Khóa luận: Thực tiễn pháp luật về thỏa ước lao động tập thể

Thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về thỏa ước lao động tập thể tại công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam

Thành phố Hải Phòng là một trong những điểm đầu tư đang được chú ý. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, Hải Phòng đã thú hút được thêm gần 1 tỷ USD tiền vốn đầu tư. Trong đó, tổng vốn FDI thu hút đạt 906,85 triệu USD, các tên tuổi lớn trong số các dự án đầu tư này có thể nói đến như: Tập đoàn LG (5,84 tỷ USD), công ty Bridgestone (1,2 tỷ USD), công ty Pegatron (481 triệu USD), tập đoàn USI (200 triệu USD), Kyocera (187 triệu USD),… các dự án này đã tạo nên cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động tại Hải Phòng và các địa phương lân cận.

Năm 2024, là năm dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phúc tạp nhưng Hải Phòng vẫn vượt qua Long An để trở thành thành phố thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất cả nước với tổng số vốn ước đạt 5.25 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ Hải Phòng là một thành phố công nghiệp với nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,…Tuy nhiên, mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp cũng là vấn đề rất phức tạp. Làm thế nào để xây dựng được mối quan hệ hài hòa, để người lao động có điều kiện làm việc tốt nhất, phúc lợi nhiều nhất, người sử dụng lao động yên tâm đầu tư vào sản xuất là một trong những vấn đề trọng điểm bởi lẽ với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh thì nguồn lực về con người luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Một trong những giải pháp giúp xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định là phải xây dựng được thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp. Bộ luật lao động 2022 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 với các quy định khá chặt chẽ về thỏa ước đã phần nào giải quyết được vấn đề này.

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam
  • Mã số thuế: 0200655934
  • Điện thoại: 02253.645.390
  • Địa chỉ: Thôn 8, Thiên Hương- Thủy Nguyên- Hải Phòng
  • Đại diện pháp luật: Luo Huai Sung

Công ty TNHH CN Giầy Aurora VN đóng trên địa bàn xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, là doanh nghiệp FDI với 100% vốn đầu tư Đài Loan, thuộc tập đoàn Hoa Lợi. Hiện tập đoàn có trên 26 nhà máy đặt tại Việt Nam tạo việc làm cho hơn 200.000 lao động. Công ty Aurora VN là nhà máy đầu đàn của tập đoàn có quy mô gồm 10 nhà xưởng sản xuất với 6.800 lao động, công ty chủ yếu sản xuất các loại giầy thể thao, giầy đi bộ của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Như NIKE; Converse;… Với quy trình đồng bộ cùng đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm và sản xuất theo tiêu chuẩn Lean. Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Sản lượng sản xuất hàng tháng đạt 1,350,000 đôi giầy/ tháng. Mức thu nhập bình quân của người lao động hiện nay: 7.517.000đ/người/tháng. (số thống kê cuối năm 2024)

Ngoài nhiệm vụ sản xuất để thúc đẩy được các tiềm lực kinh doanh, công ty cũng tạo ra các cơ hội việc làm, cải thiện và tăng cường trách nhiệm xã hội, quan tâm chăm sóc cán bộ công nhân viên về vật chất và tinh thần được tốt hơn cũng là nhiệm vụ trọng yếu.

Là một doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư 100% của người nước ngoài, công ty xác định sự hài lòng của khách hàng chính là mục tiêu phấn đấu không chỉ khách hàng bên ngoài doanh nghiệp mà công ty cũng coi chính người lao động cũng là khách hàng của mình.

Sự khác biệt của công ty TNHH Công nghiệp Giầy Aurora Việt Nam so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, đó chính là chất lượng cuộc sống của người lao động được đặt lên hàng đầu đảm bảo người lao động được hưởng đúng quyền lợi, thời gian làm việc linh hoạt, đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt nổi trội khác là tập đoàn Hoa Lợi đang đẩy mạnh tiến trình nội địa hóa cán bộ quản lý, điều này đồng nghĩa với việc người lao động làm việc trong các công ty của tập đoàn sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến.

Với chiến lược kinh doanh lấy con người làm trung tâm, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, công ty đã xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường thế giới, với số lượng đơn hàng ổn định, duy trì công ăn việc làm đều đặn, thu nhập và nhiều chế độ phúc lợi tốt cho người lao động. Mục tiêu của công ty là trở thành một trong những nhà máy sản xuất giầy lưu hóa lớn nhất thế giời. Để có được sự ổn định và phát triển như hiện nay không thể không nhắc tới sự đóng góp của tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, Công đoàn công ty luôn thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động.

Công đoàn công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam thành lập từ ngày 24/10/2010, Từ khi thành lập Công đoàn công ty luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, thực hiện tốt chức năng chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đánh cho người lao động. Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động công đoàn công ty đã đại diện thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với các quy định của pháp luật.

2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập thể tại Công ty.

2.2.1. Tổ chức ký kết

Theo quy định của Pháp luật hàng năm doanh nghiệp phải định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ít nhất một năm một lần. Tổ chức hội nghị người lao động để giải quyết tất cả các thắc mắc của người lao động. Tại công ty TNHH Công nghiệp Giầy Aurora luôn quan tâm tới vấn đề này. Nếu theo quy định của Bộ Luật lao động 2024 định kỳ 3 tháng tổ chức đối thoại một lần thì BCH Công đoàn công ty đã thỏa thuận với chủ sử dụng lao động đối thoại tại nơi làm việc định kỳ một tháng một lần và đối thoại khi có vấn đề bất thường xảy ra. Trong những năm qua Aurora luôn thực hiện nghiêm túc quy định này và được ghi trong thỏa ước lao động của doanh nghiệp. Điều đó đã phần nào giải quyết được kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

Năm 2024, Do có sự thay đổi trong quy định của Pháp luật lao động. Cụ thể BLLĐ 2022 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2024 dẫn đến một số quy định trong Thỏa ước lao động tập thể 2022 của công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam không còn phù hợp. Ban chấp hành công đoàn công ty đã đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức thương lượng để ký lại thỏa ước lao động tập thể. Lãnh đạo doanh nghiệp đã đồng ý tiến hành thương lượng. Ban chấp hành Công đoàn công ty đã tổ chức họp các tổ công đoàn lấy ý kiến người lao động về nội dung thương lượng. Sau khi tập hợp được các ý kiến của người lao động ban chấp hành công đoàn công ty đại diện cho người lao động thành lập tổ thương lượng, đề nghị doanh nghiệp họp để thương lượng các vấn đề mà người lao động đề xuất.

Khi các vấn đề đưa ra thương lượng được hai bên xem xét kỹ và các nội dung thương lượng được BCH công đoàn công ty tuyên truyền với người lao động và lấy ý kiến người lao động về nội dung đã được thương lượng.

100% người lao động trong doanh nghiệp nhất trí với nội dung mà tổ thương lượng của Công đoàn công ty thương lượng được. Ban chấp hành công đoàn công ty đã đại diện cho người lao động ký kết thỏa ước lao động năm 2024 với nội dung gồm 3 chương (bao gồm 35 điều) với nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của luật.

2.2.2. Nội dung cúa thỏa ước lao động tập thể 2024 của công ty TNHH Công nghiệp Giầy Auroa Việt Nam.

2.2.2.1. Các quy định về tiền lương

Trả lương của người lao động phải trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

Điều 91, BLLĐ 2022 quy định “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội”. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của tiền lương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích người lao động. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành bắt buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu được nhà nước thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế và đáp ứng yêu cầu tối thiểu của người lao động.

Tại Việt Nam hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  1. Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  2. Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Theo quy định tại điều 3, nghị định số 90/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu theo vùng gồm 4 mức. Vùng I: mức tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng

Công ty Aurora nghiêm túc thực hiện quy định này. Công ty nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng mức lương tối thiểu áp dụng cho vùng I là: 4.420.000 đồng nhưng trên thực tế lương tối thiểu áp dụng tại Aurora là: 4.686.000 đồng. Công đoàn công ty đã thương lượng với chủ doanh nghiệp, giám sát việc xây dựng, áp dụng thanh bản lương cho người lao động với các bậc lương như sau:

  • Bậc 1: 4.686.000
  • Bậc 2: 5.016.000
  • Bậc 3: 5.273.000
  • Bậc 4: 5.535.000

Mức lương này được sử dụng khi thương lượng ký kết hợp đồng lao động, là cơ sở để chi trả các khoản phụ cấp hoặc là mức cơ bản để đóng BHXH cho người lao động. Mức lương này cao hơn so với quy định của Luật. Đây là một trong những điều có lợi cho người lao động mà công đoàn công ty đạt được khi đại diện cho người lao động thương lượng với người sử dụng lao động. Hiện tại, công ty trả lương theo hình thức thời gian và trả lương theo tháng. Lương của người lao động tại công ty được trả 1 lần/tháng và trả qua thẻ ngân hàng vào ngày 15 hàng tháng

Ngoài ra thỏa ước lao động còn ghi nhận thỏa thuận làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động nhưng không được quá 50% số giờ tiêu chuẩn trong ngày. Người sử dụng lao động có thể sắp xếp người lao động làm thêm giờ vào ngày thường và ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ.

  1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động
  2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
  3. Phải được sự đồng ý của người lao động:
  4. Bảo đảm số giờ làm việc của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong một tháng;
  5. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong một năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”(Điều 107 Bộ luật lao động 2022)

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau như: Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

Tuy nhiên tại công ty Aurora Ban chấp hành Công đoàn đã thương lượng với chủ sử dụng lao động về thời gian thêm giờ của người lao động và thống nhất tối đa 30h/tháng.

Khi thỏa thuận làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động. Người lao động tự nguyện làm thêm giờ chứ doanh nghiệp không được áp đặt, không được bắt người lao động thêm giờ nếu họ không đồng ý. Thời gian làm thêm giờ của người lao động theo đúng quy định của Pháp luật lao động nhưng tiến bộ hơn ở điều khoản một tháng người lao động tại doanh nghiệp không làm thêm giờ quá 30 giờ. Điều này là một trong những điểm tiến bộ của Aurora so với các doanh nghiệp da giầy và may mặc trên địa bàn bởi lẽ giới hạn được mức thời gian làm thêm giờ sẽ giúp người lao động chủ động sắp xếp được giữa công việc cá nhân và công việc công ty, có điều kiện chăm lo tốt cho bản thân và thực hiện thiên chức chăm lo gia đình, con cái.

2.2.2.2. Các quy định áp dụng về phụ cấp

Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cơ bản nhằm bù đắp những yếu tố chưa được tính đến hoặc tính đến chưa đầy đủ khi xác định tiền lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động. Chế độ phụ cấp lương của người lao động do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và được cụ thể hóa trong các quy chế nội bộ của đơn vị như quy chế tiền lương, quy chế trả thưởng.

Phụ cấp lương là bộ phận cấu thành chế độ tiền lương của người lao động, có tác dụng bổ sung, hoàn thiện và hợp lí hơn tiền lương của người lao động. Ngoài việc bảo đảm công bằng, bình đẳng trong việc trả lương, phụ cấp lương còn có tảc dụng động viên, khuyến khích, thu hút người lao động làm việc ở những ngành nghề, địa bàn… khó khăn, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách phân công lao động xã hội trong phạm vi ngành, địa phương và toàn quốc.

Trên thực tế, tại công ty, Công đoàn rất quan tâm đến các khoản phụ cấp bởi lẽ nó giúp tăng thu nhập chính đáng cho người lao động, đã thương lượng với doanh nghiệp có các loại phụ cấp sau đây:

Phụ cấp thâm niên: là khoản phụ cấp được trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một cơ quan nào đó. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khuyến khích người lao động gắn bó với nghề, với cơ quan đang làm việc.

Công ty thưởng thâm niên cho người lao động từ 40.000 đến 1.000.000 đồng đối với công nhân từ lúc mới vào làm việc tại công ty và mức 1 triệu đồng đối với công nhân đã làm việc tại công ty được 10 năm và từ năm thứ 11 trở đi người lao động mỗi năm sẽ được cộng thêm 50.000 và khoản tiền thêm sẽ được tính hàng tháng.

Phụ cấp chức vụ: nhằm bù đắp cho những người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm, hoặc làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng chưa xác định được trong mức lương.

Phụ cấp chức vụ của công ty được tính từ mức 300.000 đồng cho đến 6.400.000 đồng.

Công ty Aurora có chính sách nội địa hóa quản lý nên người lao động Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội thăng tiến. Phụ cấp chức vụ là một khoản khuyến khích người lao động phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý.

Ngoài ra Công đoàn công ty cũng thương lượng cho người lao động có thêm rất nhiều các khoản phụ cấp, trợ cấp cụ thể:

Phụ cấp ngoại ngữ: là khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả thêm cho những lao động biết ngoại ngữ trong đơn vị của mình, nhằm khuyến khích mọi người tham gia học ngoại ngữ. Mức phụ cấp sẽ tùy vào năng lực của từng người và dựa theo quy định của nội bộ công ty. Phụ cấp ngoại ngữ của công ty được tính theo bậc với số tiền phụ cấp từ 400.000 đồng đến 4.000.000 đồng/tháng.

Ban chấp hành công đoàn công ty đã thương lượng với người sử dụng lao động thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm tổ chức các cuộc thi ngoại ngữ sát hạch cán bộ công nhân viên và trả phụ cấp tương xứng với bậc ngoại ngữ mà nhân viên đó đạt được. Điều này góp phần khuyến khích tinh thần cho cán bộ công nhân viên có động lực nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc được tốt hơn. Trong những năm vừa qua, các lớp ngoại ngữ liên tục được mở thu hút được đông đảo người lao động tham gia theo học.

  • Phụ cấp tiền cơm

Tại Điều 5: của thỏa ước lao động tập thể đã thương lượng được mức trợ cấp tiền cơm cho người lao động: 20.000 đồng/người/ngày. Và đảm bảo tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ trượt giá của thị trường, nếu cần thiết điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn qua các năm cho người lao động thì phải đảm bảo mức trợ cấp năm sau không thấp hơn năm trước.

Công đoàn công ty đã đưa mức tiền ăn ca cụ thể cho người lao động vào thỏa ước lao động tập thể. Đây là một trong những qu định rất có lợi cho người lao động bới lẽ theo quy định của BLLĐ tiền ăn ca của người lao động là khoản không bắt buộc các doanh nghiệp mà chỉ khuyến khích người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, bữa ăn ca không những thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc để đảm bảo cho người lao động có sức khỏe tốt, đảm bảo tái tạo sức lao động của người lao động. Tiền ăn ca là một trong những tiêu trí đánh giá rất cao tinh sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi lẽ quan tâm đến sức khỏe người lao động là sự đầu tư bền vững giúp phát triển vì người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.

Theo quy định, Luật khuyến khích người sử dụng lao động “Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động” nhưng không quy định cụ thể. Đa số người lao động trình độ thấp họ hiểu hỗ trợ con nhỏ là chỉ hỗ trợ cho lao động nữ, từ đó vô hình chung doanh nghiệp cũng chỉ quy định trong nội quy lao động hỗ trợ cho người lao động nữ. Tuy nhiên tại Điều 18 của Thỏa ước lao động tập thể 2024 của công ty Aurora đã quy định rõ số tiền hỗ trợ người lao động: Đối với con cán bộ công nhân viên trong nhà máy dưới 72 tháng tuổi, Công ty hỗ trợ tiền gửi trẻ ít nhất là 50.000 VND/cháu/ tháng” áp dụng với tất cả người lao động có con nhỏ trong độ tuổi trên và nếu trường hợp hai vợ chồng cùng làm việc tại doanh nghiệp thì cả hai vợ chồng đều được hưởng khoản hỗ trợ này.

Ngoài ra thỏa ước lao động tập thể còn ghi nhận những khoản phụ cấp người lao động được hưởng như phụ cấp xăng xe (400.000 đồng/người/tháng); phụ cấp nhà trọ (500.000 đồng/người/tháng); phụ cấp chuyên cần dành cho cán bộ công nhân viên đi làm đủ công trong tháng(400.000 đồng/người /tháng).

Các loại phụ cấp kể trên loại phụ cấp nào cố định sẽ được cộng vào với tiền lương trong hợp đồng để làm cơ sở tính đóng BHXH và tính tiền làm thêm giờ. Ngoài các loại phụ cấp trên, doanh nghiệp còn có các loại phụ cấp khác để thu hút và khuyến khích người lao động như: phụ cấp hiệu quả công việc; phụ cấp kỹ thuật…

2.2.2.3. Các quy định về thưởng 

Theo quy định tại điều 104, BLLĐ 2022: “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”

Tiền thưởng có thể là bằng tiền hoặc bằng hiện vật do người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự nỗ lực của người lao động.

Điều 8 Thỏa ước lao động 2024 của công ty quy định 3 ngày lễ tết: Tết dương lịch 1/1 dương lịch; Quốc tế lao động 1/5; Quốc khánh  2/9 thưởng cho người lao động với mức: 100.000 đồng/người/ngày được Công ty chuyển cho người lao động cùng với tiền lương của tháng đó.

Để ghi nhận sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp Công đoàn công ty đã thương lượng được với chủ doanh nghiệp đưa hoản thưởng gắn bó vào thỏa ước lao động tập thể để ghi nhận, tri ân và cảm ơn người lao động đã đồng hành cùng xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Mức thưởng gắn bó được xây dựng cụ thể như sau:

  1. Người lao động làm việc từ đủ 6 tháng đến đủ 10 năm: Mức thưởng từ 40.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng;
  2. Người lao động làm việc từ 11 năm đến đủ 15 năm: mỗi năm tăng thêm 50.000đ/ người/ tháng.” (Điều 15 của thỏa ước lao động 2024)

Với chính sách thưởng gắn bó như trên đã giúp người lao động có thêm một khoản thu nhập hàng tháng ngoài lương để có điều kiện chăm lo tốt hơn cho bản thân, gia đình và yên tâm lao động sản xuất tại công ty. Ngược lại công ty cũng giữ được những người lao động có thêm niên lâu năm, lành nghề, giảm được phí đào tạo, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

  • Thưởng tết nguyên đán

Thưởng Tết nguyên đán hay còn gọi là khoản thưởng cuối năm, khoản thưởng tháng lương thứ 13. Đây là khoản tiền thưởng dành cho tất cả người lao động đang làm việc tại công ty (quy định tại Điều 17 của Thỏa ước 2024)

 “Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty xây dựng mức thưởng tết nguyên đán cho người lao động dựa trên mức lương cơ bản theo Hợp đồng lao động.” 

Đây là khoản thưởng dành cho người lao động vào dịp trước tế nguyên đán hàng năm, nhằm tri ân sự cố gắng của người lao động trong năm làm việc trước. Khoản tiền thưởng này được tính trên tổng số ngày làm việc thực tế của người lao động trong năm.

Nếu công nhân mới chưa được ký hợp đồng chính thức thì sẽ không nhận được khoản tiền thưởng này. Khoản tiền thưởng này dựa theo tiền lương theo hợp đồng lao động của mỗi cá nhân người lao động (không bao gồm các khoản trợ cấp) nên số tiền sẽ khác nhau, không ai giống ai.

Trên thực tế thương lượng được khoản tiền thưởng tháng lương thứ 13 cho người lao động là một trong những thành công của công đoàn cơ sở bởi lẽ nếu theo quy định của luật người sử dụng lao động dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dực vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động chủ sử dụng lao động có thể quyết định theo 03 trường hợp. Thứ nhất có thể không thưởng cho người lao động. Thứ hai có thể thưởng cho người lao động bằng hiện vật. Thứ ba có thể thưởng cho người lao động bằng tiền. Nếu như một doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao, phúc lợi tốt thì có thể không thưởng cuối năm hoặc thưởng bằng hiện vật cũng không ảnh hưởng nhiều tới người lao động. Tuy nhiên với một doanh nghiệp sản xuất da giầy như công ty TNHH CN Giầy Aurora khi đời sống của người lao động ở mức thấp, lương, thưởng các phúc lợi mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của cuộc sống thì thưởng tết bằng tiền là một điều vô cùng quan trọng nó góp phần giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết của mỗi người lao động trong dịp tết. Chính vì vậy, có thể nói thương lượng được cho người lao động có khoản thưởng tết bằng tiền là một thành công rất lớn của tổ chức công đoàn tại công ty. Nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao động đến người lao động mỗi dịp Tết đến xuân về. Nó không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang đến niềm vui, phấn khởi, mang lại giá trị tinh thần to lớn động viên mỗi người lao động tại công ty.

– Thưởng cho Hoạt động gắn kết

Công ty có chính sách động viên tinh thần đoàn kết, giao lưu, gắn kết của Người lao động. Tùy theo số lượng Người lao động từng bộ phận, Công ty có chính sách hỗ trợ riêng nhưng không quá 5.000.000VND/ quý.”

Đây là khoản thưởng hàng quý cho tập thể các bộ phận trong công ty. Khoản thưởng này dành cho các bộ phận tổ chức liên hoan, tiếp xúc người lao động trong bộ phận để nâng cao tinh thần gắn kết, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động.  

2.2.2.4. Các khoản phúc lợi khác

Ngoài các phúc lợi về tiền thường, phụ cấp thì thỏa ước lao độngt ập thể của doanh nghiệp cũng có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với các quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể:

Tiền tàu xe về quê ăn Tết “Đối với người lao động ngoại tỉnh, doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ tiền tàu xe về quê ăn tết.”Hàng năm, với những công nhân ngoại tỉnh công ty căn cứ vào tình hình thực tế thanh toán tiền tàu xe về quê ăn tết cho người lao động. Số tiền thực tế căn cứ các giầy tờ người lao động cung cấp (vé tàu, vé xe…)

Tổ chức tham quan, du lịch cho người lao động.

Hiện này, doanh nghiệp chưa tổ chức cho toàn bộ người lao động đi du lịch mà BCH Công đoàn công ty mới chỉ thương lượng được phúc lợi đi du lịch cho những công nhân ưu tú. Hàng năm, công ty duy trì quy chế bình bầu Cán bộ công nhân viên ưu tú đảm bảo công khai, công bằng, có sự tham gia của công đoàn cơ sở.

Hưng công nhân ưu tú được bình bầu sẽ được Công đoàn kết hợp với công ty tổ chức cho đi tham quan, du lịch. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo công ty và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thảo luận xây dựng chương trình tham quan hiệu quả, có ý nghĩa cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ từ cấp tổ trưởng đến phó quản đốc, hàng năm, công ty và công đoàn sẽ kết hợp tổ chức cho 50% số lượng đi du lịch (2 năm/lần). Kinh phí trên cơ sở thỏa thuận giữa Công ty và công đoàn. Cán bộ cấp quản đốc trở lên: Công ty sẽ tổ chức cho đi du lịch 2 năm/lần cùng cán bộ hải ngoại và kinh phí do công ty chi trả.

Đây là phúc lợi mang lại rất nhiều giá trị tinh thần bổ ích cho người lao động sau những giờ lao động mệt mỏi. Nó là món quà tinh thần vô cùng giá trị. Bởi lẽ những doanh nghiệp da giầy hay may mặc mặt bằng chung đời sống của người lao động còn rất nhiều khó khăn. Lương chỉ đảm bảo các như cầu tối thiểu của cuộc sống hàng ngày nên để có tiền đi du lịch với người lao động là rất khó. Đưa được vấn đề này vào thỏa ước lao động giúp cho người lao động được quyền tham gia vào các hoạt động tham quan, du lịch, nghỉ mát giúp nâng cao đời sống tính thần, giảm strees sau những giờ lao động mệt mỏi.

Bên cạnh đó, Công ty và Công đoàn cùng phối hợp thăm hỏi, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay chẳng may bị các rủi ro trong cuộc sống. Mức hỗ trợ tối đa lên tới 10.000.000 đồng/lần.

Với những đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo Công đoàn Công ty có quy chế thăm hỏi, hỗ trợ riêng.

Thương lượng để công ty có tặng quà sinh nhật cho người lao động bằng tiền hoặc hiện vật trị giá tối thiểu là 50.000VND / người.

Chế độ với nữ công nhân lao động: Công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất giầy, dép xuất khẩu đặc trưng của ngành nghề là sử dụng nhiều lao động nữ. Hiện tại, lao động nữ tại doanh nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động. Lao động nữ là đối tượng thuộc nhóm lao động đặc thù. Do đó, pháp luật lao động có những quy định riêng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho lao động nữ trên cơ sở có tính đến những yếu tố khác biệt về sức khoẻ, trách nhiệm xã hội cũng như thiên chức riêng của lao động nữ. Bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ trong đời sống hiện đại luôn gắn với môi trường lao động để người phụ nữ có được những điều kiện cần thiết trong việc thực hiện vai trò của mình. Pháp luật lao động đã đặc biệt chú trọng, quan tâm đến quyền thiêng liêng đó của người phụ nữ bằng việc dành riêng một chương quy định về lao động nữ nhằm hướng tới việc đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc cho lao động nữ gắn với quyền làm mẹ thông qua việc xác định chính sách của Nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và các quyền của lao động nữ khi mang thai, sinh con.

Lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam giới, họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình. Đó là những vấn đề mang tính tự nhiên (lao động nữ có thời kỳ mang thai, sinh đẻ, nuôi con, kinh nguyệt hàng tháng, chăm sóc khi con nhỏ ốm đau…) hay mang tính xã hội (tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức con người từ hàng ngàn đời nay. Đặc biệt đối với các nước Á Đông…). Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, chẳng hạn như: học vấn, việc làm, cơ hội thăng tiến, trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ trong gia đình… Những vấn đề tự nhiên cũng như các vấn đề xã hội phần nào đã hạn chế quyền tự do độc lập, tự do lao động, cơ hội thăng tiến mà lao động nữ thường chịu thiệt thòi hơn lao động nam trong quan hệ lao động. Vì thế khi tham gia quan hệ lao động, lao động nữ phải chịu áp lực tâm lý từ nhiều phía, từ công việc doanh nghiệp, công sở đến công việc gia đình (nội trợ, chăm sóc con cái, phụng dưỡng bố mẹ…).

Những đặc điểm của lao động nữ, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định riêng giúp họ vừa thực hiện nghĩa vụ lao động, vừa đảm bảo chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình, tạo điều kiện cho lao động nữ phát triển tài năng. Tại công ty quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Công đoàn công ty luôn quan tâm, có những chính sách ưu tiên với lao động nữ. Thỏa ước lao động tập thể 2024 quy định rất rõ trách nhiệm của doanh nghiệp với lao động nữ. Cụ thể:

  • Lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Lao động nữ trong thời kỳ kinh nguyệt được 30 phút mỗi ngày, mức tính trung bình 3 ngày trong tháng, tính vào giừo làm việc và được hưởng nguyên lương. Doanh nghiệp bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm thoáng mát, sạch sẽ, có vòi nước sạch để nữ công nhân viên vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Công ty lắp đặt cabin vắt trữ sữa cho lao động nữ nuôi con nhỏ.
  • Khi người lao động trong tình trạng sức khỏe yếu không thể tiếp tục làm việc được thì sẽ được bố trí tạm nghỉ dưỡng tại phòng y tế; thời gian nghỉ ngơi tối đa là 2h/ lần. Thời gian nghỉ ngơi này không khấu trừ vào tiền lương hàng tháng. Việc nghỉ dưỡng sức này phải được sự cho phép của chủ quản bộ phận hoặc có xác nhận của bác sĩ.
  • Công ty đảm bảo bình đẳng giới, phòng chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Công ty cam kết đối xử công bằng giữa nam và nữ (có chính sách đăng ký với khách hàng: Chính sách chống phân biệt đối xử; chính sách chống lao động cưỡng bức; chính sách …..). Bố trí công việc, trả lương, nâng lương, thăng chức…đảm bảo công bằng theo năng lực thực tế và không phân biệt đối xử, không cưỡng bức.

Công ty thiết lập môi trường làm việc an toàn, không có bạo lực, quấy rối tình dục. Đảm bảo người lao động được bảo vệ khi tố cáo các hành vi bạo lực, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Trong trường hợp người lao động bị cưỡng bức lao động, bị bạo lực, quấy rối tình dục, công ty cam kết cử lý nghiêm khắc những đối tượng có hành vi trên theo quy định của nội quy công ty và các văn bản pháp luật hiện hành.

Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm nâng cao kiến thức cho lao động nữ trong việc mang thai, nuôi con nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ. Hàng năm, Công đoàn công ty ….Nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản, nuôi con bằng sữa mẹ; phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Kiến thức phòng chống bạo lực gia đình…

2.2.2.5. Phối hợp giữa doanh nghiệp và công đoàn

Doanh nghiệp ngoài việc trích nộp đủ kinh phí, đoàn phí theo quy định của luật. Để hỗ trợ cho Công đoàn công ty có điều kiện chăm lo tốt hơn cho người lao động, tổ chức các hoạt động, phúc lợi cho người lao động. Ban chấp hành công đoàn công ty đã thương lượng với doanh nghiệp hàng tháng hỗ trợ cho công đoàn 45 triệu đồng để chi các hoạt động theo Điều 25 của Thỏa ước lao động tập thể năm 2024 “sẽ gộp chung với tài chính công đoàn, chi tiêu theo hướng dẫn của Công đoàn Việt Nam, chịu sự giám sát, quyết toán và kiểm tra của công đoàn Hải

Phòng”. Theo quy định của Luật Công đoàn những phần thu khác tại đơn vị thì đơn vị được quyền lên kế hoạch chi tiêu. Chính vì vậy, nguồn kinh phí này có ý nghĩa rất quan trọng giúp công đoàn có thể chủ động xây dựng các hoạt động chăm lo đến người lao động.

Đây là một điểm sáng trong thỏa ước lao động tập thể của công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam bởi lẽ trên thực tế chúng ta vẫn thấy mối quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là mỗi quan hệ đối kháng về lợi ích. Chủ tư bản luôn quan tấm vấn đề lợi nhuận trước tiên nên tất cả các chi phí họ phải giảm xuống mức thấp nhất để làm sao thu được lợi nhuận cao nhất. Họ luôn tìm cách giảm chi phí đặc biệt có những doanh nghiệp không chấp hành pháp luật trong việc trích nộp kinh phí công đoàn theo đúng quy định. Chính vì vậy nguồn kinh phí của công đoàn cơ sở này rất hạn hẹp gây khó khăn cho việc hoạt động của công đoàn.

Có thể khẳng định thương lượng để doanh nghiệp hàng tháng hỗ trợ Công đoàn 45 triệu để hoạt động là một trong những điều tốt nhất mà thỏa ước lao động tập thể của công ty đã đạt được giữa người lao động và người sử dụng lao động.

2.2.2.6. Doanh nghiệp trả lương cho người lao động khi phải nghỉ việc do Covid-19. 

Năm 2023, 2024 và tiếp tục năm 2025 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phúc tạp. Công đoàn công ty đã tùy tình hình thực tế từng thời điểm, đại diện cho người lao động thương lượng với chủ doanh nghiệp có những chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi cho người lao động.  

Cụ thể thời điểm năm 2023, Ban chấp hành Công đoàn công ty đã ký thỏa thuận với chủ sủ dụng lao động bản thỏa thuận trả lương cho người lao động khi bị nghỉ việc do dịch bệnh Covid-19.  

Công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam là doanh nghiệp FDI, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất và gia công các sản phẩm giày dép theo đơn đặt hàng của các nhãn hàng lớn như Nike, Converse… Một thực tế là gần 80% nguyên vật liệu của các nhà máy là nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch bệnh bùng phát doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lơn. Làm thế nào để giảm tải khó khăn cho doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà vẫn đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 3, điều 99, BLLĐ 2022: “Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”

Quy định này được hiểu là vì lý do dịch bệnh mà người lao động phải nghỉ việc thì doanh nghiệp phải trả tiền lương ngừng việc, khoản tiền này do hai bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Quy định này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Vì tình hình dịch bệnh là một sự kiện bất ngờ, không thể lường trước được, doanh nghiệp nào cũng đã cố gắng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng như đã nói ở trên, doanh nghiệp vừa không có nguyên liệu, vừa không có đơn hàng sản xuất lại phải trả vô vàn các khoản phí nên nếu quy định tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thực sự cứng nhắc và bất lợi cho bất kỳ doanh nghiệp nào.

Vì vậy: nếu doanh nghiệp sản xuất như công ty Aurora VN có 6.800 lao động đóng tại địa bàn thuộc vùng 1. Do dịch bệnh nên doanh nghiệp phải cho công nhân ngừng việc trong 1 tháng và phải trả cho công nhân theo mức lương tối thiểu. Số tiền doanh nghiệp đó phải trả là: 6.800 * 4,420,000 = 30,056 tỷ đồng. Từ ví dụ trên, ta thấy rõ là doanh nghiệp vừa không có nguồn thu lại phải trả phí và một khoản tiền lương rất lớn, bất lợi cho doanh nghiệp trong thời buổi dịch bệnh khó khăn như thế này.

Cũng có trường hợp người lao động tự nguyện nghỉ việc mà không cần hưởng lương nhưng luật vẫn bắt buộc phải trả, trường hợp này thì vừa khó cho doanh nghiệp vừa khó cho cả người lao động. Thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải trả lương theo thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam vừa chấp hành quy định của Luật nhưng linh hoạt hơn để doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn cụ thể ngày 08/01/2024 BCH Công đoàn công ty đã đại diện cho người lao động ký với người sử dụng lao động thỏa thuận “phương án dự kiến trả lương cho người lao động nếu phải nghỉ dãn cách do dịch bệnh covid-19”.

Theo đó, người lao động chỉ được đảm bảo tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu trong 14 ngày đầu ngừng việc hoặc ngừng việc dưới 14 ngày. Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất bằng lương tối thiểu vùng. Như vậy, tiền lương ngừng việc của người lao động trong trường hợp này có thể giảm đáng kể so với trước đây. Quy định này có ý nghĩa quan trọng nhằm chia sẻ một phần khó khăn với người sử dụng lao động khi phải tạm dừng kinh doanh bởi các nguyên nhân khách quan.

Thay vì quy định ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu; trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận, các doanh nghiệp đa số cho người lao động của mình nghỉ không hưởng lương hoặc là khấu trừ phép năm của người lao động nếu như người lao động vẫn còn dư ngày phép. Tuy nhiên tại công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam áp dụng đúng quy định này, thậm chí còn có lợi hơn so với quy định của luật. Trường hợp ngừng việc từ trên 14 ngày, doanh nghiệp vẫn trả lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài thỏa thuận mức lương cho người lao động khi phải nghỉ cách ly do dịch bệnh Covid-19, Ban chấp hành công đoàn công ty cũng đặc biệt chăm lo đến đối tượng đoàn viên bị F0. Thực tế tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Từ đầu tháng 12/2024 đến hết ngày 28/02/2025, số lượng người lao động tại công ty bị mắc bệnh Covid-19 tăng lên nhanh chóng và mất kiểm soát (cụ thể trong vòng 03 tháng công ty có gần 4.000 người lao động bị mắc bệnh Covid-19). BCH Công đoàn công ty bằng các biện phát thiết thực đã tặng quà hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên.

Công đoàn tặng quà cho tất cả người lao động bị mắc bệnh covid-19 mỗi người một suất quà bao gồm: (sữa; bánh; vitamil c sủi; khẩu trang; nước sát khuẩn) mỗi suất quà trị giá khoảng 260.000 đồng. Tính đến ngày 28/02/2025, tất cả gần 4.000 người lao động mắc Covid-19 đã được nhân quà và hỗ trợ của công đoàn công ty, với tổng số tiền quà lên tới hơn 1 tỷ đồng. Công đoàn cũng phối hợp với công ty đề nghị các cấp chính quyền tổ chức tiêm vac xin phòng bệnh cho toàn bộ công nhân tại doanh nghiệp. Tính đến ngày 14/01/2024, người lao động của công ty đã tiêm vacxin mũi 3 đạt 74%.

Ngoài những phúc lợi trực tiếp cho người lao động thì thỏa ước lao động tập thể 2024 tại công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam công đoàn công ty cũng đại diện thương lượng với chủ doanh nghiệp có những điều khoản quy định về quy chế dân chủ, quy chế phối hợp giữa hai bên (quy định tại Điều 26); Quy định cho người lao động được tham gia các tổ chức Chính trị, Tổ chức chính trị xã hội tại doanh nghiệp (Điều 27); Quy định về thời gian hoạt động Công đoàn của cán bộ công đoàn, đoàn viên hay tạo điều kiện vật chất, tinh thần để tổ chứ Công đoàn hoạt động theo quy định của pháp luật (Điều 28,29,30)…

2.2.3. Đăng ký Thỏa ước lao động tập thể

Thực tế tất cả các bản thỏa ước lao động tập thể tại công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam đều được đăng ký theo đúng trình tự của pháp luật tại Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hải Phòng. Gần đây nhất là Thỏa ước lao động tập thể năm 2024 của doanh nghiệp đã được đăng ký và phát sinh hiệu lực. Sau khi ký kết thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp đã được làm thành 04 bản

  • -1 bản người sử dụng lao động giữ công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam
  • -1 bản Ban chấp hành công đoàn công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam
  • -1 bản người sử dụng lao động nộp cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng.
  • -1 bản Ban chấp hành công đoàn công ty nộp cho Công đoàn Ngành Công
  • Thương Hải Phòng (Công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn công ty)

2.2.4. Tổ chức thực hiện

Ngay sau khi nhận được câu trả lời từ Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội thành Phố Hải Phòng chấp nhận nội dung đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp. Ban chấp hành công đoàn công ty đã họp và tổ chức tuyên truyền nội dung của thỏa ước tới toàn thể người lao động bằng các hình thức tuyên truyền truyền thống từng tổ công đoàn họp tuyên truyền, tuyên truyền trên kênh thông tin giải trí ARV, tuyên truyền bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị,…

Doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn tại công ty tập trung các nguồn lực trong thời gian 02 tuần đã tuyên truyền nội dung thỏa ước lao động tập thể tới toàn thể người lao động tại công ty. Công đoàn công ty cũng có sự kiểm tra giám sát việc thực thiện thỏa ước với chủ doanh nghiệp định kỳ 6 tháng 1 lần, có lập biên bản, lưu trữ các tài liệu liên quan đến thỏa ước lao động tập thể.

2.3. Một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tại công ty

Công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam là một doanh nghiệp FDI nên đặc trưng của ngành nghề sản xuất da giầy là thời gian lao động nhiều cường độ lao động cao, để có thể thương lượng các vấn đề liên quan đến người lao động là rất vất vả. Chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, quản lý rất nhiều nhà máy tại Việt Nam nên thời gian có mặt tại công ty không nhiều, chủ yếu quản lý trên hệ thống, thông qua đội ngũ cán bộ trực tiếp tại nhà máy. Đội ngũ cán bộ này làm việc không chủ động mà tất cả mọi thứ liên quan đến chi phí, liên quan đến các khoản chi đều phải ký trình sang tổng công ty(làm việc kiểu được trao quyền nhưng không được trao tiền). Hàng năm, doanh nghiệp đều có các khoản dự toán từ đầu năm nên trong quá trình lao động sản xuất phát sinh các khoản chi phí cho người lao động rất khó để thương lượng với chủ doanh nghiệp đồng ý. Điều này cũng rất bất lợi cho tổ chức công đoàn. Ví dụ cuối năm 2024, khi dịch bệnh covid-19 bùng phát, người lao động tại công ty bị nhiễm Covid-19 rất nhiều(gần 4.000 người) nhưng hầu như các khoản chi cho người lao động là do Công đoàn hạch toán chi. Nguồn quỹ dự phòng của công đoàn ít nên các khoản chi này lại phải gối sang tài chính của năm 2025….Chính vì vậy gây khó khăn cho công đoàn khi không còn kinh phí để xây dựng các hoạt động khác.

Công ty hoạt động theo mô hình kinh tế tập đoàn, công ty Aurora chỉ là một công ty con, một số doanh nghiệp của tổng công ty có trụ sở tại Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình…Những nơi áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3, 4 chính vì vậy, các chi phí tại Hải Phòng luôn cao hơn các nhà máy tại các địa phương này nên các phúc lợi ngoài Luật cho người lao động rất khó để thương lượng thành công.

  • Lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, không ổn định…

Nội dung thỏa ước lao động tập thể còn ít có các điều khoản có lợi cho người lao động ví dụ như thỏa thuận tăng lương định kỳ hay tăng các khoản về lương…mà chủ yếu các khoản phúc lợi chỉ mới dừng lại ở các khoản phụ cấp, trợ cấp, thăm hỏi…Những khoản phụ cấp, trợ cấp không cố định thì theo Luật không được cộng để đóng bảo hiểm cho người lao động nên cũng gây ra những thiệt thòi cho người lao động. Chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên khi tăng phúc lợi cũng chỉ đồng ý tăng các khoản trợ cấp, phụ cấp.

Thỏa ước lao động tập thể của công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam với những điểm sáng so với quy định chung của Luật Lao động được chấm loại B theo thang chấm điểm thỏa ước lao động tập thể quy định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:

Chương 2 của khóa luận đi vào phân tích thỏa ước lao động tập thể năm 2024 của công ty TNHH Công Nghiệp Giầy Aurora Việt Nam qua việc phân tích nội dung, đánh giá các điều khoản về tiền lương, phụ cấp, chế độ thưởng…mà thỏa ước lao động tập thể đã áp dụng.

Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, bất cấp trong quá trình thực hiện.

Chương 3 sẽ chỉ ra một số hạn chế, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và một số giải pháp nâng cao hiệu quả về thỏa ước lao động thể tại công ty TNHH CN Giầy Aurora Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464