Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận hải an – thành phố Hải Phòng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Điệu kiện tự nhiên – Kinh tế – Xã hội quận Hải An

2.1.1. Điều kiện tự nhiên Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Quận Hải An được thành lập vào ngày 20/12/2002 theo nghị định 106/2002 NĐ-CP.

Nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, trên hướng ra biển, cách trung tâm thành phố 7km, có nhiều thuận lợi, đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố Hải Phòng về đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không. Với quốc lộ số 5 và đường cao tốc nối cảng Hải Phòng tới thủ đô Hà Nội cách khu du lịch Đồ Sơn 20km.

Quận Hải An có diện tích là 104,9ha, bao gồm 3.991,76ha đất nông nghiệp, 1.233,22 ha đất lâm nghiệp, 222,5 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, 6.437,32 ha đất phi nông nghiệp và 55,21ha đất chưa sử dụng và tiềm năng lấn biển là hàng nghìn ha.

Đơn vị hành chính có 8 phường bao gồm : Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Lâm, Cát Bi, Đằng Hải, Tràng Cát, Nam Hải và Thành Tô với 68 khu dân cư.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Kỹ Thuật Môi Trường

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Quận Hải An có tiềm năng, lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế. Là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế quan trọng. Với hệ thống cảng biển hiện đại, phát triển nhanh cửa ngõ ra biển của thành phố Hải Phòng và Miền Bắc; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, có nhiều quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch, chiến lược chạy qua địa bàn quận như quốc lộ 5, đường cao tốc nối liền Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ – Cát Bà. Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây trên địa bàn quận là tương đối cao. Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận là: Công nghiệp – xây dựng chiếm 45,3%, thương mại – dịch vụ chiếm 53%, nông nghiệp – thuỷ sản chiếm 1,7%.

2.1.2.1. Công nghiệp – xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận tăng cao. Sản phẩm chủ yếu bao gồm: bột mì, giày thể thao, phôi thép, xe máy, tấm lợp kim loại. Quận có các khu công nghiệp như: KCN Đình Vũ với diện tích 954 ha, KCN Vinashin diện tích 200ha, KCN Đông Hải. Ngoài ra, còn quỹ đất phát triển công nghiệp hàng nghìn ha nằm dọc đường cao tốc. Các KCN quận Hải An có lợi thế nằm gần các Cảng biển và Cảng hàng không. Quận Hải An nằm trong vùng qui hoạch kinh tế mở Đình Vũ – Cát Bà sẽ được hình thành.

Ngành xây dựng đóng góp 530 tỉ đồng tăng hơn 13,7% so với năm 2018 2.1.2.2. Thương mại – Dịch vụ

Dịch vụ khách sạn nhà hàng phát triển nhanh, hiện có 1.509 cơ sở. Đặc sản của địa phương là rau câu, hoa các loại. Vùng sông, hồ, biển, rừng ngập mặn, bán đảo Vũ Yên ( 600 ha) có thảm động thực vật đặc trưng với cảnh quan môi trường thiên nhiên đẹp, giàu tiềm năng du lịch sinh thái – văn hoá. Khu đô thị Nhà vườn trồng hoa hấp dẫn khách du lịch gần xa.

2.1.2.3. Nông nghiệp – Thuỷ sản. Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Trên địa bàn quận có nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản. Mức tăng bình quân hàng năm và khoảng 9,1% tăng từ 72,4 tỷ đồng năm 2017 lên 79,8 tỷ đồng năm 2019. Nghề trồng hoa cũng mang lại thu nhập rất lớn cho người dân làng hoa Đằng Hải đã có truyền thống hàng trăm năm, hiện nay là đầu mối tiêu thụ hoa tươi không chỉ thành phố mà còn cung cấp cho cả nước.

2.1.2.4. Giao thông

Hệ thống giao thông của quận: có nhiều tuyến đường huyết mạch, chiến lược chạy qua địa bàn quận như: Quốc lộ 5, đường cao tốc nối liền Hà Nội – Hải Phòng . Có cảng hàng không quốc tế Cát Bi, hệ thống cảng biển quốc tế. Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh đi qua.

  • Đường thuỷ: Trên địa bàn hiện có các cảng Chùa Vẽ, cảng Cấm, cảng Đông Hải và một số cảng hàng lỏng chuyên dụng khác. Trong đó cảng Đình Vũ tiếp nhận tàu 20.000 DWT công suất 3 triệu tấn/ năm. Đặc biệt các cảng có đường sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc gia.
  • Đường hàng không: Sân bay Cát Bi đang được nâng cấp đầu tư với qui mô lớn. Năng lực vận chuyển 200.000 tấn/ năm, năm 2015 Sân bay Cát Bi trở thành cảng hàng không quốc tế, có nhà ga hành khách đáp ứng hàng nghìn hành khách và công suất nhà ga hàng hoá 12000 tấn hàng / năm.
  • Đường bộ: Quốc lộ 5, đường cao tốc nối liền Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ – Cát Bà chạy qua địa bàn quận. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công năm 2008, có chiều dài 105km , với 6 làn đường cơ giới, tốc độ thiết kế đạt 120km/h và đường cao tốcHải Phòng – Quảng Ninh sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá từ Hải Phòng đi các tỉnh khác trong cả nước.

2.1.3. Tình hình văn hoá – xã hội trên địa bàn quận

2.1.3.1. Dân số Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Năm 2019 quận có 103.267 người, mật độ dân số là 984 người/km2. Trong đó có 62.250 người ở độ tuổi lao động.

2.1.3.2. Giáo dục

Hiện trên toàn quận có 10 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 6 trường trung học cơ sở, 6 trường THPT và các trường day nghề, trường Cao đẳng Hàng Hải, Cao đẳng VIETRONICS, Cao đẳng văn hoá – nghệ thuật. Năm 2019 trên toàn quận có 18.424 học sinh, 521 lớp học với 1054 giáo viên.

Mặc dù công tác giáo dục đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập những vẫn còn thiếu, số phòng học cấp 4 còn nhiều. Thiết bị hiện đại đầu tư còn ít, cơ sở vật chất nuôi dạy, phục vụ trẻ em phát triển toàn diện còn hạn chế.

2.1.3.3. Y tế

Tất cả cá phường trên địa bàn quận đều có trạm y tế và rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh hàng ngày của người dân. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của một số phường chưa được quan tâm xây dựng, dụng cụ y tế, thuốc các loại phục vụ cho việc khám chữa bệnh còn thiếu chưa kịp đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại của quận.

2.1.3.4. Văn hoá

Những lễ hội dân gian diễn ra rất đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tín  ngưỡng của người dân như : Lễ hội Từ Trường Lâm, Đền Phù Xá , Phủ Thượng Đoạn, Miếu Chùa Hạ Đoạn, Miếu Chùa Trung Hành.

Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo có giá trị lịch sử văn hoá du lịch. Với 9,8 ha đất, 41 di tích lịch sử văn hoá , tôn giáo trong đó 14 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt “Tứ Linh Từ” có nét đặc sắc kiến trúc, cảnh quan đẹp như Từ Lương Sơn (thờ Ngô Quyền), Đền Phù Xá (thờ Trần Hưng Đạo) , Phủ Thương Đoạn (thờ mẫu), Chùa Vẽ.

2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An

2.2.1. Đặc điểm chất thải rắn Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

2.2.1.1. Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận là [6]:

  • Từ các hộ gia đình, các khu dân cư: Hàng ngày trong hoạt động sinh hoạt gia đình, con người đã tạo ra một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt trung bình vào khoảng 0,8 – 1,6 kg/người/ngày. Bao gồm nhựa, túi nilon, ….
  • Từ các khu chợ, khu buôn bán, thương mại , dịch vụ, quán ăn: Chất thải chủ yếu là thức ăn thừa, hoa quả hỏng, túi nilon, thuỷ tinh ,… Ngoài ra còn có một lượng khá lớn chất thải nguy hại như đồ điện hỏng, bình ắc quy, pin, …
  • Từ các trường học, cơ quan hành chính: chất thải phát sinh chủ yếu là giấy, bìa carton, …
  • Từ các nhà máy, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp: chất thải phát sinh chủ yếu là gạch , đất đá, cao su, kim loại, …
  • Từ bệnh viên, trạm y tế, cơ sở khám chữa bệnh : chất thải phát sinh chủ yếu là bông băng, gạc, nẹp gim, ống tiêm, chỉ cắt bỏ, chất thải phóng xạ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, …
  • Trên đường phố và các nơi công cộng: chất thải là rác, cành lá ,…

Trên toàn quận hiện có 23,120 hộ gia đình. Lượng rác thải mỗi ngày khoảng 251,3 tấn.

2.2.1.2. Thành phần chất thải rắn [6]

Thành phần chất thải rắn trên địa bàn quận chủ yếu là chất thải sinh hoạt còn lại là chất thải công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra chất thải y tế cũng chiếm một lượng nhỏ. Thành phần CTR đa dạng bao gồm CTR hữu cơ và CTR vô cơ xác định được thành phần chất thải rắn sẽ quyết địunh phương thức thu gom vận chuyển, xử lý chất thải có hiệu quả cao

Thành phần chính của CTRSH trên địa bàn quận chủ yếu là rác thải hữu cơ chiếm khối lượng lớn bao gồm: lá cây, hoa quả hỏng, thực phẩm loại bỏ, phân xác động vật, … Tuy nhiên nếu chúng ta phân loại và sử dụng chất hữu cơ trong rác thải thì đây lại là nguyên liệu lâu dài để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp, vừa tiết kiệm lại không gây ô nhiễm môi trường và cung cấp phân bón cho nông nghiệp, vi nếu không được sử dụng lại thì một lượng lớn rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi thối. Vừa là nơi nuôi dưỡng VSV mang mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ khu vực dân cư gần đó. Thành phần kim loại sắt , nhôm, đồng thuỷ tinh, giấy , nhựa, không cao do những vật liệu được người dân , người nhặt rác hoặc công nhân vệ sinh thu gom bán cho người thu mua phế liệu tái chế.

Hiện nay, túi nylon là thứ rất thuận tiện cho mọi công việc. Ở đâu cũng xuất hiện túi nylon. Một ngày lượng túi nylon bỏ đi là rất nhiều không được tái chế mà đây là loại rác thải khó phân huỷ.

2.2.2. Hiện trạng quản lý CTR tại quận Hải An

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức  Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Cơ quan chịu trách nhiệm, quản lý, thu gom, và vận chuyển lượng CTR phát sinh trên địa bàn quận là xí nghiệp Môi trường đô thị Hải An trực thuộc Công ty môi trường đô thị Hải Phòng, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ CTR trong khu vực quận về lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp gồm 92 cán bộ công nhận viên, trong đó:

  • Ban giám đốc xí nghiệp bao gồm 5 người: Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán, Thống kê, Nhân việc KCS. Giám đốc chịu trách nhiệm về nhân công của xí nghiệp, phân bố số lao động sao cho hợp lý với điều kiện từng khu vực.
  • Các ca sản xuất gồm 3 ca: trong đó các ca trưởng sản xuất sẽ trực tiếp kiểm tra, điều hành sản xuất các tổ
  • Bộ phận thu phí vệ sinh: gồm 5 người thu phí nhân dân và 1 người thu phí tại các cơ quan
  • Tổ lái xe bao gồm 3 lái xe
  • Các tổ sản xuất: các công nhân thu gom rác được phân theo phường gọi là tổ sản xuất. Mỗi tổ có nhiệm vu thu gom rác thải trên địa bàn phường mình.

Rác thải trên địa bàn quận được thu gom gồm tất cả các tuyến đường, trục đường trên địa bàn quận Hải An và rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình trên địa bàn toàn quận.

Các nguồn chất thải rắn của quận được thu gom ban đầu bằng xe đẩy tay, tiếp theo rác được chuyển từ xe đẩy tay tới các điểm tập kết rác tạm thời. Xe chở rác chuyên dụng sẽ đến điểm tập kết rác tạm thời để vận chuyển rác đến bãi chôn lấp rác Tràng Cát, Đình Vũ.

Quy trình thu gom

Chất thải rắn của quận khi thu gom không được phân loại ngay tại nguồn, không qua trạm trung chuyển rác để sơ tuyển, phân loại rác mà trực tiếp vận chuyển đến đổ chung với các loại rác thải của thành phố .

  • Thu gom rác trên đường phố, ngõ xóm, khu tập thể.
  • Rác từ hộ gia đình thu gom bằng xe đẩy tay loại 0,25m3.
  • Khi thu gom khoảng 5 -6 hộ gia đình, người thu gom dừng lại gõ kẻng đúng giờ qui định. Người dân sẽ mang rác đổ vào xe thu gom.
  • Rác được tập kết tại các trạm tập kết tạm thời sau đó vận chuyển thẳng tới bãi chôn lấp rác.

Các ca làm việc trong ngày gồm 3 ca được bố trí như sau : Ca 1 : từ 4h đến 12h

Ca 2 : từ 12h đến 22h

Ca 3 : từ 22h đến 4h

Công tác vận chuyển

Trước khi được vận chuyển tới bãi chôn lấp rác thì rác thải được tập trung tại các trạm trung chuyển rác. Trên địa bàn quận có 7 trạm trung chuyển rác. Rác từ các trạm trung chuyển này sẽ được đưa lên các xe chuyên chở đến bãi rác Tràng Cát, Đình Vũ.

2.2.3. Hiện trạng xử lý chất thải Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Hiện nay trên địa bàn quận hải an đang tồn tại 2 khu trôn lấp và xử lý chất thải rắn : khu chôn lấp rác tại đình vũ thuộc phường đông hải 2 và nhà máy xử lý rác tại phường Tràng cát . công ty TNHHMTV Môi trường đô thị thành phố quản lý vận hành [6].

2.2.3.1. Hiện trạng xử lý chất thải tại bãi rác Tràng Cát

Bãi rác Tràng Cát là bãi rác chính của thành phố Hải Phòng. Đây là nơi tập kết rác của toàn thành phố vớ công suất trên 1.500m3 rác/ngày.

Địa Điểm: Tại đầm Quyết Thắng, Phường Tràng Cát, Quận Hải An, cách trung tâm thành phố 12km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 40 ha gồm có 3 khu: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh số 1, bãi chôn lấp hợp vệ sinh số 2 và nhà máy chế biến chất thải thành phân Compsot.

Hiện trạng môi trường tại bãi rác Tràng Cát rác số 1 thuộc bãi rác Tràng Cát với diện tích 5 ha được xây dựng và đưa vào hoạt động từ 01/01/1999 với thời gian sử dụng là 3 năm. Bãi rác chứa tổng lượng rác là 1.450.000 m3. Xung quanh bãi rác được bao bọc bởi con đê cao từ 3m-5m có hình thang.

Đáy bãi được chống thấm bằng một lớp đất sét dày 60cm, bên trên ống thu gom nước rác là lớp sỏi đá dày 30cm, trên nữa là lớp vỉ tre và lớp cát dày 20cm

Cạnh bãi rác được phủ lớp đất sét dày 60cm. Các lớp phủ trung gian là lớp đất sét dày 20cm-25cm. Hệ thống thu gom khí gas đã bị tháo bỏ do vướng trong quá trình vận hành, đến nay bãi rác vẫn chưa có hệ thống thu khí gas. Hệ thống chống thấm của bãi rác Tràng Cát bị bỏ qua 1 lớp lót nhựa nên nước rác vẫn bị rò rỉ ra xung quanh.

Nay đã đóng cửa và cải tạo thành khu công viên cây xanh, sàn nhà, vườn hoa tạo cảnh quan môi trường. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các đơn vị trong Công ty và nhân dân địa phương. Mấy năm qua cán bộ, công nhân viên khu liên hợp đã trồng được 2000 cây tai tượng, 1800 khóm măng tre điền trúc, nhân rộng ra bãi 2 với dọc 2 bên là cây đề chạy theo tuyến đường bê tông.

Rác số 2: Bãi chôn lấp số 2 được chia làm 6 ô san lấp với diện tích 11 ha hiện đang vận hành và xử lý rác sinh hoạt hàng ngày, tại đây đã tiếp nhận và xử lý từ 700-800 m3 rác sinh hoạt, xử lý từ 100-200 m3 nước rỉ rác/ngày đêm. Mọi công việc được tiến hành đúng theo quy trình xử lý đã được phê duyệt, đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Đáy bãi được chống thấm bằng 1 lớp đất sét đầm chặt dày 60 cm, bên trên là lớp vải địa kỹ thuật. Các ống thu nước rỉ rác là ống PVC có đường kính 200cm được đục lỗ trên thân ống. Bên trên ống thu gom nước rác là lớp sỏi dày 30cm, trên nữa là lớp phên tre và trên cùng là lớp cát dày 20 cm và cuối cùng là lớp rác trên cùng. Độ dốc bãi là 2%.

Sau khi rác được xe ép đổ lên bãi, xe ủi sẽ san gạt đầm nèn chặt theo các lớp có độ cao từ 2 – 3 m rồi rắc vôi bột, Tokazeo để khử mùi, rắc Tokazeo với hàm lượng 0,3 kg/ tấn rác, vôi bột với hàm lượng 0,26 kg/ tấn rác. Trên cùng phủ lớp đất đỏ dày 10 – 20 cm. Quy trình này được lặp lại hàng ngày theo phương pháp lấn dần. Khi bãi rác đạt độ cao 14 m sẽ ngừng tiếp nhận rác và phủ một lớp đất đỏ cuối cùng dày 30 cm.

Toàn bộ nước rỉ rác sinh ra từ bãi chôn lấp, nước rửa xe, nước sinh hoạt được thu về hồ chứa nước rỉ rác, Sau đó sẽ được xử lý theo sơ đồ sau:

Xe rác sau khi chở đầy từ các điểm tập kết đi qua cầu cân điện tử để xác định khối lượng xe rác, sau đó xe vào đổ rác tại sàn tiếp nhận rồi qua hệ thống rửa xe trước khi đi ra ngoài. Sau khi vệ sinh xong, xe qua cầu cân để xác định khối lượng rác rồi tiếp tục hành trình thu gom tại các điểm tập kết rác mới. Rác được thu gom vào buổi chiều mỗi ngày.

Sau khi tiếp nhận rác xong, rác sẽ được sơ chế loại ra rác có thể tái chế và rác vô cơ được chuyển vào ô chứa rác vô cơ, toàn bộ rác vô cơ và đất cát sỉ được mang đi chôn lấp. Rác có kích thước nhỏ hơn 15 cm sẽ đi qua lỗ tròn xuống máy tách kim loại, tại đây các kim loại được giữa lại để mang đi tái chế, phần rác còn lại được đổ vào băng chuyền 3 công nhân tiếp tục phân loại các chất thải rắn như nhựa, nilon, kim loại còn vướng lại. Cuối cùng rác được chuyển vào ô chứa rác hữu cơ để chuẩn bị đem đi ủ sống. Thời gian ủ sống là 20 – 22 ngày. Sau khi kết thúc giai đoạn ủ sống, rác được chuyển sang nhà ủ chín và được đánh luống. Nhà ủ chín rộng 2600 m2, trong quá trình ủ phải đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên và quá trình đảo trộn là từ 1 – 2 lần trong 1 tuần để đảm bảo cho rác tơi xốp và quá trình phân hủy diễn ra đồng đều. Thời gian ủ chín vào khoảng từ 28 30 ngày. Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Trong quá trình xử lý rác, nước rác và nước sinh hoạt sẽ được đưa vào hệ thống xử lý và được xử lý theo sơ đồ sau:

Tuy bãi rác vận hành đúng theo yêu cầu nhưng vẫn còn một số hạn chế:

  • Bãi chôn lấp chưa có hệ thống thu gom khí CH4. Lượng khí tạo ra gây lãng phí nguồn năng lượng và dễ gây cháy nổ
  • Dù có sử dụng chế phẩm sinh học Tocazeo và vôi bột để chế ngự mùi nhưng vẫn chưa triệt để
  • Tốn nhiều diện tích
  • Không quan lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, khí và là nơi cư trú của nhiều sinh vật gây hại
  • Gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới người dân xung quanh.

2.2.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải tại bãi rác Đình Vũ

Thuộc phường Đông Hải, quận Hải An, tong diện tích được giao 29,6 ha. Đã sử dụng ô số 1 với diện tích 4000 m2 , ô số 2 với diện tích 10.000 m2. Nhưng do điều kiện thực tế thì đến nay rác thải vẫn được đưa đến đây để xử lý. Bãi rác chưa có hệ thống thu thoát nước rác và hệ thống thu khí rác. Để khắc phục, một hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn được xây gấp rút để ngăn ngừa khả năng nước rác gây ô nhiễm môi trường xunh quanh, đặc biệt vào mùa mưa.

Vấn đề môi trường tại tại bãi rác Tràng Cát và Đình Vũ

Bãi rác Tràng Cát và Đình Vũ trên địa bàn quận Hải An là lợi thế đối với quận trong việc thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh trên địa bàn toàn quận do khoảng cách từ các điểm tập kết rác đên khu xử lý gần, từ đó giảm chi phí cho công tác vận chuyển rác nhưng bên cạnh đó quận cũng gặp khó khăn trong vẫn đề bị ô nhiễm môi trường do chính 2 bãi rác gây ra.

Tại bãi rác Đình Vũ: Việc thải rác tạm thời xuống khu Đình vũ đã gây hậu quả nặng nề hơn nhất là vào mùa mưa khi hệ thống thoát nước còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì môi trường bị ảnh hưởng nên việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ cũng bị ảnh hưởng.

2.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại quận Hải An

2.3.1. Những việc đã làm được Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Vẫn đề vệ sinh môi trường tại quận Hải An đã được thành phố, các cấp chính quyền địa phương quan tâm và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của vệ sinh môi trường. Do đó bên cạnh việc phát triển kinh tế – xã hội của quận thì chính quyền quận cũng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường trên địa bàn quận nói chung và trong cả thành phố.

Vấn đề người lao động luôn được quan tâm. Công nhân được đóng bảo hiểm đầy đủ, được khám chữa bệnh theo định kỳ. Hàng tháng Công ty Môi trường đô thị luôn phát các công cụ lao động, bảo hộ lao động cho công nhân các xí nghiệp. Có khen thưởng xứng đáng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ và có kỷ luật nghiêm minh khi vi phạm kỷ luật của công ty.

Công tác thu phí vệ sinh đã có nhiều tiến bộ. Thu phí luôn vượt mức kế hoạch được giao. Các khoản phí còn nợ đọng dần được thu hồi, tăng ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường.

2.3.2. Những điều còn tồn tại Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

Cơ chế quản lý CTRSH chưa rõ ràng và chậm đổi mới. mặc dù chính quyền, UBND, các sở ban ngành đã quan tâm cho công tác bảo vệ môi trường nhưng chưa đúng mức. Công tác thanh tra, giám sát, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường còn kém.

Tại các điểm có đặt thùng 240 lít phục vụ cho các hoạt động công cộng thì người dân thường hay đổ chung chất thải tại nhà vào các thùng này gây nên tình trạng quá tải làm rơi vãi rác thải xung quanh khu vực đặt thùng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường

Công tác quản lý CTRSH trong các nhà máy, khu công nghiệp chưa chặc chẽ. Tại đây CTRSH chưa được phân loại mà thu gom, đổ lẫn với CTRCN gây khó khăn, tốn kém khâu xử lý và gây ô nhiễm môi trường

Chất thải rắn y tế từ một số các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh không được thu gom riêng (chủ yếu là các cơ sở tư nhân) mà đổ lẫn, thu gom, vận chuyển xứ lý chung với các CTRSH và các chất khác gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước, không khí, đất ảnh hưởng xấu tới cuôc sống người dân.

Kinh phí đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý CTRSH còn thiếu.

Xử lý tại bãi rác Đình Vũ và Tràng Cát còn chưa đúng quy trình.

2.3.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế

Thiếu kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch phát triển công nghiệp. Rất nhiều dự án không được đầu vào các khu công nghiệp mà năm rải rác khắp thành phố, tại nơi chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ dẫn tới ô nhiễm môi trường không xử lý được.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường chưa được tiến hành thường xuyên. Trang thiết bị, kinh phí và năng lực cần thiết để tổ chức các cuộc thanh tra có chất lượng còn tương đối hạn chế.

Đầu tư tài chính cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường còn hạn hẹp và chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra.

Mật độ dân số ngày càng gia tăng làm phát sinh thêm một khối lượng lớn xe tham gia lưu thông. Cùng với việc hệ thống đường bộ không kịp thời nâng cấp, mở rộng cùng với việc phát sinh vật trở ngại trên đường nên thường gây cản trở lưu thông cho các phương tiện vận chuyển chất thải làm việc vào các giờ cao điểm.

Trong những năm gần đây, mặc dù công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị vận chuyển CTRSH nhưng trên thực tế thì hện nay số lượng xe lẫn nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển chất thải trên toàn địa bàn Quận Hải An Khóa luận: Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hải An

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464