Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

CÔNG TY TNHH NGUYỄN ĐỨC PHÁT Mã số thuế: 0200576471

Vốn điều lệ: 9 tỷ đồng

Địa chỉ: Số 239 đường Hải Triều, tổ dân phố Hải Triều 1, Phường Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

Tên giao dịch: NGUYEN DUC PHAT COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: NGUYEN DUC PHAT CO.,LTD

Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Vinh

Điện thoại: 0313850785

Ngày cấp giấy phép: 15/02/2004

Ngày hoạt động: 15/02/2004

Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Hồng Bàng – An Dương

Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN

Giấp phép kinh doanh: 0200576471

Ngành nghề chính: Bán buôn kim loại và quặng kim loại

Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Từ khi thành lập(07/12/2011) cho đến nay, với bao nỗ lực, công ty đã mở rộng về quy mô và phát triển ngành nghề kinh doanh: NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

  • Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
  • Sửa chữa máy móc, thiết bị
  • Hoàn thiện công trình xây dựng
  • Bán buôn kim loại và quặng kim loại
  • Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán – Kiểm Toán

2.1.2. Mặt hàng kinh doanh tại Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Hàng hóa chính của công ty:

Ống thép mạ kẽm: Hàng hóa chính của Công ty là các loại ống thép mạ kẽm nhúng nóng đường kính từ Φ21.2 đến Φ219.1mm theo tiêu chuẩn BS 1387/1985 Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Thép tròn cuộn cán nóng Ø6, Ø8:Được cung cấp ở dạng cuộn, trọng lượng khoảng 200 kg đến 2.000 kg/cuộn. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

Thép cốt bê tông thanh vằn D10 ~ D41:Thép thanh vằn hay còn gọi là thép cốt bê tông mặt ngoài có gân đường kính từ 10mm đến 40mm ở dạng thanh có chiều dài 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

Thép góc chữ L: Thép góc đều cạnh có kích thước 25x25mm đến 150x150mm với nhiều đọ dày khác nhau, chiều dài thanh từ 6m đến 12m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

Thép hình chữ I 100 – 140 mm: Thép chữ I có kích thước I10 đến I20, chiều dài từ 6m đến 9m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

Thép tròn trơn cán nóng D10~ D40 mm: Được đóng bó với khối lượng không quá 5 tấn, sản phẩm được bó ít nhất bằng 3 dây thép hoặc đai. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

Thép tấm cán nóng: DÀY: 2.5 ~ 60 mm, RỘNG: 1.000 ~ 1.200 mm, DÀI: 6000 ~ 9.000 ~ 12.000 mm

Phôi thép vuông & Phôi thép dẹp: Phôi thép vuông: 120X120 (150X150) X 6.000mm, Phôi thép dẹp: 100-120×1.253 x 1.550 mm.

Thép hình chữ C: Thép chữ C có kích thước từ C8 đến C20, chiều dài thành từ 6m đến 9m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

Thép hộp vuông từ 12 ~ 80 mm: Từ 12x12x0.7ly, Thép hộp vuông 14 x 14 vuông 16×16, vuông 20×20, vuông 25×25, vuông 30×30, vuông 40×40, vuông 50×50, vuông 60×60, vuông 75×75, vuông 80×80, vuông 90×90, vuông 100×100, vuông 120×120, vuông 125×125, vuông 150×150, vuông 175×175, vuông 180×180, vuông 200×200, Hộp vuông 300×300…

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn của công ty Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã có được rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.

Về thuận lợi:

  • Ngày nay với tốc độ đô thị hóa khá nhanh nên nhu cầu xây dựng các công trình tòa nhà cao ốc, căn hộ, nhà phố, nhà công nghiệp, cầu đường bộ… ngày càng nhiều. Đó là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh của công ty.
  • Các phương tiện vận tải hiện đại, đa dạngđể phục vụ cho đa dạng các loại hàng hóa với khối lượng và kích thước khác nhau.
  • Đội ngũ nhân viên có năng lực, tinh thần trách nhiện cao với công việc.
  • Trang thiết bị hiện đại, văn phòng được trang bị đầy đủ máy tính, các phương tiện thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác và công việc của mỗi nhân viên và hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Môi trường làm việc lành mạnh, chuyên môn hóa, các phòng ban được phân công rõ ràng, nhất quán, bộ máy quản lý chuyên nghiệp.

Về khó khăn:

Trong thị trường hiện nay, đối thủ cạnh tranh không ngừng chiếm lĩnh thị trường điều đó đòi hỏi công ty cần có biện pháp mở rộng quy mô kinh doanh, chiếm thị trường, cạnh tranh cùng những doanh nghiệp khác.

2.1.4 Những thành tích của công ty Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát có bề dày hoạt động chuyên doanh về các sản phầm kim khí, vận tải, chế tạo và gia công cơ khí phục vụ các công trình… Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công ty Nguyễn Đức Phát đã từng bước chứng minh được định hướng đúng đắn để phát triển và có chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp Thép của Việt Nam cũng như trong khối các nước Đông Nam Á.

2.1.5 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.1):

  • Ban Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Văn Vinh – Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, người lãnh đạo cao nhất, lập ra định hướng phát triển cho công ty, đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, đồng thời giám sát bộ máy quản lý, các hoạt động kinh doanh, chính sách nhân sự, tài chính,chất lượng…
  • Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, tiếp thị, khai thác nguồn hàng, phụ trách công tác hợp đồng, tìm kiếm và thiết lập quan hệ với khách hàng. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ theotháng/quý/năm và lập phương án kinh doanh cho công ty.
  • Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán dưới hình thức giá trị và hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo ghi chép kịp thời và đầy đủ đúng chế độ kế toán được Bộ Tài chính ban hành. Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho Giám đốc. Tham mưu cho Giám đốc các chế độ chính sách mới về thuế để kịp thời cập nhật và thực hiện.
  • Phòng Hành chính Nhân sự: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty, trợ giúp lãnh đao trong việc đánh giá nhân sự, quan hệ lao động, phân công nhân sự…

2.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

2.1.6.1 Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Bộ máy kế toán có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp xem xét, kinh doanh các mặt hàng phù hợp. Nhờ đó, doah nghiệp có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án đáng giá đầu tư sao cho có hiệu quả nhất.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.2):

  • Kế toán trưởng: Người đứng đầu phòng tài chính kế toán, chịu tránh nhiệm trước giám đốc công ty, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những thông tin của kế toán cung cấp, có trách nhiệm tổ chức, điều hành công tác kế toán trong công ty, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán tiến hành.
  • Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản công nợ giữa công ty với khách hàng. Lập báo cáo nhanh về các khoản công nợ để báo cáo lên kế toán trưởng và giám đốc.
  • Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí theo số liệu phát sinh ngày, tổ chức ghi chép, tổng hợp số liệu nhập xuất, các loại vốn, các quỹ của công ty để xác định lãi lỗ, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế.Có chức năng giúp giám đốc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên.
  • Thủ quỹ: Là người chuyên giữ quỹ của công ty, được giao nhiệm vụ để quản lý, theo dõi vấn đề thu, chi quỹ, để nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc sử dụng quỹ của cơ quan, đơn vị. Nhằm tránh sự lạm quyền, thiếu sự thống nhất trong quản lý quỹ.

2.1.6.2 Hình thức kế toán, chế độ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Hình thức kế toán tại công ty:

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.

Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát được thể hiện qua sơ đồ sau ( Sơ đồ 2.3):

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

  • Sổ Nhật ký chung
  • Sổ Cái
  • Các sổ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Chế độ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

  • Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch.
  • Phương pháp sử dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
  • Tính giá vốn hàng xuất kho theo phương phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ.
  • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
  • Đơn vị tiền tệ: Công ty sử dụng tiền VNĐ.

2.2. Thực trạng công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

2.2.1. Đặc điểm về phương thức thanh toán và hình thức thanh toánvớingười mua, người bán tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát áp dung phương thức thanh toán trả ngay và chậm trả:

  • Phương thức thanh toán trả ngay: Sau khi nhận được hàng mua, doanh nghiệp thanh toán tiền ngay cho người bán, có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  • Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã nhận được hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán.

Đối với người mua:

  • Với những khách hàng cá nhân mua hàng với số lượng ít và không phải là khách hàng thường xuyên của công ty, công ty sẽ áp dụng phương thức thanh toán ngay.
  • Với những khách hàng thường xuyên, mua hàng với số lượng lớn, công ty có thể áp dụng phương pháp chậm trả.

Đối với người bán:

  • Công ty thanh toán ngay cho những nhà cung cấp nhỏ lẻ.
  • Đối với nhà cung cấp lâu năm, cung cấp số lượng hàng nhiều, công ty có thể trả ngay hoặc chậm trả tùy trường hợp cụ thể.

Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát áp dụng hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản:

  • Các khoản thanh toán với người mua: Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng do thỏa thuận giữa hai bên.
  • Các khoản thanh toán cho người bán: Giá trị từ 20 triệu đồng trở lên doanh nghiệp buộc phải chuyển khoản, dưới 20 triệu đồng, doanh nghiệp có thể chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt theo thỏa thuận.

2.2.2. Thực trạng công tác kế toán thanh toán với người mua tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng tại công ty Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu thu
  • Giấy báo có
  • Các chứng từ khác liên quan

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng tại công ty 

Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu với khách hàng về tiền bán hàng hóa. Công ty còn sử dụng các tài khoản: TK111, 112, 333, 511

2.2.2.3 Sổ sách sửdụng tại công ty

  • Nhật ký chung
  • Sổ cái TK 131
  • Sổ chi tiết thanh toán với ngườimua
  • Bảng tổng hợp thanh toán với ngườimua

2.2.2.4 Quy trình kế toán thanh toán với người mua tại công ty

Trình tự kế toán thanh toán với người mua tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.4):

Ví dụ 1:Ngày 12 tháng 09 năm 2019, bán thép phi 12 cho Công ty TNHH MTV Xây lắp cơ điện Thành Lâm số tiền 14.410.000đ(đã bao gồm VAT 10%), chưa thanh toán.

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0000561(biểu số 2.1), kế toán ghi chép vàosổ Nhậtký chung (biểu số 2.3) đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 131 –phải thu khách hàng mở cho Công ty TNHH MTV Xây lắp cơ điện Thành Lâm (biểu số 2.5).Từsổ Nhậtkýchung kế toán ghi vào sổ cái TK 131 (biểu số 2.4). Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết TK 131(biểu số 2.5)– phải thu của khách hàng mở cho Công ty TNHH MTV Xây lắp cơ điện Thành Lâm để lập bảng tổng hợp nợ phải thu khách hàng (biểu số 2.6).

Ví dụ 2:Ngày 15 tháng 09 năm 2019, Công ty TNHH MTV Xây lắp cơ điện Thành Lâm thanh toán một phần công nợ bằng tiền mặt số tiền: 6.425.000đ

Căn cứ vào Phiếu thu số 284(biểu số 2.2), kế toán ghi chép vàosổ Nhậtký chung (biểu số 2.3) đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 131 –phải thu khách hàng mở cho Công ty TNHH MTV Xây lắp cơ điện Thành Lâm (biểu số 2.5).Từsổ Nhậtkýchung kế toán ghi vào sổ cái TK 131 (biểu số 2.4).

Cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết TK 131 – phải thu của khách hàng mở cho Công ty TNHH MTV Xây lắp cơ điện Thành Lâm để lập bảng tổng hợp nợ phải thu khách hàng (biểu số 2.6).

Đơn vị: CÔNG TY TNHH NGUYỄN ĐỨC PHÁT

Địa chỉ: Số 239 đường Hải Triều, tổ dân phố Hải Triều 1, Phường Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng

Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

2.2.3. Thực trạng công tác kế toán thanh toán với người bántại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

2.2.3.1 Chứng từ sử dụng tại công ty

  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu chi
  • Giấy báo nợ
  • Các chứng từ khác liên quan

2.2.3.2 Tài khoản sử dụng tại công ty Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

Tài khoản 331 được mở để theo dõi các khoản nợ phải trả người bán có phát sinh tăng trong kỳ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. Công ty còn sử dụng các tài khoản: TK 156, 133

2.2.3.3 Sổ sách sử dụng tại công ty

  • Sổ Nhật kýchung
  • Sổ chi tiết phải trả ngườibán
  • Sổ tổng hợp chi tiết phải trả ngườibán
  • Sổ cái tài khoản331

2.2.3.4 Quy trình kế toán thanh toán với người bán tại công ty

Trình tự kế toán thanh toán với người bán tại công ty TNHH Nguyễn Đức

Phát được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.5):

Ví dụ 1: Ngày 12 tháng 09 năm 2019, Công ty mua hàng hóa Chi nhánh Công ty TNHHthép Hòa Phát, giá mua chưa thuế VAT 10% : 247.800.000đ (chưa thanh toán).

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0005305 (biểu số 2.7), kế toán ghi chép vào sổ Nhật ký chung (biểu số 2.10 đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 331 – phải trả người bán mở cho Công ty TNHH thép Hòa Phát (Biểu số 2.12). Từ sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái TK 331(biểu số 2.11).

Cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết TK 331 – phải trả người bánmở cho Công ty TNHH thép Hòa Phát để lập bảng tổng hợp phải trả người bán (biểu số2.13).

Ví dụ 2: Ngày 13 tháng 09 năm 2019, Trả tiền hàng cho Chi nhánh Công ty TNHH Ống thép Hòa Phátsố tiền: 562.000.000đ bằng chuyển khoản.

Căn cứ vào GBN 2056 (biểu số 2.9), kế toán ghi chép vào sổ Nhật ký chung (biểu số 2.10) đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 331 – phải trả cho người bán cho CN Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (biểu số 2.12. Từ sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái TK 331 (biểu số 2.11).

Cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết TK 331 – phải trả người bán mở cho Chi nhánh Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát để lập bảng tổng hợp nợ phải trả người bán (biểu số 2.13). Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện kế toán tại công ty TNHH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464