Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV SÓC TRĂNG
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và hoạt động của ngân hàng gắn liền với hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cấp tín dụng, trong đó huy động vốn mang lại nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, còn cấp tín dụng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đây là hai hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau và nếu thiếu một trong hai thì ngân hàng sẽ không thể hoạt động bình thường. Tại BIDV Sóc Trăng, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bao gồm vốn tự huy động, vốn điều chuyển và các nguồn vốn khác.
Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn mà chi nhánh được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do NHNN quy định. Khi sử dụng nguồn vốn này, chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền. Tại BIDV Sóc Trăng, hoạt động huy động vốn luôn được chú trọng thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các kênh như tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và chứng chỉ tiền gửi.
Còn nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh và lãi suất vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động, do đó nếu sử dụng nguồn vốn này quá nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng.
Vốn khác là nguồn vốn trong trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc ngân hàng phải đi vay các ngân hàng khác hoặc của NHNN… Nguồn vốn khác còn là nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc nước ngoài để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng chúng ta sẽ xem xét bảng sau:
Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
Sơ đồ 2.2: Mức tăng trưởng nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)
Qua bảng 2.2 và sơ đồ 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 1.175.976 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 955.954 triệu đồng, tương ứng tăng 81,29% so với năm 2011, đạt 2.131.930 triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 2.442.944 triệu đồng, tăng 311.014 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,59%. Việc phân tích các yếu tố đóng góp cho nguồn vốn sẽ giúp hiểu rõ hơn các biểu hiện trên.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh
2.2.1.1.1 Vốn tự huy động Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Với lợi thế là chi nhánh của một ngân hàng có uy tín, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của BIDV không ngừng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 nguồn tiền này tăng 1.013.442 triệu đồng, tương đương tăng 24,15% so với năm trước. Bước sang năm 2013, tăng thêm 13,56% so với năm 2012. Đạt được sự tăng trưởng huy động này là do ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất hợp lý, tạo sức hấp dẫn thu hút được khách hàng, áp dụng nhiều chương trình, chính sách khuyến mãi giá trị cao như chương trình “Tiết kiệm Dự thưởng 55 năm của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”… cùng với nhiều ưu đãi cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, vi trí của Chi nhánh nằm ở nơi rất thuận lợi, ngay trung tâm thành phố, là địa điểm giao dịch rất thuận tiện cho khách hàng. Cùng với những trang thiết bị hiện đại tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch cũng là một lợi thế nữa của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: Đây là loại tiền huy động từ các cá nhân. Mục đích khi gửi tiền theo loại hình này chủ yếu là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của mình. Do đó, những khách hàng thường xuyên chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu dùng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, ngân hàng đặc biệt chú trọng nâng cao số dư tài khoản tiền gửi loại này.
Với các chương trình tiết kiệm dự thưởng được áp dụng liên tục cùng với thương hiệu lâu năm, BIDV Sóc Trăng đã thu hút được một số vốn lớn từ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương. Số tiền huy động từ dân cư đều tăng qua các năm, giữ vai trò đóng góp chủ đạo vào sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối năm 2011 là 849.379 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 187.176 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,27%. Nguyên nhân nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh trong năm này là do cuộc chạy đua “lãi suất ngầm” giữa các ngân hàng, buộc các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất hoặc có thêm nhiều hình thức khuyến mãi. Do đó, việc gửi tiền ngân hàng tỏ ra hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác nên nguồn tiền này tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2012. Sau đó, NHNN đã có những biện pháp thích hợp ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất nên nguồn tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng không còn nhanh như trước. Tính đến cuối năm 2013, nguồn tiền này là 997.466 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 148.087 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,43%. Tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư luôn ở mức cao trong giai đoạn vừa qua thể hiện sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn tại chỗ. Nguồn vốn này tăng trưởng không ngừng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm và uy tín của BIDV trong khu vực. Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Phần lớn loại tiền gửi này dùng để giao dịch thanh toán vì thế mà lượng tiền này chiếm tỷ trọng không cao, mặt khác do nhu cầu làm ăn nên các tổ chức kinh tế đòi hỏi các dịch vụ của ngân hàng phải hiện đại, thuận tiện cho nhu cầu của họ. Nhìn chung, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có nhiều biến động qua các năm. Nếu như năm 2012 thì tiền huy động từ nguồn này tăng 9.179 triệu đồng so với năm 2011 tuy nhiên tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn đã giảm từ mức 12,86% năm 2011 còn 7,53% trong năm 2012. Và đến năm 2013, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đã giảm 16.110 triệu đồng tương ứng với mức giảm 10,04% so với năm 2012. Nguyên nhân do Sóc Trăng vẫn còn là tỉnh nhỏ, các doanh nghiệp không nhiều, cộng sự với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đối thủ trong địa bàn nên nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Đồng thời, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây cũng làm cho các tổ chức kinh tế gặp khó khăn về tài chính.
Từ phát hành GTCG: Trong năm 2012, lượng tiền huy động từ nguồn này tăng lên 27,49% so với năm trước, nhưng chỉ ở mức 3.617 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,17% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn từ nguồn này tăng thêm 5.468 triệu đồng, đạt mức 9.085 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn chỉ chiếm 0,43%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 lạm phát cao, do đó tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư đòi hỏi cũng tăng lên nhưng nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, việc kinh doanh vẫn chưa ổn định hay tăng trưởng trở lại, do đó các tổ chức phát hành không muốn trả lãi suất cao, trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng đang mức cao hơn nên GTCG trong những năm này không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, do đó lượng vốn huy động từ nguồn này tăng trưởng rất thấp.
2.2.1.1.2 Vốn điều chuyển
Do lượng vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay khách hàng nên bắt buộc BIDV Sóc Trăng phải sử dụng đến lượng vốn điều chuyển và vốn vay mượn khá nhiều. Trong năm 2011, lượng vốn điều chuyển là 323.336 triệu đồng chiếm 27,50%,
đến năm 2012, lượng vốn này tiếp tục tăng 618.499 triệu đồng tương ứng với mức tăng 191,29% làm tăng tỷ trọng của lượng vốn điều chuyển trong năm này lên mức 44,18% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn này tăng thêm 36.163 triệu đồng nhưng tốc độ tăng đã giảm chỉ còn 3,84% tuy nhiên tỷ trọng của vốn điều chuyển vẫn đạt mức 40,03% trong tổng nguồn vốn. Việc vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng do lãi suất của vốn điều chuyển, vốn vay khá cao vì vậy BIDV Sóc Trăng cần có chủ trương, kế hoạch kịp thời nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để hạn chế lượng vốn điều chuyển hay vốn vay mà chi nhánh sử dụng.
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Việc nguồn vốn có sử dụng hiệu quả hay không quyết định cho việc ngân hàng có lợi nhuận và có thể duy trì hoạt động cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. Ngoài ra trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn việc các khách hàng khó trả được nợ hoặc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cho các khách hàng đi vay gặp nhiều rủi ro. Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng vốn thông qua tình hình dư nợ của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng tăng dần trong giai đoạn 2011 đến 2013. Dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn của ngân hàng cũng đồng loạt tăng qua các năm.
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1.2.1 Dư nợ trong hạn
Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng dư nợ, với mức tăng đều qua các năm. Trong năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn trong hạn là 947.838 triệu đồng đến năm 2011 tăng thêm 48,21% đạt mức 1.404.745 triệu đồng. Trong năm 2013, tiếp tục tăng thêm 83.213 triệu đồng và đạt mức 1.487.958 triệu đồng. Nguyên nhân là do các công ty, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên họ thu hẹp sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm tình hình hoạt động nên chi nhánh đã chủ động hạn chế cho vay đối với các đối tượng này. Thay vào đó tập trung vào cho vay các đối tượng là cá nhân và các hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu vay theo thời hạn ngắn. Vì thế làm cho dư nợ ngắn hạn tăng, trong khi đó dư nợ cho vay dài hạn thì có xu hướng thu hẹp dần tỷ trọng cũng như giá trị qua các năm. Cho vay dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài, do thời hạn cho vay từ trên 60 tháng nên đây là khoản cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do kinh tế trong nước cũng như tại tỉnh nhà khó khăn nên chi nhánh cũng rất lo ngại các khoản cho vay dài hạn sẽ làm phát sinh nợ xấu vì vậy đã khống chế tỷ trọng cho vay dài hạn ở mức thấp nhất để hạn chế rủi ro.
2.2.1.2.2 Dư nợ quá hạn Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Dư nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua các năm, trong năm 2011 là 36.160 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 5,17% đạt mức 38.031 triệu đồng, trong năm 2013 tăng thêm 7,75% và đạt mức 40.977 triệu đồng. Tuy tăng nhưng tỷ trọng của dư nợ quá hạn giữ ở mức thấp khoảng dưới 3% tổng dư nợ đây là một cố gắng lớn của BIDV Sóc Trăng đặc biệt trong tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều khó khăn. Giai đoạn 2011 – 2013, các khoản cho vay doanh nghiệp và cá nhân đều gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Trong đó, nợ quá hạn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tổng nợ quá hạn của ngân hàng, do các khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp thường lớn, thời gian cho vay dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngành thủy sản và sản xuất nông nghiệp vốn là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng, tuy nhiên, tình hình kinh tế bất ổn và điều kiện sản xuất không thuận lợi đã ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao, thị trường xuất khẩu gặp nhiều rào cản, nhiều doanh nghiệp đứng bên lề phá sản. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu và việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam nên đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu cũng như làm tăng hàng tồn kho của các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn của ngân hàng.
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn năm 2011 đến năm 2013
2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2012 tăng 19,31% so với năm 2011, năm 2013 chỉ tiêu này tăng 20,03% so với năm 2012 và đạt mức 661.921 triệu đồng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tình hình doanh số cho vay tại BIDV Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 thông qua chỉ tiêu về thời hạn và mục đích sử dụng.
Bảng 2.4. Doanh số cho vay tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
2.2.2.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Sơ đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng (2011 –
Qua phân tích bảng 2.4 và sơ đồ 2.4, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013, chứng tỏ ngân hàng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của các cá nhân, đặc biệt là nhu cầu vốn ngắn hạn.
Trong giai đoạn 2012 – 2011, Doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2012 tăng thêm 81.511 triệu đồng, tương đương tăng 19,65% so với năm trước, đạt 496.233 triệu đồng. Còn cho vay trung và dài hạn doanh số cho vay tăng 16,31% so với năm 2011, đạt 55.228 triệu đồng.
Trong năm 2013, tiếp tục tăng trưởng với mức tăng của khu vực ngắn hạn là 19,08% còn trung và dài hạn là 28,61% so với năm 2012. Điều đó cho thấy sự tâp trung phát triển khu vực cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đang được đẩy mạnh.
2.2.2.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng
Sơ đồ 2.5: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)
a) Cho vay hỗ trợ nhà ở
Thành công trong việc đầu tư xây dựng nhà “giá mềm” tại Sóc Trăng phải kể đến khu dân cư Trần Hưng Đạo với quy môn hơn 8,2 hecta do công ty Cổ phần 586 Sóc Trăng đầu tư và phối hợp với BIDV Sóc Trăng thực hiện hỗ trợ khách hàng vay vốn mua nhà. Bên cạnh đó số lượng khách hàng có nhu cầu vay mua nhà ở với giá mềm ngày càng nhiều nên doanh số cho vay mua nhà ở của ngân hàng tăng qua các năm từ mức 20.492 triệu đồng năm 2011 tăng thêm 7,36% tương ướng với tăng 1.508 triệu đồng đạt mức 22.000 triệu đồng năm 2012, đến năm 2013 tuy kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ vào các chính sách về cải tạo đô thị cũng như việc các công ty xây dựng chuyển hướng xây nhà thu nhập thấp đã giúp nhu cầu vay vốn mua nhà của người dân tăng lên giúp cho doanh số cho vay tăng lên 29,01% so với năm 2012 và đạt mức 28.383 triệu đồng. Tuy nhiên, dù doanh số cho vay hỗ trợ nhà không ngừng tăng lên nhưng khoản mục cho vay này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay cá nhân tại ngân hàng, cụ thể là 4,43% vào năm 2011; 3,99% trong năm 2012, 4,29% vào năm 2013. Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
b) Cho vay cán bộ công nhân viên
Cho vay CBCNV là một hình thức cho vay mà BIDV Sóc Trăng phát triển dựa trên sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của Hội sở nhằm phù hợp hơn với thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng ở Sóc Trăng.
Giai đoạn 2011 đến năm 2013, lạm phát trong nền kinh tế đã dần được ổn định, các chính sách kích thích kinh tế cũng như kích cầu tiêu dùng nhằm duy trì ổn định giá cả trong nước dần hiệu quả. Nhờ đó nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên trong đó CBCNV với thu nhập ổn định cũng là một thành phần có nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn nên doanh số cho vay CBCNV trong thời gian qua của ngân hàng tăng khá nhanh. Nếu như trong năm 2011, doanh số cho vay CBCNV là 20.347 triệu đồng thì năm 2012, doanh số cho vay tăng khá mạnh đến 50,39%, đạt mức 30.600 triệu đồng và năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 36.885 triệu đồng, tương đương tăng 20,54% so với năm trước.
c) Cho vay sản xuất kinh doanh
Đây là phân khúc chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trên 80% nên rất được ngân hàng tập trung phát triển. Do đó, doanh số cho vay ở lĩnh vực này của ngân hàng đều tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2012, ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh được 444.811 triệu đồng, tăng 19,94% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng thêm 95.210 triệu đồng, tương đương tăng 21,40% so với năm 2012, đạt 540.021 triệu đồng.
d) Cho vay nuôi tôm
Nghề nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kỹ thuât nuôi trồng… cũng như chịu ảnh hưởng lớn khi có dịch bệnh, thiên tai… dẫn đến tình hình sản xuất của khách hàng dễ gặp bất ổn, từ đó làm tăng rủi ro tín dụng. Do đó, BIDV Sóc Trăng đang hạn chế cho vay trong lĩnh vực này nên doanh số cho vay nuôi tôm của ngân hàng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay nuôi tôm là 15.833 triệu đồng, giảm 28,65% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay nuôi tôm tiếp tục giảm, chỉ còn 10.672 triệu đồng, tương đương giảm 32,60% so với năm 2012.
e) Cho vay khác
Cho vay khác bao gồm các sản phẩm tín dụng cá nhân còn lại như cho vay chiết khấu/cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm; cho vay du học, cho vay đi du lịch, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua ô tô… Tuy nhiên, hiện tại khoản mục cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay chiết khấu/cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm chưa được khách hàng ở Sóc Trăng sử dụng.
Tuy các lĩnh vực này vẫn chưa phát triển nhiều ở Sóc Trăng nhưng vì những khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay này đa số là những người có năng lực về tài chính nhưng chưa đủ cho nhu cầu nên cần hỗ trợ thêm một phần. Do đó, ngân hàng vẫn tập trung phát triển và doanh số cho vay khác hằng năm đều tăng. Năm 2012, doanh số hạng mục này đạt 38.217 triệu đồng, tăng 34,97% so với năm 2011. Trong năm 2013, tăng thêm 7.743 triệu đồng, tương đương tăng 20,26% so với năm trước.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước.
Bảng 2.5. Doanh số thu nợ tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
2.2.2.2.1 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn
Sơ đồ 2.6: Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)
Qua bảng 2.5 và sơ đồ 2.6, ta thấy doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn đều tăng qua mỗi năm. Doanh số cho vay tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng là tín hiệu tốt trong việc mở rộng tín dụng của ngân hàng. Trong cơ cấu doanh số thu nợ của ngân hàng, doanh số thu nợ ngắn hạn trong thời gian qua luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 85%.
Trong năm 2012, ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh, khoảng 36,59% so với năm 2011, đạt mức 441.745 triệu đồng. Trong khi đó, doanh số thu nợ khoản nợ trung và dài hạn tăng 5,14% so với năm 2011 và đạt được 50.463 triệu đồng.
Năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn và trung – dài hạn vẫn tiếp tục tăng, trong khi đó doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh 21,53% so với năm 2012 tương ứng với mức tăng 95.126 triệu đồng. Doanh số thu nợ trung và dài hạn tiếp tục tăng nhẹ 6,82% so với năm 2012 và đạt mức 58.293 triệu đồng.
2.2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Dựa vào bảng 2.5 ta thấy trong cơ cấu doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của ngân hàng, khoản mục cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 80% tổng số thu nợ khách hàng cá nhân trong thời gian qua. Bên cạnh đó chỉ có khoản mục thu nợ từ nuôi tôm là gặp nhiều khó khăn và giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013.
a) Cho vay hỗ trợ nhà
Qua bảng 2.5 cho thấy, doanh số thu nợ hỗ trợ nhà ở đều tăng lên mạnh qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2012 đạt 11.998 triệu đồng, tăng 66,89% so với năm 2011, và năm 2013 doanh số thu nợ tăng thêm 10.081 triệu đồng tương đương tăng 84,09% so với năm 2012, đạt 22.069 triệu đồng.
b) Cho vay cán bộ công nhân viên
Vào năm 2011, là 21.320 triệu đồng; năm 2012 tăng thêm 19,77%, đạt 25.535 triệu đồng và đến năm 2013 đạt 28.459 triệu đồng, tương đương tăng 11,45% so với năm 2012. Mặc dù đây là hình thức cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo nhưng khách hàng là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định nên đảm bảo được khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn nên doanh số thu nợ khoản mục này đều tăng trưởng qua mỗi năm. Việc doanh số thu nợ đối tượng CBCNV tăng trưởng tốt trong thời gian qua một phần quan trọng là do trong năm 2011, lương cơ bản của CBCNV được tăng từ 730.000 VNĐ lên 830.000 VNĐ kể từ ngày 01/5/2011. Đến năm 2012 lương cơ bản của CBCNV được tăng từ 830.000 VNĐ lên 1.050.000 VNĐ nên việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn.
c) Cho vay sản xuất kinh doanh
Trong cơ cấu doanh số thu nợ cá nhân của ngân hàng, doanh số thu nợ của cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 80% tổng doanh số thu nợ. Cụ thể doanh số thu nợ cho vay sản xuất kinh doanh năm 2012 tăng 31,69% so với năm 2011, đạt mức 414.204 triệu đồng. Năm 2013, doanh số thu nợ cho vay kinh doanh đạt 496.771 triệu đồng, tăng 19,93% so với năm 2012. Chính sự tăng trưởng tốt của doanh số thu nợ cho vay sản xuất kinh doanh đã góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho ngân hàng vì đối tượng này chiếm tỷ trọng rất cao.
d) Cho vay nuôi tôm
Cho vay nuôi tôm là khoản mục cho vay có doanh số thu nợ giảm mạnh qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 18.904 triệu đồng thì đến năm 2012, doanh số thu nợ giảm 26,53% so với năm 2011, còn 13.889 triệu đồng và trong năm 2013, doanh số thu nợ chỉ là 9.555 triệu đồng, tiếp tục giảm 31,20% so với năm 2012. Hiện tại, các cán bộ phụ trách đang đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn còn lại nhằm giảm rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất cho ngân hàng.
e) Cho vay khác
Doanh số thu nợ của các khoản cho vay khác được thực hiện rất hiệu quả. Vì đây cũng là một khoản mục cho vay an toàn, số tiền mỗi món vay tương đối nhỏ, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của mình trong nhất thời và bắt buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay nên công tác thu hồi nợ được thực hiện khá dễ dàng. Do đó, doanh số thu nợ năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2012 tăng 129,41% so với năm 2011, đạt 30.702 triệu đồng. Năm 2013, doanh số thu nợ tăng thêm 24,78% so với năm trước, đạt mức 38.310 triệu đồng.
2.2.2.3 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
2.2.2.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn
Theo bảng số liệu 2.6, ta thấy dư nợ ngắn hạn cũng giống như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh trong năm 2012, đạt 222.666 triệu đồng, tương đương tăng 34,89% so với năm 2011 trong khi dư nợ trung và dài hạn lại giảm 4,40% so với năm 2011. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn tăng cao là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2012 tăng cao. Còn đối với các khoản cho vay trung và dài hạn ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ hơn là mở rộng cho vay nên làm dư nợ trung và dài hạn trong năm này giảm. Trong năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng trở lại nhưng do thời hạn thu hồi vốn khá dài nên dư nợ của nó chỉ tăng thêm khoảng 7,19% so với năm 2012, đạt 56.999 triệu đồng. Còn dư nợ ngắn hạn thì tiếp tục tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2012 với mức tăng 62.936 triệu đồng tương ứng với tăng thêm 28,26%. Xét về mặt tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm và có xu hướng tăng dần còn dư nợ trung và dài hạn thì ngược lại.
2.2.2.3.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Qua bảng 2.6 ta thấy, dư nợ của khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng tăng qua các năm. Trong đó khoản mục cho vay để sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy các khoản mục đều tăng, nhưng có những khoản mục tăng nhưng lại là không tốt như khoản mục cho vay nuôi tôm.
a) Cho vay hỗ trợ nhà ở
Qua bảng 2.6 cho thấy, dư nợ hỗ trợ nhà ở đều tăng lên mạnh qua các năm. Cụ thể, dư nợ năm 2012 đạt 30.812 triệu đồng, tăng 38,77% so với năm 2011, và năm 2013 dư nợ tăng thêm 10.334 triệu đồng, tương đương tăng 33,54% so với năm 2012, đạt 41.146 triệu đồng. Có thể thấy tình hình dư nợ cho vay hỗ trợ nhà tăng nhanh một phần do ngân hàng tăng cho vay đối với khoản mục này bên cạnh đó việc cho vay hỗ trợ nhà ở chủ yếu dưới hình thức trung và dài hạn nên dư nợ của các năm trước tích lũy làm cho dư nợ năm sau tăng cao hơn năm trước.
b) Cho vay cán bộ công nhân viên
Dư nợ cho vay CBCNV tăng qua các năm: năm 2011 đạt mức 35.533 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 33,68% và đạt mức 47.500 triệu đồng. Năm 2013 tiếp tục tăng 12.524 triệu đồng tương ứng với tăng 26,37% và đạt mức 60.024 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng trưởng nhanh như vậy vì ngân hàng xác định cho vay CBCNV là một trong những khoản cho vay an toàn và ngân hàng định hướng sẽ tăng dần dư nợ đối với cho vay CBCNV nhằm tăng thêm lợi nhuận cũng như giảm rủi ro cho ngân hàng.
c) Cho vay sản xuất kinh doanh
Theo bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng của dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân với trên 60%. Đồng thời dư nợ khoản mục này cũng tăng qua các năm với các mức tăng của năm 2012 là 19,76% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 18,67% so với năm 2012. Tình hình của dư nợ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn qua chủ yếu phụ thuộc vào việc ngân hàng đẩy mạnh cho vay trong khoản mục này từ đó làm cho dư nợ ngày càng tăng. Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
d) Cho vay nuôi tôm
Dư nợ cho vay nuôi tôm cũng tăng dần qua các năm, tuy nhiên đây không phải là một điều tốt. Vì từ năm 2011, ngân hàng đã chủ trương hạn chế dần cho vay nuôi tôm và tích cực thực hiện công tác thu hồi nợ nhưng dư nợ cho vay nuôi tôm vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Cụ thể, dư nợ nuôi tôm năm 2012 tăng 23,29% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 72,64% so với năm 2012. Dư nợ tăng là do người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn dẫn tới nợ quá hạn tăng lên, thêm vào đó công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn nên làm cho dư nợ tăng lên.
e) Cho vay khác
Cuộc sống ngày càng phát triển thì ngoài nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vay vốn đáp ứng việc mua sắm, tiêu dùng, du học, mua ô tô,… ngày càng cao thể hiện qua sự tăng trưởng của cho vay khác. Tuy các khoản mục trong cho vay khác chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của tổng dư nợ cá nhân tại ngân hang.
2.2.2.4 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân
Bảng 2.7. Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
2.2.2.4.1 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn
Theo bảng số liệu 2.7, tỷ trọng nợ xấu của ngắn hạn luôn trên 65%. Bên cạnh đó, ta thấy nợ xấu của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân cũng giảm qua các năm. Đây là một tín hiệu rất tốt đối với quá trình hoạt động của ngân hàng.
Cụ thể, so với năm 2011, nợ xấu năm 2012 của cho vay ngắn hạn giảm 5,63% còn 3.385 triệu đồng, nợ xấu của cho vay trung và dài hạn giảm 10,61% còn 1.718 triệu đồng. Đến năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng tiếp tục được cải thiện, nợ xấu của cho vay ngắn hạn là 2.827 triệu đồng, giảm 16,48% so với năm 2012, còn nợ xấu cho vay trung và dài hạn là 1.490 triệu đồng, giảm 13,27% so với năm 2012. Việc nợ xấu giảm đã góp phần tác động tích cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
2.2.2.4.2 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, nợ xấu của khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng qua các năm. Trong đó khoản mục cho vay để sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.Tuy các khoản mục đều giảm, nhưng khoản mục nợ xấu của cho vay nuôi tôm tăng. Để nhiều hơn vấn đề chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu của khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng.
a) Cho vay hỗ trợ nhà ở
Qua bảng 2.7 cho thấy, nợ xấu hỗ trợ nhà ở đều giảm qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 đạt 478 triệu đồng, giảm 15,85% so với năm 2011 và năm 2013 nợ xấu giảm 1,88% so với năm 2012, đạt 469 triệu đồng. Có thể thấy tình hình nợ xấu cho vay hỗ trợ nhà ở giảm chủ yếu là nhờ việc ngân hàng xác định đúng đối tượng cho vay. Chủ yếu cho vay những người thật sự có nhu cầu và có khả năng tài chính, ngoài ra đối tượng cho vay tập trung vào đối tượng mua nhà có mức giá mềm nên việc thu hồi vốn dễ dàng hơn tạo điều kiện cho nợ xấu giảm qua các năm.
b) Cho vay cán bộ công nhân viên
Đây là khoản mục duy nhất không có nợ xấu qua các năm. Nguyên nhân là do khi CBCNV vay của ngân hàng thì ngoài hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng thì vẫn còn tồn tại một hợp đồng liên kết giữa ngân hàng với cơ quan nơi khách hàng công tác, điều này giúp cho ngân hàng rất chủ động trong công tác thu hồi nợ. Nên khi có khách hàng không trả nợ, thì ngân hàng có thể liên hệ với cơ quan trừ vào tiền lương nên hạn chế rủi ro tín dụng.
c) Cho vay sản xuất kinh doanh
Nợ xấu cho vay các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu khách hàng cá nhân với tỷ trọng trên 50%. Nợ xấu của cho vay sản xuất kinh doanh giảm dần qua các năm có thể xem là một tín hiệu tốt khi ngân hàng tăng cho vay đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên lượng giảm giữa các năm lại không nhiều như năm 2012, chỉ giảm 307 triệu đồng so với năm 2011, còn năm 2013 giảm 364 triệu đồng so với năm 2012.
d) Cho vay nuôi tôm
Đáng chú ý nhất là nợ xấu của cho vay nuôi tôm. Nó chiếm tỷ trọng cao thứ nhì trong cơ cấu nợ xấu theo mục đích sử dụng trong khi dư nợ của cho vay nuôi tôm chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng và số lượng nợ xấu vẫn tăng qua các năm trong khi ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này. Cụ thể năm 2011 nợ xấu của cho vay nuôi tôm chiếm tỷ trọng 22,84% trong tổng nợ xấu khách hàng cá nhân trong khi dư nợ chỉ chiếm tỷ trọng 2,21% trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân, lần lượt đến năm 2012 tỷ trọng nợ xấu là 28,45% trong khi tỷ trọng dư nợ là 2,18%, đến năm 2013 tỷ trọng nợ xấu vẫn là 34,19% trong khi tỷ trọng dư nợ là 3,03. Có thể thấy nợ xấu trong lĩnh vực nuôi tôm là một khó khăn mà ngân hàng cần phải giải quyết để giảm rủi ro hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân như đã trình bày phía trên là do dịch bệnh, tôm mất mùa, mất giá,… làm giảm đáng kể lợi nhuận của người nuôi, thậm chí thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.
e) Cho vay khác
Nợ xấu của các khoản cho vay khác có tỷ trọng giảm dần so với tổng nợ xấu qua các năm, đây là dấu hiệu tích cực thể hiện công tác thẩm định cho vay, kiểm tra trong quá trình cho vay và thu hồi nợ đối với các khoản vay như cầm cố bằng sổ tiết kiệm, cho vay du học, cho vay chứng minh năng lực tài chính,… đang được diễn ra tốt.
2.2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng thông qua một số chỉ tiêu tài chính
Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh, ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. Ta cần sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng sau đây:
2.2.3.1 Dư nợ/vốn huy động Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng hay cho biết trong 100 đồng vốn huy động thì có bao nhêu đồng được sử dụng vào việc cho vay đối với khách hàng cá nhân. Thông thường, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp; ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì tức là ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả nghĩa là ngân hàng đã cho vay được ít hơn vốn huy động vào, ngân hàng chịu lỗ phần lãi huy động dư do phải trả lãi tiền gửi cho phần vốn thừa không cho vay được. Do đó phần vốn thừa cần được điều chuyển đến nơi thiếu để cân bằng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng từ năm 2011 đến năm 2013:
Qua bảng 2.8 cho thấy vốn huy động từ khách hàng cá nhân cao hơn nhu cầu vay của nhóm khách hàng này, nên nguồn vốn huy động thừa từ khách hàng cá nhân sẽ được chuyển cho nhóm khách hàng khác vay. Điều này lý giải tại sao tỷ số dư nợ/vốn huy động của bộ phận khách hàng cá nhân là rất thấp. Cụ thể năm 2011 tỷ số dư nợ/vốn huy động là 27,04% nghĩa là 100 đồng vốn huy động có bình quân 27,04 đồng dư nợ; năm 2012 thì 100 đồng vốn huy động có bình quân 27,22 đồng dư nợ; năm 2013 thì 100 đồng vốn huy động có bình quân 29,77 đồng dư nợ. Qua đó cho thấy khả năng huy động vốn của khách hàng cá nhân là rất tốt, đã góp phần bổ sung thêm nguồn vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên việc dư nợ thấp hơn vốn huy động chứng tỏ khả năng cho vay của ngân hàng tuy có tăng nhưng vẫn còn hạn chế, chưa sử dụng triệt để nguồn vốn huy động, cần phải tích cực hơn nữa để sử dụng nguồn vốn huy động sao cho có hiệu quả nhất.
2.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ
Cho vay ngắn hạn thường có thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư, mở rộng hoạt động cho vay mà cũng ít gặp rủi ro hơn so với khoản vay trung và dài hạn. Vì vậy, ngân hàng luôn chú trọng điều tiết lượng cho vay ngắn hạn cao nên dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ luôn ở mức cao và tăng trưởng qua mỗi năm. Cụ thể năm 2011 chiếm 74,80%, năm 2012 chiếm 80,72%, năm 2013 chiếm 83,36%.
2.2.3.3 Dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ
Như đã giải thích ở trên, do dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ nên chỉ tiêu dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ giảm: năm 2011chỉ tiêu này là 25,20%, năm 2012 là 19,28%, năm 2013 là 16,64%. Việc chỉ tiêu dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ giảm sẽ giúp cho ngân hàng giảm được một phần rủi ro trong hoạt động khi có thể quay nhanh vòng vốn, nhất là trong thời điểm hiện nay khi nền kinh tế vừa mới hồi phục, những yếu tố rủi ro còn tiềm ẩn nên ngân hàng cần phải cẩn thận giảm rủi ro để nâng cao chất lượng hoạt động của mình.
2.2.3.4 Tỷ lệ nợ xấu Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt.nó đánh giá mức độ rủi ro của các món vay. Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.Ngược lại, chất lượng tín dụng ngân hàng chưa tốt.
Dựa vào bảng 2.8 ta có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có sự giảm rõ rệt qua các năm. Ở năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 2,50%, năm 2012 là 1,85%, năm 2013 là 1,26% Đây là những con số rất tốt, tỷ lệ nợ xấu các năm đều thấp hơn 3% theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong việc ổn định chất lượng tín dụng. Ngân hàng đã có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả hơn, cán bộ tín dụng sâu sát và triệt để trong công tác thu hồi nợ. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy để ngày càng tối thiểu hoá tỷ lệ này.
2.2.3.5 Hệ số thu nợ
Tín dụng ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc: vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn theo cam kết. Có như vậy, tín dụng ngân hàng mới mang lại hiệu quả. Để xem xét hiệu quả của một khoản tín dụng người ta còn tính đến hệ số thu nợ. Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ càng cao thể hiện đồng vốn cho vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên khả năng thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng.
Xét qua hệ số thu nợ trong bảng 2.8, ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng rất tốt, giữ mức ổn định và cao qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 81,20%, năm 2012 là 90,00%, năm 2013 là 89,91%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào công tác thẩm định, kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, nhắc nhở, đôn đốc trả lãi và gốc đến hạn của cán bộ tín dụng đối với khách hàng. Mặt khác do thiện chí trả nợ của khách hàng ngày một tốt hơn. Qua chỉ số này chứng tỏ người dân làm ăn có hiệu quả góp phần cải thiện đời sông và thúc đẩy nền kinh tế Sóc Trăng phát triển.
2.2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chu chuyển của vốn cho vay tại ngân hàng thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm, phản ánh các khoản cấp tín dụng của ngân hàng nghiêng nhiều về ngắn hạn hay dài hạn. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, ngược lại cho thấy ngân hàng chú trọng nhiều vào các khoản cho vay trung-dài hạn.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, vòng quay vốn của ngân hàng luôn lớn hơn 1. Năm 2011, 2012, 2013 vòng quay vốn lần lượt là 1,82; 2,00 và 1,92 vòng. Ta thấy đến năm 2013, vòng quay có giảm xuống còn 1,92 vòng. Nguyên nhân năm 2013 vòng quay vốn giảm nhẹ là do trong năm, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhiều hơn so với hai năm trước, do đó các khoản vay trong năm chưa đến hạn thu hồi làm giảm lượng vốn lưu động của ngân hàng. Những con số này cho thấy ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, cần phải có những biện pháp giúp vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh hơn nữa như chú trọng nhiều hơn những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Tóm tắt chương 2 :
Qua việc phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của hoạt động tín dụng cá nhân và xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cho thấy kết quả mà ngân hàng đạt được khá tốt. Quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, công tác thu nợ cũng được thực hiện rất hiệu quả và nợ xấu đều sụt giảm qua từng năm. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao, công tác quản lý tín dụng hiệu quả, đây là một trong những nền tảng quan trọng để Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. Khóa luận: Thực trạng sử dụng tín dụng cá nhân tại BIDV
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển tín dụng tại Ngân hàng BIDV
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Tổng quan về ngân hàng BIDV Sóc Trăng