Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật về thành lập doanh nghiệp hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Khóa luận: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Hoạt động thành lập doanh nghiệp với nhiều đặc thù đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật. Hiện nay, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đang được điều chỉnh một cách tương đối đầy đủ, toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm: pháp luật về tổ chức doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp năm 2023); pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh (Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đầu tư năm 2023, Luật Đất đai năm 2013,…) Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành được thiết kế theo mặt bằng chung cho mọi doanh nghiệp, với xu hướng bảo vệ những giá trị cốt lõi, truyền thống của hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu sắc và làm thay đổi một cách căn bản những điều kiện cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp, một mặt phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh, mặt khác phải chủ động ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng thành tựu khoa học công nghệ, khai thác giá trị sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Trong xu thế mới này, nhiều quy định pháp luật cụ thể đã không còn phù hợp với những yêu cầu riêng của hoạt động khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cũng cần đổi mới mạnh mẽ, cả về nội dung, phương pháp điều chỉnh và kỹ thuật lập pháp, lập quy.
Hoạt động thành lập doanh nghiệp với các đặc thù như phân tích ở phần trước đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật, cụ thể như sau: Khóa luận: Giải pháp pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
Thứ nhất, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần cơ chế điều chỉnh pháp luật thông thoáng, linh hoạt, nhanh chóng để phát huy hết năng lực sáng tạo, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Thứ hai, cần xây dựng và thực hiện các chính sách pháp luật mang tính đột phá để hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2024 – 2030 đã xác định: “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ”. Đây là cơ sở chính trị quan trọng để triển khai xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thứ ba, cơ chế điều chỉnh pháp luật phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Do đó, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo chưa được pháp luật quy định. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, thậm chí lo sợ của doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên thực tế xuất hiện nhiều biến số ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tuân thủ pháp luật, xuất phát từ hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động thi hành pháp luật hiện nay ở nước ta còn nhiều vướng mắc, hạn chế, như: việc hiểu và áp dụng pháp luật đôi khi còn tùy tiện, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện các thủ tục hành chính còn mang dấu ấn của cơ chế “xin – cho”, có hiện tượng hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian xử lý bị kéo dài. Do đó, việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật, qua đó khắc phục hiện tượng “chảy máu chất xám” của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta.
Thứ tư, ngoài việc phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý, cần có cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro pháp lý như đã đề cập ở phần trên. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường xây dựng những cơ chế đánh giá và kiểm soát rủi ro pháp lý, từ đó có xu hướng lựa chọn khởi nghiệp ở những quốc gia có hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố sau: uy tín, linh hoạt, tính ổn định cao và có cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ hành chính, cần phải có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, công bằng để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ dân sự, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh gọn, hiệu quả, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Bên cạnh đó, các kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp phải được thực hiện nghiêm minh, nhanh chóng. Cơ chế giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp cần phải phát triển theo hướng đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng, bình đẳng; rút ngắn thời gian xử lý; nâng cao hiệu quả, tính khả thi. Sự tổng hòa của tất cả những yếu tố trên làm nên uy tín của môi trường kinh doanh – mục tiêu Việt Nam cần phải hướng đến để tăng tính cạnh tranh của môi trường khởi nghiệp nước ta trong khu vực.
Như vậy, định hướng chung mang tính nguyên tắc khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật để từng bước giảm thiểu rủi ro pháp lý của doanh nghiệp, kích thích thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam là phải tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp; đề cao sự ổn định của thể chế, chính sách; đảm bảo các tranh chấp của doanh nghiệp được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, công bằng, bình đẳng dù theo bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp nào. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp
- Hoạt động giám sát quản lý cần có sự quản lý sát sao chặt chẽ hơn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể doanh nghiệp.
- Cần quy định lại về cá nhân nào có quyền thành lập doanh nghiệp để ăn khớp với luật khác có liên quan.
- Các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể; thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý. Đồng thời, cần đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nâng cao hệ thống thông tin và lưu trữ về thành lập doanh nghiệp, tăng cường biện pháp kiểm tra, rà soát tránh trường hợp thành lập doanh nghiệp ma ồ ạt.
Thông tin trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia phải được:
- Niêm yết thông tin dưới dạng cô đọng, rõ ràng, đơn giản, dễ nhìn, dễ đọc.
- Thường xuyên có cán bộ trực tuyến hướng dẫn tại chỗ, kê khai, ghi các biểu mẫu từng mục để hồ sơ hợp lệ hoặc ghi mẫu ví dụ hoàn chỉnh để doanh nghiệp dựa vào đó đọc và tham khảo.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến một cách kịp thời những quy định mới của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh
Hàng năm yêu cầu các cơ quan đăng ký kinh doanh viết báo cáo tổng kết, lấy ý kiến thăm dò mức độ hài lòng của công dân về ý thức, thái độ làm việc của cán bộ phòng đăng ký kinh doanh, thủ tục hướng dẫn…để rút kinh nghiệm.
- Nâng cao hơn nữa hệ thống lưu trữ thông tin và xử lý thông tin và cập nhật thường xuyên những thông tin về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Điều chỉnh Khoản 2 Điều 80 Nghị định số 01/2024/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp đối với quy định “Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc”, nên có cơ chế quản lý hộ kinh doanh phù hợp hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể đăng ký được nhiều hộ kinh doanh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
- Đối với công ty TNHH một thành viên, để loại hình công ty này có thể phát triển mạnh mẽ và phù hợp hơn với môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, Nhà nước nên có quy định lại ngành nghề, định mức vốn điều lệ để hạn chế rủi ro cho khách hàng, chủ nợ của công ty TNHH một thành viên (trong trường hợp công ty không có khả năng thanh toán và chỉ chịu TNHH trên vốn góp). Bên cạnh đó, cần có những quy định pháp luật kinh tế cho phép chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành các loại hình khác thuộc sự điều chỉnh của LDN, đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục phát hành trái phiếu của loại hình doanh nghiệp này nhằm phát huy khả năng huy động vốn khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW Khóa luận: Giải pháp pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, nhu cầu tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW có chiều hướng tăng. Qua thời gian thực tập tại công ty, em có một số kiến nghị để công ty hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp như sau:
- Phải hiểu rõ nhu cầu khách hàng, tôn trọng lợi ích của khách hàng, tự đánh giá và xem xét lại mình trong việc đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho ai và như thế nào.
- Rà soát, hệ thống hóa, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thành lập doanh nghiệp tại công ty. Nâng cao thói quen tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
- Cải thiện chiến lược chăm sóc khách hàng, thúc đẩy đội ngũ nhân viên, dặn dò chi tiết những chi tiết nhỏ về thủ tục thành lập doanh nghiệp cho khách hàng. Chú trọng tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
- Nghiên cứu, phân tích các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược của khách hàng để tìm hiểu và nắm bắt những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Từ đó, các công ty luật sẽ đưa ra những lời khuyên phòng tránh rủi ro hay hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Với công việc này, những mối quan hệ bền vững và chặt chẽ giữa khách hàng và công ty sẽ được tăng cường hơn rất nhiều. Khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào hoạt động tư vấn pháp luật, họ coi đây là một trong các chiến lược trợ giúp kinh doanh chứ không đơn thuần là các biện pháp chữa cháy.
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
LDN 2023 có hiệu lực như một dấu mốc lớn đánh dấu sự chuyển mình trong quy định về thành lập doanh nghiệp. Thủ tục hành chính bớt đi tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều doanh nghiệp có cơ hội phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những câu hỏi đặt ra đáng để nghiên cứu:
- LDN 2023 đã giảm thủ tục hành chính cho hoạt động thành lập doanh nghiệp. Liệu xuất hiện tình trạng thành lập ồ ạt gây khó khăn trong quá trình quản lý của nhà nước không?
- Thành lập doanh nghiệp có trở thành bàn đạp để tạo công ty ma hòng lừa đảo thu nhập bất chính?
- Có cần tăng cường công tác hậu kiểm như kiểm tra trụ sở khi nhiều doanh nghiệp khai địa điểm một nơi nhưng đặt địa chỉ ở nơi khác?
KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
Thành lập doanh nghiệp là bước khẩu đầu cho mỗi doanh nghiệp vừa mang ý nghĩa đối với doanh nghiệp, vừa mang ý nghĩa đối với công tác quản lý nhà nước. So sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Trước thực trạng trên, LDN 2023 ra đời với mục tiêu tổng quát là hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất – kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra.
Thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận sửa đổi LDN 2023 thể hiện dưới hai khía cạnh sau: Một là: chuyển từ “bị động” sang “chủ động” sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật và không chỉ vì nhằm khắc phục bất cập, hạn chế mà còn chủ động nâng cấp khung khổ pháp luật hướng tới tương thích chuẩn mực quốc tế. Hai là: lấy chuẩn mực, thực tiễn tốt nhất của khu vực và quốc tế làm thước đo và mục tiêu sửa đổi Luật. Các thay đổi này của LDN 2023 và cùng một số cải cách khác đã được thực hiện về thuế môn bài, hóa đơn điện tử,… rút ngắn đáng kể cả thời gian và chi phí cho khởi sự kinh doanh, nâng cao xếp hạng của Việt Nam theo đánh giá của quốc tế.
Trong đó LDN 2023 đã góp vai trò lớn trong việc tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh. Khóa luận đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về thành lập doanh nghiệp, rút ra được những đúc rút giúp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tuy vậy, với năng lực hạn chế, dù đã rất nỗ lực nhưng kết quả nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giúp đỡ em hoàn thiện bài Khóa luận này. Em xin chân thành cám ơn! Khóa luận: Giải pháp pháp luật về thành lập doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty tư Vấn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com