Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP, tách huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Thị xã Bến Cát được thành lập từ thị trấn Mỹ Phước và 7 xã: Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, Phú An, An Tây của huyện Bến Cát cũ. Đồng thời chuyển thị trấn Mỹ Phước và 4 xã Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa thành 5 phường có tên tương ứng. Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Bến Cát là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương. Ngày 29 tháng 1 năm 2019, thị xã Bến Cát chính thức được công nhận là đô thị loại III. Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
Thị xã Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Thủ Dầu Một 20km, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 50km, có trục quốc lộ 13 đi qua. Phía bắc Thị xã Bến Cát giáp với huyện Bàu Bàng. Phía tây Thị xã Bến Cát là huyện Dầu Tiếng. Phía đông Thị xã Bến Cát là huyện Tân Uyên và huyện Phú Giáo. Phía nam Thị xã Bến Cát giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi (TP.HCM). Diện tích tự nhiên của Bến Cát là 23.442,24 ha và dân số năm 2018 là 269.998 người, trong đó dân nhập cư là 153.976 người (số liệu từ Phòng thống kê thị xã Bến Cát).
Năm 2018, tình hình kinh tế – xã hội của thị xã tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 23,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng: công nghiệp 78,83% – dịch vụ 20,72% – nông nghiệp 0,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 115 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt trên 116.600 tỷ đồng, tăng 19,7 % so với năm 2017: trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 91.900 tỷ đồng, tăng 17,2% so cùng kỳ, đạt 100,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 24.200 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ, đạt 100,7% Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã giao. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 520 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ, đạt 100,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thi xã giao. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 1.978 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương đạt gần 930 tỷ đồng, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thị xã giao; tổng chi ngân sách địa phương gần 847 tỷ đồng đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thị xã giao.
Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Bến Cát đã đầu tư xây mới một số trường học. Chủ trương xã hội hóa giáo dục y tế được mở rộng, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân. Công tác chính sách xã hội được thực hiện tốt, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Sau những thành công mô hình kinh tế khu công nghiệp (KCN) ở phía Nam, từ năm 2001, tỉnh Bình Dương có chủ trương đưa công nghiệp về vùng nông thôn phía bắc, khởi đầu là hình thành KCN Mỹ Phước. Như vậy mặc dù phát triển công nghiệp sau, nhưng Bến Cát đã vượt lên và trở thành địa điểm rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, và cũng trở thành địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng doanh nghiệp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là các giải pháp được Bến Cát thực hiện trong thời gian tới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội (KTXH) ở địa phương.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong những năm qua, Bến Cát quyết tâm hoàn thành và thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong năm 2019, tạo thuận lợi cho các năm tiếp theo, đóng góp vào sự phát triển toàn diện nền KTXH của tỉnh Bình Dương.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
Tính đến năm 2017 – 2018, mạng lưới trường lớp, các loại hình giáo dục đã được củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trí tương đối hợp lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, vừa thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Phải nói rằng quy mô giáo dục của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây đã không ngừng tăng lên. Ngành GD&ĐT đã góp phần phát triển đúng hướng theo mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho thị xã.
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp năm học 2017 – 2018
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Ngành GD & ĐT thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã gặp không ít những khó khăn nhưng vẫn cố gắng phấn đấu vượt qua và đạt được những thành tích đáng kể. Năm 2017 – 2018 mạng lưới trường lớp đã phát triển rộng khắp với 9 trường mầm non, mẫu giáo, 15 trường Tiểu học, 08 trường THCS. Đặc biệt khối THCS hiện nay tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có 8 trường với 260 lớp, dạy học cho 10.258 học sinh với 446 giáo viên và 24 cán bộ quản lý. (Phòng GD&ĐT Bến Cát, 2018)
Số học sinh (HS) các trường trong năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau : Trường THCS Phú An với 1.945 học sinh; Trường THCS Bình Phú với 1721 học sinh; Trường THCS Thới Hòa với 1.544 học sinh; THCS Lê Quý Đôn là 1469 học sinh; Trường THCS Mỹ Thạnh với 1312 học sinh; Trường THCS Hòa Lợi với 1234 học sinh; Trường THCS Chánh Phú Hòa là 652 học sinh; Trường THCS Mỹ Phước ( tạo nguồn) với 381 học sinh. (Trường THCS Thới Hòa, Trường THCS Hòa Lợi, Trường THCS Bình Phú, Trường THCS LQĐ, 2018)
Bảng 2.2. Tình hình các trường THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm học 2017 – 2018
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục THCS qua các năm (mặt học lực)
Nhìn chung chất lượng giáo dục cấp THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng qua các năm. Năm học 2018 – 2019 tỷ lệ học sinh giỏi, khá chiếm 22.98%, tăng 0.18% so với năm học trước. Ngoài ra số học sinh có học lực Trung bình, Yếu, Kém có xu hướng giảm.
Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục THCS qua các năm (mặt hạnh kiểm)
Ngành giáo dục và đào tạo của thị xã Bến Cát đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông ở các cấp học. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao chương trình và quy chế chuyên môn. Công tác giáo dục đạo đức và hoạt động ngoài giờ lên lớp được chỉ đạo triển khai hiệu quả với nhiều hình thức hoạt động, có tác dụng tốt trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. Hàng năm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các môn văn hoá và giáo viên giỏi chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai có nhiều đổi mới và thu được kết quả tốt. Giữ vững chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học.
Đa phần các trường trên địa bàn thị xã Bến Cát luôn có nhiều học sinh đạt hạnh kiểm tốt chiếm đa số. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít HS xếp loại hạnh kiểm trung bình chiếm 0.51% giảm 0.42% so với năm 2017 – 2018. Đặc biệt trong năm 2018 – 2019 không còn HS xếp hạnh kiểm yếu, kém.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý: trong nhiều năm qua, ngành Giáo Dục thị xã Bến Cát đã xác định nhiệm vụ quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý được thực hiện kịp thời, phù hợp với năng lực công tác và phẩm chất đạo đức. Tính đến năm học 2017 – 2018 tình hình đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu Trưởng, Phó hiệu Trưởng) các trường THCS của thị xã Bến Cát có 24 cán bộ quản lý trong đó có 10 nữ (chiếm 41.6%) và 14 nam (chiếm 58.4%). Tất cả CBQL đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 22 cán bộ quản lý tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm (chiếm 91.7%) trong đó có 03 CBQL có trình độ thạc sĩ ( chiếm 12.5%), có 02 CBQL đang theo học Cao học quản lý giáo dục (chiếm 8.3%), 2 cán bộ quản lý có trình độ Cao Đẳng Sư Phạm (chiếm 8.3%) theo học các lớp Đại học hệ vừa học vừa làm để nâng cao trình độ chuyên môn. (Phòng GD&ĐT Bến Cát, 2018). Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
Về chất lượng đội ngũ giáo viên: Việc phát triển đội ngũ giáo viên của thị xã Bến Cát trong nhiều năm qua đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu là cơ sở để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà quản lý. Hầu hết các giáo viên THCS ở thị xã Bến Cát đều được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhìn chung, giáo dục và đào tạo của thị xã Bến Cát có nhiều thuận lợi như sự đầu tư xây dựng mạng lưới trường lớp, chất lượng đội ngũ CBQL và GV đều đạt chuẩn và có tay nghề.
Từ thực tế địa phương, chúng tôi nhận thấy như sau:
Mặt mạnh
Thị xã Bến Cát có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, có tiềm lực về quỹ đất và sự đầu tư, là địa phương có phong trào giáo dục mạnh, nhân dân có truyền thống hiếu học. Đảng bộ và chính quyền các cấp rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đa số yêu nghề yêu trẻ, luôn nhiệt tình, tự trọng và tinh thần trách nhiệm cao. Cơ sở vật chất tại các trường, lớp và trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, ngày càng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Song song đó công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đã tạo ra các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Hạn chế
Về phía giáo viên:
Số giáo viên biến động hàng năm, những năm gần đây do áp dụng tinh giản biên chế, nên nhiều huyện thị thiếu giáo viên rất nhiều. Việc sắp xếp và phân công thường lệ thuộc vào phân bổ người của PGD – ĐT. Giáo viên tìm hiểu học sinh và đưa ra các biện pháp giáo dục có khi chưa sát thực tế vì không có nhiều thời gian. Đời sống của cán bộ, giáo viên chưa được cải thiện nhiều, một số giáo viên chưa an tâm công tác và chưa dành hết tâm lực cho công tác giáo dục.
Về phía học sinh:
Vẫn còn nhiều học sinh con em gia đình lao động nghèo, buôn bán cá thể một số em hoàn cảnh phức tạp cha mẹ ly hôn hoặc làm ăn xa, gửi con cho với ông, bà, chú, bác nuôi dưỡng ít được quan tâm chăm sóc, giáo dục tỉ mỉ. Một số học sinh cha mẹ chưa quan tâm sâu sát, thường lợi dụng các buổi không đến trường, tham gia vào các trò chơi trên mạng internet nên việc tiếp thu bài còn chậm. Ngoài ra một số học sinh ý thức học tập chưa cao, đến lớp không làm bài, không thuộc bài … rất khó khăn trong hoạt động dạy học.
Về phía Cha mẹ học sinh (CMHS)
Đa số CMHS thuộc thành phần buôn bán, lao động cá thể, công nhân viên chức, ít có thời gian kiểm tra việc học tập của học sinh. Một số gia đình chưa dành nhiều thời gian nhắc nhở, đôn đốc và kiểm tra việc học tập của con em mình, còn giao khoán cho nhà trường, do vậy việc phối hợp ba môi trường thiếu chặt chẽ, gây hạn chế cho công tác giáo dục và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập của học sinh.
2.2. Tổ chức khảo sát hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
Với số lượng 8 trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, trong đó có tất cả 08 trường đều đạt chuẩn quốc gia, nhằm để đảm bảo dữ liệu thu thập được mang tính khách quan, đảm bảo độ tin cậy để phân tích và khả năng đại diện cho mẫu tác giả lựa chọn 4 trường, cụ thể như bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5. Danh sách các trường được lựa chọn lấy mẫu khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Trong đó, chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên là 200 phiếu của 4 trường: Trường THCS Thới Hòa, Lê Quý Đôn, Hòa Lợi và Bình Phú (mỗi trường 50 phiếu). Số lượng phiếu khảo dành cho học sinh là 200 phiếu, ứng với học sinh của 4 trường: Trường THCS Thới Hòa, Lê Quý Đôn, Hòa Lợi và Bình Phú thuộc học sinh khối lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 (mỗi trường 50 phiếu).. Cụ thể, khối 6: 12 phiếu, khối 7: 13 phiếu, khối 8: 12 phiếu và khối 9 là 13 phiếu. Tương tự, số lượng phiếu khảo dành cho cha mẹ học sinh là 200 phiếu, ứng với cha mẹ học sinh của 4 trường có học sinh được khảo sát: Trường THCS Thới Hòa, Lê Quý Đôn, Hòa Lợi và Bình Phú thuộc học sinh khối lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 (mỗi trường 50 phiếu).. Cụ thể, khối 6: 12 phiếu, khối 7: 13 phiếu, khối 8: 12 phiếu và khối 9 là 13 phiếu. Như vậy, tác giả vừa khảo sát học sinh và chính cha mẹ của học sinh đó nhằm thuận lợi cho việc khảo sát và phiếu khảo sát khi thu về.
Cán bộ quản lý và giáo viên: Số lượng phiếu thu về 196 đạt 196/200=98.0%, về đặc điểm của đối tượng khảo sát được thể hiện trong bảng 2.6, cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đặc điểm của giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương
Tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát cho thấy có sự chênh lệch cao, nữ chiếm 66.3%, trong khi Nam là 33.7% và được thể hiện qua biểu đồ 2.1 như sau:
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về giới tính của giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương
Ngoài ra, các giáo viên và cán bộ quản lý làm việc trong ngành giáo dục đều có bằng đại học, với 73.0% là giáo viên, cán bộ quản lý đã có bằng cử nhân, cao đẳng chiếm 26.0%, sau đại học chiếm 1.% và được thể hiện rõ thông qua biểu đồ 2.2, cụ thể như:
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về trình độ của GV và CBQL tại các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương
Đối với học sinh: Số phiếu phát ra là 200 phiếu được phân bố trong 4 trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương, số phiếu thu về là 194 đạt 194/200=97.0%, thông tin đối tượng khảo sát được thể hiện qua bảng 2.7 như sau: Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đặc điểm học sinh các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương
Từ bảng 2.7 cho thấy, mẫu khảo sát là học sinh được phân bố đồng đều đối với học sinh các khối lớp trong các trường THCS, bao gồm: Lớp 6 là 21.1%, lớp 7 là 28.9%, lớp 8 là 27.8% và lớp 9 là 22.2%. Về tỷ lệ nam nữ, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn với 58.5%, còn lại 41.2% là nam giới.
Đối với phụ huynh học sinh: Số phiếu phát ra là 200 phiếu được phân bố trong 4 trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương, số phiếu thu về là 189 đạt 189/200=94.5%, thông tin đối tượng khảo sát được thể hiện qua bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đặc điểm Cha mẹ học sinh các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương
Từ bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ nam nữ, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn với 62.4%, còn lại 37.6% là nam giới
2.2.2. Nội dung và cách thức khảo sát
Nội dung khảo sát bằng bảng hỏi tập trung vào các yếu tố của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và các chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương như sau: Sự cần thiết trong việc tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở trường THCS; Kế hoạch, nội dung, hình thức, giải pháp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành khảo sát ý kiến của HS, Cha mẹ HS về các nội dung sau: tác động của các yếu tố lên bối cảnh GDĐĐ học sinh, hình thức để trao đổi với phụ huynh về tình hình đạo đức của học sinh và các nguyên nhân đạo đức yếu kém của học sinh THCS hiện nay.
Sau khi xây dựng khung lí thuyết, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng khảo sát, lựa chọn đối tượng nghiên cứu là GV, CBQL; HS và Cha mẹ HS các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương bằng việc lập danh sách các trường THCS ở thị xã Bến Cát, sau đó chọn ra 4 trường để tiến hành khảo sát. Việc điều tra được thực hiện bằng cách trực tiếp phát phiếu đến các đối tượng nghiên cứu.
Nội dung phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn gồm: một số GV, CBQL, HS và CMHS ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát.
2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ điều tra, khảo sát Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
Độ tin cậy của thang đo được xác định bằng hệ số tin cậy Anpha – Cronbach đã được tích hợp sẵn trong phần mềm SPSS, cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Độ tin cậy của thang đo được xác định bằng hệ số tin cậy Anpha – Cronbach Reliability Statistics
Hệ số tin cậy đo được là 0,966. Theo các nhà thống kê, hệ số tin cậy từ 0,70 trở lên là thang đo dùng được. Ở đây hệ số tin cậy là 0,966 cho phép kết luận độ tin cậy đạt mức tốt.
2.2.4. Cách thức xử lý số liệu
Khi có kết quả điều tra khảo sát, tác giả luận văn sử dụng nhiều phương pháp xử lý số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS, xác suất thống kê cụ thể với thang đánh giá. Trong thang đo, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 4 tương ứng với các tiêu chí trong thực trạng đạo đức của học sinh, thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh và thực trạng về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS như sau:
- Rất cần thiết/rất quan trọng/rất đồng ý/rất phổ biến/rất thường xuyên/ảnh hưởng lớn nhất/rất tốt/rất khả thi: 4 điểm
- Cần thiết/quan trọng/đồng ý/phổ biến/thường xuyên/có ảnh hưởng/tốt/khả thi: 3 điểm
- Ít cần thiết/ít quan trọng/không đồng ý/ít phổ biến/bình thường/ít ảnh hưởng/bình thường/ít khả thi: 2 điểm
- Không cần thiết/không quan trọng/hoàn toàn không đồng ý/chưa có/không thường xuyên/không ảnh hưởng/chưa tốt/không khả thi: 1 điểm
Từ đó, thang đo được quy ước như sau: Điểm trung bình cộng: ĐTB = X
- Mức 4: 3,5 £ X: mức Tốt, ứng với mức rất cần thiết, rất quan trọng, rất đồng ý, rất phổ biến, rất thường xuyên, ảnh hưởng lớn nhất, rất tốt, rất khả thi;
- Mức 3: 2,5 £ X £ 3,49: mức Khá, ứng với mức cần thiết, quan trọng, đồng ý, phổ biến, thường xuyên, có ảnh hưởng, tốt, khả thi;
- Mức 2: 1,5 £ X £ 2,49: mức Trung bình, ứng với mức ít cần thiết, ít quan trọng, không đồng ý, ít phổ biến, bình thường, ít ảnh hưởng, bình thường, ít khả thi;
- Mức 1: 1,0 £ X £ 1,49: mức Yếu, ứng với mức không cần thiết, không quan trọng, hoàn toàn không đồng ý, chưa có, không thường xuyên, không ảnh hưởng, chưa tốt, không khả thi. Luận văn: Khái quát về giáo dục đạo đức ở xã Biến Cát
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục đạo đức trên địa bàn Bến Cát
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com