Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Nghiên cứu những tác động đến môi trường của loại hình sản xuất chi tiết phụ tùng xe máy và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm  dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Biện pháp giảm thiểu các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Đối với nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình làm mát khuôn đúc:

Nước thải phát sinh từ công đoạn này chứa hàm lượng dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và nhiệt độ cao, được đưa qua hệ thống xử lý bể lắng 3 ngăn có vách ngăn để loại bỏ dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, trao đổi nhiệt với môi trường không khí và tái sử dụng lại cho mục đích làm nguội khuôn.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước làm nguội khuôn đúc được thể hiện theo hình sau:

Nguyên lý hoạt động: Nước thải từ quá trình làm nguội khuôn đúc được đưa ra bể lắng cặn và tách dầu gồm 3 ngăn, khi nước được đưa vào ngăn lắng 1 thì sau khoảng 30 phút ổn định lượng dầu mỡ có khối lượng nhẹ sẽ nổi lên mặt và lượng chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy, thực hiện vớt váng dầu bằng phương pháp thủ công. Sau đó nước thải chảy tràn sang ngăn lắng 2, chức năng của ngăn lắng 2 là loại bỏ những chất rắn có kích thước nhỏ chưa được lắng hết tại ngăn 1, thời gian lắng của ngăn 2 là 30 phút. Tiếp tục nước thải được đưa sang ngăn 3 là ngăn chứa nước sau xử lý để tuần hoàn quay về quá trình làm nguội khuôn đúc.

Đối với nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình làm mát máy móc, thiết bị:có chứa hàm lượng, chất rắn lơ lửng và nhiệt độ cao được đưa qua hệ thống xử lý bể lắng kết hợp với tháp tản nhiệt để loại bỏ, chất rắn lơ lửng, trao đổi nhiệt với môi trường không khí và tái sử dụng lại cho mục đích làm mát máy móc. Sơ đồ hệ thống xử lý nước làm mát được thể hiện theo hình sau:

Nguyên lý hoạt động: Nước làm mát máy, thiết bị sẽ được đưa vào bể chứa 1. Đặc trưng chủ yếu của nước thải này là nhiệt độ cao, chứa các cặn rắn kim loại và váng dầu mỡ. Lượng cặn trong nước sẽ được gom lại trong các ống thu cặn ở đáy bể 1 và thuê các đơn vị có chức năng xử lý theo quy trình xử lý nước thải nguy hại. Nước được chảy tràn sang bể 2 và được bơm lên tháp tản nhiệt để trao đổi nhiệt độ với môi trường không khí, sau đó nước từ tháp tản nhiệt được chảy sang bể 3, tại bể chứa 3 nước được tuần hoàn phục vụ quá trình làm mát.

Nước thải dập bụi sơn

Trong quá trình phun sơn, lượng bụi sơn sẽ phát sinh và được dập bởi màng nước.Màng nước sẽ chảy liên tục đồng thời với quá trình phun sơn. Với lượng nước sử dụng thường rất lớn và liên tục, do đó cần được thu gom về bể xử lý nước thải dập bụi sơn để xử lý bằng phương pháp cơ học kết hợp hóa lý, sau đó nước thải tiếp tục được quay lại tuần hoàn tái sử dụng. Bể xử lý sẽ đươc chia thành các ngăn để thực hiện quá trình xử lý nước thải dập bụi sơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Khóa Luận Kỹ Thuật Môi Trường

3.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trườngkhông khí

3.1.2.1. Đối với khí thải vô cơ Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Trong môi trường lao động tại các khu vực như phân xưởng lò hơi, lò giữ nhiệt, lò khí hóa than,…Biện pháp phù hợp nhất và có hiệu quả nhất để khống chế ô nhiễm là khống chế ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được trang bị trong các phân xưởng với mục đích tạo ra môi trường vi khí hậu thông thoáng, mát mẻ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cho người vận hành và giải nhiệt cho thiết bị để giúp thiết bị vận hành tin cậy và ổn định, kéo dài tuổi thọ.

Việc trang bị hệ thống điều hoà không khí và thông gió cho nhà xưởng là cần thiết nhằm tạo môi trường làm việc thích hợp cho con nguời và thiết bị, máy móc.

Đối với các động cơ sử dụng nhiên liệu, xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, hoặc đổi mới các máy móc thiết bị nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ.

Tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường đối với các phương tiện giao thông.

Trồng cây xanh xung quanh Công ty nhằm cải thiện cảnh quan môi trường và vi khí hậu.

Ngoài ra, có thể kết hợp áp dụng các biện pháp khác như:

  • Bố trí nhà xưởng thoáng mát, có hệ thống quạt thông gió
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm bảo máy móc, thiết bị làm việc trong tình trạng tốt
  • Đối với công nhân lao động trực tiếp,bố trí trang bị mũ chụp, kính bảo vệ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động…
  • Thực hiện chương trình quan trắc chất lượng không khí nhằm kiểm soát quá trình phát thải bụi và khí thải, đồng thời phát hiện và báo cáo các cơ quan quản lý để có biện pháp khắc phục kịp thời.

3.1.2.2. Đối với khí thải hữu cơ Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Khí thải hữu cơ có thể phát sinh từ các nguồn sau:

  • Tại buồng phun sơn trong xưởng sơn phát sinh ra một lượng lớnbụi sơn và hơi dung môi (Toluen và Xylen)
  • Tại xưởng gia công cơ khí phát sinh hơi dầu, do sử dụng dầu để chấm vào các mũi khoan và hoạt động máy roa.

Với độc tính của các dung môi hữu cơ này, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp và môi trường xung quanh. Việc xử lý các hơi dung môi hữu cơ này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:

Xử lý khí thải hữu cơ bằng than hoạt tính

Than hoạt tính

Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ hoặc tăng cường phản ứng hóa học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí.

Về mặt hóa học gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát. Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất.

Những thông số kĩ thuật của than hoạt tính :

Chỉ số iot

Chỉ số iot là một loại chỉ số cơ bản đặc trưng cho diện tích của các lỗ xốp bên trong cấu trúc phân tử của than và khả năng hấp phụ của than được tính bằng khối lượng iot có thể được hấp phụ bởi một đơn vị khối lượng của than (mg/g).

Chỉ số iot tỉ lệ thuận với mức độ hoạt hóa và chất lượng của than. Nếu chỉ số iot càng lớn có nghĩa là chất lượng của than hoạt tính tốt. Thông thường, mức tiêu chuẩn của chỉ số iot sẽ rơi vào khoảng từ 500 – 1200 mg/g. Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Độ cứng của than

Độ cứng của than đại diện cho khả năng chống chịu mài mòn và hòa tan của than trong quá trình sử dụng. Đây là một thông số rất quan trọng vì trong quá trình sử dụng, than sẽ phải chịu rất nhiều tác động như: sự rửa trôi của dòng chảy, tác động của áp suất, lực vật lý trong quá trình vận chuyển,..

Nếu độ cứng của than càng ổn định thì hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế đạt được càng cao. Thông thường, độ cứng của than chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất và quá trình sản xuất.

Kích thước, thể tích lỗ xốp và diện tích bề mặt riêng

Kích thước của lỗ xốp được tính bằng khoảng cách giữa hai cạnh của rãnh hoặc đường kính của ống xốp.

Diện tích bề mặt riêng của than được đo bằng m²/g, điều đó cho biết khả năng hấp phụ của than hoạt tính. 95% diện tích bề mặt riêng của than là diện tích của những lỗ xốp micro. Những lỗ xốp meso có diện tích bề mặt chiếm không quá 5% tổng diện tích bề mặt của than.

Phân bố kích thước hạt

Kích thước hạt là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận của chất hấp phụ tới bề mặt của than. Nếu kích thước hạt càng nhỏ thì khả năng tiếp cận càng dễ và quá trình hấp phụ sẽ diễn ra càng nhanh.

Nguyên lý hấp phụ của than hoạt tính:

Đề xuất quy trình xử lý khí thải vô cơ, hữu cơ bằng than hoạt tính

Nguyên lý hoạt động: Bụi và khí thải phát sinh từ các vị trí của xưởng đúc nhôm, đúc gang và xưởng gia công được hút bằng hệ thống chụp hút và đường ống dẫn đến tháp hấp thụ với dung dịch là dung dịch Na(OH)2, khi đó toàn bộ khí khi đi qua dung dịch hấp thụ thì bụi và khí vô cơ NO2, SO2, COx được giữ lại trong dung dịch. Khí thải hữu cơ tiếp tục đi qua tháp hấp phụ có chứa lớp vật liệu than hoạt tính để loại bỏ khí hữu cơ. Sau đó dòng khí sạch được thoát ra môi trường không khí theo ống khói với độ cao 20m. Bụi và khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Xử lý hơi dung môi hữu cơ bằng chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt

Khái niệm:

Chất hoạt động bề mặt (HĐBM) đó là một chất làm ướt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng. Là chất mà phân tử của nó phân cực: một đầu ưa nước và một đuôi kị nước.

Chất HĐBM được dùng giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc (interface)của hai chất lỏng. Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó. Khi hòa chất hoạt hóa bề mặt vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chất hoạt hóa bề mặt có xu hướng tạo đám (micelle, được dịch là mixen), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ tạo đám tới hạn.

Chất HĐBM có khả năng nằm ở trên lớp bề mặt dung dịch có độ hấp phụ 0 tức là có sự hấp phụ dương. Nó có các đặc điểm sau :

  • Có sức căng bề mặt bé hơn của dung môi vì thế nên nó nằm ở lớp bề mặt, do tính chất nhiệt động học.
  • Có độ tan tương đối nhỏ vì vì nếu không nó có xu hướng rời khỏi bề mặt dung dịch vào chất lỏng.

Thông thường chất HĐBM là một phân tử hữu cơ chứa gốc hidrocacbon và một hay nhiều nhóm hoạt động.

Phần hidrocacbon ( được gọi là lipophin hay hidrophop ) có thể là parafin, isoparafin, benzen, akylbenzen, vòng ngưng tụ hidrocacbon có mạch nhánh. Các nhóm chức chứa oxit ( COOH, -OH), chứa nito ( nitro, amin, amit, imit,…), các nhóm chứa lưu huỳnh (sulface, sulfonate), photpho ( photphat, cacboxylat)… đều được gọi là hidrophin.

Đặc tính chung:

  • Tất cả các chất hoạt động bề mặt thông thường có một điểm chung về cấu trúc: phân tử có hai phần, một phần kỵ nước và một phần ưa nước.
  • Phần kỵ nước thường gồm có các mạch hay vòng hydrocarbon hay hỗn hợp cả hai, phần ưa nước thường là các nhóm phân cực như các nhóm carboxylic, sulface, sulfonate, hay các chất hoạt động bề mặt không ion, nó là một số nhóm hydroxyl hay ether. Tính chất kép này của các phân tử cho phép nó hấp thụ ở mặt phân cách và điều này giải thích cho tính chất của chúng.

Chất hoạt động bề mặt tan trong nước

Các chất hoạt động bề mặt này gồm 2 phần: phần hiđrocacbon (lipophin hay hiđrophob) và phần chứa các nhóm phân cực như –COONa, –SO3Na, –OH (hiđrophin hay lipophob) có tác dụng làm cho chúng dễ tan trong nước. Chúng được sử dụng ở dạng dung dịch nước làm các chất giặt rửa, chất tuyển nổi, chất phá nhũ, chất ức chế ăn mòn, chất thấm ướt…

Về mặt cấu tạo, các chất hoạt động bề mặt tan trong nước được chia thành các chất hoạt động bề mặt cationic, anionic và không ionic. Tính chất đặc trưng của các chất hoạt động bề mặt tan trong nước là tác dụng của nó ở trên bề mặt phân cách nước – không khí, nghĩa là làm giảm sức căng bề mặt của chất điện ly ở giới hạn tiếp giáp không khí. Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Các chất hoạt động bề mặt có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng.

Một số chất hoạt động bề mặt:

  • Lauryl sunfat
  • Đặc điểm của Laurylsunfat.

Lauryl sulfate là một chất tẩy rửa và chất hoạt động bề mặt được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng,…). Lauryl sulfate là chất tạo bọt rất hiệu quả.

Công thức hóa học:CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3-. Đôi khi số đại diện n được quy định trong tên, ví dụ lauryl-2 sulfate.

Các sản phẩm thương mại không đồng nhất trong số các nhóm ethoxyl, trong đó số n là trung bình, n được phổ biến cho các sản phẩm thương mại lần =3.

Nguồn gốc.

Lauryl sulfate được điều chế bởi ethoxylation của rượu dodecyl. Kết quả các ethoxylate được chuyển thành một este của acid sulfuric. Lauryl sulfate natri (còn gọi là sodium dodecyl sulfate hay SLS) được sản xuất tương tự, nhưng không có ethoxylation SLS và lauryl sulfate ammonium (ALS) thường được sử dụng thay thế trong các sản phẩm tiêu dùng.

Độc tính, công dụng

Lauryl sulfate là một kích thích tương tự với các chất tẩy rửa, với các kích thích tăng nồng độ. Lauryl sulfate gây kích ứng da ở động vật thí nghiệm và trong một số thử nghiệm trên con người. Lauryl sulfate là một chất kích thích được biết đến có liên quan đến bề mặt, và nghiên cứu cho thấy rằng lauryl sulfate cũng có thể gây kích ứng sau khi tiếp xúc rộng ở một số người.

Laurylsulfate là chất hoạt động bề mặt được sử dụng như một chất tẩy rửa và chất hoạt động bề mặt được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng,…). Lauryl sulfate là chất tạo bọt rất hiệuquả.

Cơ chế tác dụng

Chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước. Các phân tử lauryl sulfate hấp phụ lên bề mặt pha lỏng tạo thành một chất hấp phụ hydrat hóa rất mạnh và hình thành một áp suất, tạo với các chất hữu cơ có độ bền vững rất lớn.

Lauryl sulfate có các nhóm có cực như các hợp chất sulfonat hoặc etoxysulfat được gắn vào các chuỗi hyđrocacbon. Các nhóm tổng hợp này mang điện âm, chúng chỉ liên kết yếu với các ion (của sắt, magiê, canxi) trong nước và nhờ đó khả năng của nó vẫn rất tốt.

  • CMC
  • Nguồn gốc và cấu tạo

Lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1918.Kể từ khi được giới thiệu thương mại tại Hoa Kì bởi Hercules Incorporated vào năm 1946, CMC (carboxymethyl cellulose, là một dẫn xuất của cellulose với acid chloroacetic) được sử dụng ngày càng rộng rãi bởi những chức năng quan trọng của nó như: chất làm đặc, ổn định nhũ tương, chất kết dính,…

CMC bán tinh khiết và tinh khiết đều được sử dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và chất tẩy rửa,…

  • Carboxymethyl cellulose (CMC) là một polymer, là dẫn xuất cellulose với các nhóm carboxymethyl (-CH2COOH) liên kết với một số nhóm hydroxyl của các glucopyranose monomer tạo nên khung sườn cellulose, nó thường được sử dụng dưới dạng muối natri carboxymethylcellulose.
  • Dạng natri  carboxymethyl  cellulose  có  công  thức  phân  tử  là: [C6H7O2(OH)x(OCH2COONa)y]n

Trong đó: n là mức độ trùng hợp

y là mức độ thay thế Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Đơn vị cấu trúc với mức độ thay thế 0.20 là 178.14 đvC.

Tính chất của CMC

Là chế phẩm ở dạng bột trắng, hơi vàng, hầu như không mùi hạt hút ẩm. CMC tạo dung dịch dạng keo với nước, không hòa tan trong ethanol.

Phân tử ngắn hơn so với cenllulose

Dễ tan trong nước và rượu.

Dùng trong thực phẩm với liều lượng 0,5 – 0,75%.

Cả dạng muối và acid đều là tác nhân tạo đông tốt.

Tạo khối đông với độ ẩm cao (98%).

Độ chắc và độ tạo đông còn phụ thuộc vào hàm lượng acetat nhôm.

Hầu hết các CMC tan nhanh trong nước lạnh.

Giữ nước ở bất cứ nhiệt độ nào.

Chất ổn định nhũ tương, sử dụng để kiểm soát độ nhớt mà không gel.

Chất làm đặc và chất ổn định nhũ tương.

CMC được sử dụng như chất kết dính khuôn mẫu cho các cải tiến dẻo.

Là một chất kết dính và ổn định, hiệu lực phân tán đặc biệt cao khi tác dụng trên các chất màu.

Độ tan và nhiệt độ: Phụ thuộc vào giá trị DS tức là mức độ thay thế, giá trị

DS cao cho độ hòa tan thấp và nhiệt độ tạo kết tủa thấp hơn do sự cản trở của các nhóm hydroxyl phân cực. Tan tốt ở 40oC và 50oC. Dẫn xuất dưới 0,4 CMC không hòa tan trong nước.

Độ nhớt: với CMC dẫn xuất 0,95và nồng độ tối thiểu 2% cho độ nhớt 25Mpa tại 250C. CMC là các anion polymer mạch thẳng cho chất lỏng gọi là dung dịch giả. Dung dịch 1% thông thường có pH = 7 – 8,5, ở pH<3, thậm chí kết tủa. Do đó không sử dụng được CMC cho các sản phẩm có pH thấp, pH >7 độ nhớt giảm ít. Độ nhớt CMC giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại.

Đề xuất mô hình xử lý khí thải hữu cơ bằng CHĐBM

3.1.3. Biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải rắn và chất thải nguy hại Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

3.1.3.1. CTR công nghiệp

Chất thải rắn sản xuất: Để quản lý chất thải rắn sản xuất bố trí 2 nhà kho để lưu giữ tạm thời (1 kho lưu trữ chất thải không có khả năng tái chế, tái sử dụng và 1 kho lưu trữ chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng).Chất thải rắn sản xuất phát sinh bao gồm: xỉ than, bavia kim loại, phoi kim loại, khuôn cát thải, cặn gang thải, giấy ráp thải và bao bì đựng nguyên, nhiên liệu, ….. Các loại chất thải này được phân loại ngay tại nguồn, cụ thể:

Đối với chất thải không còn khả năng tái chế, tái sử dụng: bao gồm giấy ráp, cặn nhôm thải, cặn gang thải, bao bì đựng nguyên, nhiên liệu, hạt inox thải (1 năm thải 1 lần do tái sử dụng) Với các loại chất thải này được thu gom và tập kết vào kho lưu trữ tạm thời, sau đó chuyển giao cho 1 đơn vị để thu gom, xử lý.

Đối với chất thải còn khả năng tái chế, tái sử dụng: Căn cứ Khoản 2, Điều 30 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu. Cụ thể, chất thải rắn là xỉ than, khuôn cát thải được bán cho người có nhu cầu để san nền. Bavia kim loại và phoi kim loại không lẫn dầu được sử dụng lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

3.1.3.2. Chất thải nguy hại Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

  • Chất thải nguy hại: xây dựng kho lưu giữ tạm thời CTNH. Trong kho được bố trí các thùng chứa tạm thời các mã chất thải nguy hại phát sinh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Cần ký hợp đồng với 1 đơn vị có chức năng thu gom,vân chuyển và xử lý chất thải nguy hại để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH
  • Đăng ký lên Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
  • Định kỳ tiến hành lập báo cáo về công tác quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định với sở tài nguyên và môi trường

3.2. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn, nhiệt dư

Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn, nhiệt thừa và cũng để đảm bảo môi trường vi khí hậu tốt cho công nhân làm việc trong xưởng, Nhà máy có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Trồng cây xanh: Tại hầu hết các khu đất trống, trong khu vực dự án, giữa các khu vực chức năng, bố trí các loại cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan. Qui hoạch khu sản xuất, nhà nghỉ ca, nhà ăn ca và các công trình phụ trợ có khoảng cách thích hợp để giảm tiếng ồn và giảm tác động đến các khu xung quanh.

Đối với các phương tiện giao thông ra vào nhà máy:

  • Phương tiện của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy: bố trí các nhà để xe, lối ra – vào theo một chiều hợp lý.
  • Các phương tiện vận chuyển hàng hóa: bảo vệ nhắc nhở lái xe tắt máy khi vào đến khu vực Công ty; xe ô tô chạy với tốc độ chậm, không bấm còi inh ỏi gây ồn cho khu vực xung quanh.
  • Không/hạn chế vận chuyển, nguyên vật liệu, hàng hóa vào ban đêm

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong nhà xưởng:

  • Xây dựng nhà xưởng cao ráo, thoáng đãng để phát tán âm thanh tốt.
  • Lắp các thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật để giảm ồn, đặc biệt với các thiết bị gây ồn lớn được lắp đặt chân đế, bệ máy và lắp đặt các đệm chống ồn, rung cho thiết bị. Nhà xưởng được che xung quanh và lắp đặt các cửa kín tránh phát tán tiếng ồn ra khu vực xung quanh. Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy
  • Kiểm tra định kỳ các thiết bị, hệ thống bằng cách bảo dưỡng, bôi trơn.
  • Trang bị đầy đủ nút tai chống ồn các trang phục cần thiết về an toàn lao động để hạn chế tới mức thấp nhất các tác hại đối với công nhân, đặc biệt các công nhân làm việc tại các khu vực như máy tiện, máy roa, máy mài, bộ phận đánh bóng thủ công,….
  • Tổ chức kiểm tra khám sức khỏe định kỳ cho công nhân làm việc tại cơ sở
  • Thực hiện các chế độ làm việc hợp lý, điều chỉnh giảm bớt thời gian làm việc đối với người lao động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao.

Biện pháp giảm thiểu nhiệt dư trong nhà xưởng

Với các công nghệ sản xuất của nhà máy, tại khu vực lò hơi, lò nung, lò trung tần, khu vực sấy sau sơn có sử dụng nguồn gia nhiệt, tuy nhiên các máy này đều là các thiết bị kín, tự động nên tác động từ nhiệt dư trong khu vực này là không đáng kể.

Nguồn phát sinh nhiệt dư của nhà máy chủ yếu từ hệ thống giàn nóng của máy điều hòa không khí. Nhà máy cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu nhiệt dư trong nhà xưởng như sau:

Lắp đặt các quạt công nghiệp, quạt thông gió, và hệ thống quạt hơi nước tại các nhà xưởng sản xuất nhằm ổn định các thông số vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bui…đảm bảo mức nhiệt trong nhà xưởng nằm trong khoảng 25-270C (mùa hè).

3.3. Biện pháp phòng chống, ứng phó các sự cố 

3.3.1. Các biện pháp an toàn cháy nổ và vệ sinh công nghiệp:

Loại hình sản xuất tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ. Sự cố cháy nổ có thể gây mất điện trên diện rộng, thiệt hại về người, tài sản, làm hư hại máy móc, thiết bị và có thể lan sang các cơ sở sản xuất xung quanh. Vì vậy, công tác phòng chống cháy nổ phải được chú trọng.

  • Trang bị bình chữa cháy di động gồm: bình bột MFZ4, bình bột MFZ 35, bình MT bố trí phân tán các khu vực trong nhà xưởng, nhà kho dễ thấy, dễ lấy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
  • Lắp đặt biển báo, nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy.
  • Các thiết bị máy móc đều có bảng hướng dẫn quy trình thao tác sử dụng cụ thể, niêm yết tại điểm đặt thiết bị.
  • Định kỳ, tổ chức tập huấn cho công nhân về khả năng ứng phó, xử lý nhanh các tình huống tai nạn và sử dụng thuần thục trang thiết bị cứu hoả, cứu hộ.
  • Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng lập phương án phòng chống, ứng cứu sự cố, giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển …
  • Thường xuyên vệ sinh, quét dọn nhà xưởng, thiết bị.
  • Phương án PCCC được thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan

3.3.2. Phòng ngừa sự cố hóa chất: Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

  • Đối với hoạt động tồn lưu, sử dụng hóa chất cho hoạt động thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuân thủ đúng các quy định của Luật hóa chất, cụ thể:
  • Bố trí kho chứa hóa chất nằm trong kho chứa nguyên vật liệu, cách ly với khu vực sản xuất, đặc biệt cách ly với khu vực có nguồn nhiệt lớn.
  • Dán nhãn đầy đủ đối với từng loại hóa chất.
  • Khu vực trữ hóa chất có hình đồ cảnh báo từng loại hóa chất, có bảng nội quy an toàn hóa chất phù hợp,
  • Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tại khu vực lưu chứa, thí nghiệm: chuông báo hiệu, bình bột CO2.
  • Trang bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang chống độc cho công nhân tiếp xúc với hóa chất.
  • Công nhân làm việc trực tiếp với các loại hóa chất thực tế là những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo và cập nhật thường xuyên thông tin về các loại hóa chất sử dụng. Được trang bị kiến thức, thông tin sơ cứu khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất.

Khi xảy ra sự cố, thực hiện ứng phó theo đúng hướng dẫn tại bảng chỉ dẫn, khoanh vùng khu vực xảy ra sự cố, tránh để hóa chất tràn ra môi trường, xâm nhập vào nguồn nước chung.

3.3.3. Phòng ngừa sự cố của lò hơi

Biện pháp phòng tránh sự cố lò hơi:

  • Đảm bảo người vận hành lò hơi phải được đào tạo, huấn luyện bài bản về lò hơi, phải nắm được nguyên tắc vận hành, cũng như hiểu được các sự cố có thể xảy ra (nguyên nhân và cách xử lý các sự cố)
  • Người vận hành lò hơi ngoài việc tuân thủ các qui định TCVN, qui trình qui phạm về an toàn sử dụng các thiết bị áp lực, còn được Dự án trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động.
  • Áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ sự tuân thủ qui trình của người vận hành lò hơi.
  • Khuyến khích người vận hành báo cáo bất kỳ hỏng hóc để kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết.
  • Khi có thể, giữ nhiệt lò hơi khi không hoạt động để ngăn chặn sự ăn mòn của các ống lò sưởi.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước cấp chưa qua xử lý để cấp cho lò hơi. Giám sát và kiểm tra chất lượng nước cấp cho lò hơi. Lập sổ theo dõi và báo cáo kịp thời những thay đổi về nước cấp để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Chú ý kiểm định đồng hồ áp lực, van an toàn của lò hơi
  • Định kỳ kiểm tra và xả nước đáy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tình trạng đóng cặn trong ống. Biện pháp phòng ngừa: kiểm định theo QCVN về an toàn lò hơi (QCVN 01:2008/BLĐTBXH)

Biện pháp xử lý sự cố lò hơi: Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Trong thực tế sản xuất có thể gặp những sự cố đặc biệt hơn, phức tạp hơn khi đó đòi hỏi công nhân vận hành nồi hơi bình tĩnh nghe ngóng, xác minh những hiện tượng, phán đoán những nguyên nhân để có những thao tác xử lý sự cố một cách kịp thời và chính xác.

Đối với ống khói lò hơi

Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo chất lượng môi trường:

Lắp đặt một nhiệt kế kiểu mặt đồng hồ ở chân đế của ống xả khói để kiểm tra nhiệt độ khí xả nóng, từ đó có thể kiểm tra và lấy số liệu nhiệt độ ống khỏi xả thường xuyên để đánh giá các chỉ số của cặn lắng. Khi nhiệt độ khí nóng tăng thêm khoảng 20oC so với nhiệt độ thông thường ở các lò hơi mới vệ sinh, nhanh chóng loại bỏ cặn lắng.

3.3.4. Phòng ngừa các sự cố do thiên tai:

  • Cần tiến hành lập kế hoạch chi tiết phòng chống bão, lốc và các sự cố thiên tai trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy.
  • Trang bị kiến thức về ứng cứu sự cố bão lụt, sét và các sự cố thiên tai khác cho các cán bộ, công nhân của Nhà máy. Không tổ chức tiếp nhận nguyên liệu trong thời gian có bão.
  • Tổ chức diễn tập ứng cứu các sự cố thiên tai cho công nhân.
  • Thường xuyên theo dõi dự báo về bão, giông, và các hiện tượng thời tiết bất thường để kịp thời có kế hoạch ứng phó và phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, bộ phận cụ thể.
  • Trước mùa mưa bão, thực hiện hoạt động nạo vét bùn, chất thải rắn trên toàn bộ cống thoát nước của Nhà máy.
  • Trong trường hợp mưa bão to, có kèm sét, chủ động ngừng sản xuất và ngắt toàn bộ hệ thống điện trong Nhà máy để tránh xảy ra chập cháy điện.
  • Lập kế hoạch thu dọn vệ sinh Nhà máy sau bão
  • Lập kế hoạch khắc phục hậu quả sau bão:
  • Tổng hợp các thiệt hại và nhanh chóng khắc phục hư hỏng để nhanh chóng đưa dây chuyền sản xuất trở lại hoạt động.

3.3.5. Phòng ngừa các sự cố hỏng hóc các thiết bị xử lý môi trường: Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

Để đảm bảohệ thống thu gom và dẫn nước thải của dự án luôn hoạt động có hiệu quả các giải pháp đưa ra là:

  • Tuân thủ quy trình vận hành của từng công đoạn và các yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị sản xuất.
  • Cử cán bộ có chuyên môn phụ trách quản lý, theo dõi các thiết bị thu gom, chứa đựng chất thải.
  • Có sổ tay hướng dẫn vận hành, khuyến cáo tất cả các sự cố có khả năng xảy ra như bơm hỏng; vỡ/rò rỉ đường ống, …. kèm theo đó là hướng khắc phục sự cố và bố trí bơm nước thải dự phòng.
  • Thường xuyên kiểm tra, giám sát, vệ sinh hệ thống đường ống dẫn nước thải, nước mưa.

Trong trường hợp xảy ra các sự cố đối với hệ thống dẫn nước thải:

Bùn cặn, rác thô làm tắc nghẽn hệ thống dẫn nước thải.

Ngắt nguồn cung cấp nước thải vào ống dẫn nước thải khi xảy ra vấn đề trên. Sử dụng pittông để thông các cặn, rác làm tắc nghẽn, hoặc cần thiết phải gọi hỗ trợ bởi đội ngũ thợ sửa ống nước.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất chi tiết và phụ tùng xe máy ngày càng phát triển mạnh, nhưng trong quá trìnhhoạt động đã làm phát sinh ra các chất ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực ra một số tác động đến môi trường. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá các tác động đến môi trường từ loại hìnhsản xuất là việc cần thiết, qua đó nhận dạng các nguồn phát sinh chất thải trong từng công đoạn sản xuất, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục và giảm thiểu có hiệu quả.

Các chất thải phát sinh, trong quá trình sản xuất bao gồm:

  • Khí thải: phát sinh từ quá trình nấu nhôm, quá trình nấu gang, khí thải trong công đoạn gia công cơ khí tạo sản phẩm, hơi dung môi trong xưởng phun sơn.
  • Nước thải: từ công đoạn làm mát, làm sạch bề mặt, nước trong quá trình dập bụi sơn trong quá trình phun sơn.
  • Chất thải rắn: phoi nhôm, cặn gang thải, cặn nhôm thải, bavia nhôm, bavia gang, xỉ than, khuôn cát, bao bì, …
  • Chất thải nguy hại: phoi kim loại có lẫn dầu, bụi sơn và cặn sơn thải, dầu mỡ thải, nước thải có lẫn sơn, chất thải y tế, giẻ lau, gang tay dính dầu mỡ,…

Sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy sản xuất chi tiết và phụ tùng xe máy sẽ làm vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề chủ yếu là môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện sống và sức khỏe con người

Do đó, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý và xử lý chất thải ngành sản xuất chi tiết và phụ tùng xe máy là điều kiện cần thiết để bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động và dân cư xung quanh.

KIẾN NGHỊ

Những cơ sở thuộc loại hình sản xuất này cần phải áp dụng những giải pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ mới, nghiêm túc xử lý triệt để chất thải gây ô nhiễm, đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường. Khóa luận: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sản xuất phụ tùng xe máy

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Những ô nhiễm khi sản xuất phụ tùng xe máy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464