.6.2.1. Vị trí, kiến trúc của khách sạn

Vị trí và kiến trúc của khách sạn phải gắn bó chặt chẽ với nhau và sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Vị trí của khách sạn phải thuận lợi để tạo điều kiện cho du khách tìm kiếm, đi lại và dễ dàng tham quan các địa điểm du lịch lân cận.

Kiến trúc của khách sạn phải hài hòa, đồng điệu với môi trường xung quanh khách sạn.

Kiến trúc của khách sạn phải kiên cố, bền vững, chắc chắn và độc đáo, có thể thu hút, tạo được ấn tượng với khách hàng.

1.6.2.2. Uy tín và thứ hạng của khách sạn

Uy tín của khách sạn chính là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu lâu dài của tất cả các khách bởi vì uy tín của khách sạn chính là sự tin tưởng, niềm tin của khách hàng đối với khách sạn.

Uy tín của khách sạn càng cao thì chứng tỏ được trong tâm trí của khách hàng, khách sạn đó là nơi mà khiến khách hàng rất hài lòng, họ cảm thấy an tâm khi lựa chọn.

Uy tín và thứ hạng của khách sạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quảng bá hình ảnh của khách sạn.

1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang do khảo sát

1.7.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu sử dụng trong bài khóa luận: Mô hình Marketing mix 7P. Dựa trên các nghiên cứu có liên quan và qua quá trình thực tập tại khách sạn, mô hình nghiên cứu được lựa chọn để đưa vào đề tài nghiên cứu là mô hình marketing mix 7P bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến), People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Chứng cứ hữu hình).

1.7.2. Thang đo khảo sát Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

Thang đo Likert: thang đo này được p át triển và giới thiệu bởi nhà tâm lí học người Mỹ – Rennis Likert vào năm 1932. Thang đo Likert được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là thang đo Liker truyền thống có 5 m ức độ từ mức độ thấp nhất là 1 hoàn toàn không đồng ý đế n mức độ cao nhất là 5 hoàn toàn đồng ý. Thang đo này được sử dụng để khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chính sách marketing mix của khách sạn.

Thang đo định danh: là thang đo được sử dụng để phân loại đặc điểm của các đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…

Kết luận chương 1

Qua chương 1, ta có thể biết được ngành du lịch ở Việt Nam đang rất phát triển, ngành này cũng được chính phủ quan tâm và chú trọng. Và ngành khách sạn chính là ngành sẽ phát triển đi đôi với ngành du lịch. Để hiểu sâu hơn về du lịch và khách sạn, ta sẽ tìm hiểu các định nghĩa như du lịch là gì, khách du lịch là gì, khách du lịch được chia làm bao nhiêu lo ại, khách sạn là gì, kinh doanh khách sạn là gì, đặc điểm của kinh doanh khách sạn, các sản phẩm/dịch vụ mà khách s ạn kinh doanh, tình hình phát triển của ngành du lịch lữ hành.

Tất cả các doanh nghiệp kể cả khách sạn thì đều phải có khách hàng. Khách hàng có rất nhiều loại và vai trò của khách hàng là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp phải hiểu được đặc điểm tiêu dùng c ủa khách hàng. Muốn có khách hàng, bắt buộc doanh nghiệp phải có những hoạt động để thu hút khách hàng và doanh nghiệp phải tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của khách sạn. Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Thực trạng hoạt động Marketing của KS La Beach

One thought on “Khóa luận: Hoàn thiện marketing mix với khách sạn La Beach

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp thu hút khách đến với khách La Beach

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464