Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo dục quốc phòng tại VNU-HCM hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – an ninh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – an ninh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Gần hai mươi năm qua, một chặng đường gian khó nhưng Trung tâm vẫn đạt một số kết quả cụ thể: Số lượng sinh viên học tập luôn tăng từ 15.000 sinh viên (1997) đến 43.000 sinh viên (2012) Công tác quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học được thực hiện nghiêm túc theo các nội dung chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định, có sự sáng tạo, chủ động với nhiều biện pháp quản lý hiệu quả. Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên: Trung tâm đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên tận tụy, tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt kế hoạch trong việc cử cán bộ giảng viên đi học, bồi dưỡng về phương pháp dạy học Đại học, nhất là đối với đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ. Nhận thức đúng đắn mục đích, yêu cầu và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hoạt động coi thi, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Vì vậy, đại đa số sinh viên đã nhận thức đúng vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu về nội dung chương trình của môn học. Bên cạnh đó, nhà trường đã thực hiện quản lý và sử dụng, bảo quản, giữ gìn có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị, phương tiện đảm bảo cho dạy học, có nhiều sáng kiến (cải tiến súng AK bắn đạn hơi của Đại tá Nguyễn Tấn Hưng), kinh nghiệm trong cải tiến mô hình học cụ, vũ khí trang bị, phương tiện đảm bảo cho hoạt động dạy học có hiệu quả. * Về quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy quốc phòng – an ninh Luận văn: Thực trạng giáo dục quốc phòng tại VNU-HCM
Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên: Chương trình môn học giáo dục quốc phòng – an ninh của Trung tâm đã thể hiện được mục tiêu, nội dung kiến thức và kỹ năng, phương pháp hình thức thi, kiểm tra, cấu trúc tổng thể và thời lượng các học phần, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, nội dung chương trình còn chồng chéo (giữa bậc học phổ thông với cao đẳng – đại học), chưa xác định được nội dung phù hợp và hiệu quả cho nhiệm vụ đào tạo của sinh viên trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình, tài liệu đã chuẩn hóa về nội dung cho nên công tác biên soạn giáo án, bài giảng và tài liệu dạy học cho đội ngũ sinh viên của Trung tâm rất thuận lợi.
Quản lý việc lập kế hoạch công tác giảng dạy của giáo viên: Kế hoạch giảng dạy được căn cứ vào chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo giảng dạy và học tập cho các ngành, chuyên ngành đào tạo trong từng năm học của Trung tâm, được xây dựng khá hiệu quả, tổng thể, đảm bảo cho đội ngũ giảng viên, các bộ môn có thể nắm bắt, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho mình để thực hiện nhiệm vụ dạy học theo kế hoạch một cách chủ động.
Về quản lý đội ngũ và hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Về số lượng giảng viên: luôn trong tình trạng thiếu, cường độ giảng dạy cao. Theo kết quả điều tra cho thấy, 100% số người được hỏi cho rằng số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện nay còn thiếu nhiều so với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên. Để khắc phục tình trạng này, ngày 12/03/2013, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – an ninh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tuyển dụng giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh là 09 chỉ tiêu nhân lực nên phần nào đã khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên.
Quản lý chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên:
Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý và giảng viên đã rất coi trọng những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên (69% cho là tốt đối với cán bộ quản lý, 80% đối với giáo viên). Tuy nhiên, việc bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp vẫn chưa được chú trọng (có đến 50% giáo viên cho rằng việc làm này chưa tốt). Công tác kiểm tra việc sử dụng tài liệu tham khảo chưa tốt. Việc soạn bài cũng chưa nêu ví dụ cụ thể tình huống chiến tranh cụ thể. Việc soạn bài theo giáo trình chung không có gì mới và hấp dẫn hơn, chưa thể hiện đẳng cấp giảng viên quân sự chuyên nghiệp.
Quản lý nề nếp lên lớp giảng dạy và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên. Nhà trường đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp, xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên, tổ chức dạy thay, dạy bù ở mức tốt và rất tốt. Việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học đã được các nhà quản lý và giáo viên thực hiện tốt (Trung tâm đã tổ chức các lớp: Lớp Sư phạm bậc 2 có 42 giảng viên tham gia, Lớp Lý luận dạy học có 42 giảng viên tham gia, Lớp Tin học nâng cao có 28 giảng viên và được đánh giá ở mức hơn 90%).
Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Việc thực hiện quy chế thi, ra đề và chấm thi được phần lớn đánh giá là thực hiện tốt và rất tốt. Việc thành lập ngân hàng câu hỏi giúp cho người quản lý lựa chọn đề thi một cách khách quan, giảm thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra. Công tác kiểm tra việc vào điểm của giáo viên cũng thuận lợi hơn khi giáo viên trực tiếp vào điểm trên phần mềm của trường, từ đó Giám đốc và các cấp quản lý có thể kiểm tra định kỳ hàng tháng để biết từng giáo viên có sổ điểm dựa theo yêu cầu của kế hoạch giảng dạy hay không. Luận văn: Thực trạng giáo dục quốc phòng tại VNU-HCM
Quản lý việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của giáo viên : Việc định hướng tự bồi dưỡng của giảng viên đượcthực hiện khá tốt.
Về quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Để quản lý sinh viên, mỗi sinh viên tham gia khóa huấn luyện được Trung tâm cấp cho một thẻ học viên.
Việc xác định động cơ học tập cho sinh viên có hơn một nửa số điều tra đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Việc hướng dẫn phương pháp học tập không phù hợp cho sinh viên sẽ dẫn đến chất lượng học giáo dục quốc phòng – an ninh của sinh viên chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của sinh viên lại được đánh giá cao nhưng nề nếp tự học của sinh viên lại được đánh giá là chưa tốt.
Số lượng sinh viên: 100% sinh viên phải hoàn thành chương trình môn học trước khi tốt nghiệp đại học.
Chất lượng sinh viên: Mọi hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh đều nhằm hướng tới chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập tại Trung tâm, đặc biệt là sự chuyển biến về thái độ, trách nhiệm của sinh viên. Theo kết quả điều tra đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy các môn học khác trong nhà trường cho thấy, có đến 38,46% số người được hỏi đều cho rằng, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và sự cộng đồng trách nhiệm của sinh viên sau khi học xong giáo dục quốc phòng – an ninh đã có chuyển biến và được nâng lên một bước rõ rệt, đã khắc phục được đáng kể tình trạng nghỉ học tự do, bỏ giờ, đi học muộn…
Về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Nhà trường và Trung tâm đã thường xuyên, tích cực và chủ động trong việc đảm bảo một cách tốt nhất các điều kiện về trang thiết bị dạy học, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho cán bô, nhân viên và học sinh. Việc tổ chức bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng, bảo quản, giữ gìn thiết bị dạy học cho các đối tượng, chỉ đạo bảo đảm về số lượng, chất lượng các loại vũ khí, trang bị, phương tiện, cơ sở vật chất cho dạy học, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật đối với việc bảo quản, sử dụng, giữ gìn thiết bị được đánh giá ở mức yếu.
Những ưu điểm trên đây xuất phát từ các nguyên nhân: Do Đảng ủy, Ban Giám đốc Trung tâm nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo và từng là giảng viên, có kinh nghiệm, có tâm huyết. Đội ngũ giảng viên trưởng thành từ chiến trường nên kinh nghiệm thực tế phong phú, luôn quán triệt tốt chức năng, nhiệm vụ. Sinh viên quán triệt tốt mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh, nhiệt tình, động cơ học tập dung đắn, có ý chí học tập rèn luyện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.3.1. Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – an ninh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Thực trạng giáo dục quốc phòng tại VNU-HCM
Về quản lý đội ngũ và hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Mặc dù Trung tâm nói riêng và Nhà trường nói chung đã có rất nhiều cố gắngăchm lo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, nhưng qua điều tra của chúng tôi cho thấy, việc bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại lại chưa tốt. Đó là vì các giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh chỉ được bồi dưỡng phương pháp dạy học một cách lý thuyết. Còn việc bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại thì chủ yếu là các giảng viên tự học. Trong khi đó, việc kiểm tra thường xuyên việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại cũng chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức.
Về trình độ: Trình độ học vấn của cán bộ, giảng viên Trung tâm còn nhiều hạn chế (toàn bộ Trung tâm có 80 đồng chí nhưng chỉ có hai đồng chí học sau đại học).
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục chưa khoa học, chưa sát thực tế, chồng chéo, thiếu đồng bộ…. (tăng thêm động cơ, trách nhiệm, nhận thức, kết quả…). Công tác quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học: Chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên và trí tuệ tập thể trong quản lý và thực hiện nội dung chương trình dạy học cho các đối tượng.
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên: Trình độ của đội của đội ngũ cán bộ giảng viên chưa cao, chưa thực sự năng động, sáng tạo. Chưa có kế hoạch trong việc đánh giá, rà soát, đánh giá và phân loại trình độ phương pháp dạy học cho các cán bộ giảng viên để đề xuất đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Chưa điều chỉnh kịp thời về nội dung câu hỏi thi, đề cương đáp án đánh giá kết quả phù hợp với tính chất yêu cầu của từng đối tượng, nhất là đối với đối tượng liên kết đào tạo giáo dục Quốc phòng – an ninh. Việc nhận xét, trả bài thi, kiểm tra đánh giá kết quả của các đối tượng chưa kịp thời và hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong tổ chức hoạt động sư pham, đội ngũ giáo viên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế khác như: hoạt động phân tích kết quả học tập định kỳ của sinh viên chưa được đánh giá tốt; công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng, công tác kiểm tra hồ sơ tự bồi dưỡng và việc tổ chức giáo viên báo cáo kết quả tự bồi dưỡng lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt.
Về quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Qua phân tích kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy, công tác quản lý, giáo dục và rèn luyện sinh viên vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là nhận thức của sinh viên về môn học. Đa số sinh viên chưa thích nghi nhanh chóng với môi trường học tập mang tính quân sự, kỷ luật của khóa huấn luyện Giáo dục Quốc phòng – an ninh, chưa xác định đúng về ý nghĩa, vai trò vị trí, mục đích yêu cầu của môn học nên có thái độ học tập và rèn luyện không tốt. Theo thống kê kết quả điều tra 107 sinh viên đang học và sinh viên đã hoàn thành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh về vị trí, vai trò và sự cần thiết của môn học thì có đến 3,74% sinh viên được hỏi chưa nhận thức đúng được vị trí và sự cần thiết của môn học. Theo thống kê, kết quả học tập giáo dục quốc phòng – an ninh của sinh viên học tập tại Trung tâm (94,46%) sinh viên hoàn thành được chương trình môn học và đã được cấp chứng chỉ, trong đó có 34,61% sinh viên đạt kết quả khá, giỏi, 0,16% sinh viên đạt kết quả xuất sắc. Năm học 2011 – 2012, có 37.102 sinh viên đăng ký môn học Giáo dục Quốc phòng – an ninh thì có 35.997 sinh viên đủ điều kiện dự thi trong đó có: 34.446 sinh viên hoàn thành được chương trình môn học (Khá, giỏi: 19.281 sinh viên; Không đạt yêu cầu: 1.551 sinh viên) – nguồn: Phòng Đào tạo, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – an ninh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả trên ta nhận được: hiệu quả cuối khóa của Trung tâm là 97,02%; hiệu quả tốt nghiệp: 95,70%; hiệu quả đào tạo 92,85%. Luận văn: Thực trạng giáo dục quốc phòng tại VNU-HCM
Về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Mặc dù đã có sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong khả năng có thể. Nhưng nghiêm túc nhìn nhận, việc đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế, như: thiếu vũ khí nên sinh viên phải học chay; một số trang thiết bị do sử dụng quá lâu và do công tác bảo quản, sửa chữa không kịp thời nên chất lượng sử dụng còn hạn chế. Có thể nói, công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học: Quản lý bảo đảm về số lượng các loại vũ khí, trang bị, phương tiện dạy học còn thiếu so với quy mô, nhiệm vụ đào tạo, việc quản lý còn thiếu tính kế hoạch, chưa thực sự chủ động.
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đó là:
Do sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, thế giới, đặc biệt là tình hình biển đông Nước ta, tác động mặt trái của kinh tế thị trường, của khủng hoảng kinh tế… ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động giáo dục.
Sinh viên đa dạng về đối tượng, khác xa về văn hóa vùng miền, trình độ nhận thức không đồng đều.
Do lịch sử để lại liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên (Giảng viên kinh qua chiến trường thì yếu sư phạm, giảng viên giỏi sư phạm thì yếu thực tế). Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có một qui chế rõ ràng và hiệu quả trong việc chỉ đạo phân luồng các trường học Giáo dục Quốc phòng – An ninh tại Trung tâm, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa có tính chủ động. Mặt khác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo với Bộ Quốc phòng chưa có cơ chế liên thông phối hợp một cách cụ thể đối với việc đào tạo cán bộ và giảng viên. Chế độ chính sách đối với độ ngũ cán bộ giảng viên Giáo dục Quốc phòng – an ninh còn thấp nên chưa thu hút được nhân tài.
Nhận thức của giảng viên, công nhân viên, sinh viên chưa đồng bộ, chưa tích cực. Chưa có sự phối hợp một cách chủ động và hiệu quả trong việc xây nội dung chương trình đào tạo cho các đối tượng giữa Trung tâm và các trường thành viên, trường liên kết. Chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giữ gìn, bảo quản các loại vũ khí trang bị, phương tiện dạy học. Chưa chỉ đạo và thực hiện tốt công tác giáo dục động viên cho sinh viên một cách kịp thời về việc chấp hành các nội qui, qui định, các chế độ học tập và rèn luyện. Việc duy trì các chế độ, qui tắc, nội qui trong học tập, luyện tập của đội ngũ cán bộ giảng viên chưa thường xuyên và chưa đồng đều.
Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học cũng như thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng – an ninh ở trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cả quản lý và thực hiện nội dung dạy học và đã đạt được chất lượng, hiệu quả khá tốt.
Tuy nhiên chất lượng của công tác quản lý vẫn tồn tại nhiều bất cập cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực quản lý và đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả hơn nhằm tổ chức thực hiện hoạt động dạy học của Trung tâm trong thời gian tới đạt được kết quả cao hơn. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong công tác quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động quản lý giáo dục quốc phòng – an ninh ở trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ bộ máy quản lý, việc đề ra các biện pháp quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh ở trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đề ra những biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của hoạt động dạy học và tính chất đặc thù của nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh trong giai đoạn hiện nay. Luận văn: Thực trạng giáo dục quốc phòng tại VNU-HCM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com