Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh tại huyện Đồng Phú Tỉnh Bình Phước dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục & đào tạo huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân số và lao động
Đồng Phú hiện nay là một huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Phước, khoảng cách từ huyện lỵ đến trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Đồng Xoài khoảng 12km. Cực bắc của huyện có tọa độ 10o46’9” B; Cực Đông (vùng đất liền): 107o14’14” Đ.
Phía Tây giáp huyện Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài, phía Bắc huyện giáp huyện Phú Riềng (huyện mới thành lập năm 2015), phía tây Bắc giáp huyện Hớn Quản, phía Đông giáp huyện Bù Đăng và Vĩnh Cữu (Đồng Nai), phía Nam giáp huyện Phú Giáo của tỉnh Bình Dương. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Diện tích tự nhiên của huyện Đồng Phú là 935,42km2, dân số khoảng 88.093 người theo số liệu điều tra năm 2013.
Từ năm 1986 đến cuối năm 2013, dân di cư tự do từ các vùng, miền trong cả nước đến Đồng Phú sinh sống ngày càng nhiều, đa số họ phá đất rừng để lấy đất ở, đất sản xuất và khai thác lâm sản trái phép làm cho diện tích rừng ở Đồng Phú ngày càng bị thu hẹp, lâm sản ngày càng cạn kiệt. Đồng thời việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các công ty cao su Phú Riềng, Đồng Phú, Sông Bé, Bình Phước và việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội của địa phương như quy hoạch các khu dân cư, khu công nghiệp đặc biệt là các khu đô thị – dịch vụ – công nghiệp Đồng Phú, cũng là nguyên nhân giảm sút diện tích đất rừng ở Đồng Phú, đến cuối năm 2013 là 18.157,86ha.
Đồng Phú có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống (bao gồm 14 dân tộc anh em), dân cư tập trung từ mọi miền đất nước nên bản sắc văn hoá rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình văn hoá đặc sắc như: múa cồng chiêng, đi cà kheo (của người S`tiêng), lễ hội té nước (của người Khơme), hát quan họ, hát chèo, đờn ca tài tử (của người Kinh)… Nhưng truyền thống văn hoá lâu đời nhất ở Đồng Phú thuộc về đồng bào S`tiêng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, năm 1997, chính phủ đã quyết định tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương, địa bàn Đồng Phú trở thành một trong 5 huyện của tỉnh Bình Phước.
Đến ngày 31-12-2003, toàn huyện Đồng Phú được chia làm 10 xã và 1 thị trấn, với diện tích cụ thể được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Số liệu các xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Phú năm 2003
Trong thời gian từ năm 1997-2000, huyện gặp rất nhiều khó khăn: điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kém, toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bàn giao cho thị xã Đồng Xoài nên phải thuê mượn nhà dân và xây dựng tạm thời để làm việc. Đồng Phú là huyện thuần nông, công nghiệp, chế biến và dịch vụ phát triển chậm, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, giá nông sản lại bấp bênh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các xã trong huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn, được thụ hưởng chương trình 135 của Chính phủ.
Trong giai đoạn từ 2009, UBND tỉnh đã chủ trương phê duyệt khu công nghiệp tại huyện Đồng Phú, theo đó khu công nghiệp Bắc Đồng Phú đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 1-9-2009 và Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 16-3-2011, do Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh hạ tầng và bất động sản Đồng Phú làm chủ đầu tư hạ tầng, với diện tích được giao là 190,4ha. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Ngành tài chính – tín dụng cũng có sự phát triển đáng kể. Tổng thu ngân sách hằng năm đều vượt chỉ tiêu, thu mới phát sinh trong giai đoạn 1997 – 2000 đạt 71.322 tỷ đồng; chi ngân sách tiết kiệm, hạn chế chi phát sinh. Sang giai đoạn 2001 – 2013, thu ngân sách phát sinh thường xuyên trên địa bàn tăng mạnh: năm 2001 thu được 7,676 tỷ đồng, năm 2005 thu được 17,320 tỷ đồng, năm 2013 thu đạt 146,163 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng cơ bản và chi thường xuyên lớn và theo phân cấp quản lý ngân sách, nên hằng năm huyện vẫn phải nhận sự hỗ trợ ngân sách từ cấp trên.
Do nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng lớn nên hoạt động tín dụng – ngân hàng cũng tăng mạnh, số dư nợ năm sau cao hơn năm trước từ 20 – 30%, góp phần tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong huyện.
Tính đến năm 2015, mặc dù còn gặp khó khăn, nhưng với sự tập trung chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của UBND huyện, nên tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển, cụ thể: Tổng sản phẩm trong huyện (GRDP – Giá cố định năm 2010) ước 1.985 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2015, tăng 13,6% so với năm 2014 (KH tăng 13,5-14%); cơ cấu kinh tế ước đạt: Nông – lâm – ngư nghiệp 37,4%; công nghiệp – xây dựng 35,6%; thương mại – dịch vụ 27%; thu NSNN 124,3 tỷ đồng, đạt 105,33% dự toán điều chỉnh HĐND huyện giao; tổng chi ngân sách ước thực hiện: 435,818 tỷ đồng, đạt 103,12% dự toán điều chỉnh HĐND huyện giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,0%, còn 1,88%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 12,33%; tỷ lệ giảm sinh đạt 0,5%o; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 100%; số giường bệnh trên 01 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 10,12 giường; số bác sỹ trên 01 vạn dân: 5,4 bác sỹ; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 76%; số người tham gia bảo hiểm ước đạt: 69.015 người; giải quyết việc làm cho 3.450 lao động, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 40%; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ước đạt 93%; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh: 92%; công nhận Trường Tiểu học Tân Phước A đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; tỷ lệ xã, thị trấn đạt phổ cập THCS: 100%; tỷ lệ phổ cập mầm non 5 tuổi đạt 90,91%; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100% . Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, kinh tế – xã hội của huyện vẫn còn một số hạn chế như: Theo Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện chưa hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân thụ hưởng các chương trình 134, 135; việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn đọng nhiều chưa có biện pháp khắc phục; công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường vẫn còn một số hạn chế, việc tuyên truyền về vệ sinh môi trường và các biện pháp xử lý chưa đạt yêu cầu, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở các trại chăn nuôi gia súc, phân bón …; tiến độ thực hiện khối lượng công trình khởi công mới của một số đơn vị được giao rất chậm. Công tác giải ngân chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các xã đạt thấp.
2.1.3. Thực trạng về giáo dục – đào tạo
Đối với huyện Đồng Phú, từ những năm 1976, dưới chủ trương của tỉnh, kêu gọi nhân dân các tỉnh khác đến khai hoang phát triển kinh tế, vùng đất Đồng Phú trở thành nơi đến làm ăn sinh sống của nhân dân khắp các tỉnh trong cả nước. Cũng trong giai đoạn này, huyện đã chủ trương tổ chức xây dựng trường học, từ bậc mẫu giáo đến THCS, những nơi có điều kiện thì xây dựng trường THPT, với phương châm ở đâu có dân ở đó có trường học. Do đó, ngành giáo dục – đào tạo trong giai đoạn này mặc dù đang còn gặp rất nhiều khó khăn, ngân sách trên cấp chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ giáo viên các cấp còn thiếu rất nhiều…song với sự nỗ lực không ngừng của ngành giáo dục huyện đã kịp thời nắm bắt nhiệm vụ giáo dục mới, coi trọng đến sự nghiệp giáo dục, bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực.
Sang những năm 1978 – 1982, ngành giáo dục – đào tạo của huyện đã cơ bản giải quyết được yêu cầu phát triển toàn diện trên cả 3 hệ phổ thông, mẫu giáo và bổ túc văn hóa; Chất lượng dạy và học hằng năm đều tăng, năm 1982 tỷ lệ học sinh lên lớp cả 3 hệ đạt 92%.
Bên cạnh đó, học sinh phần lớn là con em đồng bào, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, lại phải thường xuyên nghỉ học sớm để lao động cùng gia đình. Vì thế, việc duy trì sĩ số lớp cũng như công tác vận động học sinh đến trường còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, vốn là một huyện miền núi, điều kiện vật chất và tinh thần còn thiếu thốn, phần lớn giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý được phân công tác có tâm lý không muốn ổn định lâu dài, do vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của huyện.
Năm 1975 trong toàn tỉnh nói chung, huyện Đồng Phú nói riêng cứ 6.000 dân mới có 1 người đi học thì đến năm 1985 đạt mức 5 người dân có 1 người đi học. Tốc độ phát triển giáo dục của tỉnh do nhiều nguyên nhân, mà trước hết là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp cũng như sự đóng góp hỗ trợ của các tầng lớp nhân dân Sông Bé. Nhờ đó, ngành giáo dục của tỉnh đạt được các thành tựu đáng kể. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Ngành giáo dục của huyện Đồng Phú trong giai đoạn 1986 – 1996 vẫn còn nhiều khó khăn; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên còn thiếu, một số trường còn phải học ca ba, nhiều giáo viên phải đứng thêm giờ, thêm lớp nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
Sau ngày tái lập, toàn huyện thiếu hơn 500 giáo viên; 1/3 giáo viên đang công tác chưa đạt chuẩn. Ở những vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, bậc tiểu học phải “trưng dụng” cả những người không có chuyên môn sư phạm ra dạy theo phương châm “người biết chữ dạy cho người không biết chữ”.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ngành giáo dục huyện đã mở được một số lớp sư phạm cấp tốc cho 70 giáo viên, đáp ứng yêu cầu tăng nhanh số lớp học. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp ở các cấp học ngày càng tăng (năm 1992 đạt 76,7%, đến năm 1996 đạt 92%) và đào tạo được nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đạt được những thành quả đáng ghi nhận đến hết năm 1996, có 6/15 xã được công nhận hoàn thành chương trình.
Về chất lượng giáo dục, ở bậc THCS, THPT, tình trạng dạy chéo ban, không đúng chuyên môn diễn ra phổ biến. Dù đã nỗ lực cố gắng, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, có thể nói, các cấp và chính quyền mới chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu được đến trường của con em trong huyện.
Vượt lên khó khăn, cùng với việc tái lập huyện, ngành giáo dục có những chuẩn bị tích cực cả về cơ sở vật chất, trường lớp, đội ngũ giáo viên đảm bảo đầy đủ điều kiện cho khai giảng năm học mới. Năm học 1997 – 1998, là năm học đầu tiên sau ngày tách huyện, giáo dục Đồng Phú có những thay đổi đáng kể.
Trong giai đoạn này, huyện chú trọng xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, các trường được xây dựng chủ yếu bằng gạch và lợp ngói hoàn toàn, một số xã xây dựng được trường tầng như trường Trung học cơ sở Tân Lập, Trung học cơ sở cơ sở Thuận Phú. Nhằm tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em và nhân dân huyện nhà. Đội ngũ quản lý giáo dục được hoàn chỉnh dần dần, huyện cho tách bộ phận Phòng Giáo dục ra riêng, Ban giám hiệu các trường được củng cố hàng năm và được học tập bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như chính trị thường xuyên. Đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tình với sự nghiệp giáo dục.
Công tác xã hội hóa giáo dục mới chỉ dừng ở việc huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Nhìn chung, sau ngày tái lập huyện, ngành giáo dục đào tạo Đồng Phú đứng trước những khó khăn chồng chất về mọi mặt. Thực trạng giáo dục trở thành vấn đề bức xúc, đòi hỏi cần có biện pháp từng bước khắc phục và sự nỗ lực rất lớn của ngành cũng như của mọi tầng lớp nhân dân trong toàn huyện.
2.2. Khái quát hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại huyện Đồng Phú
Chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường là chương trình giáo dục hướng nghiệp do Bộ GD & ĐT ban hành. Phân phối chương trình môn giáo dục hướng nghiệp cấp THPT theo hướng giảm tải áp dụng từ năm học 2009-2010 đến nay, mỗi tháng nhà trường phải thực hiện một tiết giáo dục hướng nghiệp (09 tiết giáo dục hướng nghiệp/năm) cho học sinh.
Tuy nhiên, ở một số thời điểm các trường THPT chưa thực hiện đúng nội dung phân phối chương trình đã ban hành. Với số lượng và chất lượng nội dung giáo dục hướng nghiệp hiện tại ở các trường THPT không cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để học sinh đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Giáo dục hướng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu và quan sát sự phù hợp nếu có giữa bản thân với nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện dạy giáo dục hướng nghiệp giáo viên chủ yếu dạy theo lối thuyết trình, ít quan tâm sử dụng linh hoạt các biện pháp, đặc biệt là các phương pháp hiện đại: phương pháp dạy học dự án, phương pháp khám phá,…mặc dù giáo dục hướng nghiệp là một lĩnh vực khó, đòi hỏi phải có hiểu biết thực tế, nội dung lại gắn chặt với đời sống xã hội và lao động sản xuất. Việc áp dụng phương pháp thuyết trình đối với môn giáo dục hướng nghiệp khi giáo viên ít có thông tin về nghề nghiệp thường dẫn đến giờ học thiếu sinh động, thiếu kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh.
2.3. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại huyện Đồng Phú
2.3.1. Mẫu khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Tại huyện Đồng Phú có 02 trường THPT, THCS&THPT (không tính trung tâm Giáo dục Thường xuyên). Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT, THCS&THPT tại huyện Đồng Phú, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng là CB, GV (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, GV) và học sinh khối 12. Cụ thể như sau:
- Mẫu khảo sát được chọn theo kỹ thuật lấy mẫu “Chọn mẫu cả khối” đối với học sinh; đối với CBQL, GV được chọn theo kỹ thuật lấy mẫu “ngẫu nhiên hệ thống”.
- Mẫu khảo sát với đối tượng là CBQL, GV gồm 53 người/ đơn vị trường được chọn nghiên cứu. Trong mỗi đơn vị nghiên cứu, đảm bảo tỷ lệ về số lượng chức danh bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là 03 người; 50 GV.
- Mẫu khảo sát với đối tượng là HS gồm 294 người, với 105 học sinh trường THCS&THPT Đồng Tiến, 189 học sinh trường THPT Đồng Phú. Trong mỗi đơn vị nghiên cứu, đảm bảo đầy đủ các đối tượng học sinh của nhà trường.
2.3.2. Thiết kế bảng hỏi
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường tại huyện Đồng Phú, chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp đã được xây dựng ở chương I.
Bảng hỏi dành cho CBQL, GV (phụ lục 1) gồm 9 câu hỏi, bao gồm 2 phần: + Phần I: Thông tin cá nhân của cán bộ quản lý, giáo viên. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Phần II. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp gồm những câu hỏi liên quan về: Các con đường hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, việc thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hưởng nghiệp, những khó khăn của nhà trường; quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đánh giá tính hiệu quả và mức độ cần thiết của các giải pháp, những đề xuất nếu có.
Bảng hỏi dành cho học sinh (phụ lục 3) gồm 25 câu hỏi liên quan về: dự định nghề nghiệp của bản thân, độ tuổi mà các em bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, lý do chọn nghề nghiệp đó, những khó khăn gặp phải, những điểm mạnh điểm yếu của bản thân, ai là người chọn nghề cho bản thân, lý do, thông tin có được từ đâu để chọn nghề nghiệp, ai định hướng nghề nghiệp cho bản thân, nhà trường đã tổ chức những hoạt động nào để hướng nghiệp cho học sinh, mong muốn của học sinh đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp và một số thông tin cá nhân.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi
Trình tự xử lý: Sau khi thu phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi tiến hành làm sạch dữ liệu, đánh số thứ tự các phiếu trưng cầu ý kiến và sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS 23.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT tại huyện Đồng Phú.
Các chỉ số thống kê được sử dụng bao gồm: Bảng phân bố tần số (Frequencies), tỉ lệ phần trăm (%); giá trị trung bình (Mean); độ lệch chuẩn (Std. Deviation); kiểm định Independent-samples (T-test).
- Về cách tính trị trung bình và ý nghĩa của trị trung bình:
Giá trị khoảng cách: (Maximum-Minimun)/n = 0,8. Đối với thang đo Likert bậc sắp theo mức độ tăng dần: Điểm số được quy đổi theo thang bậc 5. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5 và chia làm 5 mức, theo đó ta có cách cho điểm như sau:
- 1 điểm: Không bao giờ/Không ảnh hưởng/Không khó khăn/Hoàn toàn không đúng/Không quan trọng/Không cần thiết/Không hiệu quả/Không khả thi.
- 2 điểm: Hiếm khi/Ít ảnh hưởng/Ít khó khăn/Không đúng/Ít quan trọng/Ít cần thiết/Hiệu quả rất ít/Ít khả thi.
- 3 điểm: Thỉnh thoảng/Ảnh hưởng/Khó khăn/Đúng ít/Quan trọng/Cần thiết/Hiệu quả/Khả thi.
- 4 điểm: Thường xuyên/Ảnh hưởng nhiều/Nhiều khó khăn/Đúng nhiều/ khá quan trọng/Khá cần thiết/Hiệu quả cao/Khả thi cao. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
- 5 điểm: Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/Rất khó khăn/Hoàn toàn đúng/Rất quan trọng/Rất cần thiết/Rất hiệu quả/Rất khả thi.
Thang đo trị trung bình và mức ý nghĩa cụ thể như sau:
Kiểm định trị trung bình
- Đặt giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa về mặt thống kê trong việc đánh giá một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai hay nhiều nhóm đối tượng được khảo sát.
H1: Có sự khác biệt mang ý nghĩa về mặt thống kê trong việc đánh giá một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai hay nhiều nhóm đối tượng được khảo sát.
- Kết quả:
Nếu giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05, ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1.
Nếu giá trị Sig. (2-tailed) lớn hơn hoặc bằng 0.05, ta chấp nhận H0.
- Lưu ý:
Dùng kiểm định Independent-samples T-test kiểm tra sự khác biệt về mặt ý nghĩa trong việc đánh giá một chỉ tiêu nghiên cứu giữa CBQL và GV.
2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đồng Phú Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
2.4.1. Nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, CBQL, GV và những người trực tiếp biến mục tiêu giáo dục, giáo dục hướng nghiệp thành hiện thực. Vì vậy, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất lớn đối với công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT hiện nay. Nếu hoạt động giáo dục hướng nghiệp không được nhận thức đầy đủ, học sinh sẽ gặp khó khăn trong định hướng nghề nghiệp tương lai của mình, từ đó dẫn tới những quyết định chọn nghề không phù hợp, gây lãng phí rất lớn về thời gian, tiền của cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động hướng nghiệp của CB, GV đổi nhận thức về công tác hướng nghiệp cho giáo viên, học sinh THPT” có mức độ rất cần thiết (giá trị trung bình là 4.12) nhưng khi thực hiện thị mức độ hiệu quả của việc làm thay đổi nhận thức là chưa thật sự cao (giá trị trung bình là 3.02). Đối với nội dung “Đưa nội dung công tác hướng nghiệp vào các buổi họp Hội đồng sư phạm, giao ban, họp tổ, ….” có giá trị trung bình của mức độ cần thiết, mức độ hiệu quả là 4.08, 3.95 điều này khẳng định trong các buổi hội họp cần phải nêu lên tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Ngoài ra để nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh cần “Phát động và tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm giữa cán bộ quản lý, giáo viên và CMHS về công tác hướng nghiệp” để CBQL, GV tuyên truyền đến cha mẹ học sinh tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp (có giá trị trung bình ở mức rất cần thiết và mức hiệu quả lần lượt là 4.19, 3.58). Để nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì các cấp lãnh đạo cần phải “Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các khóa bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác hướng nghiệp”, qua khảo sát thì tất cả đều đánh giá là rất cần thiết (giá trị trung bình là 4.09) và hiệu quả (giá trị trung bình là 3.53). Một hoạt động thiết thực khác giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp là “Phát động và tổ chức các cuộc thi hoặc sưu tầm hình ảnh, bài viết, tư liệu về công tác hướng nghiệp” tất cả đều đánh giá rất cần thiết và hiệu quả với giá trị trung bình lần lượt là 4.23, 3.46. Đối với cha mẹ học sinh và học sinh một số nội dung như “Mời CMHS có con em thành công cùng tham gia làm công tác tư vấn, định hướng nghề cho học sinh và CMHS”, “Cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề với mức thu nhập tương xứng” và “Nâng cao vị thế hình tượng người lao động có trình độ, tay nghề” được CBQL, GV đều đánh giá là rất cần thiết và hiệu quả. Bởi vì cha mẹ học sinh có rất ít thời gian để tìm hiểu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp nên đây là cơ hội rất tốt để cha mẹ học sinh có thêm thông tin, nhận thức đúng đắn về hoạt động này.
2.4.2. Nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng dữ liệu khảo sát được chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp với “Chủ đề về kiến thức chung, cơ sở cho việc chọn nghề” được CBQL và giáo viên đều quan tâm với mức độ thực hiện có giá trị trung bình là 3.28, 2.97 và mức độ hiệu quả có giá trị trung bình là 3.39, 3.28. Như vậy phần lớn những người tham gia vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp đều năm vững những nội dung “chủ đề về kiến thức chung, cơ sở cho việc chọn nghề” đây là nền tảng để phát triển nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Đối với “Chủ đề về kiến thức liên quan đến nhóm nghề và nghề cụ thể” có giá trị trung bình của mức độ thực hiện là 3.94, 3.95 và mức độ hiệu quả là 4.06, 4.11, CBQL và giáo viên đánh giá khá cao về nội dung này. Hiệu quả thực hiện nội dung này đạt mức rất hiệu quả chứng tỏ CBQL, giáo viên đã tìm hiểu rất kỹ về nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện hành. CBQL, giáo viên ở các trường THPT đã luôn luôn tìm hiểu kiến thức về nhóm nghề và nghề cụ thể thông qua các tài liệu tham khảo, mạng Internet để trao đổi với những người có kinh nghiệm vầ hoạt động này. Đây là một nỗ lực rất lớn của đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay của các trường THPT bởi vì họ đều không được đào tạo một cách chính quy.
Nội dung “Chủ đề về giao lưu, thảo luận, tham quan” đạt giá trị trung bình 3.82, 3.52 chứng tỏ vấn đề giao lưu, thảo luận, tham quan trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT được thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện đạt mức hiệu quả cao với giá trị trung bình là 3.83, 3.85. Như vậy CBQL, giáo viên đều đánh giá việc giao lưu, thảo luận, tham quan là cơ hội để học sinh hiểu được thực tế ngành nghề mà bản thân muốn chọn, đồng thời là cơ hội tốt để giáo viên học hỏi kinh nghiệm từ những người có kinh nghiệm, tích lũy cho bản thân những kiến thức đa dạng về các ngành nghề điều đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Đối với “Chủ đề về tư vấn nghề” đây là nội dung nằm trong chương trình tư vấn nghề cho học sinh khối 12 THPT đạt mức trung bình 3.72, 3.49, thực hiện ở mức “thường xuyên” và kết quả thực hiện được (có giá trị trung bình là 3.89, 3.76) đạt mức hiệu quả cao. Nhà trường đã có rất nhiều cố gắng để tư vấn nghề cho học sinh nhưng thực tế công tác quan sát được thì việc tư vấn nghề cho học sinh chỉ thực hiện cho khối 12 nguyên nhân thiếu các chuyên gia về lĩnh vực này nên các nhà trường đã khắc phục bằng cách mời chuyên gia về tư vấn cho học sinh mà thôi. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hơn nội dung này đòi hỏi nhà trường phải kiến nghị các cấp lãnh đạo biên chế giáo viên tốt nghiệp lĩnh vực tâm lý học để thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Về thời lượng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hiện nay CBQL và giáo viên vẫn chưa nhất quán về “Nội dung chương trình HĐGDHN thực hiện với thời lượng 3 tiết/tháng” hay “Nội dung chương trình HĐGDHN thực hiện với thời lượng 1 tiết/tháng”. Điều này được thể hiện qua số liệu khảo sát được đều ở mức thực hiện thường xuyên (giá trị trung bình là 3.83, 3.39 và 3.61, 3.38) và mức độ hiệu quả cao (giá trị trung bình là 3.94, 3.80 và 3.83, 3.74) có trường thực hiện 3 tiết/tháng còn có trường thực hiện 1 tiết/tháng.
Ngoài những nội dung theo quy định, các trường nên chủ động hơn trong thực hiện nội dung chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp mà Bộ đã quy định. Nội dung “Ngoài những chủ đề theo quy định của Bộ, nhà trường còn thực hiện một vài nội dung khác” được các trường thực hiện thường xuyên với giá trị trung bình là 3.72, 3.43 và hiệu quả thu được đạt mức hiệu quả cao 3.83, 3.75 đã phần nào nói lên được sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hiện nay giúp cho học sinh không cảm thấy quá tải, khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Như vậy, cần thống nhất các trường THPT ngoài nội dung quy định thì trong quá trình giảng dạy hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cần đưa thêm những nội dung khác phù hợp với học sinh của từng trường để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
2.4.3. Các con đường giáo dục hướng nghiệp
Bảng 2.3. Trường của Thầy/Cô đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua các con đường nào sau đây?
Qua dữ liệu điều tra các trường THPT tại huyện Đồng Phú, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh rất được CBQL, giáo viên quan tâm. Các con đường hướng nghiệp cũng rất đa dạng thông qua các môn học cơ bản, thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, thông qua các hoạt động ngoại khóa có giá trị trung bình lớn hơn 3.43 và độ lệch chuẩn luôn nhỏ hơn 0.995 thể hiện CBQL, giáo viên rất coi trọng và thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho học sinh qua các môn học cơ bản, thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, thông qua các hoạt động ngoại khóa. Nhưng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc tham quan các làng nghề và cơ sở sản xuất, các giờ học môn giáo dục hướng nghiệp, thông qua tham vấn nghề mặc dù có thực hiện thể hiện ở giá trị trung bình lớn hơn 2.90 nhưng thực hiện không đều hoặc không thường xuyên thể hiện ở độ lệch chuẩn đều lớn hơn 1.089.
Đối với học sinh, kết quả khảo sát học sinh tại huyện Đồng Phú đã thể hiện được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Trường của em đã có những hoạt động nào liên quan đến nghề nghiệp
Qua số liệu khảo sát được ở học sinh, hiện nay các trường THPT tại huyện Đồng Phú hoạt động hướng nghiệp cho học sinh có thực hiện nhưng số lượng học sinh tham gia không đầy đủ. Cụ thể như chương trình hướng dẫn chọn nghề nghiệp cho học sinh có số lượng học sinh tham gia nhiều nhất thì cũng chỉ có chỉ có 91,8% học sinh tham gia; việc đưa học sinh đi tham quan thực tế về nghề nghiệp, các trường đại học thực hiện thường xuyên hơn nhưng số lượng tham gia không đầy đủ chỉ 255 học sinh tham gia với tỷ lệ 87,6%. Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho học sinh có rất ít học sinh tham gia được thể hiện ở số lượng học sinh tham gia và đánh giá cao về nội dung này chỉ 86 học sinh/294 học sinh được chọn khảo sát. Trong khi đó có 11 học sinh không tham gia vào tất cả các hoạt động hướng nghiệp mà nhà trường tổ chức.
2.4.4. Hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Qua bảng 2.4, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở các trường THPT tại huyện Đồng Phú tương đối đơn điệu chủ yếu là mời giảng viên về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh một vài buổi thông qua các “Chương trình hướng dẫn chọn nghề nghiệp” có 91.8% học sinh tham gia hoặc đưa học sinh đi tham quan thực tế về nghề nghiệp, trường ĐH-CĐ trong thời gian rất ngắn có 87.6% học sinh tham gia. Như vậy hoạt động hướng nghiệp chưa thực sự giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân. Trong khi đó có rất ít học sinh tham gia các lớp đào tạo nghề nghiệp cụ thể chỉ có 29.6% học sinh tham gia. Vẫn còn một bộ phận học sinh không quan tâm đến các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường chiếm tỉ lệ 3.8%.
2.4.5. Đội ngũ, kinh phí hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Trong công tác giáo dục hướng nghiệp, nhà trường cần phải thành lập bộ máy tổ chức từ lãnh đạo nhà trường và các bộ phận phụ trách đến GV giảng dạy môn học. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đòi hỏi kiến thức phải sâu rộng, sát với thực tiễn nhưng hiện nay giáo viên dạy hướng nghiệp cho học sinh chưa được đào tạo mà chỉ là kiêm nhiệm dẫn đến kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh không hiệu quả. Ngoài ra chế độ cho giáo viên hướng nghiệp không có nên khi thực hiện giáo viên chưa đầu tư nhiều vào hoạt động này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5. Những khó khăn về đội ngũ, kinh phí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
2.4.6. Cơ sở vật chất dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Các nhà trường không được đầu tư CSVC, phương tiện dạy học riêng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp và công tác ngoại khóa khác. Giáo viên phụ trách giáo dục hướng nghiệp phải dùng chung CSVC, phương tiện dạy học của các bộ môn khác trong nhà trường. Tài liệu giáo dục hướng nghiệp chủ yếu là sách giáo viên các khối lớp 10, 11, 12 do Bộ GD&ĐT ban hành, các nghị quyết về định hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương, thông tin tuyển sinh từ các trường ĐH, CĐ, TCCN,… nên rất thiếu thốn, không đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của GV và HS, không phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay. Do đó CSVC cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tài liệu, sách giáo khoa hoạt động động hướng nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Qua khả sát thì tất cả đều cho rằng CSVC và tài liệu, sách giáo khoa dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu hiện nay. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Bảng 2.6. Khó khăn về cơ sở vật chất và tài liêu, sách giáo khoa hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng số liệu điều tra 2.7., đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cho chúng ta những thông tin cơ bản về các yếu tố ảnh hướng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh như sau: hầu hết đều xác định yếu tố “Môi trường giáo dục gia đình” quan trọng nhất bởi vì gia đình là tế bào của xã hội được thể hiện ở giá trị trung bình 4.32 xếp hạng 1. Tiếp đến là yếu tố “Năng lực của cá nhân” quan trọng thứ 2 được thể hiện qua giá trị trung bình 4.25 xếp hạng 2. Xếp hạng thứ 3 là yếu tố “Nhu cầu nghề nghiệp của xã hội” với giá trị trung bình bằng 4.23 thể hiện đúng thực trạng hiện nay của xã hội đó là cung nhiều hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp rất nhiều. Và một yếu tố quan trọng nữa là “Môi trường giáo dục nhà trường” trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh có những định hướng, lựa chọn phù hợp về nghề nghiệp của bản thân phù hợp với 3 yếu tố đúng trước yếu tố này. Như vậy hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong trường là cần thiết để giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp đúng với môi trường giáo dục gia đình, năng lực bản thân, nhu cầu của xã hội, đồng thời đóng góp vào công tác phân luồng học sinh sau THPT được hiệu quả hơn giải quyết được tình trạng thất nghiệp sau khi học ĐH, CĐ ra trường hiện nay.
Còn học sinh đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng
Qua bảng số liệu điều tra 2.8., học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp dựa vào “Nghề mà bản thân cảm thấy yêu thích” có giá trị trung bình là 4.57 được xếp hạng thứ 1. Kế đến mới là tiêu chí “Nghề phù hợp với năng khiếu của bản thân” và “Nghề phù hợp với học lực của bản thân” lần lượt xếp hạng thứ 2 và 3. Chứng tỏ học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình chủ yếu dựa vào sở thích mà không căn cứ vào năng lực của bản thân. Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nhưng không lớn.
2.4.8. Xu hướng lựa chọn nghề của học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Bảng 2.9. Mức độ quan trọng của các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp
Qua số liệu khảo sát, trước khi tốt nghiệp THPT học sinh tại huyện Đồng Phú đa số lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của bản thân dựa vào sở thích của bản thân là chính điều này thể hiện qua số lượng học sinh lựa chọn tiêu chí “Em thích nghề này” là 213/294 học sinh xác định là quan trọng nhất chiếm 72.4%. Các tiêu chí dựa vào năng lực của bản thân và mức thu nhập của nghề nghiệp trong tương lai chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ lần lượt 11.6%, 11.2%. Như vậy học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai chỉ dựa vào cảm tính mà chưa thật sự quan tâm đến năng lực của bản thân có thể thực hiện được hay không. Các yếu tố còn lại chiếm tỉ lệ tương đối thấp trong việc xác định mức độ quan trọng khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân của mình.
Kết quả khảo sát được sau khi tốt nghiệp THPT các em lựa chọn ngành nghề cho bản thân dựa vào các tiêu chí như sau:
Bảng 2.10. Tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT
Như vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh chưa làm thay đổi nhiều nhận thức của học sinh trong hoạt động hướng nghiệp. Thực tế là sau khi tốt nghiệp THPT hầu hết học sinh vẫn lựa chọn nghề nghiệp dựa vào sở thích của bản thân là chính và một số khác đã bắt đầu có sự lựa chọn chính xác hơn dựa vào năng lực thực tế của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của mình.
2.4.9. Phân luồng học sinh sau trung học phổ thông
Qua dữ liệu khảo sát được từ Bảng 2.9. và Bảng 2.10., học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai dựa hoàn toàn vào sở thích cá nhân không dựa vào năng lực của bản thân mình. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa làm thay đổi nhận thức của học sinh về các tiêu chí để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Như thế việc phân luồng học sinh sau THPT là chưa đạt hiệu quả.
Mặt khác, khi điều tra về những người có tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân học sinh được thể hiện như sau
Bảng 2.11. Em hãy cho biết những người sau đây đã khuyên em điều gì về nghề nghiệp
Qua bảng số liệu điều tra, thầy cô và người hướng nghiệp có tác động rất nhỏ đến những yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Việc phân luồng học sinh sau THPT vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ bởi vì tâm lý phụ huynh hầu hết đều muốn con em mình vào đại học hoặc cao đẳng nhưng khả năng của học sinh không đáp ứng được. Giáo viên và người tư vấn hướng nghiệp là những người hiểu rõ nhất khả năng của học sinh nhưng lại có tác động rất nhỏ tới định hướng nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Cho nên việc phân luồng học sinh sau THPT tại huyện Đồng Phú còn rất hạn chế. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
2.5.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng số liệu 2.12. ta thấy, tiêu chí “Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Lãnh đạo nhà trường” có giá trị trung bình của mức độ cần thiết lần lượt là 4.44, 4.40 và mức độ hiệu quả hiện tại lần lượt là 2.67, 2.36 chứng tỏ CBQL, GV đều cho rằng xây dựng kế hoạch, chương trình là rất cần thiết nhưng mức độ hiệu quả còn thấp.
Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường học còn nhiều khó khăn kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 12.1 thì có hơn 88,7% CBQL, GV đều cho rằng việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hướng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 2.13. Khó khăn khi lập kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp
Thông qua kiểm định Independent Samples Test, giữa CBQL và giáo viên cũng khẳng định giống nhau việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn với giá trị trung bình ngang nhau 3.44 và 3.43, giá trị sig.(2-tailed) bằng .955. Nguyên nhân của vấn đề là do lĩnh vực này còn mới, CBQL, GV chưa được đào tạo chính quy về nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp, kinh nghiệm trong việc quản lý còn hạn chế.
Bảng 2.14. So sánh giữa CBQL và GV về mức độ khó khăn trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Đối với tiêu chí “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp tùy theo đối tượng, thời điểm” đạt giá trị trung bình 4.56, 4.44 và mức hiệu quả có giá trị trung bình 2.61, 2.30 chứng tỏ tiêu chí này ở mức độ rất cần thiết và mức độ hiệu quả còn hạn chế. CBQL, GV đều cho rằng việc chỉ đạo là rất cần thiết nhưng hiện nay đa số Hiệu trưởng các trường trên địa bàn chưa thật sự quan tâm và có một số hạn chế nêu trên nên hiệu quả của việc chỉ đạo chưa cao.
Trong quá trình quản lý, “Phê duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp định kỳ theo đúng quy định” tất cả đều cho rằng rất cần thiết nhưng hiệu quả chưa cao điều này được thể hiện ở giá trị trung bình của mức cần thiết là 4.44, 4.26 và mức hiệu quả là 2.67, 2.32. Có rất nhiều nguyên nhân có liên quan nhưng có một số nguyên nhân cơ bản đó là thời gian dành cho việc hội họp còn nhiều, lãnh đạo nhà trường vừa làm vừa học lý luận chính trị, nâng cao nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Còn tiêu chí “Có biện pháp xử lý khi thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp” giữa CBQL và giáo viên cũng đều cho là rất cần thiết nhưng mức độ hiệu quả còn thấp với giá trị trung bình lần lượt là 4.56, 4.35, 2.67, 2.41. Nguyên nhân của tiêu chí này là do lãnh đạo nhà trường chưa đề cao hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
2.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.15: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng số liệu 2.15., tiêu chí “Hướng dẫn quy trình tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp” đạt giá trị trung bình là 4.44, 4.09 ở mức rất cần thiết; còn tính hiệu quả có giá trị trung bình là 2.67, 2.36 đạt mức hiệu quả. Lãnh đạo nhà trường đều mong muốn tất cả mọi thành viên trong tập thể sư phạm của nhà trường đều năm rõ quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của trường mình đạt hiệu quả cao. Nhưng hiện nay nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Phần lớn CBQL và GV đều cho rằng việc hướng dẫn quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện thường xuyên và hiệu quả, vì đa số đều quan tâm đến mức độ hiệu quả của hoạt động này, trong thực tế thì hiệu quả hoạt động này chưa cao. Do đó khi thực hiện đánh giá thực trạng theo phiếu điều tra đa số đều chọn mức rất cần thiết và mức hiệu quả. Nhưng qua thực tế quan sát quá trình công tác của bản thân và trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT chuyên, chất lượng cao có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này thì kết quả chưa được khả quan. Nguyên nhân đầu tiên là vì cơ cấu CBQL phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT, theo thông tư 31/TT của Bộ GD&ĐT, ngày 17/11/1981 thì ở mỗi trường THPT phải thành lập ban hướng nghiệp gồm các tiểu ban hướng nghiệp, lao động sản xuất và sử dụng học sinh ra trường, với thành phần gồm Phó Hiệu trưởng là trưởng ban, giáo viên kỹ thuật, đại diện giáo viên chủ nhiệm, các tổ trưởng bộ môn, đại diện Đoàn thanh niên, đại diện Hội cha mẹ học sinh, đại diện các cơ sở sản xuất ở địa phương là ủy viên. Chức năng của Ban hướng nghiệp là tham mưu cho Hiệu trưởng các vấn đề có liên quan dến hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nhưng thực tế các trường đều chưa thành lập Ban hướng nghiệp, mà chỉ dưới dạng phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách nhằm theo dõi và phân công giáo viên dạy hướng nghiệp mà thôi. Bên cạnh đó, các tổ trưởng chuyên môn đều có kinh nghiệm chuyên môn đồng đều nhưng nhưng chưa được đào tạo về hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Việc tập huấn, bồi dưỡng về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho đội ngũ này còn hạn chế. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Việc “Xây dựng đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường” cũng phải được chuẩn bị chu đáo đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay. Kết quả khảo sát được mức cần thiết có giá trị trung bình lần lượt là 4.44, 4.02 và mức hiệu quả có giá trị trung bình lần lượt là 2.72, 2.42. Như vậy xây dựng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp bởi vì sự thành công hay thất bại của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đều nhờ vào sự đóng góp tích cực và có hiệu quả của các lực lượng tham gia. Hiện nay phần lớn lực lượng tham gia đều là giáo viên chủ nhiệm bởi vì các trường đều chưa có giáo viên chuyên trách. Ngoài giáo viên chủ nhiệm có trường còn giao cho giáo viên dạy bộ môn Công nghệ, Đoàn thanh niên kiêm nhiệm. Vì vậy việc xây dựng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp là rất cần thiết. Bởi vậy, số liệu khảo sát đều cho rằng cần thiết phải xây dựng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải chuyên trách thì mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới cao. Mặt khác, dù hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã nằm trong chương trình chính khóa nhưng tất cả các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần một ít kinh phí để tổ chức hoạt động ngoại khóa vì các trường còn phải dành thời gian cho các hoạt động khác, giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên kiêm nhiệm không có chế độ chính sách hỗ trợ nên gặp rất nhiều khó khăn trong phân công giảng dạy hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Ngoài ra hằng năm có rất ít các đợt tập huấn hướng dẫn việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp nên giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm chưa được tập huấn nhiều kiến thức về hoạt động này. Do đó rất khó để giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động này. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Một cách khác có thể giúp bồi dưỡng, nâng cao năng lực về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là “Tổ chức chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục hướng nghiệp” được đánh giá mức cần thiết có giá trị trung bình lần lượt là 4.44, 4.19 và mức độ hiệu quả hiện tại được đánh giá là 2.67, 2.32. Đóng góp của tiêu chí này đối với kết quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là rất đáng kể bởi vì để đạt được kết quả cao trong một buổi tổ chức chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi công sức bỏ ra rất lớn của tập thể sư phạm nhà trường cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể xã hội đã liên hệ với các cơ sở sản xuất, trường đại học-cao đẳng nhằm giúp học sinh, giáo viên tận mắt chứng kiến những ngành nghề mà mình tham quan. Từ đó đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân mình. Đồng thời qua những buổi như thế học sinh sẽ được giải đáp những băn khoăn, khó khăn của bản thân về những dự tính trong tương lai của bản thân mình. Ngoài ra các buổi chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn giúp cho các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp tích lũy được những kinh nghiệm của bản thân để tự bồi dưỡng kiến thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, muốn thực hiện được các buổi chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi kinh phí tổ chức, thời gian, địa điểm, cách huy động lực lượng quản lý và các điều kiện khác.
“Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp” mức độ cần thiết đạt giá trị trung bình 4.44, 4.33 và mức độ hiệu quả đạt 2.67, 2.26. Trong mỗi chúng ta, mỗi người đều có một cách suy nghĩ riêng, một cách hành động riêng cho một vấn đề, nhưng trong một tập thể sư phạm nhà trường đòi hỏi phải có tiếng nói chung để mọi thứ đều đi theo một hướng. Với hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng thế, cần phải thống nhất từ mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp thực hiện là rất cần thiết. Hiện nay, một số nhà trường chỉ tập trung vào giảng dạy kiến thức để đảm bảo đầu ra của nhà trường đó là kết quả tốt nghiệp THPT mà bỏ quên hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Dẫn đến việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ít được đầu tư.
Còn việc “Chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho từng khối lớp” ở các trường THPT, mức cần thiết đạt giá trị trung bình 4.56, 4.38. Đa số CBQL, giáo viên đều cho rằng cần phải tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho từng khối lớp, còn mức hiệu quả đạt giá trị trung bình chỉ 2.61, 2.30 nghĩa là hiệu quả của tiêu chí này chưa còn thấp. Qua thực tế, thì hầu hết các nhà trường chỉ tập trung hoạt động này cho học sinh lớp 12 mà thôi. Một nguyên nhân khác đó là do trong các nhà trường chưa thành lập Ban hướng nghiệp nên sự quản lý, chỉ đạo còn chưa sát sao dẫn đến một bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm lơ là trong hoạt động này đối với các khối lớp còn lại.
Ngoài các tiêu chí nói trên một tiêu chí rất quan trọng nữa đó là “Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp của giáo viên” được đánh giá mức cần thiết có giá trị trung bình là 4.56, 4.28 và mức hiệu quả được đánh giá có giá trị trung bình là 2.67, 2.41. Như vậy CBQL, giáo viên đều khẳng định việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh là rất cần thiết nhưng hiện nay mức hiệu quả chưa cao. Khi tổ chức thực hiện kế hoạch muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên. Quản lý mà không theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh những sai sót thì xem như không quản lý. Đây là một trong những nội dung mà tất cả các nhà quản lý đều nhắc đến. Có theo dõi, đôn đốc, động viên và khuyến khích kịp thời thì hiệu quả quản lý mới đạt kết quả cao. Thực tế cho thấy hiện nay việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp của giáo viên còn rất hạn chế mà chỉ giao cho tổ trưởng chuyên môn hoặc Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Việc “Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tuyên truyền, giáo dục nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp” thực hiện đạt giá trị trung bình 4.44, 4.09 (mức rất cần thiết) và kết quả thực hiện đạt giá trị trung bình 2.67, 2.36 (mức hiệu quả). Nhận thức dẫn đến hành động, việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp là rất cần thiết. Để làm tốt công tác này đòi hỏi nhà trường phải phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của hoạt động này từ đó giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
2.5.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng số liệu, chúng ta thấy rằng CBQL và GV đều khẳng định rằng việc “Kiểm tra, đánh giá giáo dục hướng nghiệp của trường” là rất cần thiết trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp được thể hiện qua giá trị trung bình 4.39 và 3.98 tương ứng độ lệch chuẩn không quá lớn là 0.778 và 0.727, giá trị sig.(2-tailed) 0.33. Việc kiểm tra đánh giá có được “Quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác hướng nghiệp có được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ” thì theo CBQL cho rằng rất cần thiết và GV thì cũng đánh giá là cần thiết, như thế tất cả đều cho rằng cần phải thực hiện thường xuyên việc kiểm tra đánh giá. Hiện tại thì mức độ hiệu quả việc kiểm tra đánh giá còn chưa cao thể hiện ở mức độ hiệu quả mà CBQL và GV đều đánh giá ở mức thấp với giá trị trung bình là 4.50 và 3.97. Nhưng giá trị sig.(2-tailed) bằng .001 nhỏ hơn 0.05 nên giữa hai nhóm này có sự khác biệt đó là do tâm lý giáo viên ngại bị kiểm tra đánh giá nhiều lần bởi vì họ chỉ muốn kiểm tra đánh giá càng ít càng tốt. Sau khi kiểm tra đánh giá cần phải họp rút kinh nghiệm những mặt tích cực cần phát huy, mặt tồn tại cần khắc phục tất cả đều cho cần thiết với mức cần thiết có giá trị trung bình là 4.33 và 3.91 với giá trị sig.(2-tailed) là .035 nhỏ hơn .05 nhưng mức độ hiệu quả thực hiện hiện nay còn thấp có giá trị trung bình là 2.50 và 2.42 với giá trị sig.(2-tailed) bằng .554 lớn hơn 0.05. Nguyên nhân thiếu các tiêu chí để đánh giá; học sinh tốt nghiệp ra trường không còn mối liên hệ với nhà trường nên không thống kê được việc làm của các em có phù hợp với ngành nghề đào tạo hay không. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
2.6. Đánh giá chung về nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại huyện Đồng Phú
2.6.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Nhận thức của đa số CBQL, GV, học sinh, CMHS về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và mục đích của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp khá đầy đủ và toàn diện; từ đó có những nổ lực, cố gắng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Hiệu trưởng các trường THPT tại huyện Đồng Phú đã thực hiện đủ các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) trong từng nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Vẫn còn một số CBQL, GV, học sinh, CMHS nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và mục đích của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Hiệu trưởng các trường THPT tại huyện Đồng Phú đã thực hiện đủ các chức năng quản lý trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhưng hiệu quả quản lý chưa cao. Cụ thể một số tồn tại như sau:
- Nhận thức của CBQL, GV, học sinh, CMHS về hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế.
- Chưa có sự đồng bộ trong thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp (đã có những nội dung thực hiện tương đối tốt, có nội dung thực hiện chưa tốt, thậm chí yếu kém).
- Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa rõ ràng, chưa phát huy được hiệu quả.
- Hiệu quả quản lý kế hoạch và chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa cao; thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và duy trì việc thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
- Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đa dạng, chưa phong phú.
- Việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên trách về hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa được quan tâm dẫn đến hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn thấp.
- Cơ sở vật chất dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa được đầu tư.
2.6.2. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
- Nguyên nhân khách quan
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013) đã khẳng định một trong những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong GD&ĐT đó là: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, … tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
Công tác quản lý xã hội của Nhà nước về hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa thật sự chặt chẽ. Sự quan tâm của Nhà nước đối hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đúng mức, hầu hết còn đang “hô khẩu hiệu”, chưa có những chính sách cụ thể, hợp lý, khả thi.
Cách thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn chưa phù hợp, còn mang nặng tính hình thức.
Kinh phí ngân sách đầu tư cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các nhà trường còn rất hạn hẹp do đó kinh phí cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rất ít.
- Nguyên nhân chủ quan
Sự phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường còn chưa phù hợp, chưa có những quy định cụ thể để quy định trách nhiệm và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, tổ chức trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Ví dụ: Hiệu trưởng ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn là chưa phù hợp, hai đối tượng này chỉ đóng vai trò tham mưu, tất cả mọi việc cần phải được chỉ đạo thống nhất trong toàn trường dưới sự điều hành của Hiệu trưởng;…
Năng lực đội ngũ GV chưa đồng đều, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp; đa số CBQL chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý, chỉ thực hiện công tác quản lý theo kinh nghiệm. Trong khi đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo cho CBQL và GV tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp lại chưa được Hiệu trưởng quan tâm đúng mức. Hiệu trưởng chủ yếu quan tâm đến công tác tổ chức và tài chính, ủy quyền quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho Phó Hiệu trưởng, nhưng Phó Hiệu trưởng lại ủy quyền tiếp cho Bí thư Đoàn, dẫn đến hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa cao; đòi hỏi cần có cần sự tham gia trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng.
Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị, sách tham khảo, tài liệu còn thiếu thốn, chưa đáp ứng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở khái quát về tình hình kinh tế – xã hội, GD&ĐT của huyện Đồng Phú, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở một số trường THPT tại huyện Đồng Phú.
Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ rõ, trong thời gian qua, Hiệu trưởng các trường THPT tại huyện Đồng Phú đã sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường, nhìn chung đã đạt được hiệu quả nhất định trong thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ tác dụng của các biện pháp còn ở mức độ thấp hơn so với mức độ nhận thức, việc sử dụng các biện pháp quản lý chưa đồng bộ nên hiệu quả quản lý còn chưa cao.
Nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kết quả điều tra, phân tích thực trạng là cơ sở gợi mở cho việc đề xuất, hoàn thiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT tại huyện Đồng Phú trong chương 3 của đề tài này. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com