Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng. Hiện nay theo mình biết có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong bài làm: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận, liên quan đến kỹ năng của luật sư trong tranh tụng. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để đồng hành cùng các bạn, để cho ra những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.
LỜI MỞ ĐẦU :
Trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng, việc chứng minh đóng vai trò quyết định làm sáng tỏ các quan hệ cần giải quyết và việc nhận định của Toà án trong quá trình giải quyết từ đó ra phán quyết cuối cùng. Cũng vì lẽ đó, chứng cứ trong vụ án dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để toà án ra phán quyết giải quyết vụ việc.Và với đặc thù của tố tụng dân sự – là nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự – nên nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh của đương sự càng có ý nghĩa “sống còn”. Cụ thể, nếu đương sự không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp thì có thể Toà án chỉ căn cứ vào các chứng cứ đã được cung cấp để ra phán quyết; trong trường hợp đó phán quyết của Toà án có thể bất lợi cho một bên đương sự và bên đó phải chấp nhận yêu cầu của Toà án.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, Luật sư với vai trò là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên đương sự thì vấn đề thu thập, đánh giá, nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ để việc chứng minh đem lại hiệu quả có lợi nhất cho thân chủ mình là hết sức quan trọng đối với kỹ năng nghề nghiệp của luật sư khi tham gia tranh tụng vụ án dân sự. Cho nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về kỹ năng nghề nghiệp này có ý nghĩa rất lớn đối với người hành nghề luật sư. Đó cũng là lý do chủ yếu mà người viết chọn vấn đề kỹ năng thu thập và đánh giá sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án dân sự cho tiểu luận của mình.
Tuy nhiên, phạm vi tố tụng dân sự rất rộng và đặc thù của các vụ án dân sự là hết sức phức tạp, cho nên, trong phạm vi tiểu luận này, tác giả chỉ xin đề cập đến một lĩnh vực nhất định trong tố tụng dân sự – cũng là một lĩnh vực tố tụng rất phức tạp và đa dạng – đó là các vụ án tranh chấp đất đai.
Tiểu luận “Kỹ năng của luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ” trong các vụ án tranh chấp đất đai” có cơ cấu như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về chứng cứ và thu thập, nghiên cứu, đánh giá sử dụng chứng cứ trong tố tụng dân sự
Khái quát một số lý luận về chứng cứ trong tố tụng dân sự
Những vấn đề chung về hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án dân sự
Chương 2. Kỹ năng đặc thù của luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai
2.1 Khái quát về các vụ án tranh chấp đất đai
2.1 Một số kỹ năng đặc thù của luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỨNG CỨ VÀ THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái quát một số lý luận về chứng cứ trong tố tụng dân sự Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Chứng cứ
Chứng cứ trong tố tụng dân sự được hiểu là những gì có thật được đương sự và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự (Điều 81 BLTTDS).
Nguồn chứng cứ và việc xác định chứng cứ
Chứng cứ trong tố tụng dân sự có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau như các tài liệu đọc được, nghe đươc, nhìn được, vật chứng, lời khai, của đương sự, người làm chứng, kết luận giám định, kết quả định giá tài sản, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, tập quán và những nguồn khác mà pháp luật có quy định. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Tuy nhiên, đối với những tình tiết, sự kiện hoặc tài liệu được thu thập từ các nguồn trên, để được công nhận là chứng cứ và được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ việc tại Toà án thì phải bảo đảm những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu khai bằng lời tại phiên toà hoặc được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và xuất trình kèm theo văn bản xác nhận về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định
Nghĩa vụ giao nộp chứng cứ
Xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự , BLTTDS quy định viẹc giao nộp chứng cứ cho Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là quyền và nghĩa vụ của đương sự; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phai chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó.
Khi thực hiện việc giao nộp chứng cứ, Toà án phải lập biên bản về viẹc giao nhận chứng cứ, trong đó ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ, số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận, chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và con dấu của Toà án, biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
1.2. Những vấn đề chung về hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án dân sự. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự quy định việc giao nộp chứng cứ cho Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Luật sư khi tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện hay người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn hay bị đơn, thì cùng với đương sự-thân chủ của mình trở thành một bên trong quan hệ tố tụng đó. Vì thế, để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình, luật sư cũng có nghĩa vụ tự mình hoặc hướng dẫn đương sự thu thập và cung cấp chứng cứ cho Toà án ngay từ khi khởi kiện và trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
Hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư có thể được xác định qua các nhóm công việc sau:
LS hướng dẫn thân chủ hoặc tự minh thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Tuỳ từng yêu cầu khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp mà luật sư thu thập và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết kèm theo đơn khởi kiện để làm căn cứ Toà án thụ lý vụ kiện và giải quyết tranh chấp.
LS hướng dẫn cho thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu phản tố.
Khi thân chủ có yêu cầu phản tố hoặc Luật sư thấy cần thiết giúp thân chủ có yêu cầu phản tố trong vụ án thì Luật sư cần thu thập các chứng cứ có liên quan đến yêu cầu phản tố đó cho Toà án
LS thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Luật sư cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để thu thập chứng cứ xác định sự thật khách quan của vụ án và chứng minh yêu cầu có cơ sở pháp lý.
Luật sư cung cấp chứng cứ liên quan đến các yêu cầu khác. Ví dụ: trong trường hợp đương sự yêu cầu Toà án thực hiện các biện pháp tố tụng nhằm thu thập chứng cứ thì phải có trách nhiệm đưa ra chứng cứ để chứng minh mình không thể thu thập chứng cứ được. Luật sư có thể hướng dẫn khách hàng phải thu thập và cung cấp cho Toà án những chứng cứ để chứng minh cho đề nghị của mình.
Dưới góc độ kỹ năng hành nghề, hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư hướng về yêu cầu và quyền lợi cụ thể của thân chủ mình và trọng tâm những vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự. Tuy nhiên bảo vệ đương sự ở vị trí tố tụng nào thì khi thu thập chứng cứ thì luật sư ngoài việc đảm bảo áp dụng chính xác các quy định của pháp luật tố tụng về thu thập chứng cứ, còn cần lưu ý đến đặc trưng của từng vụ án, từng loại tranh chấp mà mục đích cơ bản của việc thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình.
Nhìn chung, hoạt động thu thập chứng cứ và giao nộp chứng cứ cho Toà án là một hoạt động quan trọng trong quá trình tố tụng mà luật sư cần thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở mục đích bảo vệ quyền lợi cho thân chủ. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ là hoạt động song song với hoạt động thu thập chứng cứ.
Nghiên cứu chứng cứ là việc trực tiếp thụ cảm, xem xét, phân tích và so sánh chứng cứ. Mục đích của nghiên cứu chứng cứ là nhìn nhận chứng cứ dưới góc độ trực giác để bước đầu xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
Đánh giá chứng cứ là quá trình xác định giá trị chứng minh của chứng cứ và tính hiệu quả của chứng cứ trong tổng thể vụ án. Sử dụng chứng cứ là việc chọn những chứng cứ đã được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật một cách khoa học, hợp lý để đưa ra quan điểm của mình đối với việc giải quyết vụ án.
Khác với Toà án, Luật sư nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ là để bảo vệ cho thân chủ của mình. Như vậy, không loại trừ trường hợp trong quá trình nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, Luật sư phát hiện ra những chứng cứ có lợi hoặc bất lợi cho khách hàng. Chứng cứ thì tồn tại khách quan, luật sư không thể loại bỏ sự hiện diện và giá trị chứng minh của chứng cứ. Tuy nhiên, vấn đề là luật sư sử dụng chúng ra sao?
Tuỳ vào tư cách chủ thể tham gia tố tụng ở tư cách nào – bảo vệ cho nguyên đơn, hay bị đơn, hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan- mà việc sử dụng chứng cứ của luật sư khác nhau về mục đích, về cách thức sử dụng.
Trong trường hợp phát hiện những chứng cứ bất lợi cho thân chủ mình, luật sư có thể không khai thác các chứng cứ đó. Đối với những chứng cứ có lợi, luật sư nên tận dụng triệt để. Quá trình đánh giá chứng cứ còn tìm ra các bất hợp lý trong các chứng cứ do các đương sự khác cung cấp, luật sư cần phải tận dụng những điều đó để vạch ra cho Toà án thấy được những bất cập liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối thủ minh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tìm ra được những chứng cứ có lợi cho thân chủ mình vậy.
Trên đây là một số vấn đề khái quát mang tính lý luận về chứng cứ trong tố tụng dân sự nói chung, và hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự. Trên cơ sở lý luận đó, vận dụng vào kỹ năng nghề nghiệp của luật sư trong một lĩnh vực tố tụng dân sự cụ thể, đó là kỹ năng của luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai.
CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG ĐẶC THÙ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2.1 Khái quát về các vụ án tranh chấp đất đai Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Tranh chấp đất đai hiện nay được xem là một loại tranh chấp phức tạp nhất, chiếm tỷ lệ cao, việc giải quyết cũng dai dẳng nhất trong các loại tranh chấp về dân sự. Sỡ dĩ như vậy là vì trong loại tranh chấp đất đai – một cách trực tiếp hay gián tiếp – thường bao hàm trong nó nhiều quan hệ pháp luật khác cần được giải quyết như quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn, chia tài sản chung của vợ chồng, quan hệ thế chấp vay nợ nhà đất…Ví dụ khi các bên đương sự tranh chấp với nhau trong quan hệ ly hôn thì việc giải quyết ly hôn yêu cầu phải giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng, và tài sản trong đó có nhà, đất. Việc chia tài sản là nhà đất thì phải căn cứ vào nguồn gốc nhà đất, nhiều khi phải dẫn chiếu đến các trường hợp tranh chấp khác có liên quan như việc thừa kế nhà đất đó, liên quan đến nhiều đương sự khác…Tóm lại, quan hệ tranh chấp đất đai trong tố tụng dân sự có thể là quan hệ trọng tâm trực tiếp, có thể là quan hệ gián tiếp được yêu cầu giải quyết trong các quan hệ pháp luật khác.
Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay khá phong phú và đa dạng, phức tạp, trong đó, phổ biến thường gặp là các tranh chấp sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau: Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác; tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp; tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ; tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn ; tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ; tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý; tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc sở tại; tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương; tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình SDĐ.
Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.
Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.
Với mỗi loại tranh chấp thì chính sách và đường lối giải quyết lại có những khác biệt mang tính bản chất và được điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản pháp luật riêng đối với từng loại đất. Cho nên, khi thu thập nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ, Luật sư phải nắm vững tính chất của quan hệ, Luật nội dung điều chỉnh tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật tranh chấp đất đai để chứng minh cho từng yêu cầu cụ thể của thân chủ mình.
Tóm lại, tranh chấp đất đai hiện nay là một loại tranh chấp phức tạp nhưng lại rất phổ biến. Khi tham gia giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai đòi hỏi luật sư phải có kỹ năng hành nghề khá hoàn thiện, trong đó có kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ.
2.1. Một số kỹ năng đặc thù của luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Như đã đề cập ở trên, trong vụ án tranh chấp đất đai vốn rất phức tạp, nhiều dạng tranh chấp và mỗi dạng tranh chấp có những đặc điểm khác biệt yêu cầu giải quyết khác nhau. Do đó, vấn đề đầu tiên trong vụ án tranh chấp đất đai, trước và trong suốt quá trình thu thập, đánh giá nghiên cứu sử dụng chứng cứ luật sư phải xác định cho được quan hệ tranh chấp đất đai là gì.
Đối với từng loại quan hệ tranh chấp đất, từng lại quan hệ pháp luật cụ thể mà luật sư cũng cần lưu ý những quy định của pháp luật điều chỉnh đối với đặc trưng của loại đất. Nếu là đất thổ cư cần làm rõ đất do ông bà, cha mẹ để lại, đất dãn dân hay đền bù; đất canh tác cần xem xét cấp cho ai – cá nhân hay hộ gia đình. Trường hợp là đất phần trăm, luật sư cũng cần tìm hiểu cấp cho ai, hiện ai đang sử dụng, việc sử dụng có đúng mục đích không…Đó là những cơ sở để luật sư có hướng thu thập chứng cứ một cách chính xác và liên quan, có giá trị chứng minh vụ án. Và dù tranh chấp đất là dạng gì thì luật sư cũng phải tìm cho ra được những chứng cứ để xác định nguồn gốc đất vì đây vấn đề mấu chốt trong tất cả các loại tranh chấp đất đai thuộc bất kỳ quan hệ nào. Bởi đây là cơ sở đầu tiên để chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
Để xác định nguồn gốc đất, luật sư phải thu thập được các loại giấy tờ để chứng minh. Có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 để xác định các loại giấy tờ hợp lệ hay không hợp lệ đối với đất để xác định yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc tự mình thu thập nhằm xác định các căn cứ pháp lý của đất đang có tranh chấp hay không.
Khi thu thập chứng cứ này, luật sư cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ chứng cứ để xác định quyền của người sử dụng đất và đánh giá giá trị pháp lý của các giao dịch được xác lập khi chủ sử dụng đất có các loại giấy tờ này. Đây cũng chính là cơ sở giúp luật sư xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và chứng minh về thẩm quyền của Toà án đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai của thân chủ mình. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Trong từng giai đoạn tố tụng mà luật sư thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng những chứng cứ khác nhau.
Trong giai đoạn chuẩn bị khởi kiện thì luật sư giúp khách hàng chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ để đảm bảo đầy đủ cho hồ sơ khởi kiện làm cơ sở Toà án thụ lý vụ án. Đối với hồ sơ khởi kiện trong vụ án tranh chấp đất đai thì các tài liệu chứng cứ thông thường bao gồm: các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể kiện, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất; trường hợp tranh chấp về các giao dịch về đất phải có các giấy tờ chứng minh về giao dịch…
Ngoài ra, Luật đất đai quy định hoà giải tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở là thủ tục đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Kết quả hoà giải cấp cơ sở là điều kiện bắt buộc để Toà án thụ lý giải quyết vụ án. Do đó, trước khi khởi kiện, luật sư cần hướng dẫn thân chủ phải làm thủ tục hoà giải cấp cơ sở đối với loại tranh chấp này. Trong việc này, chứng cứ mà luật sư cần thu thập là biên bản hoà giải cấp cơ sở nằm trong các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khởi kiện của thân chủ nộp toà án để Toà án thụ lý yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, bên cạnh việc thu thập các chứng cứ về nguồn gốc đất, tuỳ từng vụ án mà luật sư cần chuẩn bị những chứng cứ khác. Ví dụ như giấy tờ về việc sử dụng ổn định lâu dài của chủ sử dụng đất, quy hoạch chi tiết khu vực đất đang có tranh chấp, các loại bản đồ, sổ đăng ký đất đai, sổ mục kê…Các loại giấy tờ này, luật sư có thể liên hệ UBND xã, phường hoặc các cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành cung cấp. Trong trường hợp đương sự hoặc trực tiếp luật sư đến các cơ quan này để thu thập chứng cứ nhưng không thu thập được vì những lý do khách quan thì đây là cơ sở để luật sư hướng dẫn thân chủ mình làm đơn đề nghị Toà án thu thập chứng cứ. Trong đơn thể hiện rõ về việc mình đã cố gắng thu thập được chứng cứ, lý do tại sao không thể tự mình thu thập được chứng cứ và các biện pháp đã áp dụng mà không có hiệu quả.
Giai đoạn sau khi Toà án thụ lý vụ án, thông thường, luật sư cần hướng dẫn thân chủ hoặc tự mình thu thập các chứng cứ để xác định tình trạng thực tế của đất đai đang có tranh chấp và các công sức duy trì, tôn tạo và nâng giá trị sử dụng của quyền sử dụng đất. Ngoài những chứng cứ là giấy tờ tài liệu để chứng minh cho mục đích tìm hiểu này, thì luật sư còn cần phải thu thập chứng cứ qua những lời khai của những người làm chứng (hàng xóm, địa phương) xác nhận tình trạng ban đầu của thửa đất, việc sửa chữa, san lấp đất…
Trong những trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất xuất phát từ những giao dịch dân sự như cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế…thì luật sư cần đặc biệt lưu ý những chứng cứ liên quan đến việc xác lập giao dịch (các hợp đồng, các giấy biên nhận, sổ sách, địa chỉ, qua các kỳ kê khai), thời điểm xác lập giao dịch, chủ thể xác lập, các chứng cứ chứng minh việc đã thực hiện quyền nghĩa vụ đến đâu, lỗi vi phạm của bên nào, mức độ thiệt hại, công sức làm tăng giá trị quyền sử dụng đất… Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Đặc biệt, đối với tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đât, luật sư cần xác định chính xác thời điểm xác lập giao dịch. Chẳng hạn: thời điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập trước 01/7/198 mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp; hay thời điểm tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 1/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 hay thời điểm tranh chấp hợp đồng nhượng quyền sử dụng đất được xác lập sau ngày 1/10/1993…
Sỡ dĩ phải xác định chính xác thời điểm xác lập giao dịch là vì mỗi thời điểm xác lập giao dịch thì đường lối giải quyết của Toà án có sự khác nhau, các văn bản điều chỉnh khác nhau. Luật sư phải nắm rõ các đường lối giải quyết trong từng trường hợp cụ thể để từ đó có định hướng đối với việc thu thập chứng cứ chứng minh cho tính hợp pháp hay vô hiệu của giao dịch chuyển nhượng. Trường hợp xem xét các tình tiết vụ án, áp dụng các quy định của pháp luật có căn cứ nhận định giao dịch đó không hợp pháp ( nhất là những giao dịch vô hiệu về nội dung do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội), luật sư cần hướng việc thu thập chứng cứ để chứng minh lỗi do hợp đồng vô hiệu trên cơ sở lợi ích của khách hàng và vị trí tố tụng của thân chủ mình.
Tóm lại, khi thu thập chứng cứ cũng như khi nghiên cứu, đánh giá và sử dụng những chứng cứ thu thập được thì luật sư cũng phải xuất từ quyết lợi của thân chủ, đây là cơ sở để xác định đối tượng cần chứng minh. Mục đích thu thập và sử dụng chứng cứ là nhằm chứng minh các tình tiết sự kiện để có cơ sở áp dụng các căn cứ pháp lý tương ứng với thời điểm xác lập quan hệ mà pháp luật nội dung điều chỉnh.
Việc nắm vững những quy định về quyền và nghĩa vụ của mình trong tố tụng với tư cách là người đại diện hay người bảo về cho đương sự trong tố tụng dân sự cùng với khả năng đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách khoa học và chuyên nghiệp, chính là “vũ khí” của Luật sư trong tham gia giải quyết vụ án dân sự. Vì rằng chứng cứ có một vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật của của vụ án và đặc biệt hơn trong tố tụng dân sự khi mà quyền lợi của các đương sự gắn liền với nghĩa vụ tự chứng minh với nhứng chứng cứ thu thập được, cho nên hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư có thể dẫn đến một quyết định “sống còn” đối với thân chủ. Cụ thể hơn, trong vụ án tranh chấp đất đai, các hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng của mình có giành được quyền sở hữu hợp pháp quyền sử dụng đất hay các quyền lợi có liên quan từ đất đai tranh chấp hay không. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
KẾT LUẬN
Nói đến vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự nói chung và trong các vụ án tranh chấp đất đai nói riêng, là nói tới những tác động, ảnh hưởng của Luật sư trong tiến trình tố tụng mà trong đó một kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng là hoạt động thu thập, nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ.
Thông qua hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ – trong tổng thể các hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư không chỉ thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình mà còn bảo vệ pháp luật, công lý, phản ánh niềm tin của người dân vào những quyền cơ bản nhân phẩm và giá trị của con người. Chính vì thế, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề “Kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai” có một ý nghĩa thiết thực rất lớn. Điều đó không chỉ đem lại một cái nhìn tổng thể về chứng cứ, về đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự, cụ thể là vụ án tranh chấp đất đai, mà đây còn là một cách tiếp cận để hoàn thiện kỹ năng hành nghề của Luật sư – kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Không có một chuẩn mực nào cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư, nhưng một cái nhìn thấu đáo hơn vấn đề kỹ năng nghề nghiệp Luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ phần sẽ giúp cho các Luật sư, những người tiến hành tố tụng và cũng như những người có cùng quan tâm vận dụng trong thực tiễn, để từ đó đem lại một hiệu quả hơn trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đặc thù hơn là trong vụ án tranh chấp đất đai.
Vấn đề thu thập, nghiên cứu đánh giá sử dụng chứng cứ đã khó, mà tranh chấp đất đai lại càng phức tạp và khó khăn hơn trong giải quyết, do đó, với những hiểu biết còn hạn chế, bài tiểu luận này không tránh khỏi sự sơ sài, nên người viết mong được sự chia sẻ và trao đổi của mọi người, để cùng nha. Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong tranh tụng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com