Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự. Có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong việc viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận, liên quan đến kỹ năn của luật sư trong các vụ án hình sự. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để đưa ra những bài tiểu luận hay nhất để các bạn tham khảo. Hãy liên hệ với mình khi chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHỨNG CỨ

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố tụ ng Luậ t sư đượ c tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (thân chủ) và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Khi tham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào chữa cho của bị can, bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, lợi ích hợp pháp của đương sự … thì Luật sư cùng với thân chủ của mình luôn trở thành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trong tố tụng thì Luật sư phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức của mình trong đó có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểm đối lập, bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biế t về lý luận chứng cứ và khả năng sử dụng chứng cứ trong tố tụng là những điều kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của Luật sư trong tranh tụng. Đề tài tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

Về khái niệm chứng cứ: Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Như thế nào gọi là chứng cứ trong một vụ án hình sự? Chúng ta thường thấy rằng, sau khi có một vụ án hình sự xảy ra, các dấu vết của vụ án vẫn còn lưu lại đâu đó và được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Khi các dấu vết ấy thể hiện ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội trong vụ án. Thì từ các dấu vết đó và các điều kiện, căn cứ khác, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội. Những dấu vết như vậy trong vụ án hình sự được gọi là chứng cứ.

Theo quy đị nh tạ i khoả n 1, Điề u 64, Bộ luậ t Tố tụ ng hình sự năm 2003 thì:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm t ội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.”

Chứng cứ được xác định bằng:

  • Vật chứng (Theo Điều 74 BLTTHS thì, “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ , phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”);
  • Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ , bị can, bị cáo;
  • Kết luận giám định;
  • Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Như vậy, việc luật sư nhận diện trước tiên được chứng cứ bao gồm những nội dung gì theo quy định của pháp luật như trên sẽ giúp luật sư dành sự tập trung của mình vào những yếu tố được xác định là chứng cứ nói trên, nhằm tiến hành đánh giá và nghiên cứu có kết quả cao nhất. Vậy, chứng cứ mang nhữ ng đặc điểm gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp luật sư nắm bắt thật chắc các đặc trưng cần thiết khi tiếp cận chứ ng cứ củ a mộ t vụ án hình sự, bởi nếu không nắm chắc các đặc trưng củ a chúng, nhiều khi không thể quyết định việc đánh giá chúng ra sao và có thể tốn thời gian, công sức và việc đánh giá những yếu tố có trong vụ án, nhưng lại không liên quan đến vụ án, hoặc không phục vụ cho mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của than chủ mình.

Chứng cứ có các đặ c điểm sau: Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Tính khách quan: Đây là đặc trưng quan trọng khi tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá chứng cứ buộc luật sư phải lưu ý kỹ. Tính khách quan thể hiện những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. Nếu không đảm bảo tính khách quan, những yếu tố được gọi tên là chứng cứ trong vụ án sẽ làm sai lệch tính chất của vụ án.

Sự đảm bảo tính khách quan của chứng cứ trong vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những quyết định đúng, không oan sai; đồng thời cũng qua đó, luật sư có cơ sở để bảo vệ cho than chủ của mình theo đúng tinh thần pháp luật.

Tính liên quan: Đây là đặc điểm xác định nguồn gốc của việc hình thành chứng cứ, cũng như xác định có thực về mối quan hệ giữa vụ án với các yếu tố được gọi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ, nó phải có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án hình sự.

Mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, nghĩa là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này. Chỉ khi có mối quan hệ nhân quả ấy diễn ra trên thực tế, chứng cứ mới đảm bảo cơ sở để xác định tính chất và nội dung xác thực của vụ án, và nó thực sự là cơ sở để đánh giá nhằm phục vụ việc luận tội, hay gỡ tội.

Tính hợp pháp: Có trường hợp chứng cứ được đưa ra nhằm kết luận tính chất và nội dung của vụ án là không hợp phải, đó là chứng cứ do nhầm lẫn, do sai lầm trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay bảo quản chứng cứ. Cũng có những lúc, chứng cứ được đưa ra để chứng minh lại là chứng cứ do giả mạo. Những chứng cứ đó là những chứng cứ không hợp pháp. Chỉ khi chứng cứ được bảo đảm tính hợp pháp thì nó mới phản ánh đầy đủ mối quan hệ nội tại, có thật, liên quan với vụ án. Do đó, tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạ t độ ng chứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ.

Luật sư cũng cần xác định rõ đâu là chứng cứ buộc tội hay là chứng cứ để gỡ tội; đâu là chức cứ trực tiếp hay gián tiếp; đâu là chứng cứ gốc và chứ ng cứ sao chép lại, thuật lại nhằm nắm bắt các khía cạnh khác nhau của chứng cứ một cách toàn diện.

Về đánh giá và sử dựng chứng cứ Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Trong khi hành nghề, luật sư do đặc thù nghề nghiệp của mình nên thường gặp những bất lợi hơn các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa một vụ án hình sự . Thiết nghĩ, hiện nay nhiều lúc luật sư không thể hiện sự chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập, xử lý các chứng cứ của một vụ án hình sự , nằm phát huy khả năng chứng minh của chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng. Thế nên, có những trường hợp luật sư chỉ đánh giá và nghiên cứu những chứng cứ được các cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, hoặc chỉ dự a trên những lời khai, lời thuật lại của những người có liên quan trong vụ án qua đơn thuần là các văn bản được soạn ra trên giấy. Như thế, rõ ràng việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa được toàn diện và trọn vẹn.

Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngườ i khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ , bị can, bị cáo thực hiệ n quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Luật quy định như vậy có nghĩa là luật sư (người bào chữa) được tham gia vào quá trình điều tra (từ khi khởi tố bị can), truy tố và xét xử, được đọc các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án mà khách hàng mời luật sư làm người bào chữa. Trong cách thức để luật sư tham gia vào vụ án hình sự, họ đượ c trao một số quyền, trong đó có những quyền liên quan đến chứng cứ trong vụ án, như: phát hiện và thu thập chứng cứ;  đánh giá chứng cứ; sử dụng chứng cứ.

Cụ thể , tại Điều 58 BLTTHS quy định “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”, trong đó khoản 2 của Điều 58 nếu các quyền:

  • Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ , bị can, bị cáo, ngườ i thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ , bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
  • Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

Như vậy, luật sư không nên thụ động trong việc dựa vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được của các cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình. Quyền của luật sư trong việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cần được phát huy có hiệu quả bằng khả năng vậ n dụng, nắm bắt và xác định được mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hi ện ra những yếu tố nào trong vụ án có thể trở thành chứ ng cứ quan trọ ng phục vụ cho việc bào chữa của luật sư đối với khách hàng.

Cần lưu ý thêm, tránh trường hợp luật sư dấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ công việc của mình mà quên đi nghĩa vụ đối với các cơ quan tiến hành t ố tụng trong việc phát hiện chứng cứ, để xảy đến tình trạ ng luật sư phạm luật. Tại Điểm a, khoả n 3 Điều 58 BLTTHS có quy định, “Tuỳ theo mỗ i giai đoạ n tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án”. Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Khi xác định được việc chủ động tiếp cận, phát hiện và nghiên cứu chứng cứ được rồi, điều tiên quyết luật sư cần nắm vững là định hướng mục đích của việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ có được trong vụ án. Do mục đích của luật sư trong quyền đưa ra chứng cứ khác với những cơ quan và người tiến hành tố tụng, bởi luật sự , trước chết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ , sau nữa góp phần làm sáng tỏ những tình tiế  khác nhau về vụ án. Trong thực tế , cũng có trường hợp, luật sư không được sử dụng chứng cứ thu thập được, bởi nếu sử dụng chứng cứ đó sẽ làm xấu đi tình trạ ng của thân chủ.

Ví dụ : Luật sư N. P bào chữa cho ông T. N trong mộ t vụ án cướp tiệm vàng, Trước các cơ quan tiến hành tố tụng, bị can không nhận tội, nhưng trong quá trình tìm hiểu vụ việc, luật sư N. P phát hiện ra những chứ ng cứ buộc tội bị can T. N, vì vậy, luật sư N. P không có quyền đưa ra chứng cứ đó, bởi như vậy sẽ vi phạm đức đức nghề nghiệp. Trong trường hợp này, luật sư N. P đã lựa chọn việc từ chối bào chữa tiếp cho bị cáo T. N tại tòa.

Bằng cách nắm rõ mục đích hướng đến của một luật sư trong từng vụ án khác nhau, luậ t sư phân biệt đượ c việc phải tìm ở đâu chứng cứ nhằm hướng mục đích của mình vào việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ đó tránh bị “vênh”, bị “lệch” khỏi yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho luật sư ; tuy vậy, như trên đã đề cập, dù cho mục đích hướng tới khách hàng tới đâu thì việc thu thập, phát hiện, đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Thực tế có những trường hợp, chứng cứ mà luật sư thu thập được, về cơ bản là xác định giá trị buộc tội của các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng dùng để chứng minh bị can, bị cáo phạ m tộ i. Để bào chữa có hiệu quả , luậ t sư phải có ý ki ến để phả n biện (một phầ n hoặ c toàn bộ) chứng cứ buộc tội đó, có những kiến nghị , đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định khác nhau như điều tra bổ sung, điều tra lại, đình chỉ điều tra, rút cáo trạng, thay đổi tội danh nhẹ hơn, áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị nêu trong bản luận ti, để hội đồng xét xử cân nhắc khi định tội danh, quyết định hình phạt cho bị cáo. Điều này thể hiện rõ mục đích hướng đến của luật sư khi hành nghề, đồng thời thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mỗi một luật sư đối với khách hàng của mình. Có thể khái quát lại, tuỳ theo khách hàng là ai, bị can, bị cáo hay đương sự , luật sư sẽ có định hướng cho việc thu thập, đánh giá và sử . Đi vào từ ng giai đoạn cụ thể của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn từng kỹ năng quan trọng mà Luật sư cần thực hiện để mang lại hiệu quả trong công việc của mình.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được tôn trọng và bảo vệ. Bằng hoạt động của mình, Luật sư giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Cần nhìn nhận rằng, quá trình điều tra vụ án hình sự có những đặc thù riêng so với các hoạt động tố tụng khác, những đặc thù của giai đoạn này có ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạt động bào chữa. So với giai đoạn khác hoạt động bào chữa trong giai đọan này có những đặc điểm riêng, đó không phải là sự đối sánh chứng cứ trực tiếp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như ở giai đoạn xét xử. Những thông tin, tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc xác định sự thật của vụ án đối với Luật sư không nhiều nhưng những thông tin tài liệu, chứng cứ đó lại rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho bị can. Do vậy Luật sư cần phải biết tập trung thời gian, công sức trí tuệ để nghiên cứu, đánh giá tính hợp pháp của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đó. Chỉ khi tập trung, đánh giá có trọng điểm và chính xác những chứng cứ là cơ sở cho việc xác định sự thật vụ án thì kết quả của hoạt động này mới trở nên có ý nghĩa.

Theo quy định của Bộ luậ t TTHS nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, điều này có nghĩa rằng những người nói trên có nghĩa vụ phải đi thu thập chứng cứ. Điều 19 BLTTHS. “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án” quy định:

“Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ , người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ , tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.” Quyền bình đẳ ng về việc đưa ra chứ ng cứ , yêu cầu tranh luận trước tòa án là một quyền của Luật sư được Bộ luật TTHS 2003 phát triển hơn so với quy định trước đây.

Theo đó, Bộ luật TTHS 2003 đã có quy định Luật sư có quyền đưa ra các tài liệu đồ vật yêu cầu mà trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra chưa phát hiện được. Trong trường hợp này Luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét như ng chỉ khi chứ ng cứ có có lợi cho bị can và không làm xấu đi tình trạng của bị can như chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can nếu bị can thực sự vô tội; chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài liệu trong hồ sơ thể hiện; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can mà Cơ quan điều tra chưa thể hiện trong hồ sơ. Giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự là phạm vi các tình tiết, các dấu hiệu cần và đủ phải chứng minh để khẳng định một người phạm tộ i hay không phạm tội; giới hạn chứng minh một người phạm tội cụ thể nào đó bao giờ cũng rộng hơn giới hạn

chứng minh người  đó không phạm tội. Để chứng minh một người phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng, ngườ  bị hại và luật sư của người bị hại cần phải có đủ các chứng cứ để ch ng minh là hành vi phạm tộ i của người ph m tội phải có đủ bốn yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, còn để chứng minh người đó không phạm tộ i, bị can, bị cáo, người bào chữa cho bị can, bị cáo chỉ cầ n chứng minh là không có một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm đó. Nói một cách khác, để buộc tội phải.

Sử dụng chứng cứ để phục vụ cho công việc là một trong những nhiệm vụ của Luật sư , nếu như đánh giá được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng thì việc sử dụng chứng cứ cũng vậy. Trước hết Luật sư sử dụng chứng cứ để làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, thực hiện một công việc nào đó hứng tới mục đích làm lợi cho thân chủ. Trong phiên toà, luậ t sư sử dụ ngchứ ng cứ để phản bác mộ t phầ n hay toàn bộ quan đi ểm củ a bên đố i l ậ p, khẳ ng đị nh quan điểm củ a mình, đề nghị Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ truy tố, đề nghị Toà án áp dụng điều luật hoặc những biện pháp có tính chất tố tụng khác có lợi cho thân chủ của mình. Để làm tốt nhiệm vụ bào chữa của mình, Luật sư cần nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến địa vị pháp lý của mình, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người mà họ bào chữa cũng như nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Không những thế, Luật sư còn phải nắm vững diễn biến của quá trình tố tụng để đảm bảo quá trình điề u tra phải có căn cứ khách quan. Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Trong quá trình hoạt độ ng thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư có quyền gặp gỡ trao đổi, đ ề xuất với cơ quan Toà án, Viện kiểm sát nhằm: Khắc phục những thiếu sót trong điều tra, truy tố ; đảm b o tính khách quan của hoạt động tố tụng; bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của thân chủ.

Luật sư cũng có quyền trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát những vấn đề vè thủ tục tố tụng và chứng cứ của vụ án:

Thứ nhất, về tố tụng: Luật sư trao đổi để làm rõ hồ sơ vụ án cần phải xem xét xem có đảm bảo đúng thủ tục tố tụng hình sự hay không; có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không; có cần đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn ; nhập hoặc tách vụ án hay không.

Thứ hai, về chứng cứ : Đã có đủ chứng cứ để xét xử bị cáo chưa; nếu còn thiếu ch ứ ng cứ thì đó là chứ ng cứ quạ n trọng hay không quan trọ ng đố i vớ i vụ án, có thể bổ sung tại phiên Tòa hay không; có đúng là bị cáo đã thự c hiệ n hành vi phạ m tộ i đã bị truy tố hay phạ m mộ t tội khác hoặ c có ngườ i khác cùng phạ m tộ i vớ i bị cáo Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi ấy, khi thấy có vi phạm về thủ tục tố tụng, không đảm bảo về chứng cứ xét xử bị cáo thì Luật sư có thể gặp thẩm phán hoặc kiểm sát viên tại phòng làm việc của họ để trao đổi. Trong tường hợp cần cung cấp thêm chứng cứ thì Luật sư chủ động cung cấp thêm chứng cứ của vụ án và trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát.

Như vậy, việc Luật sư chủ động xâm nhập thực tế vụ án sẽ nâng cao khả năng đạt được những kết quả có lợi hơn cho khách hàng của mình do việc tiếp cận với hồ sơ vụ án nói chung và chứng cứ nói riêng được trực tiếp và sát sao hơn.

Trong quá trình trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án thì thông thường Luật sư tập trung trọng điểm vào những vấ n đề sau:

Thứ nhất, trong các trường hợp sau đây thì Luậ t sư yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung: Khi thấy hồ sơ thiếu những chứng cứ quan trọng, nếu cứ xét xử thì dẫn đến oan sai hoặc làm cho bị cáo phạm tội nặng hơn; trường hợp bảo vệ cho người bị hại thì khi thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội nặng hơn tội đã bị truy tố thì đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung thay đổi tội danh; khi thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tc tố tụng làm cho việc điều tra không chính xác ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của thân chủ.

Thứ hai, khi có các chứng cứ cho thấy thấy vụ án mà mình có trách nhiệm bảo vệ cho thân chủ nếu được nhập vào trong một vụ án khác hoặc cần tách ra để xét xử sau là phù hợp với quy định của pháp luật thì đề nghị với Viện Kiểm sát hoặc Toà án giải quyết.

Thứ ba, qua nghiên cứu thấy người làm chứ ng quan trọng có lời khai buộc tội bị cáo, nhưng lời khai này có nhiều điểm chưa rõ hoặc có mâu thuân với chứng cứ khác trong vụ án, nếu người làm chứng này không có mặt trong phiên toà thì sự công bố lời khai của họ có thể ảnh hưởng đến sự thật của vụ án, không có lợi cho thân chủ. Vì vậy Luật sư phải đề nghị Toà án cho triệu tập người làm chứng này đế  để xét hổi làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Thứ tư, trong trường hợp nếu thấy việc t m giam bị can bị cáo là không có căn cứ như tạm giam bị can, bị cáo 15 tuôỉ phạm tội nghiêm trọng, tạm giam bị can, bị cáo 17 tuổ i phạm tội nhgiêm trọng do vô ý hoặc bị cáo phạ  tộ  ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩnthì phả  đề nghị vớ  Toà án viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam trả tự do cho bị can, bị cáo. Nếu xét thấy cần thì đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp tạm giam.

Thứ năm, trong trường hợp nghi ngờ bị can, bị cáo đang mắ c bệnh tâm thần hoặc một bện khác làm mát khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì đề nghị Viện kiểm sát hoặc Toà án ra quyết định trưng cầu giám định pháp y về năng lực chịu trách nhiệm hình sự của họ.

Qua những nội dung trên để thấy, kỹ năng của luật sư trong việc đánh giá và nghiên cứu chứng cứ của một vụ án hình sự là rất quan trọng. Nắm vững những yêu cầu và quy định của pháp luật đối với việc thu thập, đánh giá và nghiên cứu chứng cứ sẽ giúp Luật sư thực hiện được tốt nhất vai trò của mình đối với khách hàng.

Trong các kỹ năng của Luật sư khi được khách hàng mời tham gia ở các vụ án hình sự, việc nghiên cứu và đánh giá chứng có tác động lớn đến kết quả cuối cùng mà Luật sư đ ạt đ ược; đồng thời mang lại hiệu quả trong yêu cầu đối với khách hàng và đóng góp tích cực cho quá trình tiến hành tố tụng được dân chủ, công bằng bảo đảm lợi ích hợ p pháp cho thân chủ, góp phần hạn chế các vi phạ m pháp luật, đảm bảo cho hoạ t động điều tra được tiến hành khách quan toàn diện. Do đó, nếu trở thành ng ười bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ án hình sự, là Luật sư, chúng ta cần bắt tay ngay vào việc thu thập, tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ để mang lại hiệu quả cao nhất như cách mà khách hàng chúng ta mong đợi. Tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464