Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh tại khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.1. Giới thiệu khái quát về khách sạn Tập đoàn và Khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

2.1.1. Tập đoàn Mường Thanh Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Việt Nam – Đất nước của những điều phi thường, nơi còn ẩn chứa bao giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cần khám phá. Nơi hình thành và phát triển của một thương hiệu khách sạn đậm đà bản sắc nhưng cũng không kém phần hiện đại và tươi trẻ “ Mường Thanh Hospitality”. Những năm trước khi đến với Việt Nam, các du khách nước ngoài thường thích thú và say mê với những nét văn hóa đặc trưng của một nền kinh tế văn hóa đậm chất dân tộc. Và giờ đây chúng ta có thêm một giá trị, một thương hiệu nữa để tự hào với bạn bè quốc tế – một thương hiệu có mặt trên khắp mọi miền đất nước gắn liền với nền văn hóa, di tích, di sản cũng như những mảnh đất có tiềm năng hóa rồng của quốc gia, các khách sạn thuộc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, khởi nguồn từ miền Tây Bắc – nơi bốn mùa mây phủ. Cánh chim đại bàng Mường Thanh đã vững chãi sả khắp chiều dài đất nước.

“Mường Thanh, theo tiếng Thái là Mường Trời, là vùng văn hóa Thái tiêu biểu, là một trong những cái nôi của người Thái. Chúng tôi kỳ vọng hệ thống khách sạn Mường Thanh sẽ trở thành một điểm đến, một Miền Thanh Thản Đất Trời như cái tên của nó”. Trích dẫn lời Ông Lê Thanh Thản – người sáng lập Tập đoàn.

Logo Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được cấu thành bởi 2 thành tố chính:

  • Biểu tượng : Biểu tượng đôi cánh dang rộng phóng khoáng tự do như đôi cánh đại bàng, loài chim được mệnh danh là vua của bầu trời, tượng trưng cho tự do và sự dũng mãnh, kết hợp những nét mềm mại thanh hã như cánh chim Phượng Hoàng trong truyền thuyết, tất cả thể hiện một nội lực hưng vượng và niềm tự hòa dân tộc của doanh nghiệp. Biểu tượng cũng thể hiện tầm vóc và sức mạnh, mong ước phát triển thịnh vượng, bay cao bay xa trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Màu vàng của biểu tượng vừa thể hiện được tính sang trọng, nét lịch lãm đặc thù của lĩnh vực kinh doanh vừa tạo ấn tượng “sáng bừng” cho Tập đoàn khách sạn Mường Thanh.
  • Phần chữ đặc trưng : Phần chữ đặc trưng bao gồm tên Mường Thanh và câu mô tả. Tên doanh nghiệp được thể hiện bằng một kiểu chữ có chân cứng cáp vừa đủ, logic hình ảnh với biểu tượng ở bên trên. Màu đen của chữ tạo thành một phần đế vừa nâng biểu tượng đôi cánh phía trên, vừa tạo sắc độ trong trẻo cho cả cụm biểu tượng. Câu mô tả được cân nhắc bằng kiểu chữ có chân đơn giản và đồng bộ với phần tên thương hiệu tạo sự hài hòa thị giác cho cả cụm biểu tượng.

Tập đoàn Mường Thanh đã phát triển bền vững thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư – Xây dựng – Du lịch giải trí và hiện nay Tập đoàn đang mở rộng sang các lĩnh vực Đào tạo, Y tế, trở thành một Tập đoàn lớn mạnh.

Năm 2015 với 35 khách sạn trải dài 30 tỉnh thành với 6912 phòng chiếm 10% tổng số phòng nghỉ của dịch vụ lưu trú và khách sạn trên toàn quốc ; 2,6 triệu lượt khách/năm; trong đó hơn 300000 lượt khách nước ngoài ; tỷ lệ chiếm dụng phòng trung bình của cả Tập đoàn là 55%. Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Năm 2016 – 2017 , khai trương 19 khách sạn mới. Mục tiêu đến năm 2018 với 50 khách sạn. Với 8700 nhân viên trong toàn Tập đoàn, Mường Thanh tự hào là hệ thống tập đoàn khách sạn có những nhân viên chuyên nghiệp đạt chuẩn lớn nhất Việt Nam, tạo công việc và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động địa phương, hàng năm đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Tập đoàn Mường Thanh đã làm tốt công tác xã hội, giành một ngân quỹ rất lớn hàng chục tỷ đồng cho công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển dân trí, phát triển tài năng cho đất nước, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp cũng được chú trọng để mỗi cá nhân đều tự hào mình là người Mường Thanh. Khi con tàu Mường Thanh tiếp tục vươn ra biển lớn, chúng ta hiểu cần một kim chỉ nan để dẫn đường và sáu giá trị cốt lõi được xây dựng để làm nhiệm vụ đó. Các giá trị cốt lõi này mang tính chất định hướng cho những quyết định và hành động không chỉ của Tập đoàn mà còn của từng con người Mường Thanh, là linh hồn của Mường Thanh xuyên suốt lịch sử từ khi thành lập đến nay.Mường Thanh hướng tới giá trị cốt lõi 3C với “ Chân thành – Cam kết – Cân bằng” . Mường Thanh đảm bảo giá trị cốt lõi 3T với “ Tôn trọng – Thích ứng – Thống nhất” . Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ mang lại nhiều cơ hội cho mỗi doanh nghiệp, nhưng cánh cửa hợp tác quốc tế rộng mở đưa tới những cơ hội, cũng mở ra muôn vàn thách thức; chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, tự lập cho mình những tiêu chuẩn cao hơn là những yêu cầu khắt khe từ ban lãnh đạo, là quyết tâm của mỗi con người Mường Tha để thương hiệu Mường Thanh chân thành hơn nữa trong tình cảm, chuyên nghiệp ơn nữa trong dịch vụ, mạnh mẽ hơn nữa trên thương trường nội địa và quốc tế, để mỗi người khách bước chân vào bất cứ khách sạn nào trong toàn hệ thống luôn cảm nhận được “ Không gian thanh thản – Tình cảm chân thành”.

Năm 2014, nhận thấy bộ nhận diện cũ không còn phù hợp với tầm vóc và sự phát triển của chuỗi khách sạn nay đã có thêm nhiều khách sạn tiêu chuẩn 4 và 5 sao. Tập đoàn khách sạn Mường Thanh tiến hành nâng cấp bộ nhận diện cho các nhóm khách sạn thành viên dựa trên đặc tính sản phẩm, cơ sở vật chất và vị trí của khách sạn, từ đó đã cho ra đời 4 phân khúc Luxury, Grand, Holiday và Mường Thanh như hiện nay.

Nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng nội địa và quốc tế, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh cung cấp cho thị trường các phân khúc trung và cao cấp khác nhau.

Tên chính thức : Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh.

Tên giao dịch : MUONG THANH GROUP.,JSC

Mã số thuế : 0106011932

Địa chỉ trụ sở : Số nhà 25, Tổ dân phố 21- Phường Him Lam – TP Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên.

Chủ sở hữu : Lê Thị Hoàng Yến

Tel : 02303 810 043

Fax : 02303 810 713

Website : muongthanh.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị là “Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Số 1 tỉnh Điện Biên – Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị” nằm ở 68 Lê Duẩn, Khu phố 9, Phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, được xây dựng và khánh thành vào ngày 05/12/2014 với tiêu chuẩn 4 sao. Hòa vào xu thế phát triển chung của đất nước cùng với sự phát triển không ngừng của ngành kinh tế khách sạn Mường Thanh đã và đang khẳng định mình trong lĩnh vực kinh doanh cả về uy tín lẫn chất lượng.

Khách sạn nằm ngay trung tâm thành phố, trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc Nam và hàng lang kinh tế Đông Tây (quốc lộ 1A và cạnh quốc lộ 9), rất thuận lợi để du khách đến thăm các địa điểm du lịch, mua sắm nổi tiếng của địa phương. Khách sạn có khuôn viên rộng , trang t iết bị mang nét riêng truyền thống của vùng Tây Bắc, không gian được bố trí hài hòa đẹp đẽ tạo sự ấm cúng riêng, có tầng hầm đỗ xe và camera giám sát an toàn mang lại sự tin tưởng cho khách khi đến với khách sạn.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn Mường Thanh là kinh doanh lưu trú và ăn uống, bên cạnh đó còn kinh doanh dịch vụ bổ sung phục vụ nhu cầu của quý khách hàng khi đến với Mường Thanh . Khách sạ có 175 phòng nghỉ được thiết sang trọng và hiện đại với 15 tầng. Trang thiết bị trong phò g được bố trí tiện nghi như tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, bồn tắm đa năng, bình nóng lạnh, điện thoại… Hệ thống nhà hàng ăn uống được khách sạn thiết kế với quy mô lớn có sức chứa từ 100 – 1000 chỗ ngồi. Tại nhà hàng có thể phục vụ các hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật…tùy theo yêu cầu của khách hàng. Khách sạn còn cung cấp các dịch vụ khác như như bồn tắm nước nóng, hồ bơi ngoài trời, dịch vụ spa, gym, phòng massage, phòng tắm hơi, sân tennis, karaoke đẳng cấp… luôn là một lựa chọn hoàn hảo dành cho du khách khi tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, mua sắm nổi tiếng của địa phương.

Với giá cả hợp lý, dịch vụ đảm bảo chất lượng, sự phục vụ nhiệt tình, hiếu khách, khách sạn Mường Thanh từ lâu đã tạo dựng được uy tín cũng sự mến mộ của khách hàng.

Tên cơ sở lưu trú du lịch : Khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị.

Tên giao dịch : Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Số 1 tỉnh Điện Biên – Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị.

Địa chỉ : 68 Lê Duẩn, Khu phố 9, Phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Tel : +84 233 389 88 88

Fax : +84 233 357 68 88

Email : info@quangtri.muongthanh.vn

Website : www.quangtri.muongthanh.vn

2.1.3. Cơ cấu tổ chức 

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của khách sạn Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Cơ cấu bộ máy quản lý của khách sạn Mường Thanh trong mỗi thời kỳ kinh doanh, khách sạn đều có một mô hình quản lý phù hợp với điều kiện, nhu cầu công việc cụ thể. Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, do số lượng khách thay đổi nên khách sạn đã có mô hình tổ chức quản lý mới phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới, mô hình này bắt đầu hoạt động từ 2014.

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc Tập đoàn về hoàn thành kế hoạch kinh doanh, quản lý tốt tài sản của tập đoàn giao phó và phát triển CBNV .

Phó giám đốc

Phó giám đốc là người hỗ trợ giám đốc điều hành khách sạn, vạch ra các mục tiêu kinh doanh, tổ chức, thực hiện các kế hoạch, thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường để có các quyết định tối ưu trong kinh doanh, xây dựng ngân sách/ kế hoạch kinh doanh để trình Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch ấy.

Nắm vững tình hình kinh doanh chung của đơn vị và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong khách sạn để phục vụ khách, đặc biệt là khách VIP, khách đoàn, khách hội nghị, hội thảo, đám cưới.

Phê duyệt các kế hoạch bồi dưỡng, quản lý, tuyển chọn, đề bạt cán bộ và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên cũng như quản lý tài sản, chất lượng phục vụ.

Bộ phận quản lý nhân sự

Bộ phận nhân sự không phụ thuộc khách hàng, không dính dáng gì đến kinh doanh nhưng nó đóng một vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả. Bộ phận này chịu trách nhiệm và thực hiện các quyết định của giám đốc về công tác văn thư, thủ tục hành chính trong kinh doanh, lao động tiền lương, chế độ bảo hiểm cho người lao động, lập kế hoạch tuyển chọn sắp xếp bố trí nhân viên, đào tạo phát triển nhân viên trong khách sạn.

Bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm ngh ên cứu, đề xuất và thực hiện chiến lược marketing. Chịu trách nhiệm liên hệ, làm việc với khách hàng tiềm năng. Quản lý việc đăng ký, đặt phòng và hủy phòng của khách.

Bộ phận kế toán

Một số khách sạn, bộ phận kế toán thực hiện hai chức năng “Cố vấn” và “Điều hành” trực tiếp. Vai trò truyền thống của bộ phận kế toán ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các bản báo cáo định kỳ về các kết quả hoạt động đạt được. Nhiệm vụ thường xuyên bao gồm việc chuẩn bảng lương, kế toán thu và kế toán chi. Chức năng này là nhiệm vụ của người trưởng phụ tá kiểm soát tài chính. Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Ngoài ra bộ phận kế toán còn có chức năng liên quan đến các lĩnh vực khác của khách sạn, đó là kế toán giá thành và kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động trong khách sạn, tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính, kế hoạch, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định hiện hành. Tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn hàng tháng, quý và năm.

Bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục lưu trú và khai báo tạm trú của khách hàng theo đúng quy định, làm thủ tục trả phòng. Kết hợp với các bộ phận có liên quan để đáp ứng các dịch vụ khách yêu cầu trong khả năng của khách sạn. Nhận thông tin khiếu nại của khách. Phối hợp với nhân viên kế toán để lập hóa đơn thanh toán.

Bộ phận nhà hàng

Chức năng chính của bộ phận nhà hàng là để phục vụ ăn uống theo đơn đặt hàng cho các thực khách của khách sạn, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và chế biến đúng yêu cầu của khách.

Bộ phận bếp

Bộ phận bếp có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn, quản lý trực tiếp bộ phận bếp; đề ra các quy chế, điều lệ, quy trình và tiêu chuẩn thao tác ăn uống ; kiểm tra đôn đốc thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc khách sạn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của bộ phận này.

Bộ phận buồng phòng

Bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn, điều hành hoạt động kinh doanh lưu trú, chịu trách nhiệm điều hành quản lý trực tiếp đối với bộ phận phòng, buồng. Phó giám đốc phải nắm được tình trạng phòng và dự tính số phòng cho thuê trong tuần, tháng, nhận các thông tin từ các tổ chức gửi khách, liên hệ với khách hàng nếu xảy ra các khiếu nại.

Khách đăng ký phòng phải được tiếp nhận, tình hình phòng trống, phòng có khách phải được cập nhật hằng ngày. Khách phả được trả lời ngay qua thư từ hoặc qua điện thoại. Khi khách ở khách sạn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng cũng như khu vực tiền sảnh phải được bảo đảm. Nếu khách có hắc mắc gì, phải được giải quyết ngay.

Bộ phận giặt là

Bộ phận giặt là chịu trách nhiệm giặt sạch và ủi tất cả quần áo của khách, khăn màn của khách sạn và đồng phục của nhân viên. Chức năng của nó rất chuyên sâu nên ít khi những người có kiến thức về kỹ năng trong hoạt động giặt ủi lại ch yển sang các lĩnh vực hoạt động khác của khách sạn.

Bộ phận an ninh

Có trách nhiệm hướng dẫn cho khách nơi để xe, vận chuyển, mang hành lý cho khách từ khi đến cho đến khi rời khỏi khách sạn. Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung cho khách sạn, tình hình an ninh, cháy nổ của khách sạn cũng như tài sản và tính mạng của khách lưu trú.

Bộ phận kỹ thuật ( sửa chữa, bảo dưỡng )

Chịu trách nhiệm tổ chức duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, tạo điều kiện sử dụng tối đa công suất, tiết kiệm chi phí cho khách sạn.

Bộ phận IT

Chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động, bảo trì, sửa chửa hệ thống mạng nội bộ, hệ thống máy vi tính, và hệ thống phầm mềm hoạt động của khách sạn.

2.1.4. Nguồn lực của khách sạn Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

2.1.4.1. Tình hình lao động

Trong các doanh nghiệp nói chung, và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng thì nguồn lao động đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình: Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, và nguồn lực con người. Trong đó, con người có vai trò quan trọng chi phối hiệu quả sử dụng của các nguồn lực khác, do vậy, vấn đề nguồn lao động và sử dụng tiềm năng lao động của doanh nghiệp mình như thế nào cho hiệu quả luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản lý cấp cao, đặc biệt là trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.

Bảng 2.1 : Tình hình lao động của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Phân theo tính chất lao động

  • Lao động trực tiếp
  • Lao động gián tiếp

Phân theo trình độ chuyên môn

  • Đại học
  • Cao đẳng
  • Trung cấp
  • Sơ cấp
  • THPT

Phân theo trình độ ngoại ngữ

  • Bằng A
  • Bằng B
  • Bằng C

Từ số liệu trên bảng 2.1 ta thấy, số lượng lao động của khách sạn giảm qua các năm. Năm 2017 giảm so với năm 2015 là 17 người tương ứng giảm 27,5 %. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do khách sạn số lao động giữ lại những người có kinh nghiệm và năng lực tốt.

Biểu đồ 2.1 : Tình hình lao động của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị Phân theo giới tính, mặc dù xu hướng biến động qua 3 năm nhưng lao động nam vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ . Năm 2017 lao động nam giảm so với năm 2015 là 17 người tương ứng giảm 23 %, trong hi đó lao động nữ cũng giảm 12 người tương ứng giảm 32,4%. Trong khách sạn, lao động am được bố trí làm việc ở các bộ phận đòi hỏi có sức khỏe, mang tính kỹ thuật như bảo trì, bảo vệ, IT, đầu bếp, lái xe… còn lao động nữ tập trung nhiều ở bộ phận đòi hỏi sự k éo léo, cẩn thận, tính hấp dẫn trẻ trung như lễ tân, bàn, buồng, bếp, nhà hàng… Kiên trì, nhẫn nại, ôn hòa là ưu điểm của lao động nữ và ưu điểm này rất phù hợp với nghề phục vụ khách sạn. Vì vậy, khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị đã lựa chọn số lao động nam và số lao động nữ không chênh nhau quá lớn, nhằm đảm bảo tính tương trợ lẫn nhau, đem lại hiệu quả và chất lượng công việc cao hơn.

Kinh doanh khách sạn là một ngành mà tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động bởi vì các loại hình dịch vụ trong khách sạn rất phong phú và đa dạng. Do đó, theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao 97,2% còn lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp 2,8%. Tuy nhiên, số lượng lao động gián tiếp của khách sạn ít thay đổi, sự giảm sút lao động chủ yếu là giảm lao động trực tiếp. Trừ một số lao động nhỏ không trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách, còn lại do tính chất và đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là con người nên bộ phận lao động trực tiếp tập trung hầu hết ở các bộ phận lễ tân, thu ngân, kế toán, buồng, bàn, bếp, kỹ thuật và bảo vệ. Lực lượng lao động này là những người trực tiếp thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho du khách. Bộ phận lao động gián tiếp ở khách sạn thường tập trung ở bộ Giám đốc và Nhân sự.

Chất lượng lao động của khách sạn ngày càng được nâng cao, năm 2015 có 47 người đạt trình độ đại học chiếm 33,1%, đến năm 2017 có 52 người chiếm 50,5% , tăng 5 người so với năm 2015 tương ứng tăng 10,6%. Những lao động này được bố trí ở những bộ phận quan trọng, có sự tiếp xúc với khách hàng, chủ yếu ở bộ phận hành chính, bộ phận kế toán, bộ phận lễ tân, bộ phận buồng và bộ phận bàn hoặc những những người nằm trong ban lãnh đạo của khách sạn như Giám đốc, Phó Giám đốc và Nhân sự. Điều đáng chú ý nhất ở đây là song song với sự tăng lên của trình độ lao động thì số lao động phổ thông giảm dần. Những lao động này được khách sạn bố trí những công việc giản đơn và không đòi hỏi nhiều về trình độ. Qua đó, chứng tỏ rằng khách sạn đã chú ý đến công tác nâng cao trình độ cho nhân viên.

Ngoài ra, trong hoạt động du lịch nhân viên phải tiếp xúc với nhiều du khách nước ngoài vì vậy đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định và có thể sử dụng nhiều thứ tiếng. Tại khách sạn năm 2015, trình độ ngoại ngữ của lao động không ngừng được nâng cao: lao động có trình độ đại học ngoại ngữ chiếm 90%, có bằng A chiếm 98,6%, có bằng B chiếm 0,7% và có bằng A chiếm 0,7%. Điều này cho thấy khách sạn đã tập trung đào tạo và tuyển dụng những lao động có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, lao động của khách sạn chủ yếu chỉ biết sử dụng 1 ngoại ngữ là tiếng Anh, còn số lượng lao động biết sử dụng 2 ngoại ngữ trở lên ( Nhật, Pháp, Trung…) rất ít.

Nhìn chung, trong những năm qua khách sạ đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng và bố trí lao động tương đối hợp lý, tạo ên sự phối hợp nhịp nhàng, đưa

hoạt động của các bộ phận vào quỹ đạo thống nhất, đáp ứng kịp thời việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của ngành Du lịch.

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Để tiến hành hoạt động kinh doanh được , doanh nghiệp cần phải nắm giữ một số vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh khách sạn vốn có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển và tồn tại của khách sạn. Bên cạnh đó, vốn còn là yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, do đó việc bảo toàn vốn và phát triển vốn luôn luôn là mục tiêu quan trọng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị.

Khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị là một doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh nhiều loại hình hoạt động dịch vụ khác nhau như dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí… trong đó khách sạn thực hiện chức năng chính là kinh doanh lưu trú. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn qua 3 năm từ 2015 đến 2017 được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

2017 có sự biến động theo xu hướng giảm đi, tro g đó năm 2017 giảm so với năm 2015 là 4,699 triệu đồng tương ứng giảm 1,34%. Sự biến động về tổng tài sản ở trên là do khách sạn có sự biến động lớn cả về tài sản lưu động và ài sản cố định.

TSLĐ của khách sạn chiếm tỉ trọng khá nhỏ so với TSCĐ ( dưới 30 % trong tổng tài sản) , TSLĐ của khách sạn bao gồm : tiền mặt, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa….Dùng cho quá trình phục vụ khách hàng và chế biến món ăn. Đó là do đặc trưng của kinh doanh dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chính diễn ra đồng thời nên hàng tồn kho chỉ có ở các hoạt động phụ kèm theo như bia , rượu, thuốc lá… giá trị nguyên vật liệu nhà bếp phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, giá trị công cụ dụng cụ, vật tư có giá trị không lớn. Năm 2015 TSLĐ là 73,077 triệu đồng chiếm 20,81%. Năm 2016 tăng lên 101,530 triệu đồng, chiếm 28,08%. Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 28,453 triệu đồng. TSLĐ năm 2017 giảm nhiều so với năm 2016, tuy nhiên vẫn còn tăng so với năm 2015 là 8,342 triệu đồng tương ứng tăng 11,42%.

Do đặc trưng của khách sạn là kinh doanh dịch vụ du lịch nên TSCĐ không chỉ phục vụ kinh doanh đơn thuần mà còn tham gia vào quá trình kinh doanh như nhà cửa, sân vườn, phòng , xe cộ, vật dụng trong phòng như bàn ghế, tủ, giường,…. Vì thế mà ta thấy TSCĐ của khách sạn luôn chiếm tỉ lệ cao ( chiếm trên 70%), tuy nhiên TSCĐ lại có xu hướng giảm, đây chính là lí do TSCĐ đã hao mòn qua các năm đi vào khai thác kinh doanh. Cụ thể, năm 2015 TSCĐ là 278,083 triệu đồng chiếm 79,19%. Năm 2016 là 260,045 triệu đồng chiếm 71,92% . Năm 2017 là 265,042 triệu đồng chiếm 76,50% , giảm 13,041 triệu đồng hay giảm 4,69% so với năm 2015.

Về nguồn vốn

Cùng với sự biến động về tài sản thì nguồn vốn của khách sạn cũng đã có sự biến động lớn qua 3 năm. Ta thấy nguồn vốn của công ty được tạo bởi hai nguồn chính là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao tổng nguồn vốn ( khoảng 88,13%). Đây là dấu hiệu chứng tỏ tình trạng tài chính ổn định của khách sạn, điều này phần nào cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của khách sạn. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2016 và năm 2017 có xu hướng giảm rõ rệt. So với năm 2015 thì năm 2017 giảm 25,102 triệu đồng tương ứng giảm 1,09%.

Vốn chủ sở hữu năm 2015 là 309,477 triệu đồng chiếm 88,13%. Năm 2016 là 272,700 triệu đồng chiếm 75,42%. Năm 2017 là 284,375 triệu đồng chiếm 82,08% giảm so với năm 2015 là 25,102 triệu đồng tương ứng giảm 1,09%.

Ngoài ra, nợ phải trả của khách sạn không ngừng tăng lên và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2016 vì nguồn vốn chủ sở hữu hưa đảm bảo đủ vốn kinh doanh nên khách sạn phải đi vay ngân hàng. Nợ phải trả năm 2017 có giảm đi so với năm 2016 nhưng vẫn cao hơn năm 2015 là 20,403 triệu đồng tương ứng tă g 48,95%, do vậy đã làm giảm đi nguồn lợi nhuận đáng kể để trả lãi vay ngân hàng. Đây là mộ biểu hiện xấu trong kinh doanh, khách sạn cần có kế hoạch để giảm nhẹ gánh nặng nhằm nâng cao lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

2.1.4.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Bảng 2.3 : Tình hình cơ sở vật chất – kỹ thuật của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị đã được xếp hạng “bốn sao” ngay từ những ngày đầu thành lập, đó là một sự phấn đấu không ngừng của khách sạn. Hiện nay, khách sạn có 172 phòng với 270 giường bao gồm 5 loại phục vụ cho từng loại khách khác nhau. Đặc biệt, k ách sạn còn có phòng dành riêng cho người tàn tật. Trang thiết bị hiện đại, tiện nghi và trang nhã trang mang nét riêng truyền thống của vùng Tây Bắc, không gian được bố trí hài hòa đẹp đẽ tạo sự ấm cúng riêng biệt.

Trong hệ thống nhà hàng và quầy bar, tất cả các thiết bị đều được mua mới. Với một nhà hàng Cửa Tùng có thể phục vụ 450 hách, một phòng ăn Vip phục vụ được 50 khách phù hợp với các buổi gặp gỡ hay ngày kỉ niệm. Có 3 phòng họp ( Hoàng Phong – Đại Phong – Nam Phong ) có thể phục vụ 300 khách. Có 4 hội trường lớn có thể tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo lớn, trong đó 3 ội rường Thiên An – Trường An – Phước An có sức chứa lên đến 1000 khách. Ngoài ra, khách sạn còn tổ chức tiệc cưới với sức chứa là 700 khách. Có một hồ bơi rất đẹp nằm giữa tòa nhà có thể đáp ứng được yêu cầu của khách.

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung, khách sạn có 1 mặt bằng cho thuê là trung tâm mua sắm ( siêu thị ), có 1 phòng massage, 1 phòng tập thể hình ( gym), tennis, karaoke…Ngoài ra, khách sạn có 3 xe oto dùng để phục vụ khách và đưa đón cán bộ lãnh đạo cũng như phục vụ công việc khách sạn khi cần thiết.

Qua đó ta thấy rằng, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn rất tốt. Trong 3 năm qua, mặc dù số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật không tăng đáng kể , nhưng chất lượng ngày càng được nâng cao hơn có khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Nhờ vào diện tích rộng, khách sạn có một bãi đỗ ở dưới tầng hầm ( diện tích là 4.003m2 ) , có camera giám sát và bảo vệ trực nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn khi giữ xe, không gian rộng rãi, thoáng mát, không lo mưa hay nắng nên đã làm khách hàng rất hài lòng và yên tâm khi đến với khách sạn. Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

One thought on “Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

  1. Pingback: Khóa luận: Hoạt động kinh doanh tại khách sạn Mường Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464