Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

2.4.1. Thực trạng công tác kế hoạch giáo dục SKSS cho HS

Trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào, việc lập kế hoạch sẽ định hướng cho toàn bộ hoạt động được diễn một cách trơn tru và có hiệu quả. Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ cho phép người hiệu trưởng quản lý hoạt động đó đi đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Ngoài ra, một kế hoạch tốt còn đưa ra được những giải pháp, phương án dự phòng cho các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, từ đó giúp cho người hiệu trưởng trở nên chủ động, sáng tạo, không bị bất ngờ trước mọi tình huống phức tạp.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBGV về thực trạng lập kế hoạch GD SKSS cho HS

Dựa vào ĐTB ở bảng 2.6 cho thấy: với 5 nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN đưa ra khảo sát đều thu được ý kiến đánh giá ở mức trung bình (mức phân vân) với ĐTB là 2.30 điểm: Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

Nội dung Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS chung cho cả trường, được GV đánh giá ở mức điểm tốt 2.38 điểm. Chúng tôi nghiên cứu kế hoạch giáo dục SKSS cho cả năm học ở trường THCS Nguyễn Hiền thì nhận thấy, trong bản kế hoạch đã nêu mục đích yêu cầu của hoạt động giáo dục SKSS, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi đem ra trao đổi với một số thầy cô và được cho biết các kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được xây dựng từ đầu năm học dựa trên các văn bản pháp quy, các nhiệm vụ năm học, Hiệu trường thường phân công một Phó hiệu trưởng hoặc tự mình xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS bên cạnh kế hoạch chung của trường. Kế hoạch này được Hội đồng sư phạm trường xây dựng và hoàn thiện và được đưa ra phổ biến cho CBGV. Cô N.T.A nhận xét về các bản kế hoạch: “Kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được CBQL chú ý quan tâm, sát sao xây dựng từ đầu các năm học và được thiết kế một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng tháng. Do đó đem lại hiệu quả cho các hoạt động giá dục SKSS”.

Các nội dung 2, 3, 4, 5 được đánh giá ở mức trung bình dao động từ 2.20 đến 2.35 điểm.

Nội dung Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được tích hợp, lồng ghép với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp được đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất với 2.20 điểm. Như phần hình thức giáo dục SKSS cho HS, chúng tôi đánh giá cao hình thức trao đổi, trò chuyện, tư vấn trực tiếp cho HS. Các GV dễ dàng hơn khi tiếp cận với các em theo hình thức gần gũi, chia sẻ hơn là trong những buổi học chính khóa, công khai ở trên lớp. Điều này đòi hỏi xem xét lại vấn đề chương trình giảng dạy hiện theo hướng tích hợp, lồng ghép GD SKSS thông qua các môn học văn hóa liệu đã phù hợp chưa, đã thực sự hiệu quả chưa.

Thầy V.H.V nhận xét: “Trong nội dung kế hoạch giáo dục SKSS, chưa nêu rõ nội dung tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục SKSS với chương trình các môn văn hóa chính khóa mà chỉ nêu một cách rất chung chung là phối hợp với các môn học có liên quan như sinh học, giáo dục công dân triển khai các nội dung giáo dục SKSS”

Nội dung Tập huấn xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho GV cũng chỉ nhận được đánh giá ở mức điểm thấp 2,23 điểm. Tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm là những người đảm nhiệm trực tiếp lập kế hoạch của từng lớp, báo cáo với lãnh đạo nhà trường. Để xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho các lớp thì một yêu cầu đặt ra là GV phải được tập huấn các k năng xây dựng động giáo dục SKSS. Trong thời gian vừa qua, Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Nha Trang tiến hành tổ chức các lớp tập huấn và được GV rất tích cực tham gia. Tuy nhiên, do liên quan đến kinh phí tổ chức, các lớp tập huấn này diễn ra không thường xuyên, nội dung tập huấn chủ yếu nâng cao kiến thức cho GV về SKSS và giáo dục SKSS, chưa có lớp hướng dẫn GV về k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS hiệu quả.

Khi đi nghiên cứu bản kế hoạch của GVCN về lập kế hoạch tổ chức giáo dục SKSS cho từng khối lớp, hạn chế chung của các bản kế hoạch mà chúng tôi nhận thấy là một số nội dung của kế hoạch còn chưa đầy đủ, các giáo viên vừa làm vừa bổ sung kế hoạch cho sát với thực tiễn hoạt động giáo dục SKSS. Cá biệt có trường hợp GV trong việc chuẩn bị kế hoạch cho học kỳ, năm học vẫn có hiện tượng sao chép lại kế hoạch giáo dục SKSS của năm học trước.

Như vậy, vấn đề đặt ra cần phải có biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng GV về lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục SKSS, về k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho GV.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GD SKSS cho HS Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

Tìm hiểu công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh, chúng tôi đi tìm hiểu ý kiến của GV về việc triển khai các hoạt động giáo dục SKSS cho HS tại trường THCS Nguyễn Hiền. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GD SKSS cho HS

Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung tổ chức thực hiện HĐTN được tiến hành ở mức trung bình với 2.25 điểm. Nội dung được tiến hành thường xuyên nhất là việc thành lập được Ban chỉ đạo và hoạt động của Ban này trong việc phát triển công tác giáo dục SKSS cho HS với 2.43 điểm; Tổ chức phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS cũng là hoạt động được tiến hành thường xuyên với 2.40 điểm. Đây là những thuận lợi nhất định để công tác giáo dục kiến thức SKSS được phổ biến rộng rãi trong HS, từ đó hình thành năng lực nhận thức cũng như làm chủ hành vi của HS.

Trong quá trình hoạt động công tác giao lưu tọa đàm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn cũng rất quan trọng giúp cho nhà trường có thể học hỏi những kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức giáo dục SKSS cho học sinh, tuy nhiên theo khảo sát đây là nội dung ít được thực hiện với 2.10 điểm. Bên cạnh đó một số nội dung chưa được thực hiện chiếm tỉ trọng lớn. 22.5 ý kiến GV cho rằng chưa thực hiện thường xuyên việc Tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Các GV đảm nhận việc giảng dạy SKSS thì chủ yếu là hoạt động tự bồi dưỡng, tự học hỏi phương pháp cũng như cách thức giáo dục SKSS, các đợt tập huấn bồi dưỡng thường rất ít.

2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục SKSS cho HS Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

Bảng 2.9. Thực trạng công tác chỉ đạo GD SKSS cho HS

Công tác chỉ đạo giáo dục SKSS cho HS được đánh giá thực hiện ở mức trung bình với 2.25 điểm.

Tiến hành thường xuyên nhất là công tác chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục SKSS cho HS với 2.35 điểm. Ở tuổi vị thành niên, HS thường có cảm giác xấu hổ, ngại ngần, đặc biệt là với những kiến thức khá nhảy cảm như giới tính, SKSS, tình dục. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa kiến thức SKSS vào mà các em tiếp nhận một cách tích cực. Điều này rất cần sự thay đổi trong việc đổi mới phương pháp và cách thức giáo dục SKSS. Cô N. L. A cho biết: “ Các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy kiến thức giới tính, SKSS mặc dù được tập huấn cả về kiến thức lẫn phương pháp, k năng truyền đạt nhưng không phải ai cũng thực hiện thành công. Trong quá trình dạy học có GV đưa giáo dục giới tính, SKSS vào phần nội dung quan trọng, bắt buộc của các môn học để HS tránh được những ngại ngần. Có người thì tìm tòi, tham khảo các chuyên gia để lập ra những đề thi trắc nghiệm kiến thức khảo sát và đánh giá tầm nhận thức, hiểu biết của HS để có những điều chỉnh hợp lý trong cách tiếp cận và giảng dạy…”

Nội dung “Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho hoạt động giáo dục cho học sinh” được đánh giá thực hiện ít thường xuyên nhất với 2.13 điểm. Chúng tôi trao đổi vấn đề này với cô N.T.T, cô cho biết: “Do kinh phí có hạn nên các trang thiết bị phục vụ giáo dục SKSS tại trường vẫn còn thiếu thốn. Đa phần các thiết bị đều đã cũ và lạc hậu, chưa được bổ sung qua các năm học”. Cô P.T.P – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hiền cho biết: “Đây là sự thật không thể chối bỏ. Tình trạng thiếu về các phương tiện dạy học nói chung, phương tiện dạy học giáo dục SKSS nói riêng khá là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là kinh phí nhà trường khá hạn hẹp, công tác huy động các LL giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho các em còn yếu nên kết quả đạt được chưa được cao”.

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá công tác GD SKSS cho HS

Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá công tác GD SKSS cho HS

Nhận xét: Tất cả 5 nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho HS ở trường THCS Nguyễn Hiền được đánh giá thực hiện ở mức trung bình, thể hiện điểm trung bình chung của cả 5 tiêu chí được khảo sát là 2,21 điểm. Mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục SKSS cho HS không đồng đều mà có các mức độ cao thấp khác nhau. Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

Có 2 5 tiêu chí được đánh giá thực hiện ở mức cao cùng đạt 2.35 điểm là các nội dung Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các hoạt động giáo dục SKSS cho HS có đảm bảo mục tiêu chương trình và Điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho HS (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian…) cho phù hợp với tâm sinh lý HS THCS. Để toàn bộ hoạt động giáo dục SKSS cho HS diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra, cần phải làm tốt các bước xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mà khâu kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (về nội dung, hình thức,…) sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, với thực tiễn tại trường,… Các yếu tố này sẽ quyết định sự thành công của mỗi hoạt động giáo dục SKSS. Và để mỗi hoạt động giáo dục SKSS cho HS đạt được hiệu quả thì khâu kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS có đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không. Có thể nói 2 tiêu chí này giống như hai chiếc bàn đạp vững chắc đảm bảo hiệu quả của bất kỳ hoạt động giáo dục SKSS nào. Cô T.T.D khẳng định: “Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đôn đốc của lãnh đạo cấp trên giúp cho chủ thể tham gia giáo dục SKSS cho HS trong khi tổ chức hoạt động giáo dục SKSS phải luôn quan tâm điều chỉnh các kế hoạch đã được xây dựng, đồng thời uốn nắn các kế hoạch sao cho phù hợp với đúng mục tiêu đã đặt ra từ trước”.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới QL hoạt động GD SKSS cho HS

Chúng tôi tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ở trường THCS Nguyễn Hiền và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động GD SKSS cho HS

Các yếu tố được đánh giá là có sự ảnh hưởng ở mức cao tới công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS với số điểm là 2.36 điểm. 3 5 yếu tố ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Trong đó, yếu tố được cho là có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS là yếu tố thuộc về nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh với 2.49 điểm. Để hoạt động giáo dục SKSS cho HS được diễn ra đạt hiệu quả cao thì cần đến vai trò quản lý của đội ngũ quản lý từ khâu lập kế hoạch hoạt động đến việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động và cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động. Ngoài ra cũng phải nhắc đến vai trò của các lực lượng tham gia giáo dục SKSS cho HS. Đó là GV, gia đình, xã hội và cả bản thân HS. Cho nên có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, nhiều nhất đến hoạt động quản lý giáo dục SKSS cho HS.

Yếu tố xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của CNTT- truyền thông, được đánh giá ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động quản lý giáo dục SKSS cho HS với 2.20 điểm. Trong bối cảnh khoa học k thuật hiện đại, công nghệ thông tin cung cấp cho HS một lượng kiến thức không nhỏ liên quan đến SKSS, nhưng bên cạnh đó nó cũng những mặt trái chiều gây tác hại đối với HS. Đó là những quan điểm, lối sống thiếu lành mạnh đe dọa đến sức khỏe sinh sản. Lứa tuổi còn quá nhỏ, chưa được trang bị kinh nghiệm và k năng sống, dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực của xã hội. Do đó, việc trang bị cho các em những tri thức liên quan đến SKSS một cách có hệ thống tại nhà trường là hết sức cần thiết.

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

2.5.1. Ưu điểm

CBQL, GV, và các lực lượng tham gia giáo dục SKSS cho HS ở trường THCS Nguyễn Hiền đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết về phải giáo dục SKSS cho HS.

GV trường THCS Nguyễn Hiền đã thực hiện các nội dung giáo dục SKSS một cách bài bản, tuân theo đúng chương trình của Bộ, đồng thời tìm cách thay đổi phương pháp và hình thức giáo dục để tăng hiệu quả của công tác giáo dục SKSS cho HS

Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS được xây dựng từ đầu năm học và được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, nhân viên trong nhà trường đồng thời chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực giúp cho hoạt động giáo dục SKSS phát huy tối đa vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện.

Trong khi tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục SKSS, trường THCS Nguyễn Hiền đã quan tâm tới công tác chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thường xuyên có sự điều chỉnh, sự cân đối chương trình sao cho phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.

Trong công tác kiểm tra, đánh gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhà trường quan tâm tới việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian…) cho phù hợp.

2.5.2. Hạn chế

Một số GV vẫn chưa thực sự nắm bắt được nội dung HĐTN, chưa thấy được vai trò, vị trí của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh

Phương pháp giảng dạy các kiến thức SKSS chưa được GV thực sự đầu tư một cách nghiêm túc để đưa vào giảng dạy, mặc dù các phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định mang lại hiệu quả giáo dục cao nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là các phương pháp như thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai, giải quyết vấn đề …được sử dụng hết sức hạn chế.

Trong quá trình triển khai các hoạt động quản lý giáo dục SKSS, công tác giao lưu tọa đàm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn chưa thường xuyên được thực hiện. Việc tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS, chưa được chú trọng, GV chủ yếu tự bồi dưỡng, tự học hỏi phương pháp cũng như cách thức giáo dục SKSS, các đợt tập huấn bồi dưỡng thường rất ít.

Trong công tác chỉ đạo tổ chức HĐTN việc Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho HĐTN cho học sinh chưa được chú trọng.

2.5.3. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

  • Nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa đầy đủ về tác dụng của hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh
  • Kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục SKSS. Nhà trường phải tính toán, phân bổ nguồn ngân sách sao cho hợp lý giữa các hoạt động giáo dục.
  • Nhà trường còn thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh cũng như chưa xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS trường THCS Nguyễn Hiền ở thành phố Nha Trang cho thấy, CBQL và GV có nhận thức đầy đủ về nội dung hoạt động giáo dục SKSS bao gồm giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì; hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu, hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, tảo hôn; giáo dục bạn nam biết tôn trọng, bảo vệ bạn nữ và ý thức thực hiện bình đẳng giới; giáo dục luật hôn nhân gia đình.… Do vậy, để tổ chức hoạt động giáo dục SKSS thành công cần thiết phải có sự phối hợp giữa nhà trường với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV các bộ môn, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, các tổ chức chính quyền.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh tại trường THCS Nguyễn Hiền thành phố Nha Trang cho thấy, trong việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhà trường đã xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho cả năm học, trong đó nêu mục đích yêu cầu của hoạt động hoạt động giáo dục SKSS, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh tại trường THCS Nguyễn Hiền thành phố Nha Trang CBQL đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV; Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện; Phối hợp chặt chẽ giữa GV và các lực lượng khác. Tuy nhiên, do áp lực chương trình chính khóa nặng nên thời gian dạy học chính khóa là chủ yếu, còn thời gian dành cho hoạt động giáo dục SKSS quá ít. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo chưa chặt chẽ.

Các yếu tố ảnh hướng đến tổ chức giáo dục SKSS cho HS ở trường THCS Nguyễn Hiền TP. Nha Trang như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, trình độ nhận thức của CBQL và năng lực của GV ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Điều này cho thấy, cần thiết phải xây dựng hệ thống biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục SKSS cho HS trường THCS Nguyễn Hiền TP. Nha Trang. Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục ở THCS Nguyễn Hiền

One thought on “Luận văn: Thực trạng giáo dục cho học sinh THCS Nguyễn Hiền

  1. Pingback: Luận văn: Khái quát về giáo dục ở trường THCS Nguyễn Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464