Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tình hình đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.1. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

 Hiện tại, Thanh tra Sở GD&ĐT chỉ có ba cán bộ thuộc biên chế phòng thanh tra, trong đó có một cán bộ thuộc ngạch thanh tra viên. Ngoài ra, các Phòng GD&ĐT còn có một Chuyên viên phụ trách thanh tra đảm nhận công tác thanh tra các cấp học thuộc Phòng quản lý, chịu sự quản lý trực tiếp của Trường phòng GD&ĐT. Bên cạnh đó, ngành giáo dục tỉnh Long An còn có một lực lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục, là lực lượng góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra giáo dục của tỉnh. Với số lượng 619 cộng tác viên thanh tra giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông, chúng tôi nghĩ rằng đội ngũ này sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác thanh tra giáo dục của tỉnh Long An.

2.2. Vài nét về mẫu nghiên cứu

Bảng 2.2. Mẫu nghiên cứu của đề tài

15 phiếu. Số liệu thống kê cho thấy đội ngũ CBQL này đều là những người có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 2 CBQL có trình độ sau đại học. Đội ngũ này có thâm niên công tác từ 10 đến trên 20 năm cho thấy sự dày dặn về chuyên môn cũng như về công tác quản lý. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Đối với đội ngũ thanh tra, đề tài đã tiến hành trưng cầu ý kiến 120 khách thể, trong đó chỉ có một thanh tra viên và có 119 cộng tác viên thanh tra giáo dục cả ba bậc học (tiểu học, THCS và THPT). Đội ngũ này cũng có thâm niên công tác giáo dục chủ yếu từ 10 đến trên 20 năm, trình độ đại học và sau đại học chiếm 100%

Còn về phía CBQL và GV bậc phổ thông, đề tài đã tiến hành khảo sát trên diện rộng đối với các CBQL và giáo viên nhiều trường trong tỉnh, bao gồm: 156 trường tiểu học, 55 trường THCS và 79 trường THPT. Mẫu nghiên cứu gồm có 162 CBQL và 128 giáo viên. Họ đều là những cá nhân từng được tiến hành thanh tra trong lĩnh vực giáo dục. Số liệu thống kê cho thấy nhóm khảo sát này được phân bố có phần “đa dạng” về nhiều mặt: thâm niên, trình độ, bậc học, số lần được thanh tra (từ 1 đến 5 lần).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.3. Mô tả cách thức nghiên cứu đề tài

2.3.1. Mô tả phiếu hỏi trong đề tài

Đề tài đã sử dụng các phiếu hỏi:

  • Phiếu 1: Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý tại Sở GĐ&ĐT và các Phòng GD&ĐT tỉnh Long An

Phiếu hỏi này gồm ba phần: mục đích nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và nội dung hỏi. Phần nội dung hỏi được cấu trúc ẩn gồm ba phần:

Phần 1: Phần này gồm hai câu với nội dung tìm hiểu nhận thức về vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 1 có năm mức độ, CBQL chỉ chọn một mức độ duy nhất. Câu 5 có 3 mức độ, CBQL chỉ chọn một mức độ duy nhất

Phần 2: Phần này gồm 3 câu với nội dung tìm hiểu thực trạng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 6 có 5 biểu hiện và CBQL xếp hạng từ một đến năm. Câu 7 có năm mức độ, CBQL chỉ chọn một mức độ duy nhất. Câu 8 có 2 mức độ, CBQL chỉ chọn một mức độ duy nhất.

Phần 3: Phần này có 11 câu với nội dung tìm hiểu thực trạng (tự đánh giá) công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Câu 2, 3, 4, 9, 11, 13, 14 có năm mức độ, CBQL chỉ chọn một mức độ duy nhất. Câu 10 có 4 nội dung và CBQL xếp hạng từ một đến bốn.

Câu 12, 15 có nhiều lựa chọn, CBQL có thể chọn nhiều lựa chọn.

Phiếu 2: Phiếu khảo sát dành cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Phiếu hỏi này gồm ba phần: mục đích nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và nội dung hỏi. Phần nội dung hỏi được cấu trúc ẩn gồm ba phần:

Phần 1: Phần này gồm hai câu với nội dung tìm hiểu nhận thức về vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 1 có năm mức độ, người trả lời chỉ chọn một mức độ duy nhất. Câu 2 có 3 mức độ, người trả lời chỉ chọn một mức độ duy nhất.

Phần 2: Phần này gồm 3 câu với nội dung tìm hiểu thực trạng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 3 có 5 biểu hiện và người trả lời xếp hạng từ một đến năm. Câu 4 có năm mức độ, người trả lời chỉ chọn một mức độ duy nhất. Câu 5 có 2 mức độ, người trả lời chỉ chọn một mức độ duy nhất.

Phần 3: Phần này có 11 câu với nội dung tìm hiểu thực trạng (đánh giá ngoài) công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 giống với câu 2, 3, 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 phiếu 1.

Phiếu 3: Phiếu khảo sát dành cho CBQL và giáo viên các trường phổ thông tỉnh Long An

Phiếu hỏi này gồm ba phần: mục đích nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và nội dung hỏi. Phần nội dung hỏi được cấu trúc ẩn gồm ba phần:

Phần 1: Phần này gồm hai câu với nội dung tìm hiểu nhận thức về vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 1 có năm mức độ, người trả lời chỉ chọn một mức độ duy nhất. Câu 2 có 3 mức độ, người trả lời chỉ chọn một mức độ duy nhất

Phần 2: Phần này gồm 3 câu với nội dung tìm hiểu thực trạng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 5, 6, 7 giống với câu 6, 7, 8 phiếu 1. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Phần 3: Phần này có 11 câu với nội dung tìm hiểu thực trạng (đánh giá ngoài) công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Câu 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 giống với câu 2, 3, 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 phiếu 1.

Riêng câu 16 ở cả 3 phiếu có 16 nội dung, mỗi nội dung có hai mức độ lựa chọn. Câu này được chúng tôi cấu trúc ẩn để tim hiểu thái độ đối với các nhận xét trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông dựa trên các nội dung quản lý.

  • Nội dung 1 đến 4: Quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập)
  • Nội dung 2: Đào tạo, bồi dưỡng
  • Nội dung 3: Sử dụng đội ngũ
  • Nội dung 4: Kiểm tra, đánh giá đội ngũ.

Ngoài ra, phiếu điều tra khác cũng được thực hiện nhằm khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An cho cán bộ quản lý tại Sở GĐ&ĐT, các Phòng GD&ĐT và đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tỉnh Long An.

2.3.2. Cách tính điểm của phiếu hỏi

Bảng 2.3. Cách tính điểm của phiếu hỏi

Sau khi thu về các loại phiếu hỏi, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành thống kê:

  • Tính phần trăm (%) và vẽ biểu đồ cho những câu có nhiều lựa chọn.
  • Tính điểm trung bình và vẽ biểu đồ cho những câu có năm và ba mức độ, đối tượng khảo sát chỉ được chọn một mức độ.

Tính điểm trung bình cho những câu có nhiều lựa chọn với năm và ba mức độ tương ứng mà đối tượng khảo sát chỉ chọn một mức độ.

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

2.4.1. Thực trạng nhận thức về đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

2.4.1.1. Tầm quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Bảng 2.4. Mức độ quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Số liệu nghiên cứu từ bảng 2.4. cho thấy mức độ quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được các CBQL và giáo viên các trường phổ thông nhận thức tương đối “tốt” với ĐTB = 4.55, ứng thang điểm chuẩn mức rất quan trọng. Kết quả cụ thể cho thấy có 58.6% cho rằng rất quan trọng, 39.0% quan trọng, 1.4% bình thường, 0.3% ít quan trọng và 0.7% thuộc về mức không quan trọng. Sự nhận thức đúng đắn này từ các cán bộ quản lý và giáo viên trường phổ thông sẽ giúp cho đội ngũ thanh tra thuận lợi trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, vẫn còn gần 2.5% khách thể cho rằng công tác này là bình thường, ít quan trọng và không quan trọng. Tỉ lệ này dù không cao nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm và suy nghĩ về nhận thức của một số cá nhân trong nhóm khảo sát.

Cô T.T.T.M cho biết: “Đội ngũ cán bộ thanh tra thường giúp chúng tôi phát hiện ra nhiều vấn đề còn hạn chế và tìm cách khắc phục. Mỗi lần mà nói có thanh tra về cũng lo lắm nhưng mà phải hợp tác. Công việc của họ và của mình suy cho cùng thì cũng vì chất lượng giáo dục mà thôi”. Ý kiến trên cũng là ý kiến của đa số khách thể khảo sát thực trạng mà đề tài tiến hành phỏng vấn.

Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

2.4.1.2. Nhận thức về vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Số liệu thống kê từ bảng 2.5. cho thấy vai trò của đội ngũ thanh tra được nhóm đối tượng khảo sát nhận định ứng thang điểm chuẩn mức “đồng ý” với điểm trung bình trải dài từ 2.57 đến 2.96. Đây cũng là mức cao nhất trong thang đo của nội dung hỏi này.

Dựa trên điểm trung bình của từng vai trò, điểm trung bình cao nhất là vai trò góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền thanh tra (ĐTB = 2.96, ứng thang điểm chuẩn mức đồng ý). Cơ quan có thẩm quyền thanh tra là Thanh tra Sở và các Phòng GD&ĐT. Đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông có thể nói là một bộ phận không thể thiếu trong việc “giúp” các cơ quan có thẩm quyền thanh tra thực thi nhiệm vụ chuyên trách, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan này. Điều này như là một sự thật mà khó có ai phủ nhận được. Ông T.T.A cho biết: “Thực sự thì nếu không có đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục thì chúng tôi cũng khó mà tiến hành những công việc theo dự kiến. Nhiều năm qua, đội ngũ thanh tra giáo dục đã có sự hỗ trợ rất lớn cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ”.

Kế đến là vai trò kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về giáo dục và đào tạo của các trường, cá nhân với ĐTB = 2.94, ứng thang điểm chuẩn mức đồng ý. Đối tượng thanh tra mà đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông kiểm tra đây là lãnh đạo và các giáo viên phổ thông thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và giáo dục của mình. Những quy định về hoạt động chuyên môn, kế hoạch giáo dục và nhiều công tác khác trong nhà trường phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhà trường phổ thông và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường là hai vai trò có cùng điểm trung bình ứng thang điểm chuẩn mức đồng ý là 2.92. Cả hai vai trò này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhà trường phổ thông. Không những thế, các vai trò này góp phần tạo nên chất lượng giáo dục nhà trường nói riêng và của tỉnh nói chung. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Tiếp tục là hai vai trò giúp các cá nhân nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ và đưa ra biện pháp giải quyết những thiếu sót, sai lầm của các cơ sở giáo dục phổ thông có cùng điểm trung bình là 2.89, ứng thang điểm chuẩn mức đồng ý. Ngoài vai trò giám sát, kiểm tra thì đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông còn có vai trò giúp các cá nhân nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như giúp họ đưa ra những giải pháp khắc phục (nếu có sai sót).

Vai trò cũng không kém phần quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là nâng cao hiệu lực quản lý cho người đứng đầu các cơ sở giáo dục. Với ĐTB = 2.85, vai trò này được nhận thức ứng thang điểm chuẩn mức đồng ý. Đội ngũ thanh tra sẽ giúp người Hiệu trưởng các trường phổ thông nhìn nhận lại công tác quản lý của mình từ đó có những thay đổi cho phù hợp, từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Đứng vị trí cuối cùng và cũng là vai trò được nhận thức có phần hạn chế nhất là vai trò phát hiện ra những sai sót và đề xuất các biện pháp kỷ luật với 2.57. Vai trò này được nhận thức cũng ứng thang điểm chuẩn mức đồng ý nhưng gần chạm mốc “phân vân”. Kết quả nghiên cứu có thể thấy có đến 74.5% đồng ý đây là vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục. Điều đó có nghĩa là chỉ có khoảng ¼ nhóm đối tượng khảo sát nhận thức chính xác vai trò này của đội ngũ thanh tra giáo dục bởi lẽ thanh tra trong hoạt động giáo dục vẫn được “khuyến khích” là ngăn chặn và phòng ngừa các biểu hiện vị phạm.

Như vậy, vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đã được nhận thức khá đầy đủ. Điều này sẽ làm cho hoạt động thanh tra giáo dục bậc phổ thông thêm thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại các trường. Tuy nhiên, còn một hạn chế trong nhận thức của đội ngũ thanh tra là có khoảng ¼ nhóm đối tượng khảo sát cho rằng đội ngũ thanh tra giáo dục là đi tìm cái sai của đối tượng được thanh tra để đề xuất biện pháp kỷ luật. Đây chính là rào cản gây khó khăn cho đội ngũ thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong thực tiễn tại tỉnh Long An.

2.4.2. Thực trạng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

2.4.2.1. Đánh giá về đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông qua các biểu hiện

Số liệu nghiên cứu từ bảng 2.6. cho thấy kết quả đánh giá chung về đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông qua các biểu hiện với điểm trung bình trải dài từ 2.28 đến 4.24. Điều này cho thấy các biểu hiện được đánh giá là không đồng đều. Trong năm biểu hiện được xác lập, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra giáo dục là biểu hiện được đánh giá ưu tiên. Có thể phân tích cụ thể như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Đầu tiên là biểu hiện về trình độ chuyên môn cao với ĐTB = 2.28, đứng vị trí ưu tiên một. Biểu hiện này có đến 54.2% nhóm đối tượng khảo sát đồng tình ở thứ tự ưu tiên một, 14.2% thứ tự ưu tiên hai, 6.7% thứ tư ưu tiên ba và 25.0% thứ tự ưu tiên năm. Cả thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra đều là những lực lượng được lựa chọn, đào tạo bài bản. Đơn cử như một giáo viên phải là giáo viên giỏi cấp huyện thì mới được trưng tập là cộng tác viên thanh tra cấp THCS. Điều này chứng tỏ về chuyên môn họ đã đạt được một trình độ nhất định. Bà N.H.N cho biết: “Là một cộng tác viên, tôi luôn không ngừng học hỏi, hoàn thiện chuyên môn của mình ngày một tốt hơn. Chuyên môn không tốt thì thanh tra được ai?”

Bảng 2.6. Đánh giá về đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông qua các biểu hiện

Kế đến là nghiệp vụ thanh tra đứng thứ tự ưu tiên hai với ĐTB = 2.62. Biểu hiện này có đến 50.0% nhóm đối tượng khảo sát đánh giá thứ tự ưu tiên hai. Đây như là điều đương nhiên bởi người làm công tác thanh tra thì phải có nghiệp vụ thanh tra để công tác thanh tra được thực hiện theo nguyên tắc và quy định riêng của mình. Nghiệp vụ thanh tra phải được thực hiện theo Luật thanh tra và một số quy định cụ thể về thanh tra trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ tự ưu tiên ba là biểu hiện phẩm chất, đạo đức với ĐTB = 2.71. Tương ứng với điểm trung bình này là có đến 39.2% đối tượng khảo sát đánh giá biểu hiện này ở thứ tự ưu tiên thứ tư, 27.5% thư tự ưu tiên một, 17.5% thứ tự ưu tiên ba, 15.0% thứ tự ưu tiên hai và chỉ có 0.8% thứ tự ưu tiên năm. Như vậy, kết quả này cho thấy phẩm chất, đạo đức đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông chưa thực sự được chính họ đánh giá cao (chỉ đứng vị trí thứ ba). Đây như là điều kiện đủ để trở thành người làm công tác thanh tra giáo dục với nhiệm vụ hỗ trợ, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục.

Với ĐTB = 3.16, biểu hiện am hiểu pháp luật trong lĩnh vực giáo dục chiếm thứ tự ưu tiên thứ tư. Chính bản thân những người cộng tác viên thanh tra đã thừa nhận với chúng tôi rằng họ không am hiểu nhiều về pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. Khi được phân công nhiệm vụ thanh tra thì bắt đầu họ mới được cung cấp những văn bản cần thiết cũng như được hướng dẫn cụ thể từng công việc cụ thể thì họ mới thực hiện được nhiệm vụ của mình. Rõ ràng, đây là một khó khăn về mặt nhân lực cần được giải quyết một cách thỏa đáng. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông qua các biểu hiện

Cuối cùng là biểu hiện về các kỹ năng trong quá trình thanh tra được nhóm đối tượng khảo sát đánh giá ở thứ tự ưu tiên năm với ĐTB = 4.24. Biểu biện này cũng là biểu hiện được nhóm khảo sát là chính đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đánh giá “hạn chế” nhất. Ông H.V.T cho biết: “Những văn bản cũng như trình tự thực hiện nhiệm vụ thanh tra thì chúng tôi có thể hướng dẫn tận tình nhưng còn về kỹ năng thì rõ ràng nó thuộc về khả năng của mỗi người. Đó là những kỹ năng chung ví dụ như giao tiếp, quản lý công việc hay kiềm chế cảm xúc,… Nếu như Bộ GD&ĐT ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra thì chúng tôi mong rằng các kỹ năng này sẽ được quan tâm”.

2.4.2.2. Kết quả thực hiện các nội dung thanh tra của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các nội dung thanh tra của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Dựa vào số liệu ở bảng 2.7. có sáu nội dung thanh tra có điểm trung bình tìm được xoay quanh 4.0. Tất cả các nội dung đều đạt ở mức khá. Nói cụ thể hơn, điểm trung bình thấp nhất là 4.08 và điểm trung bình cao nhất là 4.50. Nhìn chung, không có sự chênh lệch đáng kể trong sự đánh giá kết quả thực hiện các nội dung thanh tra này.

Nội dung thanh tra được đội ngũ thanh tra đạt kết quả nổi trội hơn hết là nội dung thanh tra chuyên môn với ĐTB = 4.50, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Đây là nội dung thanh tra ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Đội ngũ thanh tra mà đề tài nghiên cứu chủ yếu là đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục. Họ là những giáo viên giỏi, ưu tú được “chọn lọc” để thực hiện công tác thanh tra. Chính vì vậy, thanh tra chuyên môn được xem như là một nội dung thanh tra tiên phong trong các nội dung thanh tra về mặt hiệu quả.

Kế đến là việc thanh tra thực hiện kế hoạch giáo dục của trường được đánh giá với ĐTB = 4.43, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Kế hoạch giáo dục bậc phổ thông phải được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ thanh tra phải có nhiệm vụ là đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch giáo dục đó kịp tiến độ và theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Biểu đồ 2.4. Kết quả thực hiện các nội dung thanh tra của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Tiếp theo là các nội dung thanh tra: Thanh tra chất lượng giáo dục nhà trường (ĐTB = 4.33); thanh tra tài chính (ĐTB = 4.28); thanh tra cơ sở vật chất (ĐTB = 4.27). Cả ba nội dung thanh tra này đều được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức khá và điểm trung bình chênh lệch nhau không đáng kể. Như vậy, ngoài những nội dung thanh tra đến các vấn đề chuyên môn thì đội ngũ thanh tra còn thực hiện các nội dung khác có hiệu quả.

Cuối cùng là nội dung thanh tra khiếu nại, tố cáo được lựa chọn với ĐTB = 4.08, cũng ứng với thang điểm chuẩn mức khá. Những năm vừa qua, nhiều văn bản quy định, hướng dẫn về việc giải quyết những vấn đề trong khiếu nại, tố cáo của thanh tra thế nhưng thực tế cho thấy vẫn là một lực lượng không nhỏ đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thể hiện sự “e ngại” của mình trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cô T.T.M.T cho biết: “Thanh tra nội dung gì cũng được chứ nói đến khiếu nại, tố cáo là chúng tôi ngán lắm, “đụng chạm” lắm”. Mặc dù có sự e dè thế nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông bước đầu cũng đạt được kết quả đáng khích lệ trong nội dung này.

2.4.2.3. Ưu, nhược điểm của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.8. cho thấy kết quả đánh giá ưu, nhược điểm của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An. Mười biểu hiện mà đề tài đưa ra đều được đánh giá là “ưu điểm” với tỉ lệ trên 70.0%. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Nổi bật hơn hết là nhận xét tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra và tiến hành hoạt động thanh tra theo trình tự quy định của Luật thanh tra với tỉ lệ tuyệt đối là 100% đồng tình. Tinh thần trách nhiệm cao là yêu cầu cần thiết đối với những người thực hiện nhiệm vụ thanh tra nói chung và thanh tra giáo dục nói riêng. Tinh thần trách nhiệm thể hiện ở việc họ thực hiện đúng chức trách, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của chính mình, luôn có nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Còn về tiến hành hoạt động thanh tra theo trình tự quy định của Luật thanh tra như là một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động thanh tra giáo dục. Luật thanh tra là luật quy định một số điều trong thanh tra trên các lĩnh vực và tất nhiên trong đó có giáo dục. Bà N.T.T cho biết: “Tôi nghĩ đã làm công tác thanh tra thì phải là người luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Còn nữa, mình đi thanh tra người ta có làm theo quy định hay không thì trước hết mình phải là người làm theo luật trước nếu không thì rất khó thực hiện nhiệm vụ. Điều làm theo luật đầu tiên là mình nên làm theo đúng luật thanh tra. Thanh tra và các quy định khác quy định thực hiện như thế nào mình làm theo thế ấy”.

Ưu điểm kế tiếp là hoàn thành các thủ tục thanh tra theo đúng hạn định: quyết định, công bố, kết luận,… với 98.3% nhóm khảo sát lựa chọn. Như vậy, kết quả này cho thấy việc thực hiện các thủ tục thanh tra của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là được thực hiện theo đúng quy định bắt buộc về: các hồ hơ, thời gian,… “Mỗi năm trường tôi có thanh tra về thì tôi thấy đội ngũ thanh tra đều thực hiện theo đúng thời gian quy định họ sẽ tiến hành thanh tra, cũng như thời gian họ sẽ có báo cáo và kết luận thanh tra dù là ở nội dung thanh tra nào. Các thủ tục cũng rất là đầy đủ”, một Hiệu trưởng trường tiểu học cho hay.

Bảng 2.8. Ưu, nhược điểm của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An ưu điểm kế tiếp của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông với 97.5%. Biểu hiện này cũng chính là quy định về nhiệm vụ của người tham gia thực hiện công tác thanh tra. Ông T.H.N cho biết: “Khi được phân công thì những cán bộ thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ của mình bằng tất cả tinh thần trách nhiệm, cũng như chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn thanh tra. Và theo tôi, họ đã làm tốt điều này”, cán bộ từng làm trưởng đoàn thanh tra cho biết.

Biểu đồ 2.5. Ưu, nhược điểm của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Ưu điểm kế tiếp là thực hiện báo cáo, tổng kết kết quả thanh tra theo sự phân công của trưởng đoàn với 96.7%. Số liệu này cho thấy việc thực hiện báo cáo thanh tra của đội ngũ thanh tra cũng được họ thực hiện khá tốt. Những báo cáo của các thành viên đoàn thanh tra là cơ sở để Trưởng đoàn đưa ra báo cáo tổng kết chính xác để người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra phản ánh đúng thực tế. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Tích cực đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề phát hiện sau khi thanh tra (92.5%) là ưu điểm tiếp theo. Số liệu này cho thấy ngoài nhiệm vụ là phòng ngừa, phát hiện các hiện tượng vi phạm trong giáo dục thì đội ngũ thanh tra còn thực hiện khá tốt nhiệm vụ là đưa ra các hướng giải quyết, khắc phục những tồn tại.

Với tỉ lệ 91.7%, nắm rõ các văn bản có liên quan trước khi tiến hành một cuộc thanh tra là ưu điểm kế tiếp. Để tiến hành một nội dung thanh tra thì đội ngũ thanh tra cần phải biết những văn bản pháp quy quy định vấn đề trong đợt thanh tra. Những văn bản đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thanh tra. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cho thấy còn có đến gần 10.0% là chưa thực hiện tốt việc nắm rõ các văn bản có liên quan. Đây là “một hạn chế” cần được khắc phục trong thời gian tới.

Đánh giá, đưa ra kết luận thanh tra khách quan, công bằng cũng được đánh giá là ưu điểm với tỉ lệ khá cao 83.3%. Điều này cũng đồng nghĩa việc còn có đến trên 15.0% nhóm khảo sát cho rằng đây là nhược điểm và lẽ tất nhiên là cần được khắc phục trong thực tiễn.

Các biểu hiện còn lại cũng được đánh giá là ưu điểm nhưng có tỉ lệ dưới 80.0%, bao gồm: chủ động, sáng tạo trong quá trình thanh tra (77.5%); các kỹ năng cần thiết trong quá trình thanh tra: giao tiếp, kiềm chế cảm xúc,… (76.7%). Nói cách khác, cả hai biểu hiện này đều có trên 20.0% nhóm khảo sát cho là nhược điểm. Số liệu trên cho thấy những biểu hiện có phần hạn chế đó là sự chủ động, sáng tạo và các kỹ năng trong quá trình thanh tra của đội ngũ thanh tra tại tỉnh Long An.

2.4.3. Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

2.4.3.1. Mức độ quan tâm và đánh giá khái quát về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.9. Mức độ quan tâm và đánh giá khái quát về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Mức độ quan tâm của cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT đối với công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được đánh giá với ĐTB = 4.23, ứng thang điểm chuẩn mức quan tâm (từ 3.51 đến 4.50).

Biểu đồ 2.6. Mức độ quan tâm công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu này cho phép kết luận việc quản lý đội ngũ thanh tra đã được sự quan tâm bước đầu từ phía các cán bộ quản lý có liên quan. Trước hết, việc quan tâm được thể hiện ở chỗ từng bước hoàn thiện đội ngũ thanh tra đủ về số lượng. Sau đó, đảm bảo về chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh tra giáo dục bậc phổ thông của tỉnh Long An.

Bảng số liệu 2.9. cũng cho thấy kết quả đánh giá khái quát về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An ứng với thang điểm chuẩn mức khá (ĐTB = 4.48). Điểm trung bình này như là một kết quả tương ứng khi người quản lý đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như có sự quan tâm đến vấn đề quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An. Hơn 95.0% nhóm đối tượng khảo sát cho rằng kết quả quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đạt mức tốt và khá. Tuy vậy, vẫn còn gần 5.0% nhóm khảo sát cho rằng chỉ đạt mức trung bình. Con số này dù không quá cao nhưng cũng đáng để lo lắng. Thực trạng này cho thấy kết quả quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục cần được cải tiến để nâng cao hiệu quả giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Biểu đồ 2.7. Đánh giá khái quát về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

2.4.3.2. Thực trạng các nội dung quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Thực trạng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu ở bảng 2.10. cho thấy các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra có điểm trung bình trải dài từ 4.52 đến 4.36, ứng thang điểm chuẩn mức tốt và khá. Kết quả này chứng minh rằng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện ban đầu có hiệu quả.

Nổi trội hơn hết là nội dung lên kế hoạch tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục với ĐTB = 4.52. Đây là nội dung duy nhất trong số các nội dung ở công tác này được đánh giá đạt mức tốt. Kết quả này chứng tỏ công tác tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được thực hiện có kế hoạch của đội ngũ cán bộ quản lý có thẩm quyền. Ưu điểm này cần được phát huy hơn nữa trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra.

Bảng 2.10. Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Kế đến là hai nội dung đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn về tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục theo quy định của pháp luật và việc tuyển dụng (trưng tập) gắn với nhu cầu thanh tra giáo dục của Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT có điểm trung bình liền kề nhau lần lượt là 4.48 và 4.47, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Nhu cầu về đội ngũ thanh tra được xác định từ đầu năm gắn với nhu cầu của từng đơn vị và việc lựa chọn đội ngũ thanh tra cũng được thực hiện theo những tiêu chí và tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT quy định. Điển hình như cộng tác viên được trưng tập phải là giáo viên giỏi và những quy định khác. Kết quả này có thể làm chúng ta thực sự yên tâm bởi lẽ việc tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Biểu đồ 2.8. Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Các nội dung còn lại cũng được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức khá: Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.44); quy trình tuyển dụng (trưng tập) được tiến hành chặt chẽ và nghiêm túc (ĐTB = 4.37); kết quả tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục được công bố công khai (ĐTB = 4.36); thông báo tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục công khai, rộng rãi qua các phương tiện (ĐTB = 4.32). Dù các con số này ứng thang điểm chuẩn mức khá nhưng điều này cho thấy các công tác này cần phải được tiếp tục nâng cao hơn nữa.

Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.11. Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Trưng tập, bổ nhiệm từ đội ngũ giáo viên là hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra là hình thức được đánh giá ưu tiên nhất hiện nay trong các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục (Bảng 2.11.). Hình thức này có ĐTB = 1.73, tương ứng với điểm trung bình này là có đến 88.3% nhóm đối tượng khảo sát đánh giá hình thức này ở thứ tự ưu tiên một và hai, 11.7% cho các hình thức còn lại. Như vậy, hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) từ đội ngũ giáo viên được xem là phổ biến nhất. Điều này như là một lẽ dĩ nhiên bởi lẽ đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đa phần là đội ngũ cộng tác viên được trưng tập từ lực lượng giáo viên phổ thông.

Thứ tự ưu tiên kế tiếp là hình thức thuyên chuyển từ các bộ phận khác trong phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT với ĐTB = 1.87. Hình thức này có 74.1% nhóm đối tượng khảo sát đánh giá thứ tự ưu tiên một và hai, 21.7% thứ tự ưu tiên thứ ba và 4.2% thứ tự ưu tiên thứ tư. Như vậy, ngoài lực lượng giáo viên phổ thông thì các nhân sự từ các bộ phận khác trong các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũng được trưng tập vào đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Và dĩ nhiên, lực lượng này cũng có vai trò hết sức quan trọng. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Biểu đồ 2.9. Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Tuyển dụng trong các kỳ thi tuyển công chức là hình thức đứng thứ tự ưu tiên số ba với ĐTB = 2.66. Thứ tự ưu tiên thứ tư thuộc về hình thức thuyên chuyển từ các đơn vị khác (ngoài giáo dục) với ĐTB = 3.74. Cả hai hình thức này đều ít được thực hiện trong việc quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.

Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.12. cho thấy thái độ của nhóm khảo sát về các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra bậc phổ thông được đánh giá “có” với một tỉ lệ tương đối cao. Kết quả này cho thấy trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đã có những mặt tốt và xấu.

Bảng 2.12. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nhóm khảo sát trả lời là “có”. Đây là con số khá cao, khá nổi trội. Kết quả này cho thấy việc triển khai quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được nhóm khảo sát đánh giá cao về tính công bằng và công khai. Tính công bằng và công khai thể hiện ở chỗ người nào có năng lực, đạt được những yêu cầu theo quy định thì sẽ được tín nhiệm, lựa chọn vào đội ngũ thanh tra giáo dục. Đồng thời, các thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm cũng thực hiện theo quy định.

Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở một góc độ khác, nhận xét nhiều cá nhân không có nguyện vọng nhưng vẫn “được” bổ nhiệm (trưng tập) làm nhiệm vụ thanh tra được nhóm khảo sát trả lời là “có” với tỉ lệ 73.3%. Đây là một con số đáng suy ngẫm khi tỉ lệ này đạt gần ¾ mẫu nghiên cứu. Nói khác đi, việc tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) đội ngũ thanh tra là “có vấn đề”. Kết quả này có phần mâu thuẫn vì nếu đã có một quy trình công bằng, công khai thì tại sao vẫn còn một số cá nhân “không có nguyện vọng”? Kết quả phỏng vấn một giáo viên và cũng là một cộng tác viên phần nào giải đáp mâu thuẫn này: “Tôi là giáo viên được trưng tập làm cộng tác viên thanh tra và tôi không thể nào từ chối được. Ngoài các hoạt động giảng dạy, chuyên môn tại trường thì tôi còn phải thực hiện công tác thanh tra. Trong khi đó, nếu tôi không hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ tại trường thì tôi sẽ không được hưởng phụ cấp của cộng tác viên thanh tra”. Như vậy, mặc dù đã có triển khai được quy trình công khai và công bằng nhưng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vẫn còn tồn tại một số cá nhân chưa có nguyện vọng tham gia công tác thanh tra. Với kết quả này, các cấp quản lý có thẩm quyền nên xem xét và có những quyết định quản lý kịp thời để khắc phục tình trạng trên. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Một nhận xét khiến chúng tôi băn khoăn nữa là vẫn còn tồn tại một vài cá nhân trong đội ngũ thanh tra chưa hội đủ các yêu cầu của người làm công tác thanh tra với 51.7% trả lời “có” và 48.3% trả lời “không”. Một quy trình công bằng, công khai thì không thể nào có sự tồn tại của con số 51.7% này. Tiến hành phỏng vấn nhiều giáo viên và cán bộ quản lý từng được thanh tra để làm sáng tỏ việc “chưa hội đủ các yêu cầu” là như thế nào. Kết quả phỏng vấn cho thấy hơn 50% nhóm đối tượng phỏng vấn cho rằng đội ngũ thanh tra chưa có các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Như vậy, việc chưa hội đủ các yêu cầu ở đây là các yêu cầu phần “mềm” của đội ngũ thanh tra giáo dục chứ không phải những yêu cầu mà đã được quy định. Điều này cho thấy đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vẫn còn thiếu những kỹ năng mà người làm công tác thanh tra cần trang bị.

Cuối cùng là nhận xét nhu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm (trưng tập) nhân sự thanh tra chỉ trong “nội bộ” được biết với 75.5% trả lời “không”. Với kết quả này cho phép khẳng định đây là một điểm “ưu” trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Thế nhưng, kết quả cũng cho thấy cũng có đến 24.5% nhóm khảo sát cho rằng “tính nội bộ” vẫn xuất hiện trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông mà theo chúng tôi thì người quản lý cần rà soát lại nhận xét này tại đơn vị của mình và có những biện pháp khắc phục.

Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu thống kê từ bảng 2.13. cho thấy các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được đánh giá ứng thang điểm chuẩn khá và tốt khi có điểm trung bình trải dài từ 4.01 đến 4.65.

Điểm trung bình nổi trội hơn hết là điểm trung bình ở các nội dung: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thanh tra theo đúng kế hoạch đề ra (ĐTB = 4.65); thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo đúng người, đúng nghiệp vụ thanh tra (ĐTB = 4.63); kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ thanh tra giáo dục ngay từ đầu năm (ĐTB = 4.61). Cả ba nội dung này đều ứng với thang điểm chuẩn mức tốt. Công tác bồi dưỡng đội ngũ thanh tra thường được tổ chức vào dịp hè hay đầu năm học. Các nội dung thường là những quy định mới của Bộ GD&ĐT về thanh tra giáo dục hay hội nghị tổng kết công tác thanh tra, thông qua đó tiến hành rút kinh nghiệm. Người tham gia vào các buổi hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng đó là các chuyên viên phụ trách thanh tra các Phòng GD&ĐT, cộng tác viên thanh tra. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các cán bộ quản lý trường phổ thông với mục đích giúp họ có thể tự giám sát công tác quản lý của chính mình đồng thời có sự hợp tác với đội ngũ làm công tác thanh tra. Kết quả nghiên cứu thu được này cho phép kết luận rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra tại tỉnh Long An là có kế hoạch và đã thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu đề ra. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Bảng 2.13. Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Các nội dung còn lại có điểm trung bình ứng thang điểm chuẩn mức khá là: Tạo điều kiện để đội ngũ thanh tra giáo dục bồi dưỡng nghiệp vụ: tài liệu, thời gian, tài chính,… (ĐTB = 4.45); kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra (ĐTB = 4.23); xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.01). Kết quả cho thấy các nội dung khác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cũng được thực hiện đạt mức khá từ việc tạo điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng hay thực hiện các chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, kết quả này cần được những người quản lý phát huy hơn nữa để nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.

Biểu đồ 2.11. Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu thống kê từ bảng 2.14. cho thấy kết quả nghiên cứu các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An có sự phân hóa tỉ lệ khá rõ. Điều này minh chứng rằng các hình thức đều được sử dụng nhưng mức độ không giống nhau, có độ chênh lệch nhất định trong thực tiễn.

Bảng 2.14. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Hình thức được sử dụng phổ biến nhất là đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hằng năm với 81.7% nhóm khảo sát lựa chọn và bồi dưỡng qua các hoạt động thanh tra được phân công. Vào mỗi năm học Sở GD&ĐT cũng như các Phòng GD&ĐT sẽ lên kế hoạch đào tạo hay bồi dưỡng cho đội ngũ thanh tra giáo dục. Kế hoạch đó sẽ thông báo đến đội ngũ thanh tra biết và tham gia theo đúng như kế hoạch. Ông H.V.T cho biết: “Trong năm học, chúng tôi được Sở GD&ĐT thông báo thời gian nào chúng tôi sẽ tham dự những buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề,… do Sở tổ chức. Ngoài ra, chúng tôi còn được bồi dưỡng thông qua các họat động thanh tra được phân công”. Đây là hình thức bồi dưỡng không tốn kém nhưng đem lại hiệu quả tương đối tốt bởi thông qua những hoạt động thanh tra thực tiễn đội ngũ thanh tra sẽ dễ dàng bồi dưỡng cho chính bản thân mình những nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết của người làm công tác thanh tra.

Kế đến, hai hình thức: tự bồi dưỡng của đội ngũ thanh tra (36.7%) và bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT (30.0%). Kết quả này khẳng định rằng hai hình thức này được chỉ được sử dụng mức “trung bình”. Kết quả phỏng vấn cho biết: “Những lần bồi dưỡng ở Bộ GD&ĐT thường thì những cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở, Phòng mới có điều kiện để tham gia. Việc tham gia thì cũng hạn chế người tham dự bởi sự tốn kém của nó”. Còn về phía tự bồi dưỡng của đội ngũ thanh tra, hình thức này đòi hỏi sự tự giác của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cũng như sự khuyến khích từ phía những người quản lý đội ngũ này, thế nhưng hình thức này không mang tính bắt buộc và khó kiểm soát trong thực tiễn.

Biểu đồ 2.12. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Hai hình thức còn lại là bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tại trường CBQL (8.3%) và bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ (sau đại học) chỉ với 6.7% lựa chọn. Với một tỉ lệ “khiêm tốn” này, có thể khẳng định rằng hai hình thức này chưa được người quản lý thực hiện phổ biến. Ông N.X.X cho biết: “Đối với đội ngũ thanh tra viên, chương trình đào tạo của họ quá rõ ràng. Nhưng còn về phía của đội ngũ cộng tác viên thanh tra thì hiện nay chưa có chương trình bồi dưỡng nào của Bộ GD&ĐT được ban hành. Trong khi đó, Nghị định 54 quy định chương trình bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục là do Bộ GD&ĐT ban hành. Điều này làm cho chúng tôi thực sự băn khoăn, vì vậy chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ này hiện tại vẫn chỉ là các quy định của Bộ GD&ĐT hay Chính phủ mới ban hành mà thôi”. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông là phong phú và đa dạng nhưng chưa có sự đồng đều ở tất cả các hình thức. Chúng tôi thiết nghĩ rằng các hình thức này cần được quan tâm thực hiện nhiều hơn nữa thì mới nâng cao được hiệu quả công tác thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An, đặc biệt là công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.15. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông chức các đợt tập tuấn, hội thảo liên quan đến công tác thanh tra giáo dục bậc phổ thông (55.8%) cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Đây là một hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An hiện nay.

Tiếp theo là hai nhận xét: Đội ngũ thanh tra ít có cơ hội đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (47.5%) và hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ thanh tra còn mang tính lựa chọn đối tượng (46.7%). Các tỉ lệ này đều gần “chạm” mức 50.0% mẫu khảo sát. Điều này chứng tỏ việc tham gia các đợt tập huấn, hội thảo của đội ngũ thanh tra giáo dục vẫn còn hạn chế. Cô N.T.N cho biết: “Từ lúc được trưng tập làm cộng tác viên tới giờ tôi chỉ được tham dự một lần tập huấn để phổ biến và học tập các quy định về thanh tra mà thôi”.

Biểu đồ 2.13. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Cuối cùng là nhận định những kiến thức trong các đợt tập huấn, hội thảo ít hỗ trợ cho nhiệm vụ thanh tra với 65.0% cho rằng “không”. Kết quả này có thể khẳng định nội dung của các đợt tập huấn, hội thảo đã hỗ trợ tích cực cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, kết quả vẫn còn có đến 35.0% nhóm khảo sát trả lời “có”. Chúng tôi hy vọng con số này sẽ làm những người quản lý nghiên cứu và bổ sung vào những đợt tập huấn đó những kiến thức thật bổ ích.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho phép kết luận rằng việc tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo thanh tra giáo dục bậc phổ thông là còn ít. Chính vì vậy, đội ngũ thanh tra ít có cơ hội tham gia. Chúng tôi hy vọng, kết quả này sẽ giúp cho những người có trách nhiệm xây dựng lại kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông theo chiều sâu lẫn rộng, số lượng cũng như chất lượng để tiến hành trong thực tiễn. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Thực trạng công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu thống kê từ bảng 2.16. cho thấy các nội dung đều được đánh giá ứng thang điểm chuẩn mức khá và tốt khi điểm trung bình tìm được ở từng nội dung trải dài từ 4.32 đến 4.77.

Nổi trội hơn hết với ĐTB = 4.77 là nội dung phổ biến các văn bản quy định có liên quan đến việc sử dụng đội ngũ thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Nội dung này có điểm trung bình ứng với thang điểm chuẩn mức tốt. Đặc biệt, nội dung này có đến 76.7% mẫu nghiên cứu cho rằng đạt mức tốt và 23.3% đạt mức khá. Việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục cần thiết có những văn bản liên quan hướng dẫn thực hiện, gồm những văn bản quy định về thanh tra viên, cộng tác viên, những kế hoạch hoạt động hay những văn bản có liên quan đều phải được phổ biến đến đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Đây là một ưu điểm cần tiếp tục phát huy để công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đạt hiệu quả ngày một tốt hơn.

Kế đến là các nội dung: Phân công gắn với phân nhiệm cụ thể cho đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.56); việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục dựa trên nhu cầu của Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT (ĐTB = 4.55); điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục (ĐTB = 4.55). Các nội dung này cũng có điểm trung bình ứng thang điểm chuẩn mức tốt. Kết quả này minh chứng rằng những nội dung cơ bản của công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được thực hiện có hiệu quả từ việc phân nhiệm, sử dụng dựa trên nhu cầu và có điều chỉnh khi không phù hợp trong việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Việc sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục phải dựa trên nhu cầu của tình hình thực tế địa phương và của tỉnh nói chung. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Bảng 2.16. Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Bố trí, huy động đội ngũ thanh tra vào đoàn thanh tra dựa trên năng lực, nghiệp vụ, sở trường, hoàn cảnh của đội ngũ thanh tra và thường xuyên rà soát, đánh giá việc sử dụng đội ngũ thanh tra là hai nội dung kế tiếp được đánh giá với điểm trung bình lần lượt là 4.46 và 4.32, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Cô B.T.N cho biết: “Tôi thấy nhiệm vụ thanh tra được phân công là hoàn toàn phù hợp với chuyên môn của mình do đó tôi thực hiện nhiệm vụ cũng tương đối tốt và ít có trở ngại”. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc phân công và huy động lực lượng vào đoàn thanh tra đã có sự “cân nhắc” rất kỹ của cán bộ quản lý. Tương tự, rà soát, đánh giá việc sử dụng đội ngũ cũng được thực hiện có hiệu quả.

Biểu đồ 2.14. Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Thái độ đối với các nhận xét trong công sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Kết quả thống kê từ bảng 2.17. cho thấy sự đánh giá của mẫu nghiên cứu đối với các nhận xét xoay quanh công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An khá chênh lệch.

Hai nhận xét được lựa chọn là “có” trên 90.0% là nhận xét: Được cung cấp khá đầy đủ các loại văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác thanh tra (94.2%) và đội ngũ thanh tra được hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra thật kỹ lưỡng (91.7%). Kết quả này cho thấy đội ngũ thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ có sự hỗ trợ về mặt các văn bản pháp quy của người quản lý cũng như cách thực hiện nhiệm vụ theo quy trình nhất định trong thực tiễn. Ông T.Q.B cho biết: “Khi thực hiện một đợt thanh tra nào đó thì chúng tôi thường cung cấp cho các cộng tác viên những văn bản quy định về vấn đề đó và hướng dẫn họ thật kỹ lưỡng để họ thực hiện nhiệm vụ cho hiệu quả”. Kết quả phỏng vấn một lần nữa khẳng định lại nhận định trên là khá khách quan.

Bảng 2.17. Thái độ về các nhận xét trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nhiệm vụ thanh tra trong năm” chỉ có 38.3% cho rằng là “có” và 61.7% nhóm đối tượng khảo sát cho rằng mình biết trước kế hoạch thanh tra trong năm. Thực tế cho thấy, đầu năm Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT sẽ lên kế hoạch hoạt động thanh tra trong năm. Dựa vào kế hoạch đó, đội ngũ thanh tra sẽ biết được kế hoạch hoạt động mà mình có thể được tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Cuối cùng là nhận xét nhiệm vụ được phân công khi thanh tra là không phù hợp với năng lực bản thân với 74.2% trả lời là “không” cho thấy các nhiệm vụ được phân công cho từng cá nhân là phù hợp với đội ngũ thanh tra. Nhận xét này một lần nữa khẳng định lại tính hiệu quả của việc phân công, phân nhiệm đối với đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông đã khẳng định ở trên. Tuy nhiên, nhận xét này cũng còn 25.8% nhóm đối tượng khảo sát cho rằng “có”. Với con số này, thiết nghĩ rằng người quản lý cần có những biện pháp nhằm cải thiện lại việc phân công của mình để đội ngũ thanh tra có thể phát huy hết năng lực.

Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.18. cho thấy toàn bộ các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá mà đề tài đưa ra đều được nhóm khảo sát đánh giá ứng thang điểm chuẩn mức “khá”, điểm trung bình trải dài từ 4.14 đến 4.40. Trong đó không có một nội dung nào được đánh giá ở mức tốt. Vì sao công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông lại không có một nội dung nào đạt mức tốt? Câu hỏi này cần được giải đáp một cách chi tiết. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Bảng 2.18. cho thấy nổi bật nhất là nội dung phổ biến kế hoạch, biện pháp, tiêu chí đánh giá đến đội ngũ thanh tra giáo dục với ĐTB = 4.40, ứng thang điểm chuẩn mức khá. Ông N.T.T cho biết: “Sự đánh giá hoạt động của đội ngũ cần có kế hoạch và phải được thông báo đến họ về kế hoạch, tiêu chí hay là cách thức đánh giá để họ biết và phấn đấu trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đối với thanh tra viên thì chúng tôi đánh giá như những công chức khác trong đơn vị, còn cộng tác viên thì cuối năm chúng tôi có bản nhận xét ở góc độ có hoàn thành nhiệm vụ hay không và gửi về đơn vị họ đang công tác. Bản nhận xét này như là một yếu tố để thủ trưởng tại các đơn vị đó sẽ đánh giá viên chức/công chức vào cuối năm”.

Đưa ra các nhận xét, đánh giá điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục với ĐTB = 4.32 xếp hạng kế tiếp. Nội dung này ứng với thang điểm chuẩn mức khá. Các nội dung như: lên kế hoạch đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ thanh tra giáo dục; xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ thanh tra cụ thể và chi tiết cũng được đánh giá với điểm trung bình 4.31 (ứng thang điểm chuẩn mức khá) là nội dung được xếp vị trí tiếp theo. Lẽ ra tiêu chí đánh giá phải được thực hiện chi tiết và mang màu sắc của đánh giá đội ngũ thanh tra thế nhưng điều đáng nói đây biên bản các tiêu chí đánh giá mà chúng tôi được cung cấp chỉ là các tiêu chí đánh giá viên chức hàng năm. Vì vậy có thể nói tiêu chí đánh giá chưa chú ý tính đặc thù trong việc đánh giá những người làm công tác “đặc biệt” như là công tác thanh tra.

Bảng 2.18. Các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Hai nội dung được đánh giá ở vị trí kế tiếp là thực hiện đánh giá đội ngũ thanh tra trong từng đợt thanh tra (ĐTB = 4.26); lựa chọn các hình thức đánh giá đa dạng, phù hợp (ĐTB = 4.23). Cả hai nội dung này đều ứng thang điểm chuẩn mức khá và đều đề cập đến cách thức đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Ngoài hình thức đánh giá trong từng đợt thanh tra thì các cơ quan quản lý đội ngũ còn thực hiện đánh giá đội ngũ thanh tra bằng nhiều cách thức khác nhau. Tuy vậy, điểm trung bình trên cho thấy vẫn còn từ 5.0% đến 6.7% khách thể đánh giá rằng chỉ được đạt mức trung bình. Điều này đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cần được giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.

Biểu đồ 2.16. Các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Cuối cùng là nội dung sử dụng kết quả đánh giá xét thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm,… (ĐTB = 4.14, khá). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi nội dung này được thực hiện như là yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An nhưng điểm trung bình lại thấp khi đặt cạnh các nội dung khác. Đây là một thực tế cần tiếp tục được quan tâm. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Tóm lại, các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện đạt mức “khá” theo đánh giá từ chính đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Thế nhưng trên mặt bằng chung, điểm trung bình này lại thấp hơn so với nội dung quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập); đào tạo, bồi dưỡng hay sử dụng đội ngũ thanh tra. Chính vì vậy, những người quản lý cần xem xét lại, xây dựng lại kế hoạch kiểm tra, đánh giá mang “màu sắc” đặc thù trong việc quản lý đội ngũ thanh tra.

Các hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Bảng 2.19. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Số liệu thống kê từ bảng 2.19. cho thấy hình thức đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nổi trội là kiểm tra, đánh giá qua từng đợt thực hiện nhiệm vụ thanh tra (68.3%) và kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá của cấp trên vào cuối năm (50.0%). Đây là hai hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ phổ biến nói chung và kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nói riêng. Sau các đợt tham gia đợt thanh tra, đội ngũ thanh tra giáo dục sẽ được cấp trên kiểm tra, đánh giá thông qua trưởng đoàn thanh tra. Mọi sự đánh giá sẽ được ghi nhận và tổng hợp vào cuối năm. Như vậy, hai hình thức này rõ ràng có liên quan mật thiết và không thể tách rời nhau và trong thực tiễn đang được tỉnh Long An sử dụng một cách khá phổ biến.

Kế đến là kiểm tra, đánh giá thông qua tự đánh giá của bản thân có 35.8% nhóm khảo sát lựa chọn. Kết quả này cho phép khẳng định rằng hình thức kiểm tra, đánh giá này cũng thực sự chưa được áp dụng rộng rãi trong việc quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông. Để thực hiện được hình thức này đòi hỏi người quản lý phải có sự hướng dẫn, có những biểu mẫu tự đánh giá cho đội ngũ thanh tra. Điều quan trọng hơn hết đội ngũ thanh tra phải là những người thực sự có trách nhiệm, có tinh thần cầu tiến, công tâm trong việc đánh giá việc thực hiện của chính bản thân mình.

Các hình thức đánh giá khác như: Kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá của đồng nghiệp và kiểm tra, đánh giá theo từng quý cũng thu được kết quả với tỉ lệ lần lượt là 25.0% và 15.8%. Kết quả này cho thấy việc thực hiện hai hình thức kiểm tra,đánh giá này của những người quản lý còn khá “mờ nhạt” nếu như không nói là chưa được quan tâm đúng mức.Biểu đồ 2.17. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.

Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An chưa thực sự đa dạng, phong phú cũng như chưa có sự kết hợp hài hoà giữa các hình thức với nhau. Điều này cho thấy chưa tạo được sự đồng điệu trong việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục. Các hình thức kiểm tra, đánh giá phổ biến nhất cũng là kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá của cấp trên vào cuối năm và qua từng đợt thanh tra. Các hình thức khác cũng được sử dụng nhưng khá khiêm tốn trong thực tiễn. Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Thái độ đối với các nhận xét trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An

Số liệu thống kê từ bảng 2.20. bộc lộ một cách gián tiếp ưu và nhược điểm của công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thể hiện khá rõ nét trong nghiên cứu này.

Nhận xét các biểu mẫu đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục còn hạn chế có đến 55.0% nhóm đối tượng khảo sát cho rằng “có” tồn tại, 45.0% cho rằng “không”. Sau khi thu thập những ý kiến từ phía cán bộ quản lý cũng như đội ngũ thanh tra thì các biểu mẫu đánh giá đội ngũ thanh tra hiện nay, đặc biệt là cộng tác viên thanh tra thì cũng còn sơ sài, đặc biệt là đối với lực lượng cộng tác viên. Kết quả phỏng vấn cũng khẳng định thêm một lần nữa đây là một sự tồn tại trong việc đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.

Bảng 2.20. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nhiệm vụ có 75.0% nhóm đối tượng khảo sát đồng ý với nhận định này. Ông H.V.B cho biết: “Đối với chế độ khen thưởng thì thú thật chúng tôi khen thì được chứ thưởng thì rất khó trong khoản kinh phí tương đối “eo hẹp” như hiện nay”. Hay “Là một người giáo viên khi được trưng tập làm cộng tác viên, đối với chúng tôi là một công việc mới, đòi hỏi chúng tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị trường học nữa. Nếu như không hoàn thành được nhiệm vụ tại trường thì cũng không được nhận khoản phụ cấp nào bên thanh tra”, một cộng tác viên cho biết.

Nhận xét cách thức đánh giá đội ngũ thanh tra còn nặng về hình thức, qua loa có đến 40.0% nhóm đối tượng khảo sát nhận định là có và 60.0% phủ nhận lại ý kiến này. Dù kết quả nghiên cứu có thể nghiêng về phía phủ nhận nhận xét trên thế nhưng đây cũng là kết quả mà những người nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ. Khi chúng tôi tìm hiểm về cách thức đánh giá đội ngũ thanh tra đội ngũ thanh tra thì ông N.T.N cho biết: “Đối với thanh tra viên thì đánh giá là đánh giá công chức vào cuối năm. Còn đối với cộng tác viên, cuối năm chúng tôi sẽ có bảng “nhận xét” cộng tác viên trong quá trình tham gia công tác thanh tra. Bảng nhận xét đó sẽ được gửi về và bổ sung vào hồ sơ đánh giá viên chức đó cuối năm tại đơn vị”. Như vậy, cách thức đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục không khác gì mấy đối với công tác đánh giá viên chức cuối năm.

Biểu đồ 2.18. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông

Cuối cùng là nhận xét lãnh đạo có nhiều khuyến khích trong lúc thực thi nhiệm vụ. Riêng nội dung này được đánh giá như là một ưu điểm trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông với 65.0% nhóm khảo sát đồng tình, lẽ đương nhiên sự khuyến khích này là nghiêng về mặt tinh thần là chủ yếu.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: các biểu mẫu, chế độ khen thưởng cũng như cách thức đánh giá. Chính vì vậy, người quản lý cần chú trọng hơn nữa trong công tác này.

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An có thể rút ra những tiểu kết sau:

Kết quả quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức khá (ĐTB = 4.48). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra được đánh giá đạt từ mức khá đến tốt. Điều này chứng minh rằng công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện có hiệu quả. Thế nhưng, số liệu thống kê cũng cho thấy vẫn còn nhiều cá nhân không có nguyện vọng nhưng vẫn “được” bổ nhiệm (trưng tập) làm nhiệm vụ thanh tra (73.3%) cũng như vẫn còn tồn tại một vài cá nhân trong đội ngũ thanh tra chưa hội đủ các yêu cầu của người làm công tác thanh tra (51.7%).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông cũng được đánh giá ứng thang điểm chuẩn khá và tốt khi có điểm trung bình trải dài từ 4.01 đến 4.65. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông được đánh giá là phong phú và đa dạng nhưng chưa có chiều sâu.

Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An đều được đánh giá ứng thang điểm chuẩn mức khá và tốt (điểm trung bình trải dài từ 4.32 đến 4.77). Công tác sử dụng đội ngũ thanh tra đã đạt được một số thành tích nhất định: cung cấp khá đầy đủ các loại văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác thanh tra (94.2%); đội ngũ thanh tra được hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra thật kỹ lưỡng (91.7); nhiệm vụ được phân công khi thanh tra là phù hợp với năng lực bản thân (74.2%),… Luận văn: Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông.

Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An được thực hiện đạt mức “khá”. Hình thức đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông nổi trội là kiểm tra, đánh giá qua từng đợt thực hiện nhiệm vụ thanh tra (68.3%) và kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá của cấp trên vào cuối năm (50.0%).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục phổ thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464