Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản lý nguyên liệu tại Công ty Dệt May Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1 Giới thiệu về công ty Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Dệt May Huế

Tên giao dịch quốc tế: Hue Textile Garment Joint Stock Company

Tên viết tắt: Huegatex

Logo:

Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – Phường Thủy Dương – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: (84).054.3864337 – (84).054.3864957

Fax: (84).054.3864338.

Websit: huegatex.com.vn

Công ty Cổ phần Dệt May Huế là t ành viên của Dệt May Việt Nam. Ngày 26/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên của nhà máy khánh thành và đưa vào hoạt động.

Năm 1994, theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp Nhẹ đã chuyển đổi Nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế.

Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theo Quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/8/2000 của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 2002, Công ty tiếp nhận thêm Công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế và thành lập Nhà máy May II trực thuộc Công ty.

Hiện tại Công ty có 5 nhà máy đều được trang bị các thiết bị, linh kiện nhập khẩu, đạt công suất cao. Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA – 8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta…

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm:

  • Sợi các loại: Sợi NE 30 TC, sợi NE 20 TC, sợi NE 36 TCM, sợi NE 30 CVCM, sợi NE 30 CVCD,..
  • Sản phẩm may mặc: áo jacket, áo T shirt nam, áo Polo shirt, áo Sport Bra nữ,..
  • Vải Poly phục vụ cho sản phẩm may của HueGatex.

Năng lực của HueGatex:

  • Nhà máy sợi: 4 dây chuyền thiết bị (nhập khẩu từ Đức, Thụy Sỹ, Nhật) với 64.000 cọc sợi, sản lượng 13.500 tấn sợi.
  • 5 Nhà máy may: diện tích 40.000 m2, 86 chuyền may (nhập khẩu Nhật, Đài Loan), năng suất 20 triệu SP/ năm.
  • Nhân viên trên 4.000 người.
  • Thị trường xuất khẩu chính: Sợi (Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan), Sản phẩm may mặc (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU).
  • Doanh thu hàng năm gần 1.800 tỷ, trong đó 70% là xuất khẩu.
  • Sản phẩm đạt chứng nhận SA-8000, ISO 9001: 2015

Khách hàng tiêu biểu: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, Jc Penny, Kohls, Valley View, Regatta, Sanmar, Target, TCP, Dillards,..

Mục tiêu hoạt động và định hướng phát triển

Mục tiêu: Trở thành 1 trong những trung tâm Dệt may của khu vực miền Trung và cả nước, có môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả để dẫn đầu trong ngành Dệt May Việt Nam.

Định hướng phát triển: Phát triển năng lực chuyên môn cho nhân viên, xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý, phát triển công nghệ, quản lý quan hệ khách hàng, cạnh tranh bằng giá.

Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần Dệt May Huế là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) tự hạch toán kinh doanh độc lập, có chức năng nhiệm vụ như sau:

Chức năng: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh ra những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường như: sợi, vải, áo T-shirt, polo-shirt…Cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy mà Công ty sử dụng 2 loại nguyên liệu c ính đó là bông và xơ. Nhận gia công, cắt may hàng dệt may cho các Cô g ty tro g và ngoài nước.

Về nhiệm vụ cụ thể của Công ty: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh xuất – nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư á h pháp nhân, có tài khoản tại các ngân hàng, có con dấu riêng để thuận tiện khi giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước.

Bảo toàn vốn và phát triển vốn nhà nước giao, Công ty được huy động bởi vốn của các cổ đông, các tổ chức kinh tế để phát triển và sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà nước giao. Thực hiện đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có việc làm, chăm lo, cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Dệt May Huế

2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Theo Bản Cáo Bạch năm 2016 của Công ty Cổ Phần Dệt May Huế, chức năng cơ bản của các bộ phận như sau:

Đại hội đồng cổ đông: có quyền quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều liệu Cô g ty quy định, thông qua các báo cáo tài chính hằng năm của Công ty và kế hoạch tài chí h cho năm tiếp theo, bầu ra Hội đồng quản trị, Bản kiểm soát…

Hội đồng quản trị: bao gồm 3 thành viên, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lực và quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp và điều lệ Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội Cổ Đông.

Ban Kiểm Soát: bao gồm 3 thành viên, là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và quản trị của Công ty, do đại hội đồng cổ đông bầu ra.

Ban tổng Giám đốc: Bao gồm 6 thành viên, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động của mình. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các cấp quản lý của Công ty, xây dựng các kế hoạch dài hạn và hàng năm, các phương án kinh doanh, dự án mới…

Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của BGĐ. Công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ với các chức năng được quy định như sau:

Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nhiệm vụ về hành chí h văn phòng, nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước, giải quyết các chế độ đối với người lao động và xây dựng các nội quy, quy chế của Công ty theo luật lao động.

Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu: Có chức năng khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng. Tham mưu cho BGĐ chiến lược thị trường trong tương lai, xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng Kế toán-Tài chính: Có chức năng trong việc tập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của Công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độn quản lý tài chính củ Nhà nước…

Phòng quản lý chất lượng: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc Công ty về giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao NVL. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty.

Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng Công ty.

Phòng Kỹ thuật- Đầu tư: Có chức năng xây dựng triển khai chiến lực đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dượng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiếu bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị mới.

Ban bảo vệ: Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại Công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty, bảo vệ tài sản Công ty.

Trạm Y tế: Có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong Công ty.

Ban Đời sống: Phụ tách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp c o cán bộ công nhân viên trong Công ty.

2.1.2 Nguồn lực của công ty Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

2.1.2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn.

Bảng 2. 1 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua 3 năm 2016-2018

CHỈ TIÊU TÀTÀI SẢN NGẮN HẠN

  • Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác

TÀI SẢN DÀI HẠN

  • Các khoản phải thu dài hạn
  • Tài sản cố định
  • Bất động sản đầu tư
  • Tài sản dở dang dài hạn
  • Đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ

  • Nợ ngắn hạn
  • Nợ dài hạn

VỐN CHỦ SỞ HỮU

  • Vốn chủ sở hữu
  • Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Trong bảng trên, tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối lớn. Trong 3 năm từ 2016-2018, tình hình tài sản nguồn vốn của công ty có sự biến động. Từ năm 2016-2017, tài sản của công ty có sự giảm nhẹ, giảm 4.57% tương đương với 31 tỷ đồng, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty lại tăng mạnh giai đoạn 2017-2018, ăng 22.55% với giá trị 146 tỷ đồng. Sự biến động trên chủ yếu do sự tăng lên của nợ ngắn hạn, làm cho tiền và các khoản tương đương tăng lên.

Tài sản của công ty phân bố chủ yếu ở phần tài sản ngắn hạn, khoản này chiếm khá cao trong cơ cấu tài sản của công ty và có xu hướng tăng đều qua các năm. Trong cơ cấu TSNH của công ty, TSNH bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Trong đó, hàng tồn kho và các khoản thu ngắn hạn chiến tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài khoản ngắn hạn. Vì vậy, sự tăng hay giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi lớn của TSNH của công ty. Sự thay đổi rõ rệt nhất là giai đoạn 2018, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 41. 36% và hàng tồn kho tăng 67.19% so với cùng kỳ năm 2017 dẫn đến việc tổng TSNH tăng đến 37.58%, nguyên nhân ở đây có thể do công ty thắt chặt chính sách bán chịu và khó khăn trong đầu ra của sản phẩm dẫn đến hàng hóa ứ đọng làm nguyên nhân tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Đối với TSDH, chiếm tỉ trọng thấp hơn so với TSNH và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể ăm 2017 giảm 30,8 tỷ đồng tương đương 10.91% so với cùng kỳ năm 2016, năm 2018 giảm 2,7 tỷ đồng tương đương với 1.08% so với cùng kỳ 2017. Phần lớn sự biến động trên là do sự thay đổi giá trị trong tài sản cố định khi giảm 55,9 tỷ t ơng ứng với 20.53% năm 2017 nhưng chỉ tăng nhẹ 4.5 tỷ đồng tương ứng 2.08% năm 2018. Nguyên nhân là do năm 2018, công ty đầu tư thêm 1 số trang thiết bị, máy móc để cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất của công ty và một phần đầu tư vào phầm mềm quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có sự biến động mạnh trong tài sản dở dang dài hạn. Tăng đột ngột vào năm 2017 với giá trị 25 tỷ đồng tương đương 13205,9% so với năm 2016. So với năm 2017 thì năm 2018 có sự chững lại và giảm xuống, nhưng nhìn chung giá trị về tài sản dở dang dài hạn vẫn khá cao, đạt giá trị 11 tỷ đồng năm 2018. Nguyên nhân cho sự tăng giảm thất thường này là do năm công ty tăng chi phí xây dựng cơ sở dở dang vào năm 2017 và 2018, nhưng 2018 giá trị đầu tư có sự giảm xuống do việc tài sản cố định đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Các yếu tố khác trong giá trị tài sản dài hạn cũng sự thay đổi nhẹ, nhưng do chiếm chỉ trị nhỏ trong cơ cấu tài sản dài hạn nên sự thay đổi này xảy ra k ô g đáng kể.

Đối với nguồn vốn, phần nợ phải trả chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu của nguồn vốn công ty. Cụ thể, năm 2016 chiếm 66.69 %, năm 2017 hiếm 66.37%, năm 2018 chiếm 73.26% trong tổng nguồn vốn của công ty nhưng có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tăng giảm không đều của phần nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2017 giảm 26 tỷ tương đương với 8.84% so với 2016, nhưng đến 2018 giá trị tăng đến 138 tỷ tương ứng với 48.55%. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường là do ảnh hưởng của việc công ty đi vay nợ, tiền phải trả cho người bán và trả cho người lao động. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu có sự biến động qua các năm nhưng không đáng kể. Cho thấy việc tự chủ của công ty về nguồn vốn có sự ổn định.

Nhìn chung, cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm chưa có sự ổn định. Đặc biệt giai đoạn 2017-2018, vì vậy công ty cần có biện pháp để ổn định và sử dụng tốt hơn nguồn vốn và tài sản của mình.

2.1.2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018 Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

Bảng 2. 2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua 3 năm 2016-2018

Thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Doanh thu thuần
  • Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp

  • Doanh thu hoạt động tài chính
  • Chi phí tài chính
  • Chi phí bán hàng
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

  • Thu nhập khác
  • Chi phí khác

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận kế toán trước thuế

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Lãi cơ bản trên cổ phần

Bảng trên cho thấy Doanh thu thuần của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm, từ năm 2016-2018. Doanh thu tăng từ 1.478,31 tỷ đồng năm 2016 lên 1.653,85 tỷ đồng năm 2017 và tiếp tục tăng 1.733,84 tỷ năm 2018. Tăng mạnh nhất là từ năm 2016-2017 với việc tăng 11.853% tương đương với giá trị 175 tỷ đồng cho thấy công ty đang tích cực gia tăng các hoạt động sản xuất sau giai đoạn cải tạo, đầu tư xây dựng thêm một số cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất của cả 3 à máy dệt, nhuộm, may.

Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm, cụ thể từ năm 2016-2017 giá trị của giá vốn hàng bán tăng 167 tỷ đồng tương đương với tỉ lệ 12.46%. Từ năm 2017-2018, giá vốn hàng bán có xu hướng tăng nhưng chậm hơn, giá trị đạt 80.26 tỷ tương ứng với 5.32%. Nguyên nhân tăng có thể do tỉ lệ lạm phát, bên cạnh đó tăng chi phí vận chuyển, và các chi phí phát sinh liên quan. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của công ty, đặc việt là ngành sợi, dệt nhuộm phải mua các nguyên liệu, hóa chất,.. từ bên ngoài dẫn đến việc bị ảnh hưởng bới sự tăng giá nguyên vật liệu dẫn đến tặng giá vốn hàng bán.

Doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động. Từ năm 2016-2017 giá trị giảm -0,13 tương đương với -1.24%, nhưng đến năm 2018 có xu hướng tăng mạnh đạt giá trị 0,83% tương đương 8.06%, điều đó cho thấy, ngoài doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể công ty đang chú trọng thêm vào 1 số các hoạt động khác như lãi vay, lãi từ tiền gửi gân, lãi từ việc đầu tư cổ phiếu hàng hoặc một số các chiết khấu thanh toán khác để làm gia tăng giá trị thu về cho công ty.

Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đều qua các năm, 2016-2017 giảm 2,18 tỷ đồng t ơng đương 5.09 %, 2017-2018 giảm mạnh 11,18 tỷ đồng tương ứng với 27,52%, nguyên nhân của việc lợi nhuận giảm qua từng năm là do việc tăng mạnh các loại chi phí như chi phí về tài chính, chi phí bán hành, chi phí quản lý doanh nghiệp trong khi doanh thu từ các động bán hàng, doanh thu tài chính và doanh thu từ các loại thu nhập khác cũng có xu hướng tăng nhưng không nhiều, đặc biệt lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ cá hoạt động khác- tất cả đều có xu hướng giảm từ năm 2017-2018. Bên cạnh đó, chiến lược hoạt động của công ty chưa chặt chẽ dẫn và đầu tư thêm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến việc gia tăng các các khoản mục về chi phí làm giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp

Kết luận: Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm từ 2016-2018 có sự giảm đáng kể mặc dù doanh thu từ các hoạt động bán hàng có sự tăng nhẹ. Đặc biệt từ năm 2017-2018, các khoản chi phí quá lớn dẫn đến việc giảm mạnh lợi nhuận của công ty. Chính vì thế, công ty cần xem xét lại và có iều các biện pháp tích cực thay đổi cơ chế hoạt động 1 cách có hiệu quả để tối thiểu hóa chi phí nhằm làm gia tăng lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ quản lý, làm việc cho nhân viên và tay nghề cho công nhân tại ác nhà máy để giúp công ty hoạt đông hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận và sự phát triển bền vững của công ty.

2.1.2.1 Tình hình lao động của công ty Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

Bảng 2. 3 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua 3 năm 2016-2018

Lao động là 1 trong những nguồn lực sản xuất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế việc tăng – giảm, lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo người lao động là 1 yếu tố được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng để đảm bảo nguồn nhân lực hoạt động với hiệu suất tốt nhất.

Qua bảng trên cho thấy, tình hình lao động của công ty tăng nhẹ và đều qua các năm, năm 2017 tăng 99 lao động- tương ứng với 2.56% so với năm 2016, năm 2018 tăng 154 lao động- tương ứng với 3.88% so với năm 2017. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hình sản xuất kinh doanh có dấu hiệu tăng , cần nhiều nhân công giúp hoàn thành tốt khả năng hoàn thành công việc các dây chuyền sản xuất, ùng với đó là giúp giải quyết công ăn việc làm cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xét về tính chất sản xuất

Do tính chất của công ty là 1 doanh ngh êp chuyên về gia công hàng may mặc. Vì thế, lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của công ty và có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 85 công nhân, năm 2018 tăng 132 công nhân, đây là kết quả của việc gia tăng quy mô sản xuất với việc đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Bên cạ h đó lao động gián tiếp của công ty cũng có xu hướng tăng, tuy rằng số lượng nhân viên tăng không nhiều, số lượng chỉ tăng 14 nhân viên năm 2017 và 22 người năm 2018 nhưng xét về tỉ trọng thì cao hơn nhiều so với lao động gián tiếp, tăng 7.22% và 10.57% cho 2 năm 2017 và 2018.

Xét về yếu tố trình độ học vấn

Nhìn chung số lượng lao động tăng đều qua các năm ở tất cả những cấp bậc về trình độ học vấn, tuy nhiên ở trình độ cao đẳng trung cấp cố sự giảm nhẹ ở năm 2017 (0.56%) so với năm 2016 nhưng không đáng kể. Vì hình thức sản xuất của công ty cần lượng lớn lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty chú trọng cao hơn về tay nghề, nên không cần yêu cầu quá cao về trình độ học vấn đối với công nhân lao động. Vì thế, số lượng lao động phổ thông chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu lao động của công ty. Tuy vậy, lao động ở trình độ Cao đẳng Đại học tuy số lượng tăng không nhiều so với lao động phổ thông như xét về tỉ trọng lại tăng cao. Cụ thể, năm 2017 tăng 7.62% so với 2016, và năm 2018 tăng 13.84% so với 2017. Điều này cho thấy, công ty đang chú trọng đến lao động có năng lực, kỹ năng chuyên môn cần thiết để đảm nhiệm mỗi một chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong Công ty nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triể .

Xét về lao động phân theo giới tính

Nhìn chung số lượng nhân viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới và tăng đều qua các năm. Thực tế cho thấy, tỉ lệ nữ cao hơn nam là vì đây là 1 công ty dệt may, cần sự khéo léo, tỉ mỉ trong quá tình sản xuất. Bên cạnh đó, sự phân bổ số lượng nữ giới trong công ty chủ yếu là vào các chuyền may, và các công đoạn cần sự tỉ mỉ, chính xác cao. Nam giới được phân bổ vào các k o àng, bốc xếp, xả vải, công đoạn cắt may,…Năm 2017 số lượng nữ tăng 51 lao động và năm tăng 48 lao động so với 2016, năm 2018 số lượng nữ tăng 41 nữ và 113 nam. Vì tỉ lệ nữ cao nên công ty sẽ phải chú trọng hơn trong các chế độ và phân bổ, bố trí nhân lực khi nhân viên đau ốm, nghỉ thai sản,… Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Thực trạng quản lý nguyên liệu tại Dệt May Huế

One thought on “Khóa luận: Khái quát chung về quản lí Cty Dệt May Huế

  1. Pingback: Khóa luận: Công tác quản lý nguyên liệu tại Cty Dệt May Huế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464