Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven biển cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn; Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Kết quả quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường trong hợp phần nước tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn trong mùa khô (tháng 4/2017 và 4/2018).
(Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Biến đổi yếu tố môi trường mùa khô và mùa mưa, tại cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng) Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
3.1.1.Nhiệt độ
Nhiệt độ đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ
Sơn, Hải Phòng thể hiện trong bảng sau:
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Nhiệt độ đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ
Sơn, Hải Phòng trong mùa khô (tháng 4) năm 2017 và 2018 dao động trong khoảng 22 – 26,50 C không có sự khác biệt lớn giữa điểm thu mẫu, Không có sự phân tầng nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy của cả 2 điểm quan trắc Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2. Nhìn chung, nhiệt độ trung bình toàn vùng đều nằm trong GHCP đối với nước nuôi trồng thủy sản theo QCVN 10:2015/BTNMT.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Tốt Nghiệp Khóa Luận Kỹ Thuật Môi Trường
3.1.2. Độ muối Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
Độ muối 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng thể hiện bảng sau:
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Độ muối đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ
Sơn, trong mùa khô (tháng 4) năm 2017có sự chênh lệch lớn giữa 2 điểm thu mẫu, trong khoảng từ 15,5-21,0‰. Độ muối tầng mặt và tầng đáy ở cả 2 điểm quan trắc không có sự khác biệt nhiều. Độ muối đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, trong mùa khô (tháng 4) năm 2018 có sự chênh lệch so điểm thu mẫu như năm 2017. Độ muối ở tầng mặt và tầng đáy của 2 điểm thu mẫu cũng không có sự khác biệt lớn, chỉ chênh lệch 2 – 3‰
1.3. pH
Giá trị pH tại 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng thể hiện bảng sau:
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Giá trị pH được đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray,
Đồ Sơn, Hải Phòng trong mùa khô (tháng 4) năm 2017 và 2018 dao động không đáng kể. Không có sự khác nhau nhiều về pH giữa tầng mặt và tầng đáy tại cả 2 điểm quan trắc. So với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 10:2015/BTNMT thì 2 điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép.
3.1.4. Chất hữu cơ tiêu hao oxy
Khi chất hữu cơ xâm nhập vào vực nước, một phần bị vi sinh vật phân huỷ, trong quá trình đó, chúng tiêu hao oxy hoà tan trong nước. Vì vậy để đánh giá mức độ ô nhiễm nước bởi các chất hữu cơ, người ta sử dụng gián tiếp các thông số: hàm lượng oxy hoà tan (DO); nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) và nhu cầu oxy hoá học (COD).
3.1.4.1.Oxy hoà tan trong nước (DO) Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
DO tại cả 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn,
Kết quả quan trắc 2017: Hàm lượng oxy hoà tan tại 2 điểm quan trắc dao động từ 7,5 mg/l đến 8,2 mg/l, trung bình 2 điểm thu mẫu trong khu vực là 7,75 mg/l. Hàm lượng oxy hoà tan tại khu vực Đồ Sơn 1 đạt trung bình là 7,4 mg/l, thấp hơn so với khu vực Đồ Sơn 2, trung bình là 8,1mg/l. DO của điểm thu mẫu Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2 đều theo xu hướng hàm lượng DO ở tầng mặt cao hơn so với ở tầng đáy. Hàm lượng oxy hoà tan đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN:10:2015/BTNMT về chất lượng nước cho NTTS ven biển.
Hàm lượng oxy hoà tan đo được năm 2018 xu hướng cũng tương tự nhưng thấp hơn so DO đo được năm 2017
3.1.4.2. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5)
BOD5 tại 2 điểm quan trắc thể hiện bảng sau:[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn]
Số liệu đo mùa khô năm 2017: BOD5 tại 2 điểm quan trắc dao động trong khoảng từ 2,8 mg/l đến 3,7 mg/l, trung bình 2 điểm thu mẫu là 3,25 mg/l. Hàm lượng BOD5 tại khu vực Đồ Sơn 1 đạt trung bình là 2,9 mg/l, thấp hơn so với khu vực Đồ Sơn 2, trung bình là 3,4 mg/l. Sự tiêu hao oxi sinh học BOD5 ở tầng đáy cao hơn so với tầng mặt tại cả 2 điểm thu mẫu Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2
Số liệu đo mùa khô năm 2018: Hàm lượng BOD5 tại 2 điểm quan trắc Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2 dao động trong khoảng 2,10 – 2,55mg/l. Hàm lượng trung bình tại 2 điểm của năm 2018 có sự chênh lệch thấp hơn so với năm 2017 và sự tiêu hao oxi sinh học BOD5 ở tầng đáy của điểm Đồ Sơn 2 thấp hơn so với năm 2017.
3.1.4.3. Nhu cầu ôxy hoá học (COD) Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
Nhu cầu oxy hoá học COD 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn,Hải Phòng thể hiện bảng sau:
Kết quả đo COD mùa khô 4/ 2017 tại cả 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, dao động trong khoảng từ 3,2 mg/l đến 4,5 mg/l, trung bình là 3,8 mg/l. COD tại khu vực Đồ Sơn 1 đạt trung bình 3,3mg/l, thấp hơn so với COD tại khu vực Đồ Sơn 2, đạt trung bình 4,3mg/l. COD ở tầng đáy cao hơn so với tầng mặt tại cả 2 điểm thu mẫu không đáng kể. Theo tiêu chuẩn QCVN 10:2015/BTNMT, giá trị COD tại 2 điểm quan trắc khu vực cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn vào mùa khô đều cao hơn GHCP. Đồ sơn 1: TB 1,1 lần. Đồ Sơn 2: 1,43 lần. Báo hiệu sự ô nhiễm nồng độ chất hữu cơ trong nước tại 2 khu vực này
Kết quả COD đo 4/2018: tại 2 điểm quan trắc Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2 có sự chênh lệch không đáng kể, đạt trung bình trong khoảng 3,8 – 4,3mg/l. Khác với năm 2017, hàm lượng COD của tầng đáy của 2 điểm quan trắc cao hơn so với tầng mặt nhưng không nhiều. Theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 10:2015/BTNMT, nước 2 khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ vượt từ 1,26 – 1,43 lần
3.1.5. Dinh dưỡng trong nước
Thông số dinh dưỡng nitơ được quan trắc là hàm lượng amoni (N – NH4+), nitrit (N – NO2–), nitrat (N – NO3–). Các thông số này được quan trắc vào lúc nước lớn và nước ròng ở cả tầng mặt và tầng đáy tại các trạm quan trắc.
3.1.5.1. Nitrit (N – NO2–)
Nitrit là chất dinh dưỡng đối với thực vật nhưng lại là chất độc đối với động vật.
Giá trị Nitrit (N – NO2–) của 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch
Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng thể hiện bảng sau:
Kết quả đo mùa khô 4/2017: Hàm lượng nitrit trong nước biển khu vực NTTS ven biển thuộc cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, dao động từ >12,0µg/l, trung bình là 6,25µg/l. Nitrit trong nước tầng đáy cao hơn so với nước tầng mặt ở điểm thu mẫu Đồ Sơn 1. Hàm lượng nitrit năm 2018 trung bình dao động thấp hơn so năm 2017 từ 4µg/l – 10,5µg/l. Tại điểm quan trắc Đồ Sơn 1, hàm lượng nitrit tầng mặt và tầng đáy đều giảm so năm 2017. Nhưng ngược lại tại điểm quan trắc Đồ Sơn 2 hàm lượng nitrit đo được năm 2018 tăng lại lên so với năm 2017. Có thể thấy hiện trạng nước tại điểm quan trắc 1 năm 2018 nồng độ nitrit giảm thiểu đáng kể.
Theo kết quả ta thấy nước tại 2 điểm thu mẫu thuộc cửa sông Lạch Tray đều nằm trong GHCP đối với thông số Nitrit.
3.1.5.2. Nitrat (N – NO3–) Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
Giá trị Nitrit (N – NO3–) của 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch
Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng thể hiện bảng sau:
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Kết quả đo Hàm lượng nitrat trong nước biển khu vực NTTS ven biển thuộc cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng mùa khô năm 2017 và năm 2018 khá ổn định. Hàm lượng nitrat tầng mặt cao hơn so với hàm lượng nitrat tầng đáy không đáng kể và không có sự khác biệt nhiều giữa 2 năm.
3.1.5.3. Amoni (N – NH4+)
Kết quả đo Hàm lượng amoni trong nước tại khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng mùa khô (tháng 4) năm 2017 nằm trong khoảng từ 2,9µg/l đến 88,0 µg/l, trung bình là 84,0 µg/l. Tại cả 2 điểm thu mẫu đều có hàm lượng amoni ở tầng mặt thấp hơn so với hàm lượng amoni ở tầng đáy rất nhiều.
Kết quả cho thấy hàm lượng amoni tại 2 điểm quan trắc ở tầng mặt 2018 có sự gia tăng nhưng không đáng kể so với năm 2017. Ở tầng đáy hàm lượng amoni tại 2 điểm quan trắc Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2 năm 2018 có sự giảm nhẹ so với năm 2017. Nhìn chung tất cả các điểm quan trắc khu vực NTTS ven biển cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng vào mùa khô đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy môi trường NTTS tại 2 điểm quan trắc chưa có dấu hiệu ô nhiễm amoni.
3.2. Đánh giá chất lượng môi trường trong hợp phần nước tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn trong mùa mưa (tháng 9/2017 và 9/2018)
3.2.1. Nhiệt độ Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
Nhiệt độ đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng trong mùa mưa (tháng 8) năm 2017 và 2018 không có có sự khác biệt lớn giữa điểm thu mẫu. Không có sự phân tầng nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy của cả 2 điểm quan trắc Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2.
3.2.2. Độ muối
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Độ muối đo ở 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ
Sơn, Hải Phòng trong mùa mưa (tháng 8) năm 2017 có sự chênh lệch giữa 2 điểm thu mẫu, trong khoảng từ 11,0˗ 14,5‰. Sự phân tầng về độ muối ở cả 2 điểm quan trắc không đáng kể
Kết quả mùa mưa 2018: Độ muối đo được ở điểm quan trắc Đồ Sơn 1 chênh lệch khá cao so với năm 2017, độ muối trung bình 10.0‰ cao hơn năm 2017 6,7‰ Nhưng ở điểm quan trắc Đồ Sơn 2, độ muối lại có chiều hướng giảm mạnh, trong khoảng 10,0‰ – 12,0‰. Không có sự phân tầng về độ muối ở điểm đồ sơn 1.
3.2.3. pH
Không đáng kể đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước cho NTTS
3.2.4. Chất hữu cơ
Khi chất hữu cơ xâm nhập vào nước, một phần bị vi sinh vật phân huỷ, trong quá trình đó, chúng tiêu hao oxy hoà tan trong nước. Vì vậy để đánh giá mức độ ô nhiễm nước bởi các chất hữu cơ, người ta sử dụng các thông số: hàm lượng oxy hoà tan (DO); nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) và nhu cầu oxy hoá học (COD).
3.2.4.1. Oxy hòa tan trong nước (DO) Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
Hàm lượng oxy hoà tan tại điểm quan trắc đồ Sơn 1 giữa tầng đáy và tầng mặt trong năm 2017 và 2018 thay đổi không đáng kể. khu vực Đồ Sơn 2, Hàm lượng DO năm 2018 giảm so năm 2017. Nhìn chung, hàm lượng oxy hoà tan tại 2 khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 10:2015/BTNMT
3.2.4.2. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5)
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Kết quả quan trắc BOD mùa mưa 2018 tại 2 điểm đều giảm so mùa mưa năm 2017. Chứng tỏ mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có chiều hướng giảm so năm 2017
3.2.4.3. Nhu cầu ôxy hoá học (COD)
Nhu cầu oxy hoá học COD tại cả 2 điểm quan trắc khu vực NTTS cửa sông
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Nhu cầu oxy hoá học tại khu vực Đồ Sơn 1 đạt trung bình 3,1mg/l, thấp hơn so với nhu cầu oxy hoá học tại khu vực Đồ Sơn 2 (đạt trung bình 4,5mg/l). Hàm lượng COD ở tầng đáy cao hơn so với tầng mặt tại cả 2 điểm thu mẫu Đồ Sơn 1, và đồ sơn 2. Kết quả quan trắc mùa mưa 2018: COD tầng mặt và tầng đáy không có sự khác biệt nhiều. So tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 10:2015/BTNMT, giá trị COD cả 2 năm 2017 và 2018 điểm Đồ Sơn 1 đều vượt TCCP không đáng kể. Nhưng điểm Đồ Sơn 2 năm 2018 vượt trung bình 1,48 lần, điều đó cho thấy tại điểm này có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ.
3.2.5. Dinh dưỡng trong nước
Thông số dinh dưỡng nitơ được quan trắc mùa mưa 2017 là hàm lượng amoni (N – NH 4+), nitrit (N – NO2–) nitrat (N – NO3–)Các thông số này được quan trắc vào lúc nước lớn và nước ròng ở cả tầng mặt và tầng đáy tại các trạm quan trắc.
3.2.5.1. Nitrit (N – NO2–) Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Nitrit là chất dinh dưỡng đối với thực vật nhưng lại là chất độc đối với động vật. Hàm lượng nitrit trong nước biển khu vực NTTS ven biển thuộc cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng mùa mưa năm 2017 dao động từ ,< 7,5 µg/l, trung bình là 3,85 µg/l. Ta có thể thấy nước tại 2 điểm thu mẫu thuộc cửa sông Lạch Tray đều nằm trong GHCP, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nitrit.
[Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn] Hàm lượng nitrat trong nước biển khu vực NTTS ven biển thuộc cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng mùa mưa năm 2017 và năm 2018 khác biệt không đáng kể và không có sự khác biệt về hàm lượng nitrat giữa tầng mặt và tầng đáy tại cả 2 điểm thu mẫu.
3.2.5.3. Amoni (N – NH4+)
Hàm lượng amoni trong nước tại khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng mùa mưa (tháng 8) năm 2017 dao động trong khoảng từ 60 µg/l đến 90 µg/l, trung bình là 77,5 µg/l. Tại cả 2 điểm thu mẫu đều không có sự khác biệt về hàm lượng amoni giữa tầng mặt và tầng đáy
So với giới hạn này thì hàm lượng amoni tại tất cả các điểm quan trắc khu vực NTTS ven biển cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng vào mùa mưa đều nằm trong giới hạn cho phép.
Hàm lượng amoni trong nước tại khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn, Hải Phòng mùa mưa có sự chênh giữa tầng mặt và tầng đáy. Mặt khác hàm lượng amoni tại điểm quan trắc Đồ Sơn 1 năm 2018 thấp hơn nhiều so năm 2017 điều đó chứng tỏ nồng độ amoni mùa mưa 2018 đã giảm so năm 2017.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
Chất lượng nước tại khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn vào mùa mưa và mùa khô như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ mùa mưa dao động trong khoảng 22 – 26,50 C, nhiệt độ mùa khô dao động: 22 – 26,50 Nhiệt độ không có sự khác biệt lớn giữa các điểm thu mẫu, không có sự phân tầng nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy của cả 2 điểm quan trắc Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2.
- Độ muối: Độ muối tầng mặt và tầng đáy ở cả 2 điểm quan trắc không có sự khác biệt nhiều mùa khô chênh lệch 2 – 3‰ mùa mưa chênh lệch ít hơn: 1,5 – 2 ‰. Độ muối có sự khác biệt lớn giữa thời điểm 2017 và 2018: Đồ sơn 1: chênh 10,6‰. Đồ Sơn 2: 9,8 ‰
- PH cả 2 mùa khô và mưa đều ổn định 7,75 – 7,92
- DO mùa khô: 6,6 – 8,2 mg/l; Mùa mưa DO cao hơn không đáng kể (7,4 – 8,4 mg/l)
- BOD giữa 2 mùa chênh lệch không đáng kể : Mùa khô : 2,10 – 3,7 mg/l; Mùa mưa: 1,9 – 3,6 mg/l
- COD: Cả hai mùa mưa và mùa khô đều vượt QCVN từ 1,1 – 1,51 lần: năm 2018 mức độ ô nhiễm chất hữu cơ tăng lên so với năm 2017
- Amoni: 2018 mùa khô 20 – 46 mg/l; mùa mưa mức độ ô nhiễm tăng nhiều TB 46 – 60 mg/l
- Nitrats: cả 2 mùa khá ổn định 0,9 –1,2 mg/l
- Nitrit: mùa khô điểm Đồ sơn 1 (10,0 – 13,5 mg/l )mức độ dao động lớn hơn so mùa mưa (5 – 7,5 mg/l ). Điểm Đồ Sơn 2: mức độ ô nhiễm thấp hơn >3 mg/l
- Như vậy chất lượng nước tại khu vực NTTS cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn đã có dấu hiệu ô nhiễm về nồng độ chất hữu cơ còn các thông số khác đều đạt QCVN 10:2015/BTNMT về chất lượng nước cho NTTS ven biển.
2. KIẾN NGHỊ
Để quá trình nuôi trồng và sản xuất giống hải sản đạt chất lượng, hiệu quả và năng suất cao thì nguồn nước biển trong quá trình nuôi phải đảm bảo giống với nước biển tự nhiên. Nước nuôi không chứa các chất gây ô nhiễm; có đầy đủ các nguyên tố và dạng hợp chất của nước biển tự nhiên.
Chất lượng nước cửa sông Lạch Tray bị chi phối rất lớn bởi nguồn nước lục địa chảy ra. Do đó cần chú ý những thông số sau:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy sản nuôi trồng nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn.
pH: Đây là thông số quan trọng liên quan đến sự phát triển của các loài sinh vật nuôi trong đầm. Giá trị này biến đổi theo thời điểm lấy nước, lượng mưa, thời điểm cải tạo đầm. Độ pH đo được tại đầm nuôi có giá trị dao động từ 6,3÷7,8. Mức độ dao động khá lớn, nên người nuôi thủy sản cần có những biện pháp điều chỉnh nguồn nước ra vào đầm và sử dụng các chế phẩm linh hoạt tránh gây sốc cho vật nuôi
Các thông số BOD5, COD và DO: Chất hữu cơ khi xâm nhập vào vùng nước, bị VSV phân huỷ, trong quá trình đó, oxy trong nước bị tiêu hao, do đó làm giảm hàm lượng oxy hoà tan trong nước. Nếu hàm lượng chất hữu cơ cao có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt oxy nghiêm trọng, tác động xấu đến sự sống của sinh vật, thậm chí có thể gây chết đối với động vật thuỷ sinh. Hàm lượng COD đo được vùng nghiên cứu đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi trồng thủy sản cần sử dụng các mô hình lọc sinh học, các chế phẩm vi sinh để xử lý hàm lượng chất hữu cơ trong nước đầm nuôi.
Hàm lượng DO trong nước đều đạt tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên các đầm nuôi vẫn cần trang bị hệ thống quạt nước. Vai trò của hệ thống quạt nước làm tăng khả năng trao đổi hòa tan ôxy vào nước rất cần thiết với các đầm nuôi tôm. d. Dinh dưỡng trong nước: hàm lượng nitrit, nitrat và amoni mùa mưa có xu hướng tăng lên so với mùa khô. Tuy vẫn nằm trong GHCP theo Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước NTTS, nhưng trong số các chất ô nhiễm tích lũy trong hệ thống nuôi trồng, khí NH3 và NO2– là chất có tính độc cao ngay cả khi chúng ở nồng độ thấp. Các đối tượng nuôi là ấu trùng hay con non thì mức độ nhạy cảm với các chất ô nhiễm và bệnh dịch rất cao.
Đối với các hệ thống nuôi trồng với mật độ sinh vật cao, tốc độ cho ăn nhiều thì các chất ô nhiễm sẽ tích lũy rất nhanh dẫn đến gây độc cho đối tượng nuôi nếu không được thay nước thường xuyên. Do đó, để hạn chế việc thay nước mới người ta thường bổ sung chế phẩm sinh học vào ao nuôi để xử lý các chất ô nhiễm hoặc cho nguồn nước này qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm sau khi được xử lý sẽ tái tuần hoàn lại hệ thống nuôi. Diễn biến môi trường theo chiều hướng xấu đi sau mỗi mùa vụ thu hoạch nên cần phải cải tạo môi trường đầm nuôi trước khi thả vụ mới.
Tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp cũng gây những biến động cực đoan cho nhiệt độ, pH, độ muối dễ gây hiện tượng “Sốc” môi trường của sinh vật. Vì vậy người dân NTTS cần theo dõi thường xuyên sự thay đổi thời tiết để có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm kịp thời, đảm bảo năng suất đầu ra của thủy sản. Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Tổng quan đối tượng và phương pháp nghiêm cứu