Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3 hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng
2.3.1.1. Chức năng kế hoạch hóa (lập kế hoạch hay ra quyết định)
Bảng 2.9. Đánh giá công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV của hiệu trưởng
Trong công tác quản lý bồi dưỡng GV, kế hoạch hóa là việc đầu tiên và quan trọng mà hiệu trưởng phải thực hiện nhằm để tính toán, xác định phương hướng hoạt động và phát triển đội ngũ GV trong một thời gian nhất định, đề ra các kết quả cần đạt được trong tương lai, trong một năm học hoặc một giai đoạn… Qua kết quả khảo sát trong bảng 2.9, ta nhận thấy hầu hết CBQL và GV đều nhận xét đánh giá công tác lập kế hoạch của hiệu trưởng khá tốt, thể hiện từ nội dung chương trình của Bộ, Sở đến Phòng GD&ĐT và việc lập kế hoạch bồi dưỡng GV tại trường có định hướng theo từng năm, từng giai đoạn ngắn hạn, dài hạn…, tỷ lệ đánh giá khá tốt của CBQL qua các nội dung thể hiện từ 92.8% đến 100%, tỷ lệ của GV là từ 77.2% đến 83.5%. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Tìm hiểu thêm về vấn đề này qua xem các kế hoạch hàng năm của một số hiệu trưởng, tác giả nhận thấy hiệu trưởng trường THCS Quận 3 đều có xây dựng kế hoạch vào đầu mỗi năm học, trong kế hoạch đều có đề cập đến công tác bồi dưỡng GV hàng năm, tuy nhiên về cách lập kế hoạch, có hiệu trưởng thì lập kế hoạch riêng về công tác bồi dưỡng GV, có hiệu trưởng lập thành một mục trong kế hoạch chung. Trong hồ sơ lưu tại các trường, tác giả thấy đa số hiệu trưởng có nắm bắt và triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác bồi dưỡng cho GV của các cấp lãnh đạo, của Phòng GD&ĐT, của trường Bồi dưỡng giáo dục Quận 3 ngay cả kế hoạch bồi dưỡng trong hè 2011 cũng đã được chuẩn bị như kế hoạch số 1205/GDĐT-TC ngày 26/5/2011 của Sở GD&ĐT TP.HCM và kế hoạch số 15/KH-BDGD ngày 17/5/2011 của trường Bồi dưỡng giáo dục Quận 3.
2.3.1.2. Chức năng tổ chức
Tổ chức thực hiện là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi những hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý của hiệu trưởng. Trong bảng thống kê 2.10 dưới đây, ta thấy hầu hết CBQL đều đánh giá cao công tác tổ chức bồi dưỡng GV được hiệu trưởng thực hiện khá tốt, nhất là việc sử dụng các biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo công tác bồi dưỡng GV được đánh giá 100%, tỷ lệ này tương ứng với GV đồng tình cũng đạt hơn 80%. Điều này cho thấy hiệu trưởng các trường THCS Quận 3 đã thực hiện khá tốt chức năng tổ chức bồi dưỡng GV của mình trong quản lý tại trường, từ việc triển khai thực hiện đến phân công bố trí lực lượng tham gia và có sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo công tác bồi dưỡng GV được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Bảng 2.10. Đánh giá việc tổ chức bồi dưỡng GV của hiệu trưởng
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.3.1.3. Chức năng chỉ đạo Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Chỉ đạo thực hiện là thể hiện tính tích cực, năng động của hiệu trưởng nhằm chỉ huy, lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động quản lý của mình, chỉ đạo để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra nhằm mang lại hiệu quả một cách tốt nhất. Từ kết quả tổng hợp khảo sát nêu trong bảng 2.11 trong trang sau, ta thấy tỷ lệ cao CBQL đều đánh giá hiệu trưởng thực hiện tròn vẹn chức năng này, đối với GV nhận xét hiệu trưởng đảm bảo chức năng này cũng chiếm tỷ lệ dao động từ 81.5% đến 88.6%. Điều này cho thấy hiệu trưởng các trường THCS Quận 3 đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm hiệu trưởng của mình trong quản lý chỉ đạo nhằm điều khiển, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV.
Bảng 2.11. Đánh giá việc chỉ đạo bồi dưỡng GV của Hiệu trưởng
2.3.1.4. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là công việc quản lý của hiệu trưởng nhằm theo dõi, phát hiện, điều chỉnh, động viên mọi người thực hiện đúng kế hoạch đề ra, kết quả thực hiện việc bồi dưỡng có đạt cao hay không một phần là nhờ sự kiểm tra, đôn đốc chặt chẽ của hiệu trưởng. Từ kết quả khảo sát trong bảng 2.12, ta thấy rằng phần lớn CBQL đều đánh giá việc thực hiện chức năng này của hiệu trưởng khá tốt, đối với GV cũng có tỷ lệ nhận xét đồng tình cao (dao động từ 81.3% đến 87%). Tuy nhiên trong chức năng kiểm tra này, hiệu trưởng cần phải lưu để điều chỉnh quản lý, nhất là việc tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kết thúc bồi dưỡng GV chưa được chặt chẽ lắm vì còn một số ý kiến (10.7% CBQL, 19.7% GV) cho rằng hiệu trưởng thực hiện chưa tốt hoặc không thực hiện chức năng này.
Bảng 2.12. Đánh giá việc kiểm tra bồi dưỡng GV của hiệu trưởng
Tóm lại, để đảm bảo thực hiện tốt bốn chức năng trên, hiệu trưởng cần phải có sự phối hợp liên tục trong quá trình quản lý. Qua kết quả thống kê khảo sát trong các bảng 2.9, 2.10, 2.11, 2.12, cả bốn chức năng quản lý của hiệu trưởng trường THCS Quận 3 đều được đánh giá cao, tỷ lệ CBQL và GV cho rằng hiệu trưởng thực hiện khá tốt chiếm cao, điều này cho thấy việc quản lý bồi dưỡng GV của hiệu trưởng các trường THCS Quận 3 khá yên tâm. Tuy nhiên với các ý kiến đánh giá chưa thể hiện rõ quan điểm đóng góp xây dựng thì hiệu trưởng cần phải để ý xem xét vấn đề, rà soát công tác quản lý và rà soát đội ngũ GV nhất là về nhận thức cá nhân góp ý xây dựng của họ qua khảo sát để có biện pháp tốt hơn nhằm điều chỉnh trong công tác quản lý GV của mình.
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung cơ bản của công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Vài nét về trình độ CBQL tất cả 11 trường THCS công lập Quận 3: Qua 2 bảng phụ lục 18 và 19 thống kê từ năm học 2005-2006 đến nay, hiện nay có 33/33 CBQL (100%) đủ chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học, trong đó có 32/33 CBQL (97%) có trình độ trên chuẩn; 100% CBQL đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường THCS; có 25/33 CBQL (75.8%) có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên; có 16/33 CBQL (48.5%) có trình độ ngoại ngữ từ A trở lên; có 33/33 CBQL (100%) có trình độ tin học từ A trở lên, Từ thực tế trên ta thấy CBQL các trường THCS tại Quận 3, TP.HCM có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao, 100% CBQL có trình độ từ đại học trở lên. Tuy nhiên về trình độ ngoại ngữ thì còn tương đối thấp, còn hơn 50% CBQL chưa có trình độ A ngoại ngữ. Về trình độ sau đại học, tính đến thời điểm tháng 5/2011 có 01 CBQL là thạc sỹ (có bằng vào tháng 5/2011), có 05 CBQL đang theo học sau đại học.
Về trình độ GV tất cả các trường THCS công lập Quận 3. Qua 2 bảng phụ lục 20 và 21 thống kê tình hình GV các trường THCS công lập Quận 3, có 695/702 GV (99%) đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học, trong đó có 534/702 GV (76.1%) đạt trình độ trên chuẩn; 07/702 GV (1.%) được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường THCS; 30/702 GV (4.3%) có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên; có 229/702 GV (32.6%) có trình độ ngoại ngữ từ A trở lên; 628/702 GV (89.5%) có trình độ tin học từ A trở lên.
Tìm hiểu thêm, từ năm học 2005-2006 đến nay, tác giả nhận thấy tổng số GV THCS Quận 3 hàng năm được bố trí tương đối đầy đủ, đồng đều ở tất cả các bộ môn, việc bổ sung GV đảm bảo định mức biên chế cho phép, phân công đúng bộ môn theo quy định tại Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn định mức biên chế GV ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập” và văn bản số 5344/UBND-VX ngày 22/8/2008 của UBND TP.HCM về “Định biên các chức danh trong tổ chức bộ máy các trường học tại TP.HCM”. Điều này cho thấy đội ngũ GV Quận 3 các năm qua tương đối ổn định về số lượng. Tuy nhiên vẫn còn 07 GV chưa đạt chuẩn trình độ CĐSP theo Quyết định số 22/2006/QĐ ngày 12/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Ban hành quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn” và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ trướng Chính phủ (khoản 2, điều 1), còn tỷ lệ thấp GV được bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trình độ ngoại ngữ cũng vẫn còn thấp, tỷ lệ GV có trình độ tin học tối thiểu có cao nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu 100% GV phải có trình độ từ A trở lên theo văn bản chỉ đạo số 1506/GDĐT-BDGV ngày 20/10/2005 của Sở GD&ĐT TP.HCM. Điều này cho thấy việc chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV tại Quận 3 trong những năm qua có quan tâm khá tốt, nhưng nếu nhìn về góc độ bồi dưỡng toàn diện GV thì chưa được thực hiện đầy đủ, các năm qua chỉ tập trung nhiều vào bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ GV, còn bồi dưỡng nâng trình độ về chính trị, ngoại ngữ và tin học với kết quả như thống kê trong bảng phụ lục 20 và 21 là còn rất khiêm tốn. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Về đánh giá chất lượng GV theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, qua bảng phụ lục 2.20 thống kê đánh giá năng lực GV đến cuối năm học 2010-2011 của các trường THCS Quận 3, hầu hết GV THCS Quận 3 đều được đánh giá có năng lực chuyên môn (98.86%) và năng lực sư phạm (98.86%) đạt yêu cầu công tác, GV đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chiếm tỷ lệ cao 682/702 GV (97.15%). Như vậy, đội ngũ GV THCS quận 3 nhìn chung có thể khẳng định là khá vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực nghề nghiệp công tác, tỷ lệ GV được xếp đạt yêu cầu cao, đây là một thế mạnh, là yếu tố cơ bản thuận lợi cho việc duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại Quận 3. Tuy nhiên vẫn còn một số GV được đánh giá là chưa đạt yêu cầu năng lực chuyên môn (08 GV = 1.15%) và năng lực sư phạm (08 GV = 1.14%) dù tỷ lệ này ít, nhưng cần đáng chú ý nhất theo thống kê là giáo dục bậc THCS Quận 3 còn 20 GV (2.85%) được đánh giá là chưa đạt để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
2.3.2.1. Quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS của hiệu trưởng theo chương trình bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bảng 2.14. Đánh giá quản lý bồi dưỡng GV theo chương trình bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT
Qua bảng khảo sát 2.14 nêu trên, ta thấy các nội dung cơ bản chương trình bồi dưỡng GV của Bộ GD&ĐT được hiệu trưởng triển khai đầy đủ từ chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các nội dung chủ yếu thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ mới, cụ thể tỷ lệ CBQL đánh giá cao về công tác triển khai bồi dưỡng thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực (100% CBQL ghi nhận), đối với GV cũng đánh giá cao ở các nội dung này (tỷ lệ đồng tình chiếm trên dưới 90%). Điều này chứng tỏ hiệu trưởng đã nghiêm túc thực hiện quản lý bồi dưỡng GV theo chương trình của Bộ. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng đổi mới kiểm tra đánh giá chưa thật sự tốt lắm, còn tỷ lệ 20,5% GV cho rằng công tác quản lý ở nội dung này chỉ ở mức trung bình yếu.
2.3.2.2. Quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng theo chương bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM
Bảng 2.15. Đánh giá chung về việc quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS theo chương trình của Sở GD&ĐT TP.HCM
Việc quản lý bồi dưỡng GV theo chương trình của Sở GD&ĐT TP.HCM. Qua bảng đánh giá 2.15 ở trang trên, ta thấy hiệu trưởng thực hiện quản lý bồi dưỡng GV theo chương trình của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng khá tốt, tỷ lệ đánh giá của CBQL khá cao (đều hơn 90% cho rằng khá tốt), đối với GV thì tỷ lệ đồng tình cũng dao động từ 72.4% đến 93.3%. Tuy nhiên theo một số GV thì việc hiệu trưởng tạo điều kiện cho GV đi học chuẩn và trên chuẩn còn hạn chế. Khi đối chiếu bảng phụ lục 20 thì hiện nay vẫn còn GV chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo và mặc dù tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn mỗi năm một tăng nhưng tỷ lệ 76,1% GV có trình độ trên chuẩn cũng còn khá khiêm tốn, như vậy việc nhận xét ở nội dung này ta thấy GV đánh giá là có cơ sở đúng thực tế.
2.3.2.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng theo chương trình bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, TP.HCM Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Bảng 2.16. Đánh giá chung về việc quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS theo chương trình của Phòng GD&ĐT Quận 3
Việc quản lý bồi dưỡng GV THCS theo chương trình bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT Quận 3 qua bảng 2.16, ta cũng thấy hiệu trưởng quan tâm khá tốt, đa số được CBQL và GV đánh giá cao, tuy nhiên việc tạo điều kiện cho GV có trình độ lý luận chính trị và ngoại ngữ hiện nay chưa được đẩy mạnh. Đối chiếu lại bảng phụ lục 21 ở trên ta thấy việc nhận xét của CBQL và GV khá chính xác vì hiện nay về trình độ chính trị chỉ có 30/702 GV (4.27%) có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên, về ngoại ngữ chỉ có 229/702 GV (32.6%) có trình độ từ A trở lên, trong đó có 77 người là GV dạy ngoại ngữ. Như vậy tỷ lệ này thấp nhiều so với yêu cầu trình độ ngoại ngữ hiện nay.
2.3.2.4. Quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng theo chương trình của trường và tổ bộ môn
Bảng 2.17. Đánh giá chung về việc quản lý bồi dưỡng GV THCS theo chương trình của trường THCS, tổ bộ môn tại Quận 3, TP.HCM
Quản lý công tác bồi dưỡng GV tại trường mang ý nghĩa quyết định rất lớn cho việc nâng cao chất lượng nhà giáo và giáo dục HS, nếu hiệu trưởng quan tâm tốt đến vấn đề này tại trường thì hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Qua thống kê khảo sát một số nội dung bồi dưỡng tại trường trong bảng 2.17 trên, ta thấy sự đánh giá của CBQL và GV đối với công tác quản lý bồi dưỡng GV của hiệu trưởng khá cao, tỷ lệ đánh giá của CBQL từ 92.9% trở lên, tương ứng GV là từ 84.2% đến 93.3%, sự đánh giá các nội dung cũng tương đối đồng đều. Điều này cho thấy hiệu trưởng có sự quan tâm đồng bộ đến công tác bồi dưỡng GV tại trường, trong đó việc quan tâm bồi dưỡng những chủ trương của Đảng, Nhà nước và công tác chuyên môn soạn giảng, thi đua dạy tốt được thường xuyên đẩy mạnh.
2.3.2.5. Quản lý việc tự bồi dưỡng của giáo viên Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Bảng 2.18. Đánh giá công tác quản lý tự bồi dưỡng giáo viên
Qua thống kê trong bảng khảo sát 2.18 nêu trên, tỷ lệ đánh giá công tác quản lý tự bồi dưỡng GV cũng khá cao, việc hiệu trưởng có lập kế hoạch và tổ chức các loại hình phong phú cho GV tự bồi dưỡng được đánh giá cao, tuy nhiên về phiá GV mặc dù tỷ lệ đồng tình cao nhưng vẫn còn một số GV cho rằng công tác quản lý này của hiệu trưởng vẫn chưa được tốt, chế độ ưu tiên khuyến khích, tạo điều kiện cũng như việc trang bị đầy đủ các tài liệu cho GV tự bồi dưỡng vẫn còn hạn chế. Công tác kiểm tra theo dõi đôn đốc GV tự bồi dưỡng cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Để có thêm cơ sở nhận xét chính xác hơn về vấn đề này, tác giả đã trao đổi tìm hiểu thêm và xem một số hồ sơ kế hoạch bồi dưỡng GV của một số hiệu trưởng, kể cả vài hiệu trưởng trường tiểu học, mầm non có kinh nghiệm, trao đổi với một số GV là cán bộ công đoàn, mạng lưới, GV giỏi cốt cán của ngành giáo dục Quận 3 và với một số chuyên viên Phòng GD&ĐT Quận 3, TP.HCM thì được thống nhất quan điểm là công tác bồi dưỡng GV nói chung và GV THCS nói riêng là một phần không thể thiếu trong công tác thực hiện nhiệm vụ của GV và của những người làm công tác quản lý và công tác chuyên môn, việc bồi dưỡng GV hàng năm theo các chương trình của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT TP.HCM, của Phòng GD&ĐT Quận 3 luôn được quan tâm triển khai thực hiện, có chủ trương quy định, có lộ trình, có nội dung chương trình và kế hoạch tổ chức thực hiện bồi dưỡng từ Bộ đến cơ sở. Theo tác giả tìm hiểu thì Quận 3 là một trong 14 tỉnh thành được Bộ GD&ĐT chọn tổ chức triển khai thực hiện thí điểm chương trình thay sách giáo khoa mới THCS từ năm học 2000-2001, sau đó được tham gia rút kinh nghiệm với Bộ trước khi triển khai thực hiện đại trà trên cả nước, vì vậy GV Quận 3 cũng có thuận lợi là được tham gia dạy trước và góp ý xây dựng cho chương trình.
Tóm lại, có thể khẳng định việc thực hiện bồi dưỡng GV theo các chương trình của Bộ, Sở, Phòng và các trường THCS tại Quận 3 đã được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đến GV. Việc đánh giá nhận xét các nội dung trên của CBQL là đáng tin cậy. Còn về phía GV, phần lớn cũng tự đánh giá cao về thực hiện bồi dưỡng theo chương trình của các cấp, nhưng vẫn còn một số ít chưa thật sự quan tâm tích cực đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng ở một số GV vẫn còn hạn chế.
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng thông qua các hoạt động hỗ trợ Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
2.3.3.1. Quản lý hoạt động thi đua dạy tốt
Bảng 2.19. Đánh giá quản lý hỗ trợ thi đua dạy tốt
Hoạt động thi đua dạy tốt là hoạt động chính yếu trong công tác giáo dục THCS. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua dạy tốt và các hoạt động hỗ trợ dạy tốt cho GV là nhằm giúp GV tham gia rèn luyện tay nghề và nâng cao năng lực giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục HS. Qua kết quả bảng khảo sát 2.19 nêu trên cho ta thấy, công tác quản lý bồi dưỡng GV THCS tại Quận 3 thông qua hoạt động hỗ trợ dạy tốt được tổ chức nhiều hoạt động khá phong phú, đa dạng đã tạo ra nhiều điều kiện và cơ hội cho GV tham gia. Điều đáng ghi nhận là khi tổ chức các hoạt động thi đua dạy tốt hiệu trưởng luôn tạo mọi điều kiện và hỗ trợ để GV có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn. Các mức độ đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng về hoạt động hỗ trợ dạy tốt nhìn chung có tỷ lệ khá cao, hầu hết CBQL đều đánh giá bồi dưỡng GV qua hoạt động thi đua dạy tốt khá tốt (tỷ lệ dao động từ 85.7% đến 96.4%), còn về phía GV có sự đánh giá khiêm tốn hơn (tỷ lệ dao động từ 77.5% đến 90.6%). Qua phần khảo sát trên, đối chiếu với thực tế đánh giá toàn diện GV THCS cuối năm học 2010-2011 (5-2011) trong bảng phụ lục 22 đánh giá các mặt về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ta thấy sự đánh giá thống kê giữa bảng 2.19 và bảng phụ lục 22 là sự phản ánh phù hợp với thực tế.
2.3.3.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng
Bảng 2.20. Đánh giá quản lý ứng dụng CNTT và trang bị cơ sở vật chất
Công nghệ thông tin ngày càng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong hoạt động giảng dạy những thiết bị, phương tiện thông tin hỗ trợ cho GV khi giảng dạy trở nên nhẹ nhàng, sinh động và tiện dụng hơn, việc để GV không bị lạc hậu và “mù” sử dụng CNTT cần phải được quan tâm. Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học bằng CNTT và khai thác mọi nguồn thông tin vô tận để phục vụ cuộc sống và giảng dạy là vô cùng cần thiết đối với công tác quản lý của hiệu trưởng. Qua bảng khảo sát 2.20 ở trên ta thấy việc đầu tư trang thiết bị, CSVC, áp dụng CNTT vào giảng dạy và khai thác thông tin phục vụ giảng dạy được các trường THCS tại Quận 3 khá quan tâm. Điều này phù hợp với chủ trương của Bộ và Sở GD&ĐT TP.HCM về ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra đến hết năm 2008 tất cả CBQL và GV phải có ít nhất bằng A tin học nhưng thực tế tại Quận 3 chỉ có CBQL đạt yêu cầu về tin học, còn GV chưa đạt 100% như yêu cầu (năm 2010 tỷ lệ GV có bằng A tin học chỉ đạt 628/702 GV, 89.5%). Điều nay cho thấy một bộ phận GV vẫn chưa đạt trình độ “phổ cập” về tin học. Mặt khác công tác quản lý của hiệu trưởng vẫn chưa triệt để đối với GV trong công tác bồi dưỡng tin học. Về trang bị CSVC phục vụ dạy học bằng CNTT, dù tất cả các trường đều có trang bị cho GV giảng dạy nhưng vẫn còn một số hạn chế qua nhận xét của một số GV.
2.3.3.3. Quản lý bồi dưỡng GV qua tham quan, tìm hiểu thực tế Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Việc tổ chức cho GV đi tham quan, nghiên cứu học tập là tạo điều kiện cho GV có dịp tìm thêm kiến thức về thiên nhiên, xã hội nhằm nâng cao hiểu biết thực tế phục vụ công tác tốt hơn. Qua kết quả khảo sát ghi nhận trong bảng 2.21 bên dưới, ta nhận thấy các trường THCS Quận 3 đều có tổ chức cho GV đi tham quan học tập tìm hiểu thực tế, nhưng việc tổ chức chỉ thực hiện chủ yếu vào dịp hè hàng năm, hoặc trong các dịp Lễ như 8/3, 30/4 hoặc Tết Dương lịch, tập trung nhiều nhất là dịp hè. Qua tìm hiểu một số hiệu trưởng, tùy theo điều kiện và khả năng kinh phí, hàng năm có trường tổ chức đi xa (Hà Nội, các tỉnh Miền Bắc…) hoặc Miền Trung (Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình…), nhưng cũng có trường do kinh phí hạn hẹp nên chỉ tổ chức cho GV đi tham quan nghỉ dưỡng tại các tỉnh gần TP.HCM (Vũng Tàu, Phan Thiết, Cần Thơ, Hà Tiên, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt…). Trong những năm gần đây, do nhu cầu CB và GV muốn tìm hiểu thêm về văn hóa giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới, một số trường có điều kiện đã tổ chức cho GV đi tham quan học tập nước ngoài tại các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia, Indonesia hoặc Hồng-kông, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ngoài ra một số trường còn tổ chức xây dựng mô hình tham quan học tập kết hợp với giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động tham quan dã ngoại theo chuyên đề. Tuy nhiên việc khuyến khích GV bồi dưỡng qua tự tổ chức tham quan du lịch thì vẫn còn chưa phổ biến vì thực tế cuộc sống của GV hiện nay vẫn còn khó khăn nhiều mặt nên điều kiện chưa cho phép.
Bảng 2.21. Đánh giá bồi dưỡng GV qua tham quan du lịch
Tóm lại: Từ kết quả khảo sát trong các bảng 2.19, 2.20, 2.21, ta thấy bồi dưỡng GV qua hoạt động hỗ trợ là nhằm làm phong phú thêm cho công tác bồi dưỡng GV, làm tăng thêm những kiến thức thông qua các hoạt động thi đua dạy tốt, các hoạt động tìm hiểu khám phá năng lực cá nhân cũng như tìm hiểu tham quan thực tế, qua đó làm tăng kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết và năng lực cá nhân GV. Việc tổ chức hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sẽ làm tăng thêm chất lượng nghề nghiệp, chất lượng cuộc sống và tinh thần GV, phát hiện những cá nhân điển hình xuất sắc trong giảng dạy giáo dục đồng thời cũng làm tăng thêm tinh thần xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường thân thiện nhằm cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2.4. Nhận xét đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
2.4.1. Ưu điểm
Qua thực trạng giáo dục Quận 3, TP.HCM, tác giả nhận thấy đội ngũ GV nói chung, đội ngũ GV THCS nói riêng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn nghề nghiệp khá cao. Hầu hết GV THCS được đánh giá là có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm vững vàng, đạt yêu cầu công tác đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Nhận thức được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Sở GD&ĐT TP.HCM, Phòng GD&ĐT Quận 3 và hiệu trưởng các trường THCS Quận 3 đã có sự quan tâm tốt đến công tác nâng cao chất lượng GV. Hàng năm, đều có xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chính trị hè, bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Đa số GV có ý thức chấp hành và tham gia bồi dưỡng nghiêm túc, chất lượng GV và chất lượng giáo dục Quận 3 ngày càng được củng cố và phát triển.
Về công tác bồi dưỡng GV, nhìn chung GV THCS Quận 3 có ý thức trách nhiệm, có nhận thức tốt, có quan tâm và có tinh thần học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các nội dung, hình thức và chương trình bồi dưỡng GV được quan tâm triển khai đầy đủ, kịp thời, đáp ứng cơ bản yêu cầu chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành.
Về công tác quản lý bồi dưỡng GV, hầu hết hiệu trưởng có tinh thần trách nhiệm cao, có quan tâm sâu sát tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng, có kế hoạch triển khai chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, có quan tâm đầu tư trang thiết bị và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho GV tham gia bồi dưỡng đạt yêu cầu.
2.4.2. Hạn chế
Qua thực trạng giáo dục Quận 3 những năm qua, ngành GD&ĐT Quận 3 đã có nhiều cố gắng nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo THCS, tính đến tháng 6/2011 tỷ lệ GV đạt chuẩn tăng từ 96.7% (2005) lên 99% (2011), tỷ lệ GV THCS đạt trên chuẩn từ 56.4% (2005) tăng lên 76.1% (2011), đó là một sự nổ lực nâng cao trình độ đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn 07 GV (1%) chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ GD&ĐT (chưa tốt nghiệp cao đẳng sư phạm), mặc dù theo tìm hiểu của tác giả, hầu hết các GV này đều lớn tuổi sắp nghỉ hưu. Tổng số GV đến 6/2011 vẫn chưa đạt 100% GV có trình độ tin học A theo quy định của Sở GD&ĐT TP.HCM để thực hiện CNTT hóa trong trường (quy định đến cuối năm 2008 phải đạt 100% GV có trình độ tin học A). Tỷ lệ GV có trình độ ngoại ngữ và trình độ từ trung cấp chính trị trở lên cũng còn thấp.
Nội dung, chương trình, hình thức bồi dưỡng GV tuy được triển khai thực hiện đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng, vẫn còn mang nhiều tính lý thuyết nên chưa thật sự thu hút GV chủ động tích cực tự giác tham gia.
Cơ sở vất chất, trang thiết bị và phương tiện phục vụ bồi dưỡng GV các trường được hiệu trưởng quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, việc trang bị CSVC nhất là máy móc, phương tiện thông tin chậm hơn so với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ tin học nên khi được trang bị một thời gian ngắn sẽ trở nên lạc hậu.
Một bộ phận GV có nhận thức chưa tốt về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số GV tỏ thái độ không quan tâm đến công tác bồi dưỡng (qua khảo sát GV không tham gia ý kiến).
2.4.3. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
Do đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chính sách đổi mới giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nhà giáo luôn được Đảng, Nhà nước và chính quyền quan tâm, giáo dục vẫn luôn được xem là quốc sách hàng đầu.
Cùng với sự phát triển đất nước, giáo dục nước ta cũng tiến vào con đường hội nhập với các nước khu vực và thế giới. Trong thời đại CNTT đang phát triển mạnh toàn cầu là cơ hội mở ra cho bất kỳ những ai có nhu cầu học tập và học tập suốt đời, vì vậy nâng cao chất lượng nhà giáo và nguồn nhân lực vừa là cơ hội vừa là yêu cầu trách nhiệm của người CBQL và mỗi cá nhân GV.
Quận 3, TP.HCM là đơn vị quận có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi về địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, dân cư địa bàn ổn định. Vì vậy giáo dục Quận 3 có những nền tảng vững chắc để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục lâu dài.
Tất cả các trường THCS Quận 3 đều có Chi bộ Đảng sinh hoạt độc lập lãnh đạo, có đầy đủ tổ chức công đoàn, đoàn thể, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, CBQL giáo dục được bố trí đầy đủ. Đội ngũ CBQL, hiệu trưởng có nhiều kinh nghiệm, có thâm niên nghề nghiệp, có bản lĩnh và được đào tạo nghiệp vụ quản lý trường học. Quận 3 có ưu điểm là tất cả CBQL trước khi được đề bạt bổ nhiệm đều được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ quy hoạch nguồn CBQL kế cận, lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đến khi đề bạt bổ nhiệm. Tất cả CBQL đều là quần chúng ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng trước khi được quy hoạch lực lượng CBQL kế cận.
Đội ngũ GV hầu hết có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết tận tụy với nghề, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, có tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, hy sinh với nghề, đó là một phẩm chất cao quý nhất của người thầy giáo
Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc quán triệt sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác bồi dưỡng GV của hiệu trưởng chưa đạt hiệu lực tối đa trong quản lý, chưa kiên quyết đồng bộ bồi dưỡng GV giữa yêu cầu chuyên môn với các yêu cầu trình độ năng lực phẩm chất khác nên kết quả bồi dưỡng GV tại trường chưa đạt yêu cầu cao nhất của ngành quy định (tin học, ngoại ngữ, chính trị còn thấp).
- Công tác tham mưu với Phòng GD&ĐT Quận 3, phối hợp với trường Bồi dưỡng giáo dục Quận 3 và kêu gọi xã hội hóa giáo dục còn hạn chế nên việc bồi dưỡng và đầu tư trang thiết bị còn giới hạn.
- Việc thực hiện các chức năng quản lý và tổ chức quản lý theo các chương trình bồi dưỡng các cấp chưa được quan tâm đẩy mạnh thường xuyên, công tác đánh giá đội ngũ GV chưa được chú trọng nên hiệu quả bồi dưỡng GV chưa cao.
- Về đội ngũ GV, một bộ phận GV chưa ý thức hết tầm quan trọng của sứ mệnh giáo dục mà mình gánh vác nên đến nay vẫn còn GV chưa đạt trình độ chuẩn, một số GV còn có tư tưởng chưa dứt khoát trong tham gia xây dựng, nhận xét đánh giá (hầu hết các bảng khảo sát đều có GV không ý kiến). Một bộ phận GV lớn tuổi còn thụ động, ngại thay đổi nên tư tưởng đổi mới còn chậm.
- Nguồn tài chính dành cho công tác bồi dưỡng GV hiện nay quá hạn chế.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng về tình hình giáo dục và thực trạng quản lý bồi dưỡng GV của hiệu trường trường THCS của Quận 3, TP.HCM, tác giả thấy rằng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Quận, ngành giáo dục Quận 3 đã từng bước củng cố và phát triển, chất lượng giáo dục Quận 3 đã đi vào thực chất, công tác đầu tư cơ bản được đẩy mạnh, trường lớp ngày càng được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới ngày một khang trang, hiện đại, công tác giáo dục học sinh ngày càng có chất lượng, công tác phổ cập giáo dục đã hoàn thành chỉ tiêu phổ cập hàng năm theo quy định, công tác bồi dưỡng GV những năm qua luôn được coi trọng, đặc biệt việc bồi dưỡng chuyên môn GV Quận 3 luôn được quan tâm, phong trào khuyến khích giảng dạy bằng CNTT được từng bước đẩy mạnh, hiệu quả giảng dạy có sự hỗ trợ của CNTT ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý, tổ chức bồi dưỡng GV chưa được đồng đều ở các mặt, về chuyên môn thì có sự quan tâm tốt nhưng cũng chưa được hấp dẫn GV tham gia bồi dưỡng, các hình thức và nội dung bồi dưỡng còn nặng lý thuyết, gò bó, công tác quản lý của hiệu trưởng chưa được nhận thức đúng mức trong việc nâng cao trình độ toàn diện GV nên chưa được quán triệt đẩy mạnh, từ đó dẫn đến xây dựng nguồn nhân lực giáo dục chất lượng phát triển có chậm so với yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, từ việc nhận ra thực trạng của công tác này, ngành GD&ĐT Quận 3 cần tập trung tìm ra những biện pháp cần thiết, khả thi và phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng GV nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực GV, làm nền tảng xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục Quận 3 nâng lên vị trí xứng tầm là quận trung tâm của TP.HCM. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở quận 3
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp tăng cường bồi dưỡng giáo viên quận 3

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Khái quát bồi dưỡng giáo viên các trường THCS Q3