Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại khách sạn Sea Star bước đầu đánh giá khả năng tiếp nhận của sông Cấm dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Hoạt động phát sinh nước thải Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Sơ đồ quy trình vận hành của Khách sạn như sau:

  • Khách hàng
  • Phòng khách sạn
  • Nhà ăn
  • Bể bơi, bồn xông hơi
  • Khu vực giặt đồ
  • Nước thải vệ sinh
  • Nước thải nhà ăn
  • Nước thải bể bơi, bồn xông hơi

Nước thải giặt đồ

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình vận hành

Nước thải ra từ Khách sạn phát sinh do những hoạt động sau:

  • Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của cán bộ công nhân viên làm việc tại Khách sạn, khách đến đặt phòng tại khách sạn.
  • Nước thải nấu ăn từ khu nhà bếp của Khách sạn.
  • Nước thải từ khu vực giặt đồ tầng G.
  • Nước bể bơi từ 01 bể bơi tầng 3, khu câu lạc bộ xông hơi, tắm nước nóng tầng 3 phục vụ cho du khách của Khách sạn.
  • Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Khách sạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Kỹ Thuật Môi Trường

2.2. Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý

Nồng độ nước thải sinh hoạt trước khi xử lý

Phát sinh do các hoạt động tắm giặt, vệ sinh của khách sạn , nước mưa chảy tràn

Nồng độ ô nhiễm nước thải khu nhà bếp

Theo các đặc trưng về nước thải sinh hoạt nhà hàng ở nước ta, thì nồng độ đặc trưng của các chỉ tiêu có thể liệt kê như sau :

Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải khu giặt đồ trước thống xử lý được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu giặt đồ trước hệ thống xử lý

2.3. Hệ thống thu gom nước thải Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Trong đó hệ thống thu gom nước thải bao gồm:

  • Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt: nước thải từ các nhà vệ sinh trong các phòng của khách sạn, nước thải nhà bếp, nước của các labou (bồn rửa mặt), nước thải trong nhà tắm, nước thoát quầy bar tầng sảnh, nước thải từ tầng
  • khu câu lạc bộ xông hơi, tắm nước nóng, nước thải khu giặt đồ tầng G.
  • Hệ thống thu gom nước thải bể bơi.

Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải nhà vệ sinh phát sinh từ các tầng của khách sạn được thu gom vào bể tự hoại 3 ngăn bằng đường ống PVC, Ф110mm. Nước thải sau xử lý chảy vào bể lắng 1 có thể tích là 4 m3 trước khi qua các ga và thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố Ф1000 mm (phía đường Lê Hồng Phong).

Nước thải từ khu vực nhà bếp ở tầng 2 được thu gom bằng hệ thống đường ống PVC, Ф200mm về bể bẫy mỡ đặt tại tầng 1 sau đó chảy qua hố ga ( cửa xả 1) bằng đường ống PVC Ф110 mm và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Nước thải từ khu vực giặt đồ ở tầng G được thu gom bằng hệ thống máng thu nước về hệ thống xử lý hóa lý đặt tại tầng G sau đó đi qua bể lắng 3 của Khách sạn và thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Nước thải trong nhà tắm, nước thoát quầy bar tầng sảnh, nước thải từ tầng 3 khu câu lạc bộ xông hơi, tắm nước nóng , các labou từ các phòng và nước thoát sàn nhà tắm của một nửa tòa nhà phía Tây của khách sạn được thu gom bằng hệ thống đường ống PVC, Ф90 mm qua bể lắng 2 có thể tích 1,5 m3 sau đó vào bể lắng 1( cửa xả 3) có thể tích 4 m3 có 2 ngăn trước khi chảy ra hố ga của khách sạn và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Nước từ các laubou từ các phòng và nước thoát sàn nhà tắm của một nửa tòa nhà phía Đông của Khách sạn được thu gom bằng hệ thống đường ống PVC, Ф90 mm qua bể lắng 3 có thể tích 5,5 m3 sau đó chảy ra hố ga ( cửa xả 2) của khách sạn và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.

2.3.2 Hệ thống thu gom nước thải bể bơi

Nước thải bể bơi phát sinh từ tầng 3 của Khách sạn hàng ngày được xử lý bằng hệ thống lọc tuần hoàn. Trong năm sẽ có 1 đến 2 lần thay nước bể bơi, nước thải này sẽ được thoát bằng đường ống Ф90 mm, chảy vào bể lắng 2 sau đó qua bể lắng 1 và chảy vao hố ga Ф1000 của thành phố và thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Hình 2.4 : Hệ thống thu gom nước thải bể Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa

Toàn bộ nước mưa trên mái nhà được thu gom bằng 2 hệ thống ống nhựa PVC, Ф90mm vào 2 bể lắng của khách sạn, qua các ga thu, sau đó thoát vào cống thoát nước chung Ф1.000 của thành phố.

2.5. Công trình xử lý nước thải

2.5.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Nước thải của Khách sạn Sea Stars chủ yếu nước thải sinh hoạt (bao gồm nước thải từ khu nhà vệ sinh, nước thải nhà bếp, nước thải khu giặt đồ), nước thải bể bơi nên Khách sạn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cục bộ cho từng loại nước thải. Nước thải từ các nhà vệ sinh được xử lý bằng phương pháp sinh học yếm khí thông qua bể tự hoại, nước thải nhà bếp được xử lý qua bể tách mỡ, nước thải khu giặt đồ xử lý qua hệ thống xử lý hóa lý, nước thải bể bơi được xử lý qua hệ thống lọc cát trước khi thải ra ngoài môi trường

a. Xử lý nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh

Nước thải từ nhà vệ sinh (toilet) có chứa phân, nước tiểu có chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng như Nitơ (N), Photpho (P) và các vi khuẩn gây bệnh, dễ gây mùi hôi thối. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và dễ làm nhiễm bẩn đến nguồn nước tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể tự hoại (3 ngăn) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn được mô phỏng như sau:

Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Nước thải xử lý trong bể tự hoại sẽ được làm sạch nhờ hai quá trình chính là lắng cặn và lên men cặn lắng. Do tốc độ nước qua bể rất chậm (thời gian lưu lại của dòng chảy trong bể là 3 ngày) nên quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh, dưới tác dụng trọng lực bản thân của các hạt cặn (cát, bùn, phân) lắng dần xuống đáy bể, tại đây các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí tạo thành khí CH4, H2S… Cặn lắng được phân huỷ sẽ giảm mùi hôi, thu hẹp thể tích bể chứa đồng thời giảm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải và lượng vi sinh vật có mặt trong lớp cặn. Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 30-50% theo BOD và 50-55% đối với cặn lơ lửng. Bùn thải trong bể tự hoại định kỳ thuê các đơn vị có chức năng hút và vận chuyển đến nơi xử lý.

Dung tích bể tự hoại: 60 m3/bể.

Số lượng: 01 bể.

Kết cấu bể: bê tông cốt thép đáy dày 1,5cm, mac 200, trát vữa dày 1,5cm mác 75, bê tông lót đáy dày 100mm mác 100, cát đen đầm chặt k = 0,95. Thành bể xây gạch đặc dày 200mm, trát vữa dày 1cm mác 75.

Nước thải đã được xử lý sau hệ thống bể tự hoại tự chảy vào hệ thống thoát nước của Khách sạn.

Phần bùn cặn trong bể xử lý định kỳ 6 – 12 tháng Khách sạn sẽ thuê các đơn vị chức năng hút và vận chuyển đến nơi xử lý

b. Xử lý nước thải nhà bếp

Đối với nước thải từ khu vực nhà bếp có nồng độ dầu, mỡ động thực vật cao, vì vậy, lượng nước thải được xử lý qua bể tách dầu mỡ trước khi thải ra cống thoát chung của khu vực. Bể tách mỡ được bố trí ngầm dưới Khách sạn, bể có thể tích 1 m3 gồm 2 ngăn: ngăn tách dầu và ngăn lắng.

Quy trình xử lý nước thải nhà bếp như sau:

  • Đầu vào
  • Đầu ra

Hình 2.7. Sơ đồ cấu tạo bể tách mỡ

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Nước thải từ khu nhà bếp nấu của Công ty chứa một lượng dầu, mỡ tương đối lớn sau khi được loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn như xương, đầu mẩu rau, thức ăn thừa… sẽ được đưa vào ngăn chứa thứ nhất. Tại đây toàn bộ lượng dầu mỡ do trọng lượng nhỏ hơn nước nên sẽ nổi lên trên mặt, nước ở bên dưới sẽ được chuyển qua ngăn thứ 2 nhờ một đoạn ống hình chữ L. Váng dầu trên mặt sẽ được thu gom hàng ngày. Sau khi nước được chuyển sang ngăn thứ 2 tại đây lượng vamngs dầu mỡ còn lại tiếp tục được tách theo nguyên lý trên và nước được tách dầu mỡ tiếp tục một lần nữa được chuyển qua ngăn thứ 3 để đảm bảo lượng dầu mỡ được tách triệt để trước khi thải vào môi trường. Nước thải sau khi tách dầu mỡ được thoát ra hố ga (cửa xả số 1) trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Dung tích bể bẫy mỡ: 1m3

Kết cấu bể: nắp bằng bê tông, bê tông cốt thép đáy dày 150 mm, bê tông lót đáy dày 100 mm mác 100. Thành bể xây gạch đặc dày 10 cm, trát vữa dày 1cm mác 75.

c. Xử lý nước thải từ khu giặt đồ

Nước thải giặt được thu gom riêng và xử lý qua hệ thống xử lý hóa lý lắp đặt tại khu giặt đồ của Khách sạn.

Quy trình xử lý nước giặt như sau:

  • Xả thải
  • Nước thải sau khu giặt đồ
  • Xử lý bùn
  • Bồn hóa chất
  • Bể thu gom K2
  • Nước sau tách bùn K4
  • Bể lọc bùn K5

Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống xử lý nước giặt

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải sau quá trình giặt được thu gom vào bể tập trung .

Từ bể thu gom nước được bơm lên thiết bị lọc đa tầng, trước khi vào thiết bị lọc, nước thải được hòa trộn cùng hóa chất keo tụ. Hóa chất keo tụ có tác dụng thu giữ toàn bộ cặn lơ lửng và các chất gây ô nhiễm trong nước thải trên bề mặt các hạt keo. Sau đó nước thải đi vào thiết bị lọc đa tầng.

Tại thiết bị lọc, nước thải được tách toàn bộ các chất ô nhiễm ở trên bề mặt các hạt keo nhờ lớp cát lọc. Đồng thời lớp lọc than hoạt tính góp phần cải thiện chất lượng nước nhờ hấp phụ các chất hữu cơ, các hợp chất màu trong nước thải.

Thiết bị lọc hấp phụ hoạt động theo 3 chế độ: lọc, rửa xuôi và rửa ngược. Cấu tạo van đa năng gồm 3 chế độ làm việc:

  • Black wash: Chế độ rửa ngược
  • Fast rinse: chế độ rửa xuôi ra bên ngoài
  • Filter: Chế độ lọc

Nước sau lọc đi vào bể chứa nước sạch và đi ra ngoài môi trường khu vực

Quá trình rửa lọc diễn ra, các bông bùn cặn lơ lửng chứa các chất ô nhiễm được thu gom vào thiết bị lọc bùn bằng túi. Bùn cặn được thu gom, xử lý định kỳ, nước tách sau lọc bùn được quay trở lại bể thu gom để xử lý lại.

d. Xử lý nước thải bể bơi

Do nước cấp cho bể bơi là nước sạch, nước được tuần hoàn xử lý qua hệ thống bể lọc hàng ngày và khử trùng bằng Clo theo đúng tiêu chuẩn nước cấp cho bể bơi.

Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bể bơi

Căn cứ vào tần suất hoạt động của bể bơi mà lượng nước này sẽ được thay thế mỗi năm một đến hai lần.

Thành phần nước thải bể bơi tương đối sạch, chủ yếu là TSS, lượng nước này sẽ được lọc qua cát sau đó chảy vào bể lắng của khách sạn trước khi thải vào hệ thống hố ga lắng cặn và thải vào môi trường.

2.5.2 Chất lượng nước thải Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Để đánh giá chất lượng nước thải trước khi thải vào cống thoát nước chung rồi thải ra sông Cấm, Khách sạn Sea Stars thuộc Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Gia Minh đã kết hợp cùng đơn vị quan trắc là Trung tâm môi trường và khoáng sản thuộc công ty Cổ phần đầu tư CM tiến hành lấy mẫu nước thải, kết quả phân tích được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải cuối cùng của Khách sạn

Ngày lấy mẫu: 25/10/2016

Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm Môi trường và Khoáng sản – chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư CM tại Hà Nội.

Điều kiện vi khí hậu: Trời không mưa, nhiệt độ ngoài trời 310C.

Vị trí lấy mẫu:

NTcx1: Nước thải lấy tại vị trí hố ga sau bể tách mỡ của khách sạn; Tọa độ X = 2306552.007 m, Y= 597606.930 m. Hệ tọa độ VN2000, L = 105o45’.

NTcx2: Nước thải lấy tại vị trí hố ga sau bể lắng 3 của khách sạn; Tọa độ X = 2306549.004 m, Y= 597605.932 m. Hệ tọa độ VN2000, L = 105o45’.

NTcx3: Nước thải lấy tại vị trí sau bể lắng 1 của khách sạn; Tọa độ X = 2306545.012 m, Y= 597603.929 m. Hệ tọa độ VN2000, L = 105o45’.

Tiêu chuẩn so sánh:

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B: Quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

Tính giá trị Cmax

Cmax = C x K

  • Cmax: Giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn tiếp nhận.
  • C: Giá trị của thông số0 ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại mục 2.2 theo QCVN 14:2008/BTNMT.
  • K =1: Hệ số ứng với loại hình cơ sở là khách sạn được xếp hạng 3 sao trở lên.

Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra môi trường của Khách sạn với tiêu chuẩn cho phép (QCVN 14:2008/BTNMT) cho thấy:

  • Nồng độ các thông số trong nước thải đều thấp hơn giới hạn cho phép tại QCVN 14:2008/BTNMT – Cột B. Nguyên nhân do hoạt động của khách sạn không phát sinh nước thải sản xuất, nước thải ra môi trường chủ yếu là nước thải sinh hoạt đã được xử lý qua bể tự hoại, bể tách mỡ, hệ thống xử lý nước thải khu giặt đồ và lắng qua các hố ga trên hệ thống thoát nước của khách sạn nên hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tương đối thấp.

2.6 Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

2.6.1. Sơ đồ và hệ thống cống, kênh, mương… dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận

2.6.2 công trình cửa xả nước thải

Nước thải sinh hoạt sau xử lý của Công ty tự động chảy tràn vào đường ống thoát nước PVC với đường kính D140 dẫn vào hệ thống thoát nước chung của khu vực trên trục đường Lê Hồng Phong.

Toàn bộ nước mưa chảy tràn khu vực Công ty được thu gom vào đường ống và mương hở xung quanh dự án. Trên mương hở có bố trí các hố ga có nắp đậy bê tông để nước mưa lắng cặn. Sau đó nước mưa chảy vào mương có nắp bê tông đúc sẵn để thoát vào ống cống, cuối cùng chảy vào hệ thống thoát nước mưa chung của đường Lê Hồng Phong.

2.6.3. Chế độ xả nước thải Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

Chế độ xả nước thải liên tục 24h/24h.

2.6.4. Lưu lượng xả nước thải

Nước thải sinh hoạt:

  • Lượng nước dùng cho sinh hoạt vào tháng sử dụng lớn nhất 1.669 m3/tháng, tương đương 55,63 m3/ngày.đêm.
  • Khối lượng nước thải sinh hoạt (Theo khoản 1a điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP  ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải được tính bằng 100% nước cấp cho hoạt động sinh hoạt) = 100% x 55,63 m3/ngày =55,63 m3/ngày.đêm.
  • Khu vực phát sinh: Trong khách sạn.
  • Thành phần ô nhiễm: các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ (BOD5, COD), cặn lơ lửng (TSS), các chất dinh dưỡng (N, P), chất hoạt động bề mặt (từ các chất tẩy rửa) và các vi sinh vật gây bệnh (coliform)

Nước thải bể bơi:

  • Lượng nước cấp cho bể bơi là 70 m3/lần, cấp thay vào một đến hai lần trong năm tùy thuộc vào lượng khách sử dụng. Mỗi lần thay kéo dài trong 3 ngày liên tiếp với chế độ xả từ từ, nước thải bể bơi được thay vào ngày trời không có mưa để giảm áp lực xả thải.
  • Khối lượng nước thải được định lượng bằng 100% nước cấp và bằng 70 m3.
  • Khu vực phát sinh: tầng 3 khu bể bơi của khách sạn.
  • Thành phần nước bể bơi tương đối sạch, chứa hàm lượng nhỏ TSS, lượng nước này sẽ được xử lý qua hệ thống lọc cát trước thải vào bể lắng của khách sạn và thải bỏ thẳng vào hệ thống thoát nước chung.

Nước mưa tràn mái:

Khu vực phát sinh: Toàn bộ lượng nước mưa tràn mái của tòa nhà. Lượng nước mưa này được thu gom qua 2 dường ống Φ90 từ 2 bên mái của tòa nhà sau đó chảy qua 2 bể lắng trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Thành phần ô nhiễm: Nước mưa chảy qua mái thường cuốn theo bụi bẩn trên mái xuống.

Theo niên giám thống kê Hải Phòng năm 2014 lượng mưa trung bình năm khoảng 99,2 mm; ngày mưa lớn nhất trong khoảng 50 mm. Với diện tích toàn bộ mái tòa nhà 490,2 m2, thì tổng lượng nước mưa chảy tràn trong một ngày ước tính như sau:

V nước mưa ngày lớn nhất = 0,05 (m/ngày) x 490,2 (m2) = 24,51 (m3/ngày)

Như vậy tổng lượng nước xả thải của Khách sạn được thống kê tại bảng sau:

Lượng nước thải cần thu gom và xử lý phát sinh trung bình một ngày ước tính khoảng 55,63 m3/n gày.đêm.

Hoạt động xả nước bể bơi diễn ra trong 3 ngày liên tiếp trong tháng có hoạt động xả nước bể bơi với l ượng nước là 70m3/lần. Tiến hành hoạt động xả nước bể bơi vào những ngày trời không có mưa để giảm áp lực xả thải. Như vậy, tổng lượng nước thải phát sinh lớn nhất (tính cho ngày có xả nước bể bơi) của Khách sạn là 55,63 + 23,3 = 78,93 m3/ngày.đêm.

Ước tính lượng nước xả thải vào những ngày có mưa lớn nhưng không diễn ra hoạt động xả nươc thải bể bơi là 55,63 + 24,51 = 80,14 m3/ngày.đêm

2.6.5. Vị trí xả nước thải sau xử lý của Công ty

Vị trí xả nước thải sau xử lý của Khách sạn Sea Stars có tọa độ trong bảng sau, thuộc địa phận phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

Bảng 2.6: Tọa độ điểm xả thải nước thải từ Khách sạn

2.6.6. Phương thức xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận

Quá trình xả nước thải vào nguồn tiếp nhận của Khách sạn là quá trình tự chảy. Nước sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sẽ tự chảy vào nguồn tiếp nhận Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cấm

One thought on “Khóa luận: Thực trạng về quy trình xử lý nước thải tại Sea Star

  1. Pingback: Khóa luận: Hiện trạng xử lý nước thải tại khách sạn Sea Star

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464