Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

A. LỜI MỞ ĐẦU

Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua nhiều hình thái khác nhau.  Theo  V.I.Lênin  “  tự  do  cạnh  tranh  đẻ  ra  tập  trung sản  xuất và sự tập  trung sản  xuất  này,  khi  phát  triển  tới  một  mức  độ nhất  định,  lại  dẫn tới độc quyền”. Do đó, tiếp theo giai  đoạn  cạnh  tranh tự do, chủ  nghĩa tư  bản  phát triển lên giai đoạn cao hơn  là giai  đoạn chủ  nghĩa tư bản độc  quyền  và  sau  đó  là chủ  nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.  Sự  ra đời  và phát  triển  của  Chủ  N ghĩa  Tư  Bản Độc Quyền Nhà Nước là một biến  đổi  quan  trọng trong quan  hệ quản  lý  và  là đặc điểm nổi bật  của  chủ  nghĩa  tư  bản  đương  đại.  Thực  chất,  đây  là  những  nấc  thang mới trong  quá trình  phát  triển  và điều  chỉnh  của  chủ  nghĩa  tư  bản  về  cả  lực  lượng sản xuất và quan hệ  sản  xuất  để  thích  ứng  với  những biến  động mới trong tình hình  kinh tế – chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay.

Ở Việt N am, từ sau đại hội VI  năm  1986  của  Đảng,  chúng  ta  đã  thực  hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh  tế thị trường định hướng xã  hội  chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra  mạnh  mẽ,  khoa  học  kĩ thuật, công nghệ thông tin phát  triển  như  vũ  bão,  kinh  tế  công  nghiệp  đang  chuyển  dần  sang kinh  tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của  Đ ảng,  chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về  chủ  nghĩa  tư  bản  độc  quyền  nhà nước  trong  việc  điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.

Để hiểu rõ hơn về Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Q uyền Nhà Nước, bài tiểu luận với đề tài “Bản chất và những biểu hiện của  chủ  nghĩa  tư  bản  độc  quyền  nhà  nước, nhận xét và rút ra ý  nghĩa”  sẽ  làm  sáng tỏ  vấn  đề  này.  Thông  qua  đó  làm  rõ được  tầm quan trọng của Nhà nước trong việc điều hành kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Bài tiểu luận đã hoàn thành,  tuy  nhiên do  tầm  hiểu  biết  còn  hạn  chế  nên  những tìm hiểu, phân tích của chúng em không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, chúng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

I. BẢN CHẤT VÀ BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC Q UYỀN NHÀN ƯỚC.

1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền  nhà  nước  là  sự  kết  hợp  sức  mạnh  của  các  tổ chức độc quyền tư  nhân  với  sức  mạnh  của  nhà nước  tư  bản  thành  một  thiết  chế  và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản

V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan  hệ  lệ thuộc để bao trùm  hết  thảy  các  thiết  chế kinh  tế và chính  trị… đó   là biểu hiện rõ rệt nhất  của  sự  độc  quyền  ấy”.  Trong cơ  cấu  của  chủ  nghĩa  tư  bản  độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập  thể tư bản khổng lồ.  Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp,  cũng  tiến  hành  kinh  doanh,  bóc  lột  lao  động  làm  thuê như một nhà tư bản thông thường.Nhưng điểm khác  biệt  là  ở  chỗ,  nhà  nước  còn  có  chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù, …

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một  quan  hệ  kinh  tế, chính trị, xã hội chứ không phải chỉ là một chính  sách  trong giai  đoạn độc quyền của chủ  nghĩa tư bản Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Bất cứ nhà nước nào cũng  có  vai  trò  kinh  tế  nhất  định  với  xã  hội  mà  nó  thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội,  vai  trò  kinh  tế  của  nhà  nước  có  sự  biến  đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước  trước chủ  nghĩa tư bản chủ  yếu  can  thiệp bằng bạo lực  và  theo  lối  cưỡng  bức  siêu  kinh  tế.  Trong  giai  đoạn  chủ  nghĩa  tư  bản  tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên,  bên  ngoài  quá  trình  kinh tế,  vai  trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng  thuế và pháp  luật.  N gày  nay,  vai  trò của  nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can  thiệp  vào nền  sản  xuất  xã  hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý  các  xí  nghiệp  thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản  xuất:  sản  xuất,  phân  phối,  lưu  thông,  tiêu  dùng.  Chủ  nghĩa  tư bản độc quyền nhà  nước  là  hình  thức  vận  động  mới  của  quan  hệ  sản  xuất  tư  bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự  tồn  tại của  chủ  nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

2.1   Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

V.I. Lênin đã từng nhấn  mạnh  rằng  sự  liên  minh  cá  nhân  cả  các  ngân  hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá  nhân  của  ngân  hàng  và  công nghiệp với chính  phủ:  “Hôm  nay  là  bộ  trưởng,  ngày  mai  là chủ  ngân  hàng;  hôm  nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”.

Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua  các  đảng phái  tư sản.  Chính  các đảng phái này đã tạo ra cho  tư  bản  độc  quyền  một  cơ  sở  xã  hội  để  thực  hiện  sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước. Cùng với các đảng phái tư sản, là các hội chủ xí  nghiệp  mang những tên khác nhau:  Hội công nghiệp  toàn  quốc  Mỹ,  Tổng  Liên  đoàn  công  nghiệp   Italia,   Liên  đoàn   các  nhà  kinh tế Nhật Bản, Liên minh  Liên bang công nghiệp Đức, H ội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tổng Liên đoàn công thương Anh, …Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị,  kinh  tế  to  lớn,  là  chỗ  dựa  cho  chủ  nghĩa  tư  bản  độc  quyền  nhà  nước. Vai trò của các hội lớn đến mức mà  dư  luận  thế  giới  đã  gọi  chúng  là  những  chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau  quyền  lực  của  chính quyền. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là  sự  kết  hợp) đã tạo ra  những  biểu  hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước.

2.2 Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

Sở hữu độc quyền  nhà  nước  là sở hữu tập  thể  của  giai  cấp  tư bản độc  quyền  có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của  tư bản  độc  quyền  nhằm  duy  trì sự  tồn  tại của chủ nghĩa tư bản. Nó  biểu  hiện  không  những  ở  chỗ  sở  hữu  nhà  nước  tăng  lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc  quyền  tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tông tư bản xã hội.

Sở hữu nhà  nước  không  chỉ  bao  gồm  những  động sản  và  bất  động sản  cần cho hoạt động của bộ máy  nhà  nước, mà gồm  cả  những  doanh  nghiệp  nhà  nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực  kết  cấu  hạ  tầng  kinh  tế –  xã  hội  như  giao thông vận tải, giáo dục, y  tế,  bảo  hiểm  xã  hội…  trong đó ngân  sách  nhà nước là  bộ phận quan trọng nhất.

Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây  dựng  doanh nghiệp  nhà  nước  bằng  vốn  của  ngân sách; quốc hữu hoá các  xí  nghiệp  tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp tư nhân…

Các doanh  nghiệp  nhà  nước  thực  hiện  các  chức năng  quan  trọng  như:  mở rộng sản xuất tư  bản công  nghiệp,  bảo đảm  địa bàn rộng  lớn  cho  sự  phát  triển  của  chủ nghĩa tư bản; giải phóng  tư  bản  của tổ  chức độc  quyền từ những ngành  ít  lãi  để đưa vào những ngành kinh  doanh  có  hiệu  quả  hơn;  làm  chỗ  dựa  vững  chắc  cho  sự điều tiết kinh tế tư bản công nghiệp theo những chương trình nhất định.

2.3 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước 

Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ  máy  quản  lý  gắn  với hệ  thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản  xuất  xã  hội.  Sự  điều  tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như:  hướng  dẫn,  kiểm  soát,  uốn  nắn  những  lệch  lạc bằng các công cụ kinh  tế  và  các  công  cụ  hành  chính  pháp  lý,  bằng  cả ưu  đãi  và trừng phạt,

Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản  là sự  thể  hiện  rõ  nét  nhất  sự  điều tiết kinh tế của  chủ  nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát,  chính  sách  về tăng trưởng  kinh  tế,  chính  sách  xã  hội,  chính  sách  kinh  tế  đối  ngoại.  Các  công cụ  chủ  yếu của nhà nước tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện  các  chính  sách kinh tế như  ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ – tín dụng, …

3. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.1 Sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của  chủ  nghĩa  tư  bản  độc  quyền nhà nước.

Biểu hiện chủ yếu là:

  • Tỷ trọngcủa kinh tế nhà nước trongnền kinh tế tư bản chủ nghĩa tănglên rõ rệt.
  • Sự kết hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân cũng tăng lên nhanh chóng.
  • Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển  dùng để điều  tiết  quá  trình  tái sản xuất xã hội tăng.

Sở dĩ như vậy là do:

  • Sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình  độ  xã  hội  hoá cao  đã đặt  ra một  loạt vấn đề mới đòi hỏi phải có sự giải quyết của nhà nước.
  • Cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước gay gắt đòi hỏi nhà nước phải đứng ra mở cửa thị trường.

3.2 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản cũng có những biểu hiện mới: Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Vai trò kinh tế và phương thức điều  tiết  nền  kinh  tế  thị  trường hiện đại  của  nhà nước tư bản độc quyền lại có những nét độc đáo  và  là đặc điểm  cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay.

  • Mục tiêu của sự điều tiết kinh tế là  nhằm  khắc  phục những khuyết  tật  của  kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, định hướng cho sự phát triển kinh tế – xã hội nhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • Để điều tiết nền kinh tế, nhà nước tư bản  độc quyền  đã tổ chức bộ máy  điều tiết gồm cơ quan lập  pháp,  hành  pháp,  tư  pháp  và về mặt  nhân  sự  có sự  tham  gia của những đại biểu của tập đoàn  lớn  và  các  quan  chức  nhà  nước.  Đ ồng thời  bên  cạnh bộ máy này còn có  hàng  loạt  các  tiểu ban được tổ chức dưới những hình thức khác
  • Cơ chế đièu tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là: cơ chế kết hộp thị trườngtự do cạnh tranh với tính năng động của tư bản độc quyền tư nhân.

Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn.

II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM

1.Lý luận và thực trạng nền kinh tế Việt N am đối với chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

1.1 Một số quan điểm về chủ nghĩa tư bản độc quyền ở nước ta

Hiện nay, ở nước ta cũng có nhiểu cách giải thích khác nhau:

  • Loại ý kiến thứ nhất quá nhấn mạnh lý  luận  về  chủ  nghĩa  tư bản độc  quyền nhà nước, xem đó như là một “thứ chủ nghĩa”, một phương thức sản xuất xã hội, một học thuyết hoàn chỉnh cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
  • Loại ý kiến thứ hai xem chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ  là một phương pháp cải tạo hoà bình giai cấp tư sản, như  là một  thành phần kinh tế thứ yếu (và cũng có lúc xem như “không đáng kể”). Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Thực ra  đó là hai  loại  ý  kiến  cực  đoan  khác  nhau,  cách  tiếp  cận  khai  thác khác nhau trong những khuynh hướng khác nhau của các giai đoạn lịch sử nhận thức  và xây  dựng  mô  hình  chủ  nghĩa  xã hội Trong mô hình chủ  nghĩa xã hội với nền kinh tế hiện vật trước đây, người ta quá xem nhẹ chủ nghĩa  tư bản  nhà  nước  nói  chung và chủ nghĩa tư bản độc quyền  nhà  nước  nói  riêng.  Ngược  lại,  trong  khủng hoảng, khó khăn của sự đổ vỡ mô  hình  chủ  nghĩa  tư  bản,  người  ta lại  có  khuynh hướng đưa vào nội hàm của lí luận chue nghĩa tư bản nhà nước nội dung quá rộng.

Cách tiếp cận có hiệu quả cao chính là nhận thức đúng đắn cơ sở lý luận  biện  chứng của  V.I.  Lênin  về  chủ  nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, vận dụng sát với thực tiễn cuộc sống kinh tế xã hội  đang  diễn  ra  ở  nước  ta trong quá trình  đổi  mới quá độ lên chủ nghĩa  xã  hội.  Nói  cách  khác,  cần  phải xuất  phát  từ  tình hình cụ thể,  từ sự đối sánh lực lượng cụ thể trong điều kiện lịch sử cụ thể.

Tóm lại, nói một  cách  khái  quát thì  chủ  nghĩa  tư  bản  độc quyền  nhà nước  là sự dung hợp giữa nhà nước và hoạt động của các xí nghiệp tư  bản tư  nhân.  Nếu nhà nước là của giai cấp tư  sản và  địa  chủ  thì chủ  nghĩa  tư  bản độc  quyền  nhà  nước  phục vụ lợi ích của tư  bản và  địa chủ.  Nếu  nhà  nước là  của  giai  cấp  công nhân  và nhân dân lao động thì chủ  nghĩa  tư  bản  độc  quyền  nhà nước phục vụ cho lợi ích của giai cấp  công  nhân  và  nhân  dân  lao  động.  Trong  điều  kiện  của  chủ  nghĩa  xã hội, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một  hình  thức  quá  độ,  có  tính chất  quá  độ chủ nghĩa.

Tuy nhiên, theo V.I. Lênin, đây là một hình thức đấu tranh, là sự tiếp tục của đấu tranh giai cấp dưới  một  hình  thức  khác,  chứ  tuyệt  nhiên  không phải  là  sự thay thế đấu tranh giai cấp bằng hoà  bình  giai  cấp.  Vì  vậy,  phải  tỉnh  táo,  sắc  bén  trong việc sử dụng hình thức kinh tế quá độ này.

1.2 Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Có thể nói nền  kinh  tế nước  ta  là  một  nền  kinh  tế nông nghiệp lạc hậu  với  gần 80% dân  số  tham  gia  hoạt  động  nông  nghiệp.Công  nghiệp  nhỏ  bé,   thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ chưa phát triển.

Hiện nay, Đ ảng và nhà nước ta đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện  đại  hoá  đất  nước  với  mục  tiêu  đưa nước ta  từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở  thành một nước công nghiệp tiên tiến hiện đại, vững bước  đi  lên  chủ  nghĩa  xã  hội.  Trong  công  cuộc  đổi  mới  ấy,  nền  kinh  tế nước ta cũng được chuyển đổi từ nền kinh  tế kế  hoạch  hoá  tập  trung quan  liêu  bao  cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành  phần,  vận  hành  theo  cơ  chế  thị  trường  có  sự điều tiết của nhà nước theo định  hướng chủ  nghĩa  xã  hội.Trong đó,  kinh  tế tư  bản  nhà nước là một trong năm  thành  phần kinh tế cơ bản.  Đó  là một  chủ  trương đúng đắn của Đảng vì những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta là  nền  kinh  tế  nhiều  thành phần, trong đó  tất  yếu tồn tại thành phần kinh tế tư  bản  tư  nhân. Mặt khác, với chính sách khuyến khích tự do trao đổi hàng  hoá,  tất  yếu  sẽ nảy  sinh  một  tầng lớp  tư sản mới.Như vậy, sự tồn tại của kinh tế tư bản nhà nước vừa mang tính tất yếu  khách  quan  vừa như  là  một sách lược kinh tế  của  nhà  nước  để  định  hướng cho các  thành phần  kinh  tế khác đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, ở một nước mà nền tiểu sản xuất chiếm  ưu  thế  như  nước  ta thì  chủ nghĩa tư bản  nhà  nước  sẽ  là  mắt  xích  trung gian  giữa  nền tiểu sản xuất  và  chủ  nghĩa  xã hội, đồng thời giúp chúng ta phát  triển  lực  lượng  sản  xuất  vì  kinh tế tư bản nhà  nước có ưu thế về vốn, kỹ thuật và công nghệ cũng như những kinh nghiệm và biện pháp quản lý tiên tiến.

Thứ ba, việc sử  dụng  hình  thức  kinh tế tư  bản  nhà nước còn phù hợp với xu thế quốc tế hoá đang diễn  ra  trên  toàn bộ thế giới và đặc  biệt  là  khu  vực  Đ ông Nam Á. Chúng ta không thể phát triển được nếu không mở rộng quan  hệ kinh  tế với  các  nước trong khu vực và trên thế giới  kể  cả  các  nước  chủ  nghĩa  xã  hội  cũng  như  các nước tư bản chủ nghĩa.

Hơn nữa, tố chất cạnh tranh vốn có của  hình  thái kinh  tế tư bản chủ  nghĩa sẽ như chất xúc tác cho một một môi trường kinh tế cạnh tranh sôi động.

2. Các hình thức chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vận dụng ở nước Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

 2.1 Liên doanh, liên kết giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với các chủ sở hữu tư nhân ở trong nước hoặc ngoài nước.

Thông qua sự liên doanh, liên kết giữa nhà nước và các chủ  thể  sở  hữu  ngoài quốc doanh ở trong nước, nhà nước có  thể  huy  động  được vốn, đổi mới kỹ thuật và quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…Đồng thời, nhà nước cũng thực hiện  được lợi  nhuận,  chức năng  kiểm  kê,  kiểm  soát,  hướng  dẫn,  điều  tiết sự phát triển để thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế với cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, cấu trúc lại nền kinh tế.

Các nước trên thế giới hiện nay  đều  đang trên con đường  tìm  kiếm hình  thức liên doanh kinh  tế  có  lợi  nhất.  Hình  thức  liên  doanh  này  đã  và đang  có  xu  hướng  mở rộng với nhiều nước và phá vỡ quan niệm độc quyền liên doanh.

Trong liên doanh, liên kết phải tích cực chủ động tìm bạn hàng, trước hết là các  tập  đoàn  xuyên  quốc  gia,  kinh  doanh  nhiều  ngành,  bởi  vì,  những  tập   đoàn  này có đặc trưng là  rất  linh  hoạt,  có  những quan  hệ  bền  vững  với  nhiều  nước,  có  bộ  máy tiêu thụ đã được sắp đặt hoàn hảo.Nhưng  cũng có một  số điều  cần  lưu  ý,  chẳng hạn như, trong phân công lao động thì các  nước kém  phát  triển  thường  bị  phân công làm  những  quy  trình  cần  nhiều  lao  động  giản  đơn.  Các  công  ty  liên  doanh  thường đầu tư lớn vào các nước phát triển để sử dụng tiềm lực khoa học lớn ở  nơi  đây nhằm đón trước các thành tựu khoa học kỹ thuật.

2.2 Thành lập công ty cổ phần, cổ phần hoá xí nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước.

Công ty cổ phần  cũng  như  cổ  phần  hoá  xí  nghiệp  không phải  là vấn đề mới mẻ, như cái mới là vấn đề này được đặt  trong điều  kiện  của  nhà  nước  xã hội  chủ  nghĩa hiện nay. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Trong nền kinh tế nhiều thành phần  ở nước ta, công ty  cổ phần  được  xem  là một tất yếu kinh tế  – sự  tồn tại  của  nó không những chỉ  là kết  quả của  quá trình tích  tụ  vốn,  mà  còn  là  nhu  cầu  khách  quan  của  việc  củng  có  tính  hiệu  quả  của nền kinh  tế nhiều thành phần nói chung, của quốc doanh nói riêng.

Cùng với việc xây dựng các công  ty  cổ  phần  là  việc  bán cổ  phần  và thu hút vốn, công ty cổ phần được thành lập  trên cơ sở các xí  nghiệp  quốc  doanh  hiện  hành  bằng biện pháp “cổ phần hoá xí nghiệp” mà gần đây được bàn tới nhiều.

Thực chất cổ phần hoá xí nghiệp  quốc  doanh  hiện  nay  là  chuyển  từ  sở  hữu nhà nước thành sở hữu tập thể, hỗn  hợp;  là làm  gọn  nhẹ,  tối ưu thành  phần kinh  tế quốc doanh, tăng thành phần kinh tế tập thể, cá thể,  tư  nhân. Nó là một giải pháp  nhằm thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ của một số xí nghiệp quốc doanh.

Tuy nhiên, việc chuyển thành công ty cổ phần chỉ nên diễn ra ở những ngành mà tư nhân có khả năng về vốn và sức đầu tư như may, dệt,  sành  sứ,  thuỷ  tinh,  sản  xuất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản có quy mô  vừa  và  nhỏ,  nhiều  cơ  sở  vận  tải  đường bộ, đường thuỷ, thương nghiệp bán lẻ, dịch vụ…

2.3 Đ ặc khu kinh tế. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Đặc khu kinh tế là một  vùng  lãnh  thổ  quốc gia mà trên  đó  người ta áp  dụng chế độ đặc biệt đối với các hoạt động  kinh  tế đối ngoại.  Mục  tiêu  của  nó  là  tăng cường khả  năng  cạnh  tranh  của  nền  sản  xuất,  tăng  cường  khả  năng  xuất  khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đẩy  nhanh  các  quá trình  khai  thác công nghệ,  kỹ thuật mới và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.

Có thể rút ra một số nhận xét sau đây về đặc khu kinh tế:

  • Đặc khu kinh tế là một nội dung quan  trọng trong  chính  sách  kinh  tế đối ngoại, mang tính chất mới của nền kinh tế thế giới.
  • Đặc khu kinh tế không chỉ xuất hiện  ở  các  nước xã  hội chủ  nghĩa  mà  còn  xuất hiện ở các nước có chế độ chính trị khác nhau, thậm chí ở ngay các nước tư bản phát triển.

Vị trí địa lý kinh tế là  yếu tố  quan  trọng  nhất  trong việc lựa chọn  thành  lập  “đặc khu kinh tế”. Kinh nghiệm cho thấy, các  đặc  khu  kinh  tế  thường đặt ở  những  trung tâm hoặc các địa điểm nằm  trên  các  trục   giao  thông  đường  bộ,  đường biển, đường sông, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá với nước ngoài.

  • Muốn thu hút vốn đầu tư trực tiếp của người  nước  ngoài,  điều  quan  trọng là tại các đặc khu kinh tế phải có được môi trường cho  hoạt  động  kinh  tế  càng gần với điều kiên và trình độ bên ngoài càng tốt.
  • Cần thiết lập ở các  đặc  khu  kinh  tế  hệ  thống tài chính  ngân  hàng  có hiệu  lực, một yếu tố làm cho hoạt động kinh doanh nhộn nhịp.
  • Sự ổn định chính trị xã hội cũng là yếu tố quyết định để nước ngoài yên tâm bỏ vốn đầu tư ở các đặc khu kinh tế.

2.4 Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu (Khu chế xuất). Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Khu chế xuất là khu  công  nghiệp  được  quy  định  chuyên  môn,  sản  xuất  chủ yếu cho xuất khẩu, trong đó người ta  áp  dụng  quy  chế tự do thuế  quan,  tự do mậu dịch.

Đặc khu kinh tế cũng như khu  chế  xuất,  về thực  chất  được coi là các hình thức của chủ nghĩa tư bản độc quyền  nhà  nước.  Ở  đây  không phải chỉ  có  một  hình kinh tế tư bản nhà  nước đơn  độc,  thuần  tuý  mà có nhiều  hình  thức  cụ  thể, bao gồm cả hình thức tô nhượng, liên doanh, cho tư bản nước ngoài thuê…

Hiện nay ở nước ta đang chủ trương thí điểm thành  lập  khu  chế xuất  ở Tân Thuận (thành phố Hồ Chí Minh). Vì vấn đề còn hết sức mới mẻ nên cần tham  khảo kinh nghiệm các khu chế xuất trên thế giới.

2.5 Cho tư bản trong và ngoài nước, cho nông dân thuê các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân

Trong nền kinh tế nông nghiệp nước  ta  đã  và  sẽ  tồn  tại  các  chế  độ  kinh doanh khác nhau trên cùng một cơ  sở  dữ  liệu  sản  xuất  cơ bản là ruộng đất  thuộc  sở hữu toàn  dân:  chế  độ kinh doanh của nhà nước, của tập thể, của từng hộ riêng lẻ, chế độ kinh doanh hỗn hợp (nhà nước, tập thể, từng hộ; nhà nước với tập thể, tập thể với tư nhân cả trong và ngoài nước).

Cần và có thể phát  triển  hình  thức  liên  doanh,  liên  kết  rộng  rãi  không  chỉ  trong mà cả ngoài nước. Cần mở rộng việc cho thuê đất (hình thức đấu thầu, thầu khoán…) với quy mô hạn đinh về rừng đồi trọc, thềm lục địa, đất rừng, đồi hoang,

Khuyến khích phát triển những hộ kinh doanh độc lập trên nhiều lĩnh vực: trông trọt, chăn nuôi, kinh tế vườn,  rừng,  kinh  tế gia  đình,  đặc  biệt  những  hộ  kinh  doanh lớn tổng hợp hoặc chuyên canh, có hoặc không thuê mướn lao động.

Không thể liệt kê toàn bộ danh mục các hình thức kinh tế tư bản nhà nước trong nông nghiệp vì quá trình thực hiện mới chỉ vừa bắt đầu. N hưng đó là con đường hữu hiệu nhất để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuât trong nông nghiệp, chuyển nền sản xuất từ phân tán đến tập trung, từ  nền nông  nghiệp  nửa  tự  nhiên,  tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá. Đó là con  đường xã  hội  hoá sản  xuất  nông  nghiệp trong thực tế.

2.6 Các tổ chức hợp tác liên doanh với tư cách  là các hình thức kinh  tế  tư bản nhà nước. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Thực tiễn cho thấy, hợp tác xã trong sản xuất và kinh  doanh  là xu  thế tất  yếu của những người sản xuất riêng lẻ.

Những hợp tác xã được tổ chức theo những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thực hiện phân  phối theo  lao  động,  có  sự  hỗ  trợ  của  nhà  nước,  sự  lãnh đạo trực tiếp của Đ ảng Cộng sản Việt Nam, thì thuộc thành phần kinh tế tập thể mà chúng ta vẫn thường nói là  một  thành  phần  xã  hội  chủ  nghĩa.  Nhưng  trên  thực  tế, còn xuất hiện những tổ chức hợp tác liên doanh khác nữa giống như ở nhiều nước khác.

Ở nước ta mấy năm nay cũng xuất hiện  những  tổ  chức  hợp  tác  tương tự như kinh doanh liên hộ, tổ hợp dịch vụ, chế biến, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm,

Những tổ chức hợp  tác liên  doanh  này  mà  có  sử  dụng  đất  đai  của  sở  hữu  toàn dân, có vay vốn  của  nhà  nước,  và  nhất  là  có  sự  kiểm  soát  của  nhà  nước, thì với quan niệm rộng theo tư tưởng V.I. Lênin đó đều là  hình  thức  chủ  nghĩa  tư bản độc quyền nhà nước. Chúng ta cần nắm lấy để phát triển nền kinh tế quốc dân. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

3. Điều kiện để vận dụng thành công chủ nghĩa  tư  bản  độc  quyền  nhà nước ở nước ta.

3.1 Tính chất và kết cục của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ph

thuộc vào tính chất của nhà nước và khả năng điều tiết của nhà nước ấy.

Bộ máy nhà nước vững mạnh là bộ máy cứng rắn, nghĩa là phải hạn chế, ngăn chặn những tội ác, nghiêm khắc trừng  trị  bất  cứ  chủ  nghĩa  tư  bản nào vượt  ra khỏi khuôn khổ quy  định  kinh  tế  và  pháp  luật.  Bộ máy  nhà  nước vững mạnh  còn  là bộ máy có cơ sở chính  trị  vững  mạnh:  đó  là  sự  liên  minh  vững  chắc  giữa  công nhân, nông dân, trí thức, sự liên minh đó  là  một  lực  lượng  “vô  địch”.  Sự  liên  minh công – nông – trí thức chẳng những tạo nên cơ sở chính trị vững chắc cho sự thực hành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, mà còn làm “tăng thêm quyền lực kinh tế” của nhà nước chúng ta.

3.2 Tăng cường sức mạnh kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Sức mạnh của bộ máy nhà nước là  sức  mạnh  về  kinh  tế.  Nhưng  trong nền kinh tế thị trường, ai nắm được  nguồn  tài  chính,  người  đó sẽ chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng  của  mình  nên sức mạnh  kinh tế của nhà  nước biểu hiện tập trung ở sức mạnh tài chính.

Vì vậy,  nhà  nước ta cần  vươn  tới là  nhà  nước  độc  quyền  tài  chính. Thông qua công cụ tài chính – ngân  hàng,  nhà  nước  vừa  điều khiển  được  toàn bộ  sự  vận  động xã hội, vừa thoát khỏi sự can thiệp trực  tiếp,  vụn  vặt  vào  cac  hoạt  động sản xuất kinh doanh.

3.3 Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp luật. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

M uốn sử dụng tốt các hình thức tư  bản nhà  nước,  cần  hoàn  thiện  hệ  thống  pháp luật, trong đó đặc biệt là pháp luật về kinh tế.Và luật cùng với những văn bản luật trong điều kiện thực  hành  chủ  nghĩa  tư  bản độc  quyền nhà  nước phải  xuất  phát từ nguyên tắc: củng cố vững mạnh nhà nước.

Trước mắt, cần  nhanh  chóng  thiết  lập  đầy  đủ  các  cơ  chế  của  kinh  tế  hàng hoá;  xây  dựng  các  điều  kiện  về  kết  cấu  kinh  tế  hạ  tầng,   thông tin,  dịch  vụ,  hoàn chỉnh các luật như luật đầu tư, luật  liên  doanh  liên  kết,  luật  về công  ty  cổ phần,  luật xuất nhập khẩu…

C. KẾT LUẬN

Trên đây là một vài nhận xét  của em  về bản chất,  biểu  hiện  của  chủ  nghĩa  tư bản độc quyền nhà nước, và việc vận dụng vấn đề này vào nền kinh tế Việt Nam.

Như vậy, chủ nghĩa tư bản  độc  quyền nhà  nước là sự kết  hợp  sức mạnh  của các tổ chức độc quyền tư  nhân  với  sức  mạnh  của  nhà  nước  tư  bản.  Các  biểu  hiện của nó gồm: Sự thâm nhập  lẫn  nhau  về  nhân  sự  giữa  tổ chức  độc quyền và  nhà  nước, Sự hình thành và phát  triển  sở  hữu  nhà  nước,  Sự  điều  tiết  kinh  tế của  nhà nước tư sản bằng một hệ thống những thiết chế và thể chế kinh tế.

V.I. Lênin cho  rằng:  “…phải  lợi  dụng  chủ  nghĩa  tư  bản  nhà nước  làm  mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản  xuất  và  chủ  nghĩa  xã  hội  ,  làm  phương  tiện,  con đường, phương pháp, phương thức để tăng  lưc  lượng  sản  xuất  lên”.Do  đó,  việc vận dụng các hình thức kinh  tế tư  bản  nhà  nước  ở  một  đất  nước đang  trong thời  kì  quá độ như nước ta chính là  phương  thức  để  chúng ta huy  động mọi sức mạnh  của dân tộc, kết hợp nội với các yếu  tố  bên  ngoài  để  đưa  nước  ta  thoát  khỏi  đói  nghèo, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,  xã  hội  công  bằng  văn  minh” như  đại  hội VIII của Đảng đã khẳng định.

Tuy nhiên, vấn đề vận dụng này ở nước ta còn  khá  mới mẻ  và  phức  tạp. Những thành tựu đạt được mới  chỉ  ở  bước  đầu.  Vì  vậy,  cần xuất  phát từ  thực tiễn  đổi mới để tìm ra con đường,  biện pháp phù hợp  đưa nước  ta từng bước  đi lên chủ  nghĩa xã hội một cách vững chắc. Tiểu luận: Phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464