Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2.1 Phân tích tài sản của DN

BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ

Nhận xét theo chiều dọc:

Từ năm 2021-2022 tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên, có sự thay đổi về cơ cấu tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm đi từ 37,3% xuống 16,3% (giảm 21,1%), trong khi đó tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng từ 62,7% lên 83,7% (tăng 21,1%).

Từ năm 2022-2023 tổng tài sản của doanh nghiệp vẫn tăng lên và có sự thay đổi về cơ cấu tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên từ 16,3% lên 31,9% (tăng 15,6%), trong khi đó tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm từ 83,7% xuống 68,1% (giảm 15,6%).

Tài sản ngắn hạn có hàng tồn kho và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ còn các khoản phải thu và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Trong đó:

Hàng tồn kho từ năm 2021-2022 đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2021 hàng tồn kho là 11.234 triệu đồng chiếm 3,7% trong tài sản ngắn hạn, năm 2022 là 6.792 triệu đồng và chiếm 3,3% trong tài sản ngắn hạn. Sang năm 2023 hàng tồn kho tăng đến 8.038 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 1,6% trong tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của việc hàng tồn kho giảm đi là do các chính sách hợp lý của doanh nghiệp. Đây được đánh giá là thành tích của doanh nghiệp. Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH và có sự biến động năm 2021 là 74.316 triệu đồng chiếm 24,2% TSNH, năm 2022 là 53,787 triệu đồng chiếm 26,5% TSNH, năm 2023 là 112.350 triệu đồng chiếm 22,5% TSNH. Trong đó thì các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu còn trả trước cho người bán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Các khoản phải thu này chủ yếu là do khách hàng nợ tiền doanh nghiệp. Các khoản thanh toán đều chưa đến hạn trả và không có khoản nợ nào quá hạn vì vậy không ảnh hưởng nhiều tới tài chính của công ty.

Tiền và các khoản tương đương tiền có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 2021 chỉ tiêu này là 54.621 triệu đồng chiếm 17,8% trong tài sản ngắn hạn, năm 2022 số tiền giảm xuống còn 10.431 triệu đồng và chiếm 5,1%. Sang năm 2023 thì số tiền tăng 11.462 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 2,3% tổng tài sản ngắn hạn. Tiền mặt dự trữ của công ty có xu hướng giảm xuống trong 3 năm, đây là lượng tiền được công ty sử dụng luôn để mua hàng hoặc thanh toán một số khoản nợ đến hạn. Tùy mỗi thời điểm và điều kiện kinh tế khác nhau mà công ty cần có lượng tiền mặt dự trữ cho phù hợp.

Tài sản dài hạn có TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong đó:

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất trong phần TSDH. Tài sản cố định các năm chiếm 87,7% (năm 2021), 75% (năm 2022), 78% (năm 2023) trên TSDH. Qua 3 năm tác giả có thể thấy có một sự chuyển dịch cơ cấu tài sản, tỷ trọng của tài sản cố định biến động qua các năm nguyên nhân là do công ty thực hiện các chính sách đầu tư và huy động vốn hợp lý theo từng giai đoạn.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty qua các năm có sự thay đổi tỷ trọng, các khoản đầu tư tài chính dài hạn lần lượt qua các năm là: 11,9% (năm 2021), 23,9% (năm 2022), 6,4% (năm 2023). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty đều chiếm tỷ trọng cao trong TSDH chỉ đứng sau TSCĐ chứng tỏ công ty khá quan tâm đến việc đầu tư dài hạn.

Nhận xét theo chiều ngang:

Tổng tài sản có xu hướng tăng năm 2022/2021 là 423.510 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 51,47%), năm 2023/2022 tăng số tiền là 320.040 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 25,678%). Điều đó cho thấy quy mô vốn của doanh nghiệp tăng. Trong năm 2022 ta thấy quy mô tổng tài sản tăng là do sự tăng chủ yếu của tài sản cố định tăng 330.575 triệu đồng (tương đương 73,106%) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng số tiền 187.542 triệu đồng (tương đương 304,793%). Năm 2023 quy mô vốn tăng so với năm 2022 là 320.040 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 25,678%) chủ yếu là do sự tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

Trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn năm 2022 giảm so với năm 2021 số tiền 104.369 triệu đồng (tương đương là 33,976%), năm 2023 so với năm 2022 tăng số tiền 296.245 triệu đồng (tương đương là 22,76%). Tài sản dài hạn năm 2022 so với năm 2021 tăng số tiền là 527.879 triệu đồng (tương đương 102,372%), năm 2023 so với năm 2022 tăng số tiền 23.795 triệu đồng (tương đương 2,28%). Trong năm 2021-2022 ta thấy cơ cấu vốn thay đổi tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm đi còn tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên. Việc giảm tỷ trọng ngắn hạn là do giảm tỷ trọng của đầu tư tài chính ngắn hạn, giảm tỷ trọng hàng tồn kho, tăng tỷ trọng tài sản dài hạn là do tăng tài sản cố định và tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong năm 2022-2023 ta thấy cơ cấu vốn thay đổi tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên còn tỷ trọng tài sản dài hạn giảm đi. Việc tăng tỷ trọng ngắn hạn là do tăng tỷ trọng của đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng tỷ trọng các khoản phải thu, giảm tỷ trọng tài sản dài hạn là do giảm các khoản phải thu dài hạn.

Qua phân tích sự thay đổi về cơ cấu tài sản cho thấy doanh nghiệp tăng tổng tài sản là phù hợp với nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính – Ngân Hàng

2.2.2 Phân tích nguồn vốn của DN Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

BẢNG 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ

Nhận xét theo chiều dọc:

Về nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết cấu trong số nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp thể hiện tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành lên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì vậy phân tích tài sản phải đi đôi với nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn qua các năm của công ty tăng dần. Nợ phải trả có xu hướng giảm và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Đi vào phân tích về nợ phải trả: ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng 40,8% (năm 2021), 25,7% (năm 2022) và 26,2% (năm 2023). Trong các khoản nợ phần lớn là nợ ngắn hạn như các khoản: vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, các khoản phải trả ngắn hạn khác…là những khoản vốn do công ty chiếm dụng bên ngoài để sử dụng. Công ty cần xem xét các khoản chiếm dụng khoản nào chiếm dụng hợp lý, khoản nào chiếm dụng chưa hợp lý để hoạt động có hiệu quả hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn từ nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu cho thấy sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao.

Nợ phải trả: Sự giảm sút của nợ phải trả năm 2022 là do sự giảm của nợ ngắn hạn và sự tăng của nợ dài hạn. Năm 2021 nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 51,4% thì đến năm 2022 là 39,3% và năm 2021 nợ dài hạn chiếm 48,6% thì năm 2022 tăng lên 12,1%. Sự tăng lên của nợ phải trả năm 2023 là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn và sự giảm đi nợ dài hạn. Năm 2022 nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 39,3% thì đến năm 2023 là 47,6% và năm 2022 nợ dài hạn chiếm 60,7% thì năm 2023 giảm xuống 52,4%. Công ty đã có sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn làm giảm khả năng tài chính trong ngắn hạn của công ty và năng lực tài chính của công ty chưa tốt do nợ dài hạn chiếm chủ yếu trong nợ phải trả. Ngoài ra, công ty cũng không có khoản nợ quá hạn và nợ ngắn hạn chủ yếu là do đi vay nên chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt các chính sách với khách hàng cũng như đã quan tâm chăm sóc đến đời sống công nhân viên, thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Vốn chủ sở hữu: của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cụ thể là 59,2% (năm 2021), 74,3% (năm 2022) và 73,8% (năm 2023).Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối được giữ lại. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2021 chiếm 18% trong vốn chủ sở hữu thì năm 2022 chỉ chiếm 4,7% vốn chủ sở hữu và năm 2023 chiếm 6,6% vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công ty đã tự chủ về mặt tài chính làm ăn có lãi tuy nhiên lại có xu hướng giảm. Đây là một dấu hiệu không tốt, doanh nghiệp cần có các giải pháp khắc phục để nâng cao sự tín nhiệm của các cổ đông đối với doanh nghiệp.

Nhận xét theo chiều ngang:

Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm (2022/2021) tăng 423.510 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ là 51,47%), năm 2023 so với năm 2022 tăng số tiền là 320.040 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 25,678%). Trong đó vốn chủ sở hữu tăng lên trong 3 năm nhưng nợ phải trả năm 2022 giảm sút, chỉ tăng lên năm 2023 chứng tỏ trong năm 2023 doanh nghiệp chưa có sự chuyển dịch theo xu hướng độc lập hơn về mặt tài chính. Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Nợ phải trả: cuối năm so với đầu năm (2022/2021) giảm số tiền là 15.988 triệu đồng (tương đương với giảm 4,761%), nhưng năm 2023 so với năm 2022 tăng số tiền là 90.486 triệu đồng (tương đương với 28,293%). Trong năm 2022 sự giảm đi của nợ phải trả là do sự giảm đi chủ yếu của nợ ngắn hạn số tiền 46.916 triệu đồng và nợ dài hạn tăng số tiền 30.928 triệu đồng. Nhưng đến năm 2023 cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng điều đó đã dẫn tới sự tăng lên về nợ phải trả trong năm 2023.

Vốn chủ sở hữu: năm 2022 so với năm 2021 đã tăng số tiền là 439.498 triệu đồng (tương đương với 90,241%), năm 2023 so với năm 2022 tiếp tục tăng về vốn chủ sở hữu số tiền là 229.554 triệu đồng (tương đương với 24,776%). Vốn chủ sở hữu trong 3 năm đều có xu hướng tăng lên và tăng mạnh trong năm 2022. Sự tăng lên của vốn chủ sở hữu là do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và. Việc huy động thêm nhiều vốn đầu tư của chủ sở hữu chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi và đã tạo được niềm tin với cổ đông.

Qua phân tích xu hướng thay đổi của nguồn vốn ta thấy doanh nghiệp đang có những chuyển biến tích cực trong năm 2023, doanh nghiệp đã giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu giúp doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính trong kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính mở rộng sản xuất kinh doanh.

BẢNG 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ

TÀI SẢN NGẮN HẠN > NỢ NGẮN HẠN

Điều này chứng tỏ 1 phần tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy điều này tạo được sự an toàn cho công ty nhưng chi phí sử dụng vốn lại cao.

TÀI SẢN DÀI HẠN < NGUỒN VỐN DÀI HẠN

Điều này cho thấy toàn bộ tài sản dài hạn của công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy điều này là an toàn nhưng lợi nhuận lại thấp.

Nhận xét:

Qua 3 năm 2021-2023 doanh nghiệp đều có vốn lưu chuyển, cho ta thấy doanh nghiệp hoạt động ổn định và an toàn. Vốn lưu chuyển năm 2022 giảm 57.453 triệu đồng tương ứng với giảm 42,716% so với năm 2021 tuy nhiên năm 2023 lại tăng lên 226.661 triệu đồng tương ứng với tăng 42,716% so với năm 2022. Nguyên nhân vốn lưu chuyển năm 2022 giảm là do tài sản ngắn hạn giảm 104.369 triệu đồng tương ứng với 33,976%, nợ ngắn hạn giảm 46.916 triệu đồng tương ứng với 27,168% so với năm 2021. Sang đến năm 2023 vốn lưu chuyển tăng là do tài sản ngắn hạn tăng 296.245 triệu đồng tương ứng với 146,066%, nợ ngắn hạn tăng 69.584 triệu đồng tương ứng với 55,326% so với năm 2022.

Cả 3 năm 2021, 2022, 2023 doanh nghiệp đều không có nhu cầu vốn lưu chuyển. Năm 2021 là -66.086 triệu đồng, năm 2022 là -55.527 triệu đồng, năm 2023 là -57.85 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản phải trả ngắn hạn lớn.

Như vậy ta thấy doanh nghiệp có vốn lưu chuyển lớn hơn nhu cầu vốn lưu chuyển vì vậy vốn lưu chuyển thừa để bù đắp cho nhu cầu vốn lưu chuyển, khả năng thanh toán tức thời tốt, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao.

2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

2.2.3.1 P hân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh

BẢNG 2.5: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ

Nhận xét theo chiều ngang:

Dựa vào bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên cho thấy:

Doanh thu thuần năm 2023 so với 2022 tăng 185.879 triệu đồng tương ứng với 41,428% còn năm 2022 giảm so với 2021 số tiền 74.880 triệu đồng tương ứng giảm 14,302%.

Giá vốn hàng bán năm năm 2023 so với 2022 tăng 134.400 triệu đồng tương ứng với 36,778% còn năm 2022 giảm so với 2021 số tiền 72.553 triệu đồng tương ứng giảm 16,565%.

Năm 2022 do doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều giảm dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 2.327 triệu đồng tương ứng giảm 2,72%. Tuy nhiên sang đến năm 2023 do doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, vì vậy mà lợi nhuận gộp năm 2023 tăng so với năm 2022 là 61,845%. Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Năm 2022 công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả tuy nhiên sang năm 2023 công ty có dấu hiệu phục hồi chứng tỏ đây là một sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của công ty, công ty đã không ngừng nâng cao cả chất lượng và số lượng sản phẩm.

Trong năm doanh nghiệp còn có thêm doanh thu hoạt động tài chính và một số thu nhập khác. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 so với năm 2021 tăng số tiền 2.135 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 4,853% còn năm 2023 so với năm 2022 tăng số tiền 15.185 triệu đồng tương ứng với 32,922%. Ta thấy chi phí của doanh nghiệp từ năm 2022 tới năm 2023 tăng mạnh là do doanh nghiệp mở rộng bộ máy quản lý. Vì vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp để hạn chế tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế: năm 2022 so với năm 2021 giảm số tiền 43.831 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 50,074% còn năm 2023 so với năm 2022 tăng số tiền 32.587 triệu đồng tương ứng với 74,568%. Lợi nhuận sau thuế biến động qua 3 năm 2021-2023 là chủ yếu là do sự biến động của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Doanh nghiệp cần có các biện pháp để ổn định và gia tăng doanh thu thuần.

Nhận xét theo chiều dọc:

Giá vốn hàng bán: năm 2021 chiếm tỉ trọng 83,7%, năm 2022 chiếm tỉ trọng 81,4% (giảm 0,2% so với năm 2021), năm 2023 chiếm tỉ trọng 78,8% (giảm 0,27% so với năm 2022). Đây là một tín hiệu tốt của doanh nghiệp vì khi giảm được giá vốn hàng bán sẽ làm tăng được lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2021 chiếm tỉ trọng 9,1%, năm 2022 chiếm tỉ trọng 5,2% (giảm 3,9% so với năm 2021), năm 2023 chiếm tỉ trọng 3,7% (giảm 1,5% so với năm 2022). Trong khi doanh nghiệp tăng đầu tư tài chính ngắn hạn thì doanh thu hoạt động tài chính lại giảm, điều này không tốt đối với doanh nghiệp, cần có các biện pháp kịp thời để khắc phục.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2021 chiếm tỉ trọng 8,4%, năm 2022 chiếm tỉ trọng 10,3% (tăng 1,9% so với năm 2021), năm 2023 chiếm tỉ trọng 9,7% (giảm 0,6% so với năm 2022). Chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế: năm 2021 chiếm tỉ trọng 16,7%, năm 2022 chiếm tỉ trọng 9,7% (giảm 7% so với năm 2021), năm 2023 chiếm tỉ trọng 12% (tăng 2,3% so với năm 2022).

Như vậy, giai đoạn 2021-2023 là giai đoạn đầy thách thức đối với chi nhánh Cảng Chùa Vẽ. Tuy nhiên, những thách thức và biến động này sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình, hứa hẹn sẽ góp phần tạo uy tín vững chắc cho Cảng Hải Phòng trên khắp cả nước.

2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

2.3.1 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho biết năng lực tài chính trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp.Từ đó, có thể giúp cho các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được khả năng thanh toán của bản thân doanh nghiệp.

Nhận xét:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2021 là 2,450, năm 2022 là 3,897, năm 2023 là 2,468. Có nghĩa là năm 2021 doanh nghiệp có khả năng thanh toán tổng quát được 2,45 lần nợ phải trả bằng tổng tài sản. Năm 2022 là 3,897 lần nợ phải trả bằng tổng tài sản (tăng 1,447 lần so với năm 2021). Năm 2023 là 2,468 lần nợ phải trả bằng tổng tài sản (giảm 1,429 lần so với năm 2022). Điều này chứng tỏ cả 3 năm doanh nghiệp có khả năng thanh toán được toàn bộ nợ phải trả bằng tổng tài sản.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2021 là 1,779, năm 2022 là 1,613, năm 2023 là 2,555. Có nghĩa là năm 2021 doanh nghiệp có khả năng thanh toán được 1,799 lần nợ ngắn hạn bằng TSNH. Năm 2022 là 1,163 lần giảm 0,166 lần so với năm 2021. Năm 2023 là 2,555 lần, tăng 0,942 lần so với năm 2022. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn bởi vì doanh nghiệp đã dùng một phần vốn dài để tài trợ cho tài sản ngắn để giảm rủi ro tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2021 là 0,316, năm 2022 là 0,083, năm 2023 là 0,059. Có nghĩa là năm 2021 doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh được 0,316 lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2022 là 0,083 lần giảm 0,233 lần so với năm 2021 và năm 2023 là 0,059 lần, giảm 0,024 lần so với năm 2022. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán nhanh được toàn bộ nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2021 là 19,179, năm 2022 là 12,467, năm 2023 là 5,376. Có nghĩa là năm 2021 cứ 1 đồng lãi vay thì tạo ra 19,179 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, trong khi năm 2022 chỉ tạo ra có 12,476 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (giảm 6,712 đồng) và đến năm 2023 thì 1 đồng lãi vay chỉ tạo nên 5,376 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (giảm 7,091 đồng). Hệ số thanh toán lãi vay cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sàng tiếp tục cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán.

Như vậy, qua phân tích khả năng thanh toán của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ ta thấy doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng thanh toán cao, tạo được lòng tin cho khách hàng và đối tác.

2.3.2 Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Cấu trúc tài chính thường được các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng tức là xem xét cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ tài sản – nguồn vốn. Bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Để biết rõ hơn về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và tình hình đầu tư của doanh nghiệp.

Nhận xét:

  • Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp sẽ càng kém. Ta nhận thấy rằng hệ số nợ của công ty trong năm 2021 là 0,408 lần, năm 2022 là 0,257 lần và năm 2023 là 0,262 lần. Số liệu này cho thấy trong năm 2021 cứ 100 đồng vốn công ty sử dụng có 40,8 đồng đi vay, năm 2022 là 25,7 đồng và đến năm 2023 là 0,262 đồng. Tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2022 giảm 0,152 lần so với năm 2021, năm 2023 lại tăng 0,149 lần so với năm 2022. Nguyên nhân là do năm 2022 nợ phải trả giảm 15.988 triệu đồng (tương ứng với giảm 4,761% so với năm 2021), tổng nguồn vốn lại tăng 423.510 triệu đồng (tương ứng với tăng 51,47% so với năm 2021). Năm 2023 nợ phải trả tăng 90.486 triệu đồng (tương ứng với tăng 28,293% so với năm 2022), tổng nguồn tăng 320.040 triệu đồng (tương ứng với tăng 25,678% so với năm 2022).
  • Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm đồng nghĩa với việc tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng và ngược lại. Nếu năm 2021 cứ 100 đồng vốn sử dụng thì có 59,2 đồng vốn chủ sở hữu thì sang năm 2022 đã tăng lên là 74,3 đồng và đến năm 2023 là 73,8 đồng. Điều này chứng tỏ tính tự chủ của công ty trong việc sử dụng vốn là tương đối cao.

So sánh giữa hệ số nợ và tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm ta có thể nhận thấy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn và nợ phải trả có sự thay đổi nhỏ. Tuy điều này giúp cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính, sự ràng buộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giảm và nhìn vào đó cho thấy các khoản nợ vay của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo và trả đúng hạn. Song hệ quả của vấn đề này là sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao, làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2021 là 62,7%, năm 2022 là 83,7%, năm 2023 là 68,1%.

Ta nhận thấy năm 2021 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì doanh nghiệp dành 37,3 đồng đầu tư và tài sản ngắn hạn, năm 2022 giảm đi 21đồng, năm 2023 tăng lên 15,6 đồng. Như vậy, cơ cấu tài sản đã có sự thay đổi để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

3.3.3 Phân tích các chỉ số về hoạt động Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

BẢNG 2.8: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ

Nhận xét:

Số vòng quay hàng tồn kho .

Qua ba năm 2021, 2022 và năm 2023 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2021 là 10,824 vòng, năm 2022 là 40,541 vòng (tăng 29,717 vòng), năm 2023 là 67,409 vòng (tăng 26,868 vòng). Nguyên nhân là do hàng tồn kho bình quân của công ty giảm (năm 2022 giảm 34.449 triệu đồng tương ứng với 77,723%) kết hợp với giá vốn hàng bán năm 2022 giảm so với năm 2021 là 72.553 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 16,565%, (năm 2023 hàng tồn kho bình quân giảm 1.599 triệu đồng tương ứng với 17,739%) trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2023 tăng so với năm 2022 là 134.400 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 36,778%. Như vậy có thể nói việc giải phóng hàng tồn kho của công ty tăng cao qua các năm, doanh nghiệp ít bị tồn đọng hàng tồn kho.

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Do vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng lên dẫn tới số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm đi. Năm 2021 số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 33,258 ngày, năm 2022 là 8,88 ngày (giảm 24,378 ngày so với năm 2021), đến năm 2023 là 5,341 ngày (giảm 3,539 ngày so với năm 2022). Nếu số ngày của một vòng quay hàng tồn kho có xu hướng ngày càng giảm đi chứng tỏ hàng tồn kho giải phóng ngày càng nhanh, doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt. Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Số vòng quay các khoản phải thu.

Năm 2021 số vòng quay các khoản phải thu là 7,157 vòng, năm 2022 là 7,005 vòng (giảm 0,152 vòng so với năm 2021), năm 2023 là 7,639 vòng (tăng 0,634 vòng so với năm 2022). Năm 2022 vòng quay các khoản phải thu giảm đi là do trong kỳ doanh thu thuần giảm (năm 2022 giảm 74.88 triệu đồng tương ứng với 14,302% so với năm 2021). Năm 2023 vòng quay các khoản phải thu tăng lên là do trong kỳ doanh thu thuần tăng (năm 2023 tăng 185.879 triệu đồng tương ứng với 41,428% so với năm 2022).

Năm 2022 các khoản phải thu bình quân giảm 9.101 triệu đồng (tương ứng với 12,411% so với năm 2021). Năm 2023 các khoản phải thu tăng 19.017 triệu đồng (tương ứng với 29,69% so với năm 2022).

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2023 là một tín hiệu tốt đối với doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền bình quân

Năm 2021 kỳ thu tiền bình quân là 50,3 ngày, năm 2022 là 51,392 ngày (tăng 1,093 ngày so với năm 2021), năm 2023 là 47,127 ngày (giảm 4,265 ngày so với năm 2022). Đây là một dấu hiệu tốt bởi doanh nghiệp đã giảm được sự ứ đọng vốn ở khâu thanh toán, những khoản nợ khó đòi…Số ngày ở đây phản ánh tình hình tiêu thụ mà cụ thể là sức hấp dẫn của sản phẩm mà doanh nghiệp đang tiêu thụ cũng như chính sách thanh toán mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định

Năm 2021 cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào tài sản cố định thì tạo ra 1,305 đồng doanh thu thì đến năm 2022 chỉ tạo ra 0,727 đồng (giảm 0,578 đồng so với năm 2021), và đến năm 2023 tạo ra 0,786 đồng (tăng 0,059 đồng so với năm 2022). Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đã đưa ra những chiến lược phát triển mới để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Vòng quay toàn bộ vốn

Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đem vào đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Năm 2021 cứ trung bình 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thu được 0,663 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2022 thu 0,434 đồng và đến năm 2023 thu được 0,451 đồng. Vòng quay tổng tài sản năm 2022 giảm đi là do trong kỳ doanh thu thuần giảm (năm 2022 giảm 74.880 triệu đồng so với năm 2021). Đến năm 2023 vòng quay tổng tài sản tăng lên là do doanh thu thuần tăng (năm 2023 tăng 185.879 triệu đồng so với năm 2022).

Như vậy năm 2022 là một năm hoạt động chưa thực sự hiệu quả tuy nhiên doanh nghiệp đã có các biện pháp kịp thời để khắc phục các khó khăn, nâng cao các chỉ số hoạt động, tạo niềm tin cho khách hàng và các cổ đông.

2.3.4 Phân tích chỉ số về khả năng sinh lời Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

Để biết được một đơn vị yếu tố đầu vào hay một đơn vị yếu tố đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị lợi nhuận ta phải tính toán các chỉ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trị số của khả năng sinh lời càng cao sẽ kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Nhận xét:

  • Hệ số lãi ròng (ROS) năm 2022 so với năm 2021 giảm 41,742%, năm 2023 so với năm 2022 tăng 23,432%. Năm 2021 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 16,7 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2022 thì cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 9,7 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2023 thì cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 12 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do năm 2022 (doanh thu thuần giảm 74.880 triệu đồng tương ứng với 14,302%, LNST giảm 43.831 triệu đồng tương ứng với 50,704% so với năm 2021), năm 2023 (doanh thu thuần tăng 185.879 triệu đồng tương ứng với 41,428%, LNST tăng 32.587 triệu đồng tương ứng với 74,568% so với năm 2022). Doanh nghiệp cần có những giải pháp tối ưu hơn nữa để tăng hệ số lãi ròng (ROS).
  • Về suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2022 giảm so với năm 2021 là 67,039%, năm 2023 tăng so với năm 2022 là 1,4%. Nguyên nhân là do năm 2022 (tổng tài sản tăng 423.510 triệu đồng tương ứng với 51,47%, LNST giảm 43.831 triệu đồng tương ứng với 50,704% so với năm 2021), năm 2023 (tổng tài sản tăng 320.040 triệu đồng tương ứng với 25,678%, LNST tăng 32.587 triệu đồng tương ứng với 74,568% so với năm 2022). Suất sinh lời của tài sản (ROA) của doanh nghiệp năm 2022 giảm mạnh, sang đến năm 2023 có tăng nhưng không nhiều là tín hiệu không tốt đối với doanh nghiệp.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu (ROE). So với năm 2021 nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2022 tăng 90,241%, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 50,074% làm cho suất sinh lời của vốn (ROE) năm 2022 giảm so với năm 2021 là 73,757% nghĩa là năm 2021 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 18 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2022 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ thu được 4,7 đồng lợi nhuận sau thuế.

So với năm 2022 nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2023 tăng 24,776%, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 74,568% làm cho suất sinh lời của vốn (ROE) năm 2023 tăng so với năm 2022 là 39,905% nghĩa là năm 2022 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 4,7 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2023 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 6,6 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các chủ doanh nghiệp và người đầu tư. Trong 3 năm 2021, 2022 và năm 2023 chỉ tiêu này chưa cao nên doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục để nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.

2.3.5 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

BẢNG 2.10: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA CHI NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ

Những kết quả đạt được:

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn và tài sản cho thấy một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ. Từ đó tác giả thấy những kết quả mà công ty đã đạt được như sau:

  • Theo như đã phân tích ở bảng 2.1 nhìn chung quy mô kinh doanh của công ty tăng nhanh từ năm 2021 đến năm 2023 (tổng vốn của công ty năm 2022 tăng gần 423.510 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 51,47%) so với năm 2021; năm 2023 tăng hơn 320.040 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 25,678%) so với năm 2022. Điều đó đã cho thấy công ty có quy mô hoạt động lớn và đang ngày càng được mở rộng.
  • Qua số liệu đã được nêu ở bảng 2.2, tác giả thấy rằng thành công tiếp theo của công ty phải kể đến là việc bổ sung thêm vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu năm 2022 so với năm 2021 tăng hơn 439.498 triệu đồng (tương đương với 90,241%); năm 2023 so với năm 2022 có sự tăng mạnh về vốn chủ sở hữu số tiền là 229.554 triệu đồng (tương đương với 24,776%). Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trên 70% tổng nguồn vốn, điều này giúp cho doanh nghiệp giảm được sức ép từ các khoản nợ vay, nâng cao tính độc lập, tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ số vốn chủ của doanh nghiệp trong 3 năm luôn ở mức cao cho thấy doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về tài chính và mức độ độc lập tài chính cao. Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng
  • Theo như đã phân tích ở bảng 2.1 hàng tồn kho của công ty giảm qua từng năm. Năm 2021 hàng tồn kho là 11.234 triệu đồng chiếm 3,7% trong tài sản ngắn hạn, năm 2022 là 6.792 triệu đồng và chiếm 3,3% trong tài sản ngắn hạn. Sang năm 2023 hàng tồn kho tăng đến 8.038 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 1,6% trong tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp giảm tỷ trọng hàng tồn kho làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
  • Khả năng thanh toán của công ty ở mức ổn định và có khả năng xử lý được các nhu cầu thanh toán trong kinh doanh theo số liệu phân tích của bảng 2.7. Trong 3 năm từ năm 2021 đến năm 2023 dù có biến động về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 3 năm luôn ở mức ổn định. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát duy trì ở mức ổn định trên 2, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp duy trì mức thấp nhất là năm 2022 là 1,613 và cao nhất trong năm 2023 là 2,555, và khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán lãi vay cao, đảm bảo được khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ cũng có những mặt hạn chế sau:

  • Doanh nghiệp đầu tư tài chính ngắn hạn lớn nhưng doanh thu tài chính lại không cao. Năm 2021 đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 49,2% tài sản ngắn hạn, năm 2022 chiếm 60,4% tài sản ngắn hạn tăng 11,2% so với năm 2021, năm 2023 chiếm 72,5% tài sản ngắn hạn tăng 12,1% so với năm 2022. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 chiếm tỉ trọng 9,1%, năm 2022 chiếm tỉ trọng 5,2% (giảm 3,9% so với năm 2021), năm 2023 chiếm tỉ trọng 3,7% (giảm 1,5% so với năm 2022). Doanh nghiệp cần có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên.
  • Hệ số nợ của doanh nghiệp khá thấp, hệ số nợ của doanh nghiệp năm 2021 là 0,408 lần, năm 2022 là 0,257 lần và năm 2023 là 0,262 lần. Hệ số nợ thấp nên doanh nghiệp tuy tự chủ về mặt tài chính nhưng không tận dụng được đòn bẩy tài chính.
  • Một số chi phí tăng lên làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp như chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 tăng so với năm 2022 là 32.922%. Tốc độ tăng chi phí cao nên làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của lợi nhuận. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp giảm thiểu tối đa các loại chi phí xuống để cải thiện lợi nhuận cho công ty.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Hiện nay hệ thống cảng đang tích tụ nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là luồng tàu bị bồi lắng không đạt chuẩn thiết kế, tàu ra vào khó khăn, phải chuyển tải, gây thiệt hại lớn về kinh tế và mất an toàn hàng hải.

Khi chuyển sang hình thức kinh doanh theo hướng cổ phần, doanh nghiệp đã thu hút và huy động được lượng vốn lớn và tăng đều qua các năm. Tuy nhiên doanh nghiệp lại chưa sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý để đầu tư dẫn đến không đạt được hiệu quả.

Trình độ chuyên môn của các cán bộ công nhân viên tại chi nhánh Cảng Chùa Vẽ chưa cao, do trước đây, chi nhánh Cảng Chùa Vẽ chỉ là xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ nên đội ngũ lao động chưa được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ cảng biển. Việc phân bổ lao động trong từng lĩnh vực, phòng ban và vị trí công việc chưa thật hợp lý và chuyên nghiệp. Dẫn đến, hiệu quả sử dụng lao động chưa cao và chưa phát huy được hết giá trị trong công việc tại chi nhánh Cảng Chùa Vẽ.

Một nguyên nhân nữa khiến cho tình hình kinh doanh của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ chưa khả quan đó là: sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng với chính sách của nhà nước đang ngày một thắt chặt hơn, nếu doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục và tìm hiểu nhu cầu của thị trường và đáp ứng những nhu cầu đó thì sự suy thoái của nền kinh tế sẽ tác động mạnh đến doanh nghiệp, gây ra sự mất cân đối giữa chi phí đầu vào và doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho hiệu quả kinh doanh có những biến động không tốt. Đây cũng là nguyên nhân tác động đến hầu hết các doanh nghiệp trên thương trường, không chỉ riêng chi nhánh Cảng Chùa Vẽ. Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính tại Cty Cảng Hải Phòng

One thought on “Khóa luận: Thực trạng tài chính của Công ty Cảng Hải Phòng

  1. Pingback: Khóa luận: Tổng quan chung về Công ty Cảng Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464