Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại khu công nghiệp Nomura Hải Phòng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Các hoạt động phát sinh chất thải 

2.1.1 Nước thải Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Nước thải phát sinh từ KCN Nomura với nhiều ngành nghề khác nhau nên có các tính chất khác nhau. Nước thải KCN có từ các nguồn sau:

Nước mưa chảy tràn:

Nguồn nước này là nguồn nước sạch và được phép xả thải vào nguồn tiếp nhận sau khi được lắng đọng cơ học đơn giản. Trong thực tế, lượng nước mưa tương đối nhiều vào mùa mưa và có khả năng mang theo các chất ô nhiễm trong không khí, lôi kéo các chất ô nhiễm trên mặt đất nơi nó chảy qua nhất là nơi có xí nghiệp, nhà máy phát sinh chất thải nguy hại.

Nước thải sinh hoạt:

Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, cán bộ trong KCN, gồm nước thải từ khu nhà bếp, căng tin, khu tắm, khu vệ sinh,… nước thải sinh hoạt thường có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy cao và nhiều loại sinh vật có khả năng gây bệnh.

Nước thải công nghiệp

Là nước được thải ra từ quá trình sản xuất, quá trình giải nhiệt, lò hơi… của các nhà máy, phân xưởng sản xuất. Thành phần và tính

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Môi Trường

2.1.2 Khí thải

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Nomura. Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Khí thải từ hoạt động sản xuất trong KCN

  • Đối với nguyên liệu dầu FO hoặc DO: loại nhiên liệu này khi đốt sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí chủ yếu SO2, NO2, CO, bụi,…
  • Đối với nhiên liệu là gas: khi đốt cháy gas, hàm lượng các chất ô nhiễm không khí sẽ ít hơn là đốt cháy bằng dầu.
  • Khí thải phát sinh từ dây truyền công nghệ sản xuất: tùy theo từng loại hình công nghệ thì sẽ có các loại khí thải chứa bụi hoặc hơi khí độc tương ứng. Các nghề sản xuất kim loại, ngành cơ khí, nhựa, dệt, chế biến thực phẩm trong KCN là những ngành phát sinh nhiều bụi, gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Các hợp chất lưu huỳnh: bao gồm SO2, H2S, những loại khí này sản sinh từ ngành công nghiệp cao su, sản xuất kim loại,…
  • Các hợp chất Nitơ: khí NO, NO2 sinh ra từ ngành sản xuất đồ nhựa
  • Các hợp chất Clo: như Cl2, HCl sinh ra từ quá trình mạ kim loại, sản xuất dẻo.
  • Các hợp chất CO, CO2: phát sinh từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho máy móc, máy phát điện, lò sấy.
  • Hợp chất chì phát sinh từ quá trình gia công các linh kiện điện tử.
  • Mùi hơi phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì.

Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải

Một lượng lớn phương tiện giao thông chủ yếu là các xe vào trong KCN vận chuyển hàng hóa, ngoài ra do nằm trên quốc lộ 5 nên mật độ giao thông tương đối lớn. Các phương tiện vận tải chủ yếu thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CO, CO2.

Các hoạt động khác

Tiếng ồn: đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm quan trọng và có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người, những công nhân trực tiếp lao động. Tiếng ồn trong KCN được phát sinh chủ yếu từ quá trình va chạm hoặc chuyển động qua lại của các vật liệu, máy móc thiết bị, từ các phương tiện giao thông.

Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: Tại khu xử lý nước thải của các nhà máy tập trung các chất ô nhiễm không khí phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, thành phần các chất ô nhiễm không khí như NH3, H2S, metal và các khí khác. Tuy nhiên, lượng khí này không lớn nhưng có mùi đặc trưng.

2.1.3 Chất thải rắn

2.1.3.1 CTR thông thường Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Chất thải rắn phát sinh tại KCN Nomura có thể chia làm hai loại:

  • Chất thải rắn sinh hoạt: phát Thành phần của CTRSH chủ thực phẩm. Sinh từ văn phòng, nhà vệ sinh, nhà bếp. yếu là các loại bao bì, giấy, nilon, đồ hộp,
  • Chất thải rắn sản xuất: rất đa dạng về thành phần và chủng loại. Tùy theo loại hình sản xuất cũng như nguyên liệu sử dụng sẽ phát sinh các loại chất thải sau:
  • Các doanh nghiệp sản xuất loại hình may mặc: CTR chủ yếu là vải vụn, sợi chỉ dư thừa các chất này không gây ô nhiễm nhưng thuộc dạng khó phân hủy, có thể tái sử dụng.
  • Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện – điện tử: các vỏ thiết bị, bao bì, các vật dụng không đạt yêu cầu.
  • Các doanh nghiệp chế biến hàng thủ công mỹ nghệ: bụi gỗ, vụn cưa…
  • Các doanh nghiệp sản xuất bao bì, giấy: bụi, giấy vụn, mùi tro và nhiều ngành nghề khác .

2.1.3.2 Chất thải rắn nguy hại

CTNH phát sinh từ các nhà máy thuộc KCN Nomura phụ thuộc vào loại hình công nghệ, nguyên liệu sử dụng trong dây chuyền sản xuất và phát sinh các loại CTNH tương ứng, các ngành công nghiệp có thể phát sinh CTNH như công nghiệp nhựa, chất dẻo, điện tử, cơ khí,…

Các loại CTR có lẫn dầu bôi trơn trong hoạt động gia công cơ khí, tạo chất thải các khu vực thu gom, bồn chứa dầu.

Chất thải rắn từ quy trình sản xuất và xử lý nước thải tập trung chủ yếu như vụn kim loại, bùn cặn có chứa kim loại nặng như As, Pb, Cd, Hg,..

2.2 Hiện trạng xử lý ô nhiễm môi trường tại KCN Nomura 

2.2.1 Các hoạt động xử lý nước thải Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Đối với KCN Nomura thì nước thải rất phức tạp do mỗi nhà máy sản xuất mang một đặc tính riêng nên nồng độ các chất ô nhiễm và nước thải cũng thay đổi liên tục.

Khu công nghiệp đã xây dựng khu nhà máy xử lý nước thải với công suất là 10.800m3/ngày đêm. Lượng thải trung bình toàn KCN khoảng 2.500m3/ngày đêm, bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. KCN cũng có hệ thống quan trắc nước thải tự động được đưa vào vận hành từ ngày 30/12/2016.

Hệ thống thu gom nước thải công nghiệp được đấu nối bằng đường ống ngầm từng doanh nghiệp đến nhà máy xử lý nước thải tập trung, đảm bảo 100% doanh nghiệp được đấu nối. Nước thải được các doanh nghiệp xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn nước thải của NHIZ trước khi đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung toàn KCN. Sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/ cột B BTNMT xả ra sông Cấm.

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra của trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nomura

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Nomura:

  • Rác thải
  • Nước thải KCN
  • Song chắn rác
  • Bùn tuần hoàn
  • Thu gom
  • Xử lý bùn
  • Chôn lấp
  • Bể lắng cát
  • Lưới chắn rác
  • Bể lắng bậc 1
  • Bể điều hòa
  • Bể Arotank
  • Bể lắng bậc 2
  • Máng trộn
  • Bể tiếp xúc, khử trùng
  • Nguồn tiếp nhận
  • Không khí
  • Dinh dưỡng

Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải KCN Nomura

Mô tả sơ đồ:

Nước thải từ các nhà máy trong KCN từ kênh thu gom về khu xử lý nước thải, sau đó chảy qua song chắn rác tại đây rác thải có kích thước lớn sẽ được giữ lại. Nước được đưa qua bể lắng cát để lắng các hợp chất vô cơ và những chất rắn thô sẽ được xử lý bằng lưới chắn rác, lượng cặn nhỏ còn sót lại trong nước thải được lắng trong bể lắng bậc 1 nhằm loại bỏ cặn. Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Sau đó, nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa do lưu lượng và nồng độ nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp không đồng nhất nên nước thải được điều hòa lưu lượng, thành phần hóa học, độ pH trước khi cho nước thải vào hệ thống khác. Tiếp theo, nước thải chảy vào bể Arotank, bể Arotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu còn sót lại trong nước thải. Tại bể Arotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải dưới dự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Arotank có hệ thống sục khí nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sống và phân giải các chất ô nhiễm.

Nước thải ra khỏi bể Arotank có hàm lượng bùn lớn, do đó được lắng tại bể lắng bậc 2. Tại đây, một phần bùn sẽ được bơm quay tuần hoàn quay trở lại vào bể Arotank, phần bùn còn lại được đưa ra sân phơi.

Sau khi lắng bùn, nước thải từ bể lắng bậc 2 được chảy qua hệ thống máng trộn nhằm đảm bảo các thông số đầu ra cho nước thải. Tại đây, nước thải được tiếp xúc khử trùng để tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại. Sau đó, nước thải được xả vào nguồn tiếp nhận. Bùn từ bể Arotank được xử lý sau đó đem chôn lấp cùng với rác cặn.

Hình 2.2 Khu xử lý nước thải tập trung KCN Nomura

Quan trắc nước thải tại KCN Nomura 

Để đánh giá chất lượng nước thải KCN, Công ty phát triển KCN Nomura phối hợp với Trung tâm quan trắc Hải Phòng thực hiện giám sát môi trường 3 tháng/lần, quý 1 là tháng 3, quý 2 là tháng 6, quý 3 là tháng 9 và quý 4 là tháng 12.

Bảng 2.3 Danh mục điểm quan trắc nước thải

Ghi chú:

  • NT: mẫu nước thải
  • QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Kết quả quan trắc nước thải Quý 1: 3/2017

Bảng 2.4 Kết quả quan trắc nước thải Quý 1

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Kết quả quan trắc nước thải Quý 1 tháng 3 là vào mùa khô nên chỉ tiêu BOD tại NT1 là 64,5 cao hơn (QCVN 40:2011/BTNMT:50) là 1,29 lần nhưng khi qua hệ thống xử lý nước thải cuối cùng tại NT2 lại thấp hơn QCVN. Các chỉ tiêu: pH, COD, TSS, Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Phenol, Dầu mỡ khoáng, Cl2 dư As, Sunfua, Cd, Coliform đều thấp và nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B).

Kết quả quan trắc nước thải Quý 2: 6/2017

Bảng 2.5 Kết quả quan trắc nước thải Quý 2

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu có thể thấy:

Kết quả quan trắc nước thải Quý 2 tháng 6/2017 là mùa mưa lượng mưa nhiều, độ màu giảm so với quý 1. Do mưa nhiều các chất thải ra từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong KCN trôi theo nước mưa làm cho nồng độ BOD tại NT1 vượt qua mức cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT : 50) là 1,3 lần, chỉ tiêu TSS tại NT1 cao hơn so với (QCVN 40:2011/BTNMT : 100) là 1,01 lần nhưng sau khi xử lý hai chỉ tiêu BOD và TSS tại vị trí NT2 kết quả đều thấp hơn QCVN. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong mức cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT (cột B).

Kết quả quan trắc nước thải quý 3: 9/2017

Bảng 2.6 Kết quả quan trắc nước thải Quý 3

Nhận xét:Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Kết quả quan trắc nước thải Quý 3 tháng 9/2017 là vào mùa mưa, độ màu thấp do lượng mưa nhiều. Chỉ tiêu BOD vượt giới hạn là 1,3 lần nhưng tại vị trí NT2 sau khi xử lý thì thấp hơn (QCVN 40:2011/BTNMT : 50) cột B. Chỉ tiêu Hg tại các vị trí quan trắc đều không phát hiện. Tại vị trí NT1 Coliform cũng cao sắp vượt qua QCVN nhưng sau xử lý tại NT2 thì thấp hơn nhiều và thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B).

Kết quả quan trắc nước thải quý 4: 12/2017

Bảng 2.7 Kết quả quan trắc nước thải Quý 4

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Kết quả quan trắc nước thải quý 4 tháng 12/2017 là vào mùa khô, các thành phần trong nước thải không bị loãng do mưa nhiều. Độ màu ở mùa khô cao hơn mùa mưa nhưng tại hai vị trí NT1 và NT2 thì vẫn nằm trong mức cho phép theo QCVN. Tuy nhiên chỉ tiêu BOD tại NT1 cao hơn gấp 1,1 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT : 50), tại vị trí NT2 khi qua xử lý kết quả thấp hơn đạt QCVN. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Nhận xét chung: Dựa vào kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước thải năm 2017 tại hai vị trí quan trắc NT1 và NT2, ta thấy giữa các quý có sự thay đổi vào mùa mưa (tháng 6, 9) tại vị trí quan trắc NT1 chỉ tiêu BOD, TSS cao hơn mùa khô (tháng 3,12) và cao hơn cả QCVN nhưng khi qua xử lý tại NT2 thì các chỉ tiêu đều thấp hơn QCVN. Nhìn chung, chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.

Một số biểu đồ thể hiện diễn biến chỉ tiêu quan trắc nước thải

Chỉ tiêu BOD

Hình 2.3 Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu BOD trong nước thải năm 2017

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Tại vị trí NT1 vào mùa mưa (tháng 6, 9 ) thời điểm quan trắc lượng mưa nhiều do quá trình rửa trôi làm cho hàm lượng BOD cao hơn mùa khô (tháng 3, 12). Các chỉ tiêu BOD tại vị trí quan trắc NT1 cao hơn giới hạn cho phép của QCVN: tháng 3 cao hơn 1,29 lần, tháng 6 cao hơn 1,38 lần, tháng 9 cao hơn 1,39 lần, tháng 12 cao hơn 1,1 lần so với QCVN. Sau khi nước thải được xử lý tại vị trí NT2 chỉ tiêu BOD thấp hơn rất nhiều và nằm trong mức giới hạn cho phép của (QCVN 40:2011/BTNMT:50).

Chỉ tiêu TSS

Hình 2.4 Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu TSS trong nước thải năm 2017

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Tại vị trí quan trắc NT1 chỉ tiêu TSS của các tháng 3, tháng 9, tháng 12 cũng rất cao nhưng vẫn nằm trong mức cho phép theo QCVN, riêng có tháng 6 (vào mùa mưa) lượng mưa nhiều do quá trình rửa trôi làm cho chỉ tiêu TSS vượt cao hơn (QCVN 40:2011/BTNMT : 100) là 1,01 lần. Tại vị trí NT2, sau khi xử lý thì chỉ tiêu TSS đã giảm đáng kể và nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Chỉ tiêu COD

Hình 2.5 Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu COD trong nước thải năm 2017

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Tại vị trí quan trắc NT1 chỉ tiêu COD khi chưa qua xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung thì chỉ tiêu COD của các tháng đều cao nhất là tháng 12 nhưng vẫn nằm trong mức cho phép theo QCVN. Sau khi qua xử lý tại vị trí quan trắc NT2 thì chỉ tiêu COD của các tháng thấp hơn đáng kể so với vị trí NT1 và nằm trong ngưỡng cho phép theo (QCVN 40:2011/BTNMT : 150).

Nhận xét chung: Qua kết quả quan trắc được năm 2017, ta thấy chỉ tiêu BOD và TSS tại các vị trí của các quý quan trắc vượt qua chỉ tiêu QCVN 40:2011/BTNMT. Còn các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong mức cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.

2.2.2 Các hoạt động xử lý khí thải Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Mỗi doanh nghiệp trong KCN có đặc thù riêng về ngành nghề do đó KCN đã yêu cầu các doanh nghiệp phải tự xử lý vì bụi, khí thải không tập trung thu gom và xử lý như nước thải nên các doanh nghiệp phải có phương án xử lý khí thải và bụi trước khi thải ra môi trường. Đối với một số ngành nghề như sản xuất thiết bị điện tử, chế tạo máy,.. sẽ phát sinh khói thải, lượng khói thải này được các nhà nhà máy xử lý qua các thiết bị lọc bụi và khí đặc biệt là sử dụng Xyclon để đảm bảo các chỉ tiêu ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép.

Quan trắc môi trường không khí xung quanh [9]

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí xung quanh trong KCN, Công ty phát triển KCN Nomura đã phối hợp với Trung tâm quan trắc Hải Phòng thực hiện giám sát 3 tháng/lần.

Bảng 2.8 Danh mục điểm quan trắc không khí

Ghi chú:

  • KK: mẫu không khí
  • QCVN 05:2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  • QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí Quý 1: 3/2017

Bảng 2.9: Kết quả quan trắc không khí Quý 1

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Chỉ tiêu TSP tại vị trí KK1, KK2 hàm lượng cao hơn gấp 1,0 và 1,1 lần so với QCVN nguyên nhân là do gần nơi sản xuất của công ty nên bụi thải ra nhiều. Các chỉ tiêu khác đều nằm trong ngưỡng cho phép của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT và chỉ tiêu tiếng ồn nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT.

Kết quả quan trắc chỉ tiêu không khí quý 2:6/2017

Bảng 2.10 Kết quả quan trắc không khí Quý 2

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Khu công nghiệp có dấu hiệu ô nhiễm do bụi, tại vị trí KK1 chỉ tiêu TSP đo được vượt quá mức cho phép 1,1 lần. Tại vị trí KK2 công ty TNHH Konya đặc thù là sản xuất giấy nên chỉ tiêu TSP đo được cũng vượt mức cho phép QCVN 1,2 lần. Tại vị trí KK4 chỉ tiêu TSP đo được vượt ngưỡng QCVN là 1,06 lần. Các chỉ tiêu còn lại đo được đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Kết quả quan trắc chỉ tiêu không khí quý 3: 9/2017

Bảng 2.11 Kết quả quan trắc không khí Quý 3

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Kết quả quan trắc không khí xung quanh thời điểm quý 3 (tháng 9) là mùa mưa nên độ ẩm cũng cao hơn so với mùa khô. Bên cạnh đó chỉ tiêu TSP tại KK1 cao hơn QCVN là 1,1 lần, chỉ tiêu TSP tại KK2 cao hơn QCVN là 1,2 lần, vị trí KK3 chỉ tiêu TSP gấp 1,03 lần vượt mức cho chép của QCVN. Tiếng ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT . Các chỉ tiêu còn lại thấp và đều nằm trong mức cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Kết quả quan trắc chỉ tiêu không khí quý 4: 12/2017

Bảng 2.12 Kết quả quan trắc không khí Quý 4

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

Kết quả quan trắc không khí xung quanh tại vị trí KK1 chỉ tiêu TSP cao hơn QCVN là 1,0 lần, vị trí KK2 chỉ tiêu TSP cao hơn QCVN là 1,3 lần, tại KK3 TSP đo được cao gấp 1,06 lần, tại KK4 chỉ tiêu TSP cao hơn QCVN là 1,1 lần. Không chỉ KK1, KK2 ô nhiễm bụi mà tại vị trí KK3 và KK4 lượng bụi cũng cao, nguyên nhân là do lượng xe giao thông qua lại nhiều nên không tránh khỏi ô nhiễm bụi. Độ ẩm vào mùa khô ổn định và thấp hơn mùa mưa. Tiếng ồn tại các vị trí nằm trong mức cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

Một số biểu đồ thể hiện diễn biến không khí xung quanh năm 2017

Chỉ tiêu TSP trong không khí

Chỉ tiêu TSP

Hình 2.6 Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu TSP trong không khí năm 2017

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Tại vị trí KK1 chỉ tiêu TSP của các tháng đều tăng cao so với ngưỡng cho phép của (QCVN 05:2013/BTNMT: 0,3) từ 1,0 – 1,1 lần. Tại vị trí KK2 chỉ tiêu TSP của các tháng trong năm tăng so với ngưỡng cho phép của (QCVN 05:2013/BTNMT: 0,3) là 1,1-1,2 lần. Tại vị trí KK3 chỉ tiêu TSP tại tháng 9 và 12 cao dao động từ 1,0- 1,1 lần. Chỉ tiêu TSP của tháng 6 và tháng 12 tại vị trí KK4 cao hơn theo mức giới hạn cho phép của QCVN.

Chỉ tiêu SO2 trong không khí

Chỉ tiêu SO2

Hình 2.7 Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu SO2 trong không khí năm 2017

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Tại vị trí KK2 chỉ tiêu SO2 là cao nhất là trong tháng 3 và tháng 9. Chỉ tiêu SO2 thấp nhất tại vị trí quan trắc KK4, bên cạnh đó nhìn vào các vị trí quan trắc đo được qua các tháng có chiều hướng giảm dần. Các chỉ tiêu SO2 đo được đều đạt theo (QCVN 05:2013/BTNMT : 0,35)

Chỉ tiêu Tiếng ồn

Hình 2.8 Biểu đồ diễn biến Tiếng ồn năm 2017

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Chỉ tiêu tiếng ồn quan trắc tại vị trí KK1 và KK2 cao vì thời điểm đo là tại trung tâm khu công nghiệp và cổng công ty Konya nên tiếng ồn cao hơn vị trí KK3 và KK4. Bên cạnh đó, tại vị trí KK3, KK4 tiếng ồn cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của các phương tiện giao thông qua lại. Nhìn chung chỉ tiêu tiếng ồn tại các vị trí quan trắc đều thấp hơn ngưỡng cho phép theo ( QCVN 26:2010/BTMT :70).

Nhận xét chung: Qua các số liệu thống kê kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí, nhận thấy có chỉ tiêu TSP là vượt mức cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT do ô nhiễm bụi từ các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp cũng như do phương tiện giao thông qua lại khu dân cư và trên quốc lộ 5. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN.

2.2.3 Các hoạt động xử lý chất thải rắn Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Hiện nay tại các nhà máy sản xuất trong KCN Nomura đều ký hợp đồng thu gom và xử lý CTR ( gồm CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTNH) với các đơn vị như sau:

  • CTR thông thường các doanh nghiệp trong KCN tự ký hợp đồng thuê đơn vị dịch vụ môi trường thu gom xử lý trực tiếp.
  • CTR công nghiệp: sau khi đã được các doanh nghiệp phân loại, tận dụng đối với các chất thải có thể sử dụng được như thùng bìa carton, các lượng
  • CTR công nghiệp còn lại sẽ bán cho các đơn vị có chức năng thu mua. Hiện tại, trong KCN có một số đơn vị đang thu mua là Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Thịnh Vượng, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đại Thắng.
  • CTR sinh hoạt: KCN Nomura – Hải Phòng thuê Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom, vận chuyển và xử lý. Lượng rác thải sinh hoạt này được xử lý tại bãi chôn lấp rác đô thị của thành phố Hải Phòng. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của KCN được xử lý hợp vệ sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy lượng phát sinh chất thải rắn thông thường của các ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, may mặc, công nghệ cao, cơ khí là rất lớn. Còn CTNH của một số ngành chế tạo máy, cơ khí, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy có lượng phát thải cao hơn các các ngành khác do trong quá trình sản xuất thải ra dầu thải các loại và giẻ lau dính dầu mỡ. Với lượng CTNH nhiều như vậy cần các doanh nghiệp trong KCN cần có biện pháp xử lý. Đối với bùn thải, ngành sản xuất ô tô, xe máy là cao nhất.

Hiện tại, mỗi doanh nghiệp trong KCN Nomura đều có khu vực riêng để lưu trữ CTNH, có biển cảnh báo, dán nhãn theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Theo kết quả từ BQL khu kinh tế Hải Phòng và các đơn vị có liên quan thì các nhà máy trong KCN Nomura đều được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và đã ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép hành nghề quản lý CTNH theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.

Qua các đợt kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, tình hình quản lý CTNH tại nguồn được thực hiện khá tốt. Việc báo cáo tình hình phát sinh CTNH định kỳ của các doanh nghiệp về Sở TNMT đấy đủ và đúng thời hạn.

2.3 Đánh giá ảnh hưởng của KCN Nomura đến môi trường 

2.3.1 Các tác động đến môi trường nước Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

Nguồn nước gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường là nước thải ( cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt).

Nước thải của các ngành công nghiệp sẽ chứa các kim loại nặng, các dung môi sẽ tác động nguy hiểm đến môi trường nước của khu vực. Chúng có thể tích lũy tôm, cá… và gây ảnh hưởng gián tiếp cho con người khi sử dụng chúng làm thức ăn.

Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất hữu cơ dễ phân hủy, các vi sinh vật gây bệnh nếu như không được xử lý hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tiếp nhận.

2.3.2 Các tác động đất môi trường không khí

Khói và bụi từ các ống khói có thể ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là khu dân cư quanh KCN. Tuy nhiên, lượng khói thải từ các cơ sở sản xuất trong KCN là không lớn nên ít gây ra những tác động lớn cho môi trường xung quanh. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí góp phần làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực nhà máy trong KCN. Các chất khí độc hại tro bụi tùy thuộc vào thành phần tính chất và nồng độ môi trường không khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là cho người công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, dân cư khu vực.

2.3.3 Các tác động đến môi trường đất

Môi trường đất sẽ chịu tác động của ba nguồn thải: nước thải, khí thải và CTR. Nếu như nguồn nước bị ô nhiễm thì vùng đất nơi nguồn nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Nước thải càng chứa nhiều chất độc hại thì môi trường đất càng bị ô nhiễm. Các khí thải và bụi sẽ phát tán trong không khí, hấp thụ hơi nước và trở nên nặng hơn không khí, rơi trở lại mặt đất, phủ lên cây, ao, hồ, sông ,… gây tác hại và có thể gây ra mưa axit. Một nguồn thải đáng kể gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất là CTR. So với nước thải, khí thải thì tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường của chất thải rắn không cao bằng nhưng khó xử lý, rác thải công nghiệp đang là mối đe dọa cho môi trường. Nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo nó là môi trường nước và không khí. Quản lý hợp lý, tái sử dụng tối đa các CTR là một trong những biện pháp để hạn chế gây ô nhiễm của nguồn thải này. Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Nomura

One thought on “Khoá luận: Thực trạng môi trường tại KCN Nomura Hải Phòng

  1. Pingback: Khóa luận: Hiện trạng quản lý chất thải tại công nghiệp Nomura

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464