Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát chung về giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát về các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

2.1.1.1. Khái quát về số lượng trường lớp và số lượng học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

Số lượng các trường tiểu học:

Toàn quận Thanh Xuân, Hà Nội có tổng số 13 trường tiểu học công lập và 02 trường tiểu học dân lập, gồm các trường sau đây:

Bảng 2.1.Cáctrường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

Như vậy, 15 trường tiểu học công lập và dân lập của quận Thanh Xuân, Hà Nội phân bố đều ở 11 phương trên toàn quận. Số lượng trường tiểu học như vậy đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn quận. 100% số học sinh tiểu học của 15 trường tiểu học thuộc quận đều học 2 buổi/ngày.

Số lượng học sinh các trường tiểu học:

Bảng 2.2: Số lượng học sinh tiểu học giai đoạn 2015-2019

Về số lượng học sinh tiểu học của toàn quận Thanh Xuân, Hà Nội tính đến tháng 6 năm 2019 là 24891 học sinh. Số lượng học sinh tiểu học của toàn quận cũng gia tăng theo từng nămdo tăng dân số cơ học. Quận Thanh Xuân có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu chung cư được xây dựng và đi vào hoạt động, số lượng dân cư tăng cao, số học sinh ngày càng tăng gây áp lực cho các trường trong công tác tuyển sinh đầu năm học mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.1.2. Khái quát về chất lượng học sinh các trường TH quận Thanh Xuân, Hà Nội Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

Thực tế chất lượng học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội trong những năm qua đã cho thấy sự chuyển biến đáng kể về chất lượng học sinh tiểu học. Cụ thể như sau:

  • Trường bắt đầu đi vào hoạt động từ năm học 2018-2019.
  • Trường được thành lập năm 2019 theo Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 2/4/2019 của UBND quận Thanh Xuân.
  • Trong những năm qua Giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân đã thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học. Tỉ lệ học sinh học 02 buổi/ngày đạt 100%. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học 02 buổi/ngày; triển khai hiệu quả dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới; áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột ở các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học;
  • Nâng cao chất lượng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phân hóa đối tượng học sinh. Tổ chức thành công các chuyên đề về đổi mới PPDH, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học theo dạng bài, ứng dụng CNTT trong dạy học (trung bình 30 chuyên đề năm học).Triển khai tốt các phong trào “Hát và sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi”, tham gia thi vẽ tranh “Sải cánh vươn cao”, “An toàn giao thông”, …;

Thực hiện tốt nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện hàng năm đạt trên 30%.

Như vậy, giáo dục Tiểu học của Quận Thanh Xuân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục nâng cao, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, hấp dẫn, tạo niềm tin lớn cho nhân dân trên địa bàn quận.

07 năm liên tiếp ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân đã được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua”; 05 năm liên tiếp giữ vững vị trí thứ nhất trong số 30 quận, huyện của thành phố về chất lượng giáo dục; 03 năm liên tiếp đạt tuyệt đối 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại xuất sắc.

2.2.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1.1. Địa bàn nghiên cứuvà mẫu nghiên cứu

-Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả trường tiểu học công lập trong quận (13 trường). Cụ thể như sau:Trường tiểu học Đặng Trần Côn; Trường tiểu học Thanh Xuân Nam; Trường tiểu học Kim Giang; Trường tiểu học Nguyễn Trãi; Trường tiểu học Hạ Đình; Trường tiểu học Phan Đình Giót; Trường tiểu học Nhân Chính; Trường tiểu học Khương Mai; Trường tiểu học Phương Liệt; Trường tiểu học Khương Đình; Trường tiểu học Thanh Xuân Trung; Trường tiểu học Thanh Xuân Bắc; Trường tiểu học Nguyễn Tuân.

Mẫu nghiên cứu: Tổng số khách thể khảo sát thực trạng của nghiên cứu là: 264 giáo viên và cán bộ quản lý các trường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trong đó có: 39 CBQL và 225 giáo viên, đại diện cho tất cả các môn dạy, thâm niên, trình độ đào tạo… của các trường tiểu học được nghiên cứu. Trong đó, lựa chọn 15 cán bộ quản lý; 10 giáo viên để phỏng vấn sâu.

2.2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 4 giai đoạn sau: (1)

Giai đoạn 1: xây dựng bộ công cụ nghiên cứu gồm: phiếu điều tra bằng bảng hỏi; phiếu phỏng vấn sâu;

  • Giai đoạn 2: Điều tra khảo sát thực tiễn trên cán bộ quản lý; giáo viên 13 trường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội; Giai đoạn 3: Xử lý số liệu;
  • Giai đoạn 4: Phân tích thực trạng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

Để tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội qua giáo dục trải nghiệm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu trên cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ thể như sau:

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá thực trạng: (1) Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (2) Thực trạng quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.

Nội dung:

Bảng hỏi điều tra trên giáo viên, cán bộ quản lý các trường tiểu học gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: 5 câu hỏi đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình; phương pháp; hình thức; lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;

Thứ hai: 4 câu hỏi đánh giá mức độ thực hiện 4 nội dung quản lý theo tiếp cận chức năng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;

Thứ ba: 1 câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.

Thứ tư: Thông tin chung về khách thể khảo sát thực trạng (tuổi, giới tính, năm công tác, trình độ học vấn; chức vụ).

Cách tiến hành: Tiến hành xuống 13 trường tiểu học được nghiên cứu để trực tiếp phát phiếu khảo sát trên cán bộ quản lý và giáo viên.

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; Thực trạng quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi.

Nội dung:

Phiếu phỏng vấn sâu dành cho giáo viên, cán bộ quản lý các trường tiểu học gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: Các câu hỏi dưới dạng đề cương tìm hiểu sâu về mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình; phương pháp; hình thức; lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;

Thứ hai: Các câu hỏi dưới dạng đề cương tìm hiểu sâu về nội dung quản lý theo tiếp cận chức năng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;

Thứ ba: Các câu hỏi dưới dạng đề cương tìm hiểu sâu về mức độ ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.

Thứ tư: Thông tin chung về khách thể khảo sát thực trạng (tuổi, giới tính, năm công tác, trình độ học vấn; chức vụ).

Cách tiến hành: Tiến hành xuống 13 trường tiểu học được nghiên cứu để trực tiếp phỏng vấn sâu trên cán bộ quản lý và giáo viên được xác định.

2.2.3. Thang đánh giá và khoảng điểm các mức độ của thang đo

Bước 1. Lập bảng tổng hợp và gán điểm cho phiếu trưng cầu ý kiến như sau:

Với câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời: Tốt : 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm.

Bước 2. Tính tần suất để tìm ra số lượng và tỷ lệ số người đánh giá các mức độ thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Tỷ lệ số người lựa chọn mức độ 4 (mức độ tốt) càng nhiều thì mức độ thực hiện càng tốt và ngược lại tỷ lệ người đánh giá mức độ 1 càng nhiều thì mức độ thực hiện càng yếu.

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

2.3.1. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm

2.3.1.1. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy: đa số khách thể được khảo sát đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm đạt mức độ khá, chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn số người được khảo sát đánh giá mức độc thực hiện nội dung chương trình giáo dục này đạt ở mức độ yếu. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các trường tiểu học được nghiên cứu đã chú trọng và quan tâm đúng mức tới việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu họcthông qua giáo dục trải nghiệm. Trong đó, các trường đã bám sát vào các chủ chương, đường lối, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước của ngành Giáo dục về nội dung cần phải giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học. Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, trong số 6 nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm thì có các nội dung như: Tích hợp GD cho HS học tập và làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh; Giáo dục nền nếp, thức kỷ luật, tác phong và tư tưởng; Giáo dục cho học sinh các phẩm chất đạo đức truyền thống; truyền thống lịch sử của quê hương đất nước đã được thực hiện ở mức độ tốt nhất so với các nội dung giáo dục được nghiên cứu (tỷ lệ phần trăm số người đánh giá mức độ khá và mức độ tốt cho các nội dung giáo dục đạo đức này từ 70,8 %; 74,6%; 75,8%).

Tuy nhiên, số liệu điều tra được tổng hợp tại bảng trên cũng cho thấy, vẫn có một số khía cạnh trong nội dung này có tỷ lệ nhất định số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện yếu. Cụ thể là các khía cạnh: Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; Kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử và kỹ năng sống; GD ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công(tỷ lệ phần trăm số người đánh giá mức độ yếu cho các khía cạnh này từ 19,0% đến 24,2%). Đây không phải là tỷ lệ quá lớn, song cũng là con số đáng chú ý. Do vậy, các nhà lãnh đạo các trường được nghiên cứu cần chú trọng hơn tới việc thực hiện các nội dung giáo dục này.

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy: đa số khách thể được khảo sát đều đánh giá mức độ thực hiện hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm đạt mức độ khá, chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn số người được khảo sát đánh giá mức độc thực hiện hình thức, phương pháp giáo dục này đạt ở mức độ yếu. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các trường tiểu học được nghiên cứu đã chú trọng và quan tâm đúng mức tới việc sử dụng các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu họcthông qua giáo dục trải nghiệm. Các hình thức và phương pháp giáo dục được sử dụng là đa dạng và phong phú, phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh tiểu học của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, trong số 12 phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm thì có các hình thức và phương pháp như: Qua các hoạt động xã hội, từ thiện; Thông qua môn giáo dục công dân; Qua các phong trào thi đua; Phê phán những hành vi biểu hiện xấu; Thuyết phục, giảng giải trong giờ sinh hoạt lớp đã được thực hiện ở mức độ tốt nhất so với các nội dung giáo dục được nghiên cứu (tỷ lệ phần trăm số người đánh giá mức độ khá và mức độ tốt cho các hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức này từ 70% trở lên). Bên cạnh đó, các hình thức và phương pháp có tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá mức độ thực hiện yếu nhiều hơn các khía cạnh khác cùng nội dung đó là: Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của học sinh; Tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử; Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; Thông qua các hoạt động của lớp, Đoàn, Đội. 12,9% đến 29,8%. Do vậy, chủ thể quản lý hoạt động giáo dục này tại các trường nghiên cứu cần tìm ra biện pháp phù hợp để góp phần giúp cho việc sử dụng các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giáo dục trải nghiệm được tốt hơn.

2.3.1.4. Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Bảng 2.6. Mức độ tham gia của các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy: đa số khách thể được khảo sát đều đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm đạt mức độ khá, chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn số người được khảo sát đánh giá mức độ tham gia vào hoạt động giáo dục này ở mức độ yếu. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các lực lượng cả trong và ngoài nhà trường đã chủ động, tích cực tham gia vào giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu họcthông qua giáo dục trải nghiệm. Điều này chứng tỏ lãnh đạo các trường được nghiên cứu đã chú trọng và biết khai thác nguồn lực trong và ngoài trường một cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục này.

Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, trong số 5 lược lượng tham gia giáo dục thì giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, gia đình học sinh được đánh giá là các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục này tốt nhất. (tỷ lệ phần trăm số người đánh giá mức độ khá và mức độ khá và tốt đối với các lực lượng này từ 65,0% trở lên). Bên cạnh đó, một số lược lượng khác như:Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; Các tổ chức đoàn thể địa phương có tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá mức độ tham gia yếu hơn, ít tích cực chủ động hơn. Việc tham gia chưa thật tích cực, chưa thật tốt vào giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm của các lực lượng đoàn thể nhà trường, đoàn thể địa phương là một trong những hạn chế của chủ thể quản lý tại các trường được nghiên cứu. Chủ thể quản lý cần tạo động lực, lôi kéo, thuyết phục các lực lượng này tham gia tích cực hơn vào hoạt động giáo dục này. Có như vậy, kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm mới đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Luận văn: Khái quát về giáo dục tiểu học tại quận Thanh Xuân

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục học sinh tiểu học quận Thanh Xuân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464