Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh tại khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn

2.2.1. Dịch vụ lưu trú Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Mục tiêu của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị là thực hiện dịch vụ lưu trú cho khách trong nước và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu của khách về nhà nghỉ. Để thỏa mãn nhu cầu lưu trú cho khách hàng, khách sạn đã xây dựng hệ thống phòng nghỉ với nhiều mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn, để phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi khách. Hiện nay, khách sạn có 175 phòng được chia làm 5 loại với 270 giường cùng đội ngũ nhân viên phục vụ ở các bộ phận phòng, lễ tân, kỹ thuật, bảo vệ…năng động, trách nhiệm, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Bảng 2.4 : Cơ cấu phòng ngủ của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Phương hướng : thành phố 01 giường

( Nguồn : Bộ phận Buồng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Nhu cầu thiết yếu của khách là đi du lịch và khách đi công tác chính là nhu cầu lưu trú, hiện nay tổng số phòng của khách sạn là 175 phòng được bố trí từ tầng 5 đến

tầng 15 của khách sạn. Hệ thống phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ tiện nghi tạo cho khách cảm giác yên tâm khi lưu trú tại khách sạn. Các phòng nghỉ của khách sạn được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại như điều hòa nhiệt độ, tivi, minibar, phòng tắm có vòi hoa sen, bình tắm nước nóng lạnh, ban công, ngoài ban công có trang trí nhiều chậu hoa cây cảnh tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu như ở nhà.

Do khách sạn mới được xây dựng nên trang thiết bị tiện nghi hiện đại phù hợp với thị trường hiện nay. Đặc biệt là trang thiết bị trong phòng khách vừa hiện đại vừa mang đậm chất truyền thống dân tộc Mường Việt Nam. Khi khách đến lưu trú như được hòa mình vào dân tộc Mường, cùng nhìn lại những nét đẹp của người Mường. Khách sạn Mường Thanh cũng như bao khách sạn khác được bố trí những chế độ ưu đãi. Khi khách lưu trú dài ngày hay khách quen với bảng trả phòng khách sạn từ 12h đến 4h là rất đông.

Phòng Deluxe

Đây là loại phòng phổ biến nhất trong khách sạn, chiếm 155 phòng trong khách sạn. Với diện tích các phòng như sau: Deluxe Twin là 32m², Deluxe King là 27m², Deluxe Triple là 42m² được trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống rèm cửa, chăn ga gối nệm được lựa chọn chu đáo, trang thiết bị hài hòa, phòng có bàn làm việc, một điện thoại quốc tế, danh bạ điện thoaị, tủ đựng quần áo, tủ lạnh mini trong có chứa rất nhiều đồ uống giải khát, dép, máy sấy tóc, giỏ hoa, gạt tàn thuốc lá, tivi màu LCD Plasma với hệ thống điều khiển từ xa kết nối truyền hình cáp quốc tế, miễn phí internet tốc độ cao, nước khoáng, trà và café, phòng tắm hiện đại có vòi hoa sen và bình nóng lạnh, bồn rửa mặt và các dụng cụ vệ sinh cá nhân ( như lược, khăn tắm, khăn mặt, dầu gội đầu, sữa tắm, bàn chải đánh răng và kem đánh răng, túi vệ sinh, mũ tắm, dao cạo râu, bông ngoáy tai,..) đều sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách.

Phòng Suite

Khách sạn có 20 phòng Suite với hướng nhìn vào toàn cảnh thành phố rất đẹp, có ban công tiện cho khách ngắm cảnh. Trang thiết bị giống như phòng Deluxe nhưng có thêm két an toàn, máy pha café, kem dưỡng da, áo choàng tắm, bồn tắm, bàn ghế hiện đại và quý khách thường được uống miễn phí một số đồ uống và hoa quả tươi. Khi lưu trú phòng này khách thường được hưởng rất n iều ưu đãi và ngắm cảnh rất hợp với những khách đang đi nghỉ dưỡng, du lịch.

Qua đó, ta thấy khách sạn kinh doanh dịch vụ lưu trú với quy mô vừa phải nhưng đảm bảo tính linh hoạt, thống nhất. Với số lượng 175 phòng luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách, làm tăng sự hài lòng, tạo sự hấp dẫn cho khách đến 1 lần lại muốn đến lần sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

2.2.2. Dịch vụ ăn uống

Nhà hàng

Ngoài dịch vụ lưu trú, khách sạn còn rất chú trọng đến dịch vụ ăn uống. Có rất nhiều đầu bếp giỏi, tay nghề cao, chế biến các món ăn đa dạng, phong phú hợp với khẩu vị quý khách hàng. Doanh thu từ dịch vụ này rất cao. Giám đốc đã chú trọng đầu tư, nâng cấp trang thiết bị để phục vụ khách tốt hơn, có nhà hàng rộng rãi, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp, mang đồng phục người Mường trang nhã, lịch sự, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện. Khách sạn phục vụ nhiều loại tiệc :

  • Phục vụ tiệc Âu Á : Nằm ở tầng 2 của khách sạn, với sức chứa là 450 khách, sự kết hợp tinh tế giữa không gian ấm cúng và cách bài trí hiện đại cùng những món ăn mang phong cách Á Âu chính là điểm nhấn của nhà hàng Cửa Tùng.
  • Phục vụ tiệc ngồi, tiệc đứng
  • Phục vụ điểm tâm sáng
  • Phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị liên hoan : Nằm ở tầng 3 của khách sạn, với hệ thống hội trường lớn, sức chứa khoảng 1000 khách, thiết kế sang trọng nhằm phục vụ các sự kiện hội họp, gặp mặt, tiệc cưới, khách sạn cung cấp những dịch vụ tốt nhất và thực đơn ngon nhất để tạo nên những sự kiện lớn của khách được thành công và ý nghĩa nhất.
  • Phục vụ theo thực đơn đặt trước
  • Phục vụ riêng lẻ, phục vụ lưu động
  • Phục vụ phòng ăn VIP : Nằm ở tầng 2 của khách sạn, với sức chứa 50 khách, bàn ăn được thiết kế theo kiểu bàn tròn, quây quần lại tạo cảm giác sum vầy, ấm cúng. Hệ thống phòng ăn VIP mang đến những trải nghiệm dịch vụ riêng biệt và yên tĩnh, phù hợp cho những buổi gặp gỡ đối tác, ngày kỉ niệm của cá nhân hoặc công ty.
  • Trong khách sạn bộ phận này làm việc theo quy trình riêng biệt kết hợp với bộ phận lễ tân để chào bán, chế biến những món ăn hợp khẩu vị theo yêu cầu của khách.
  • Trà Lộc Bar : Mang đến không gian sang trọng và thư giãn dành cho một buổi tối lãng mạn hay gặp gỡ bạn bè bên những ly cocktails và đồ uống tuyệt hảo. Sức chứa: 50 khách
  • Carroll Bar : Thưởng ngoạn vẻ đẹp của toàn thành phố với không gian thơ mộng từ tầng cao nhất của khách sạn, mang đến một trải nghiệm khác biệt về thành phố Đông Hà. Sức chứa : 300 khách.

Bảng 2.5: Cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

2.2.3. Dịch vụ thuê phòng họp, hội nghị, hộ thảo Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Để đáp ứng từng nhu cầu, thị hiếu riêng của khách hàng, khách sạn đã thiết kế các phòng hội thảo với diện tích và không gian đa dạng. Với bề dày kinh nghiệm tổ chức hội nghị, tiệc sau hội thảo, tiệc cưới, cùng sự hỗ trợ của cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, khách sạn luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Khu vực dành riêng cho hội nghị, hội thảo với diện tích 200m², nằm ở tầng 3 của khách sạn, có sảnh chờ rộng rãi để đăng ký khách và giải khát giữa giờ. Có 3 phòng họp, 2 phòng hội nghị và 2 phòng hội thảo. Sự cách âm giữa các phòng rất tốt, có phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng biệt.

Dịch vụ phục vụ họp, hội nghị, hội thảo giành cho các tổ chức với các tiện nghi phòng họp sang trọng , hấp dẫn như bàn ghế, micro, đèn điện các loại, máy chiếu, màn chiếu. Trang thiết bị văn phòng phục vụ hội thảo, các trang thiết bị phục vụ hội nghị đầy đủ, sang trọng. Có hệ thống âm thanh hoàn hảo , hệ thống chiếu sáng có tính thẩm mỹ và điều chỉnh được độ sáng, khuyến khích có hệ thống thiết bị họp trực tuyến, sức chứa lớn thỏa mãn nhu cầu của khách ( gần 300 người ).

Ngoài ra, phòng hội nghị còn được trang thiết bị phục vụ dịch thuật ít nhất bốn ngôn ngữ. Với phòng hội nghị 200 ghế có phòng phiên dịch, và phòng hội nghị 300 ghế có thiết bị dịch thuật.

Phòng họp Hoàng Phong – Đại Phong – Nam Phong :

Bảng 2.6 : Phòng họp Hoàng Phong – Đại Phong – Nam Phong

Các tiện ích đi kèm :

  • Bàn ghế theo yêu cầu của khách hàng
  • Bút, giấy ( 1 bộ / 1 người )
  • Nước khoáng ( 1 chai / 1 người )
  • Bảng trắng, bút, bảng lật
  • Màn hình chiếu
  • Hệ thống điều hòa
  • Microphone
  • Hoa tươi trang trí
  • Hội trường Thuận Châu :

Bảng 2.7 : Hội trường Thuận Châu

Các tiện ích đi kèm :

  • Bàn ghế theo yêu cầu của khách hàng
  • Bút, giấy ( 1 bộ / 1 người )
  • Nước khoáng ( 1 chai / 1 người )
  • Bảng trắng, bút, bảng lật
  • Màn hình chiếu
  • Hệ thống điều hòa
  • Hệ thống micro
  • Hoa tươi trang trí

Tính sang trọng và tiện dụng trong phòng họp sẽ đem lại sự hài lòng, ấn tượng sâu sắc chỉ có riêng trong dịch vụ bổ sung của khách sạn.

2.2.4. Dịch vụ tiệc cưới

Tại không gian ấm cúng của khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị, dù bạn đang mơ ước đến một không gian cưới truyền thống, lãng mạn hay hiện đại trẻ trung, hệ thống sảnh tiệc cưới của khách sạn sẽ cung cấp những bài trí phù hợp, thực đơn phong phú dành cho ngày trọng đại của bạn. Nằm ở tầng 3 của khách sạn, với sức chứa 700 khách, trung tâm hội nghị tiệc cưới của khách sạn Mường Thanh Quảng Trị sẽ là nơi lý tưởng để tổ chức tiệc cưới trọn vẹn, sang trọng, lịch lãm và rực rỡ nhưng không làm mất đi sự ấm áp, gần gũi dành cho các đôi uyên ương.

2.2.5. Dịch vụ bổ sung Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Ngoài những dịch vụ cơ bản mà khách sạn Mường Thanh cung cấp, khách sạn còn cung cấp các dịch vụ bổ sung như :

  • Điện thoại
  • Đánh thức khách
  • Chuyển hành lý cho k ách
  • Có giá để báo, tạp chí tại sảnh lễ tân
  • Giữ tài sản quý và hành lý cho khá h
  • Dịch vụ bán hàng ( quầy hàng hóa, lưu niệm )
  • Dịch vụ văn phòng
  • Internet
  • Thông tin
  • Bưu chính
  • Thu đổi ngoại tệ
  • Dịch vụ đặt chỗ, mua vé phương tiện vận chuyển, tham quan
  • Nhận đặt tour và các chương trình hoạt động giải trí du lịch
  • Dịch vụ dịch thuật ( dịch cabin có hệ thống thiết bị nghe dịch )
  • Dịch vụ giặt là
  • Giặt khô, là hơi lấy ngay
  • Phòng tập thể hình
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Câu lạc bộ giải trí, thể thao
  • Trà Lộc Bar
  • Carroll Bar
  • Bể bơi
  • Sân tennis
  • Chăm sóc sắc đẹp
  • Cắt tóc thẩm mỹ
  • Phòng xông hơi
  • Phòng xoa bóp
  • Trông giữ trẻ
  • Dịch vụ phục vụ người khuyết tật
  • Phòng y tế có bác sĩ trực
  • Tivi bắt được nhiều kênh quốc tế và có kênh của khách sạn.

2.3. Doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

2.3.1. Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn

Doanh thu hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị qua 3 năm 2015 – 2017 được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8 : Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

( Nguồn : Phòng kế toán của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Qua bảng 2.8 cho thấy tổng doanh thu của khách sạn có sự biến động khá ổn định qua các năm. Năm 2016 tăng nhanh so với năm 2015, đến năm 2017 có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, so với năm 2015 thì năm 2017 vẫn tăng là 6,700 triệu đồng tương ứng tăng 26,54%.

Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu lưu trú và doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của khách sạn qua các năm. Doanh thu lưu trú chiếm khoảng trên 60 %, còn doanh thu ăn uống chiếm khoảng trên 25%.

Ngoài dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, khách sạn còn có dịch vụ bổ sung như massage, karaoke, dịch vụ văn phòng, thể hình, bơi….ngày càng tăng. Năm 2017, doanh thu bổ sung tăng so với năm 2015 là 649 triệu đồng (tăng 12,94%). Đây là tín hiệu tốt bởi vì nó sẽ là doanh thu tiềm năng trong tương lai của ngành kinh doanh du lịch.

Để hiểu rõ hơn về doanh thu của khách sạn, chúng ta đi sâu nghiên cứu doanh thu của hoạt động dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.

2.3.2. Doanh thu lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Về công suất sử dụng phòng

Công suất sử dụng phòng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị qua 3 năm (2015 -2017) được thể hiện ở bảng 2.9

Bảng 2.9. Công suất sử dụng phòng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Với công suất sử dụng phòng chưa đến 50%, khách sạn cần nghiên cứu đổi mới và tìm mọi biện pháp để tăng công suất sử dụng phòng vì công suất sử dụng phòng càng cao chứng tỏ tài sản cố định tr ng khách sạn được sử dụng có hiệu quả, đồng thời mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Công suất sử dụng phòng chịu sự ảnh hưởng của 2 nhân tố cơ bản đó là tổng lượt khách và thời gian lưu trú bình quân. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, chúng ta xem xét số liệu bảng 2.10.

Bảng 2.10. Lượt khách và thời gian lưu trú bì h quân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Tổng lượt khách

Do hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn được tổ chức nhằm phục vụ cho các đối tượng khách khác nhau, vì vậy tổng lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công suất sử dụng phòng của khách sạn.

Qua bảng số liệu về lượt khách đến khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị trong 3 năm 2015, 2016 và 2017. Kết quả về tổng lượt khách cho thấy khách đến lưu trú tại khách sạn là tương đối nhiều. Năm 2015 là 38466 lượt khách, năm 2016 tổng lượt khách có xu hướng tăng lên là 45404 lượt khách và năm 2017 giảm đi còn 37320 lượt khách.

Nguyên nhân khách quan làm lượt khách đến khách sạn biến động qua các năm là do Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Với vị trí quan trọng: nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, gần với h i cửa khẩu quốc tế là Lao Bảo và Là Lay nên có nhiều ưu thế hơn so với các đô thị khác trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt nằm ở vị trí trung độ của cả nước, giao điểm của hai trục đường bộ Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9, vì vậy, Đông Hà là điểm dừng chân của khách du lịch khi đến Quảng Trị để khởi phát đi các tuyến du lịch trong toàn tỉnh.

Ngoài ra, khách sạn còn tổ chức tour du lịch để thu hút lượng khách đến khách sạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và giới thiệu thương hiệu khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị đến với du khách trong nước và quốc tế, khách sạn đã tập trung chú trọng đến thái độ, phong cách phụ vụ của nhân viên đồng thời tích cực tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đạ chúng như báo chí, truyền hình, các hội nghị, hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, số lượt khách đến khách sạn chưa sử dụng khai thác hết công suất sử dụng phòng của khách sạn và có chiều hướng giảm so với 2 năm qua. Năm 2017 giảm so với năm 2015 là 1146 lượt khách tương ứng giảm 2,98%. Do vậy, khách sạn cần có những giải pháp hữu hiệu để thu hút số lượt khách đến lưu trú tại khách sạn ngày càng nhiều hơn.

Thời gian lưu trú bình quân

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy thời gian lưu trú bình quân của khách sạn có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Thời gian lưu trú bình quân năm 2017 tăng so với 2015 là 0,03 ngày/lượt khách tương ứng tăng 1,97%. Từ đó ta thấy tổng lượt khách giảm, thời gian lưu trú bình quân tăng nhưng chưa cao nên đã có những ảnh hưởng làm tác động đến công suất sử dụng phòng của khách sạn. Vì vậy, trong thời gian đến khách sạn cần có biện pháp tăng tổng lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn.

Về giá phòng bình quân

Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị có hệ thống phòng ngủ gồm nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách khi đến Quảng Trị. Cơ cấu phòng ngủ của khách sạn được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Cơ cấu phòng ngủ của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

( Nguồn : P òng lễ tân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Qua bảng cho thấy khách sạn có 175 phòng ngủ và qua 3 năm đều không biến động. Căn cứ quy mô, thứ hạng và đặc điểm hoạt động của mỗi khách sạn mà phân chia phòng ngủ thành nhiều loại phòng với  ác tên gọi khác nhau. Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị hiện có 5 loại phòng ngủ xếp theo thứ hạng với mức giá từ thấp đến cao gồm Deluxe Win, Deluxe King, Deluxe Triple, Executive Suite và Presidential Suite. Trong tổng số các loại phòng  ói trên thì Deluxe King chiếm tỷ trọng cao nhất 44,57%. Loại phòng này nằm ở nhữ g tầng cao của khách sạn với diện tích 27m2/phòng và có tầm nhìn toàn cảnh thành phố Đông Hà. Số lượng phòng Deluxe Twin chiếm tỷ trọng  cao thứ 2 là 33,14% trong  ổng số các loại phòng và không thay đổi qua 3 năm.

Bên cạnh Deluxe Twin và Deluxe King, khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị còn có các loại phòng hạng sang với mức giá cao hơn trong đó Deluxe Triple và Executive Suite đều chiếm tỷ trọng 10,86% và Presidential Suite chiếm 0,57%. Những loại phòng này có diện tích rộng với trang thiết bị nội thất mới, hiện đại và đạt tiêu chuẩn hơn. Tuy nhiên, tất cả các phòng đều có sự giảm giá qua các năm nhằm thu hút khách hàng đến với khách sạn nhiều hơn ( vì khách sạn mới thành lập ).

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng để đánh giá doanh thu lưu trú của khách sạn với cơ cấu phòng ngủ như trên, thì giá phòng bình quân là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng cần xem xét.

Giá phòng bình quân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị được thể hiện ở bảng 2.12 :

( Nguồn : Phòng lễ tân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Qua bảng 2.12 ta thấy giá bình quân một phòng ngủ của khách sạn có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Nguyên nhân của sự biến động này là do vào năm 2016 và năm 2017 khách sạn đã thực hiện nâng cấp, trang bị một số thiết bị mới, hiện đại, đồng bộ cho các phòng ngủ, bên cạnh đó giá cả một số vật tư, công cụ dụng cụ lao động… trên thị trường tăng lên. Vì vậy khách sạn đã quyết định nâng mức giá lên cao so với năm

2015 để tăng doanh thu lưu trú nhằm bù đắp chi phí và có lợi nhuận.

2.3.3. Doanh thu ăn uống và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ăn uống Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn đóng một vai trò quan trọng vì không những tạo ra nguồn thu mà còn thể hiện khả năng kinh doanh của khách sạn. Số liệu bảng 2.13 cho thấy doanh thu ăn uống của khách sạn có xu hướng biến động qua 3 năm.Doanh thu ăn uống năm 2016 tăng so với năm 2015 và vẫn không hề giảm ở năm 2017, So với năm 2015 thì doanh thu năm 2017 tăng là 1,620 triệu đồng tương ứng tăng 21,18%.

Doanh thu ăn uống của khách sạn thu được từ việc tổ chức phục vụ các món ăn thức uống cho khách du lịch, hội nghị và dịch vụ cưới hỏi.

Trong tổng doanh thu ăn uống thì doanh thu từ k ách du lịch là chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90%, doanh thu hội nghị và cưới hỏi chiếm tỷ trọng thấp ( chỉ khoảng 4 – 5%). Để hiểu rõ về doanh thu ăn uống của khách sạn chúng ta đi vào nghiên cứu doanh thu của các hoạt động này.

Bảng 2.13. Biến động doanh thu dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh –

Doanh thu từ phục vụ ăn uống cho khách du lịch

Khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách du lịch bao gồm cả khách lưu trú và khách không lưu trú tại khách sạn dưới các hình thức khác nhau như tiệc cưới, phòng ăn Vip, nhà hàng, ăn theo suất và tiệc Buffet. Doanh thu từ phục vụ ăn uống cho khách du lịch có sự biến động qua các năm. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 1,568 triệu đồng tương ứng tăng 22,56%.

Qua bảng ở trên cho thấy khách sạn đã có những thuận lợi trong quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách du lịch, doanh thu năm 2017 tăng khá cao so với năm 2015 và tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu ăn uống cao hơn các năm. Tuy nhiên, khách sạn vẫn cần có những giải pháp để góp phần tăng doanh thu ăn uống trong những năm tới.

Bên cạnh nguồn thu từ doanh thu ăn uống cho khách du lịch, khách sạn còn thu được doanh thu ăn uống từ hội nghị và cưới hỏi.

Doanh thu từ phục vụ ăn uống cho hội nghị

Bảng 2.13 cho thấy doanh thu ăn uống của hội nghị chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng 4,41% trong tổng doanh thu ăn uống và có sự biến động qua 3 năm. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 21 triệu đồng tương ứng tăng 6,23% nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu ăn uống lại có xu hướng giảm.

Hội nghị đặt ăn uống tại khách sạn chủ yếu là hội nghị khách hàng của các ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vietcombank, AIA, Prudential hay các hội thảo khoa học về mỹ phẩm tóc của Lacei, hội nghị ngày giỗ tổ tóc. Giá bình quân cho một suất ăn của hội nghị là 160,000 đồng/suất. Mặt khác, việc tổ chức các hội nghị này không mang tính chất thường xuyên mà chỉ định kỳ 1 lần/năm nên bình quân hàng năm chỉ có khoảng 7-10 hội nghị với số lượng 300 suất/hội nghị. Ngoài ra, do mức giá cao nên đa số các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn k ông đặt tiệc tại khách sạn. Vì vậy, nguồn doanh thu đem lại hàng năm rất ít làm ảnh hưởng đến doanh thu ăn uống của toàn khách sạn.

Doanh thu từ phục vụ tiệc cưới

Qua số liệu bảng 2.13 ta thấy doanh thu cưới hỏi có xu hướng biến động qua 3 năm, chiếm tỷ trọng khoảng 4% trong tổng doanh thu ăn uống. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 31 triệu đồng tương ứng tăng 8,59%. Đây là hoạt động kinh doanh nhằm tăng nguồn thu của khách sạn và phục vụ cho người dân trong địa phương có nhu cầu cưới hỏi. Mặc dù khách sạn có mặt bằng đẹp, giao thông thuận lợi song giá cả cao so với thu nhập của người dân Đông Hà (180,000 đồng/suất). Vì thế, lượng khách đến đặt tiệc cưới hỏi tại khách sạn rất ít bình quân 14 tiệc/năm với 380 suất/tiệc. Tuy nhiên, cũng có vài tiệc lên đến 1000 suất/tiệc.

2.4. Chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

2.4.1. Chi phí và cơ cấu chi phí của khách sạn Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị là quá trình thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ nhất định trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Để đạt được những mục tiêu đó trong hoạt động kinh doanh khách sạn phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định.

Trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị, các khoản chi phí phát sinh được phân làm 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phục vụ cho hoạt động của các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển và dịch vụ bổ sung. Chi phí gián tiếp chính là chi phí quản lý phục vụ cho bộ máy quản lý của khách sạn. Do vậy, việc tính toán đúng chi phí thực tế bỏ ra sẽ giúp cho khách sạn xác định được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một công việc cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh. Tình hình chi phí của khách sạn thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Chi phí của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

( Nguồn : Phòng kế toán của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy chi phí của khách sạn có sự biến động không ổn định qua các năm. So với năm 2015 chi phí của khách sạn tăng mạnh ở năm 2016.

Năm 2017 có xu hướng giảm đi so với năm 2016 nhưng vẫn tăng cao so với năm 2015 là 2,374 triệu đồng tương ứng tăng 13,57%. Đối với khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị, chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng cao khoảng 96% trong tổng chi phí trong khi đó chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp chỉ 4%.

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh của khách sạn nên các khoản chi phí sản xuất chung gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước, điện thoại, fax, internet, công tác phí, quảng cáo, tiếp khách, đào tạo CBCNV, chi phí khác ở trong phần chi phí trực tiếp khách sạn không phân bổ và tính vào chi phí của từng loại hình dịch vụ mà tính chung cho toàn khách sạn. Như vậy, trong chi phí sản xuất chung của từng loại hoạt động dịch vụ của khách sạn không có các loại chi phí trên.

Với đặc điểm như trên nên cơ cấu chi phí trực tiếp của toàn khách sạn bao gồm chi phí tính cho từng loại hình dịch vụ và phần chi phí sản xuất chung tính cho cả 3 loại hình dịch vụ trong khách sạn. Trong tổng chi phí trực tiếp thì chi phí sản xuất chung tính cho cả 3 loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng 38%, chi phí dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng khoảng 25%, chi phí dịch vụ ăn uống chiếm khoảng 26%, các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng thấp. Các khoản chi phí trực tiếp này có sự biến động tăng ở năm 2016 và giảm ở năm 2017, nhưng nhìn chung so với năm 2015 thì năm 2017 vẫn tăng 2,374 triệu đồng tương ứng tăng 13,57%.

Khác với chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp của khách sạn có xu hướng tăng qua các năm, trong đó năm 2017 tăng so với năm 2015 là 248 triệu đồng tương ứng tăng 33,16%.

Để hiểu hơn về đặc điểm của chi phí trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ ở khách sạn và sự biến động của nó qua các năm, chú g ta đi vào nghiên cứu từng loại hình dịch vụ.

2.4.2. Chi phí dịch vụ lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Trong kinh doanh dịch vụ lưu trú, các chi phí khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị bỏ ra để thực hiện hoạt động dịch vụ bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhìn vào số liệu ở bảng 2.15 ta thấy chi phí dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng mạnh ở năm 2016. Năm 2017 giảm so với năm 2016 nhưng tăng so với năm 2015 là 846 triệu đồng tương ứng tăng 19,29%.

Số liệu ở bảng 2.15 cho thấy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 48% và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017 chi phí nhân công phục vụ trực tiếp cho hoạt động dịch vụ lưu trú tăng so với năm 2016 và năm 2015. So với năm 2015, năm 2017 tăng 709 triệu đồng tương ứng tăng 33,60%.

Bảng 2.15. Chi phí kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

( Nguồn : Phòng kế toán của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Ngoài chi phí nhân công còn có chi phí sản xuất chung phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khoảng 52% trong tổng chi phí lưu trú.

Chi phí sản xuất chung của dịch vụ lưu trú bao gồm khoản chi phí hoa hồng; vận chuyển và bốc xếp hành lý cho khách từ nhà ga, sân bay về khách sạn và ngược lại; chi phí vệ sinh buồng ngủ, hành lang; trang phục mặc khi nhân viên làm việc; chi phí mua vật dụng đặt phòng như gối, chăn, drap, màn…; công cụ lao động; chi phí sửa chữa nhỏ, bảo trì.v.v… Trong các loại chi phí trên thì khoản mục chi phí mua sắm công cụ lao động, vật dụng đặt phòng và chi phí sửa chữa nhỏ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất chung.

Khác với chi phí nhân công trực tiếp tăng đều qua các năm, chi phí sản xuất chung tăng mạnh ở năm 2016 và sang năm 2017 có xu hướng giảm. Song so với năm 2015, chi phí sản xuất chung năm 2017 tăng 137 triệu đồng tương ứng tăng 6,02%. Tất cả các khoản mục trong kết cấu chi phí sản xuất chung đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí mua trái cây, hoa và chi phí may sắm trang phục.

Do công suất sử dụng phòng tăng giảm theo từng năm nên chi phí sản xuất chung cũng có xu hướng biến động là tất yếu. Xem xét chi tiết từng khoản mục chi phí phát sinh trong chi phí sản xuất chung ta thấy khách sạn đã có xu hướng giảm chi phí bao bì, văn phòng phẩm qua các năm nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho dịch vụ lưu trú của khách sạn. iều đó chứng tỏ khách sạn đã có biện pháp trong việc tiết kiệm một số khoản chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Song khách sạn cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để tiết kiệm chi phí nhằm đem lại lợi nhuận mong muốn. Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng lao động bộ phận dịch vụ lưu trú tại khách sạn

Bên cạnh việc xem xét chỉ tiêu lao động, chi phí tiền lương của lao động hoạt động trong dịch vụ lưu trú, chúng ta cần tìm hiểu về chỉ tiêu mức đảm nhận công việc của một lao động trong một ngày tại bộ phận này như thế nào. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong kinh doanh khách sạn, quy định chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng người lao động trong bộ phận cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảng 2.16 cho thấy qua 3 năm số phòng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị không đổi nhưng số lao động lại có xu hướng giảm đi. Do vậy, mức đảm nhận công việc của một lao động trong một ngày ở bộ phận dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 0,42 phòng/lao động tương ứng giảm 10,26%.

Nguyên nhân chính dẫn đến khách sạn tăng mức đảm nhận công việc của một lao động trong một ngày ở bộ phận dịch vụ lưu trú là do tổng số lao động của khách sạn đã có sự giảm bớt, khi giảm bớt lao động mà quỹ lương của khách sạn không đổi thì việc tăng lương cho các nhân viên là điều hiển nhiên, đây là một trong những động lực để nhân viên cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình.

Ngược lại với chỉ tiêu trên, năng suất lao động của khách sạn lại có xu hướng tăng lên năm 2016 và giữ nguyên năm 2017. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 150 triệu đồng/LĐ/năm tương ứng tăng 42,25%.

2.4.3. Chi phí dịch vụ ăn uống

Các bộ phận phục vụ ăn, uống trong khách sạn thường thực hiện đồng thời nhiều chức năng như sản xuất và chế biến các món ăn, đồ uống, bán các hàng hóa được chế biến sẵn và đảm bảo điều kiện để khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Khác với dịch vụ lưu trú, để hoạt động kinh doanh ăn uống được thực hiện thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tạo ra các món ăn, thức uống là một yếu tố cơ bản trong kết cấu chi phí. Do vậy, chi phí dịch vụ ăn uống bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để thực hiện cung cấp dịch vụ cho hách du lịch.

Số liệu ở bảng 2.17 cho thấy chi phí trong k doanh dịch vụ ăn uống có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm trong đó tăng cao nhất ở năm 2016. Để hiểu rõ hơn chúng ta đi vào phân tích cơ cấu chi phí trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà khách sạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 56% trong tổng chi phí kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu để chế biến các món ăn chiếm tỷ trọng cao qua các năm trung bình trên 74%, còn thức uống chiếm tỷ trọng thấp 25%.

Bảng 2.17. Chi phí kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

( Nguồn : Phòng kế toán của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Cũng như hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, chi phí nhân công trực tiếp phục vụ cho hoạt động kinh doanh ăn uống có xu hướng tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng khoảng 22%. Năm 2017 chi phí nhân công tăng so với năm 2015 là 768 triệu đồng tương ứng tăng 71,31% ( Bảng 2.17). Mặc dù vậy năng suất lao động của bộ phận này lại có xu hướng tăng. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 3,23% (Bảng 2.18).

Bảng 2.18. Tỉ suất chi phí/doanh thu của một số khoản mục chi phí kinh doanh ăn uống của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn còn phải chi trả khoản chi phí sản xuất chung. Khác với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng thấp qua ác năm trung bình là 16%.

Về mặt giá trị cũng như về tỷ trọng ta thấy chi phí sản xuất chung có xu hướng giảm.Tuy nhiên, đi vào từng khoản mục chi phí ta thấy các khoản mục chi phí hoa hồng, vận chuyển bốc xếp, nhiên liệu, nhạc, bao bì, … vẫn có chiều hướng tăng cao so với tốc độ tăng của doanh thu ăn uống trong khi đó c i phí công cụ lao động, chi phí văn phòng phẩm và chi phí sửa chữa nhỏ lại có xu hướng giảm qua 3 năm.

2.4.4. Chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Ngoài chi phí của từng lĩnh vực hoạt động, chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn chiếm tỷ trọng khá cao (39 – 42%) trong tổng chi phí sản xuất trực tiếp của khách sạn. Vì vậy, cần thiết phải phân tích cơ cấu của loại chi phí này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Bảng 2.19. Chi phí chung của toàn khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Hướng biến động tăng qua 3 năm. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 500 triệu đồng tương ứng tăng 6,7%. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể về mặt hiệu quả thì chỉ tiêu tỷ suất chi phí trên doanh thu lại có xu hướng giảm qua 3 năm.

Trong tổng chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn thì chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình khoảng 60%, đứng thứ hai là chi phí điện, tiếp đến là chi phí khác.

Chi phí khấu hao TSCĐ của khách sạn có chiều hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2017 giảm so với năm 2016 nhưng tăng so với năm 2015 là 676 triệu đồng tương ứng tăng 16,73%.

Bảng 2.20. Tỷ suất chi phí / doanh thu của các khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Qua số liệu đã tính toán ở bảng 2.20 ta thấy để tạo ra một triệu đồng doanh thu thì năm 2017 khách sạn phải c i phí khấu hao TSCĐ ít hơn so với năm 2015 là 12,400 đồng. Như vậy, chi phí khấu hao TSCĐ của khách sạn giảm qua các năm là hợp lý. Điều này cho thấy khách sạn đã sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả.

Ngoài chi phí khấu hao TCSĐ, chi phí tiền điện chiếm tỷ trọng khoảng 15% và có xu hướng tăng qua 3 năm. Tuy nhiên, số liệu ở bảng 2.20 cho thấy, để tạo ra một triệu đồng doanh thu thì năm 2016 khách sạn chi trả tiền điện ít nhất chỉ 39,900 đồng nhưng năm 2017 khách sạn phải chi trả tiền điện hiều nhất và nhiều hơn so với năm 2015 là 3,100 đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên là do mức giá điện tăng cao ở năm 2017. Ngoài ra, do khách sạn sử dụng hệ thống điện sáng ại các phòng ngủ, sân vườn, hành lang còn lãng phí. Nguyên nhân là do khách sạn chưa lắp đặt hệ thống thiết bị tự ngắt điện khi khách rời phòng và chưa có biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện sân vườn, hành lang trong những ngày không có khách hoặc vắng khách. Vì vậy, khách sạn cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm nhằm giảm chi phí tiền điện trong quá trình hoạt động.

Khác với sự biến động không ổn định của chi phí tiền điện nêu trên, chi phí tuyên truyền quảng cáo có xu hướng giảm qua 3 năm. Chi phí này chiếm trung bình khoảng 6% trong tổng chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn. Để khai thác thị trường khách mới và thu hút lượng khách đến, khách sạn đã tích cực tổ chức tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, các hội nghị. Số liệu ở bảng 2.20 cho thấy khách sạn đã tiết kiệm chi phí tuyên truyền quảng cáo nhằm tăng lợi nhuận, cụ thể để tạo ra một triệu đồng doanh thu năm 2017 khách sạn chi trả chi phí ít hơn so với năm 2015 là 6,600 đồng. Tuy nhiên, theo chúng tôi nhận thấy việc tiết kiệm chi phí tuyên truyền quảng cáo như vậy là chưa hợp lý bởi vì chi phí thấp sẽ ảnh hưởng đến phạm vi và chất lượng quảng bá hình ảnh của khách sạn đến với các nước trên thế giới.

Từ những phân tích về doanh thu thu được và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, điều quan trọng tiếp theo là chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu hiệu quả kinh doanh mà khách sạn đạt được trong 3 năm qua.

2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

2.5.1. Kết quả kinh doanh của khách sạn

Bảng 2.21. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

  • Tổng doanh thu
  • Các khoản giảm trừ
  • Doanh thu thuần
  • Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận gộp
  • Chi phí quản lý
  • Lợi nhuận thuần  từ HĐKD
  • Lợi nhuận thuần  từ HĐTC

Số liệu ở bảng 2.21 cho thấy doanh thu và giá vốn hàng bán của khách sạn biến động không ổn định qua các năm. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp biến động theo cùng chiều hướng trên, trong đó năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015, sang năm 2017 vẫn có xu hướng tăng so với năm 2016 và cao hơn so với năm 2015 là 4,325 triệu đồng tương ứng tăng 55,82%.

Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận gộp của toàn khách sạn không thể hiện được chi tiết phần lợi nhuận gộp của từng hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển và bổ sung. Nguyên nhân là do khoản mục chi phí sản xuất chung của khách sạn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh các dịch vụ không được phân bổ và tính vào chi phí của từng hoạt động dịch vụ. Do vậy, đối với mỗi hoạt động dịch vụ kể trên khách sạn chỉ tiến hành thực hiện báo cáo nội bộ về tình hình doanh thu, chi phí và lãi của dịch vụ đó. Tập hợp tất cả những khoản lãi của 4 dịch vụ này trừ đi phần chi phí sản xuất chung tính cho toàn khách sạn sẽ được lợi nhuận gộp của toàn khách sạn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.22.

Bảng 2.22. Tình hình về lãi của các dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

CHỈ TIÊU

Tổng lãi của các DV

Lãi của DV lưu trú

Lãi của DV ăn uống

Lãi của DV bổ sung

CP SXC toàn khách sạn

Qua bảng 2.22 cho thấy trong các hoạt động dịch vụ thì lãi của dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lãi của các dịch vụ và có xu hướng biến động tăng qua các năm. Dịch vụ bổ sung cũng có chiều hướng tăng như dịch vụ lưu trú song tỷ trọng chiếm trong tổng lãi của các dị h vụ thấp. Riêng lãi của dịch vụ ăn uống có sự khác biệt với các dịch vụ còn lại khi năm 2016 giảm so với năm 2015 nhưng qua năm 2017 lại tăng mạnh với 780 triệu đồng tương đương với 26,54%.

Ngoài ra, sự biến động của chi phí quản lý theo xu hướng tăng dần qua các năm trong khi quy mô hoạt động của khách sạn tăng lên k ông đáng kể đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của khách sạn cao nhất vào năm 2017 là 11,077 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 4,077 triệu đồng tương ứng tăng 58,24%.

Mặt khác, ngoài các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung, khách sạn còn có các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính mà khách sạn thực hiện có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường có sự biến động không ổn định, năm 2017 giảm so với năm 2015 là 82 triệu đồng tương ứng giảm 77,47%. Đây là một sự biến động không đều, khách sạn cần xác định nguyên nhân để có cách khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặc dù có cả một quá trình biến động như trên nhưng lợi nhuận sau thuế của khách sạn vẫn thay đổi theo chiều hướng biến động của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế vẫn đạt cao nhất ở năm 2017 là 9,128 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 3,305 triệu đồng tương ứng tăng 56,76%.

Như vậy, từ năm 2015 đến năm 2017 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả khách sạn thu được có chiều hướng khả quan là thành quả đáng ghi nhận. Có được điều đó là nhờ vào sự nổ lực quyết tâm cao nhằm hoàn thành mục tiêu mà khách sạn đặt ra cho đội ngũ cán bộ công nhân viên khách sạn.

2.5.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

Khi xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là chỉ tiêu hết sức quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Khách sạn có lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động càng có hiệu quả, nhưng điều đó không phải luôn luôn đúng bởi vì thật sai lầm nếu chúng ta không xét nó trong mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra để có được lợi nhuận đó. Do đó, để có sự đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn chúng ta cần xem xét lợi nhuận tạo ra trong mối quan hệ với chi phí.

Bảng 2.23. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

Số liệu ở bảng 2.23 cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của khách sạn có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2015 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của khách sạn đạt 0,32 có nghĩa là một triệu đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,32 triệ đồng lợi nhuận, sang năm 2016 tỷ suất này tăng lên 0,35 và đến năm 2017 tỷ suất này lại tiếp tục tăng thành 0,44. Năm 2017 tăng so với năm 2015 37,06% tương ứng tăng 0,12 triệu đồng. Điều này có nghĩa là cứ một triệu đồng chi phí bỏ ra năm 2017 thì thu được lượng lợi nhuận cao hơn năm 2015 là 0,12 triệu đồng. Từ sự phân tích trên cho thấy việc sử dụng chi phí của khách sạn trong hoạt động kinh doanh ở năm 2017 có hiệu quả hơn so với các năm trước. Vì vậy, khách sạn cần tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo để đạt được những thành quả cao hơn.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn

Để phản ánh mức độ sinh lời của một đồng vốn, chúng ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn để đánh giá. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn càng có hiệu quả. Qua số liệu ở bảng 2.23 ta thấy tỷ suất này tăng ổn định qua các năm.

Sức sinh lợi của vốn tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị có xu hướng biến động qua các năm. Nếu năm 2015 đạt 0,02 lần thì sang năm 2016 con số này vẫn giữ nguyên. Nhưng đến năm 2017 tăng lên là 0,04 tăng so với năm 2015 là 0,01 tương ứng tăng 54,44%. Như vậy, năm 2017 khách sạn đã sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn so với năm 2015, tuy nhiên khách sạn cần nâng cao sức sinh lợi vốn hơn nữa trong hoạt động kinh doanh trong những năm tới.

Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn thông qua các chỉ tiêu ở trên thì chỉ tiêu năng suất lao động cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị.

Năng suất l o động

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.23, ta thấy rằng năng suất lao động năm 2015 đạt 177 triệu đồng/người, điều này có nghĩa là trong năm này bình quân mỗi người lao động tạo ra 177 triệu đồng doanh t u cho khách sạn. Đến năm 2016 con số này đã lên tới 264 triệu đồng/người, năm 2017 tăng lên 309 triệu đồng/người và tăng so với năm 2015 là 132 triệu đồng tương ứng tăng 74,27%.

Như vậy, năng suất lao động của khá h sạn biến động tăng giảm theo xu hướng biến động của doanh thu và lợi nhuận. Khá h sạn cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong những năm tới nhằm mục tiêu đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị chúng ta có thể khẳng định khách sạn đã có những kết quả khả quan trong quá trình phát triển của 3 năm qua (2015 – 2017). Tuy nhiên, một số các chỉ tiêu có xu hướng giảm xuống vào năm 2017 như năng suất lao động, chi phí dịch vụ lưu trú và chi phí dịch vụ ăn uống, do đó khách sạn cần tìm ra những ưu điểm, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục nhằm duy trì và phát triển những thành tích mà khách sạn đã đạt được trước đó cho những năm tiếp theo. Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả KD tại Mường Thanh

One thought on “Khóa luận: Thực trạng hoạt động KD của khách sạn Mường Thanh

  1. Pingback: Khóa luận: Tổng quan chung về khách sạn Mường Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464