Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu cho các bạn đang chuẩn bị làm bài khóa luận cùng nhau tham khảo nhé. khóa luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài khóa luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dụ như đề tài Khóa luận: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa của người Cơ Tu phục vụ hoạt động du lịch ở Quảng Nam các bạn cùng  tham khảo đề tài khóa luận dưới đây nhé.

3.1. Thực trạng khai thác văn hóa của người Cơ Tu để phục vụ du lịch tại địa phương Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Từ chủ trương của Đảng và Nhà Nước về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, huyện Hòa Vang không ngừng tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, tăng cường mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phí phát triển trong ngân sách của huyện, đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình của thành phố, Trung Ương và tích cực huy động nguồn kinh phí trong nhân dân, đầu tư xây các công trình văn hóa, giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. Việc tăng cường các biện pháp hành chính để quản lý hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa đã ngăn chặn có hiệu quả việc phát sinh tiêu cực và tệ nạn xã hội. Trật tự, kỉ cương trên phạm vi toàn cầu được xác lập tôt hơn.

Đối với dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, đây là một dân tộc chiếm số lượng nhiều trên địa bàn tỉnh. Chính điều này đã tạo nên những nét khác biệt, độc đáo trong văn hóa chung của tỉnh Quảng Nam. Điều đó đã tạo cho bức tranh văn hóa của tỉnh thêm đặc sắc.

Đối với đông đảo những người đang sống và làm việc tại tỉnh Quảng Nam, nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí rất cao vào những dịp cuối tuần. Tỉnh Quảng Nam là nơi tập trung của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp cho nên nhu cầu ấy lại tăng lên và chắc chắn rằng tương lai nó còn được mở rộng ra nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Du lịch cuối tuần là một trong những điều kiện thúc đẩy các nhà kinh doanh du lịch đổi mới đầu tư quy hoạch nhằm khai thác có hiệu quả và lâu dài tiềm năng du lịch địa phương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt NGhiệp Ngành Du Lịch

Nhận thấy những đặc điểm, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong những năm gần đây, UBND tỉnh Quảng Nam đang có những chính sách, biện pháp tích cực để khai thác các tào nguyên du lịch trên địa bàn huyện và đẩy mạnh các hoạt động du lịch. Và việc khai thác cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Cơ Tu để phát triển du lịch cũng rất được chú trọng. Hiện nay, hầu hết các giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không còn được giữ nguyên vẹn như truyền thống mà đã có nhiều biến đổi phù hợp cới cuộc sống mới. Đó là kết quả của sự giao lưu, hội nhập với văn hóa của các dân tộc đa số và sự toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. và văn hóa dân tộc Cơ Tu cũng nằm trong quy luật đó. Đối với dân tộc Cơ Tu thì điều này lại càng dễ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân: Đây là một dân tộc chiếm số lượng lớn của một tỉnh Quảng Nam sôi động. Địa bàn cư trú của họ không có sự cách biệt đối với địa bàn cư trú của người Kinh trên địa bàn tỉnh và địa bàn thành phố. Mặt khác, những chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước và tỉnh Quảng Nam đã đưa đời sống của họ ngày càng được nâng cao và xích lại gần hơn với cuộc sống của người dân thành phố. Bên cạnh đó, bản thân tộc người Cơ Tu ở đây cũng có nhu cầu sáng tạo, cũng có nhu cầu được giao lưu với các nền văn hóa khác. Điều đó đã tạo cơ sở cho sự gặp gỡ giữa bản sắc văn hóa của dân tộc họ với dân tộc khác mà chủ yếu là người Kinh. Chính vì vậy văn hóa dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Kinh trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên người Cơ Tu vẫn còn giữ khá nguyên vẹn các giá trị truyền thống đặc sắc của mình. Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Trong vấn đề đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng, tỉnh Quảng Nam đã chú ý đến đối tượng khách du lịch có nhu cầu đến tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa của tộc người Cơ Tu và cũng đã có nhiều chính sách khả thi mang lại hiệu quả. Trong chính sách của tỉnh, định kỳ hằng năm phòng văn hóa thông tin huyện tổ chức “Ngày hội văn hóa”, “Liên hoan văn hóa” cho đồng bào dân tộc, tạo được khí thế sôi nổi, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho đồng bào. Trong các hoạt động đó, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu đã được khai thác một cách triệt để trên mọi lĩnh vực và đã dẩy mạnh được sự giao lưu văn hóa hết sức gần gũi với đồng bào.

Việc tổ chức lễ hội cho đồng bào nhằm phát huy bản sắc văn hóa và nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Cơ Tu. Việc tổ chức các lễ hội này được đầu tư hết sức công phu và hoành tráng từ khâu tổ chức cho đến suốt quá trình diễn ra lễ hội, điển hình là lễ hội đâm trâu diễn ra vào tháng 8 và tháng 10 năm 2008, tháng 12 năm 2010 và tháng 4 năm 2011 ở hai thôn Tà Lang và Giàn Bí vừa qua. Lễ hội ấy đã được nâng cao cả về qui mô lẫn chất lượng, tạo niềm phấn khởi và tự hào cho mỗi người dân Cơ Tu, có tác dụng thúc đẩy họ cũng như thu hút được sự tham gia của nhiều du khách ở thành phố và vùng khác đến.

Tuy nhiên, để khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Cơ Tu thì đòi hỏi phải có một tiền đề vật chất to lớn. Chính vì người Cơ Tu nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung đã có nhiều chính sách trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đồng bào một cách thích đáng. Hiện nay, hệ thống đường giao thông đến với đồng bào đã được sửa chữa, nâng cấp với một tuyến đường có chất lượng, tạo cho việc đi lại, giao lưu với đồng bào không mấy khó khăn. Hệ thống điện nước cũng được chú trọng đầu tư. Hiện nay, số hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch đạt 100%. Đặc biệt, để người dân ý thức được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoa đó, tỉnh Quảng Nam đã có sự đầu tư rất lớn vào việc xây dựng nhà Zươl, một công trình mang tính cộng đồng, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và những giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc cho các làng. Cùng với việc xây dựng nhà ở hiện đại cho đồng bào thì việc nâng cấp các ngôi nhà đất truyền thống của họ cũng được đẩy mạnh.

Để giáo dục thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa truyền thống của ông cha, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư kinh phí cho con em đồng bào đi học các lớp chuyên môn để trở thành những cấn bộ văn hóa giỏi về phục vụ cho làng và để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đó. Việc xây dựng các công trình thủy điện, dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp trong tương lai cũng là biện pháp tích cực để bảo tồn một cách có hiệu quả các giá trị văn hóa của dân tộc Cơ Tu để phục vụ cho vấn đề du lịch.

Mặc dù vậy công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng Cơ Tu thực tế vẫn còn thưa thớt, chưa thực sự thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Cách tổ chức cho nhân dân biết tuyên truyền và quý trọng những di sản văn hóa ấy vẫn chưa thực sự coi trọng. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc thì vẫn chưa tực sự vào cuộc. Các bộ địa phương còn thờ ơ với công tác này. Một kế hoạch cụ thể cho vấn đề bảo tồn, phát huy vẫn chưa được vạch ra.

Để cứu vãn nguy cơ mất dần bản sắc dân tộc người, cạn dần nguồn văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống của người Cơ Tu, có lẽ cần có những giải pháp đồng bộ.

Đời sống văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải kế thừa và phát huy các giá trị của truyền thống cũng như tiếp thu cái mới tích cực trong đời sống. Đối với đồng bào Cơ Tu thì đây không chỉ đơn thuần là vấn đề văn hóa mà còn là sự nghiệp phát triển lâu dài cho dân tộc mình. Trong hành trình đó đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu đóng vai trò quan trọng vừa định hướng vừa dẫn dắt cộng đồng. Có thể nêu một số giải pháp tiếp tục kế thừa và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian trong xây dựng đời sống văn hóa của người Cơ Tu đáp ứng với sự nghiệp phát triển hiện nay. Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Một là, cấp ủy đảng và lãnh đạo chính quyền cần có nhận thức đúng đắn vai trò của đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nói chung và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng tại địa phương. Đối với đội ngũ này, cần có sự nhận diện vai trò đóng góp của họ – kể cả uy tín lẫn kiến thức chuyên môn đồng thời sử dụng, khai thác kiến thức, kinh nghiệm của họ tùy vào từng lĩnh vực cụ thể trong kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Hiện nay, đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu có thành phần khá đa dạng và phân bố cơ cấu trong bộ máy chính quyền cũng như trong xã hội cũng có nhiều khác biệt. Một bộ phận già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu hình thành trong môi trường truyền thống, ở những địa bàn xa xôi, nơi chưa có sự giao lưu mạnh mẽ thì hầu hết uy tín, kinh nghiệm của họ đối với đồng bào vẫn còn mạnh mẽ nhờ những ràng buộc về luật tục cũng như tính thiêng của tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với đội ngũ trí thức người Cơ Tu được hình thành sau này trên cơ sở kiến thức của nền khoa học, giáo dục hiện đại, cần chú trọng khai thác từ khía cạnh khoa học tiên tiến trong giáo dục pháp luật. Chẳng hạn như hiện nay, ở huyện Tây Giang, đội ngũ trí thức người Cơ Tu chiếm hầu hết trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý từ đặc thù hơn 90% dân số ở đây là đồng bào Cơ Tu. Đây là một thuận lợi trong quá trình vận động đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu tham gia vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.

Hai là, kế thừa, khai thác uy tín và những kinh nghiệm quý báu từ đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa.

Thực tế cho thấy, trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”, đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu đã tích cực vận động dân làng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân đối với cộng đồng, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục, vận động bà con thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn làng, thực hiện dân chủ cơ sở… Theo thống kê ở huyện Tây Giang, tính đến nay toàn huyện có 61 thôn phát động xây dựng thôn văn hóa và có 52 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa (52/72 thôn) đạt tỷ lệ 72,22%, trong đó một số xã như Anông, Axan có 100% thôn phát động xây dựng thôn văn hóa. Hầu hết mỗi thôn đều có một nhà sinh hoạt truyền thống cộng đồng Zươl.

Người Cơ Tu có nghệ thuật hát lý rất đặc sắc. Đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian đã sử dụng nghệ thuật này trong đời sống và mang lại hiệu quả tích cực. Một già làng người Cơ Tu cho rằng: Muốn tuyên truyền một chính sách mới hay khuyên bà con không nên đốt rừng làm rẫy, chỉ có cách ngồi hát lý, nói lý cùng bà con, hoặc cùng họ ngồi bên bếp lửa uống rượu tà vạt, nghe già làng kể chuyện sử thi… là đem lại hiệu quả cao nhất. Đi sâu vào đời sống đồng bào, hiểu rõ văn hóa của đồng bào thì nói đồng bào mới nghe.

Ba là, xây dựng đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian trong xây dựng đời sống văn hóa của người Cơ Tu đáp ứng với sự nghiệp phát triển hiện nay.

Về mặt nhận thức, trước hết, cần quý trọng, quy tụ đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu bằng nhiều chính sách đãi ngộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà văn hóa nghiên cứu và sáng tạo. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến đóng góp của họ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo cần tránh định kiến, quy chụp hay võ đoán chủ quan đối với những ý kiến mạnh dạn và nhạy cảm của các trí thức, các nghệ nhân.

Nếu như đội ngũ trí thức, già làng có công phát hiện ra những giá trị văn hóa Cơ Tu, chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình thay đổi thang bậc giá trị, trong xây dựng đời sống văn hóa… thì đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian là những người tiếp tục khơi nguồn dòng chảy cho đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh và giàu bản sắc. Sẽ có những đứt gãy truyền thống dẫn đến đảo lộn, khủng hoảng nếu như đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân người cao tuổi nhất dân gian người Cơ Tu không làm tròn thiên chức của mình, không sống với những ký ức văn hóa tộc người, với những di sản văn hóa của dân tộc họ. Vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng cho họ vừa có vốn tri thức văn hóa toàn diện, sâu sắc, vừa có kinh nghiệm và đam mê sáng tạo là công việc lâu dài và thường xuyên. Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Bốn là, tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu có cơ hội nhiều hơn trong xây dựng đời sống văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung.

Trước hết, Nhà nước, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam và các huyện phải tạo mọi điều kiện để đội ngũ này có nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi, tạo điều kiện cho họ có cơ hội truyền dạy lại cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý xã hội cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, những người biết chế tác và sử dụng thành thạo hơn 20 loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Cơ Tu ở Tây Giang chỉ còn vỏn vẹn có hai ba cụ ở thôn Tà Lang, xã Bha Lêê và thôn Tà Vàng, đó là ông Agưn, ông Alăng A’ven.

Chính vì vậy, cần tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa trong giao lưu, trong thông tin đa chiều, để đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu được trải nghiệm, tiếp thu, làm giàu thêm văn hóa của dân tộc mình.

Trong xu thế hội nhập hiện nay cũng như sự đòi hỏi lớn lao của xã h ội dành cho đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian nói chung và người Cơ Tu nói riêng, những vấn đề có tính giải pháp trên đây chưa phải đã giải quyết hết những hạn chế của quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở mà chỉ là những khuyến nghị có tính khả thi sau này. Điều quan trọng là trên cơ sở thực trạng này chúng ta cần có tư duy chiến lược hơn, xây dựng các giải pháp khả thi hơn để tiếp tục phát huy các nhân tố tích cực trong đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu cũng như từng bước loại bỏ những tư tưởng, tâm lý và lối sống không còn phù hợp trong thời đại ngày nay. Phải làm sao để đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu bộc lộ năng lực phản biện, chia sẻ trách nhiệm và sáng tạo không ngừng trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa. Đó mới chính là năng lực lãnh đạo đích thực và bản lĩnh của hệ thống chính trị tiên tiến và dân chủ của Đảng và Nhà nước ta.

Quảng Nam: Người Cơ Tu giã từ ‘săn máu’

Bỏ đâm trâu – một nghi thức quan trọng nhất trong lễ hội tâm linh, vốn có hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc thiểu số không phải câu chuyện dễ dàng, nhưng tộc người Cơ Tu ở Quảng Nam đã vừa thực hiện thành công từ mùa xuân này. Tết Đinh dậu 2017, 100% làng đồng bào Cơ Tu, huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bỏ hẳn nghi thức đâm trâu được cho rằng dã man, rùng rợn, ngược đãi động vật…

Xuân đến, cũng là lúc đồng bào Cơ Tu ở giữa lòng Trường Sơn (Quảng Nam) bắt đầu vào mùa trẫy hội, đâm trâu. Cưới: Đâm trâu. Kết nghĩa: Đâm trâu. Tiễn trừ dịch bệnh: Đâm trâu. Mừng lúa mới: Đâm trâu… và Tết là dịp 100% các làng đồng bào Cơ Tu tổ chức lễ hội đâm trâu. Người Cơ Tu ở Quảng Nam ăn Tết truyền thống cùng với người Kinh, cũng đồng nghĩa với việc các nẻo đường Trường Sơn, các bản làng gần xa đều vang lên tiếng trâu rên xiếc khi bị những mũi lao đâm chết từ từ tại các lễ hội ăn Tết. Thế nhưng, Xuân Đinh dậu 2017, tất cả 90 làng đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang đã đồng loạt bỏ nghi thức truyền thống này.

Việc cgười Cơ Tu bỏ nghi thức đâm trâu chưa hẳn được sự đồng tình của tất cả đồng bào, thậm chí có cả những người trẻ, tri thức Cơ Tu chống đối lại chủ trương này. Bởi, khác với các cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, người Cơ Tu tuy chỉ hơn sáu vạn người, nhưng hiện vẫn còn ở sâu trong những khu rừng già nguyên sinh. Cộng đồng Cơ Tu vẫn còn thuần túy, ít có dân tộc khác sống xen lẫn. Và đặc biệt, sinh cảnh, môi trường và nếp văn hóa riêng có của người Cơ Tu vẫn còn giữ gìn được tương đối tốt. Vì vậy, bỏ một nghi thức hiến tế trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào phải nói là kỳ tích. Nhưng thành công là nhờ việc tự nguyện của các già làng, từ ý nguyện của đồng bào, không hẳn là chủ trương áp đặt từ chính quyền cấp trên xuống”. Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Giải thích về cội nguồn của lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu đầy chất huyền sử của vùng đất vốn là rừng thiêng nước độc. Rằng trước thời kỳ vua Gia Long, dù địa hạt của người Cơ Tu rộng lớn, làng đồng bào Cơ Tu sống đến tận Trung Mang, Hòa Vang, Bà Nà (Đà Nẵng). Nhưng lúc ấy, rừng vẫn còn trùng điệp. Đường sá, điện đóm, trường học, mặt bằng dân cư gần như không có. Chính quyền phong kiến cũng không cai trị tới. Đến thời thuộc Pháp, thực dân cũng không thuần trị nỗi tộc người Cơ Tu. Lúc đó, người Pháp đã phái cử quan ba Jean Le Pichon đến đồn trú đồn trú tại đồn Sa Mơ, Quảng Nam. Người lính viễn chinh này đã có nhiều bức ảnh chụp, ghi chép kỹ lưỡng về đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Cơ Tu ban sơ, mà nổi bậc nhất là cuốn “Những người săn máu”. Nhưng Le Pichon đã nhầm lẫn tục lễ hiến tế máu đầy bản sắc người Cơ Tu với hủ tục cuồng sát, giết người của các tộc người man rợ như thời nguyên thủy. Giữa rừng thiêng nước độc, tộc người nhỏ bé Cơ Tu thuở xưa luôn đối mặt với bệnh tật, chết chóc do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa… nên người ta tin vào thần linh (người Cơ Tu gọi là Giàng). Bấy giờ, đời sống vật chất cũng cùng cực, vật giá trị nhất của làng là trâu. Trâu là cơ nghiệp, là gia sản, và cũng là phẩm vật quý giá nhất lúc bấy giờ đã trở thành linh vật hiến tế Giàng mỗi khi làng có dịch bệnh, chết người, có thiên tai, hay đôi khi chỉ vì mất mùa. Trước đó nữa, khi chưa có trâu, các làng mạnh của người Cơ Tu đi sang các làng yếu hơn, làng thù địch để săn người, lấy máu hiến tế cho các đấng thần linh. Sau năm 1950, khi có cách mạng về, người Cơ Tu đã bỏ hẳn hủ tục săn đầu người, giết chóc lẫn nhau. Nhưng đâm trâu tại các lễ hội vẫn duy trì cho đến ngày nay. Có 3 kiểu đâm trâu trong các lễ hội. Với những lễ hội vui mừng nhân sự kiện lập làng, mừng lúa mới, đón Xuân, người Cơ Tu sẽ đâm trâu chết từ từ. Với ý nghĩa, khi trâu chết, đầu quay hướng về nhà nào thì nhà đấy may mắn, phát tài, nhiều lộc. Máu trâu vấy về hướng nào nhiều nhất thì đó là hướng tốt cho gia chủ. Tại lễ hội mừng kết nghĩa, mừng sui gia, cưới hỏi… người Cơ Tu cầu mong cho sự gắn kết bền lâu, sức khỏe vững bềnh, thì nghi thức đâm trong lễ hội cũng cố làm cho cho trâu chết từ từ, bằng cách khoanh tim trâu để trai tráng khi đâm tránh trúng tim. Riêng với các lễ hội hiến tế khi làng có việc xấu, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh… thì dân làng cầu mong điều xấu qua mau. Lúc ấy, thì nghi thức đâm thay đổi, đôi khi chỉ 1 nhát đâm là trâu chết ngay luôn.

Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhiều gia đình người thiểu số lâm nợ, tái nghèo chỉ vì tốn quá nhiều cho việc mua trâu để hiến tế khi nhà có việc trọng đại. Vì vậy việc bỏ đâm trâu, trước mắt là bỏ gánh nặng vật chất cho dân nghèo. Về lễ nghi các sự kiện văn hóa của tộc Cơ Tu như thọc mũi trâu lấy để lấy máu hiến tế, cúng như truyền thống vẫn duy trì. Múa tâng tung, da dá vẫn giữ, chỉ khác là việc giết thịt thì làm bình thường, không giữ hành động đâm, thọc tàn nhẫn với trâu mà thôi”. Lễ hội có giết trâu để hiến tế của người Cơ Tu gọi là Đaăh T’ri, nghĩa là “ăn trâu” chứ không phải Tắc T’rí (nghĩa là đâm trâu). Vì vậy, bây giờ giải thích, vận động người dân bỏ nghi thức đâm, thọc trâu dã man kia mà vẫn giữ nghi thức chọc mũi trâu để lấy ít máu hiến tế và làm thịt để mọi nhà đều được chia thịt, ăn trâu Tết 2017, tất cả 90 làng Cơ Tu ở Tây Giang đều có trâu để ăn từ nguồn hỗ trợ của Chính quyền tỉnh, từ tiết kiệm và tiền được trả từ các dự án bảo vệ rừng. Vì vậy, bỏ đâm trâu nhưng làng nước vẫn vui. Mong rằng, sau đâm trâu, hủ tục thách cưới, phạt vạ… sẽ dần được vận động bỏ để dở bỏ gánh nặng cho đồng bào nghèo. Đặc biệt, các tộc người thiểu số khác cũng phải triển khai đồng bộ, để trai gái các làng khác nhau, các địa phương, tộc người khác nhau không còn vướng bận gánh nặng kinh tế vì hủ tục. Ngoài ra, nếu khôi phục lễ hội “đi sim” – lễ hội mùa xuân mà trai tân, gái mới lớn có tình mến nhau có thể tự do qua đêm mà chưa cần lễ cưới hỏi- thì sẽ thu hút du khách”.

Thông tư 15của Bộ VH-TT&DL ban hành năm 2015 đã nêu rõ, các địa phương không tổ chức các lễ hội có nội dung: Kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó có thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam. Cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo; mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị; mô tả cảnh thỏa mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác; mô tả các hành động tội ác khác… Các địa phương đồng loạt triển khai. Tuy vậy, với người Cơ Tu, đã tuyên truyền, vận động người dân bỏ nghi thức này từ nhiều năm trước nên mới có kết quả tuyệt đối như hiện nay.

3.2. Một số đề xuất và giải pháp khác thác hiệu quả văn hóa của người Cơ Tu để phục vụ du lịch ở Quảng Nam

3.2.1. Tổ chức khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Cơ Tu để phát triển du lịch Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

3.2.1.1. Công tác quản lý và bảo tồn

Hiện nay những loại hình văn hóa có giá trị của dân tộc Cơ Tu của Tỉnh Quảng Nam đang có nguy cơ tàn lụi nhanh chóng và đang diễn ra từng ngày, đặc biệt là sự mất dần những người am hiểu tận tường về những di sản văn hóa này. Điều này tác động xấu đến lớp trẻ, khi mà bản thân chúng không hiểu hết được các giá trị văn hóa đó nói gì đến công tác bảo tồn. Họ tỏ ra thờ ơ, chạy theo những loại hình văn hóa mới đang ngày một du nhập mạnh mẽ vào đời sống của người Cơ Tu, không có chọn lọc, không nhận ra được những yếu tố giá trị và những yếu tố phản giá trị. Trong khi đó, trong sinh hoạt của đời sống, người Cơ Tu hiện vẫn còn giữ lại những thủ tục lạc hậu, lỗi thời…Chính những lẽ đó, giải pháp nhận thức là giải pháp quan trọng hàng đầu.

Trước tiên, chính quyền các cấp phải giáo dục người Cơ Tu nhận thức các di sản văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian của họ là một di sản vô cùng quý giá, phong phú và đa dạng, chứa đựng nhiều giá trị. Vì văn hóa chính là tiêu chí đầu tiên và quyết định trong việc phân định tộc người, nếu như các di sản này bị mất hoặc bị đồng hóa văn hóa thì bản sắc Cơ Tu sẽ không còn nữa. Khi đó, hiển nhiên cái tên “dân tộc Cơ Tu” chỉ còn trên danh nghĩa. Một khi người Cơ Tu nhận thức được vấn đề đó thì chắc chắn họ sẽ tự ý thức để bảo tồn các di sản văn hóa đầy giá trị đó mà chính bản thân họ mới đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ gìn các giá trị ấy.

Nhìn chung, công tác chính của vấn đề nâng cao nhận thức là làm sao để bản thân người Cơ Tu hiểu rõ việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của tộc người tiến bộ và của nhân loại là hết sức cần thiết, nhưng không phải tất cả những giá trị văn hóa đang ồ ạt du nhập vào làng xóm Cơ Tu đều là sản phẩm có giá trị. Trái lại, có nhiều sản phẩm phản giá trị, có tác dụng xấu làm băng hoại đến những truyền thống văn hóa và những mặt đạo đức tốt đẹp của đồng bào. Do đó, cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc, có lựa chọn và loại bỏ. Có như vậy thì văn hóa dân tộc Cơ Tu mới thực sự là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Mặc dù chính bản thân người Cơ Tu là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa của họ, nhưng điều đó sẽ không mang lại nhiều hiệu quả nếu như thiếu đi công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền. Để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian của dân tộc Cơ Tu của Tỉnh Quảng Nam , các nhà quản lý, các nhà làm chính sách trong huyện, trong thành phố cần hết sức quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực này, đặc biệt là trong những năm gần đây, từ khi nghị quyết Trung ương V, khóa VIII về xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Từ việc nắm vững các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo trong thành phố, trong huyện phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, phải thể hiện cụ thể trong nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp trong chương trình hành động của cơ quan, đơn vị, mặt trận, đoàn thể. Những cán bộ ấy phải thực sự vào cuộc, dành thời gian và công sức để điền dã, sưu tập, nghiên cứu một cách thấu đáo, có khoa học chứ không thể chỉ trên văn bản.

Ngoài ra, cấp trên phải bố trí kinh phí thỏa đáng để chăm lo cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng từ các giá trị văn hóa vật chất đén các giá trị văn hóa tinh thần. Ví dụ như đầu tư cho việc xây dựng, bảo dưỡng nhà Zươl – công trình chung cho cả làng, bảo tồn chiêng và các vật dụng sinh hoạt tinh thần truyền thống, tổ chức các lễ hội hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đầu tư thích đáng cho việc mở các lớp học truyền dạy các giá trị văn hóa, các làn điệu dân ca, bài hát, các loại nhạc cụ, các truyện cổ tích dân gian, lịch sử văn hóa tộc người. Đặc biệt, ưu tiên chăm lo đời sống cho những người am hiểu nền văn hóa của tộc người.

Trước mắt ngành Văn hóa – Thông tin, Văn học nghệ thuật, ngành Giáo dục của thành phố Đà Nẵng là những ngành cần phải đi tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Nam . Mục đích chính của công tác trao truyền cũng chính là hướng đến mục tiêu gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Bởi như đã nói, không ai khác, chính bản thân các thế hệ Cơ Tu mới thực sự là tầng lớp nối nghiệp, phát huy các giá trị truyền thống của tộc người mình một cách bền vững nhất.

Để công tác trao truyền này đạt hiệu quả nhất định, vấn đề cốt lõi là công tác giáo dục, đào tạo. Cụ thể là: Mặc dù là ngôn ngữ riêng của dân tộc Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Nam hiện vẫn được dân sử dụng nhưng để gìn giữ và giúp thế hệ trẻ sử dụng chuẩn nhất, cần khuyến khích trẻ trẻ nói tiếng Cơ Tu. Đồng thời, cần lồng ghép vào các chương trình học ở phổ thông, chính khóa hoặc n goại khóa của người Cơ Tu về lịch sử, văn hóa truyền thống của tộc người như: lịch sử hình thành tộc người, những câu chuyện dân gian, những bài ca, điệu múa, các loại nhạc cụ truyền thống,…Cần thường xuyên tổ chức các chương trình liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, trong đó khuyến kích làm các loại nhạc cụ và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc.

3.2.1.2. Khuyến kích phát triển ngành nghề thủ công truyền thống của người Cơ Tu

Để có thể khôi phục được nghề truyền thống của người Cơ Tu, trước tiên phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các nghệ nhân, chủ yếu là những người cao tuổi trong làng. Họ là người còn giữ lại những bí quyết của các nghề gia truyền ấy. Đồng thời, phải mở lớp truyền nghề để các nghệ nhân truyền lại cho thế hệ trẻ. Khi những sản phẩm thủ công này ra đời thì phải liên hệ với nơi tiêu thụ. Có thể từ đan gùi đi rẫy chuyển sang đan các loại gùi nhỏ có tính chất trưng bày hoặc một số sản phẩm đan lát khác dùng làm hàng lưu niệm mang nét đặc trưng riêng của đồng bào Cơ Tu.

Ngoài ra, cần xây dựng các làng nghề truyền thống hay các xưởng dệt chuyên làm những sản phẩm sẵn hay theo đơn đạt hàng của khách du lịch. Khuyến kích nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu mang lại hiệu quả nhiều mặt, cả kinh tế lẫn xã hội và văn hóa. Về kinh tế, khi ngành nghề này phát triển sẽ nâng dần mức chi tiêu của khách góp phần đáng kể trong thu nhập của người dân. Về xã hội, nó tạo ra công ăn việc làm, giải quyết một vấn nạn của xã hội. Về văn hóa, nó cũng cố thêm vốn quý của bản sắc dân tộc, tạo nên nét đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc Cơ Tu.

3.2.1.3. Phục hồi các lễ hội truyền thống của người Cơ Tu Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

Hiện nay, số lần tổ chức lễ hội trong năm của đồng bào Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Nam còn thưa thớt do thiếu nguồn kinh phí tổ chức. Để các lễ hội diễn ra nhiều hơn nhưng không lãng phí cần có sự đầu tư của các cấp chính quyền nhằm tạo điều kiện cho đồng bào tổ chức lễ hội mang màu sắc văn hóa tộc người để thu hút được nhiều khách du lịch đến với huyện nhà hơn. Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, liên hoan văn nghệ không những giữa người Cơ Tu với nhau mà phải giao lưu vời các dân tộc khác, đặc biệt là người Kinh, tổ chức các trò chơi dân gian cũng cần được tổ chức thường xuyên hơn.

Trên đây là một số giải pháp khả thi cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Nam. Những giải pháp ấy được tiến hành một cách từ từ, lâu dài, không phải một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà cần phải có sự phối hợp một các chặt chẽ giữa đồng bào với các bộ địa phương và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, một thực trạng cấp bách là sự mai một ngày càng nhiều các giá trị văn hóa truyền thống thì công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy không thể là việc làm từ từ mà là vấn đề cần kíp, cần phải tạo điều kiện thời gian, phương tiện, trang thiết bị, đó là các giải pháp tình huống. Trước mắt, các cán bộ địa phương và các cấp chính quyền có trách nhiệm tiến hành ngay công tác khảo sát, đánh giá các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu, trên cơ sở đó có kế hoạch sưu tầm ghi chép bằng các hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi vào sổ sách, sau đó phải xử lý nhanh chóng và có hiệu quả, có thể lưu trữ lại tại các cơ sở chính quyền, nơi có điều kiện, thiết bị lưu trữ tốt. Phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa ở địa phương về những tri thức văn hóa của dân tộc Cơ Tu Khóa luận: Tổng quan về phong tục và lễ hội của người Cơ Tu

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Tổng quan về phát triển du lịch tại dân tộc Cơ Tu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464