Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa cho các bạn đang chuẩn bị làm bài khóa luận cùng nhau tham khảo nhé. khóa luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài khóa luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dụ như đề tài Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa các bạn cùng  tham khảo đề tài khóa luận dưới đây nhé.

3.2 Nguyên nhân biến đổi

Văn hóa luôn vận động và biến đổi trong đời sống của con người, giống như nhiều hiện tượng khác. Lễ hội dân gian truyền thống cũng tương tự như vậy. Từ đâu mà xuất hiện những biến đổi trong lễ hội thờ Phạm Tử Nghi ở Lê Chân, Hải Phòng thì theo chúng tôi xuất phát từ mấy nguyên nhân.

3.2.1 Sự phát triển kinh tế Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Ngày nay khi đánh giá một xã hội phát triển đến đâu, người ta thường nhìn vào yếu tố kinh tế. Từ khi nước ta bước vào thời kì đổi mới phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, bộ mặt đất nước đã có nhiều thay đổi đáng

kể, đặc biệt là sự nâng cao đời sống của nhân dân. Kinh tế phát triển, mặt bằng chung người dân không cần đến cơm no áo ấm như cái thời bao cấp đói kém nữa mà phải là ăn ngon mặc đẹp. Tiền nhân đã có câu “có thực mới vực được đạo” quả không sai, khi vật chất đã được thỏa mãn, người ta nghĩ tới nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần. Lí do vì sao việc nghiên cứu lễ hội dân gian hay lấy mốc sau đổi mới hay 1986 chính là là vì đây là thời điểm bắt đầu có những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam. Khi kinh tế thị trường nở rộ cũng là lúc người ta mong muốn phục hưng văn hóa truyền thống, tìm về bản sắc, nguồn cội dân tộc, xu hướng phú quý sinh lễ nghĩa, vinh quy bái tổ…Đây là nhu cầu tất yếu của con người khi họ đã tìm thấy sự thành công trong công việc, trong cuộc sống, tâm lý muốn thể hiện. Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Sau đổi mới là thời điểm mà rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống lâu ngày không được tổ chức do chiến tranh, do nghèo nàn thì nay nở rộ về số lượng, bung tỏa ra ở khắp mọi chốn từ làng quê đến phố thị. Khi đã có sự thâm nhập của yếu tố kinh tế và tâm lý muốn được thể hiện vào trong một sinh hoạt văn hóa mang tính truyền thống như lễ hội tất yếu nảy sinh biến đổi. Có tiền tất yếu khi vào lễ hội người ta sẽ muốn đóng góp nhiều hơn. Có người thì sẽ quan niệm đây là việc làm xuất phát từ tâm, làm được nhiều là do thánh ban lộc nay đi lễ thánh thì trả lễ lại. Nhưng có người lại quan niệm rằng lễ bái càng to thì thánh phù hộ cho càng nhiều. Hay một nhóm nào đó muốn thể hiện, gây ảnh hưởng lên cộng đồng thì họ sẽ chọn ngày lễ hội như là dịp để cho thấy những phẩm chất ưu tú, nổi trội ở họ. Việc trong lễ hội Từ Nghĩa Xá có đội tế nữ quan chuyên tế lễ hầu thánh đã cho thấy sức ảnh hưởng hội phụ nữ trong phường đó. Nghi thức tế lễ xưa nay thường thấy vai trò của người nam, bản thân hội Từ Nghĩa Xá cũng có tế nam quan nhưng lại không được tế vào chính hội mà lại là tế nữ quan. Nhìn chung khi mà có sự

phát triển về kinh tế thì người dân mới bắt đầu nảy sinh các nhu cầu sáng tạo truyền thống, tạo sự thay đổi trong các sinh hoạt văn hóa của chính mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Du Lịch

3.2.2 Sự đô thị hóa

Nếu yếu tố kinh tế tạo động lực thì sự đô thị hóa đang diễn ra đồng thời với phát triển kinh tế kia là môi trường, điều kiện tạo ra biến đổi. Làng biến thành phố là chuyện không lạ lẫm gì trong thời buổi hiện nay. Ngay cả làng quê bây giờ mà đường liên thôn, liên xã, liên huyện còn được rải nhựa đẹp chẳng khác gì đường quốc lộ. Từ đồng ruộng, người nông dân bước ra phố, theo chân họ là vốn văn hóa làng xã cũng kéo ra đến phố thị.

Sự thay đổi rõ ràng nhất của quá trình đô thị hóa là hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây mới, quy mô hơn, khang trang hơn. Ở những thành phố lớn như thủ đô Hà Nội chẳng hạn, hàng năm có rất nhiều hệ thống nhà chung cư được xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu nhà ở của lượng dân số ngày một gia tăng. Vấn đề chỗ ở luôn là câu chuyện ở vùng đô thị. Dù dân có đông đến đâu, nhà có cao chọc trời đến nhường nào thì họ vẫn cần đến chốn tâm linh để gửi gắm, giải tỏa những áp lực lên tinh thần trong một đời sống xô bồ hiện nay. Các thiết chế tín ngưỡng truyền thống vẫn đang ngày ngày tồn tại trong một đời sống đô thị nhộn nhịp hiện đại kia. Đây được coi như khoảng không gian yên tĩnh, thiêng liêng để khi con người cần tĩnh tâm tìm đến.

Cùng với không gian tâm linh là các sinh hoạt tín ngưỡng đi liền với nó. Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm trong di tích là dịp nhắc nhở con người ôn lại truyền thống của cha ông, tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên không gian đô thị chật chội lại vô tình tác động đến hoạt động tổ chức lễ hội. Đối với lễ hội thờ Thánh Phạm Tử Nghi tổ chức tại Từ Nghĩa Xá, chúng tôi thấy tác động to lớn của sự đô thị hóa đến lễ hội nơi đây như thế nào. Từ một ngày hội tưng bừng thu hút sự chú ý của cả làng cả tổng nay chỉ còn là một sinh hoạt của lớp người cao tuổi trong cộng đồng là chính. Từ một đám rước hoành tráng có kiệu bát cống của tất cả các di tích trong vùng về dự hội chỉ còn là đám rước mang tính hình thức mà thôi. Tất cả xuất phát từ cái sự gò bó của không gian thiêng, bị lấn lướt bởi thế giới trần tục bên ngoài đã làm mất đi sự trọn vẹn cho một ngày hội làng tươi vui.

3.2.3 Sự lựa chọn trong việc hưởng thụ văn hóa Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Lý giải nguyên nhân này chúng tôi xem xét nó thông qua hai góc nhìn thứ nhất là giới tính và thứ hai là tuổi tác. Nữ giới có xu hướng tìm đến thế giới tâm linh hơn là nam giới, nói như vậy không phải toàn bộ giới nam không ai mê tín. Nhưng phụ nữ là phái yếu, về mặt sinh học họ cũng đã yếu đuối hơn nam giới, tâm lý luôn muốn có sự che chở. Ngày xưa khi chưa có những hình thức tư vấn, giải tỏa uẩn khúc về mặt tâm lý hiện đại như bây giờ, người phụ nữ có xu hướng tìm đến chốn tâm linh. Điển hình trong các tác phẩm văn học như Truyện Kiều, Thúy Kiều đã từng mấy bận nương nhờ chốn cửa Phật trên đường đời lắm thăng trầm của nàng. Thị Kính gặp oan khuất cũng vào chùa tu hành để rồi sau này thành Phật Quan Âm…Những câu chuyện trong văn học này cốt để chúng tôi minh chứng cho luận điểm cho rằng người nữ với xu hướng hướng nội, dễ dàng tìm đến chốn tâm linh và mong muốn gắn bó với nó như một niềm an ủi hay để giải tỏa cuộc sống trần tục. Đồng thời ngày nay đang có một sự lên ngôi nhất định trong tín ngưỡng Mẫu, một thời bị cho là mê tín dị đoan thì nay được thừa nhận và tôn vinh. Tín đồ đạo Mẫu phần đông là các chị em, có cả nam giới và cả những người không xác định được giới tính, sự lên ngôi của nữ giới trong thế giới tâm linh cũng đồng nghĩa với việc các sáng tạo trong văn hóa truyền thống của dân tộc sẽ thiên về họ hơn là giới nam. Trong quá khứ người đàn ông Việt đã có cả một thời gian thống trị trong xã hội, được coi là “đinh”, “tráng”, người phụ nữ bé mọn núp bóng đằng sau dù có được một chút gọi là “lệnh ông không bằng cồng bà”. Nay do xuất phát từ những điều kiện kinh tế xã hội, sự bình đẳng giới đã dần được công nhận…người phụ nữ có chỗ đứng hơn trong nhiều hoạt động. Đồng thời họ cũng có nhu cầu nhiều hơn trong việc lễ bái, tâm linh, ngày rằm mùng một nào cũng thấy các bà các cô đi lễ đền chùa, con nhang đệ tử của các điện Mẫu rất đông là nữ giới, đặc biệt những người làm kinh doanh buôn bán…Từ những nhu cầu nảy sinh đó là trong lễ hội làng hiện nay phụ nữ cũng tham gia và đóng vai trò làm nên sự thành công của ngày làng vào đám. Đây là dịp tốt nhất để họ thể hiện với cộng đồng, không chỉ với nam giới mà cả với những người cùng giới khác. Họ ăn mặc đẹp hơn ngày thường, tô son điểm phấn rạng rỡ. Trong cuộc tế hầu thánh họ còn là những con người đang làm việc thánh, công việc mang tính thiêng liêng không phải ai trong cộng đồng cũng làm được. Ở đây chúng tôi quan sát từ lễ hội Từ Nghĩa Xá và hai lễ hội khác là lễ hội ở Lăng Đôn Nghĩa và Đình Niệm Nghĩa cũng cùng thờ Phạm Tử Nghi ở Lê Chân, Hải Phòng thì nhận thấy có điểm này.

Cùng với góc nhìn về giới trong sự lựa chọn và hưởng thụ văn hóa là góc nhìn về mặt tuổi tác. Theo chúng tôi độ tuổi cũng quyết định đến việc người ta chọn, hưởng thụ văn hóa truyền thống hay văn hóa đại chúng, hiện đại. Văn hóa là do con người sáng tạo ra, do vậy con người có quyền tự do trong việc sáng tạo và hưởng thụ nó. Vậy ở đây có nghĩa là có một sự phân biệt giữa ai là người sẽ hưởng thụ loại hình văn hóa nào chăng? Thì vấn đề là đến độ tuổi nào thì anh có khả năng tiếp nhận loại hình văn hóa nào mà thôi. Người trẻ có khả năng tiếp cận những cái mới, những cái mang tính phổ biến thuộc về văn minh, khoa học kĩ thuật hơn là người có tuổi và ngược lại người có tuổi bằng kinh nghiệm sống đã tích lũy được có khả năng trải nghiệm vốn văn hóa dân tộc, cộng đồng nhiều hơn. Chính vì thế khi nói đến giới trẻ người ta nghĩ đến văn hóa đại chúng như làn sóng văn hóa Hàn

Quốc, văn hóa Âu – Mỹ, điện ảnh Hollywood, đồ ăn nhanh, mạng xã hội…Trái lại văn hóa dân gian ăn sâu vào tiềm thức của các bậc cao tuổi trong gia đình như ông bà, cha mẹ là âm nhạc cổ truyền, tín ngưỡng, phong tục truyền thống, lễ tết, lễ hội…Theo chúng tôi những lựa chọn trong việc hưởng thụ văn hóa nào đó của mỗi lứa tuổi không hề đem đến thay đổi tiêu cực cho bất kì loại hình văn hóa nào. Chính bản thân mỗi con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa sẽ tự điều chỉnh mình để làm hạn chế những mâu thuẫn có thể xảy ra nhất.

3.3 Giải pháp khai thác di tích và lễ hội phục vụ hoạt động du lịch

Du lịch tâm linh đang được xem là thế mạnh của Hải Phòng, hàng năm lượng du khách tìm đến các điểm di tích để tham quan năm sau tăng hơn năm trước.

Số lượng du khách trên sẽ nhiều hơn nếu có có sự quảng bá và đầu tư bài bản khi tới thăm các điểm di tích trên địa bàn từng địa phương và của thành phố.

3.3.1 Kiến nghị Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Các cấp thành phố

Du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.

Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lich tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.

Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần.

Địa Phương

  • Xác định từng địa phương phải làm tốt công tác “xã hội hóa” trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích. Tính đến nay, các tổ chức, cá nhân đóng góp hàng trăm tỷ đồng tôn tạo, phục dựng các di tích trên địa bàn thành phố, qua đó thu hút đông đảo du khách tới tham quan, dâng hương.
  • Tạo điều kiện, khích lệ các cá nhân doanh nghiệp xã hội hóa đồng tư tôn tạo các di tích lịch sử, đền, đình, chùa qua đó giúp tôn tạo cải trang bộ mặt của địa phương cũng như tạo một nơi tâm linh cho nhân dân địa phương cũng như nhân dân cả nước đến.
  • Thực hiện hóa tuyến du lịch độc đáo trên, cũng như phát triển toru du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố cần chú trọng trong công tác quảng bá và đầu tư phát triển các điểm di tích lịch sử hiện có với việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân vào đầu tư, góp phần chỉnh trang điểm di tích.
  • Đặc biệt, là những điểm di tích văn hóa tâm linh. Trước mắt, cần tập trung trùng tu và tu bổ các điểm di tích đang bị xuống cấp. Tổ chức tuyên truyền tới người dân tại các địa phương tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các di tích trên các nơi cần được bảo tồn.

3.3.2 Giải pháp Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Củng cố và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch để đảm bảo chất lượng du lịch.

Tăng cường thêm bộ phận an ninh, bảo vệ để giảm thiểu các tệ nạn trộm cướp và lừa đảo, ăn xin vé số,mê tín dị đoan, đeo bám khách, vi phạm môi trường kinh doanh, nhằm xây dựng 1 môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh.

Mở thêm những hoạt động giải trí lành mạnh, độc đáo, hấp dẫn mang đậm bản sắc địa phương để thu hút khách du lịch và không làm mòn văn hóa giá trị tại điểm.

Nghiên cứu phục dựng bảo tồn các lễ nghi cổ tuyền có từ xa xưa để phát huy nét đẹp của địa phương.

Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể biết và tiếp cận được lễ hội.

Mỗi địa phương nên có một nguồn quỹ xã hội phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo bảo tồn cảnh quan.

Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị cảnh quan, Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ cảnh quan, giá trị. Phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với điểm du lịch tâm linh; tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sắc tôn giáo, các tín đồ, tăng ni, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh theo quy hoạch không gian phát triển các khu, điểm du lịch tâm linh đạt tới độ tinh tế đáp ứng đúng các nhu cầu về tâm linh của du khách; kết nối hình thành các tuyến du lịch tâm linh quốc gia.

Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm có giá trị về mặt văn hóa lịch sử tín ngưỡng. Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc Việt Nam để thu hút khách du lịch; đầu tư vào hạ tầng tiếp cận điểm du lịch linh và hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, hài hòa với không gian và tính chất khu, điểm du lịch tâm linh.

Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trong mối liên kết phát triển các loại hình du lịch khác đi liền với quản lý chặt chẽ.

Thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khách.

Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch tâm linh.

3.3.3 Một số chương trình du lịch

CHÙA HÀNG – CHÙA CAO LINH – KHU DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG – ĐỀN THỜ PHẠM TỬ NGHI

6h30: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn

7h: Xe xuất phát. Đoàn ăn sáng tự túc

7h30: xe đưa quý khách đến chùa Dư Hàng. Quý khách dâng hương và nghe giới thiệu lịch sử xây dựng ngôi Chùa .

10h30: Đến Chùa Cao Linh – Hải Phòng được xây dựng cách đây hơn 300 năm nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống xen lẫn nét hiện đại thời nay. Quý khách dâng hương và nghe giới thiệu lịch sử xây dựng ngôi Chùa . 12h00: Quý khách dùng cơm chay tại chùa Cao Linh. Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

13h30: Quý khách lên xe di chuyển đi tham quan Khu di tích Bạch Đằng Giang.

Đến nơi, quý khách dâng hương và tìm hiểu về quần thể lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của TP Hải Phòng , gắn liền với 3 trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. (Quý khách tham quan và chụp ảnh lưu niệm)

16h30: Quý khách tập trung và lên xe về Đền thờ Phạm tử nghi dâng hương tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của đền thờ.

18h00: Quý khách về đến điểm đón ban đầu. HDV chia tay khách, kết thúc chương trình tham quan.

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM ĐỐI TƯỢNG HS THCS VÀ THPT

Lăng thờ Phạm Tử Nghi – Bảo tàng Hải Quân – Bến Tàu Không số – Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc

Thời gian Nội dung chương trình:

06h30: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn.

07h00: Xe xuất phát. Đoàn ăn sáng tự túc.

7h30: Đoàn đến tham quan lăng Thờ Phạm Tử Nghi dâng hương và nghe thuyết trình giới thiệu về lăng thờ, lễ hội đền danh tướng và thân thế Phạm Tử Nghi

8h30: Đoàn lên xe tham quan Bảo tàng Hải Quân – Dương Kinh HP

9h00: Chia 4 nhóm, các nhóm cách nhau 5 phút vào tham quan và theo HDV bảo tàng nghe thuyết minh, giới thiệu về truyền thống quân và dân quân khu

3.3.4 giới thiệu về bảo tàng và khu trưng bày bảo tàng.

9h30-10h15:  Học sinh tập trung theo lớp tại sân bảo tàng( ngoài trời) học tập chuyên đề dạy học tích hợp : “ Chúng em hành quân theo những bước chân người anh hùng ” nhân dịp Ngày thành lập quân dội Nhân dân Việt

Nam 22/12..( do trường giảng dạy).

10h15-10h45: Học sinh tham quan, chụp ảnh lưu niệm theo từng lớp.

10h45–11h45: Tập trung di chuyển đến Bến tàu Không số K15, làm lễ dâng hương, nghe thuyết minh.

11h45 – 13h30: Ăn trưa , nghỉ trưa tại đoàn an điều dưỡng 295.

13h30: Đoàn xuất phát đến Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc, đoàn làm lễ dâng hương, nghe thuyết minh về lịch sử vương Triều Mạc , tham quan Hậu cung, Chiêm ngưỡng thanh Định Nam đao – 1 bảo vật quốc gia. Tham gia vào chương trình Teambuilding tại sân khu di tích nhà Mạc.

17h00: Đoàn di chuyển về Hải Phòng.

18h00: Đoàn về đến điểm đón ban đầu, tại đây Hướng dẫn viên chia tay Quý khách, kết thức chương trình tham quan.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Lễ hội thờ Phạm Tử Nghi tại Từ Nghĩa Xá là một lễ hội nhỏ, mang tính chất trong phường xã. Lễ hội tổ chức nhằm thỏa mãn đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân trong việc thờ Phạm Tử Nghi, nhân vật người địa phương có công với dân với nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh bị gián đoạn, nay người dân phường Nghĩa Xá nói riêng và nhân dân trong quận Lê Chân nói chung đã tiến hành tu sửa di tích và phục hồi lại lễ hội truyền thống. Có được điều này là nhờ sự đồng tâm, hiệp lực của toàn thể cộng đồng, xuất phát từ mong muốn, nguyện vọng của người dân, tìm về nguồn cội của cha ông.

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, những tác động của nó lên mọi mặt đời sống của nhân dân là không tránh khỏi, đặc biệt là đối với văn hóa truyền thống. Di tích và là lễ hội thờ Phạm Tử Nghi đã có nhiều biến đổi phù hợp với thời cuộc.

KẾT LUẬN

Quận Lê Chân, Hải Phòng đã sớm được thành lập sau ngày Hải Phòng giải phóng, ngày nay là một trong những quận tạo thành nội đô thành phố. Trải qua bao thăng trầm, sáp nhập thêm các làng xã thuộc huyện An Dương, Lê Chân đã có được diện mạo như hiện nay. Từ những làng xã cũ hòa nhập vào một quận đô thị năng động, trở thành các phường, các tổ dân phố, nhưng người dân vẫn tiến hành giữ gìn rất nhiều các tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của cha ông thuở trước.

Trong các di tích tín ngưỡng của nhân dân vẫn còn hiện hữu là tục thờ cúng người anh hùng, vị tướng có nguồn gốc từ quê hương Lê Chân ngày nay đó là Phạm Tử Nghi. Ông sinh ra trong một thời điểm lịch sử đầy biến động, trong nước là sự tranh đoạt vương quyền giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, sự nổi lên của họ Mạc và ở ngoài nước là sự áp đặt, đô hộ của phong kiến phương Bắc lên đất nước ta. Phạm Tử Nghi khi sống làm quan triều Mạc. Lúc mất được nhà Lê ban sắc phong thần, trở thành một vị thần uy linh trong tiềm thức người dân Hải Phòng. Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

Lê Chân là quận mà có mật độ đậm đặc các di tích có ý nghĩa quan trọng thờ Phạm Tử Nghi, đặc biệt là Từ Nghĩa Xá. Từ được liệt vào hàng Tứ Linh Từ có nghĩa là bốn ngôi đền thiêng của vùng An Dương trước kia, với ba di tích khác là Từ Lương Xâm – thờ Ngô Quyền, Đền Phú Xá – thờ Trần Hưng Đạo, Phủ Thượng Đoạn – thờ Mẫu Liễu Hạnh. Từ Nghĩa Xá là ngôi đền chính thờ Phạm Tử Nghi, được xây dựng trên mảnh đất trước kia là nhà của Ngài khi sống với thân mẫu.

Lễ hội thờ Phạm Tử Nghi diễn ra tại Từ Nghĩa Xá hàng năm vào hai dịp – xuân thu nhị kì, mùa thu 14 – 9 và mùa xuân 2 – 2 âm lịch. Sau một thời gian gián đoạn do chiến tranh, mất mát, nay nhân dân phường Nghĩa Xá phục dựng lại lễ hội trên cơ sở kế thừa những gì cha ông truyền lại. Như vậy việc tổ chức lại lễ hội cho thấy mong muốn nguyện vọng của nhân dân trong việc tìm về những giá trị cốt lõi trong bản sắc văn hóa của cộng đồng từ bao đời nay. Ngày hội làng lại tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý của nhân dân. Người ta lại vui mừng làm công tác chuẩn bị, từ dọn dẹp di tích, trang hoàng đường phố, đến việc chuẩn bị lễ vật dâng thánh, phân công công việc cho đám rước, cho buổi tế lễ…

Để tổ chức thành công một kì lễ hội hiện nay có sự tham gia của nhân dân từ mọi ban ngành, đoàn thể trong phường, trong đó nổi lên là mối quan hệ của chính quyền địa phương và người dân. Ban tổ chức lễ hội gồm các thành viên trong ban quản lý di tích Từ Nghĩa Xá, phối hợp với chính quyền, xây dựng một nội dung lễ hội có sự thống nhất, đồng thuận từ cả hai phía. Chính quyền ở đây chỉ đóng vai trò định hướng, chỉ đạo nhân dân tổ chức, còn công việc tiến hành ra sao vẫn do nhân dân bàn bạc, xây dựng. Khi lễ hội diễn ra, có sự cân bằng giữa phần nghi thức của chính quyền với phần nghi lễ của nhân dân, tất cả đã tạo nên một sự hài hòa, thỏa mãn giữa hai bên. Một mặt chính quyền thể hiện được vai trò là người lãnh đạo, định hướng người dân trong khuôn khổ là người quản lý, mặt khác nhân dân vẫn được làm chủ các sáng tạo văn hóa của mình. Theo cách nói hoa mỹ ngày nay là một sự hòa hợp giữa “ý Đảng lòng dân”. Ngày hội đã thực sự trở thành ngày đoàn kết các tập hợp dân chúng, từ các Đoàn viên thanh niên đến hội phụ nữ, hội cao tuổi, cán bộ hưu trí, các vị lãnh đạo và toàn thể nhân dân trong phường.

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội Từ Nghĩa Xá thờ Phạm Tử Nghi ở Lê Chân, Hải Phòng có thể thấy rằng, hơn bao giờ hết người dân vẫn mong muốn tìm về với các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc mình, để thỏa mãn nhu cầu tâm linh trong thế giới biến động như hiện nay. Người ta vẫn mong muốn đi lễ Đức Thánh để cầu sức khỏe, bình an, may mắn, hạnh phúc cho bản thân và cho gia đình. Đi lễ hội, được ghi tờ công đức đóng góp một chút lòng thành của mình cho việc thờ phụng vị thần linh thiêng để nhận lại được sự phù hộ là điều nhân dân muốn làm. Hơn nữa, vào dịp lễ hội con người được thể hiện những gì tính túy, đẹp đẽ nhất của mình để phục vụ thần thánh, đó là được coi là niềm tự hào, động lực thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp, chân – thiện – mỹ.

Tuy nhiên lễ hội Từ Nghĩa Xá hiện nay cũng không tránh khỏi những tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường…vào trong nó. Dần dần nhiều người đã có quan niệm nhạt nhòa đi về lễ hội truyền thống, không rõ về nhân vật thờ nữa, coi việc đi hội đi lễ chỉ để cầu cúng lấy may. Sự tác động của đô thị hóa dẫn đến biến đổi không gian cảnh quan di tích nơi diễn ra lễ hội, khiến cho diễn trường lễ hội bị thu hẹp lại. Hay là sự phân hóa một cách tương đối giữa những người tham gia lễ hội, đi xem lễ hội chỉ còn tập trung vào lớp người có tuổi, xuất phát từ những lựa chọn trong việc hưởng thụ các giá trị văn hóa…Những thay đổi này đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên lễ hội thờ Phạm Tử Nghi tại Từ Nghĩa Xá nói riêng và lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay nói chung.

Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật ấy. Tuy nhiên để có thể phát triển một cách bền vững, hòa nhập mà không hòa tan trong làn sóng văn hóa toàn cầu thì việc bảo tồn, phát huy vốn văn hóa dân tộc mà trong đó là hệ thống phong phú hàng ngàn lễ hội dân gian là một vKhóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóaấn đề thiết thực, đáng được quan tâm nghiên cứu. Vì thế, kết quả nghiên cứu này sẽ là một gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo, sau này về lễ hội như các xu hướng biến đổi của lễ hội ở đô thị, có hay không vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các bên trong quá trình tổ chức lễ hội, bảo tồn lễ hội trong không gian đô thị hiện nay… Khóa luận: Sự phát triển kinh tế và việc hưởng thụ văn hóa

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>>> Khóa luận: Tín ngưỡng thờ Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464