Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục Trường Mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Ngày 30/3/2014, tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ công bố thành lập thị xã Tân Uyên, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2014 theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. Theo Nghị quyết 136/NQ-CP, huyện Tân Uyên tách ra thành lập thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Thị xã Tân Uyên có diện tích tự nhiên 19.249,20 ha và 190.564 nhân khẩu.Về địa giới hành chính thị xã Tân Uyên, phía Đông giáp sông Đồng Nai; phía Tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát; phía Nam giáp thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.Thị xã Tân Uyên có sáu phường gồm: Uyên Hưng,Tân Phước Khánh, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và Thái Hòa và sáu xã gồm: Bạch Đằng, Thạnh Hội, Vĩnh Tân, Tân Vĩnh Hiệp, Hội Nghĩa, Phú Chánh.Tân Uyên là địa phương nằm gần trung tâm Chiến khu Đ, có bề dày cách mạng với nhiều địa danh anh hùng đã đi vào lịch sử. Phát huy truyền thống đó, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân không ngừng nỗ lực, đoàn kết một lòng, từng bước đưa nền kinh tế của địa phương phát triển, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân, quốc phòng-an ninh được giữ vững…
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Ngoài các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết đã đề ra, địa phương đặc biệt quan tâm đến mục tiêu phát triển về an sinh xã hội, chăm sóc các đối tượng chính sách, đền ơn đáp nghĩa, các hộ dân thuộc diện nghèo…. Đặc biệt, thị xã cũng bảo đảm nhu cầu an cư, lạc nghiệp của người lao động thông qua phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp…Để thực hiện mục tiêu này, ngoài sự đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, lãnh đạo thị xã cũng sẽ kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo hướng xã hội hóa. Với các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, cùng với lợi thế địa lý phát triển hệ thống cảng sông, kho bãi, dịch vụ kho vận…; tăng cường thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND thị xã về phát triển kinh tế, trong 9 tháng của năm 2018 đã có 25 doanh nghiệp trong nước, 61 doanh nghiệp nước ngoài được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn thị xã; hiện nay toàn địa bàn thị xã Tân Uyên có 619 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư đang ký hơn 7.486 tỷ đồng và 363 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 2,386 tỷ USD.
Hiện nay các dự án đầu tư được bố trí tập trung vào các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, cụm công nghiệp – đô thị Tân Uyên, Cụm công nghiệp Tân Hiệp, cụm công nghiệp Chí Hùng- phường Thái Hòa…, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tại địa bàn thị xã bảo đảm thực hiện đúng theo quy trình về ngành nghề đầu tư của UBND tỉnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Sau khi thực hiện chia tách huyện Tân Uyên để thành lập TX.Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, đến nay trên địa bàn thị xã có 2 khu và 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.900 ha và các khu vực phát triển sản xuất công nghiệp tập trung ở những phường như Khánh Bình, Uyên Hưng, Thái Hòa, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh… Từ đầu năm đến nay, các công ty trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động trong và ngoài tỉnh, đồng thời đóng góp phần lớn nguồn thu cho ngân sách thị xã.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.3. Tình hình giáo dục đào tạo trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
2.1.3.1. Tình hình chung
Bước vào giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục, kh ng định quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, thị xã Tân Uyên tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội tham gia công tác giáo dục. Giáo dục Tân Uyên đã không ngừng phát triển số lượng và chất lượng. Hiện nay, ngành GD&ĐT thị xã Tân Uyên tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững” với phương châm hành động: “Năng động-sáng tạo” và khẩu hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu”; tập trung các điều kiện tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bền vững về chất lượng giáo dục; đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý; quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp; bố trí quỹ đất phù hợp với yêu cầu xây dựng trường học theo hướng hiện đại hóa, trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục văn hóa cho học sinh. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Hiện nay, trên toàn địa bàn thị xã Tân Uyên có 40 trường công lập, 1 Trung tâm GDNN-GDTX; hệ thống ngoài công lập có 23 trường Mầm non và cơ sở là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có phép hoạt động. So với năm học trước, khối trường công lập ổn định, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng 01 trường mầm non và 23 nhóm trẻ – lớp mẫu giáo độc lập. Toàn thị xã có 1.422 lớp với 49.970 học sinh, so cùng kỳ tăng 142 lớp với 5447 học sinh.
Về đội ngũ: Các trường công lập gồm 2.230 người (1.705 nữ), cụ thể: Mầm non: 429/398 nữ, tiểu học: 927 /700 nữ, trung học cơ sở: 599457 nữ, Trung học phổ thông: 232/150 nữ, trung tâm GDNN – GDTX: 43/22 nữ. Tăng 58 người so với năm học trước. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 100%, trong đó đạt trình độ trên chuẩn là 1.235 người đạt 55,4%. (Cao đ ng, đại học: 1.231 người, thạc sĩ là 4 người).
Về công tác đào tạo bồi dưỡng: trong năm học 2017-2018, Phòng GD-ĐT thị xã đã cử 1209 lượt CBGVNV ở các trường trực thuộc tham gia các lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ. Cụ thể: Thạc sĩ Quản lý giáo dục: 2; đại học: 9;bồi dưỡng nghiệp vụ: 247; bồi dưỡng thường xuyên: 1.271; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: 109. Ngoài ra còn có triển khai bồi dưỡng khác tại cơ sở đúng quy định.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục: Phòng GD-ĐT đã thành lập Đoàn tư vấn, hỗ trợ công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong năm là 07 đơn vị: 1 mầm non – mẫu giáo, 3 tiểu học và 3 THCS; trên cơ sở đó đã đăng ký đánh giá ngoài và được đoàn đánh giá ngoài kiểm định 02 trường tiểu học. Trong năm học, thị xã có thêm 04 trường (1 MG; 1 TH; 2 THCS ) được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đến nay, tổng số trường đạt chuẩn của thị xã là 23 trường (07 Mầm non, 10 Tiểu học, 05 THCS, 01 THPT.
Đánh giá chung: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Công tác GD&ĐT của thị xã Tân Uyên có nhiều bước chuyển tích cực do có nhiều điều kiện thuận lợi cơ bản. UBND thị xã thực hiện chỉ đạo sâu sát đối với lĩnh vực GD&ĐT. Hệ thống trường lớp công lập tiếp tục được ổn định và phát triển. Cơ sở vật chất các trường tiếp tục được xây mới và mở rộng thêm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương theo hướng chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các bậc học đều được nâng lên so với năm học trước. Tỷ lệ huy động học sinh trong các độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao.Công tác phổ cập giáo dục được các địa phương, các trường quan tâm thực hiện, duy trì tốt.Các cuộc vận động, các phong trào lớn trong toàn ngành đều được tất cả các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt được hiệu ứng tốt.Chất lượng học tập các bậc học đã đi vào thực chất.Công tác XHHGD được duy trì thường xuyên đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển GDĐT. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được cấp phép thành lập và hoạt động tăng lên theo hàng năm vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục và đa dạng hóa các loại hình trường lớp đối với bậc học Mầm non, vừa giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học tại các địa phương trên địa bàn.
2.1.3.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Hiện nay, toàn bậc học mầm non có 36 trường (13 trường công lập, 23 trường ngoài công lập) và 100 cơ sở là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; trong đó có 122 nhóm nhà trẻ với 2.596 trẻ và 368 lớp mẫu giáo với 12.104 trẻ. Cụ thể: Loại hình công lập: có 13 trường với 05 nhóm nhà trẻ/124 trẻ và 116 lớp mẫu giáo/4.054 trẻ. So năm học trước, tăng 02 nhóm nhà trẻ và tăng 48 trẻ; tăng 01 lớp mẫu giáo, tăng 09 trẻ. Loại hình ngoài công lập: có 23 trường và 100 nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập hoạt động với 117 nhóm nhà trẻ/2.472 trẻ và 252 lớp mẫu giáo/8.050 trẻ. So năm trước, tăng 01 trường tư thục và 23 nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập, tăng 20 nhóm nhà trẻ và tăng 335 trẻ, tăng 45 lớp mẫu giáo và tăng 1.302 trẻ.
Về cơ sở vật chất: Trong năm học 2017 -2018,các trường được xây dựng mới bổ sung 4 phòng học: MN Tân Hiệp 2, MN Hội Nghĩa 2 (công lập), 44 phòng học: trường MN Hoa Phượng và 22 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo (ngoài công lập) và xây mới 14 nhà vệ sinh ( MN Hoa Thủy Tiên 8, MG Hoa Huệ 3, MG Vĩnh Tân 1, MN Hội Nghĩa 2) và trang bị mới bàn ghế, trang thiết bị khác phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại từng đơn vị . Ngoài ra, để triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tùy theo điều kiện mà các đơn vị đã sáng tạo trong việc huy động mọi nguồn lực tạo ra nhiều ĐDĐC, một số công trình khác phù hợp theo yêu cầu cho trẻ thực hiện các hoạt động tại trường mầm non.
Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:
- Công lập: Định biên 2, 04 giáo viên/ nhóm- lớp, cán bộ quản lý đủ theo quy định hiện nay.
- Ngoài công lập:Định biên bình quân 1,18 giáo viên/ nhóm- lớp, cán bộ quản lý thiếu 05 phó Hiệu trưởng theo quy định hiện nay.
- Số lượng đội ngũ CBQL, GV tăng hàng năm, công lập tương đối đáp ứng nhu cầu hiện nay, ngoài công lập ưu tiên cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, các lớp dưới 5 tuổi phải có bảo mẫu do tăng số cơ sở GDMN.
2.1.3.3. Chất lượng giáo dục mầm non Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Năm học 2017 – 2018, hầu hết các trường đều làm tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 100% trẻ được cân đo, theo d i sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và khám sức khỏe theo quy định; tại các điểm trường đều có đủ nước sạch cho cháu sử dụng; 100% các trường công lập thực hiện lên khẩu phần ăn cho trẻ bằng phần mềm Nutrikids, chất lượng bữa ăn của các cháu đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm; 100% các cơ sở GDMN đảm bảo an toàn tuyết đối cho trẻ. Về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục: Công tác xây dựng môi trường giáo dục “Xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện” cho trẻ theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; tiếp tục được tập trung triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo. Công tác kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi được thực hiện thường xuyên, kịp thời chỉ đạo khắc phục những yếu tố, nguy cơ mất an toàn đối với trẻ,thông qua các hình thức kiểm tra các hoạt động, chuyên đề, thăm nắm tình hình, các kỳ sinh hoạt chuyên môn định kỳ, đột xuất,…của Phòng GDĐ; trực tiếp tư vấn, gợi ý để đơn vị điều chỉnh, sửa chữa hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thực hiện chương trình tại các đơn vị. Đồng thời, thường xuyên triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Cuối năm học 2017 – 2018, bậc học Mầm non có 2,97% (437/14.700) trẻ suy dinh dưỡng cân nặng; trẻ suy dinh dưỡng chiều cao chiếm 1,46% (214/14.700), thừa cân 6,45% (948/14.700), béo phì 6,12% (900/14.700).
Trong năm học 2017 – 2018, bậc học mầm non tham gia các phong trào, các hội thi và đạt các kết quả như: Giáo viên – Cấp dưỡng giỏi cấp thị có 38/71 GV-CD được công nhận và 13 cá nhân đạt giải; tham gia thi cấp tỉnh có 01 giáo viên đạt giải Khuyến khích và 02 giáo viên công nhận giáo viên dạy giỏi giải thưởng V Minh Đức; Tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp thị tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã có 36/36 trường mầm non – mẫu giáo tham gia; chọn cử 3 đơn vị dự thi cấp tỉnh. Tổ chức Liên hoan Hát dân ca – Trò chơi dân gian cấp thị, tham gia cấp tỉnh đạt 03 giải.
Tóm lại: Toàn bộ các cơ sở GDMN nghiêm túc triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 do Bộ GDĐT, các trường mầm non tổ chức thực hiện theo hướng khuyến khích phát triển Chương trình phù hợp với văn hóa, điều kiện từng địa phương, đơn vị và khả năng, nhu cầu của trẻ. Các trường mầm non công lập hỗ trợ tích cực các cơ sở Nhóm/Lớp độc lập thực hiện nghiêm túc Chương trình khung, nề nếp lịch sinh hoạt của trẻ theo quy định, đảm bảo 100% các nhóm – lớp thực hiện Chương trình GDMN, tỷ lệ nhóm – lớp mầm non học bán trú 02 buổi/ngày là 100%; Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Chất lượng mầm non hiện nay đã đạt kết quả nổi bật so với chỉ tiêu nhiệm vụ năm học, cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Trong năm học, tất cả các đơn vị thực hiện chuyên môn theo đúng quy chế của ngành, tham gia tốt các phong trào, các hội thi và đạt kết quả như đạt giáo viên đạt giải khuyến khích và 02 giáo viên được công nhận hội thi giáo viên dạy giỏi giải thưởng V Minh Đức cấp tỉnh. 100% trường MN-MG công lập và ngoài công lập tham gia cuộc thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp thị và chọn cử 03 đơn vị dự thi cấp tỉnh (MN Hoa Hướng Dương, MN Hoa Mai, MN Chí Hùng). Các cơ sở GDMN ngoài công lập được cấp phép thành lập và hoạt động giáo dục được tăng hàng năm vừa đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục vừa đa dạng hóa các loại hình trường lớp tại địa phương, vừa giúp cho cấp học giảm tải trong việc huy động trẻ trong độ tuổi, đặc biệt là trẻ 5 tuổi ra đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDMN và Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
- Những khó khăn, hạn chế:
Địa phương đang phát triển các khu, cụm công nghiệp nên người lao động nhập cư đến làm việc sinh sống và có nhu cầu gửi con thường xuyên trong năm học tăng lên đột biến, đặc biệt là trẻ 5 tuổi nên ảnh hưởng đến việc huy động trẻ đáp ứng đủ điều kiện về phổ cập GDMN.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tuy được bồi dưỡng kịp thời nhưng một phần chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng khi điều hành quản lý, thực hiện chương trình GDMN (công lập); Đội ngũ không ổn định, thiếu kinh nghiệm, đôi lúc còn thiếu, số trẻ đông,… vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục (nhất là các trường ngoài công lập).
Mặc dù từng năm học đều được xây dựng phòng học mới bổ sung cho các đơn vị, nhưng do trong giai đoạn thực hiện phổ cập GDMN ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi nên chỉ tiêu nhận trẻ dưới 5 tuổi chưa cao; đồng thời vẫn còn các trường mầm non nhưng không tổ chức nhận trẻ nhà trẻ (4/8 trường MN có trẻ nhà trẻ).
Về thực hiện chương trình, do là năm đầu tiên thực hiện phát triển các chủ đề theo Chương trình GDMN sau bổ sung, chỉnh sửa; các trường mầm non tuy đã có nhiều cố gắng tích cực đổi mới hình thức, vận dụng các phương pháp sáng tạo trong xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội để trẻ khám phá, trải nghiệm… song hiệu quả chưa cao; đặc biệt là việc xác định mục tiêu chủ đề, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ vẫn còn khá lúng túng. Một số đơn vị đầu tư công sức rất nhiều trong việc xây dựng môi trường giáo dục vật chất nhưng vận dụng khai thác hiệu quả chưa cao; việc sắp xếp góc chơi, khu vực chơi chưa hợp lý; chưa tận dụng được không gian sẵn có để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ một cách khoa học, tiết kiệm.
Môi trường bên trong nhóm-lớp sắp xếp đồ dùng vệ sinh, kệ tủ-bàn ghế chưa tiện dụng đối với trẻ, ĐDĐC sắp xếp chưa được khoa học, không theo hướng mở, chưa có sự thay đổi để phát triển năng lực cho trẻ, trẻ chưa được hoạt động với ĐDĐC thường xuyên, chưa chú ý đến môi trường chữ viết…Các cơ sở GDMN ngoài công lập phần lớn chưa đảm bảo đủ đồ dùng vệ sinh, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi.
2.2. Khái quát quá trình khảo sát Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
2.2.1. Mục đích khảo sát
Hiểu rõ thực trạng hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục và thực trạng quản lý công tác này của các trường mầm non trên địa bàn Thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
2.2.2. Phương pháp khảo sát
Trong qua trình nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp khảo sát như sau:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin.
2.2.3. Mẫu khách thể khảo sát
- Chọn mẫu khảo sát: Chọn 8/13 mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
- Đối tượng khảo sát: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (phiếu số 1, phần phụ lục 1); giáo viên (phiếu số 2, phần phụ lục 1)
2.2.4. Nội dung khảo sát
Lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động TĐG và thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non, mẫu giáo; nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hoạt động TĐG; quy trình thực hiện, thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, xử lý, thu thập minh chứng, năng lực đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên về hoạt động TĐG. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
2.2.5. Thời gian khảo sát
Thời gian tác giả khảo sát năm 2018.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Để xử lý số liệu, chúng tôi đã chọn phương pháp toán học, phần mềm SPSS để xử lý kết quả khảo sát.Các nội dung khảo sát bằng phiếu hỏi được đánh giá theo 4 mức độ thực hiện được quy ước như sau:
2.3. Thực trạng hoạt động tự đánh giá ở các Trường Mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Công tác tự đánh giá sẽ giúp nhà trường làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động giáo dục; đề xuất các kế hoạch và biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường tiếp tục phát triển; tự đánh giá còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tự đánh giá là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhận thức của CBQL, GV có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non. Chúng tôi tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Kết quả thể hiện trong bảng 2.2: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Bảng 2.2. Thống kê nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động TĐG
Bảng 2.2.cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường có tầm quan trọng ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.41 và 3.58. Trong đó, CBQL nhận thức tầm quan trọng của hoạt động này cao hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức quan trọng). ĐLC trong bảng số liệu rất thấp (dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
Chi tiết hơn, ở nội dung “Đề xuất các kế hoạch và biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường” được CBQL và GV đánh giá cao nhất (đồng hạng thứ nhất). Ngược lại, nội dung mà cả CBQL và GV đánh giá thấp nhất là “Thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao” (đồng hạng xếp thứ 4). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Như vậy, các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên chú trọng đến việc cải tiến nâng cao chất lượng GD nhưng lại ít tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của nhà trường hơn. Phải chăng đây là vì các trường MN bàn thị xã Tân Uyên cũng giống như các trường khác trong hệ thống GD quốc dân của Việt Nam, chịu sự quản lý và chi phối hoàn toàn bởi cấp quản lý cao hơn theo chính sách và chủ trương trong GD của Nhà nước?
Bên cạnh đó, ý nghĩa kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Sample T-Test) là giúp đưa ra kết luận xem liệu có sự khác biệt giữa ĐTB đánh giá của 2 nhóm khách thể là CBQL và GV đối với các giá trị nội dung khác nhau trong nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường hay không. Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Xác định được hiện trạng các hoạt động giáo dục của nhà trường”. Cụ thể, ĐTB đánh giá của nhóm CBQL (3.69) cao hơn nhiều so với GV (3.4). Điều này có thể xuất phát từ chức năng làm việc của nhà quản lý là phải nắm r được hiện trạng hoạt động chung của nhà trường.
2.3.2. Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các Trường Tầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Để đánh giá việc thực hiện quy trình tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên của đội ngũ CBQL và GV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 162 khách thể(số phiếu hợp lệ)thuộc bậc mầm non trên địa bàn Tân Uyên. Kết quả thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3.Thống kê thực trạng mức độ thực hiện thực hiện quy trình tự đánh giá
Ở bảng 2.3, cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thực hiện quy trình của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.8. Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn trên 3.25 (mức khá). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát. Cụ thể: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Nội dung “Thành lập hội đồng tự đánh giá” được CBQL và GV đánh giá là thực hiện tốt nhất (đứng ở vị trí đầu tiên), kế đến “Công bố báo cáo tự đánh giá” (thứ 2) Ngược lại, nội dung được cả CBQL và GV đánh giá thấp nhất là “Thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ các minh chứng” (đứng ở vị trí cuối cùng). Các nội dung còn lại thì có ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV giống nhau (Vị trí thứ 3). Kết quả nghiên cứu từ trước cho thấy các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên chú trọng đến việc cải tiến nâng cao chất lượng GD, nên điều dễ hiểu là họ rất coi trọng việc thành lập hội đồng tự đánh giá cũng như công bố báo cáo tự đánh giá. Tuy nhiên, các trường MN vẫn còn điểm cần chú ý là quá trình phân tích và lưu trữ các minh chứng. Điều này vô cùng phù hợp với kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi với câu “Theo thầy cô, khi thực hiện công tác tự đánh giá sẽ gặp khó khăn gì?”.Kết quả thống kê cho thấy là bốn khó khăn thường gặp là “Tốn nhiều chi phí, mất thời gian, lạc mất minh chứng từ thời trước và khó hiểu nội hàm”.
Về việc kiểm định One-Sample T-Test là để so sánh ĐTB đánh giá của một nội dung với một giá trị cụ thể nào đó, mà trong thiết kế bảng hỏi của chúng tôi với thang đo có 4 mức độ thì giá trị cụ thể đó chính là 2. Với α = 0.05 và sig** < α thì có thể kết luận ĐTB đánh giá của CBQL và GV đối với các nội dung của mức độ thực hiện thực hiện quy trình tự đánh giá là khác 2. Kết quả thống kê cho thấy tất cả các nội dung đều có ĐTB lớn hơn 2, nghĩa là ĐTB đánh giá của CBQL và GV cao hơn mốc trung bình.
Qua kết quả tham khảo tài liệu lưu trữ, quan sát và phỏng vấn sâu tại các trường, người nghiên cứu nhận thấy việc thực hiện quy trình và nguyên tắc tự đánh giá của các trường MN có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm:
- Hiệu trưởng các trường MN đã thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT
- Hiệu trưởng nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người, nhóm trưởng là thành viên trong hoạt động tự đánh giá. Nhóm công tác mỗi nhóm có từ 2 đến 5 người, nhóm trường là thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Nhóm công tác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng phân công. Mỗi nhóm thực hiện đánh giá một số tiêu chí trong một hoặc một số tiêu chuẩn.
- Các nhà trường đã xác định đúng mục đích tự đánh giá, đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường theo 27 tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành.
- Một số trường đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá khá công phu, chi tiết.
- Việc đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí, viết báo cáo và công bố báo cáo tự đánh giá nhìn chung được thực hiện đúng theo quy trình. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy một số báo cáo tự đánh giá bước đầu thể hiện sự công phu, đã đáp ứng được yêu cầu. Việc tự đánh giá đã thể hiện được sự nghiêm túc, đánh giá đúng thực tế hiện trạng của nhà trường. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Việc triển khai công tác tự đánh giá của các trường trong thời gian qua đã thực hiện đúng với nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục đó là: Tuân thủ theo quy trình tự đánh gía; đánh giá nhà trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành; độc lập, khách quan, công khai và minh bạch; Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất, mọi quyết định chỉ có giá trị khi ít nhất 2/3 thành viên trong Hội đồng nhất trí.
- Hạn chế:
Nhận thức về công tác tự đánh giá ở một bộ phận CBQL, giáo viên chưa đầy đủ, sâu sắc nên chưa thấy hết ý nghĩa của công tác tự đánh giá; một số CBQL chưa lường hết sự vất vả, tốn nhiều công sức của quá trình tự đánh giá nên chưa quan tâm và đầu tư thích đáng đến hoạt động này. Tư tưởng ngại khó, ngại tiếp cận đang là vật cản lớn đối với công tác kiểm định chất lượng giáo dục các nhà trường.
Việc thành lập Hội đồng tự đánh giá: Một số hiệu trưởng còn thiếu kinh nghiệm quản lý vì thế khi lựa chọn thành viên tham gia và phân công nhiệm vụ chưa thật hợp lý, do đó chưa phát huy hết vai trò của từng thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
- Cán bộ, giáo viên ở các trường tuy đã được tập huấn, nhưng chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật tự đánh giá. Nên việc triển khai hoạt động này trong cán bộ, giáo viên còn lúng túng.
- Công tác lưu trữ các văn bản, tài liệu của nhà trường chưa khoa học, gây khó khăn cho việc thu thập thông tin minh chứng.
- Đơn vị đã mô tả sai, thiết lập thông tin minh chứng không đúng với sự thật
Chất lượng báo cáo tự đánh giá một số trường chưa đảm bảo cấu trúc theo quy định của bộ GDĐT, còn lỗi về chính tả, văn phong lủng củng, nặng nề thành tích. Trong báo cáo tự đánh giá có những hạn chế như: Mô tả hiện trạng chưa đầy đủ, có sự mâu thuẫn giữa hiện trạng và điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, không sát với yêu cầu của tiêu chí, chưa xác định được thời gian, nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Vì thế, hoạt động tự đánh giá chưa thực sự giúp nhà trường xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung cơ bản của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các Trường Mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi, theo mẫu số 1 và 2 đối với 13 CBQL và 149 GV,về mức độ thực hiện nội dung cơ bản của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường,kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4.Thống kê mức độ thực hiện nội dung cơ bản của hoạt động tự đánh giá.
Qua tổng hợp số liệu từ bảng 2.4, ta thấy các nội dung cơ bản để thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường được CBQL và GV đều đánh giá ở mức cao với ĐTB chung là 3.77 và 3.81. Trong đó, CBQL đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung cơ bản của hoạt động này cao hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức khá). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 3), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
nội dung được CBQL và GV đánh giá cao nhất là “Xây dựng và triển khai kế hoạch tự đánh giá” (đồng hạng nhất).Ngược lại, ở nội dung “Thu thập và phân tích mã hóa thông tin minh chứng” cả CBQL và GV đều đánh giá thấp nhất là (đồng hạng là kế cuối và hạng cuối). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Đặc biệt, có sự chênh lệch lớn trong ĐTB đánh giá nội dung “Nghiên cứu và viết phiếu đánh giá tiêu chí cho từng tiêu chuẩn” giữa nhóm CBQL (ĐTB đánh giá là 3.69) và GV (ĐTB đánh giá là 3.83).
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên vẫn tập trung vào việc thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường bằng cách chú trọng công tác “Xây dựng và triển khai kế hoạch tự đánh giá”. Nhưng họ vẫn gặp khó khăn phổ biến liên quan đến việc lưu trữ và mã hóa minh chứng.Các kết quả nghiên cứu thống nhất với nhau.
Kết quả kiểm định T –Test với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ”; trong đó, nhóm CBQL có ĐTB đánh giá ở mức tối đa là 4 và nhóm GV có ĐTB đánh giá cũng rất cao là 3.8. Điều này thể hiện sự hài lòng của các CBQL đối với kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở trường mình.Kết quả cho thấy các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên đang làm tốt công tác của mình. Tuy nhiên, vì ĐTB khảo sát quá cao nên chúng tôi cũng không tránh khỏi nghi ngờ giả định là các CBQL mắc “bệnh thành tích” hoặc ưu ái cho đơn vị của mình khi đánh giá.
Tóm lại, kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương gồm có 3 nội dung là: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá;
- Mức độ thực hiện quy trình tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Mức độ thực hiện nội dung cơ bản của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non;
- Trong đó, kết quả khảo sát cho thấy ĐTB đánh giá của các nội dung đều ở mốc cao nhất là 3.26 đến 4. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực trạng thể hiện các kết quả đánh giá có ĐTB đều rất cao.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong Đ L GD ở các Trường Mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục ở các trường mầm non
Khảo sát về mức độ thường xuyên và hiệu quả thực hiện việc quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục, của nhà trường từ đội ngũ CBQL và GV, kết quả cho thấy:
Bảng 2.5.Thống kê mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch TĐG chất lượng trong KĐGD
Từ kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung trên mốc 3.25 (mức khá). Trong đó, các nội dung cụ thể được 2 nhóm khách thể đánh giá chưa đồng đều, còn có sự khác biệt.
Xét mức độ thường xuyên:
Cụ thể CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc quản lý xây dựng kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.31 và 3.54. Trong đó, CBQL đánh giá mức độ thường xuyên của hoạt động này cao hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức thường xuyên). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Nội dung “Lập thời gian biểu và kế hoạch triển khai, chỉ đạo, điều hành tổ chức tự đánh giá” được CBQL và GV đánh giá thường xuyên thực hiện nhất là “(đồng hạng nhất).Ngược lại, nội dung được cả CBQL và GV đánh giá ít thực hiện nhất là “Chuẩn bị công cụ và kỹ thuật đánh giá” (đồng hạng 4/6). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Ta thấy, các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên quan tâm việc quản lý xây dựng kế hoạch hơn là xây dụng công cụ và kỹ thuật đánh giá. Có thể điều này xuất phát từ nguyên nhân thế mạnh của các trường MN không phải là việc xây dụng công cụ và kỹ thuật đánh giá.
Mục đích của kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Sample T-Test) là giúp đưa ra kết luận xem liệu có sự khác biệt giữa ĐTB đánh giá của 2 nhóm khách thể là CBQL và GV đối với các giá trị nội dung khác nhau trong nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Theo qui định, với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động” và “Chuẩn bị công cụ và kỹ thuật đánh giá” với ĐTB đánh giá của CBQL cao hơn nhiều so với GV.Xét mức độ hiệu quảtừ số liệu ở bảng 2.5 cho thấy: CBQL và GV đều đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý xây dựng kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.66 và 3.7; trong đó, CBQL đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động này cao hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức khá). Kết quả thống kê thể hiện ĐLC rất thấp (đa số dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.CBQL và GV đánh giá hiệu quả thực hiện nhất là “Xác định mục đích yêu cầu, phạm vi tự đánh giá” (hạng 1 và 3). Ngược lại, nội dung được cả CBQL và GV đánh giá ít thực hiện nhất là “Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí” (hạng 4 và 5).Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Ta thấy, các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên thực hiện tốt công tác “Xác định mục đích yêu cầu, phạm vi tự đánh giá” trong quản lý xây dựng kế hoạch và điểm khó khăn của họ vẫn liên quan đến vấn đề minh chứng. Khó khăn trong việc thu thập, lưu trữ và phân tích minh chứng là điểm chung của các trường MN trên bàn.
Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Xác định mục đích yêu cầu, phạm vi tự đánh giá”, “Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí”, “Lập thời gian biểu và kế hoạch triển khai, chỉ đạo, điều hành tổ chức tự đánh giá”. Trong đó, ĐTB đánh giá của CBQL đều thấp hơn GV. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Ngoài kết quả khảo sát qua phiếu hỏi, chúng tôi còn đến hai trường mầm non trong thị xã để phỏng vấn trực tiếp, về vấn đề xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục tại đơn vị trên đội ngủ cán bộ quản lý.
Cụ thể qua trao đổi với với CBQL trường MN Tân Hiệp, cho rằng việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá, về thời gian và chuẩn bị nhân sự rất thuận lợi và được làm thường xuyên. Tuy nhiên, đến phần dự kiến thông tin minh chứng thì gặp rất nhiều khó khăn như: Không xác định được nội dung minh chứng phù hợp với nội hàm tiêu chí hay hiện trạng nhà trường, có những minh chứng phải đủ thời gian 5 năm thì ngại tìm kiếm và trích lục. Bên cạnh đó, ý kiến của CBQL trường mầm non Huỳnh Thị Chấu cho rằng, việc khó nhất trong việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá đó là chuẩn bị kỹ thuật tự đánh giá cho đội ngũ, vì đây là công tác trang bị kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng tự đánh giá cho đội ngũ tại đơn vị; nhưng ngay cả CBQL mà đặc biệt là hiệu trưởng còn chưa hiểu hết vấn đề (mô tả tiêu chí, xác định hiện trạng…) nên ngại chia sẽ bồi dưỡng; vì vậy, công tác này ít hiệu quả. Phần lớn hiệu trưởng các trường thường tự mình thực hiện theo suy nghĩ chủ quan và ôm đồm công việc (sợ khó, sợ sai…)
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Qua việc khảo sát về mức độ thường xuyên và hiệu quả thực hiện việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.6.
Bảng 2.6.Thống kê mức độ thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục.
Qua kết quả khảo sát được ở bảng 2.6,đã thể hiện cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung trên mốc 3.25 (mức khá/thường xuyên). Trong đó, các nội dung cụ thể được 2 nhóm khách thể đánh giá rất khác nhau;cụ thể:
Xét mức độ thường xuyên:
Cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.33 và 3.42;trong đó, CBQL đánh giá mức độ thường xuyên của hoạt động này cao hơn so với GV;hơn nữa, ĐTB đánh giá cho đa số nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức thường xuyên). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 3), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
CBQL và GV đánh giá thường xuyên thực hiện nhất là “Tổ chức khắc phục những điểm chưa đạt theo tiêu chí (Khắc phục điểm yếu)” (đồng hạng nhất) và “Tổ chức phân tích các tiêu chí so với quy định (mô tả hiện trạng, phân tích điểm mạnh điểm yếu)” (đồng hạng ba). Ngược lại, nội dung được cả CBQL và GV đánh giá ít thực hiện nhất là “Tổ chức thu thập thông tin minh chứng” (hạng và 9). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Ta thấy, các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên có điểm mạnh là hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục rất tốt nhưng hạn chế và khó khăn của họ vẫn luôn liên quan đến vấn đề minh chứng.
Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Tổ chức phân tích các tiêu chí so với quy định (mô tả hiện trạng, phân tích điểm mạnh điểm yếu)”, “Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá” và “Công bố báo cáo tự đánh giá” với ĐTB đánh giá của CBQL cao hơn so với GV.
Xét mức độ hiệu quả:
Về mức độ hiệu quả cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý xây dựng kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.71 và 3.4. Trong đó, CBQL đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động này thấp hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đa số đều hơn mốc 3.25 (mức khá). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (đa số dưới 4), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
Các nội dung ở mục này có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV khá nhiều. Bên cạnh đó, ý nghĩa kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Sample T-Test) là giúp đưa ra kết luận xem liệu có sự khác biệt giữa ĐTB đánh giá của 2 nhóm khách thể là CBQL và GV đối với các giá trị nội dung khác nhau trong nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường hay không. Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng và thành lập các nhóm chuyên trách”, “Tổ chức phân tích các tiêu chí so với quy định (mô tả hiện trạng, phân tích điểm mạnh điểm yếu)”, “Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá” và “Công bố báo cáo tự đánh giá”. Trong đó, ĐTB đánh giá của CBQL đều thấp nhiều so hơn GV. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Như vậy, so với yêu cầu của công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non thì cả CBQL và đội ngũ giáo viên, đều nhận định thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đạt ở mức khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung liên quan đến minh chứng như: Tổ chức thu thập và xử lý thông tin minh chứng hay việc tổ chức lưu trữ minh chứng theo quy định còn gặp nhiều khó khăn.
Từ kết quả nghiên cứu trên và trực tiếp phỏng vấn, trao đổi cụ thể với CBQL, giáo viên của hai trường mầm non (Sao Mai và Hoa Thuỷ Tiên), trong đó 2 ý kiến của cán bộ quản lý và ba ý kiến của giáo viên đều kh ng định,nhà trường đã rất quan tâm tới hoạt động thu thập minh chứng. Tuy nhiên chất lượng của minh chứng để phục vụ công tác tự đánh giá chưa cao, vì kỹ thuật xử lý và phân tích minh chứng theo nội hàm của các tiêu chí thì lại chưa được chú trọng. Các trường hầu hết thực hiện chỉ dừng lại ở mức rà soát các minh chứng theo tên gọi đã được Sở GD&ĐT định hướng trong văn bản hướng dẫn về danh mục thông tin minh chứng đưa ra, chưa quan tâm về nội dung có phù hợp với hiện trạng nhà trường hay không; chỉ chú trọng tới đề mục và số lượng nhưng chưa chú ý đến chất lượng đảm bảo theo yêu cầu nội hàm tiêu chí. Nhiều minh chứng có được là do quá trình khôi phục (làm lại mới), nên không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh chất lượng của đơn vị (Các báo báo chất lượng giáo dục, hoặc các văn bản phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài ngành…), nhiều minh chứng lặp lại không cần thiết do cách hiểu máy móc của cán bộ quản lý nhà trường nên chỉ đạo phải tạo ra minh chứng này.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch tự đánh giá và định hướng thu thập, phân tích thông tin minh chứng của các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Từ thực tế về việc khảo sát mức độ thực hiện việc quản lý chỉ đạo hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7.Thống kê mức độ thực hiện chỉ đạo thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục
Qua khảo sát cho thấy CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung trên mốc 3.25 (mức khá/thường xuyên). Trong đó, các nội dung cụ thể được 2 nhóm khách thể đánh giá rất khác nhau.
Xét mức độ thường xuyên: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.32 và 3.52. Trong đó, CBQL đánh giá mức độ thường xuyên của hoạt động này cao hơn so với GV.Hơn nữa, đa số ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức thường xuyên). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 3), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
Nội dung “Chỉ đạo viết báo cáo tự đánh giá” được CBQL và giáo viên đánh giá thường xuyên thực hiện nhất là (hạng 1 và 2). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Bên cạnh đó, ý nghĩa kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Sample T-Test) là giúp đưa ra kết luận xem liệu có sự khác biệt giữa ĐTB đánh giá của 2 nhóm khách thể là CBQL và GV đối với các giá trị nội dung khác nhau trong nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường hay không. Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy những nội dung có sự khác biệt ý nghĩa là: “Chỉ đạo quá trình xử lý và phân tích minh chứng”, “Chỉ đạo viết báo cáo tự đánh giá”, “Chỉ đạo hoàn thiện báo cáo tự đánh giá” và “Chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh khác trong quá trình tự đánh giá” với ĐTB đánh giá của CBQL cao hơn nhiều so với GV.
Xét mức độ hiệu quả:
Từ bảng 2.7cho thấy: CBQL và GV đều đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý xây dựng kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.61 và 3.25. Trong đó, CBQL đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động này thấp hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể dao động từ mức khá đến tốt. Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (đa số dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
CBQL và GV đánh giá hiệu quả thực hiện nhất là “Chỉ đạo quá trình thu thập minh chứng” (đồng hạng 1) và “Chỉ đạo viết báo cáo tự đánh giá” (đồng hạng 2). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy tất cả nội dung đều có sự khác biệt ý nghĩa là. Kết quả khảo sát ĐTB đánh giá của GV cao hơn nhiều so với nhóm CBQL. Điều này có thể phản ánh sự hài lòng của GV đối với việc chỉ đạo của CBQL và chính tự thân các CBQL cũng đánh giá cao hiệu quả chỉ đạo của mình. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Thực tế khảo sát trên đội ngũ CBQL và GV về hoạt động thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8.Thống kê mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng trong kiểm định giáo dục.
Kết quả khảo sát từ bảng 2.8 đã thể hiện, CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao, với ĐTB chung trên mốc 3.25 (mức khá/thường xuyên). Trong đó, các nội dung cụ thể được 2 nhóm khách thể đánh giá rất chênh lệch.
Xét mức độ thường xuyên:
Về mức độ thường xuyên Cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.28 và 3.71. Trong đó, CBQL đánh giá mức độ thường xuyên của hoạt động này cao hơn so với GV.Hơn nữa, đa số ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức thường xuyên). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
Chi tiết hơn, các nội dung cụ thể thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và GV. Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy tất cả nội dung đều có sự khác biệt ý nghĩa với ĐTB đánh giá của CBQL cao hơn nhiều so với GV.
Xét mức độ hiệu quả: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Qua bảng khảo sát trên cho thấy CBQL và GV đều đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện việc quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.62 và 3.44. Trong đó, CBQL đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động này thấp hơn so với GV.Hơn nữa, ĐTB đánh giá cho từng nội dung cụ thể đều hơn mốc 3.25 (mức khá). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (đa số dưới 1), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
CBQL và GV đánh giá hiệu quả thực hiện nhất là “Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá” (hạng 1 và 2). Các nội dung còn lại thì có sự chênh lệch trong ĐTB đánh giá giữa hai nhóm khách thể là CBQL và Với α = 0.05 và chỉ số sig* < α thì có thể đưa ra kết luận có sự khác biệt ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy không nội dung nào có sự khác biệt ý nghĩa.
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.9.Thống kê mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy: Cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường có tầm quan trọng ở mức rất cao với ĐTB chung là 3.37 (mức rất ảnh hưởng). Kết quả thống kê cho thấy ĐLC rất thấp (dưới 3), nghĩa là có sự tương đồng trong đánh giá của từng khách thể đối với nội dung khảo sát.
CBQL và GV đánh giá ảnh hưởng nhất là “Cơ sở vật chất” (hạng nhất) và “Năng lực của giáo viên, nhân viên về hoạt động tự đánh giá” (hạng 2).Ngược lại, nội dung được cả CBQL và GV đánh giá có ảnh hưởng thấp nhất là “Kinh phí thực hiện” (hạng 7) và “Sự hỗ trợ của cộng đồng, môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường” (hạng 6). Ta thấy, các trường MN ở bàn thị xã Tân Uyên đánh giá yếu tố khách quan (Cơ sở vật chất) lẫn chủ quan (Năng lực của giáo viên, nhân viên về hoạt động tự đánh giá) ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của họ.
Với α = 0.05 và sig** < α thì có thể kết luận ĐTB đánh giá của CBQL và GV đối với các nội dung của mức độ thực hiện thực hiện quy trình tự đánh giá là khác 2. Kết quả thống kê cho thấy tất cả các nội dung đều có ĐTB lớn hơn 2, nghĩa là ĐTB đánh giá của CBQL và GV cao hơn mốc trung bình. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực tế, từ việc quan sát và phỏng vấn kỹ hơn đối với từng đơn vị chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Về cơ sở vật chất:Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự đánh giá đã được đầu tư khá tốt, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự đánh giá của nhà trường. Các trường đã có đủ các phương tiện: máy tính, máy photocopy, máy in, kết nối internet, các loại tủ đựng hồ sơ, tài liệu. Bên cạnh những mặt được về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác tự đánh giá trong nhà trường cũng còn có nơi cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt cho hoạt động tự đánh giá.
Về kinh phí: Bộ GDĐT đã ban hành quy định về mức chi cho hoạt động tự đánh giá trong các nhà trường, tuy mức hổ trợ kinh phí chưa cao nhưng cũng kịp thời động viên tinh thần làm việc của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá trong nhà trường.
Về văn bản hướng dẫn: Văn bản hướng dẫn về công tác tự đánh giá là cơ sở pháp lý để nhà trường, CBQL và GV triển khai thực hiện. Hiện nay, Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã ban hành khá đầy đủ về các văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục như: Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non; Công văn số 1988/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 02/12/2014 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non; và nhiều văn bản khác có liên quan đến hoạt động tự đánh giá trong các nhà trường.
Nhìn chung, hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn công tác tự đánh giá của các cấp QLGD đã tương đối đầy đủ và cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công việc; tuy nhiên, việc cung cấp, phổ biến các văn bản hướng dẫn hoạt động tự đánh giá của các cấp QLGD đến đội ngũ giáo viên vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các nhà trường với nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số nhà trường chưa thực hiện tốt công việc này.
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động tự đánh giá góp phần quyết định sự thành công trong công tác tự đánh giá trong nhà trường. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mà yếu kém về năng lực tự đánh giá thì mặc dù nhà trường đã đầy đủ về tài chính, cơ sở vật chất, về con người thì kết quả hoạt động kiểm định cũng chưa đạt kết quản như mục tiêu đề ra.
Năng lực tự đánh giá được hiểu là năng lực xây dựng kế hoạch tự đánh giá, năng lực thu thập thông tin, xử lý, phân tích thông tin; năng lực đánh giá được mức độ đạt được theo từng tiêu chí; xác định được điểm mạnh, điểm yếu phù hợp hiện trạng của nhà trường; năng lực xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng; năng lực viết báo cáo tự đánh giá… Qua kết quả nghiên cứu nêu ở các phần trên, tôi nhận thấy: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
- Một số giáo viên chưa xác định được nội hàm của các chỉ số, tiêu chí; còn lúng túng trong việc tập hợp thông tin minh chứng.
- Cách mã hoá, sắp xếp các thông tin minh chứng chưa khoa học không thuận lợi cho việc quản lí và sử dụng.
- Một số giáo viên tuy đã tập huấn nhưng vẫn chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật tự đánh giá.
Về công tác văn thư, lưu trữ: Công tác văn thư, lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tự đánh giá trong các nhà trường. Công tác văn thư lưu trữ hoạt động tốt, có khoa học thì giúp cho hoạt động tự đánh giá đúng về nội hàm các chỉ số tiêu chí từ đó giúp cho việc mô tả hiện trạng một cách chính xác. Nếu ngược lại công tác văn thư lưu trữ mà hoạt động không tốt, không khoa học làm mất mát, thất lạc nhiều tư liệu liên quan đến hoạt động của nhà trường từ đó làm cho báo cáo hoạt động tự đánh giá của nhà trường không chính xác. Hoạt động tự đánh giá đòi hỏi khối lượng lớn về các thông tin, minh chứng trong nhà trường như: thông tin chung của nhà trường, thông tin về chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất, về trang thiết bị thực hành, minh chứng về các loại hồ sơ, sổ sách…. Tất cả các thông tin, minh chứng trên liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ. Qua kết quả thống kê nhận định công tác văn thư lưu trữ phục vụ cho hoạt động tự đánh giá là điểm khó khăn mà các trường cần khắc phục.
Về sự hỗ trợ của cộng đồng và môi trường: Nếu được sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền về hoạt động tự đánh giá trong nhà trường thì sẽ giúp cho quá trình đánh giá của nhà trường xác với thực tế nôi lực của nhà trường, giúp nhà trường thực hiện cải tiến chất lượng hiệu quả hơn. Môi trường làm việc tích cực sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công hoạt động tự đánh giá trong nhà trường.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động quản lý tự đánh giá ở các Trường Mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Chúng tôi tìm hiểu đánh giá của CBQL và GV về mức độ thường xuyên và hiệu quả thực hiện việc quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường gồm 4 nội dung chính: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Kết quả tổng quan thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thể hiện trong biểu đồ sau. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Biểu đồ 2.1. Thống kê mức độ quản lý hoạt động tự đánh giá.
Biểu đồ 2.1 cho thấy: Cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả thực hiện của 4 nội dung trong việc quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường ở mức rất cao với ĐTB chung trên mốc 3.25 (mức khá/thường xuyên). Trong đó, ĐTB đánh giá của nhóm GV về mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả ít chênh lệch hơn so với nhóm CBQL. ĐTB đánh giá của nhóm CBQL có sự thay đổi rõ ràng giữa các nội dung, đặc biệt là khâu tổ chức và chỉ đạo thực hiện có ĐTB đánh giá thấp hơn h n so với các khâu còn lại. Điều đó có nghĩa là sự đánh giá của nhóm GV và CBQL về mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả thực hiện của 4 nội dung là khác nhau.
Về mức độ thường xuyên, nhóm GV đánh giá theo thứ tự giảm dần như sau:
- Tổ chức thực hiện
- Chỉ đạo thực hiện
- Xây dựng kế hoạch
Kiểm tra đánh giá. Ngược lại, nhóm CBQL nhận xét theo thứ tự giảm dần như sau:
- Kiểm tra đánh giá
- Xây dựng kế hoạch
- Chỉ đạo thực hiện
- Tổ chức thực hiện.
Về mức độ hiệu quả, nhóm GV đánh giá theo thứ tự giảm dần như sau:
- Tổ chức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch
- Kiểm tra đánh giá
- Chỉ đạo thực hiện.
Ngược lại, nhóm CBQL nhận xét theo thứ tự giảm dần như sau:
- Xây dựng kế hoạch
- Kiểm tra đánh giá
- Tổ chức thực hiện
- Chỉ đạo thực hiện.
2.5.1. Ưu điểm: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Nhìn chung CBQL, GV đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết trong hoạt động tự đánh giá; nắm được nội dung, quy trình và nguyên tắc tự đánh giá trong nhà trường.
Trong thời gian qua, Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức các đợt tập huấn về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non đã giúp cho CBQL, GV cơ bản nắm được các kỹ năng chuyên môn về hoạt động tự đánh giá. Thành viên tham gia công tác tự đánh giá ở các trường đã biết thu thập xử lý và phân tích thông tin minh chứng; mô tả hiện trạng, nêu được điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng có tính khả thi; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí;viết báo cáo tự đánh giá tương đối có chất lượng.
Các điều kiện hỗ trợ cho công tác tự đánh giá ở các trường mầm non hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc như: máy vi tính, máy in, các loại tủ đựng hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác tự đánh giá. Hệ thống văn bản hướng dẫn công tác tự đánh giá.Hệ thống văn bản hướng dẫn công tác tự đánh giá của các cấp QLGD đã tương đối đầy đủ.
Hiệu trưởng các trường đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá; kế hoạch chi tiết, sát thực tế, bố trí thời gian hợp lý, hài hòa với công việc khác ở trong nhà trường; đã quan tâm đến chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động tự đánh giá, chọn lựa những cán bộ có phẩm chất, năng lực, phân cộng nhiệm vụ rõ ràng, xây dựng quy chế phối hợp giữa các thành viên trong hội đồng tự đánh giá; quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm tra được diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm đánh giá tình hình thực hiện công việc, đánh giá việc phối hợp giữa các thành viên, các bộ phận để giúp cho hoạt động tự đánh giá của nhà trường đạt hiệu quả.
2.5.2. Hạn chế: Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Một số ít CBQL, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động tự đánh giá.Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá của nhà trường.
Năng lực chuyên môn về tự đánh giá của nhiều giáo viên còn hạn chế: Chưa xác định rõ nội hàm của các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn; lúng túng trong việc thu thập, xử lý thông tin minh chứng; chưa xác định mức độ phù hợp của minh chứng với các tiêu chí; đánh giá mức độ theo từng tiêu chí chưa chính xác, còn lúng túng.
Việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu ở một số trường chưa tốt, từ đó ảnh hưởng đến công đoạn tìm thông tin minh chứng, xử lý minh chứng.Phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường chưa nắm được hoạt động tự đánh cho nên, chưa hổ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động tự đánh giá của nhà trường được tốt hơn.
Việc chỉ đạo công tác tự đánh giá của một số hiệu trưởng chưa thường xuyên, chưa kịp thời, còn bị động, lúng túng.Kiểm tra thực hiện công việc chưa thường xuyên, chưa kịp thời uốn nắn để sữa chữa, điều chỉnh.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Hiệu trưởng các trường mầm non nhận thức chưa cao về công tác tự đánh giá, một số hiệu trưởng chưa thực sự coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước và những quy định, hướng dẫn của ngành về công tác tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Điều đó dẫn đến một bộ phận cán bộ giáo viên nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa công tác tự đánh giá, chưa nắm quy trình, kỹ thuật tự đánh giá; vì vậy khi triển khai thực hiện không tránh khỏi những sai sót, hạn chế
Trong quá trình triển khai công việc, hiệu trưởng chưa quan tâm đến các điều kiện hổ trợ cho hoạt động tự đánh gái của nhà trường như cơ sở vật chất, công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác tự đánh giá; chưa tạo sự đồng thuận và ủng hộ của cha mẹ cũng như các tổ chức xã hội đối với các hoạt tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đã nhận thức được quy trình làm việc và coi đây là việc làm thường niên của nhà trường. Nhiều giáo viên hiểu, nắm rõ mục đích, ý nghĩa và vai trò của tự đánh giá đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường. Việc triển khai hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã đi vào thực tiễn; quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thật sự đáp ứng được yều cầu, đạt hiệu quả chưa cao, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Từ đó đặt ra cho mỗi Hiệu trưởng của các trường mầm non cần xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp, hiệu quả, các nhà trường cần phải có các biện pháp quản lý mang tính khoa học, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt tồn tại để hoạt động tự đánh giá đạt hiệu quả cao hơn. Nội dung của các biện pháp sẽ được trình bày ở chương 3. Luận văn: Thực trạng đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Hoạt động đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục