Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty TNHH Nguyễn Đức Phát  dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

Để có thể theo dõi một cách chi tiết, kịp thời, đầy đủ từng khách nợ nhằm giúp cho các nhà quản lý của công ty có những đánh giá khách quan, kịp thời về công nợ phải thu cần phải làm thế nào? Để giải quyết được vấn đề này Công ty cần xây dựng cho mình quy trình hạch toán hiệu quả, phù hợp với thực tế của công ty nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với chế độ chuẩn mực kế toán của Nhà nước Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty TNHH Nguyễn Đức Phátem nhận thấy tại Công ty TNHH Nguyễn Đức Phátchỉ dừng ở việc theo dõi đầy đủ nhưng chưa kịp thời về tình hình công nợ. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức kế toán thanh toán cùng với kiến thức đã được học ở trường,em chọn đề tài “ Hoàn thiệncông tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương.

Cụ thể như sau:

Chương 1:Lý luận chung về công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty TNHH Nguyễn Đức Phát.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán – Kiểm Toán

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA, NGƯỜI BÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọnmôtả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên (người hoặc công ty, tổ chức) sang một bên khác, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịchvụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý.

1.1.1 Phương thức thanh toán

Là cách thức nhận, trả tiền hàng trong giao dịch mua bán giữa các cá nhân, các đơn vị, các doanh nghiệp với nhau, hai bên đồng thời thống nhất phương thức thanh toán áp dụng cho giao dịch đó.

Có hai phương thức thanh toán:

  • Phương thức thanh toán trả ngay: Sau khi nhận được hàng mua,doanh nghiệp thanh toán tiền ngay cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằngchuyểnkhoản,…
  • Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã nhận được hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thỏa thuận.

1.1.2 Hình thức thanh toán

Hình thức thanh toán cổ xưanhấtđólà hàng đổi hàng, còn hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán gồm: tiền mặt, chuyển khoản, ghi nợ, tín dụng, séc,… Đây là những cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán giữa các cá nhân, đơn vị,doanh nghiệp với nhau.Hai bên phải cùng thống nhất phương thức thanh toán áp dụng cho giao dịch đó. Trong giao dịch thương mại thanh toán phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận.

Hiện nay, có hai hình thức thanh toán cơ bản là: thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt.

1.1.2.1 Thanh toán bằng tiền mặt: Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Hiện nay không được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu dùng cho các nghiệp vụ phát sinh số tiền nhỏ (hiện nay áp dụng cho số tiền dưới 20 triệu),nghiệp vụ đơn giản và khoảng cách địa lý giữa hai bên hẹp. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt có thể chia thành:

  • Thanh toán bằng Việt Nam đồng
  • Thanh toán bằng ngoại tệ.
  • Thanh toán bằng hối phiếu ngânhàng
  • Thanh toán bằng vàng, bạc, kim khí quý,đá quý, hoặc các giấy tờ cógiá trị.

1.1.2.2 Thanh toán không bằng tiền mặt:

Là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các hình thức bao gồm: Thanh toán bằng Séc, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thư tín dụng–L/C.

Thanh toán bằng Séc: Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho đơn vị có tên trên Séc. Đơn vị phát hành Séc hoàn toàn chịu trách nhiệm vềviệc sử dụng Séc. Séc chỉ phát hành khi tài khoảnở ngân hàng có sốdư. Séc thanh toán gồm có Séc chuyển khoản, Séc bảo chi, Séc tiền mặt và Séc định mức.

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu: Ủy nhiệm thu là hình thức màchủtài khoản ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ mộtsố tiềnnào đótừ kháchhàng hoặccác đối tượngkhác.

Thanh toán bằng ủy nhiệm chi:Ủy nhiệm chi là giấy tờủy nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp,nộp ngân sách Nhà nước,và mốt số khoản thanh toán khác,…

Thanh toán bù trừ: Áp dụng trong điều kiện hai tổ chứccó quan hệmuavà bán hàng hóa hoặc cung ứng dịchvụlẫnnhau. Theo hìnhthức thanhtoánnày, định kỳ hai bên phải đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau do bù trừ lẫnnhau. Các bêntham gia thanhtoánchỉ cầnphảichi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bên phải trên cơ sở thỏa thuận rồi lập thành một văn bản để làm căn cứ theo dõi.

Mua hàng,bên mua phải lập một khoản tín dụng tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán cho bên bán. Khi giao hàng xong, ngân hàng của bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh toán cho ngân hàng hàng của bên bán. Hình thức này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương, không tínnhiệm lẫnnhau. Trong thực tế, hìnhthức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa nhưng lại phát huy tác dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế, với đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ.

Thanh toán bằng thẻ tín dụng: Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ.

1.2. Nội dung công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán

1.2.1. Nội dung công tác kế toán thanh toán với người mua Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

1.2.1.1 Nguyên tắc kế toán thanh toán với người mua

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 131 (tài khoản phải thu của khách hàng) phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản 131 còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản (XDCB) với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.

Lưu ý: Không phản ánh vào tài khoản 131 các nghiệp vụ thu tiền ngay.

  • Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.
  • Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản 131 đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.
  • Trong hạch toán chi tiết tài khoản 131, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
  • Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
  • Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ.

1.2.1.2 Chứng từ kế toán sử dụng Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

  • Hợp đồng bán hàng
  • Phiếu xuất kho
  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu thu
  • Giấy báo có ngân hàng
  • Biên bản bù trừ công nợ
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Các chứng từ có liên quan khác.

1.2.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng

Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tài khoản kế toán sử dụng tàikhoản 131-Phải thu của khách hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, dịch vụ cung cấp.

1.2.1.4 Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua

Kế toán thanh toán với người mua được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.1)

1.2.2. Nội dung công tác kế toán thanh toán với người bán Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

1.2.2.1 Nguyên tắc kế toán thanh toán với người bán

Theo Khoản 1 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 331 (tài khoản phải trả người bán) phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.
  • Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
  • Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:
  • Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.
  • Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;
  • Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
  • Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường.
  • Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
  • Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.

1.2.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

  • Hợp đồng kinh tế
  • Hóa đơn mua hàng
  • Biên bản kiểm nghiệm
  • Phiếu nhập kho
  • Biên bản đối chiếu côngnợ
  • Phiếu chi
  • Giấy báo nợ
  • Uỷ nhiệm chi
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Các chứng từ liên quan khác

1.2.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản sử dụng: TK 331- phải trả cho người bán.Để theo dõicáckhoản nợ phải trả cho người cung cấp, người bán vật tư hàng hóa, dịch cụ… kế toán sử dụng tài khoản 331 – Phải trả cho người bán. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả.

1.2.2.4 Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán

Kế toán thanh toán với người bán được thể hiện qua sơ đồ sau:(Sơ đồ 1.2)

1.2.3. Nội dung công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán liên quan đến ngoại tệ Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

1.2.3.1 Tỷ giá và quy định sử dụng tỷ giá trong kế toán

Tỷ giá: Tỷ giá (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ) giữa hai tiền tệlà tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc giá được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Quy định sử dụng tỷ giá trong kế toán:

  • Khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ,kế toán phải quy đổi ra một đơn vị tiền tệ thống nhất mà đơnvịmình sử dụng (USD). Việc quy đổiphải căn cứ vào tỷ giá của nghiệp vụ kinh tế phát sinhvà tỷ giá giao dịchbình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ.
  • Trong kế toán sử dụng loại tỷ giá: tỷ giá giao dịch, tỷ giá xuấtvà tỷ giághi nhận nợ.

Tỷ giá giao dịch hay còngọi là tỷ giá thực tế( là tỷ giá do ngân hàng nhà nước VN công bố tại thời điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh), tỷ giá này được sử dụng khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới doanh thu,chi phí hàng tồn kho, TSCĐ, khi tăng tiền mặt, tiền gửi hoặc ghi tăng công nợ là ngoại tệ.

Tỷ giá xuất là tỷ giá ghi trên sổ kế toán trước thời điểm thanh toán, tỷgía này được sử dụng đối với các trường hợp giảm vốn bằng tiền là ngoại tệ và được tính theo phương pháp bình quân, FIFO hoặc đích danh.

Tỷ giá ghi nhận nợ là tỷ giá được ghi chép trên sổ kế toán tại thì điểm phát sinh giao dịch mua bán, tỷ giá này được sử dụng trong trường hợp ghi giảm công nợ là ngoại tệ.

Cuối năm tài chính, kế toán phải tiến hành đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

  • Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện);
  • Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện);
  • Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứvào:Tỷ giá giao dịch thực tế, tỷ giá xuất và tỷ giá ghi sổ kế toán

1.2.3.2 Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua, người bán có liên quan đến ngoại tệ Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Tài khoản sử dụng:

  • 131 – Phải thu kháchhàng
  • 331 – Phải trả người bán
  • 635 – Chi phí tài chính (Trường hợp lỗ tỷ giá)
  • 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Trường hợp lãi tỷ giá)

Cuối kì hạch toán, kế toán điều chỉnh tỷ giá số dư phải thu và gốc phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm lập Báo cá tài chính.

Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua liên quan đến ngoại tệ

Tại thời điểm ghi doanh thu và khách hàng nhận nợ dựa vào tỷ giá thực tế hiện hành, ghi:

Nợ TK 131 : Tỷ giá ghi nhận nợ – tỷ giá thực tế Có TK 511 : Tỷ giá thực tế

Có TK 3331: Tỷ giá thực tế

Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ:

Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 111(1112),112(1122): Tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch

Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 131: Tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá nhậnnợ)

Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ ,ghi:

Nợ các TK 111(1112),112(1122): Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch

Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái

Có TK 131: Tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá nhận nợ) tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của kháchhàng

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái(4131).

Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái(4131)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán liên quan đến ngoại tệ

Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ phát sinh, ghi:

Nợ TK 152, 153, 621, 211: tỷ giá thực tế Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Nợ TK 133: tỷ giá thực tế

Có TK 331: tỷ giá thực tế

Khi thanh toán:

Nếu phát sinh lỗ tỷgiá:

Nợ TK 331: tỷ giá ghi sổ kế toán

Nợ TK 635: nếu lỗ về tỷ giá hối đoái

Có TK111, 112…: số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế

Nếu phát sinh lãi tỷ giá

Nợ TK 331: tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 111,112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế.

Có TK 515: nếu lãi về tỷ giá hối đoái.

Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam,ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

1.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Căn cứ để lập trích lập dự phòng là thông tư số 48/2019/TT-BTC.

1.3.1 Điều kiện, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

  • 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
  • 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
  • 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
  • 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dựphòng.Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

1.3.2. Nguyên tắc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Khi lập Báo cáo tài chính: Doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên;

Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn;

Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…

Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành.

Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đ`òi đang ghi trên sổ kế toán thìsố chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh BCTC. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

1.3.3. Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 229: Dự phòng tổn thất tài sản

Kết cấ tài khoản 229:

Bên nợ:

  • Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích kỳ trước chưa sử dụng hết.
  • Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã đập để bù đắp số tổn thất xảy ra.
  • Bù đắp giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Bên có:

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Số dư bên có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

Theo Khoản 3 Điều 45 TT200/2014/TT-BTC Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo TT200/2014/TT-BTC

Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp có thể tự xây dựng hệ thống sổ sách cho riêng mình. Tuy nhiên, trong trường hợp không tự xây dựng được các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo TT 200/2014/TT-BTC gồm 5 hình thứcsau:

  • Hình thức kế toán Nhật ký chung,
  • Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái,
  • Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ,
  • Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ,
  • Hình thức kế toán Trên máy vi tính.

1.4.1. Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Nhật ký chung

Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.3)

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách chủ yếu sau:

  • Sổ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt
  • Sổ cái
  • Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

1.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái được thể hiện qua sơ đồ sau(Sơ đồ 1.4):

Theo hình thức sổ này thì toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian được phản ánh trên cùng một vài trang sổ Nhật ký – Sổ cái. Đây là sổ tổng hợp duy nhất.Toàn bộ các nghiệp tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng sẽ được phản ánh trên Nhật kí số cái. Mỗi một chứng từ sẽ được phản ánh một dòng trên Nhật ký – sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùngloại.

Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm các loại sổ sách chủ yếu sau:

  • Nhật ký- Sổcái
  • Các sổ, thẻ kế toán chitiết

1.4.3. Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau(Sơ đồ 1.5):

  • Căn cứ trực tiếp ghi sổ cái là các chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, các chứng từ ghi sổ sau khi lập xong sẽ được xếp hàng vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu ngày tháng. Các Chứng từ ghi sổ sau khi Đăng kí lấy số hiệu cùng các chứng từ gốc đính kèm được kế toán trưởng duyệt sẽ là căn cứ ghisổ cái.
  • Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
  • Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ sách chủ yếu sau:

  • Chứng từ ghi sổ;
  • Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
  • Sổ Cái;
  • Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

1.4.4. Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Dưới đây là hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức Nhật ký- Chứngtừ được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.6)

  • Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký- chứng từ hoặc bảng kê, Sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bố, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký- chứng từ có liênquan. Đối với các Nhật ký- Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký- Chứngtừ.
  • Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,trưng thực theo thông tin đã được lập trong kì.
  • Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã được in ra giấy.

1.4.5. Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức kế toán Trên máy vi tính

Hình thức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán theo hình thức kế toán máy được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 1.7):

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.

Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghisổ kế toán,nhưng phảiinđược đầy đủsổ kế toán và báo cáo tài chính theo quyđịnh.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần m kế toán.

Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ)vàlậpbáocáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực ềmhiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.

Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Thực trạng về công ty TNHH Nguyễn Đức Phát

One thought on “Khóa luận: Hoàn thiện thanh toán với người mua và người bán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464