Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Viglacera GlassKote dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Những thuận lợi và thách thức đối với công ty TNHH Viglacera GlassKote trong thời gian tới.

3.1.1. Thuận lợi.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ mức cao, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì vấn đề đô thị hoá, xây dựng cũng ngày càng gia tăng. Với sự phát triển đô thị hoá như hiện nay thì nhu cầu xây dựng các công trình nhà cửa, cơ quan, xí nghiệp ngày càng lớn. Hiện nay kính là một trong những vật liệu xây dựng được ưa chuộng không chỉ nhờ kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, tiện dụng phù hợp với không gian kiến trúc mà còn đem lại giá trị thẩm mỹ trong trang trí nội thất, có thể sử dụng được ánh sáng tự nhiên. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm kính là: bền, mát, đẹp,…và các điều kiện địa lý, khí hậu làm cho nhu cầu về các sản phẩm kính ngày càng được quan tâm.Thị trường trong nước ngày một có tiềm năng. Nhu cầu xuất khẩu cũng được mở rộng hơn khi Việt Nam làm thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với Công ty. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Vị trí địa lí thuận lợi: Công ty TNHH Viglacera GlassKote có địa điểm tại cả miền. Trụ sở chính công ty nằm tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, chi nhánh miền Nam nằm tại 196/1/14 Cộng Hòa, P12, Q.Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Với địa điểm nằm tại 2 thành phố lớn nhất cả nước, nơi tập trung đông dân cư cũng như các doanh nghiệp, giao thông vận tải thuận lợi đi mọi miền đất nước, vì thế tạo điều kiện tốt cho công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là trong việc giao dịch ký kết các hợp đồng xây dựng cũng như nắm bắt các thông tin thị trường rất thuận lợi. Đồng thời có thể sử dụng mạng xã hội, pano, áp phích tại một số điểm công cộng tạo điều kiện cho việc quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Nội bộ công ty: Công ty TNHH Viglacera GlassKote có nhà máy gia công tại 2 miền. Miền Bắc có nhà máy gia công tại Bắc Ninh, nhà máy thứ hai đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả hai nhà máy đều có dây chuyền sản xuất, năng lực sản xuất có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cung cấp sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh nhất, chu đáo nhất tới mọi miền đất nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính – Ngân Hàng

3.1.2. Thách thức. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Trên thị trường kính xây dựng, số lượng người mua ít nhưng khối lượng mua sắm lại lớn. Thậm chí trên một số ít thị trường sản phẩm luôn có số lượng đông đảo khách hàng, song chỉ có một vài khách hàng đóng vai trò chi phối toàn bộ hoạt động mua và bán của thị trường. Sản phẩm kính chủ yếu là hàng tư liệu sản xuất phục vụ chủ yếu cho công tác xây dựng, do đó người mua chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp xây lắp, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp thương mại chuyên môn,…Do số lượng khách hàng ít, nhưng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua-bán giữa nhà cung ứng và người tiêu thụ ở thị trường kính xây dựng thường gần gũi hơn. Giữa họ luôn hình thành mối quan hệ thiện chí để duy trì làm ăn lâu dài. Vì thế quan hệ có tính chất hợp tác lâu dài trở thành yêu cầu luôn được các nhà cung ứng đặc biệt coi trọng trong các lời chào hàng. Do đó việc quảng bá sản phẩm của mình đến người mua và giữ được mối quan hệ hợp tác lâu bền với đối tác cũng là một thách thức của công ty trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Do phần lớn hoạt động mua sắm các sản phẩm kính thường có sự tham gia của nhiều thành viên và việc mua sắm mang tính chất chuyên nghiệp. Các sản phẩm kính có nhiều chủng loại và có nhiều thông số phức tạp với các đặc tính kỹ thuật và công dụng khác nhau, do vậy kéo theo số lượng và trình độ những người tham gia vào quá trình quyết định mua càng lớn và càng cao. Điều này có nghĩa là để bán được các sản phẩm kính của mình, các công ty cần phải tuyển dụng một số kỹ sư, chuyên viên, đội ngũ nhân viên bán hàng, chào hàng được đào tạo tốt về nghiệp vụ bán hàng lẫn kỹ thuật. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Chi phí đầu vào tăng cao, chi phí nguyên vật liệu, phụ gia, chi phí điện, xăng dầu, chi phí vận chuyển.

Cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp sản xuất kính trong nước và cả các nhà bán buôn các sản phẩm kính nhập khẩu từ Trung Quốc.

Để đứng vững và phát triển công ty phải đưa ra những chiến lược kinh doanh, những biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty một cách hiệu quả sáng tạo, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường quảng bá sản phẩm cùng với việc duy trì phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.

3.2. Một số nhận xét tình hình tài chính công ty.

Trong ba năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. So với năm 2021 thì năm 2022 lợi nhuận tăng lên trước thuế tăng lên 218,863,739 đồng. năm 2023 tiếp tục tăng 51,062,495 đồng so với 2022 đạt 422,164,976 đồng. Lợi nhuận tăng lên là một tín hiệu tốt cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan.

Ngoài ra, tình hình tài chính công ty còn có một số nhược điểm cần khắc phục:

Vốn lưu chuyển của công ty đang giảm dần. Năm 2023, vốn lưu chuyển không đáp ứng được nhu cầu vốn lưu chuyển. Khả năng thanh toán thấp.

Cơ cấu nguồn vốn đang có xu hướng mất an toàn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp. Hệ số nợ cao. Mức độ độc lập về tài chính chưa cao.Khả năng tự chủ tài chính giảm dần.

Hàng tồn kho lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Lượng hàng tồn kho lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Đây là một bất lợi cho công ty khi hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn cho công ty.

Khả năng thanh toán tức thời thấp và có xu hướng giảm. Các khoản tiền và tương đương tiền ngày càng giảm trong khi nợ ngắn hạn tăng lên.

Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng . Các khoản phải trả của công ty cũng khá cao.

3.3. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

3.3.1. Giảm lượng hàng tồn kho.

3.3.1.1. Thực tế:

Lượng hàng tồn kho của công ty trong 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Năm 2021, lượng hàng tồn kho là 2,255,895,380 đồng (chiếm 36% tài sản ngắn hạn). Năm 2022, lượng hàng tồn kho đạt 3,880,351,363 đồng (chiếm 41% tài sản ngắn hạn). Năm 2023, lượng hàng tồn kho tăng lên đến 7,787,672,185 đồng (chiếm 44% tài sản ngắn hạn).

3.3.1.2. Mục đích:

Giảm lượng hàng tồn kho giúp giảm được chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí lưu kho,giảm hao hụt số lượng và góp phần giúp cho quá trình luân chuyển vốn diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.1.3. Giải pháp:

Mở rộng, đầu tư thêm vào công tác Marketing, quảng cảo, chú trọng tới chính sách bán hàng, chào hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng, chú ý tới các khách hàng tiềm năng.Công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:

Duy trì mối quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

  • Mở thêm các đại lý trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.
  • Gửi bảng báo giá và catalog quảng cáo về các sản phẩm gương, kính màu cũng như kính thành phẩm tới các nhà thầu, các đối tác thiết kế và thi công nội thất trên địa bàn toàn quốc.

Sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, mở rộng mạng lưới khách hàng sang các tỉnh lân cận và toàn quốc.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các thành phẩm, hàng hóa nếu không còn phù hợp với nhu cầu thị trường thì cần phải thanh lý nhanh chóng để tận dụng nguồn vốn sử dụng cho mục đích khác.

Áp dụng các chính sách giảm giá,chiết khấu, khuyến mại cho các đại lý để giải phóng nhanh nguồn hàng tồn kho.

3.3.1.4. Chi phí:

Qua khảo sát, thông qua các biện pháp giảm giá, chiết khấu, công ty đã nhận được thêm các đơn đặt hàng. Lượng hàng tồn kho dự kiến giải phóng 30%.

Bảng 14: Dự tính kết quả giải phóng hàng tồn kho

Các khoản chi phí phát sinh thêm gồm: chi phí chiết khấu, marketing, chi phí kiểm tra, đánh giá hàng hóa, chi phí thưởng thêm cho nhân viên kinh doanh…

3.3.1.5. Kết quả đạt được:

Bảng 15: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho.

Vậy sau khi thực hiện giải pháp, lượng hàng tồn kho của công ty giảm 2,336,301,655.5 đồng. Lợi nhuận tăng 46,726,033.11 đồng. Số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1.34 vòng đạt 5.5 vòng.

3.3.2. Giảm khoản phải thu. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

3.3.2.1. Thực tế:

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn. Năm 2021, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2,880,191,541 đồng (chiếm 46% tài sẩn ngắn hạn). Năm 2022, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 4,374,173,680 đồng (chiếm 46% tài sản ngắn hạn). Năm 2023, các khoản phải thu tăng lên đạt 8,744,561,754 đồng (chiếm 50% tài sản ngắn hạn).

3.3.2.2. Nguyên nhân:

Trong các khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2021, phải thu khách hàng đạt 2,720,412,535 đồng( chiếm 94% các khoản phải thu ngắn hạn). Năm 2022, phải thu khách hàng đạt 3,951,899,508 đồng (chiếm 90% các khoản phải thu ngắn hạn).Năm 2023 phải thu khách hàng tăng lên đến 8,310,113,215 đồng (chiếm 95% các khoản phải thu ngắn hạn). Công ty cần có các biện pháp thanh toán hết các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ.

3.3.2.3. Giải pháp: Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống, về khả năng chi trả, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tìm hiểu về khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng mới để có chính sách bán hàng phù hợp

Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch cụ thể thu hồi các khoản nợ đến hạn theo từng đối tượng và các khoản nợ cụ thể.

Công ty nên có các chính sách tín dụng thương mại hợp lý, trong đó có các quy định chặt chẽ về thời gian trả nợ, khoản chiết khấu mà khách hàng được nhận khi thanh toán trước và trong hạn, khoản tiền phạt nếu khách hàng quá hạn mà không thanh toán.

Công ty nên có các chính sách thu tiên linh hoạt, mềm dẻo, vừa không làm mất khách hàng, vừa thu được các khoản nợ dây dưa, khó đòi. Bởi vì, nếu công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ sẽ lớn hơn song sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái, không được tôn trọng và họ có thể cắt đứt mối quan hệ hợp tác với công ty. Vì vậy, khi đã hết thời hạn thanh toán tiền thì công ty có thể tiến hành các biện pháp thu hồi nợ theo cấp độ:

  • Gọi điện, gửi thư nhắc nhở, hoặc thư gửi cho các cơ quan chuyên trách thu hồi giúp.
  • Cử nhân viên đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.
  • Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.

3.3.2.4. Chi phí: Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Qua thống kê cho thấy, các khách hàng nợ là các khách hàng có khả năng thanh toán tương đối tốt (chiếm 50% số khách hàng nợ của công ty). Tuy nhiên, họ vẫn nợ các khoản mua hàng từ công ty.

Vì vậy, công ty nên đưa ra các chính sách chiết khấu.

  • Nếu khách hàng trả ngay sẽ được hưởng chiết khấu 2%.
  • Nếu khách hàng trả trong vòng 1-3 tháng sẽ được hưởng chiết khấu 1%. +Nếu khách hàng trả trong vòng 3-4 tháng sẽ được hưởng chiết khấu 0.5%. +Nếu khách hàng trả trong vòng 4-6 tháng sẽ không được hưởng chiết khấu.

Bảng 16: Bảng dự kiến chi phí chiêt khấu.

Các khoản chi phí trong việc theo dõi tình hình công nợ và khả năng thanh toán của khách hàng, lên kế hoạch thu nợ. Khoản doanh thu giảm do chính sách chiết khấu, chi phí phát sinh trong quá trình gọi điện, nhắc nhở, cử nhân viên đến đòi nợ…Chi phí tiến hành các thủ tục pháp lý trong trường hợp không thu được nợ bằng các biện pháp mềm dẻo.

3.3.2.5. Kết quả:

Bảng 17: Bảng dự kiến kết quả đạt được.

Thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng. Tăng lượng tiền và tương đương tiền thu được từ khách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh. Đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải thu tăng 2.2 vòng. Giảm số ngày kỳ thu tiền bình quân, số ngày thu tiền bình quân giảm 24 ngày, từ 75.7 ngày xuống còn 51.7 ngày. giảm lượng vốn bị chiếm dụng.

3.3.3. Giảm các khoản phải trả. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

3.3.3.1. Thực tế:

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Năm 2021, nợ phải trả là 4,467,506,643 đồng (chiếm 58% nợ ngắn hạn). Năm 2022, nợ phải trả tăng lên 7,209,491,522 đồng (chiếm 67% nợ ngắn hạn). Năm 2023, nợ phải trả tiếp tục tăng đạt mức 15,376,310,194 đồng (chiếm 84% nợ ngắn hạn).

3.3.3.2. Nguyên nhân:

Trong các khoản nợ phải trả thì phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này cho thấy công ty muốn giảm các khoản nợ phải trả thì phải giải quyết được các khoản nợ ngắn hạn. Trong nợ ngắn hạn thì phải trả người bán chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2021, phải trả người bán đạt 1,402,602,284 đồng (chiếm 35% nợ ngắn hạn). Năm 2022, phải trả người bán đạt 3,629,060,058 đồng (chiếm 51% nợ ngắn hạn). Năm 2023, phải trả người bán tăng lên, đạt 8,621,873,968 đồng (chiếm 57% nợ ngắn hạn).

3.3.3.3. Giải pháp: Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả, nhất là các khoản nợ sắp hết thời hạn thanh toán.

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, thực hiện các biện pháp giảm các khoản phải thu, thu hồi nợ từ khách hàng từ đó dùng khoản tiền thu được thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty.

Ngoài ra, trong thời kì nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, công ty có thể xem xét chính sách thay thế tín dụng bằng đáo nợ, thực chất là công ty phải giảm các khoản phải thu, phải trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra một bức tranh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một công ty tài chính trung gian. Các khoản phải thu, phải trả xuất hiện khi công ty có việc mua chịu và bán chịu, khi đó, các công ty tài chính này sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán cho các khoản nợ này với một tỷ lệ chiết khấu nhất định (thông thường là cao hơn lãi suất vay tín dụng ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.

Trong ba năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Viglacera GlassKote là có hiệu quả. Doanh thu của công ty đều tăng qua 3 năm. Lợi nhuận của công ty cũng tăng tương ứng. Tổng tài sản tăng qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2023.Tuy nhiên, tình hình tài chính công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: lượng hàng tồn kho cao và tăng qua các năm,lượng tiền và tương đương tiền ở mức thấp,khả năng thanh toán tức thời thấp.

Để khắc phục hạn chế về tình hình tài chính công ty nên tập trung vào giải pháp:

  • Giảm thiểu, giải phóng hàng tồn kho từ đó thu về tiền mặt,
  • Giảm các khoản phải thu khách hàng
  • Giảm các khoản trả nợ người bán. Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Khóa luận: Tình hình tài chính tại Công ty Viglacera GlassKote

One thought on “Khóa luận: Biện pháp cải thiện TC tại Cty Viglacera GlassKote

  1. Pingback: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính Cty Viglacera GlassKote

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464