Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Long Vỹ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Long Vỹ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Sơ lược vể công ty:

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LONG VỸ

Tên giao dịch: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LONG VỸ

Tên viết tắt: LONG VỸ CO., LTD

Trụ sở chính: 18/47 Khu phố 5, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12

Điện thoại: 08 6256 0476

Fax: 08 5436 2682

Emai: …

Website: …

Ngành nghề kinh doanh: Tẩy, nhuộm và định hình vải. Mua bán vải, sợi.

Vốn điều lệ: 9,000,000,000 đ (Chín tỷ đồng)

Công ty TNHH Long Vỹ được thành lập năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 09 tháng 01 năm 2002. Trong suốt 13 năm hoạt động, công ty TNHH Long Vỹ đã luôn đầu tư và phát triển dây chuyền sản xuất đồng bộ và các thiết bị chuyên dùng hiện đại. Khi mới thành lập chỉ có khoảng 20 lao động tại xưởng sản xuất nhỏ và thiếu vốn về mặt trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nhưng đến nay với sự cố gắng của ban giám đốc cùng đội ngũ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm, công ty đã có được những bước phát triển đáng kể cả về mặt nhân sự lẫn cả về việc máy móc, trang thiết bị ngày càng hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Năng lực sản xuất mỗi năm cao ở sản phẩm các loại. Với những cải tiến không ngừng của mình ở tất cả các khâu làm việc, công ty TNHH Long Vỹ đã ngày một hoàn thiện hơn và nhận được nhiều tình cảm cũng như sự tín nhiệm từ phía khách hàng trong nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Marketing

2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Đối với Công ty TNHH Long Vỹ, chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty và công nhân lao động. Lĩnh vực hoạt động ở công ty tuy không đa dạng song chất lượng và uy tín của nó được rất nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhất là trong 3 lĩnh vực chính của công ty là tẩy, nhuộm và định hình vải.

Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là việc nhận các hợp đồng gia công cho các chợ sỉ hàng vải sợi ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Với 3 hoạt động tẩy, nhuộm và định hình vải, công ty sẽ xét tùy theo yêu cầu và đơn đặt hàng, sau đó tiến hành gia công và xuất thành phẩm ngược lại cho khách hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Chức năng ứng với các chức danh trong công ty, cụ thể như sau:

Ban giám đốc Giám đốc:

Giám đốc công ty là người làm công tác tổ chức và quản lý các nhân viên, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của công ty.

Phó giám đốc:

Có nhiệm vụ giúp cho giám đốc trong việc quản lý các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động công ty. Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Khối văn phòng

Phòng tổ chức & nhân sự:

Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc phòng, pháp chế.

Phòng kinh doanh:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.

Phòng kế hoạch:

Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn; tìm hiểu khai thác thị trường; chịu trách nhiệm về tiến độ công việc; cân đối hóa chất nhuộm trong ngày.

Phòng tài chính – kế toán:

Tham mưu cho ban giám đốc công ty trong lĩnh cực quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán. Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chuẩn mực và Luật kế toán hiện hành để phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình tài sản của công ty.

Phòng bảo vệ:

Quản lý khách ra vào và nắm được giờ giấc hoạt động của công ty. Ký giấy xuất nhập hàng hóa. Đảm bảo về an ninh trật tự, tránh trường hợp mất cắp về cơ sở vật chất và trang thiết bị, máy móc của công ty.

Ngoài ra, công ty còn có thêm chức danh tạp vụ để chịu trách nhiệm về vệ sinh công nghiệp.

Khu nhà xưởng

Quản đốc xưởng: Chịu trách nhiệm xuất nhập hàng hóa; quản lý công việc của công nhân ở các khâu, đôn đốc họ làm việc.

Kỹ sư hóa: Thử mẫu từng loại hàng theo nhu cầu của khách.

Khâu bồn hàng: Sổ hàng và nối đầu cây trước khi mang đi nhuộm.

Khâu nhộm: Chịu trách nhiệm về quy trình nhuộm. Đưa vải vào máy và kéo vải đã nhuộm ra; sau đó sẽ đưa vào máy ly tâm để vắt khô vải.

Khâu định hình vải: Vải sẽ được đưa vào máy căng để định hình theo yêu cầu, đơn đặt hàng của khách theo khổ vải và trọng lượng.

Khâu bắt thước: Làm thành phẩm một cây hàng (bắt thước àVô bao àCân kg).

Khâu đốt lò: Đảm bảo nhiệt độ ổn định cho các máy tại xưởng chạy.

Khâu bảo trì: Chịu trách nhiệm sửa chữa điện và máy móc của công ty. Ngoài ra, khu nhà xưởng còn có khâu tổng hợp có chức năng là bốc hàng nhập xuất.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn từ 2012 – 2014 Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2012 – 2014

Nhận xét: Những năm qua, tình hình kinh doanh của công ty còn gặp nhiều bất trắc. Nếu như doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh vào thời điểm toàn thế giới vượt dần qua khủng hoảng kinh tế (2008) vào năm 2012 thì bước sang giai đoạn năm 2013 doanh thu và lợi nhuận đã giảm đi đáng kể. Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 39,7 % và lợi nhuận giảm mạnh đến

Nguyên nhân của sự sụt giảm đột ngột như vậy là do khi kết thúc năm 2012 cũng là lúc công ty TNHH Long Vỹ kết thúc một hợp đồng lớn và dài hạn với công ty cổ phần dệt may Mười Trên Mười về gia công vải nhuộm. Tuy nhiên vào

năm 2014 sau đó thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tỏ ra khả quan hơn, khi doanh thu tăng lên so với năm trước là 2,04 % và lợi nhuận giảm nhẹ là 13,48

Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm dần qua các năm. Trong đó, giảm mạnh nhất trong giai đoạn năm 2012 – 2013 từ 702.682.246 đồng xuống còn 450.007.187 đồng ứng với tỉ lệ là 35,96 %; sau đó, tiếp tục giảm thêm 36,06 % trong giai đoạn năm 2013 – 2014.

Điều này cho thấy rằng, ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược đúng đắn, hiệu quả. Với việc đầu tư các trang thiết bị và máy móc hiện đại đã giúp giảm đi các khoản hao phí không đáng kể trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty và quan trọng hơn là đã tạo được điều kiện làm việc thuận lợi hơn cho người lao động. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên cũng đã làm việc và cống hiến rất tích cực để công ty có thể vục dậy sau những khó khăn và cạnh tranh gay gắt mà thị trường bên ngoài đã mang lại.

Và cho đến thời điểm này, đã qua gần 2 quý của năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều tiến triển và đạt được nhiều thành công hơn trên thương trường. Tuy vậy, việc công ty ngày càng phát triển cũng đồng thời vấn đề nhân lực càng trở nên bức thiết và quan trọng. Bởi vì, đối với những doanh nghiệp gia công vải, nhuộm như Công ty TNHH Long Vỹ thì nhân lực phổ thông cần được duy trì và tuyển dụng thêm khi doanh nghiệp phát triển.

2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lao động tại Công ty Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

2.2.1. Thực trạng sử dụng lao động của Công ty

Công ty TNHH Long Vỹ là một công ty tư nhân hoạt động với đội ngũ nhân viên gồm 11 nhân viên cơ hữu thuộc khối quản lý, văn phòng và 30 công nhân làm việc sáng tối xoay ca.

Công ty kinh doanh về gia công vải, nhuộm nên lượng đơn đặt hàng hằng ngày khá nhiều. Chính vì thế, công ty cần có một đội ngũ lao động dồi dào để đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được thực hiện theo đúng tiến độ. Và một thực trạng mà công ty vẫn đang gặp phải, diễn ra thường xuyên vào tháng tư hằng năm, đó là tình trạng phần đông các công nhân làm việc theo hợp đồng là người Khơ – me. Họ thường về quê ăn Tết vào thời gian này và sau Tết thường là không trở lên để làm việc ở công ty nữa. Do vậy, công ty thường gặp tình trạng thiếu lao động và năng suất công việc bị giảm đi đáng kể. Lúc này, nhu cầu về tuyển thêm nguồn nhân lực của doanh nghiệp luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu và cần được đáp ứng càng sớm càng tốt.

Mặt khác, do phải tuyển thêm lao động, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí về tuyển dụng, đào tạo và chi phí này được tính vào chi phí công nhân trực tiếp. Đây là một phần chi phí để tính giá trị sản phẩm nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Điều này là một trong những khó khăn mà công ty đang cần tìm ra giải pháp làm sao để giảm chi phí một cách tốt nhất.

Dưới đây là bảng số liệu của những năm gần đây về việc quản lý nguồn nhân lực của công ty TNHH Long Vỹ.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty năm 2014

Nhận xét: Từ bảng số liệu ta thấy rằng lực lượng của công ty TNHH Long Vỹ chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 73,2 % và đa phần họ đều là công nhân làm việc tại xưởng. Trình độ Cao đẳng / Đại học chiếm 26,8 % và tất cả đều nằm trong đội ngũ quản lý và nhân viên văn phòng.

Về cơ cấu độ tuổi lao động thì cũng từ bảng số liệu ta thấy nguồn lực trẻ của công ty chiếm đa số. Độ tuổi dưới 25 chiếm 56,1 % trong tổng nguồn nhân lực của công ty so với độ tuổi từ 25 – 35 là 39 % và độ tuổi trên 35 chỉ chiếm 4,9 %.

Đặc thù của nghề này là phần công việc có phần nặng nhọc nên đòi hỏi phải có sự chịu khó, nhiệt tình làm việc và năng động trong công việc; vì vậy, lực lượng lao động trẻ chiếm đa số có thể xem là một điểm mạnh trong nguồn lực của công ty. Đồng thời kết hợp với sức lao động bền bỉ và giàu kinh nghiệm của đội ngũ quản lý và nhân viên làm việc lâu năm tạo nên sự thành công lớn cho công ty cho đến ngày hôm nay.

2.2.2. Công tác tuyển dụng

Để có được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, cần phải thực hiện tốt khâu tuyển dụng. Công ty dùng hình thức phỏng vấn cũng như kiểm tra chặt chẽ trình độ, năng lực lao động trước khi tiến hành nhận nhân viên làm việc tại công ty.

Sau khi được tuyển dụng, số nhân viên này phải trải qua thực tế ít nhất là một tháng. Nếu trong quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành công việc tốt thì sẽ được kí hợp đồng lao động và hưởng mức lương thưởng như một nhân viên chính thức tại công ty. Ngược lại, nếu ai vi phạm kỷ luật, nội quy chung của công ty hoặc lười biếng và năng lực làm việc quá kém so với yêu cầu thì công ty sẽ không ký hợp đồng. Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Người ra quyết định cuối cùng là Giám đốc công ty (chủ doanh nghiệp). Sau khi số nhân viên mới hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, giám đốc sẽ xem xét và ra quyết định tuyển dụng lao động chính thức.

Công ty sử dụng các loại hợp đồng sau:

Hợp đồng thử việc: Nhân viên sau khi được tuyển dụng sẽ được ký một hợp đồng thử việc (thời gian thử việc tối đa là 2 tháng). Trong thời gian này, nhân viên chỉ nhận mức lương thử việc và cho ăn cơm theo bữa. Đồng thời sẽ có một quyển sổ theo dõi thử việc, ghi lại tất cả những công việc được giao, số công việc đã hoàn thành được trong ngày hôm đó. Và sẽ có một người nhân viên làm việc lâu năm chịu trách nhiệm chỉ dẫn và giám sát những nhân viên mới đó để đảm bảo họ hoàn thành tốt công việc được giao hoặc không sẽ là người nhắc nhở và kỉ luật kịp thời khi nhân viên mới đó mắc sai lầm để tránh hậu quả xấu ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Hợp đồng lao động và đào tạo: Nhân viên sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu đủ điều kiện và năng lực làm việc sẽ tiếp tục ký hợp đồng đầu tiên với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoảng thời gian để nhân viên học hỏi về mọi mặt.

Nội dung tuyển dụng

Kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ vào nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và bổ sung lao động vào mùa thiếu hụt (thường vào tháng tư của công ty) mà phòng kế hoạch & phòng nhân sự đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sau đó trình lên cho giám đốc phê duyệt và thực hiện.

Phương thức tuyển dụng

  • Tuyển dụng trong nội bộ: Phòng tổ chức & nhân sự viết thông báo gửi đến cho mọi người trong công ty.
  • Tuyển dụng từ bên ngoài: Phòng tổ chức & nhân sự viết báo cáo trình lên giám đốc và sau đó đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thông báo tuyển dụng tới các cơ sở đào tạo nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Ưu tiên trong tuyển dụng

  • Con em ruột của các nhân viên trong công ty đã có nhiều đóng góp tích cực trong công việc.
  • Học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề.
  • Sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học – Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp có thành tích học tập tốt và tay nghề phù hợp với công việc của công ty.

Tiêu chuẩn tuyển dụng

  • Có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT trở lên.
  • Chuyên môn nghiệp vụ phải đáp ứng nhu cầu của công việc ứng với từng vị trí trong công ty.
  • Sức khỏe đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế.
  • Nộp hồ sơ đúng hạn, đầy đủ theo quy định của công ty, lý lịch rõ ràng.

2.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

2.2.3.1. Nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo

Đặc điểm về máy móc thiết bị

Do đặc thù công việc của ngành là sử dụng máy móc thiết bị nhiều, hiện đại với chi phí lớn vì vậy quản lý nhân lực và trang thiết bị là vấn đề quan trọng. Nếu quản lý không tốt dẫn đến việc sử dụng máy móc không hiệu quả và năng suất lao động sẽ không cao. Ta biết rằng, ở cả ba hoạt động chính là tẩy, nhuộm và định hình vải, mỗi hoạt động đều phải trải qua từ ba công đoạn trở lên và cần ít nhất ở mỗi công đoạn là hai đến ba công nhân. Vậy trong số họ, nếu có một người sử dụng máy chưa thành thạo hoặc sử dụng máy với ý thức chưa cao sẽ làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền của sản xuất như bị hỏng, bị lỗi gây hao tổn nhiều về mặt thời gian và chi phí, chưa kể còn có thể làm mất uy tín đối với khách hàng. Vì vậy, người quản đốc xưởng phải nhiệm vụ giám sát và trông coi công nhân của mình để họ làm việc luôn được đúng theo tiến độ và không mắc phải một sai lầm đáng tiếc nào cho đơn hàng của khách. Đồng thời, ta phải luôn có chính sách dự phòng để kịp thời điểu chỉnh nhân sự cho phù hợp với công việc, tránh lãng phí không mong muốn về mặt nhân lực và tài sản của công ty.

Quy trình công nghệ

Quy trình chạy máy của Công ty tối đa gồm có 9 công đoạn bao gồm các khâu như: Vải thô & Test mẫu – Đốt lò – Sổ hàng – Nối đầu cây – Nhuộm – Ly tâm – Định hình vải – Bắt thước – Tổng hợp. Hơn nữa, ở mỗi công đoạn còn chia ra làm nhiều bước nhỏ khác. Chính vì thế, để cho các công đoạn có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, đòi hỏi người quản đốc xưởng và các giám sát viên của từng công đoạn phải làm việc cũng như hướng dẫn cho các công nhân phụ trách ở từng khâu của quy trình phải chính xác và linh hoạt trong các tình huống có thể xảy ra trong lúc làm việc. Đồng thời, người quản đốc còn phải đưa ra các phương án dự phòng để có thể kịp thời xử lý với các sự cố phát sinh.

2.2.3.2. Một số biện pháp quản lý công tác đào tạo nguồn nhân lực Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Trong những năm qua, các nhà quản lý công ty đã chú tâm đến công việc này, họ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đào tạo và quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Trong xu thế ngày một tăng của nền kinh tế thị trường hiện nay, nguồn nhân lực là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của tổ chức, vì vậy để đuổi kịp thời đại thì các nhà quản trị nhân sự đã có nhiều ý tưởng nhằm nâng cao năng lực quản lý đội ngũ nhân viên của công ty, đưa nguồn nhân sự của công ty phát triển lên một tầm cao mới. Cụ thể công ty đã xây dựng các chính sách và lên những kế hoạch đào tạo lâu dài; nhằm giúp cho người nhân viên của mình được bồi dưỡng và có cơ hội để nâng cao trình độ tay nghề trong công việc.

Một số các chiến lược đã được ban lãnh đạo đưa ra như:

  • Công ty đã tiến hành mời một số các chuyên gia tập huấn thực hành tại công ty cho các công nhân mỗi khi xưởng nhập về một thiết bị mới.
  • Tiến hành giám sát tại chỗ, chỉnh sửa và nâng cao tay nghề cho các nhân viên làm việc tại văn phòng cũng như các công nhân làm việc tại xưởng còn yếu về nghiệp vụ hay chưa quen việc.
  • Thường xuyên quan tâm động viên đến đời sống của nhân viên trong công ty, giúp họ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công việc cũng như trong quan hệ với đồng nghiệp.
  • Thăm dò thị trường về các biến động trong ngành cũng như về những nhu cầu thay đổi của khách hàng để nhà quản trị sẽ định sẵn được các kế hoạch thay thế cần thiết.

2.2.3.3. Các hình thức đào tạo

Đối với ban quản lý, để nâng cao trình độ quản lý ở các khâu thì công ty có ưu tiên cho họ có cơ hội được đi học các lớp đào tạo quản lý hay có những buổi họp trực tiếp với ban giám đốc để trao đổi kinh nghiệm và họ vẫn được hưởng lương như đi làm.

Đối với các nhân viên làm việc tại các phòng ban trong công ty, ban lãnh đạo luôn quan tâm và tạo điều kiện đưa họ đến với các khóa học nghiệp vụ đặc biệt mỗi khi trong tiến trình làm việc phát sinh những vấn đề cần phải cải tiến hay đổi mới.

Đối với đội ngũ công nhân ở cả 3 khâu: Tẩy, nhuộm và định hình vải. Những ai có nghiệp vụ còn yếu hay chưa quen việc thì quản đốc xưởng sẽ tiến hành tập hợp họ lại sau giờ làm việc để tiến hành rèn luyện thêm các kỹ năng và truyền đạt các kinh nghiệm cần thiết khi cho máy chạy.

Đối với những công nhân mới được tuyển vào hoàn toàn chưa tiếp xúc với các loại máy móc ở xưởng bao giờ thì công ty sẽ tiến hành đào tạo. Trong thời gian đào tạo, người công nhân cũng tham gia làm việc, vừa học vừa làm.

2.2.4. Công tác đánh giá năng lực nhân viên Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

2.2.4.1. Mục đích của việc đánh giá năng lực nhân viên

Căn cứ vào các quy định được ban hành tại Công ty và thực tế áp dụng cho thấy việc đánh giá năng lực nhân viên nhằm mục đích phục vụ cho các quyết định hành chính quan trọng khác của công ty như: chi trả lương hàng tháng, xét khen thưởng để nâng bậc hay xử phạt. Và quan trọng hơn là nhằm mục đích đánh giá việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức trong kỳ.

2.2.4.2. Trình tự thực hiện đánh giá năng lực nhân viên

2.2.4.2.1. Xác định tiêu chuẩn cần đánh giá

Các nhà quản trị sẽ tiến hành xác định các nhu cầu cơ bản cho việc đánh giá năng lực nhân viên. Sau đó, họ dựa vào nội dung của hai bản là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc để tiến hành phân tích và đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá như sau:

Tiêu chuẩn đánh giá đối với tập thể các phòng ban, nhà xưởng: Tiêu chuẩn đánh giá cho tập thể phòng ban, nhà xưởng theo định kỳ hàng tháng nhằm mục đích chi trả lương và cũng để đánh giá các mặt đã đạt được: gồm các tiêu chí về hành vi đăng ký kế hoạch công việc và để đánh giá những mức độ về: tình đoàn kết, tham gia hoạt động cho đoàn thể.

Tiêu chuẩn đánh giá theo năm nhằm mục đích để xếp loại các nhân viên hay công nhân theo thứ tự từ thấp đến cao, tính từ những cống hiến của người nhân viên đó trong suốt 12 tháng làm việc trong năm.

Tiêu chuẩn đánh giá đối với cá nhân:

Gồm các tiêu chuẩn: mức độ hoàn thành khối lượng công việc; chất lượng công việc hoàn thành; ngày công làm việc trong tháng; phát huy sáng kiến; cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc; chấp hành nội quy; kỷ luật lao động; tham gia các hoạt động đoàn thể. Kết quả đánh giá được xếp loại từ thấp đến cao.

Xếp loại cuối năm cũng được xếp loại từ thấp đến cao, nhưng không có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, mà do quản lý quyết định theo hình thức cào bằng, luân phiên.

2.2.4.2.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Phương pháp xếp hạng luân phiên 

Là một công ty có quy mô vừa và nhỏ trên thị trường nên quản lý nhân sự của Công ty TNHH Long Vỹ đã chọn phương pháp đánh giá xếp hạng luân phiên làm phương pháp đánh giá căn bản cho việc ghi nhận những đóng góp của người nhân viên đó đối với công ty. Theo đó, các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ người có kết quả làm việc thấp nhất đến người có kết quả làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả làm việc sẽ thường xuyên cập nhật theo từng tháng và được tổng hợp vào cuối năm.

Phương pháp lưu giữ

Quản lý nhân sự và quản đốc xưởng sẽ thường xuyên ghi nhận lại những sai lầm; trục trặc lớn, nhỏ hay những kết quả tốt đến rất tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên. Do đó, những nhân viên đạt kết quả làm việc tốt hoặc còn yếu sẽ được phân ra đánh giá riêng. Đối với những nhân viên làm việc tốt thì công ty sẽ có những chính sách khen thưởng đích đáng để động viên họ tiếp tục làm việc tốt hơn và mang về nhiều thành công hơn cho công ty. Còn đặc biệt đối với những nhân viên làm chưa tốt và còn mắc phải nhiều sai sót lớn thì lãnh đạo sẽ lưu và kiểm tra lại xem nhân viên đã khắc phục được chưa.

Việc lưu giữ những sai sót của cấp dưới sẽ giúp nhà quản trị đề xuất được những biện pháp nhằm giúp đỡ họ làm việc tốt hơn và tránh được những sai lầm có thể mắc phải khi thực hiện công việc trong tương lai.

Phương pháp quan sát hành vi

Phương pháp này được ban lãnh đạo công ty áp dụng trực tiếp, hàng ngày hàng giờ làm của nhân viên phòng ban và công nhân tại xưởng. Theo đó, họ sẽ quan sát những hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Căn cứ vào hai yếu tố là số lần quan sát và tần số nhắc lại của các hành vi, người lãnh đạo sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc chung của nhân viên.

Những hành vi quan sát đối với nhân viên tại công ty mà ban quản lý đã thực hiện như là:

  • Giờ giấc nhân viên đến công ty.
  • Tác phong khi đi làm.
  • Tác phong trong giờ làm việc.
  • Cách cư xử với lãnh đạo và đồng nghiệp.

Phương pháp quản trị theo mục tiêu

Công ty luôn đặt ra mục tiêu trong những khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm) và luôn theo dõi tiến độ thực hiện cũng như hiệu quả hoàn thành những mục tiêu đó. Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá theo phương pháp này vẫn chưa được cụ thể và chặt chẽ. Do đó, công ty còn gặp phải một vài thiếu sót trong những đơn hàng của khách.

2.2.4.2.3.  Xác định người đánh giá và huấn luyện thực hiện đánh giá Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Người thực hiện việc đánh giá năng lực nhân viên ở Công ty TNHH Long Vỹ chính là những lãnh đạo công ty (Ban Giám đốc, Quản lý nhân sự, Quản đốc xưởng). Theo đó, Ban Giám đốc sẽ trực tiếp đánh giá những quản lý cũng như hầu hết các nhân viên làm việc trong công ty; Quản lý nhân sự sẽ đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ của tất cả các nhân viên trong công ty; Quản đốc xưởng sẽ là người đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của tất cả các công nhân làm việc tại xưởng.

Về việc huấn luyện thực hiện đánh giá thì ở công ty không thực hiện công việc này, vì bản thân người đánh giá chính là ba cấp lãnh đạo công ty như đã nêu trên. Chính vì vậy, việc thực đánh giá sẽ do các cấp lãnh đạo này họp và trực tiếp thống nhất với nhau dựa trên hai bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

2.2.4.2.4. Thông báo về nội dung và phạm vi đánh giá

Gồm đánh giá dựa trên kết quả, hành vi và mục tiêu thực hiện công việc. Nội dung đánh giá dựa trên kết quả, hành vi khá rõ ràng, tuy nhiên đánh giá dựa trên mục tiêu của công ty còn sơ sài.

2.2.4.2.5. Thực hiện đánh giá kết quả đã thực hiện và xác định mục tiêu mới cho nhân viên

Quản lý nhân sự và quản đốc xưởng tiến hành tổng hợp thông tin về kết quả thực hiện việc đánh giá. Thông tin đó bao gồm kết quả việc quan sát và kiểm tra tiến trình làm việc của nhân viên; khối lượng hoàn thành công việc; theo dõi ngày ngày công, nội quy, kỉ luật; ghi lại những sự kiện quan trọng của nhân viên. Sau đó, họ sẽ tiến hành so sánh, phân tích kết quả thực hiện công việc của nhân viên với các tiêu chí được nêu ra trong hai bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc như mức độ hoàn thành công việc, thái độ thực hiện công việc, kỹ năng làm việc; triển vọng phát triển trong tương lai.

Từ đó, quản lý nhân sự và quản đốc xưởng sẽ có cuộc họp với ban giám đốc để xem xét về những điểm đạt được hay chưa đạt, những điều nhất chí hay chưa nhất chí trong cách làm việc của người nhân viên rồi cho ra kết quả đánh giá cuối cùng về năng suất hay hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ trước khi vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến việc thực hiện công việc. Đồng thời, tại bước này, các lãnh đạo cũng đề ra các chỉ tiêu mới hoàn toàn cho nhân viên.

2.2.4.3. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đánh giá Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Phương pháp đánh giá quản trị theo mục tiêu chưa được rõ ràng. Hầu hết các nhân viên vẫn chưa quán triệt được hết về mục tiêu chung của công ty.

Việc đánh giá nhân viên vẫn chỉ do các lãnh đạo của công ty thực hiện là ban giám đốc, quản lý nhân sự và quản đốc xưởng; chưa áp dụng được giữa các nhân viên với nhau.

Nhân viên có thể lo ngại về việc thiếu công tâm, thiếu khách quan khi các lãnh đạo thực hiện việc đánh giá.

Các quản lý và nhân viên lo ngại rằng việc đánh giá có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ.

Việc đánh giá có thể làm cho những nhân viên lo sợ bị kỉ luật, sa thải hay thuyên chuyển họ.

2.2.5. Chính sách đề bạt thăng tiến

Nhằm khuyến khích, động viên cũng như giữ chân những người có tài và làm việc mang lại nhiều kết quả tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty, ban giám đốc Công ty TNHH Long Vỹ luôn tạo cho nhân viên của mình nhiều cơ hội để thăng tiến. Theo đó, khi ai được quản lý nhân sự hay quản đốc xưởng đánh giá cao trong tác phong thực hiện công việc sẽ được ban giám đốc xem xét và tiến cử lên một vị trí cao hơn. Đồng thời, người nhân viên đó cũng được hưởng một mức lương mới tương ứng với chức danh mà họ vừa được nhận.

2.2.6. Đãi ngộ với người lao động Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Vấn đề tạo động lực cho người lao động là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc kích thích họ làm việc và nó được thể hiện rõ nhất qua các chế độ lương thưởng cho nhân viên. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự thành bại của công ty.

Chế độ về tiền lương:

Nếu như chính sách tuyển dụng lao động là một quá trình phức tạo để tìm ra được những người có khả năng làm việc cho công ty thì chính sách lương bổng sẽ là đòn bẩy kinh tế để kích thích họ làm việc hăng say và có hiệu quả hơn trong công việc. Có thể nói ngày nay, vấn đề mà các nhà quản lý nhân sự quan tâm hàng đầu chính là việc lập chính sách tiền lương sao cho hợp lý nhất với người lao động của mình. Bởi dù doanh nghiệp có tuyển chọn được đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ cao và bố trí họ vào những vị trí thích hợp mà chính sách lương bổng lại không phù hợp thì rất dễ gây hoang mang, lo lắng cho người lao động và năng suất làm việc của họ cho công ty sẽ không cao.

Hiểu rõ được vấn đề này, công ty sử dụng tiền lương không chỉ đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động mà còn thông qua việc trả lương để động viên họ làm tốt các nhiệm vụ của mình. Do công ty có nhiều khâu làm việc nên có nhiều cách trả lương khác nhau sao cho phù hợp với từng công việc, điều này sẽ khiến người lao động có năng suất làm việc cao và tránh được việc so sánh lương cao thấp khác nhau giữa người này với người khác. Từ đó, còn tạo thêm động lực giúp họ làm tốt hơn, đạt được nhiều thành tích để được thăng chức và nhận được mức lương cao hơn.

Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau:

Lương theo thời gian được áp dụng với tất cả nhân viên trong công ty. Để trả lương chính xác, kế toán căn cứ vào những ngày làm việc thực tế được thể hiện trên bảng làm việc chấm công và hệ số lương của từng người để tính toán. Hiện nay theo quy định của công ty, tiền lương mà người nhân viên nhận được sẽ được tính theo công thức:

TL = (Hs + Pc) * M * Nh

Trong đó:

TL: Tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên

Hs: Hệ số lương

Pc: Phụ cấp

Mức lương tối thiểu hiện hành Nh: Ngày công thực tế

Ngoài ra, công ty còn đưa ra quy định về lương phép và lương nghỉ ốm được tính như sau:

Lương phép, ốm = M * (Hs + Pc) * Số ngày nghỉ phép, ốm

Chính sách thưởng của công ty:

Ngoài tiền lương chính, người nhân viên của công ty còn được nhận các khoản thưởng nhằm khuyến khích, động viên họ làm tròn nghĩa vụ của mình và quán triệt hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động với quan điểm lợi nhuận được tạo ra do nhân tố lao động quyết định, bởi vì người lao động chính là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, theo tháng, quý, năm đều có các khoản trích thưởng cho các nhân viên có thành tích tốt trong công việc. Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Công ty thường khen thưởng cho các cá nhân hay tập thể về các thành tích sau:

  • Khen thưởng do tăng năng suất lao động, sáng tạo ra phương thức làm việc hiệu quả.
  • Khen thưởng cho các cá nhân tập thể đạt thành tích xuất sắc trong vấn đề cải tiến phương pháp quản lý.
  • Vào các ngày tết âm lịch hàng năm, công ty còn thưởng 1 tháng lương cho tất cả nhân viên để họ có tiền về quê sắm tết.

Ngoài ra, do chủ doanh nghiệp là người bên đạo nên các dịp lễ lớn của Giáo hội Công giáo, ví dụ như là vào dịp Lễ Noel, công ty thường tổ chức các buổi tiệc có mời các nghệ sĩ ở các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau về công ty phục vụ cho anh em công nhân & nhân viên các phòng ban. Và ngày hôm đó, toàn công ty được nghỉ một ngày để đón lễ.

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:

  • Thời gian làm việc chính thức của các nhân viên văn phòng trong công ty được thực hiện như sau, là một tuần làm việc 6 ngày, một ngày làm việc 8 tiếng, sáng 8 giờ – 12 giờ, chiều từ 13 giờ – 17 giờ. Riêng bộ phân bảo vệ làm việc theo 3 ca: từ 7 giờ – 15 giờ, 15 giờ – 23 giờ và 23 giờ đến 7 giờ sáng ngày tiếp theo. Còn về giờ làm việc cho công nhân tại xưởng, vì Công ty TNHH Long Vỹ là thuộc quyền sở hữu của tư nhân nên công ty có mở giờ làm việc vào cả ngày chủ nhật dành cho công nhân tại xưởng.
  • Thời gian nghỉ lễ tại công ty cũng được áp dụng theo quy định của Nhà nước. Ngoài 9 ngày lễ tết trong năm và các ngày lễ lớn bên Giáo hội, toàn thể nhân viên còn được nghỉ thêm 12 ngày phép (sau khi đã làm đủ 12 tháng) trong điều kiện làm việc bình thường. Nghỉ về lý do bận các công việc cá nhân đều được nghỉ theo quy định của Nhà nước.

Chế độ bảo hiểm chính sách xã hội:

Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2.3. Những thành công và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty TNHH Long Vỹ

2.3.1. Những thành công trong công tác quản lý nhân lực tại Công ty

Công ty đã xây dựng được một hệ thống các quy chế làm việc cho đội ngũ quản lý văn phòng, quản đốc xưởng và quản lý ở các khâu sản xuất.

Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý có hiểu biết, chuyên môn sâu rộng, biết quản lý con người, biết cách làm việc với tập thể và biết tìm ra các giải pháp một cách nhanh chóng để giải quyết, khắc phục những tình huống từ giản đơn cho đến xấu nhất xảy ra trong quá trình làm việc.

Hoàn thành được các quy chế hoạt động của các tổ chức sản xuất trong phân xưởng.

Vạch ra được các kế hoạch tuyển dụng phù hợp với yêu cầu làm việc của công ty, đào tạo lại các nguồn nhân lực ứng với các công việc thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Thường xuyên củng cố và bỏ đi một số các nhân viên không có năng lực, đồng thời tìm ra những tài năng mới góp phần vào sự hoàn thiện cho bộ máy quản lý nhân sự của công ty.

Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao tay nghề với các đội ngũ công nhân làm việc ở các khâu máy móc như nhộm, tẩy và định hình vải.

Đã hoạt động tích cực trong việc điều phối các nhà quản lý và kỹ sư ở các khâu đi tìm hiểu những công nghệ máy móc thiết bị mới, đầu tư kinh phí mang về lắp ráp và cho hoạt động trong quy trình làm việc tại phân xưởng của công ty với mục đích tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và tiết kiệm được sức lao động.

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực tại Công ty Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty TNHH Long Vỹ còn gặp phải những hạn chế mà ban giám đốc cùng các quản lý ở các khâu vẫn đang cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục như:

  • Thiếu lao động vào mùa Tết của người Khơ – me, do công nhân lao động thuộc dân tộc này thường về quê ăn Tết sau đó không trở lên làm việc nữa.
  • Nguồn nhân lực mới tuyển ở một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc trong công ty, cần thời gian dài để chỉ dẫn và làm quen với công việc.
  • Số nhân viên giàu kinh nghiệm và tay nghề cao chiếm tỷ lệ còn thấp.
  • Khả năng tổ chức của ban quản lý trong công ty còn gặp phải nhiều hạn chế.
  • Công tác đánh giá năng lực của ban quản lý và các nhân viên trong công ty còn chưa hiệu quả nên vẫn xảy ra tình trạng quản lý hay nhân viên còn thiếu ý thức trách nhiệm trong quá trình làm việc, đi làm không đúng giờ, làm việc không cẩn thận hay mắc phải nhiều sai xót.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn gặp phải nhiều hạn chế trong giai đoạn trọng điểm của năm như: Thiếu hụt về nguyên liệu hay nguồn nhân lực, máy móc gặp trục trặc trong quy trình chạy sản phẩm. Chính điều này làm cho khả năng đáp ứng của công ty với các đơn đặt hàng của khách còn thấp.

Các chính sách về đãi ngộ còn chưa phát huy được hết hiệu quả của nó nên vẫn còn tình trạng người công nhân còn thiếu nhiệt tình trong công việc.

2.4. Đánh giá chung

Doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Long Vỹ nói riêng, ngoài những nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất hiện đại và mối quan hệ rộng, thì con người là một yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công cho công ty. Với một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong trong công việc, công ty TNHH Long Vỹ đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành và đứng vững được trong cuộc khủng khoảng chung của kinh tế toàn cầu mà Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng trong giai đoạn 2008 – 2010. Do vậy, lãnh đạo công ty vẫn luôn nỗ lực từng ngày để đào tạo ra một đội ngũ nhân viên đạt được những yêu cầu như đã định và có được nhiều chương trình hỗ trợ cho những người lao động trong công ty để họ có thể phát triển những kỹ năng nghề nghiệp của mình một cách tốt nhất. Quan trọng hơn là ban giám đốc sẽ cố gắng xây dựng một môi trường làm việc tốt đảm bảo về tính an toàn lao động và thân thiện với môi trường xung quanh khu sản xuất để người nhân viên của mình có thể cảm thấy an tâm hơn khi đang làm việc. Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

One thought on “Khóa luận: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

  1. Pingback: Khóa luận: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Cty Long Vỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464