Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Long Thọ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế ngày càng hội nhập như hiện nay cùng với việc các doanh nghiệp nước ngoài liên tục có các hoạt động đầu tư và kinh doanh vào Việt Nam đã làm cho môi trường kinh doanh trong nước có những chuyển biến, thay đổi. Các doanh nghiệp luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước trong bất kỳ lĩnh vực nào mà mình hoạt động. Do đó, để có thể tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ khác thì bản thân các doanh nghiệp phải có các biện pháp nâng cao lợi thế của mình cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững trước áp lực của các đối thủ mà còn giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, phát triển và cũng cố vị thế của mình tên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải khắc phục các điểm yếu, hạn chế của mình, tăng cường khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào, tăng khả năng sử dụng lao động sao cho hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận góp phần vào sự phát triển cho doanh nghiệp. Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng là một trong lĩnh vật đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong sự hộ nhập và phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thể hiện được năng lực kinh doanh của mình, đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải có những thay đổi, điều chỉnh nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi.
Cũng không tránh được những chuyển biến trên thị trường, công ty cổ phần (CTCP) Long Thọ hiện đang là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm là xi măng, ngói màu, gạch lát Terazzo, gạch xây Block, tấm lợp Fibro đang đứng trước những áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành.
Vì vậy, để có thể vượt qua những khó khăn về cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt của công ty quả thực là một quá trình không hề đơn giản và cần sự tập trung cũng như những nổ lực không chỉ của ban lãnh đạo công ty mà còn của toàn thể cán bộ nhân viên và người lao động. Công ty cũng cần xây dựng riêng cho mình một chiến lược phát triển cụ thể trong dài hạn.
Với những suy nghĩ và nhận định trên, em cho rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng đề đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như năng lực của doanh nghiệp. Do đó, em đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Long Thọ” làm đề tài cho bài khóa luận của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh
2. Mục tiêu ngiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Lon
Thọ trong giai đoạn 2014-2016 rồi từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của doạnh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá iệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2014-2016.
- Đề xuất một số giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề hiệu quả họat động kinh doanh của CTCP Long Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Long Thọ.
3.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại CTCP Long Thọ.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Long Thọ giong giai đoạn 2014-2016, định hướng hoạt động đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi CTCP Long Thọ bao gồm: quá trình hình thành và phát triển của công ty, các sản phẩm mà công ty đang sản xuất và kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy, kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Long Thọ.
Nguồn thu thập chính là website: www.longthohue.com.vn và các số liệu từ các phòng ban của công ty.
4.2. Phương pháp phân tích
Những phương pháp mà em sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này bao gồm:
- Phương pháp so sánh: gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích kỳ trước (năm trước) hoặc hàng loạt kỳ trước nhằm xác định sự biến động về xu hướng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích. Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu giữa các kỳ gốc khác nhau. So sánh bằng số tuyệt đối để phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối sẽ giúp thấy rõ được sự biến động về quy mô ủa chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Trong khi đó, so sánh bằng số tương đối sẽ giúp thấy rõ tốc độ phát triển và xu hướng biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát khoa học: là phươ g p áp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng với một thời gian, không gian và mục đích nhất định. Sử dụng các phương pháp quan sát trực tiếp và công khai nhằm có những nhận định thực tiễn, khách quan, chính xác về các đối tượng nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Cơ sở lý luận Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
1.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm
Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh do nh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh do nh, phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả hay không? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó.
Để hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là gì thì trước hết chúng ta cần hiểu một số khái niệm sau:
Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riê g, có tài sản, có trụ sở giao địch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp là một hệ thống mở có quan hệ khăn khít với môi trường sản xuất, kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống phân công xã hội của nền kinh tế. Doanh nghiệp đồng thời là đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu thụ trên thị trường mua và bán.
Khái niệm sản xuất
Sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, phương pháp quản lý và công cụ lao động khác tác động lên các yếu tố như: nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu xãhội.
Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn từ quá trình đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng đến mục đích sinh lợi và để cho mục tiêu này có được đảm bảo hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đề ra các phương pháp và các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh, tùy theo mỗi quan điểm và cái nhìn từ các chuyên gia hay các tổ chức. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát chúng ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất. Hiệu quả oạt động kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh còn là vấn đề sống còn có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét các quan niệm đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh:
Thứ nhất,về thời gian: hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá rình không giảm sút.
Thứ hai về mặt không gian: hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi là đạt được khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh chung và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn côngty.
Thứ ba về mặt định lượng: hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ đạt khi kết quả cao hơn chi phí bỏ ra, khoảng cách càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao và ngược lại. Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
Và về mặt định tính: hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ biểu hiện bằng các con số cụ thể mà còn biểu hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợp với phương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh..
Ngoài ra còn biểu hiện về mặt xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh qua địa vị, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, vấn đề môi trường, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp.
Tùy theo từng lĩnh vực mà những nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm, khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể kể đến một số quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh như:
- Theo Adam Smith-nhà kinh tế học người Anh: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng lên h y việc mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Ngoài ra, quan điểm này chỉ đúng khi tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất .
- Theo P. Samerelson và W.Nordhaus thì : “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề ập đến khía cạnh phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế xã hội.
Theo quan điểm của tác giả Manfed thì cho rằ g iệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Theo ông : “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theođơn vịgiátrịchiachochiphíkinh doanh”. Đâylà quanđiểm được nhiềunhàkinhtếvà quảntrịkinhdoanhápdụng vàotínhhiệuquảkinhtếcủacácqúatrìnhkinhtế.
- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí” . Quan điểm này phản ánh được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao.
- Lại có quan điểm khác cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế nó xuất hiện từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo một mục đích nhất định.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn…) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗ sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất sau đây:
Trong đó:
- Hiệu quả kinh doanh.
- Kết quả kinh doanh.
- Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phầ … Như vậy kết quả kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là phản ảnh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định trong mối quan hệ tương quan gữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian, cả về mặt định tính và mặt định lượng. Về mặt định tính, hiệu quả kinh tế thu được là mức độ phản ánh sự nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý kinh tế và giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. Trong khi đó về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện trong mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác, hiệu quả thu được khi kết quả đạt được cao hơn chi phí bỏ ra, sự chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao, sự chênh lệch này nhỏ thì hiệu quả thấp.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, trong từng giai đoạn không làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích về sau.
Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung (về mặt định hướng là tăng thu giảm chi). Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí kinh doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm sao đạt được kết quả lớn nhất.
1.1.1.3. Vai trò của hiệu quả họat động kinh doanh trong doanh nghiệp Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
Trong nền kinh tế hộ nhập hiện nay khi mà ngày có càng nhiều doanh nghiệp được thành lập mới trên thị trường và các doanh nghiệp từ nước ngoài ồ ạt vào kinh doanh tại Việt Nam thì vấn đề cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, thậm chí ngày càng khốc liệt hơn. Do đó, vấn đề hiệu quả kinh doanh mà một trong những khía cạnh quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh ủa doanh nghiệp. Đặt biệt, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp ểm soát tốt hơn các yếu tố đầu vào, các quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn giúp c o mỗi doanh nghệp có những nền tảng nhất định trong việc nâng cao quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài ra, còn góp phần giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế, thiếu xót trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình nhằm đạt được những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Không những thế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Sự sinh tồn của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt trên thị trường của doanh nghiệp, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó. Do đó, hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có vị thế vững vàng hơn trên thị trường. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc cạnh tranh này làm thúc đẩy các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư để tạo nên sự tiến bộ cho bản thân doanh nghiệp nhằm gia tăng khả năng canh tranh với các đối thủ.
1.1.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề cấp thiết
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng cuả mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn cho mình phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp. Để tối đa hóa được lợi nhuận doanh nghiệp phải tận dụng tối ưu nguồn lực mà mình có được. Nhưng việc có thể sử dụng tối ưu nguồn lực đó hay không lại còn phải phụ thuộc vào năng lực cũng như p ương pháp quản trị của nhà lãnh đạo. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ thể hiện là các công cụ để nhà quản trị sử dụng trong quá trình lãnh đạo mà còn là thướ đo phản ánh năng lực của nhà quản trị.
Đặc biệt, trong điều kiện các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt theo thời gian cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số èm theo sự tăng lên về nhu các sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì đây là yếu tố giúp doanh nghiệp chiếm được lợi thế lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ, là tiền đề để tạo n n cuộc bức phá mạnh mẽ về sau. Ngoài ra,việc nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận góp phần nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và người lao động.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
1.1.2.1. Các yếu tố vĩ mô
Các yếu tố thể chế-luật pháp
Các yếu tố thể chế-luật pháp chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị là một tiền đề quan trọng hàng đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi môi trường pháp luật có thể lợi cho một nhóm doanh nghiệp hay một nhóm lĩnh vực này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của một nhóm lĩnh vực kia. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là điều mà mọi doanh nghiệp luôn mong muốn tại thị trường mà mình kinh doanh. Môi trường này không những có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến nhiều loại chi phí của doanh nghiệp như chi phi lưu thông, chi phí vận chuyển, các loại thuế quan …đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng của các chính sách thương mại quốc tế, các hàng rào thuế quan, các chính sách thông quan…Tóm lại, môi trường chính trị-pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế
Thông thường trước khi hoạt động vào một thị trường nhất định, doanh nghiệp luôn quan tâm đến các chỉ số kinh tế của thị trường đó, chẳng hạn như : lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức tiền lương cơ bản, các chính sách ưu đãi cho ngành, giảm thuế, trợ cấp…chưa kể đến các chỉ số kinh tế có tính chất tổng quát như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI),…Các yếu tố kinh tế có tác động quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua những điều chỉnh sao cho phù hợp với những chỉ số inh tế đã phản ánh.
Các yếu tố văn hóa, xã hội
Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ đều có một ền văn hoá đặc trưng, và những yếu tố này là những đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia hay khu vực với nhau góp phần làm cho văn hóa của mỗi quốc gia thêm những màu sắc khác nhau. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng với các ngành. Bên cạnh văn hóa, thì các đặc điểm xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như: thu nhập bình quân, lối sống, trình độ học vấn, tuồi thọ trung bình, điều kiện sống…
Các yếu tố công nghệ
Công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yêu tố công nghệ như đổi mới công nghệ, bản quyền công nghệ, khuynh hướng điều khiển hóa, tự động hóa, máy tính hóa…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại, sản phẩm mới ra đời có chất lượng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn sản phẩm trước. Do đó, việc các doanh nghiệp phải cập nhật sự tến bộ công nghệ của thế giới là điều cần thiết trong sự hòa nhập chung với thị trường. Nếu bản thân doanh nghiệp không chủ động trong việc cải tiến công nghệ thì hậu quả dẫn đến là doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ bỏ lại phía sau rồi dẫn đến lạc hậu và mất khả năng cạnh tranh với chính đối thủ.
1.1.2.2. Các yếu tố vi mô Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
Yếu tố vốn
Vốn là một trong những điều kiện bắt buộc phải có trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính là vốn tự có, vốn do nhà nước cấp và vốn vay. Tùy đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn do ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân thì vốn vay và vốn tự có là chủ yếu. Khi doanh nghiệp có năng lực về vốn mạnh thì họ có quyền tự chủ ở nhiều khía cạnh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình chẳng hạn như đầu tư cơ sở vật chất tiên iến, thuê những nhà lãnh đạo giỏi quản lý, nâng cấp công nghệ hiện đại…Tóm lại, có thể khẳng định vốn là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố về nhân sự
Con người là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt cộng với việc khan hiếm về một số nguồn nguyên vật liệu đang trở nên phổ biến thì vai trò của toàn thể người lao động trong việc kiểm soát, sử dụng các yếu tố đầu vào một cạch hiệu quả là trở nên cần thiết, hơn nữa đấy có thể coi là trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp. Để có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển ổn định, lâu dài thì đòi hỏi ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải luôn đưa ra các chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của doanh nghiệp. Những chính sách này có tính chất đặc biệt quan trọng trong việc định hướng cho doanh nghiệp hoạt động theo một kế hoạch đã định sẵn, nó góp phần giúp cho doanh nghiệp được hoạt động trơn tru và thuận lợi hơn.
Có thể khẳng định việc doanh nghiệp có tồn tại được hay không hay phát triển đến một mức độ nào đấy thì còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà lãnh đạo của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính những phương pháp quản trị, các chính sách của họ còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều.
Yếu tố trình độ kỹ thuật công nghệ
Ngày nay yếu tố kỹ thuật công nghệ được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, vì bản thân mỗi doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của nó trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc đầu tư vào công nghệ là hoạt động tất yếu, vì nó giúp doanh nghiệp có thể cắt giảm được chi phí nhân công,tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng được sản lượng, sản phẩm ó chất lượng tốt hơn…
Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh thì việc phải cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, trong điều kiện có nhiều đôí thủ cùng hoạt động trong cù g lĩnh vực thì việc cạnh tranh diễn ra càng gay gắt hơn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ luôn là thử thách cho việc ra quyết định cua doanh nghiệp. Tuy nhiên, cạnh tranh lại là động lực giúp cho doanh nghiệp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời cũng là giúp cho chính doanh nghiệp phát triển.
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
1.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Pi: giá bán sản phẩm i
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tổng chi phí (TC)
TC=FC+VC
Trong đó:
FC: chi phí cố định
VC: chi phí biến đổi
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận (LN)
πLợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí =TR–TC
Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động SXKD của doanh ng iệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Vốn cố định (VCĐ)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
VCĐ: vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Mức đảm nhiệm vốn cố định
MVCĐ = Đ
Trong đó: MVCĐ là mức đảm nhiệm cốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu đơn vị vốn cố định.
Trong đó:
rVCĐ là mức doanh lợi vốn cố định là lợi nhuận trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết khi công ty đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh một đồng vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử vốn lưu động (VLĐ)
Số vòng quay vốn lưu động
Trong đó: là số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Trong đó: MVLĐ là mức đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu đơn vị vốn lưu động.
Mức doanh lợi vốn lưu động
rVLĐ = Đ
Trong đó: rVLĐ là mức doanh lợi vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Độ dài vòng quay vốn lưu động (D)
Trong đó: N là độ dài kỳ nghiên cứu (N=360 ngày)
Độ dài vòng quay vốn lưu động phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển vốn lưu động, số vòng quay càng nhiều thì độ dài của mỗi vòng quay càng rút ngắn và ngược lại.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH)
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị VCSH sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao và tăng lên sau mỗi kỳ kinh doanh thể hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh tốt. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn, trình độ tổ chức nguồn vốn hay bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng VCSH =
Trong đó: TR là doanh thu trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCSH là chỉ số phản ánh khả năng tạo doanh thu của một đơn vị VCSH, hay nói cách khác một đồng VCSH sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động
Trong đó:
w: năng suất lao động
L: lao động
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Mức sinh lợi của lao động
rLĐ=
Trong đó:
rLĐ là mức sinh lợi của lao động
Chỉ tiêu này cho biết một lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
2. Cơ sở thực tế
2.1. Thị trường xi măng tại việt Nam hiện nay Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
Năm 2017 nền kinh tế cả nước đã có những chuyển biến tích cực và có dấu hiệu khởi sắc, nhiều dự án đầu tư được xây dựng, đặc biệt là các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng giao thông đã được triển khai xây dựng trở lại. Tuy nhiên, thời tiết năm 2017 mưa, bão kéo dài trên cả nước vì thế sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước tăng không đáng kể so với năm 2016.
Theo thông tin mà Bộ Xây dựng công bố đầu năm vào tháng 11 năm 2017, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ toàn ngành 10 tháng năm 2017 ước đạt 63,25 triệu tấn, đạt 80% so với kế hoạch năm, trong đó sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt nội địa ước đạt 47,58 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng clinker và xi măng xuất khẩu ước đạt 15,67 triệu tấn, tăng 20% sản lượng xuất khẩu năm 2016. Lượng clinker và xi măng tồn kho cuối tháng 10 ước đạt khoảng 3,75 triệu tấn, trong đó có 1,45 triệu tấn xi măng, còn lại là 2,3 triệu tấn clinker, tương ứng khoảng 15-20 ngày sản xuất. Trên cơ sở tiêu thụ 10 tháng, dự kiến tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ năm 2017 khoảng 80 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó lượng xi măng nội địa tiêu thụ khoảng 62 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2016 và đạt 97% kế hoạch năm, xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker khoảng 18,0 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2016, đạt 120% kế hoạch năm.
Dự đoán năm 2018 nền kinh tế cả nước vẫn còn khó khăn, tuy nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao t ông, thủy lợi vẫn được nhà nước quan tâm, cùng vói đó là thị trường bất động sản có dấu hiệu tích cực, nhu cầu xây dựng của các tổ chức và cá nhân vẫn khá cao. Trên cơ sở dự kiến sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2017, Bộ Xây Dựng tính toán nhu cầu về lượng xi măng tiêu thụ toàn ngành vào khoảng 83-85 triệu tấn, tăng 4-6% so với năm 2017, trong đó t êu thụ nội địa vào khoảng 66-67 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 17-18 triệu tấn. Trong khi đó, năm 2017 có 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới với công suất thiết kế 9,1 triệu tấn xi măng/năm đi vào vận hành. Như vậy đến cuối năm 2017 cả nước có 83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất đạt 98,56 triệu tấn hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2018 (bao gồm xi măng tiêu thụ nội địa,clinker và xi măng xuất khẩu). Ngoài ra, mục tiêu đề ra năm nay của Bộ Xây Dựng là không chỉ đạt mục tiêu đã đề ra từ đầ năm 2018 về lượng xi măng được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước mà còn mục tiêu song song là nâng cao lượng xi măng xuất khẩu ra nước ngoài nhằm mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp và nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD). Hiện nay, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan đang tăng lên mạnh mẽ do vậy xuất khẩu xi măng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh nhiều hơn. Các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để tránh bị ép giá, giữ gía ổn định, có các chiến lược dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Thị trường xi măng tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
Khi nhắc đến thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) nói chung và thị trường xi măng nói riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế thì không thể không nhắc đến những tên tuổi lớn như CTCP Long Thọ, CTCP Xi măng Đồng Lâm, Công ty TNHH Xi măng Luks Việt Nam…Mỗi năm các doanh nghiệp này không chỉ cung ứng lượng xi măng để phục vụ cho các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh mà còn cho các tỉnh miền Trung. Theo số liệu mà Sở Xây Dựng công bố trong năm 2017 thì tổng sản lượng xi măng sản xuất đạt gần 1,4 triệu tấn (trong đó riêng CTCP Long Thọ sản xuất hơn 200.000 tấn), sản lượng tiêu thụ ước đạt 1,16 triệu tấn. Số lượng này cho thấy nhu cầu xây dựng trong tỉnh đ ng ở mức còn thấp so với tiềm năng của tỉnh, điều này cũng có thể giải thích được phần nào k i trong năm vừa qua ngoài nhu cầu xây dựng của các hộ gia đình với quy mô nhỏ t ì tr ng địa bàn tỉnh có khá ít những dự án lớn với mức tiêu tốn nguồn vật liệu lớn. Tuy nhiên, nói vậy không đồng nghĩa là không có sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất xi măng mà trái lại là sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt khi các nhà sản xuất luôn cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao mà giá thành hợp lý. Ngoài ra, các doa h nghiệp này cũng không ngừng nâng cấp dây chuyền sản xuất của mình nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của xi măng Đồng Lâm cùng với những tên tuổi đã có từ lâu ở Huế đã tạo nên cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm thị phần ở lĩnh vực xi măng trên địa bàn tỉnh, điều này mang đến nhiều hơn sự lựa chọn cho khách hàng trong việc lựa chọn các sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý.
Dự đoán trong năm 2018 thị trường xi măng ở Huế không có nhiều sự biến động khi sự cạnh tranh vẫn diễn ra giữa các tên tuổi lớn đang hoạt động trong ngành như Long Thọ, Đồng Lâm, Lusk, Nghi Sơn, Bỉm Sơn…Ngoài ra, trong năm nay nhu cầu xây dựng chủ yếu vẫn là các hộ gia đình hay các công trình có quy mô nhỏ, không có nhiều dự án có quy mô lớn nên mức tiêu thụ vẫn không quá chênh lệch so với năm 2017. Do đó nhều khả năng các doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Khóa luận: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Cty Long Thọ
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả KD của Cty Long Thọ