Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại khách sạn Sea Star bước đầu đánh giá khả năng tiếp nhận của sông Cấm dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
Nguồn tiếp nhận nước thải của Khách sạn là Sông Cấm không nằm trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (Sông Cấm khu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy sử dụng cấp nước cho tưới tiêu thủy lợi, canh tác nông nghiệp cho nhân dân trong vùng).
Hơn nữa, với công nghệ xử lý nước thải của Khách sạn nước thải sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B.
Do đó, việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải và vị trí xả nước thải của khách sạn là phù hợp về lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý với mục đích sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả nước thải, chế độ thủy văn của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Kỹ Thuật Môi Trường
3.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận
Lưu lượng xả nước thải của Khách sạn vào nguồn tiếp nhận là sông Cấm lớn nhất trong ngày có mưa và không có hoạt động xả nước bể bơi là 80,14 m3/ngày.đêm tương đương 0,00093 m3/s.
Lưu lượng dòng chảy của sông Cấm, đoạn chảy qua khu vực phường Máy Tơ lấy bằng lưu lượng dòng chảy trung bình của sông Cấm là 353 m3/s.
Như vậy lưu lượng xả nước thải của Công ty là 0,00093 m3/s rất nhỏ so với lưu lượng dòng chảy của sông Cấm là 353 m3/s, do đó khi xả nước thải của Khách sạn vào nguồn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến chế độ thủy văn của sông.
3.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
Ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây tác động xấu đến nguồn tiếp nhận. Tác động của các chất ô nhiễm cụ thể như sau:
Các chất hữu cơ:
Mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ trong nguồn nước được thể hiện qua thông số BOD5, COD. Nồng độ BOD5, COD cao làm giảm chất lượng nước của nguồn tiếp nhận. Sự có mặt của các chất ô nhiễm hữu cơ cao dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, do vi sinh vật sử dụng lượng oxy này để phân hủy các chất hữu cơ.
Lượng oxy hòa tan giảm dưới 50% bão hòa sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên sinh vật. Ngoài ra nồng độ oxy hòa tan thấp còn ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng sông.
Chất lơ lửng:
Chất rắn lơ lửng có nồng độ cao là tác nhân gây tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm tăng độ đục của nước, gây bồi lắng thủy vực. Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
Chất lơ lửng nhiều có thể gây tắc nghẽn đường cống nếu không được xử lý thích hợp. Khi ra đến nguồn tiếp nhận, chất lơ lửng lại làm tăng độ đục, ngăn cản oxy đi vào nước làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật cũng như đời sống của các sinh vật trong nước.
Các chất dinh dưỡng N, P:
Nguồn nước có mức N, P vừa phải sẽ là điều kiện tốt cho rong, tảo, thủy sinh vật phát triển và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Khi nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao thì sẽ dẫn đến sự phát triển bùng nổ của rong, tảo gây hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng này làm giảm chất lượng nước do gia tăng độ đục, tăng hàm lượng hữu cơ, có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống thủy sinh và gây ảnh hưởng nước cấp sinh hoạt.
Dầu mỡ:
Đây là các hợp chất hydrocacbon khó phân hủy sinh học, chúng gây ô nhiễm môi trường nước, tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy hải sản. Ô nhiễm dầu dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, giết chết các vi sinh vật, làm giảm oxy hòa tan do che mất mặt thoáng.
Vi sinh vật (Coliform)
Nước thải sinh hoạt có chứa các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật (coliform) có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi …), thâm nhập vào cơ thể con người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp … và sau đó có thể gây bệnh.
Ô nhiễm nước do nước mưa chảy tràn
Hiện tại, toàn bộ hoạt động của Khách sạn diễn ra trong tòa nhà 13 tầng nên nước mưa chảy tràn chủ yếu là trên mái nhà của Khách sạn tương đối sạch.
3.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
Hệ sinh thái khu vực bờ Nam sông Cấm nơi tiếp nhận nước thải của Khách sạn chủ yếu là hệ sinh thái nhân tạo, hầu như các thành phần sinh thái tự nhiên không còn tồn tại; khu vực bờ Bắc sông Cấm là khu rừng ngập mặn.
Tuy nhiên, Sông Cấm hiện là nguồn tiếp nhận từ 80% lượng nước thải của thành phố, khả năng tự làm sạch của sông vẫn còn khá cao, lưu lượng nước sông rất lớn so với lưu lượng của các nguồn thải làm cho quá trình hòa tan và pha loãng nước thải diễn ra khá nhanh, nên khi nước thải của Khách sạn với thành phần chủ yếu là nước thải sinh hoạt đã qua xử lý thải ra sông Cấm thì khả năng gây ô nhiễm đến hệ sinh thái thủy sinh là rất thấp
3.5. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác
Tác động của việc xả thải đến kinh tế, xã hội khu vực chủ yếu là bởi các nguyên nhân sau:
- Nước thải không xử lý xả thẳng ra sông;
- Trong quá trình vận hành các công trình xử lý gặp sự cố, chất lượng nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn cho phép.
Nước thải không xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực như phát sinh mùi hôi thối, làm giảm thiểu chất lượng môi trường khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của các cơ sở xung quanh hay hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ dân phía bờ Bắc sông Cấm, từ đó làm giảm năng suất sản xuất, nuôi trồng thủy sản, làm phát sinh ra các mâu thuẫn giữa đơn vị xả thải với các hộ dân và cơ sở sản xuất xung quanh.
3.6. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
Nguồn tiếp nhận nước thải của Khách sạn là sông Cấm đoạn chảy qua cống Máy Đèn, phường Máy Chai. Để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải vào nguồn tiếp nhận, Khách sạn đã kết hợp với Trung tâm môi trường và khoáng sản – Chi nhánh công ty cổ phần đầu tư CM tiến hành khảo sát, lấy mẫu lấy mẫu nước thải tại cống xả của Khách sạn và mẫu nước mặt tại điểm tiếp nhận nước thải.
Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm tại khu vực xả thải của Khách sạn được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT, ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 1. Đánh giá sơ bộ
Vị trí xả thải có nằm trên hoặc gần thượng lưu khu vực bảo hộ vệ sinh?
Vị trí xả thải có nằm trong khu vực bảo tồn (khu bảo tồn quốc gia…)?
Sông có xảy ra hiện tượng nước đen và bốc mùi hôi thối không?
Sông có xảy ra hiện tượng các sinh vật thủy sinh bị đe dọa sự sống, cá chết không?
Trên sông có xảy ra hiện tượng tảo nở hoa không?
Trong khu vực đã từng có báo cáo, số liệu nào liên quan đến vấn đề bệnh tật cộng đồng do tiếp xúc với nguồn nước gây ra không?
Nguồn nước sông có thể còn khả năng tiếp nhận nước thải
Hình 3.1 Sơ đồ đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Bước 2: Đánh giá chi tiết theo phương pháp bảo toàn khối lượng với các giả thiết sau:
- Nguồn tiếp nhận nước thải của khu vực: sông Cấm. Lưu lượng dòng chảy của đoạn sông chảy qua khu vực lấy bằng lưu lượng trung bình sông Cấm: 353 m3/s.
- Nguồn thải: Lưu lượng nước thải lớn nhất của Khách sạn ra sông Cấm là 80,14 m3/ngày.đêm tương đương 0,00093 m3/s.
- Chọn giá trị hệ số an toàn là F = 0,5
- Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm tại cống xả của Khách sạn (bảng 0.3) và nước sông tiếp nhận (bảng 2.5).
a. Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm:
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Ltđ = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4;
Trong đó:
Ltđ (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét;
Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải (Q = 353 m3/s).
Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất (Qt = 0,00093 m3/s)
Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tại QCVN 08 – MT:2015/BTNMT để bảo đảm mục đích sử dụng của nguồn nước đang đánh giá. 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).
b. Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận:
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Ln = Qs * Cs * 86,4
Trong đó:
Ln (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận;
Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải (Q = 353 m3/s). Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
Cs (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải (giá trị Cs là mẫu NM1 – Bảng 2.5)
c. Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận:
Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:
Lt = Qt * Ct * 86,4
Trong đó:
Lt (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;
Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất (Qt = 0,00084 m3/s)
Ct (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải (mẫu tại bảng 0.3)
d. Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải:
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
Ltn = (Ltđ – Ln – Lt) * Fs
Trong đó:
Ltn (kg/ngày) là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn nước;
Fs là hệ số an toàn, giá trị của hệ số này được xác định theo hướng dẫn tại mục 4 Phụ lục 3 của thông tư 02/2009/TT-BTNMT (Fs có giá trị trong khoảng 0,3 < Fs < 0,7), ta chọn Fs = 0,5
Kết quả tính toán như sau:
Do nguồn nước đang đánh giá được sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp nên giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (QCVN 08 – MT:2015/BTNMT – cột B2), cụ thể:
Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa: Ltđ = (Qs + Qt)* Ctc* 86,4
Bảng 3.1 Dự báo tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm có trong nước thải
Áp dụng các công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận: Ln = Qs * Cs* 86,4; Bảng 3.2 Tải lượng các chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào nguồn nước: Lt = Qt *Ct *86,4;
Bảng 3.3. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Công ty đưa vào nguồn nước
Áp dụng các công thức tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể:
Lm = (Ltđ – Ln – Lt)*Fs, (hệ số Fs được lấy là 0,5).
Nhận xét
Theo kết quả tính toán, nước sông Cấm tại đoạn đi qua khu vực tiếp nhận nước thải của Công ty vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số: TSS, TDS, BOD5, nitrat, phosphat, Coliform.
KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của khách sạn seastar cho thấy :
Hệ thống xử lý nước thải tại khách sạn seastar là hệ thống hoạt động Đảm bảo công suất và hiệu quả xử lý nước thải; Chi phí đầu tư vận hành và bảo trì thấp; Công nghệ XLNT phù hợp với điều kiện địa phương; Công trình và thiết bị làm việc ổn định;Thích ứng với BĐKH và An toàn, thân thiện với môi trường Nước thải của khách sạn sau khi qua hệ thống xử lý đều nằm dưới quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. Như vậy có thể thấy rằng, hệ thống thu gom và xử lý nước thải của Công ty đều đang hoạt động tương đối tốt, nguồn nước thải của Công ty đều được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường tiếp nhận
Sau quá trình tìm hiểu và tính toán cho thấy sông Cấm tại khu vực vị trí xả thải của khách sạn vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải chứa chất ô nhiễm đối với các thông số: TSS, BOD5, amoni, dầu mỡ, Coliform…. Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Hiện trạng xử lý nước thải tại khách sạn Sea Star
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star