Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện và phát triển hoạt động Tiếp thị số tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tiếp thị số ( Digital Marketing) là một thuật ngữ chỉ xuất hiện khi công nghệ kỹ thuật số nói chung và công nghệ thông tin nói riêng phát triển mạnh. Trước kia, khi nói đến quảng cáo- tiếp thị chúng ta chỉ thường nói đến các công cụ quảng bá truyền thống như: tạp chí, báo in, phát thanh, truyền hình, tờ rơi,…Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, từ cách giao tiếp đến cách tiếp nhận thông tin, tất cả đều bắt đầu từ 2 con số rất đơn giản là 0 và 1 (mã nhị phân). Việc ứng dụng công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của hạ tầng băng thông rộng đã thúc đẩy một thuật ngữ mới làm thay đổi lớn về Marketing, đó chính là Tiếp thị số – Digital Marketing. Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Trong quá trình toàn cầu hóa, kinh tế mở cửa và nhiều nghiên cứu mới về nguyên liệu cám, có nhiều khách hàng muốn hợp tác, nhiều đơn vị muốn cung cấp sản phẩm này cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp. Rất nhiều cơ hội đang chờ công ty ở phía trước, nhưng với nguồn nhân lực hiện tại, cơ sở vật chất và nguồn vốn hiện tại, làm thế nào để lựa chọn đối tác phù hợp, nguồn nguyên liệu đảm bảo, nhằm thu hút khách hàng; nhà cung cấp, được mọi người biết đến và chủ động liên hệ, từ đó duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác, tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động.

Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài” Hoàn thiện và phát triển hoạt động Tiếp thị số tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp” với mong muốn xây dựng được một hệ thống tiếp thị số tốt hơn cho công ty nhằm cung cấp cho đối tác; khách hàng về thông tin sản phẩm, công ty trên cơ sở phân tích số liệu, phương thức kinh doanh, hoạt động Tiếp thị số trong quá khứ, từ đó đưa ra một số giải pháp; kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Tiếp thị số tại công ty.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Tìm ra hướng phát triển mới thông qua quảng cáo trên mạng điện tử. Giúp công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp có thể đánh giá được năng lực hiện tại và khả năng của công ty trong hoạt động Tiếp thị số, giúp doanh nghiệp định vị và phát triển thương hiệu. Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về Tiếp thị số. Từ đó, thấy được những hạn chế cũng như nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trên cơ sở phân tích, tìm ra những giải pháp và đề xuất khả thi nhất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động Tiếp thị số tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp.

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tại là công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt Tiếp thị số mà cụ thể là đi sâu phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động Tiếp thị số tại công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích và làm rõ những nội dung của đề tài, chuyên đề đã sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp như thống kê-toán, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp hệ thống, so sánh, đối chiếu.

5. Kết cấu đề tài

Chuyên đề gồm có 61 trang, 07 bảng biểu, 11 hình ảnh. Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Tiếp thị số

Chương 2: Thực trạng về hoạt động Tiếp thị số tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị cho hoạt động Tiếp thị số tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP THỊ SỐ

1.1 TIẾP THỊ SỐ Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

1.1.1 Khái niệm về Tiếp thị số

Tiếp thị số ( Digital Marketing) là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân ( PC, laptop), điện thoại thông minh ( Smartphone), điện thoại di động ( Cellphone), máy tính bảng ( Tablet) và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng. Tiếp thị số sử dụng những công nghệ hoặc các nền tảng như trang mạng ( Website), thư điện tử ( email), ứng dụng ( cơ bản hoặc trên thiết bị di động) và các mạng xã hội. – theo Wikipedia.

Tiếp thị số ( Digital Marketing) là việc sử dụng một hệ thống các mạng máy được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới ( Internet) sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu về đặc điểm và hành vi đối tượng mục tiêu, làm phương tiện cho các hoạt động tiếp thị và truyền thông, thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, là cách tiếp cận thị trường để tiếp thị sản phẩm và thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả, nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm thích hợp, đúng nhu cầu, cá nhân hóa và chi phí hợp lý.

Tiếp thị số có 3 đặc điểm: sử dụng phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số, tương tác được với khách hàng.

Liên hệ đặt quảng cáo Tiếp thị số thông thường qua : Đặt trực tiếp, Qua đại lý; nhà phân phối và qua Mạng lưới quảng cáo ( Advertising networks – là tập trung trang mạng có lượng truy cập không cao hoặc tập trung vào trang mạng có uy tín; thương mại cao).

Các công cụ của hoạt động Tiếp thị số đang tiếp tục phát triển và mở rộng.

1.1.2 Các công cụ cơ bản của tiếp thị số Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

1.1.2.1 Quảng cáo hiển thị ( Display Advertising)

Quảng cáo hiển thị là hình thức một tiêu đề (banner) chữ, ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động), video,…được đặt trên các trang mạng với chức năng là một công cụ quảng cáo và phải trả phí.

Đo lường hiệu quả thông qua: số lần quảng cáo xuất hiện ( Impression), số người quan tâm nhấp chuột vào quảng cáo ( Click), giá cho 1000 lần quảng cáo xuất hiện ( CPM- Cost Per Mile), giá cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo ( CPC- Cost Per Click).

Các định dạng quảng cáo hiển thị phổ biến theo chuẩn IBA ( Internet Bureau Advertising – Cục quảng cáo trên mạng điện tử):

  • Ảnh tĩnh ( Static image).
  • Đồ họa màu ánh xạ ( Flash/ GIF banner) với loại tệp .swf hoặc .gif, kích cỡ tối đa 30kb hoặc 50kb, thời lượng tối đa 15 giây hoặc 30 giây, âm thanh tắt hoặc để người xem tự khởi động.
  • Video với kích cỡ phổ biến nhất là hình vuông MPU 336 x 280 hoặc 300 x 250 (fixels).
  • Dạng mở rộng ( Expandable): một tiêu đề ( banner) có thể mở rộng khi người dùng di chuột qua hoặc nhấp vào, tự thu hồi khi di chuột ra khỏi, là một dạng Rich Media – hình thức quảng cáo tương tác dựa trên công nghệ nhúng, kết hợp hình ảnh âm thanh và truyền tải nội dung như tràn trang, bóc trang…

Mạng lưới quảng cáo hiển thị là dịch vụ kết nối nhà quảng cáo đến trang mạng chấp nhận đặt quảng cáo ( Publisher ), có chức năng tổng hợp không gian quảng cáo từ chủ trang web nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà quảng cáo.

Lợi ích: Hình thức này phù hợp với nhiều quy mô doanh nghiệp và có thể điều chỉnh nội dung quảng cáo một cách tập trung, đơn giản và nhanh chóng với hệ thống báo cáo minh bạch và theo thời gian…tiếp cận khách hàng mục tiêu tối đa, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả về thời gian.

1.1.2.2 Giao tiếp và bán quảng cáo trực tuyến ( Online Public Relations)

Giao tiếp và bán quảng cáo trực tuyến ( Online Public Relations) là sự quản lý về nhận thức, hiểu biết công chúng đối với một tổ chức hay thương hiệu, đạt được bằng cách tăng sự tiếp xúc của công ty với người xem thông qua trang mạng, giúp tối đa hoá sự hiện diện của thương hiệu, sản phẩm hoặc trang mạng (website) trên những trang mạng thứ ba nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.

Đo lường thông qua thông số: Khả năng truyền tin nhanh, xây dựng chiến lược tiếp thị, mức độ liên kết với trang quảng cáo thông qua những đường liên kết ( link) dẫn tới trang mạng của công ty, chi phí, quản lý luồng thông tin.

Giao tiếp và bán quảng cáo trực tuyến bao gồm các hình thức chính sau:

  • Giao tiếp với những người sở hữu truyền thông (Communicating with online media owners): xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trên mạng (online media owners) là cách để mở rộng sự tiếp cận đối với thương hiệu.
  • Xây dựng liên kết (Link building): xây dựng liên kết rất quan trọng trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, được coi là thành tố chính của giao tiếp và bán quảng cáo trực tuyến bởi nó giúp thương hiệu hiện diện trên các trang mạng thứ ba và tạo nên liên kết trở về ( Backlink) quay về trang mạng của thương hiệu.

Giao tiếp và bán quảng cáo trực tuyến ( Online Public Relations) được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực, thông minh cho các doanh nghiệp trong việc làm thương hiệu và gây ấn tượng tích cực với người sử dụng Internet, tăng độ tín nhiệm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện những ý tưởng mà không bị giới hạn bởi thời gian, không gian.

1.1.2.3 Diễn đàn trực tuyến ( Forum) Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Diễn đàn trực tuyến ( Forum) là trang mạng nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin. Đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, có thể đưa bài thảo luận lên diễn đàn nhưng có khi ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời vấn đề người đăng.

Diễn đàn trực tuyến là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các chủ đề/ bình luận ( topic/comment) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Đo lường thông qua thông số: Khả năng truyền tin nhanh và độ thu hút của thông tin, số người tham gia theo dõi và bình luận, quản lý luồng thông tin, số lượng thành viên và đặc tính của trang mạng.

Forum Seeding (hay còn gọi là Online Seeding) là một hình thức tạo nội dung cơ sở cho chủ đề để người xem trao đổi thông tin, gây sự chú ý trên các diễn đàn; trên các cộng đồng mạng; trên các phương tiện mà mạng có thể vương tới nhằm một mục đích truyền đạt thông điệp có lợi cho thương hiệu.

Lợi ích của Forum là có thể được dùng để tạo ra một dư luận, một xu hướng, một định hướng thông qua cung cấp lan truyền thông tin đưa sản phẩm, thương hiệu của công ty đến mọi người và nhận phản hồi, nâng cao mức độ thu hút, tìm kiếm và tăng độ truy cập thông tin trong chủ đề ( topic) trên diễn đàn.

1.1.2.4 Tiếp thị trên trang mạng điện tử (Web – Based Marketing)

Tiếp thị trên mạng điện tử là hình thức tiếp thị không tốn phí khi đăng thông tin quảng cáo trên trang mạng điện tử ở vị trí thông thường và có giá trị xuất hiện tin tùy theo số người tìm kiếm và đăng tin mới, người đăng khi có nhu cầu đăng vị trí quan trọng ( VIP – Very Important Person) thì sẽ trả một mức phí cho trang mạng với chi phí không cao và phải đăng ký là thành viên trang mạng điện tử này.

Được đo lường thông qua hình thức đăng tin, số người truy cập thông tin, khả năng truyền tin và mức độ quan tâm, có sự liên kết tới doanh nghiệp, chi phí phát sinh, quản lý luồng thông tin.

Các trang mạng điện tử này thường là một sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian tiếp thị, tổ hợp các dịch vụ phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến bao gồm: Mua và chọn hàng trực tuyến, đăng ký gian hàng, rao vặt trực tuyến, đăng tin sản phẩm; dịch vụ, cung cấp thông tin giá cả thị trường (sưu tầm).

Lợi ích tiếp thị khi tham gia là tất cả người đăng thông tin sẽ được bảo hộ khi tuân thủ những quy định điều khoản thỏa thuận, quy chế, nội dung đăng tin, quy định về bảo mật thông tin thành viên, quyền và nghĩa vụ thành viên, quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh cũng như bản thân trang mạng sẽ chịu trách nhiệm duyệt và đăng tin, tính giao dịch hợp pháp, có thể là hỗ trợ sự an toàn và giám sát hoạt động giao dịch trực tiếp ( nếu có và cần thiết).

1.1.2.5 Tiếp thị trên mạng xã hội ( Social Media Marketing) Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Tiếp thị trên mạng xã hội (Social Media Marketinng) là hình thức tiếp thị thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm tiếp thị.

Tiếp thị trên mạng xã hội (Social Media Marketinng) là hình thức tiếp thị hoàn toàn miễn phí trực tuyến, là nơi có thể nói chuyện, tham gia, chia sẻ, liên kết…Điểm chung là đều có hệ thống giao tiếp- thảo luận, phản hồi, bình luận và bỏ phiếu ( vote) cho thông tin đó, có tính hiệu quả cao và bất cứ ai cũng có thể làm được trên các mạng xã hội, diễn đàn, hội, blog…

Đo lường thông qua thông số: lĩnh vực hoạt động của trang mạng xã hội, độ bao phủ mạng trực tuyến, số lượng người quan tâm và theo dõi, hình thức đăng bài, thao tác sử dụng và tạo tài khoản.

Các hình thức trang mạng tiếp thị trên mạng xã hội:

  • Tin tức xã hội ( Social News): Digg, Sphinn, Newsvine, Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp: đọc tin, bỏ phiếu hoặc bình luận, hỏi đáp.
  • Chia sẻ mạng xã hội ( Social Sharing): Snapfish, YouTube, Vimeo, Clip.vn- Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net – Zing Mp3,

Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net: tạo, chia sẻ video, hình ảnh, âm nhạc.

Mạng lưới xã hội ( Social Networks): Twitter, Facebook, ZingMe, Go.vn,

Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn: kết nối và chia sẻ.

Đánh dấu mạng xã hội ( Social Bookmarking): Delicious, Foody.vn, BlogMarks, diadiemanuong.com, Faves, và Diigo: chia sẻ hoặc đánh dấu trang liên kết giúp những người sử dụng Internet lưu trữ, quản lý, tham khảo tìm kiếm địa chỉ những trang web có vị trí (site) quan tâm.

Nếu biết cách khai thác tiếp thị trên mạng xã hội ( Social Media Marketing) hiệu quả kinh doanh sẽ vô cùng lớn như tăng độ nhận diện thương hiệu, dễ dàng tìm hiểu các đối tượng mục tiêu, tiết kiệm chi phí.

1.1.2.6 Tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( Search Engine Optimization – SEO) là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa để trang mạng ( website), thông tin thương hiệu trở lên thân thiện với công cụ tìm kiếm ( Search Engine) từ đó nâng cao thứ hạng trang mạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, Cr+…khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa ( keyword) liên quan.

Tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm là tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện đối với động cơ tìm kiếm, hình thức này không tốn chi phí khi thực hiện tiếp thị mà chỉ mất thời gian để tạo ra các từ khóa mục tiêu.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tối ưu nội dung văn bản và cấu trúc website để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang mạng phù hợp nhất, phục vụ người tìm kiếm trên các trang kết quả thông qua: thẻ tiêu đề bài viết ( Title Meta Tag), thẻ mô tả ngắn nội dung bài viết ( Description Meta Tag), thẻ từ khóa tức là những từ khóa dùng nhiều trong bài viết do chính tác giả khai báo (Keywords Meta Tag) và giúp cho việc thuận tiện trong thống kê nội dung và tạo lợi thế hiển thị ( Công cụ Post Tag) .

Đo lường thông qua thông số của công cụ tìm kiếm như Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự các trang mạng trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán này luôn là một bí mật. Những yếu tố này có thể được sắp xếp thành 2 nhóm: những yếu tố bên trong website (nội dung, cấu trúc) và những yếu tố bên ngoài website (đường dẫn quay về, tính phổ biến), thông qua thứ hạng từ khóa và tần suất xuất hiện, lượng người truy cập, lượng khách quan tâm, tỷ lệ chuyển đổi.

Hình thức khi làm từ khóa SEO là việc xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link của những bài khác đến từ trang chủ bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn. Hình ảnh và video cần được đính kèm với các từ khóa liên quan để được công cụ tìm kiếm truy cập và tìm thấy.

Lợi ích thực hiện SEO là nếu giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm thì thương hiệu của công ty sẽ dễ nhận biết và nâng cao vị thế, tăng uy tín và thương hiệu trên Internet, tăng độ bao phủ trên mạng điện tử, tạo đường liên kết thuận tiện và nhanh chóng từ công cụ tìm kiếm đến trang web của thương hiệu cũng như các bài viết hay từ khóa liên quan.

1.1.2.7 Quảng cáo và thu phí trên từng cú nhấp chuột ( Pay Per Click – PPC: trên Google Adwords, Facebook Adwords)

Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing- SEM) = SEO + PPC. Trong đó, với Google là dịch vụ Quảng cáo Google Adwords và Facebook là dịch vụ quảng cáo Facebook Adwords, là hình thức quảng cáo trả tiền để được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm hay trang mạng xã hội khi ai đó nhấp chuột (click) vào quảng cáo.

Quảng cáo và thu phí trên từng cú nhấp chuột ( PPC Pay Per Click ): Là loại hình quảng cáo mà trong đó người quảng cáo đặt quảng cáo của mình tại một địa điểm nào đó trên công cụ tìm kiếm hay trang mạng xã hội và bất cứ khi nào người dùng nhấp chuột vào quảng cáo đó, người đăng quảng cáo sẽ bị mất một chi phí nhất định tương ứng, giá bỏ thầu cho một cú nhấp chuột càng cao thì sẽ càng được liệt kê ở các vị trí dễ gây chú ý, sẽ tăng lượng khách ghé thăm. Đây là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

Đo lường thông qua lượng người truy cập/ số lần quảng cáo xuất hiện, lượng khách quan tâm, lượng khách hàng đăng ký và mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi, quản lý tài khoản và chiến lược tiếp thị theo chủ đề, ngôn ngữ, địa lý, tính định hướng và lặp từ khóa.

Hình thức thực hiện quảng cáo và thu phí trên từng cú nhấp chuột rất dễ, bất kể cá nhân nào có thẻ tín dụng quốc tế như VISA, MASTER CARD là có thể đăng ký và chạy quảng cáo.

Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng liên kết. Facebook Adwords là quảng cáo cho phép nội dung của các nhà quảng cáo đặt trên các trang mạng Facebook liên kết hoặc thông qua các bài đề xuất, vị trí quảng cáo trên trang mạng cá nhân.

Ngoài ra còn phải kể đến: CPC, CPM, CPD, CPA ( xem thông tin chi tiết tại bảng Danh mục tra cứu chữ dịch – chữ viết tắt trang x ).

Lợi ích của quảng cáo mạng hiển thị là quảng bá doanh nghiệp đến thị trường rộng hơn, mở rộng khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu, cho phép lựa chọn wesite thuộc mạng nội dung theo: lĩnh vực, quốc gia và ngôn ngữ, quảng cáo dạng nguyên bản (text) hoặc tiêu đề ( banner).

1.1.2.8 Tiếp thị qua thư điện tử ( Email Marketing) Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Tiếp thị qua thư điện tử ( Email Marketing) là hình thức gửi thư điện tử thông tin/quảng cáo/sự kiện có nội dung liên quan trực tiếp đến các đối tượng đã đăng ký email (opt-in) hay gián tiếp liên quan, cho phép người nhận có quyền từ chối không tiếp tục nhận thư điện tử quảng cáo nữa.

Tiếp thị qua thư điện tử phù hợp với hầu hết các đối tượng có nhu cầu tiếp thị, bán hàng, quảng bá thương hiệu, xây dựng kênh thông tin để chăm sóc khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng cáo chương trình khuyến mãi, giới thiệu và ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới. Tiếp thị qua thư điện tử là công cụ tiếp thị hiệu quả nếu được sử dụng một cách bài bản và có khoa học. Tuy nhiên, Tiếp thị qua thư điện tử có những ưu điểm vượt trội, nhiều công ty đã lạm dụng email để thư rác ( Spam) người nhận quá mức.

Đo lường thông qua thông số thiết kế về đồ họa, tính tương tác, bố trí thông tin thương hiệu trong thư điện tử, phân phối thư điện tử, đo lường thống kê phản hồi của khách hàng, số lượng thư gửi/ thư rác.

Gồm các loại phương thức: Thư chào bán và giới thiệu sản phẩm; cung cấp đường truyền của trang web ( Sale letter), Bản tin điện tử (E-Newsletter), Câu chuyện về thương hiệu hàng hóa ( Brand stories).

Hoạt động tiếp thị bằng thư điện tử gồm:

  • Tiếp thị qua thư điện tử được sự đồng ý của người nhận.
  • Tiếp thị qua thư điện tử không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email – UCE) còn gọi là Spam.

Những lợi ích chính từ Tiếp thị qua thư điện tử: sử dụng tối ưu chi phí, thống kê chi tiết, hướng đúng mục tiêu, theo dõi dữ liệu, tự động hóa chiến dịch tiếp thị qua thư điện tử, thu hồi kết quả gần như lập tức, thúc đẩy bán hàng, tiết kiệm thời gian, ứng dụng linh hoạt.

1.1.2.9 Tiếp thị qua thiết bị di động ( Mobile Marketing) Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Tiếp thị qua thiết bị di động ( Mobile Marketing) là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Tiếp thị qua thiết bị di động ( Mobile Marketing ) không chỉ là một xu thế truyền thông mới. Nó đang thực sự trở thành một công cụ mạnh mẽ để dành được sự chú ý và quan tâm từ khách hàng.

Mobile Marketing là sự phối hợp hoàn hảo của nhiều công cụ. Khi nhắc đến Mobile Marketing, mọi người thường hiểu nhầm là SMS marketing. Trong khi đó, Mobile Marketing gồm tập hợp các công cụ hỗ trợ tiếp thị qua điện thoại bao gồm 7 công cụ: Dịch vụ tin nhắn gọn( Short messaging system hoặc short message service – SMS ), Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện ( Multimedia Messaging Service – MMS), Bluetooth, Internet, Hồng ngoại, Trò chơi và Ứng dụng (game/application), Dịch vụ dựa trên nền tảng định vị ( Location based service).

Đo lường thông qua thông số: chi phí, đối tượng khách hàng, hình thức thực hiện, số lượng người xem tin và phản hồi, tính công nghệ và kỹ thuật, mức độ phủ sóng và độ thu hút, thời gian.

Hình thức hoạt động là tự nhà tiếp thị có thể tìm kiếm thông tin khách hàng để kết nối hoặc nhờ một nhà trung gian thứ 3 thực hiện việc cung cấp thông tin, quảng cáo sản phẩm dịch vụ, cung cấp thông tin khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ gia tăng.

Tiếp thị qua thiết bị di động (Mobile Marketing) đang trở nên phổ biến vì những đặc điểm nổi bật: Tỉ lệ xem quảng cáo qua thiết bị di động cao, tương tác với người tiêu dùng bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, từ đó, mang lại hiệu quả tiếp thị cao, tạo thuận tiện khi truy cập phản hồi và gửi thông tin dễ dàng.

1.1.3 Tiếp thị số khác với tiếp thị thông thường như thế nào?

Tiếp thị số không khác nhiều với Tiếp thị thông thường bởi mục tiêu đều nhắm đến đó chính là khách hàng. Nhưng làm Tiếp thị số khác với làm tiếp thị thông thường là môi trường và phương cách thực hiện, với môi trường kinh doanh thì Tiếp thị số thường tập trung chủ yếu vào Internet và Website.

Hiện nay Tiếp thị số đang mở rộng vào các mạng viễn thông, vì số lượng người sử dụng điện thoại di động và máy tính (tablet, laptop) để phục vụ công việc cũng như giải trí ngày càng tăng.

Về bản chất của Tiếp thị số vẫn thỏa mãn nhu cầu của con người, tuy vậy khách hàng trong thời buổi công nghệ số sẽ có đặc điểm khác hơn so với khách hàng truyền thống về thói quen tiếp cận thông tin, chọn lựa sản phẩm dịch vụ.

Đặc điểm của Tiếp thị số là tính đa dạng, linh hoạt, chi phí hợp lý và có thể kiểm soát hiệu quả trực tiếp qua con số. Do vậy, Tiếp thị số phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn.

Bảng 1.1 – So sánh giữa Tiếp thị số và tiếp thị thông thường

So sánh trên không có nghĩa là Tiếp thị thông thường đã hết thời. Thực tế cho thấy nhiều ngành nghề/ sản phẩm không phù hợp với các loại hình Tiếp thị số. Việc quảng bá, duy trì và khẳng định thương hiệu của các doanh nghiệp lớn luôn cần tới, tỏa ra thật sự hiệu quả với quảng cáo truyền hình, áp phích quảng cáo ngoài trời, sử dụng sản phẩm mẫu…

1.2 VAI TRÒ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾP THỊ SỐ Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

1.2.1 Đối với phát triển kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công Thương) công bố, năm 2013, dân số có 90 triệu dân, tỉ lệ sử dụng Internet là 36%. Trong số đó có khoảng gần 57% người Việt mua sắm trực tuyến, doanh thu toàn lĩnh vực Thương mại điện tử Business to Customer ( TMĐT B2C) đạt 2,2 tỷ USD với mức chi trung bình của mỗi người dân trong mua hàng trực tuyến là 120 USD.

Bảng 1.2 – Bảng doanh thu Thương mại điện tử B2C năm 2013

Cũng theo thông báo trong ngày Internet (Internet day) diễn ra vào 4/12/2013 cho biết, doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (2013) tương ứng tăng gấp 4,8 lần so với năm 2010 (500 tỷ đồng) và chiếm khoảng 5,5% giá trị các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam (2,2 tỷ USD, năm 2013).

Tiếp thị số có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất- kinh doanh thương mại vì hoạt động này cung cấp cho nền kinh tế sự tăng trưởng vượt bậc. Hoạt động Tiếp thị số tác động mạnh vào suy nghĩ, nhận thức và công nghệ, nhờ đó nâng cao trình độ nhận thức, tiêu thụ, sản xuất và năng suất lao động tăng, có cơ hội đuổi kịp các nước trên thế giới.

Hoạt động Tiếp thị số giúp nhiều ngành kinh tế duy trì và phát triển, tham gia vào chuỗi hoạt động kinh doanh, nhờ đó nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu rộng và nhanh chóng vào quá trình toàn cầu hóa.

Hoạt động Tiếp thị số kích thích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì công nghệ hiện đại, ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi nguồn lực được nâng lên tương ứng.

1.2.2 Đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp

Tiếp thị số góp phần hỗ trợ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất dựa trên đổi mới, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định, chuyển dịch lao động, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tiếp thị số góp phần hỗ trợ mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.

Hoạt động Tiếp thị số nâng cao mức sống của người dân về vật chất và tinh thần, thu hút lao động, góp phần quảng bá, giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp tỉnh nhà.

Hoạt động Tiếp thị số tác động tốt đến các dự án có vốn đầu tư tại Tỉnh nhờ đó tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư. Hoạt động Tiếp thị số góp phần trong việc quảng bá và thu hút vốn đầu tư, góp phần thức đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển và nguồn thu ngân sách của tỉnh.

1.2.3 Đối với phát triển kinh tế doanh nghiệp

Việc quảng cáo trên mạng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn, định vị được khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu do đó sẽ tiết kiệm nhiều chi phí giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh.

Tiếp thị số góp phần quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm doanh nghiệp, trở thành doanh nghiệp tiến bộ và hiện đại. Hoạt động Tiếp thị số đóng góp gián tiếp vào nguồn tăng doanh thu và sự phát triển của doanh ngiệp.

Hoạt động Tiếp thị số cải thiện đời sống lao động tại doanh nghiệp, ổn định và tăng thu nhập. Hoạt động Tiếp thị số rút ngắn khoảng cách, tiếp thị toàn cầu, giảm thời gian, giảm chi phí.

Thêm vào đó hiện nay số người sử dụng Internet đang tăng với tốc độ rất nhanh, do đó Tiếp thị số sẽ là một lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp.

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ SỐ

1.3.1 Yếu tố văn hóa Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Ngôn ngữ, thói quen, phong cách tiêu dùng, lối sống, tín ngưỡng phong tục, sự thay đổi quan điểm, xu hướng nhu cầu của con người, nét đặc trưng truyền thống và văn hóa… tạo nên một hệ thống ảnh hưởng đến hoạt động Tiếp thị số.

1.3.2 Yếu tố pháp lý

Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Tiếp thị số qua các quy định pháp luật về an toàn xã hội, giấy phép hoạt động, quy định chung và quy luật riêng trong môi trường ảo, tính pháp lý bảo vệ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân khi thực hiện hoạt động Tiếp thị.

1.3.3 Yếu tố kinh tế

Tiếp xúc và có cơ hội hợp tác do xóa bỏ rào cản địa lý, nhận ưu đãi từ phía cơ quan nhà nước, tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Tiếp thị số.

1.3.4 Yếu tố xã hội

Nhận thức của mọi người, chấp nhận, hài lòng hay phản đối, nghi ngờ trong hoạt động Tiếp thị số. Trở thành trào lưu và được quan tâm, hỗ trợ và phát huy.

1.3.5 Yếu tố khác

Ngoài ra, hoạt động Tiếp thị số còn ảnh hưởng bởi hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng, thiên tai và mùa vụ, trình độ khoa học kỹ thuật, tốc độ đường truyền Internet…

1.4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA TIẾP THỊ SỐ Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

Theo dự báo, đến 2015 Việt Nam sẽ có 40 – 45% dân số sử dụng mạng. “Với tốc độ phát triển kinh tế và xu hướng hạ tầng dịch vụ, thanh toán ngày càng được quan tâm, đến năm 2015 mỗi người Việt sẽ chi trung bình 150 USD cho thương mại điện tử mỗi năm.”

Với sự phát triển của kỹ thuật số, các thiết bị và tác vụ hàng ngày dần dần đang bị số hóa. Tiếp thị kỹ thuật số sẽ có xu hướng phát triển thông qua những chiếc máy điện tử có kết nối Internet và truy cập mạng, có thể dò sóng radio, bất cứ nơi nào với sự phổ biến của 3G, wifi.

Bảng 1.3 – Ước tính tỷ lệ truy cập Internet và doanh thu TMĐT năm 2015 ĐVT: USD

Dự đoán về những xu hướng Tiếp thị số trong tương lai:

  • Tiếp thị thông qua nội dung ( Content Marketing) sẽ phát triển lớn mạnh hơn: Không ngừng tạo ra những nội dung có giá trị, kết nối thông qua một loạt các kênh khác nhau nhằm cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hoặc mang tính giải trí cho độc giả, cho phép công ty xây dựng mối quan hệ ổn định với khách hàng.
  • Tiếp thị qua mạng xã hội sẽ đa dạng hơn: Chỉ vài năm trước đây, các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong các mạng truyền thông xã hội gồm Facebook, LinkedIn và Twitter. Trong khi một số mạng biến mất, các mạng xã hội mới xuất hiện Pinterest, Google+, Tumblr và Instagram ngày càng phổ biến và đã góp phần vào sự đa dạng khi lựa chọn kênh Tiếp thị qua mạng xã hội.
  • Nội dung chú trọng hình ảnh sẽ phát triển: Khi người tiêu dùng chịu tác động bởi số lượng quảng cáo ngày càng nhiều thì tiếp thị cần phải thu hút hơn.
  • Ít hơn sẽ hiệu quả hơn: Một xu hướng đáng chú ý là sự thay đổi rõ ràng trong sở thích của người tiêu dùng đối với những thông điệp tiếp thị đơn giản, nét thẩm mỹ thuần khiết, gọn gàng và tối giản thay vì những thông điệp cầu kỳ.
  • Nội dung tương thích với thiết bị di động: Do việc sử dụng rộng rãi và tăng trưởng nhanh chóng của điện thoại thông minh và máy tính bảng, việc các công ty tạo ra nội dung để người sử dụng điện thoại di động có thể truy cập là cần thiết, việc tạo ra một phiên bản di động bổ sung cho một trang web hoặc sử dụng thiết kế web thích ứng, điều quan trọng là phải tạo ra một trải nghiệm tích cực cho người dùng đang truy cập thông qua một thiết bị di động.
  • Công nghệ đeo bám quảng cáo sẽ gia tăng hiệu quả: Đây là một chiến lược tiếp thị được ưa dùng gần đây, hoạt động bằng cách sử dụng cookie đường truyền của trình duyệt để theo dõi các trang web mà người dùng truy cập. Một khi họ rời khỏi một trang web nhất định, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã xem sẽ được hiển thị và xuất hiện một lần nữa trong các quảng cáo trên nhiều trang web khác khi họ truy cập đến.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và các tín hiệu xã hội sẽ ngày càng đan kết với nhau hơn do mục tiêu của Google và các trang mạng tìm kiếm khác là cung cấp cho người sử dụng các nội dung phù hợp nhất và chất lượng tốt nhất.

Ngoài lý do là các thiết bị kỹ thuật số đang nghiễm nhiên là một phần cuộc sống thì còn các lý do khác cũng đang góp phần khiến Tiếp thị số ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong năm 2014 và những năm tới như: Sự bùng nổ của Big Data- Giúp nhãn hàng có thể kiểm soát được chính xác hành vi của khách hàng, tăng đến hơn 60% lợi nhuận và sự phát triển nhanh chóng của Tiếp thị qua thiết bị di động ( Mobile Marketing), các nền tảng mạng xã hội cũng đang làm thay đổi bộ mặt ngành Tiếp thị số – Digital Marketing.

Và thời điểm hiện tại, Internet đang chuyển qua thế hệ web 3.0 khi các hệ thống được gắn thêm trí tuệ nhân tạo giúp hiểu người tiêu dùng để từ đó đưa ra những thông tin và giải pháp phù hợp với nhu cầu cá biệt của từng cá nhân. Ngoài ra, ở thế hệ web 3.0, tất các các thiết bị đều có thể kết nối internet từ Ti vi đến các thiết bị gia dụng và tất cả các thiết bị cá nhân để mang lại một hệ thống truyền dẫn thông tin và quản lý toàn diện.

Hiện nay, chi phí cho hoạt động Tiếp thị số chỉ bằng 1/10 của chương trình trên truyền hình, và ¼ trên giấy in. Do đó, rõ ràng là các kênh quảng cáo ít tốn kém hơn sẽ thu hút các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Qua tất cả lý luận cơ bản về Tiếp thị số đã nêu, một điều tất yếu dễ thấy rằng Tiếp thị số hiện nay là một vũ khí cạnh tranh không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, là chìa khóa dẫn đến thành công trong môi trường cạnh tranh đang diễn ra gay gắt như hiện nay. Là xu hướng tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số ngày nay.

Chương I trình bày những vấn đề Tiếp thị số và vai trò của hoạt động Tiếp thị số đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu và tăng doanh thu. Từ đó, mọi doanh nghiệp phải tự nhận thấy tầm quan trọng của công tác tiếp thị mà tổ chức hoạt động Tiếp thị số sao cho phù hợp với điều kiện, nguồn lực của doanh nghiệp. Là cơ sở để tiến hành khảo sát thực tế hoạt động Tiếp thị số tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Điệp và nghiên cứu, đánh giá hoạt động Tiếp thị số tại doanh nghiệp. Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Tổng quan về sự phát triển của Cty Ngọc Diệp

One thought on “Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động tiếp thị số tại Cty Ngọc Điệp

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao tiếp thị số của Cty Ngọc Diệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464