Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven biển cửa sông Lạch Tray, Đồ Sơn; Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam có đới bờ biển dài trên 3200km với nhiều vùng cửa sông và vũng vịnh ven bờ rộng lớn và các hệ sinh thái ven bờ rất đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn. Tuy nhiên, việc sản xuất giống thủy sản ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, cho đến nay các cơ sở sản xuất giống hải sản trong nước mới sản xuất và đáp ứng được khoảng 10 – 50% nhu cầu con giống trong nước. Nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao vẫn chưa chủ động được con giống và phải nhập từ nước ngoài về hoặc khai thác con giống tự nhiên. Nuôi trồng cũng gặp nhiều khó khăn do hiện tượng mất mùa vì đối tượng nuôi chậm lớn, dịch bệnh và hiện tượng chết hàng loạt. Ngoài nguyên nhân về những hạn chế trong công tác nghiên cứu sản xuất giống, di truyền, chọn giống thủy sản thì một nguyên nhân cơ bản nữa là những hạn chế trong công nghệ xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (xử lý nguồn nước cấp và xử lý nguồn nước nuôi). Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Do vậy, việc theo dõi, quản lý chất lượng nước, kịp thời thông báo cho người dân nếu có biến động, đặc biệt là kiểm soát nồng độ nitrit trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của quá trình nuôi, đồng thời làm giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn nước đến môi trường sinh thái ven biển, đảm bảo phát triển bền vững. (Báo cáo tham luận làng nghề NTTS Tân Thành – Dương Kinh, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, [1]).

Chính vì vậy, em chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu sâu hơn các vấn đề đang tồn tại trong chất lượng nước biển ven bờ, sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm tới chất lượng nước NTTS và các giải pháp xử lý các chỉ số môi trường.

Đồ Sơn là một quận thuộc thành phố Hải Phòng, gồm một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là các cửa sông Bạch Đằng, Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) rất đục.

Quận Đồ Sơn có 4.237,29 ha diện tích đất tự nhiên với 102.234 người. Quận có 7 phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). [2]

Với ba mặt giáp biển, khu vực Đồ Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng. Theo ghi chép trong nhiều thư tịch cổ, Đồ Sơn được các triều đình phong kiến coi là một điểm phòng thủ quân sự quan trọng của quốc gia. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khu bãi tắm mới được đầu tư khai thác phục vụ du lịch nghỉ dưỡng. Từ đó, mạng lưới phục vụ du lich phát triển ngày một hoàn chỉnh với những biệt thự, khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi phục vụ cho du khách. Cảnh quan thiên nhiên Đồ Sơn đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú có giá trị kinh tế xã hội và phục vụ nghiên cứu khoa học cho các ngành địa chất, khí tượng thủy văn, hải dương học,… Những giá trị đó đã và đang được khai thác phục vụ cho cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Điều đáng nói là phải có một chính sách khai thác hợp lý, tránh làm cạn kiệt, vừa khai thác vừa tái tạo, làm giàu nguồn tiềm năng thiên nhiên quý giá này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Tốt Nghiệp Khóa Luận Kỹ Thuật Môi Trường

1.1.2. Đặc điểm địa hình Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Địa hình Đồ Sơn đa dạng với phần lớn diện tích là đất liền, còn lại là vùng biền, hải đảo, đồi núi với nhiều dạng hình thái đặc trưng: (Đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn – thành phố Hải Phòng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) [3]

Địa hình đồi núi:

Với độ cao không quá 130 m, địa hình đồi cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích rất rắn chắc, đỉnh dạng vòm tương đối bằng phẳng, sườn thẳng hoặc hơi lồi, đường nét trơn tru, thường dốc từ 15 – 200. Trên các đỉnh và sườn đồi, nước mưa đã bóc mòn và rửa trôi các sản phẩm phong hóa và vận chuyển xuống chân đồi, tạo nền tích tụ hẹp ven chân đồi.

Địa hình đồi núi Đồ Sơn được chia thành 3 bậc:

  • Bậc 1: Là bậc trên cùng với độ cao 80 – 127 m gồm các đỉnh Vạn Hoa, núi Tháp, Chòi Mòng liên kết với nhau thành các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hình thành từ cuối Pliocen-Pleistocen.
  • Bậc 2: Với độ cao từ 40 – 70 m gồm các đỉnh Ba Di, Hà Lầu, Bến Tầu, Ba Phúc kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hòn Dáu, được hình thành và nâng trong kỷ pleistocen giữa.
  • Bậc 3: Độ cao từ 20 – 30 m, gồm các đỉnh núi Độc, đỉnh Vung, bến Thốc, được nâng cao vào đầu pleistocen muộn.

Địa hình nguồn gốc hỗn hợp biển sông:

Gồm hầu hết đồng bằng phía trong đê biển, trừ các đê cát ở Ngọc Hải, với độ cao trung bình từ 1 – 1,2 m; Địa hình thấp dần về phía Đông.

Đồng bằng nguồn gốc hỗn hợp đầm lầy – biển:

Phân bố ở phía Bắc quận, cao từ 0,5 – 0,8 m với thành phần chủ yếu là sét, cát bột màu xám, xám nâu dùng chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ sản.

Địa hình tích tụ do sóng :

Gồm các bậc thềm tích tụ, mài mòn, phân bố ở các độ cao khác nhau, tuổi thềm càng lớn thì thềm phân bố càng cao.

Địa hình bờ biển và bờ đảo:

Gồm 2 kiểu đặc trưng: Bờ tích tụ bằng phẳng bao gồm các loại bờ cát bờ bùn được trải rộng; Bãi cát được cấu tạo bởi các hạt lục nguyên, hạt nhỏ màu xám, độ chọn lọc tốt.

Địa hình do thuỷ triều:

Bãi biển cao 0 – 0.5 m khá bằng phẳng bề mặt phủ bởi một lớp trầm tích sét bột màu xám nâu, chỉ ngập khi triều lên. Tại khu vực phường Bàng La đã tiến hành trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đê khỏi bị xói lở.

Địa hình hỗn hợp triều sóng và hải lưu ven bờ (hay còn gọi là các tích tụ gần bờ):

Trầm tích từ các cửa sông đưa ra được dòng triều và các dòng chảy ven bờ phát tán xa cửa sông và lan tỏa vào các khu vực ven biển.

Địa hình đáy biển:

Trải rộng từ bờ đến trung tâm Vịnh Bắc Bộ.

(Đặc điểm hình thái – động lực khu bờ biển hiện đại Hải Phòng)

1.1.3. Đặc điểm khí hậu, hệ thống sông ngòi và biển, bờ biển, hải đảo Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Khí hậu

Theo chiều ngang từ bờ biển vào sâu trong lục địa, quận Đồ Sơn có chiều rộng dưới 10km nên tính chất khí hậu ven biển bao trùm toàn diện tích. Đồng thời, Đồ Sơn có khí hậu gió mùa nhiệt đới, mùa hạ nóng ấm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông lạnh, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 3. Tháng 4 và 10 là tháng chuyển tiếp khí hậu.

Bức xạ mặt trời là yếu tố có vai trò quyết định nền tảng của khí hậu địa phương Đồ Sơn. Hàng năm Đồ Sơn có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào ngày 24/5 và 21/7. Đồ Sơn có cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào tháng 5 (12,3Kcal/cm2) và tháng 7 (11,3 Kcal/cm2), thấp nhất vào tháng 2 (5,8 Kcal/cm2). Bức xạ trung bình 105 – 115 Kcal/cm. Nhiệt độ trung bình năm tại Đồ Sơn là 23 – 240 0 C, mùa hè 28 – 29 0C, mùa đông 17 – 18 0C. Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 23,5 0C, vào tháng 5 -9 là 25 0C và dưới 20 0C vào tháng 11 – 3 hàng năm.

Nguồn: trạm Khí tượng Thủy văn Hòn Dấu Hoàn lưu khí quyển Đồ Sơn bao gồm hai hoàn lưu chính là gió mùa và gió đất – biển. Giữa hai mùa hoàn lưu có một thời gian chuyển tiếp ngắn khoảng 1 tháng. Hoàn lưu gió mùa mùa đông từ tháng 11 – 3. Gió thịnh hành các hướng Bắc, Đông Bắc, sức gió trung bình cấp 5 – 6, mạnh nhất cấp 7 – 8, hàng tháng có 3 – 4 đợt gió. Trong thời gian này khí hậu Đồ Sơn chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực biến tính qua lục địa hoặc qua biển. Khối không khí cực đới biến tính qua lục địa thịnh hành vào đầu mùa đông (từ cuối tháng 10 đến tháng 1), có nhiệt độ trung bình 14 – 16 0C, độ ẩm tương đối 70 – 80%. Khối không khí cực đới biến tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùa đông (tháng 2 và 3), có nhiệt độ trung bình 16 – 18 0C, độ ẩm tương đối 90 – 95%. Trong mùa đông Đồ Sơn còn chịu ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Quốc, có nhiệt độ trung bình 18 – 20 0C, độ ẩm tương đối 85 – 90%, tác động xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại thời tiết nắng ấm đầu mùa và nồm ẩm mưa phùn cuối mùa. Khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương có ảnh hưởng xen kẽ liên tục suốt mùa hè từ tháng 5-9, nhiệt độ trung bình 270-290C, độ ẩm không khí 85-90%. Khối không khí cực đới thịnh hành vào mùa hạ gây mưa rào, thời tiết mát trong một vài ngày.

Trong các thời kỳ chuyển tiếp mùa, hình thái khí áp mặt đất ở dạng trung gian, các khối không khí mùa đông và mùa hè cùng tranh giành ảnh hưởng, nên dễ gây ra sự hội tụ về gió là yếu tố cơ bản để hình thành giông, lốc, vòi rồng hoặc mưa đá. Gió đất thổi hàng ngày, từ sau nửa đêm, 20- 22 giờ đến 9 -10 giờ sáng, hướng từ đất liền ra biển. Gió biển thổi theo hướng ngược lại vào thời gian còn lại trong ngày. Tần suất gió đất biển cao nhất trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu. Trong các tháng giữa mùa, gió đất gió biển bị lu mờ do bị chi phối mạnh bởi các khối không khí gió mùa. Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Tại Đồ Sơn, tốc độ gió trung bình 6 – 8m/s, số ngày có gió mạnh trên 10m/s là 30 ngày, tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45-50m/s trong bão. Gió mùa mạnh nhất là gió mùa Đông Bắc, làm nhiệt độ không khí giảm thấp, có khi xuống dưới 5 0C làm cây cối gia súc bị chết rét. Gió mùa thổi mạnh làm cho gió ngoài khơi thổi rất mạnh, có thể tới cấp 7 – 8, gây trở ngại cho giao thông, đánh cá và du lịch.

Lượng mưa trung bình năm 1.660 mm. Số ngày mưa trong năm ở Đồ Sơn là 115 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (6-10), trung bình trong giai đoạn này cứ 1,3 ngày nắng lại có 1 ngày mưa. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 325 mm, thấp nhất vào tháng 2 là 6mm. Lượng mưa giờ cực đại đạt đến 103,6 mm. Những cơn mưa >50mm đã gây ngập úng đô thị. Mưa 150mm trong 3 giờ gây ngập úng khoảng 50 ha, sâu 0,5 – 1m, trong thời gian từ 3 giờ đến1 ngày đêm. Độ ẩm trung bình 82-88%, cao vào các tháng 2, 3, 4 và thấp vào các tháng 10, 11, 12. Tổng lượng bốc hơi năm 700-750mm.

Biển, bờ biển, hải đảo:

Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung của Vịnh Bắc bộ và biển Đông. Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5 m ở cách bờ khá xa. ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 – 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển.

Thủy triều vùng ven biển Hải Phòng là nhật triều thuần nhất với biên độ dao động lớn. Thông thường trong ngày xuất hiện 1 đỉnh triều (nước lớn) và một chân triều (nước ròng). Trung bình trong một tháng có 2 kỳ triều cường (spring tide), mỗi chu kỳ kéo dài 11 – 13 ngày với biên độ dao động mực nước từ 2 – 4 m. Trong kỳ triều kém (neap tide) tính chất nhật triều giảm đi rõ rệt, tính chất bán nhật triều tăng lên: trong ngày xuất hiện 2 đỉnh triều (cao, thấp).

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển xung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.

1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội liên quan đến phát triển thủy sản khu vực Đồ Sơn

1.2.1. Dân cư lao động 

Quận Đồ Sơn có dân số khoảng 102.234 người (2018), với mật độ 2417 người/km2. Dân cư sống bằng nghề phát triển dịch vụ du lịch, tại quận ngoại thị Bàng La, dân vẫn lấy nông nghiệp làm nghề chính.

Đồ Sơn có dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào và lượng công nhân có tay nghề chiếm tỉ lệ cao. Tỷ lệ số người 15 tuổi trở lên có việc làm là 68,32%, tỷ lệ số người nội trợ, đi học, mất khả năng lao động là 25,59%, tỷ lệ thất nghiệp chỉ chiếm 6,09%.

1.2.2. Y tế – giáo dục – văn hóa Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Nền kinh tế trong khu vực phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để quận đẩy mạnh các hoạt động văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng được đặc biệt chú trọng gắn liền với giữ vững và duy trì công tác phổ cập giáo dục ở tất cả các bậc học. Cùng với giáo dục, các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được thực hiện tốt. Như chương trình phòng chống các loại dịch bệnh nhất là những bệnh có nguy cơ lây lan từ động vật sang người; chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh phòng dịch, kiểm tra rà soát các điểm hành nghề y dược tư nhân, cấp chứng chỉ mới và gia hạn chứng chỉ hành nghề cho một số cơ sở đang hoạt động.

Cùng với tăng trưởng về kinh tế, các mặt văn hóa – xã hội cũng có những khởi sắc. Lễ hội chọi trâu truyền thống hàng năm được khôi phục đã góp phần động viên tinh thần phấn khởi, ý thức tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đông đảo nhân dân. Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Thông qua việc quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đời sống văn hóa cơ sở, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thị xã đã duy trì và đẩy mạnh được phong trào văn hóa – đào tạo được cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn dân quan tâm chăm lo và có bước phát triển mới cả về cơ sở trường lớp, đa dạng hóa cá loại hình, chất lượng dạy và học có chuyển biến tiến bộ. Cùng với thành phố, Đồ Sơn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học vào năm 1991 và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2000. Việc làm và đào tạo nghề cho con em được quan tâm hơn. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách đối với những người có công cũng đạt được kết quả tốt.

1.2.3. Kinh tế 

Về kinh tế, kinh tế biển và dịch vụ du lịch được xác định là các ngành kinh tế chủ yếu, có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế quận Đồ Sơn phát triển. Trong kinh tế biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được đầu tư lớn, đổi mới cơ chế quản lý, thu hút các thành phần kinh tế tham gia. Người dân địa bàn quận có gần 100 tầu có công suất từ 90 đến 300 CV (sức ngựa) vươn khơi đánh cá bắt hải sản. Các dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá cũng được quan tâm. Trong bối cảnh nguồn lợi hải sản ven biển cạn kiệt, quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý gặp không ít khó khăn, thời tiết lại diễn biến phức tạp, nhưng sản lượng khai thác thủy sản, hải sản của Đồ Sơn được giữ vững và đạt mước tăng đáng kể. Từ năm 1996 đến nay, giá trị sản lượng khai thác thủy sản hàng năm tăng từ 12% đến 15% giá trị sản phẩm tăng từ 10,7 tỷ đồng/năm lên 38 tỷ đồng/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, trong đó có cả một phần diện tích đồng muối ở Bàng La được chuyển đổi sang, năm 1997 là 360ha, năm 2001 là 750ha. Giá trị sản lượng thu được từ muối năm 1996 đạt 9,3 tỷ đồng, năm 2000 đạt 12,5 tỷ đồng. Các cơ sở chế biến thủy hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cũng phát triển hơn so với thời kỳ trước.

Với cơ chế quản lý mới và sự tham gia của các thành phần kinh tế, liên doanh với nước ngoài, du lịch – dịch vụ thật sự trở thành ngành công nghiệp không khói, ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao. Ba khu bãi tấm mở rộng cửa đón du khách thập phương. Hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, năng cấp, đầu từ xây dựng mới phục vụ kinh doanh ngành du lịch. Khách du lịch đến vớ Đồ Sơn ngày càng đông hơn. Bình quân hàng năm Đồ Sơn đón 1 triệu khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng của nghành du lịch chiếm hơn 50% tổng thu ngân của quận.

Các ngành nông, lâm, diêm nghiệp, xây dựng và công nghiệp cũng được quan tâm ở mức độ phù hợp tạo ra sự phát triển đồng bộ theo hướng phát triển bền vững của quận.

Nhìn chung, với những cố gắng nỗ lực lớn của chính quyền và nhân dân, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Đồ Sơn đã có sự chuyển dịch đúng hướng, các ngành kinh tế có lợi thế đã được ưu tiên phát triển mạnh. Đây là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

1.3. Hiện trạng chất lượng nước ven bờ Hải Phòng

1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm dầu Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Chất lượng nước biển ven bờ Đồ Sơn đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ các hoạt động hàng hải, giao thông thủy do mật độ tàu thuyền ra, vào các cửa sông, cảng biển Hải Phòng ngày một tăng, nhất là khu vực cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Lạch Tray. Hiện nay, trong khu vực cảng biển Hải Phòng có tới 37 doanh nghiệp khai thác cảng với tổng chiều dài cầu cảng hơn 10.500 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000 tấn.

Tại 42 bến cảng và 4 khu chuyển tải, hầu hết loại tàu đều không có thiết bị thu gom và xử lý nước thải lẫn dầu, phần lớn xả trực tiếp nước thải lẫn dầu xuống biển. Bên cạnh đó, nguồn phát thải dầu mỡ không được kiểm soát của các cơ sở sản xuất công nghiệp, cảng biển, đóng mới, phá dỡ tàu cũ và dịch vụ dọc theo bờ biển cũng làm gia tăng đáng kể lượng dầu thải ra biển. Khu vực ven biển hiện có rất nhiều khu công nghiệp như Đình Vũ, An Dương, Đồ Sơn… Các nguồn thải công nghiệp ở đây là rất lớn, đặc biệt là khu công nghiệp Đình Vũ nằm sát khu vực cửa Cấm. Tại các khu vực này, nồng độ dầu khá cao. Thực tế cho thấy hàm lượng dầu trong nước ở vùng biển ven bờ tăng cao với hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,7 lên 2,4. Dầu mỡ thải ra sông theo dòng chảy đổ ra biển gây ô nhiễm các vùng nước cửa sông, ven bờ. Tại khu vực biển Đồ Sơn, hàm lượng dầu trong nước biển ở mức cao trong những năm gần đây. (Hiện trạng môi trường một số vùng ven biển ở Hải Phòng, Viện Tài nguyên và Môi trường biển)

Tràn dầu là một loại hình ô nhiễm khó xử lý, để lại hậu quả lâu dài cho môi trường và gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động kinh tế – xã hội trong vùng bị ảnh hưởng của dầu tràn. Mọi sự cố gây tràn dầu quanh khu vực cảng, cửa sông, luổng lưu thông ra vào cảng,.. nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vùng nước quanh khu vực Đồ Sơn, rộng hơn là cả vùng biển khu vực Cát Bà.

Có thể thấy nếu có sự cố tràn dầu từ các tàu biển ở đây sẽ có tác động rất nguy hiểm không lường hết tới môi trường nước, trầm tích và các kiểu HST biển tự nhiên. Sự cố tràn dầu lớn và kéo dài sẽ gây suy thoái, thậm chí phá huỷ môi trường sống của thuỷ sinh vật. Ngoài ra, sự ô nhiễm dầu nếu lan rộng có thể huỷ hoại các vùng nước sử dụng cho nuôi trồng hải sản trong các vùng nước đảo Cát Bà, Tây Bắc vịnh Hạ Long và vùng nước ven bờ Đình Vũ Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Đồ Sơn, làm chết các đối tượng nuôi hoặc làm cho các đối tượng nuôi bị giảm chất lượng vì ô nhiễm dầu và chất hữu cơ.

Các nghiên cứu cho thấy dầu và các sản phẩm từ dầu vào môi trường nước với hàm lượng vượt mức cho phép sẽ có tác động tiêu cực tới môi trường nước, trầm tích và quần xã thuỷ sinh vật:

Trước tiên, khi vào nước, sẽ hình thành váng dầu trên mặt nước ngăn chặn sự xâm nhập ôxy từ không khí vào tầng nước, làm giảm hàm lượng ôxy hoà tan trong nước. Mặt khác, váng dầu cũng ngăn cản việc thoát khí H2S, CH4 là các sản phẩm độc hại từ quá trình sinh – địa – hoá trong nước và trầm tích đáy thải ra ngoài. Các nghiên cứu cũng cho thấy dầu tràn vào thuỷ vực khi bám trên bề mặt lá thực vật sẽ làm giảm khả năng quang hợp của các nhóm rong, cỏ biển, làm mất khả năng thẩm thấu, cân bằng muối, cân bằng áp suất giữa cơ thể sinh vật và môi trường nước, ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và di động của thuỷ sinh vật.

Khi có sự cố dầu tràn, rừng ngập mặn ven biển lại trở thành cái bẫy dầu. Khi đó, dầu sẽ hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm cả cây ngập mặn và quần xã thủy sinh vật sống trong rừng ngập mặn.

Trong mô hình dự báo lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu ở Lạch Huyện, Hải Phòng được trình bày trong báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ Lạch Huyện của Ban Quản lý Hàng hải III (2008), thì khu vực biển ven bờ Nam Đồ Sơn tới cửa sông Văn Úc bị ảnh hưởng nhất khi có gió mùa Tây Nam xảy ra vào lúc xảy ra sự cố. Sự cố tràn dầu và sự rơi rớt dầu ra biển còn gây tác động tới sức khoẻ của nhân dân địa phương và các ngành kinh tế khác đang diễn ra trong vùng nước ven bờ, đặc biệt các khu du lịch nổi tiếng ở đây: đảo Cát Bà, Tây Bắc vịnh Hạ Long và bãi biển Đồ Sơn – Hòn Dấu. Sự cố tràn dầu và rơi rớt dầu còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường của các vùng nuôi trồng hải sản.

1.3.2. Hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ

Tình trạng ô nhiễm nước mặt vùng ven biển hiện hữu, ngày càng gia tăng, nhưng công tác quản lý, kiểm soát còn manh mún, rời rạc. Trong cùng vùng ven biển cùng lúc diễn ra nhiều hoạt động trực tiếp tác động đến môi trường biển, như: du lịch, công nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nhưng mỗi loại hình hoạt động, mỗi khu vực lại có cơ quan, cấp quản lý riêng. Nhiều ngành quản lý, mỗi ngành đều có quyền ra các quyết định quản lý theo thẩm quyền khác nhau dẫn tới sự chồng chéo và cả mâu thuẫn về chức năng, nhiệm vụ và lợi ích phát triển. Mỗi ngành thường chú trọng nhiều vào mục tiêu phát triển kinh tế và quên đi các mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Điều đó dẫn tới chất lượng nước biển vùng ven bờ có nguy cơ ngày càng suy giảm.

Vùng biển ven bờ Đồ Sơn từ lâu đã là một khu du lịch hấp dẫn, thu hút rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế vào mùa hè. Ngành du lịch đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương nhưng nó cũng để lại nhiều hệ lụy về vấn đề môi trường. Trong khi lượng chất thải rắn và lỏng xả thải gia tăng, hiện tại, hạ tầng kỹ thuật phục vụ thu gom, xử lý chất thải lại yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu.

Quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải nói riêng và các quận, huyện khác nói chung tại Hải Phòng đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nhà hàng, đơn vị kinh doanh xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế. Tại khu du lịch Đồ Sơn, các nhà hàng trên các trục đường chính, các khu dân cư tập trung ven biển có hệ thống thoát nước đổ ra biển qua cống hộp ven đường. Ngoài ra, một số chủ nhà hàng đấu nối đường nước xả thải của nhà hàng mình với hệ thống tiêu thoát nước mặt (nước mưa) của quận Đồ Sơn để đổ trực tiếp ra biển. Nước chảy từ các cống này được dẫn thẳng ra biển thường có màu đen đặc, bốc mùi, lẫn nhiều tạp chất.

1.4. Các nguồn ô nhiễm tác động đến chất lượng nước ven biển

1.4.1. Nguồn thải từ đất liền Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Nguồn thải từ các hệ thống sông

Những nguồn thải từ đất liền theo sông đổ ra vùng biển ven bờ đang làm chất lượng nước biển bị suy giảm và ô nhiễm, bị đục hóa, làm cho các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy thoái. Trong số các nguồn thải đổ ra sông chủ yếu là nguồn chất thải sinh hoạt từ các khu vực nội thành.

Nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt của Hải Phòng. Nước thải sinh hoạt có tải lượng chất hữu cơ cao, làm cho môi trường nước sông, hồ trên địa bàn bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương xứng, nước thải sinh hoạt và nước mưa vẫn thoát chung vào hệ thống đường ống xây dựng từ năm 1954. Nước thải nội thành rất bẩn cùng với lượng bùn ga cống trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng.

Mặt khác, rất nhiều bãi rác ven sông, chưa có hệ thống thu gom xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Tiếp đó là nguồn thải khá lớn của các khu kinh tế, cụm điểm công nghiệp và hàng nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển khác tập trung xả nước thải ra sông (Tài liệu Các nguồn thải và thải lượng ô nhiễm ven biển Hải Phòng) [6]. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ Hải Phòng trong đó có nhiều chất gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác chứa trong nước và phù sa.

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn của UBND thành phố, đến năm 2025, thành phố hoàn thành xây dựng 14 khu liên hợp xử lý chất thải rắn; 520 ha hồ điều hòa; 30.000m kênh; 1695 km đường ống thoát nước; 3 trạm bơm nước mưa; 8 trạm xử lý nước thải với tổng công suất 235.500 m3/ngày.

Nguồn thải từ sản xuất công nghiệp

Đối với ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ thì mức độ gây ô nhiễm cho môi trường biển cũng đáng lo ngại. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu trong nước và xuất khẩu, nhiều nhà máy đóng tàu lớn tại Hải Phòng đã đi vào hoạt động và đồng thời liên quan là lượng chất thải độc hại càng xuất hiện nhiều hơn. Ô nhiễm mà ngành công nghiệp này đưa đến chủ yếu là kim loại nặng dưới dạng bột ôxít, như ôxít chì Pb3O4, Pb2O3, PbCrO3, bột ôxít đồng, bột ôxít kẽm, Fe2O3, TiO2, ZnCrO3; các loại sơn xenlulo (-C3H7O2(OH)2, sơn epoxy (CHOCH), sơn formandehyd fenol (-C6H5O ), sơn alkyd dầu (-CHO-) gây ô nhiễm môi trường. Trong quy trình công nghệ đóng tàu, nhiên liệu xăng dầu sử dụng khá nhiều, gây ra lượng dầu thải tương đối lớn trong các công đoạn thi công. Tất cả các kim loại nặng: Zn, Cu, Hg, Cr đều có trong nước và trầm tích, đó là những kim loại có độc tính cao, rất bền vững và có tính tích động trong cơ thể sinh vật biển, tăng dần theo chuỗi thức ăn và tác động xấu đến sinh trưởng của chúng cũng như sức khỏe con người (Báo cáo Quốc gia ô nhiễm Biển từ đất liền Việt Nam)

Hoạt động phá dỡ tàu cũ, phát sinh các chất ô nhiễm ở dạng hơi khí độc, bụi tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người như CO, SO2, NO2, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những chất thải nói trên gây ô nhiễm chủ yếu cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm trầm tích (kim loại nặng) tại các khu vực có nhà máy đóng tàu và bến tàu. Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng trực tiếp tới khu hệ động thực vật và thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển một số ngành công nghiệp biển, đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven bờ biển.

Nguồn thải từ hoạt động du lịch

Tại khu 203 ở Khu 2 Đồ Sơn, hàng chục nhà hàng san sát nhau, mặt tiền hướng ra đường nhưng toàn bộ phía sau dãy nhà là giáp biển. Không có hệ thống thu gom xử lý nước thải, toàn bộ khu nhà này đều sử dụng cách duy nhất là tự thấm và tự ngấm qua hệ thống bể chứa nước thải của nhà hàng. Các ống dẫn nước thải hình thành từ mấy chục năm nay chảy thẳng tuột ra biển, khi nước xuống nhìn rõ đường ống này. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các khu vực thuộc Khu 1,2,3 của Khu du lịch Đồ Sơn.

Theo khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước thải Khu du lịch Đồ Sơn của Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Đồ Sơn, hiện khu du lịch Đồ Sơn chưa có hệ thống thoát nước thải riêng và chưa có khu xử lý nước thải tập trung. Do vậy, toàn bộ nước thải và nước mưa thoát chung cùng một hệ thống với hình thức tự chảy.

Một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ sau khi xử lý nước thải bằng bể phốt để nước thải chảy thẳng ra biển. Thực tế, rất nhiều tuyến đường trong khu du lịch không có hệ thống cống dọc mà chỉ có cống ngang. Tuy nhiên, mật độ cống ngang và các ga thu nước trong khu du lịch rất thưa, dẫn đến tình trạng nước bị ngập cục bộ tại một số khu vực khi trời mưa to hoặc khi lượng khách du lịch tăng cao. Các điểm cửa xả thoát nước trong khu du lịch nằm dọc bờ kè phía biển, một số vị trí cửa xả thoát nước nằm ngay tại các bãi tắm dẫn đến tình trạng nước thải chảy xuống các bãi tắm và bãi biển, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường khu du lịch. Dọc tuyến phố Vạn Sơn từ ngã 3 khu 1 đến dốc khu 2 và dọc tuyến đường phía biển khu 2 có hàng chục cống họng xả ra biển, trong đó có một số điểm xả ra bãi tắm…

Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Đồ Sơn tăng cao, kéo theo lượng nước thải phát sinh tại các cơ sở kinh doanh tăng khiến hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại cơ sở không đáp ứng được yêu cầu. Một số nhà hàng tìm mọi cách tự ý xả nước thải trực tiếp ra biển hoặc đấu vào hệ thống thoát nước mặt chảy ra biển và các bãi tắm, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Theo Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Đồ Sơn, với gần 300 tổ chức, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, 100% các tổ chức, cơ sở có hệ thống bể phốt xử lý tại chỗ, nhưng chỉ có 30% trong số đó xây dựng bể phốt theo tiêu chuẩn, đáp ứng kỹ thuật, còn 70% xây bể chưa đúng kỹ thuật, chủ yếu là để chứa nước thải tự ngấm và thoát ra biển, dung tích bể nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu. Một thực tế khác ở Khu du lịch Đồ Sơn là có tới 40% các tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ đấu nối đường xả nước thải vào hệ thống thoát nước mặt, chảy ra biển; 60% các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ thoát nước thải bằng hình thức tự thẩm thấu và một phần xả trực tiếp xuống biển. Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

UBND thành phố giao Sở Xây dựng cùng chuyên gia CDIA (Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Ca-na-đa) và các sở, ngành thành phố triển khai dự án thoát nước mưa, nước thải quận Đồ Sơn và Dương Kinh theo chương trình hỗ trợ của CIDA. Tuy nhiên đến nay dự án còn nhiều vướng mắc và chưa có khả năng thực hiện. Theo quy hoạch tại khu 1, 2, 3 của Khu du lịch Đồ Sơn nước thải được thu gom về các trạm bơm khu vực và bơm về trạm xử lý tập trung đặt tại phường Vạn Hương, quy mô 1,5ha. Vị trí đặt trạm xử lý nước thải khu du lịch mới nằm giáp tuyến đường phía Tây và khu lấn biển Đồi Rồng. (Báo cáo dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu du lịch Đồ Sơn) [8]

Nguồn thải do nuôi trồng thủy sản

Tại Hải Phòng, ngành kinh tế đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản cũng được đặc biệt quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Song đi liền với sự phát triển này là vấn đề ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Với mục đích khai hoang nông nghiệp, san lấp mặt bằng, mở rộng đô thị, đắp đầm nuôi trồng hải sản, xây dựng các đồng muối, khai phá các luồng lạch mới trong thời gian qua làm thay đổi hiện trạng luồng lạch vùng Tây Bắc vịnh Hạ Long và Cát Bà. Các tác động tiêu cực đó chủ yếu xảy ra đối với các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và hệ sinh thái nền đáy mềm vùng triều khu vực cửa sông Hải Phòng – Đồ Sơn và Tây Bắc vịnh Hạ Long. Quá trình phát triển nhanh chóng, không theo quy hoạch của ngành đánh bắt và nuôi trồng và chế biến hải sản cũng đã và đang làm xấu đi môi trường biển.

Sự phát triển ồ ạt của các hoạt động nuôi trồng thủy sản đã dẫn tới sự tích lũy của các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất ô nhiễm nitơ vô cơ (amoni tổng số – TAN, N-NO2 và N-NO3) do sự bài tiết từ đối tượng nuôi, quá trình phân hủy thức ăn dư thừa hay từ động/ thực vật phù du (Shan và Obbard, 2001). Trong đó, và nitrit là độc tố đối với các đối tượng nuôi do làm rối loạn các quá trình trao đổi chất và ức chế sự vận chuyển oxy trong cơ thể làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và giảm khả năng kháng bệnh của các đối tượng nuôi (Chin và Chen, 1987; Boyd 1998; Gross và cs 2004), từ đó làm giảm năng suất và hiệu quả của quá trình nuôi. Hơn nữa, nước thải nuôi trồng thủy sản không được xử lý mà thải trực tiếp ra sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động sản xuất NTTS phát triển chưa bền vững, quy hoạch vùng nuôi chưa hợp lý, đầu tư công nghệ vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao dẫn đến cá, tôm bị bệnh chết hàng loạt do môi trường nuôi bị ô nhiễm, gây thua lỗ cho người nông dân (Nguyễn Xuân Sinh, 2013). Không những vậy, trình độ thâm canh còn hạn chế; năng suất chưa cao; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, vì vậy chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ cho sản xuất NTTS còn hạn chế, như chính sách về tích tụ ruộng đất, về quy hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ xây dựng nông thôn mới…(Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy Hải sản ở Hải Thành quận Dương Kinh) [9]

Nguồn thải do chất thải rắn

Song song với quá trình phát triển của các ngành kinh tế, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số của Hải Phòng, tổng lượng chất thải rắn không ngừng gia tăng. Lượng rác thải sinh hoạt chiếm tới 80%, còn lại là từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn rất thấp. Ở khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom trung bình là 20%. Tại khu vực trung tâm thành phố và thị trấn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt cao hơn.Việc xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là chôn lấp tại các bãi rác, có nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước rất cao. Hiện tại, lượng CTR của TP Hải Phòng mỗi ngày là 2.000 tấn/ngày, dự kiến tới năm 2025 con số này sẽ tăng lên 8.710 tấn mỗi ngày (Báo cáo tại dự thảo quy hoạch xây dựng đô thị Hải Phòng giảm trừ khí CO2) [10], rác thải hiện tại đã vượt khỏi sự kiếm soát của cơ quan chức năng, gây ÔNMT nghiêm trọng, rác chủ yếu được xử lý bằng biện pháp chôn lấp và đốt. Các bãi rác lớn của thành phố như: Tràng Cát (ô số 2), Đình Vũ, Bàng La, Gia Minh đã quá tải ở quy mô và cấp độ khác nhau. Trong đó, khu xử lý rác Đồ Sơn quy mô 3 ha là bãi chôn lấp CTR cho các quận Đồ Sơn và Dương Kinh hàng ngày tiếp nhận khoảng 350 m3 rác, theo quy trình chôn lấp, nhưng trạm xử lý nước rỉ rác công nghệ đơn giản, vận hành không liên tục, không có hệ thống thu và xử lý nước rỉ rác. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại vẫn chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt nguy cơ làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước.

1.4.2. Nguồn thải từ biển

1.4.2.1. Nguồn thải từ hoạt động của tàu thuyền Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Ô nhiễm biển do các hoạt động hàng hải tại các cảng biển ở Hải Phòng. Những năm trở lại đây, lượng tàu ra vào cảng biển luôn luôn tăng. Dựa vào số liệu thống kê và tài liệu thu thập được từ Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam, khu vực cảng biển Hải Phòng đã có tổng số tàu đăng ký khoảng 600 chiếc chiếm 35,5% tổng số tàu đăng ký trong toàn quốc (khoảng 1.691 tàu), với tổng số tấn trọng tải chiếm 37% tổng số tấn trọng tải của đội tàu trong cả nước (khoảng 7.467.269 DWT). Số lượng tàu đăng ký hoạt động và số tấn trọng tải tàu đã tăng cả về quy mô và chất lượng vận chuyển. Dự báo trong những năm tới, số tàu cập cảng và lượng hàng hoá sẽ còn cao hơn năm trước. Trong lượng hàng hoá đó, bình quân có từ 2 – 3,16 triệu tấn hàng lỏng (chủ yếu là xăng dầu) thông qua cảng,… Trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp vận tải biển lấy lợi nhuận làm mục tiêu chính nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển đội tàu của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển thuộc các thành phần kinh tế ít chú ý đến những tác hại về ô nhiễm môi trường biển do hoạt động của đội tàu gây ra, thường là các trang thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu lớn, tính an toàn kém, nhiên liệu đốt không hết, các chất độc hại thải ra biển ngày càng nhiều hơn, các thiết bị máy phân ly dầu nước, lọc dầu, báo chỉ số nồng độ dầu thải… Mặc dù đã có các quy định về thu gom chất thải từ tàu, tuy nhiên việc tuân thủ và kiểm tra vẫn chưa đáp ứng được. Việc xả thải nước thải, nước la canh, chất thải rắn ra các vùng nước vẫn còn là vấn đề nan giải, đặc biệt là xả các chất thải có dầu, mỡ, gây ô nhiễm biển do dầu. Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Mặc dù hoạt động phá dỡ tàu cũ tại Hải Phòng tiến hành muộn hơn so với một số địa phương phía Nam, nhưng đến nay Hải Phòng lại là địa phương có năng lực phá dỡ vào loại cao do Hải Phòng là thành phố cảng lớn, có hệ thống luồng lạch thuận lợi để đưa tàu đến địa điểm phá dỡ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, v.v. Trên địa bàn toàn thành phố có rất nhiều cơ sở phá dỡ tàu cũ trong đó các cơ sở có quy mô phá dỡ lớn là: Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Công ty phá dỡ tàu cũ và nhập khẩu phế liệu, Công ty cơ khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ, Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu. Tổng năng lực phá dỡ của các cơ sở ước tính đạt từ 100000 đến 120000 tấn/năm.

Quá trình phá dỡ tàu cũ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, phát sinh ra các hóa chất độc hại như: Polichlorinated biphenyl (PCB), polycyclic aromatic hydrocacbon (PAH), tributyltin (TBT), dầu mỡ khoáng, amiăng, các kim loại nặng (thủy ngân, chì, đồng, kẽm, v.v.) và các chất nguy hại khác như: chất phóng xạ, hợp chất nhóm xyanua hữu cơ và cặn bể chứa nước dằn tàu có chứa nhiều vi khuẩn và sinh vật ngoại lai. Đó là chưa kể mối nguy hại do phá dỡ những con tàu chuyên chở dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất thải hoặc các loại hàng hóa nguy hiểm khác.

Ngoài ra, nước biển còn bị ô nhiễm do hóa chất lỏng chở xô trên tàu. Một số hóa chất phục vụ cho hoạt động khai thác tàu như các loại sơn bảo quản, xà phòng, các dung dịch tẩy rửa cũng là nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường biển. Việc đổ thải hoặc rò rỉ các hóa chất ra biển thường gây ra ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển và khó có thể khắc phục được hậu quả. Bên cạnh đó, ô nhiễm do các loại hàng nguy hiểm như chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc… vận chuyển bằng tàu; ô nhiễm do rác thải, nước thải, do sơn chống hà sử dụng cho thân tàu; các vật liệu độc hại dùng để đóng tàu (amiăng, kim loại nặng, hóa chất); ô nhiễm do sự di chuyển của loài thủy sinh vật thông qua nước dằn tàu; các bệnh truyền qua con đường hàng hải.

1.4.2.2. Nguồn thải từ hoạt động khai thác hải sản trên biển

Vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng, mùa khai thác sứa bắt đầu từ tháng 9, 10 năm trước đến tháng 3, 4 (âm lịch) năm sau, ngư dân vào mùa khai thác sứa với sản lượng đánh bắt rất lớn. Chỉ riêng phường Ngọc Hải năm 2015, sản lượng khai thác thuỷ sản toàn phường đạt 1.520 tấn, sản lượng sứa chiếm tới 1.000 tấn, chiếm 65,8% tổng sản lượng, đạt 9,5 tỷ đồng (Phòng Nông nghiệp và PTNT Quận Đồ Sơn). Bên cạnh thu nhập cao từ khai thác và đánh bắt sứa trực tiếp ngoài khơi, hoạt động dịch vụ chế biến sứa trên bờ cũng đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, với thu nhập 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ cách đánh bắt và chế biến sứa rất cao, nhất là tác động xấu đến du lịch.

Ở Đồ Sơn, với hơn 200 phương tiện, hơn 10 cơ sở chế biến hàng vạn con/ngày. Hầu hết cơ sở chế biến đều nằm sát vùng nước biển, không có hệ thống xử lý nước thải nên toàn bộ nước thải từ chế biến sứa chảy thẳng ra biển. Trong khi đa số cơ sở chế biến nằm trong khu du lịch, mùi hôi tanh không chỉ gây khó chịu cho du khách tại chỗ mà nước sứa chảy ra đường khi vận chuyển cũng ảnh hưởng tới vùng không gian cả khu du lịch. Việc chế biến sứa trên bờ hạn chế được chất thải trực tiếp ra biển, song tạp chất và nước thải bẩn từ chế biến vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường khu du lịch. Theo một số ngư dân trực tiếp đánh bắt sứa, nếu bắt cả con sứa thì giá trị một chuyến đi biển thấp vì thân sứa nặng, đem về không sử dụng hết nên họ thường dùng vợt sắt giật lấy đầu sứa, bỏ lại phần thân sứa trôi, phân hủy theo dòng nước. Nhiều thân sứa chết chưa kịp phân hủy trôi dạt vào bến ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khi nguồn nước bị ô nhiễm kéo theo nguồn hải sản giảm, các bãi tắm bị ảnh hưởng xấu, tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người dân và môi trường khu du lịch. Trong khi đó, quận Đồ Sơn chưa có bộ phận giám sát với chế tài đủ mạnh để quản lý khai thác, đánh bắt sứa nói riêng và hải sản nói chung.

1.4.3. Nguồn từ các sự cố môi trường

1.4.3.1. Sự cố tràn dầu Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

Khu vực ven biển Hải Phòng có mật độ tàu thuyền cao, nhất là ở khu vực luồng ra vào cảng. Chính vì vậy trong những năm qua, số vụ tràn dầu và lượng dầu tràn có xu hướng tăng. Đối với vùng biển và ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, các hoạt động có khả năng gây tràn dầu bao gồm, hoạt động giao thông thủy, hoạt động của các cảng đặc biệt là cảng xuất nhập dầu, kinh doanh xăng dầu, thăm dò dầu khí và các hoạt động kinh tế liên quan khác. Chủng loại dầu phổ biến hiện đang được tiếp nhận, vận chuyển và cung ứng là xăng ôtô (MOGAS 90, MOGAS 92), Diesel, dầu FO và dầu hỏa, nhiên liệu phản lực (JET A1), dung môi pha sơn, dung môi cao su và dầu mazut đốt lò, mazut hàng hải. Trong khi khả năng tiềm tàng rủi ro tràn dầu khá cao, mà năng lực về ứng cứu tràn dầu trong khu vực còn rất hạn chế.

Công ty xăng dầu khu vực III, Tân cảng 128 của Hải Phòng là các cơ sở tiên phong trong lĩnh vực này cũng chỉ mới có một số thiết bị như phao quây dầu, bơm hút dầu tràn; một vài tàu lai dắt, kéo phao; chất phân tán và vật liệu thấm hút dầu. Bên cạnh đó, các kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu còn hạn chế, sự phối hợp của các cơ sở liên quan khác còn chưa hiệu quả. Tất cả những điều đó là những thách thức lớn đối với việc phòng chống và ứng phó các sự cố tràn dầu hiện nay.

1.4.3.2. Tai biến thiên nhiên

Vùng ven biển Hải Phòng chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Các cơn bão lớn gây ra lụt lội và thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt ở vùng ven biển, sự kết hợp của gió mùa đông bắc trong các tháng này với hoạt động của bão gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, có khi cấp 10, cấp 11 rất nguy hiểm đối với tàu thuyền (Đài KTTV khu vực Đông Bắc) Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Tổng quan đối tượng và phương pháp nghiêm cứu

One thought on “Khóa luận: Hiện trạng nước nuôi trồng thủy sản ven biển

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp cải thiện nước nuôi trồng thủy sản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464