Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Luận văn: Thị trường khách du lịch Tây Âu và hiện trạng khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Tổng quan tình hình du lịch thế giới
Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch dựa trên số liệu của UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%). Đây cũng là năm tăng trưởng thứ mười liên tiếp kể từ năm 2009 của ngành du lịch thế giới [22].
Biểu đồ 2.1 cho thấy, năm 2019 khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến là Trung Đông (7,6%); tiếp đến là châu Á và Thái Bình
- Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng khách quốc tế đến các khu vực thế giới
- Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến trên thế giới phân theo khu vực, 20172019
(1) Theo phân loại của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tháng 4/2017
Vì nhiều lý do khác nhau như kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, bất ổn về chính trị, thiên tai,… tăng trưởng khách đến châu Mỹ giảm từ 4,9% xuống 2,0%; châu Âu giảm từ 5,8% xuống còn 3,7% giai đoạn 20172019. Năm 2019, khu vực châu Á và Thái Bình Dương tăng thấp nhất trong 3 năm qua: 2017 đạt 5,7%; 2018 đạt 7,3% và 2019 đạt 4,6% (Bảng 2.1).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.2. Khái quát thị trường khách du lịch Tây Âu
2.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước Tây Âu
Năm nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Tây Ban Nha) đều là thành viên của Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) bao gồm 28 nước thành viên (tính đến trước ngày 31/01/2020). Hình 2.1 cho thấy, Pháp là nước có diện tích lớn nhất trong EU với 543.965 km2 [44] và cũng là nước có biên giới giáp với 3 trong 4 nước Tây Âu là Đức, I-ta-li-a và Tây Ban Nha. Dân số EU là 513,48 triệu người (7.2019) [39], trong đó Đức là nước có dân số cao nhất EU với 82.905.780 người (2018) [36]. Các quốc gia Tây Âu này nằm trong khu vực khí hậu ôn đới, khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu đại dương. Tôn giáo chính tại các nước Tây Âu này là Cơ đốc giáo. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Tên gọi Tây Âu thường gắn liền với chế độ dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản và cũng đi đôi với khái niệm Liên minh châu Âu. Phần lớn các quốc gia trong vùng này có cùng văn hóa phương Tây, và nhiều ràng buộc, gắn bó chính trị, kinh tế và lịch sử với các nước Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Khu vực này gồm các nước châu Âu có thu nhập đầu người cao, đó cũng là các nước thuộc Thế giới thứ nhất ở châu Âu. Các nước Tây Âu sử dụng đơn vị tiền tệ chung là đồng Euro, ngoại trừ nước Anh dùng đồng Bảng Anh. GDP của EU là 17.300 nghìn tỷ đô la Mỹ (2017) và là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, mức thu nhập bình quân là 41.000 đô la Mỹ/người/năm (2017) [24].
Hình 2.1: Bản đồ Châu Âu
Trong 5 quốc gia Tây Âu này có 3 nước là Pháp, Đức và I-ta-li-a theo chế độ Cộng hòa đứng đầu là Tổng thống, riêng Anh và Tây Ban Nha là những nước quân chủ lập hiến đứng đầu là Nữ hoàng (Anh) và Nhà vua (Tây Ban Nha). Cơ quan lập pháp của các quốc gia Tây Âu hầu hết được tổ chức theo kiểu lưỡng viện. EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù. Về cơ bản, EU có 8 định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Cơ quan Đối ngoại châu Âu và Tòa kiểm toán châu Âu, trong đó Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU [29]. Trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc thì riêng 5 nước Tây Âu này đã chiếm đến 3 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha [45]. Ba quốc gia đông dân nhất EU là Đức, Anh và Pháp [36]. Các nước Pháp, I-ta-li-a và Đức là 3 trong 6 thành viên sáng lập của EU [43]. Các quốc gia Tây Âu này cũng nắm giữ những vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, du lịch, thể thao trên thế giới. Anh và Pháp là 2 trong 5 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC). Ngoài ra, Đức và Anh còn là hai nền kinh tế lớn nhất EU và xếp thứ 4 và thứ 6 trong bảng xếp hạng nền kinh tế thế giới 2019-2020 [31]. Hiệp ước Schengen [42] về tự do đi lại giữa các nước thuộc Schengen ra đời năm 1990 tạo điều kiện cho công dân các quốc gia này đi lại trong khu vực một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, các nước Tây Âu đặc biệt là Anh, Pháp và Đức còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác, có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế như EU, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7/G8, Nhóm các nền kinh tế lớn thế giới G20, UNSC,… Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, Pháp và Tây Ban Nha là những quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất trên thế giới. Chỉ tính trong 10 tháng năm 2019 đã có 89,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Pháp, và 82,8 triệu khách du lịch quốc tế đến Tây Ban Nha trong 11 tháng năm 2019 [22].
2.2.2. Các yếu tố tạo cầu du lịch của thị trường khách du lịch Tây Âu Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
2.2.2.1. Sự phát triển của nền kinh tế
Khu vực Tây Âu là khu vực gồm những quốc gia nằm trong nhóm phát triển nhất trên thế giới. Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển với bình quân thu nhập đầu người khá cao. Với số tiền còn lại sau khi chi trả các chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hoặc khi người ta có một khoản thu nhập thêm thì con người sẽ tính đến chuyện sử dụng số tiền còn dư đó để đi du lịch. Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng trên thị trường du lịch. Với những cư dân ở các nước Tây Âu thì thu nhập của họ khá cao nên đa số có khoản dư để đi du lịch.
2.2.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), “những đặc điểm dân số như nơi định cư (thành thị, nông thôn), tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, số lượng con cái, … chi phối đáng kể đến việc quyết định các kỳ nghỉ và lựa chọn loại hình du lịch”[2].
Do điều kiện sống tương đối cao và chăm sóc y tế tốt dẫn đến ngày càng có nhiều người có tuổi thọ cao. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2018[34], I-ta-li-a là nước có tuổi thọ trung bình năm 2018 là 83 tuổi, Pháp là 83, Tây Ban Nha là 83, Đức là 81 và Anh là 81. Bên cạnh đó, các nước này cũng có tỷ lệ sinh giảm tính theo 1.000 người là 11‰ (Anh), 10‰ (Đức), 7‰ (I-ta-li-a), 8‰ (Tây Ban Nha) và 11‰ (Pháp) [35]) nên Tây Âu là khu vực có dân số già. Tuy vậy, người già vẫn có nhu cầu đi du lịch (chủ yếu là nghỉ dưỡng) và thường là đi theo gia đình hoặc theo nhóm.
Bên cạnh đó, cư dân những nước Tây Âu cũng là những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao nên có điều kiện đi đây đi đó nhiều hơn.
2.2.2.3. Thời gian nhàn rỗi, nhu cầu khám phá, hưởng thụ và nghỉ dưỡng
Với điều kiện sống tương đối tốt và được sự hỗ trợ từ các trang thiết bị hiện đại nên quỹ thời gian nhàn rỗi của người Tây Âu ngày càng tăng. Cuộc sống hiện đại càng khiến cho con người dễ bị căng thẳng vì phải chịu đựng áp lực khá lớn từ công việc, học tập. Vì vậy, ngoài thời gian làm việc, học tập và sinh hoạt thì con người còn có khoảng thời gian rảnh để nghỉ ngơi nhằm tái tạo sức lao động, hồi phục về mặt thể chất và tinh thần cũng như tìm hiểu những điều mới lạ. Có thể nói thời gian rỗi là một trong những thành tố chính để con người quyết định đi du lịch. Việc sắp xếp thời gian để đi du lịch là rất quan trọng. Đối với người lao động, trung bình mỗi năm người Tây Âu có khoảng 4 hoặc 5 tuần nghỉ phép. Vào các kỳ nghỉ như nghỉ hè, nghỉ đông hoặc nghỉ lễ Phục sinh,… thì người Tây Âu thường thu xếp đi du lịch xa cùng cả gia đình vì học sinh không đến trường vào những dịp này. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
2.2.2.4. Xu hướng tiêu dùng và mua sắm
Các quốc gia Tây Âu đều sở hữu những thương hiệu nổi tiếng về các lĩnh vực như thời trang, công nghệ,… Điều này chứng tỏ người tiêu dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng. Từ đặc điểm trên, khi bán sản phẩm du lịch vào thị trường Tây Âu các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng quốc gia để từ đó có biện pháp để thu hút khách từ thị trường này. Đặc biệt, kinh doanh với thị trường Tây Âu các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều đến thương hiệu. Đây là thị trường có mức thu nhập khá cao, cái mà thị trường này cần đó là thương hiệu gắn với chất lượng chứ không phải là giá cả. Khách Tây Âu khi đi du lịch thường chọn những công ty lữ hành lớn và uy tín, có phản hồi tốt từ những du khách khác.
Ngoài ra, khách du lịch Tây Âu cũng rất quan tâm đến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoặc các sản phẩm du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình thiết kế các chương trình du lịch các doanh nghiệp lữ hành cần lưu ý vấn đề phát triển du lịch bền vững.
2.2.2.5. Các yếu tố khác
Yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, động thực vật, tài nguyên nước… tác động chủ yếu đến việc hình thành cầu du lịch. Khách du lịch thường có xu hướng đi du lịch tại những nơi có yếu tố tự nhiên khác với nơi mình sống. Chẳng hạn, khách sống tại các nước có khí hậu ôn đới như ở Tây Âu thường chọn những nơi có khí hậu nhiệt đới để đi nghỉ dưỡng. Ngoài ra, những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng, khí hậu phù hợp, có nhiều danh lam thắng cảnh,… thường là những nơi có sự hấp dẫn du lịch. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Những nơi như vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Cát Tiên, … là địa điểm ưa thích của khách du lịch Tây Âu.
Tiếp theo là bản sắc văn hóa và tài nguyên nhân văn khác. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa là do bản sắc văn hóa dân tộc quyết định và điều này tạo ra sự kích thích hình thành cầu du lịch. Một trong những lý do người Tây Âu đến Việt Nam du lịch là để cảm nhận được sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Á – Âu. Các tài nguyên nhân văn như di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử – văn hóa, các lễ hội,… có tác dụng xúc tác thúc đẩy việc hình thành cầu du lịch. Rõ ràng là một công trình văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới và được công bố sẽ có sức hấp dẫn khách du lịch hơn. Ở Việt Nam những nơi như Tây Bắc, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn,… là những địa điểm thu hút khá nhiều khách Tây Âu.
Yếu tố chính trị cũng khá quan trọng. Điều kiện ổn định chính trị, đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia trong đó có chính sách phát triển du lịch, tác động trực tiếp đến sự hình thành cầu, cơ cấu và số lượng cầu du lịch. Ví dụ như việc cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh hay miễn thị thực sẽ làm cho lượng khách du lịch tăng lên. Nghị quyết số 54/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2018 nêu rõ “Chính phủ thống nhất gia hạn 03 năm kể từ ngày 01/7/2018 đến hết ngày 30/6/2021 về việc miễn thị thực đơn phương cho các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa I-ta-li-a, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Tây Ban Nha với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam” [9]. Rõ ràng là chế độ miễn thị thực có thời hạn cho 5 nước Tây Âu đã phần nào mang lại hiệu quả khi lượng khách du lịch từ thị trường này đến Việt Nam tăng dần đều trong những năm qua.
Giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Mạng lưới giao thông càng hoàn thiện, chất lượng cao, an toàn về kỹ thuật và càng thuận lợi cho du khách thì sẽ thúc đẩy việc hình thành và phát triển cầu du lịch. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều loại phương tiện giao thông hiện đại, phù hợp với du khách tạo điều kiện thuận lợi và giúp du khách tiết kiệm thời gian trong quá trình đi du lịch. Ví dụ như việc mở các đường bay thẳng từ các quốc gia Tây Âu đến Việt Nam sẽ làm tăng cầu du lịch của thị trường khách này vì du khách không phải mất quá nhiều thời gian để quá cảnh nước khác trước khi đến Việt Nam.
Những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch định hướng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúc con người đi du lịch lần đầu và tái hình thành nhu cầu du lịch đối với sản phẩm du lịch cụ thể. Chẳng hạn, việc quảng bá du lịch Việt Nam tại các nước Tây Âu phải cho người Tây Âu thấy được những nét văn hóa đặc trưng và khác biệt của Việt Nam nhằm kích thích tính tò mò và ưa thích khám phá của họ.
2.2.3. Đặc điểm tâm lý, sở thích tiêu dùng du lịch của khách du lịch Châu Âu Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Châu Âu được biết đến với nền văn minh lâu đời và mức sống cao, trải qua quá trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời. Theo Nguyễn Hữu Thụ (2009) [10], đặc điểm tâm lý cơ bản cũng như sở thích tiêu dùng du lịch của người Tây Âu nói riêng, và của châu Âu nói chung như sau: – Có lối sống công nghiệp, chế độ làm việc rất nghiêm túc, đúng giờ vì thế khi đi du lịch du khách có yêu cầu rất cao đối với việc thực hiện kế hoạch, lịch trình chuyến đi. Mọi kế hoạch, lịch trình phải đúng như đã đề ra trước đó.
Đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng tự do cá nhân và đánh giá cao tính tích cực của con người trong mọi hoạt động xã hội.
- Là những người sống thiên về lý trí, có ý thức pháp luật và lòng tự trọng rất cao.
- Không thích nói chuyện về chính trị; với những thông tin riêng như đời tư, tuổi tác và thu nhập cá nhân cần được tôn trọng và giữ bí mật trong giao tiếp.
- Thích lựa chọn loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí khi đi du lịch.
- Thích ăn bánh mì, uống cà phê, uống sữa với bánh ngọt và các món ăn lạnh. Họ không thích chế biến cầu kỳ, không mời chào nhau trong ăn uống. – Rất thích âm nhạc, nhảy, múa, lễ hội. Vì vậy khi đi du lịch, họ có nhu cầu rất cao đối với các sản phẩm, dịch vụ này.
Bắt tay: nhẹ nhàng cầm nắm cả các ngón tay, không lắc nhiều. Người cao tuổi, phụ nữ, người có địa vị cao trong xã hội thì đưa tay ra trước. Trong tình huống muốn thể hiện sự kính trọng, thì có thể đưa cả hai tay ra để bắt tay. – Khi thực hiện nghi lễ ngoại giao thường hay hôn má (một hoặc hai má). Nếu khách là người có địa vị cao hơn thì hôn lên trán. Người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn được quyền hôn trước.
Trong nghi lễ ngoại giao, người châu Âu thường tặng hoa cho nhau.
Người châu Âu có thói quen dùng nước hoa. Việc sử dụng nước hoa khi tiếp khách thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với họ. Điều này cũng thể hiện địa vị và lối sống của các giai tầng xã hội.
2.3. Hiện trạng khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
2.3.1. Tỷ trọng khách du lịch Tây Âu trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam (2015 – 2019)
Năm 2019, Việt Nam đón 18.008.591 lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đến từ 10 thị trường hàng đầu đạt 15.183.231 lượt, chiếm 84,3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019. Tổng thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,4%, tương đương 18,2 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ du lịch [22].
2.3.1.1. Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Biểu đồ 2.2 cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam tăng đều trong giai đoạn 20152019, tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 20112015 và là mức cao
Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Việt Nam theo năm, 2015-2019
2.3.1.2. Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019
Về cơ cấu khách theo khu vực, Biểu đồ 2.3 cho thấy các thị trường châu Á chiếm phần lớn tỷ trọng với 79,9%, trong đó Đông Bắc Á chiếm 66,8%, Đông Nam Á chiếm 11,3%, châu Âu chiếm 12%, châu Mỹ chiếm 5,4%, châu Úc chiếm 2,4% [22]. Điều này cho thấy, ngoài thị trường châu Á chiếm thế thượng phong thì khu vực châu Âu có vị trí khá quan trọng trong các thị trường xa của Việt Nam so với các thị trường khác.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường khách quốc tế 2019
2.3.1.3. Thị trường khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Theo Dự thảo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019 của Tổng cục Du lịch [22], thị trường khách du lịch Tây Âu tăng dần đều qua các năm từ 2015 đến 2019. Năm 2015 chỉ có 212.798 khách Anh, 211.636 khách Pháp, 149.079 khách Đức, 44.932 khách Tây Ban Nha và 40.291 khách I-t-li-a đến Việt Nam. Đến năm 2019 có 315.084 khách Anh, 287.655 khách Pháp, 226.792 khách Đức, 83.597 khách Tây Ban Nha và 70.798 khách I-ta-li-a đến Việt Nam. Như vậy, tăng trưởng bình quân khách du lịch Anh giai đoạn 2015- 2019 là 10,3%, khách Pháp là 7,9%, khách Đức là 11%, khách Tây Ban Nha là 16,8% và khách I-ta-li-a là 15,1% (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam, 2015-2019
2.3.2. Thị hiếu tiêu dùng của khách Tây Âu đến Việt Nam Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Theo Tổng cục Du lịch [19], Tây Âu là thị trường nguồn của du lịch Việt Nam và có những đặc điểm về thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm dịch vụ du lịch như sau :
Khách Tây Âu thường đứng trong tốp 15 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam.
Khách du lịch Tây Âu ưa thích khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa Việt Nam, tham gia các chuyến du lịch khám phá và du lịch sinh thái, khá chú trọng đến tính bền vững trong phát triển du lịch, ưa thích du lịch xanh và văn hóa vùng cao, du lịch nghỉ dưỡng tại các khu du lịch biển như Hội An, Nha Trang, Mũi Né, và trải nghiệm nét sinh hoạt đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc miền núi phía bắc (đặc biệt là Tây Bắc) hay cuộc sống của người dân sông nước miền Tây Nam Bộ,…
Thị trường khách du lịch Tây Âu được xếp vào tốp những thị trường có khả năng chi tiêu cao trên thế giới nhưng khi đến Việt Nam, họ lại tính toán chi tiêu chặt chẽ và thường đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ phải tương xứng với giá tiền mà họ bỏ ra. Du khách Tây Âu cũng rất quan tâm đến an ninh an toàn cũng như tính cộng đồng và phát triển bền vững. Đây cũng là đối tượng ưa thích dịch vụ cao cấp và có thời gian tour kéo dài.
Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam trong độ tuổi thanh niên đi theo nhóm khá lớn và ưa thích khám phá, trải nghiệm cái mới. Đối với những khách du lịch ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, khách đi cùng gia đình thì lại ưa thích các điểm du lịch tổng hợp có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cả gia đình và tính an toàn trong toàn bộ chuyến đi vì trong đoàn thường có người lớn tuổi và trẻ em.
2.3.3. Cơ cấu khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam theo các phân đoạn thị trường
Ngày 18/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP [8] về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha và Cộng hòa I-ta-li-a. Theo quy định tại Nghị quyết này, công dân 5 nước nói trên sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Chính sách này được thực hiện trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 01/7/2015 đến hết ngày 30/6/2016 và được xem xét, gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp đó, kể từ ngày 1/7/2018 Việt Nam tiếp tục gia hạn miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu trong 3 năm [9]. Chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân 5 nước Tây Âu đã góp phần tích cực thu hút khách du lịch từ các thị trường này đến Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng trên 10%. Đây được coi là mức tăng trưởng cao đối với thị trường xa, có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày.
2.3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch một số nước Tây Âu đến Việt Nam
Báo cáo tổng hợp các thị trường nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2014 của Tổng cục Du lịch [19] cho thấy, khách du lịch một số nước Tây Âu đến Việt Nam có các đặc điểm sau:
Theo giới tính, có khoảng 54,87% là khách du lịch Nam và 45,13% là khách du lịch Nữ. Như vậy, tỷ lệ nam giới Tây Âu đi du lịch nhiều hơn nữ. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Theo độ tuổi, có 13,53% khách du lịch ở độ tuổi 15-24; 32,6% ở độ tuổi 25-34; 20,13% ở độ tuổi 35-44; 16,43% ở độ tuổi 45-54; 12,23% ở độ tuổi 55-64 và 9,8% trên 65 tuổi. Như vậy, đối tượng khách Tây Âu ở lứa tuổi 25-34 và lứa tuổi 35-44 đi du lịch nhiều nhất. Đây cũng chính là lứa tuổi đang ở độ tuổi lao động và sự nghiệp cũng tương đối ổn định nên họ vừa có sức khỏe lại vừa có tài chính để đi đây đi đó.
Theo hình thức tổ chức chuyến đi,có 35,37% đi du lịch cùng nhóm bạn; 35,23% đi du lịch cùng gia đình và 16,97% đi du lịch một mình. Con số này cho thấy, tỷ lệ người Tây Âu đi du lịch cùng nhóm bạn và gia đình là chủ yếu. Theo Số liệu về kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21], đặc điểm, cơ cấu khách du lịch Tây Âu cũng như chi tiêu của họ khi đến Việt Nam thể hiện như sau:
2.3.3.2. Theo thị trường và hình thức chuyến đi
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, trong tổng số 67,80% khách Tây Âu tự sắp xếp đi du lịch đến Việt Nam có 65,82% khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch và 1,98% người tham quan trong ngày; trong tổng số 32,20% khách Tây Âu đi theo tour du lịch đến Việt Nam có 28,13% người có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch và 4,07% người tham quan trong ngày (Bảng 2.3). Như vậy, với đối tượng khách Tây Âu tự sắp xếp đi du lịch Việt Nam thì chủ yếu nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch và ít khi đi tham quan trong ngày. Trong khi đó, với khách Tây Âu đi theo tour thì tỷ lệ khách đi tham quan trong ngày cao hơn.
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và hình thức chuyến đi
2.3.3.3. Theo thị trường và độ dài ngày chuyến đi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [19] cho thấy, độ dài thời gian chuyến đi đối với khách du lịch Tây Âu có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch từ 1 đến 3 ngày chiếm 4,91%, từ 4 đến 7 ngày chiếm 26,78%, từ 8 đến 14 ngày chiếm 43,80%, từ 15 đến 21 ngày chiếm 18,36% và từ 22 ngày trở lên là 6,14%.
Điều này cho thấy độ dài ngày chuyến đi của phần lớn khách Tây Âu đến Việt Nam là từ 8 ngày trở lên, đặc biệt độ dài ngày từ 15 đến 21 ngày cũng khá cao (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Cơ cấu khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và độ dài ngày chuyến đi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú) Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
2.3.3.4. Theo thị trường và mục đích chuyến đi
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, có 89,84% khách du lịch Tây Âu có mục đích chuyến đi là tham quan, nghỉ dưỡng, 0,27% người đi để phục vụ công tác thông tin, báo chí, 3,19% người đi dự hội nghị, hội thảo, 4,12% người đi để thăm họ hàng, bạn bè, 0,60% người đi với lý do thương mại và 1,98% có mục đích khác (Bảng 2.5). Con số này cho thấy, hầu hết mục đích chuyến đi của khách Tây Âu là tham quan, nghỉ dưỡng, số người đi vì lý do thương mại và làm công việc liên quan đến truyền thông chiếm tỷ lệ cực kỳ thấp.
Bảng 2.5: Cơ cấu khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra theo thị trường và mục đích chuyến đi
2.3.3.5. Theo thị trường và nguồn tham khảo thông tin
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, có 43,77% khách du lịch Tây Âu chọn nguồn tham khảo thông tin qua bạn bè, người thân, 29,36% thông qua sách báo, tạp chí, 55,42% thông qua Internet, 13,74% thông qua công ty du lịch, 7,46% thông qua Tivi và 5,63% người chọn nguồn thông tin qua các kênh khác (Bảng 2.6). Điều này cho thấy, khách Tây Âu tìm hiểu thông tin về chuyến đi qua Internet và qua bạn bè, người thân nhiều nhất.
Bảng 2.6: Tỷ lệ khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra theo thị trường và nguồn tham khảo thông tin
2.3.3.6. Theo thị trường và số lần đến Việt Nam
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, có 73,96% khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam lần đầu tiên, 15,38% người đến Việt Nam lần hai, 4,73% người đến Việt Nam lần ba và 5,93% người đến Việt Nam trên ba lần (Bảng 2.7). Con số này cho thấy, đa số khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam lần đầu. Như vậy, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng cũng như giới thiệu thêm các sản phẩm du lịch khác để thu hút khách quay trở lại trong một ngày gần nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cần phải lưu ý thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm vì tỷ lệ du khách quay lại Việt Nam còn khá thấp.
Bảng 2.7: Cơ cấu khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra theo thị trường và số lần đến Việt Nam
2.3.3.7. Theo thị trường và việc đặt mua dịch vụ trực tuyến
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, có 53,12% khách du lịch Tây Âu đặt mua dịch vụ trực tuyến đối với dịch vụ phương tiện vận chuyển, 63,94% đặt mua dịch vụ lưu trú, 29,98% đặt mua dịch vụ tour du lịch, 7,42% đặt mua dịch vụ vui chơi, giải trí, 20,81% đặt mua dịch vụ ăn uống và 1,52% người đặt mua dịch vụ khác (Bảng 2.8). Như vậy, đa số khách Tây Âu đặt mua trực tuyến các dịch vụ như lưu trú và vận chuyển cho chuyến đi của mình. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Bảng 2.8: Tỷ lệ khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra theo thị trường và việc đặt mua dịch vụ trực tuyến Chi tiêu bình quân một lượt khách (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch)
2.3.3.8. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, bình quân 1 lượt khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch) chi 37,17% tổng số tiền cho việc thuê phòng, 24,48% cho ăn uống, 14,67% cho đi lại, 4,48% cho tham quan, 12,51% cho mua hàng, 3,47% cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí, 0,34% cho y tế và 2,87% dành cho các chi phí khác (Bảng 2.9). Con số này cho thấy, đa số chi tiêu của khách Tây Âu có nghỉ đêm tại các cơ cở lưu trú tại Việt Nam là dành cho việc lưu trú và ăn uống, chi tiêu dành cho việc tham quan và mua sắm vẫn còn khá thấp. Đây là vấn đề mà các doan nghiệp du lịch cần phải lưu ý để du khách Tây Âu có thể mở hầu bao nhiều hơn tại Việt Nam.
Bảng 2.9: Chi tiêu bình quân một lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch)
2.3.3.9. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi tự sắp xếp)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi tự sắp xếp) là 38,43% dành cho việc thuê phòng, 24,54% cho ăn uống, 14,09% cho việc đi lại, 3,29% cho tham quan, 13,41% cho mua hàng, 3,48% cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí, 0,41% cho y tế và 2,15% dành cho các chi phí khác (Bảng 2.10). Như vậy, đối với khách Tây Âu có nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú tại Việt Nam và tự sắp xếp chuyến đi thì chi tiêu dành cho việc thuê phòng và cho ăn uống là chủ yếu, chi tiêu dành cho việc tham quan vẫn còn khá ít, nhưng với đối tượng này thì chi tiêu dành cho mua sắm lại tăng lên.
Bảng 2.10: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi tự sắp xếp)
2.3.3.10. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi theo tour)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, cơ cấu chi tiêu bình quân 1 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi theo tour) là 34,8% cho việc thuê phòng, 25,13% cho ăn uống, 15,5% cho việc đi lại, 6,96% cho tham quan, 9,93% cho mua hàng, 3,30% cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí, 0,20% cho y tế và 4,17% dành cho các chi phí khác (Bảng 2.11). Điều này cho thấy, với đối tượng khách Tây Âu có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú và đi theo tour thì đa số chi tiêu là dành cho việc lưu trú và ăn uống, chi tiêu dành cho việc đi tham quan vẫn còn khá thấp. Điều này đặt ra vấn đề về sự hấp dẫn của chương trình du lịch cũng như các điểm tham quan.
Bảng 2.11: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi theo tour)
2.3.3.11. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi tự sắp xếp)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, với độ dài ngày bình quân là 12,49 ngày thì bình quân 1 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi tự sắp xếp) chi 88,5 USD/ngày, trong đó dành 34,1 USD cho việc thuê phòng, 21,6 USD cho ăn uống, 12,6 USD cho việc đi lại, 2,9 USD cho tham quan, 11,9 USD cho mua hàng, 3,1 USD cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí, 0,3 USD cho y tế và 1,9 USD dành cho các chi phí khác (Biểu đồ 2.4). Như vậy, với đối tượng khách này thì phần lớn số tiền
Biểu đồ 2.4: Chi tiêu bình quân một ngày khách Tây Âu đến Việt Nam có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi tự sắp xếp (tính bằng USD) Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
2.3.3.12. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi theo tour)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, với độ dài ngày bình quân là 11,36 ngày thì bình quân 1 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch, đi theo tour) chi 139,4 USD/ngày, trong đó dành 48,9 USD cho việc thuê phòng, 35,3 USD cho ăn uống, 21,6 USD cho việc đi lại, 9,7 USD cho tham quan, 13,3 USD cho mua hàng, 4,6 USD cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí, 0,33 USD cho y tế và 5,8 USD dành cho các chi phí khác (Biểu đồ 2.5). Như vậy, với đối tượng khách này, phần lớn số tiền
Biểu đồ 2.5: Chi tiêu bình quân 1 ngày khách Tây Âu đến Việt Nam có nghỉ đêm tại CSLTDL, đi theo tour (tính bằng USD)
2.3.3.13. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách tham quan trong ngày)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, cơ cấu chi tiêu bình quân 1 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách tham quan trong ngày) là 30,53% dành cho ăn uống, 14,56% cho việc đi lại, 5,69% cho tham quan, 36,52% cho mua hàng, 5,53% cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí, 0,9% cho y tế và 6,79% dành cho các chi phí khác (Biểu đồ 2.6). Con số này cho thấy, với đối tượng khách này thì họ lại dành phần lớn số tiền cho việc mua sắm và ăn uống.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách Tây Âu đến Việt Nam tham quan trong ngày
2.3.3.14. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách tham quan trong ngày, đi tự sắp xếp)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, cơ cấu chi tiêu bình quân 1 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách tham quan trong ngày, đi tự sắp xếp) là 29,38% dành cho ăn uống, 17,56% cho việc đi lại, 5,02% cho tham quan, 48,56% cho mua hàng, 4,36% cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí và 3,07% dành cho các chi phí khác (Biểu đồ 2.7). Điều này cho thấy, đa số đối tượng khách này dành phần lớn chi phí cho việc mua sắm và ăn uống.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách Tây Âu đến Việt Nam tham quan trong ngày, đi tự sắp xếp
2.3.3.15. Theo thị trường và các khoản chi (đối với khách tham quan trong ngày, đi theo tour)
Số liệu về Kết quả điều tra thông tin khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Du lịch [21] cho thấy, cơ cấu chi tiêu bình quân 1 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam được điều tra chia theo thị trường và các khoản chi (đối với khách tham quan trong ngày, đi theo tour) là 25,38% dành cho ăn uống, 14,38% cho việc đi lại, 7,41% cho tham quan, 37,88% cho mua hàng, 6,16% cho các dịch vụ văn hóa – thể thao – giải trí và 8,79% dành cho các chi phí khác (Biểu đồ 2.8). Như vậy, với đối tượng khách này thì họ chi tiêu chủ yếu cho mua sắm và ăn uống.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách Tây Âu đến Việt Nam tham quan trong ngày, đi theo tour
2.4. Khảo sát thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu của Việt Nam Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Nhằm hiểu rõ hơn thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu của Việt Nam, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực du lịch lâu năm. Các chuyên gia được mời phỏng vấn gồm ba nhóm: (1) nhóm thứ nhất gồm các chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn khu vực miền Bắc, (2) nhóm thứ hai gồm các chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn khu vực miền Trung, và (3) nhóm thứ ba gồm các chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn khu vực miền Nam. Các chuyên gia mà tác giả lựa chọn đều đang làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có đón khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam với vị trí từ Trưởng phòng trở lên và có kinh nghiệm làm việc trong công ty lữ hành từ 10 năm trở lên. Sau khi trao đổi qua điện thoại với các chuyên gia về mục đích phỏng vấn và đã được 9 chuyên gia nhận trả lời phỏng vấn bao gồm 2 chuyên gia là Trường phòng điều hành (ký hiệu TP1 đến TP2), 1 chuyên gia là Phó Giám đốc (PGĐ), 4 chuyên gia là Giám đốc (ký hiệu GĐ1 đến GĐ4), 1 chuyên gia là Tổng Giám đốc (TGĐ) và 1chuyên gia là Chủ tịch Hội đồng thành viên (CTHĐTV) (Bảng 2.12).
Bảng 2.12: Danh sách chuyên gia đồng ý trả lời phỏng vấn
Thời gian và địa điểm phỏng vấn được sắp xếp theo đề nghị của chuyên gia, trong đó tất cả các cuộc phỏng vấn đều kéo dài tối thiểu 30 phút và được thực hiện tại nơi làm việc của chuyên gia hoặc thông qua điện thoại. Việc thu xếp thời gian và địa điểm thuận tiện cho chuyên gia là một biện pháp giúp tăng thêm hàm lượng thông tin mà chuyên gia trao đổi trong buổi phỏng vấn. Theo thứ tự thời gian đã ấn định, tác giả lần lượt thực hiện phỏng vấn với 9 chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Nội dung các buổi phỏng vấn được ghi âm (nếu được chuyên gia đồng ý như đã thông báo trước với chuyên gia) đồng thời được ghi chú tốc ký. Sau đó, tác giả tổng hợp thành bản ghi nhận nội dung trả lời phỏng vấn và được gửi cho các chuyên gia kiểm tra lại trong vòng 3 ngày kể từ ngày phỏng vấn để góp ý về tính chuẩn xác của nội dung bản ghi nhận. (Bảng hỏi tham khảo phần Phụ lục cuối Luận văn). Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Quá trình phân tích các bản ghi nhận trả lời phỏng vấn được thực hiện ngay sau từng cuộc phỏng vấn. Việc phân tích sử dụng cách tiếp cận phân tích dữ liệu định tính bao gồm việc gán nội dung trong văn bản tương ứng với các mã phân loại, sau đó tập hợp các mã phân loại theo chủ đề (nhân tố) và ghép nhóm các chủ đề (nhóm các nhân tố). Quá trình phỏng vấn và phân tích này sẽ được chấm dứt khi các nội dung trả lời phỏng vấn không cung cấp thêm thông tin về chủ đề (nhân tố) mới. Ngoài ra, đối với các nhân tố phát hiện mới qua phân tích trả lời phỏng vấn của mỗi chuyên gia, tác giả đều kiểm chứng qua các cuộc phỏng vấn tiếp theo với các chuyên gia khác nhằm khẳng định vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau.
Tổng hợp kết quả phỏng vấn các chuyên gia, có thể thấy một số đặc điểm như sau:
Các chuyên gia đều đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường khách Tây Âu vì đây là thị trường có tính ổn định cao đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Việt Nam, hơn nữa đây cũng là đối tượng khách có lối sống văn minh, thường lưu trú dài ngày và có khả năng chi tiêu tương đối cao.
Về những thuận lợi, các chuyên gia cho rằng hiện nay cơ chế đã tương đối thông thoáng hơn so với trước đây tạo điều kiện cho việc đón khách; cơ sở vật chất được nâng cao và mở rộng cả về số lượng và chất lượng; nhân viên ngành du lịch tại Việt Nam đa số được đào tạo theo chuẩn Châu Âu; Việt Nam có nhiều cảnh đẹp và địa hình đa dạng, tiềm năng du lịch còn nhiều thứ để khai thác; tình hình an ninh, chính trị khá ổn định; đặc biệt, khách du lịch Tây Âu rất thích các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử kết hợp ẩm thực, du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng và các tour khám phá mạo hiểm.
Về những trở ngại, các chuyên gia quan tâm nhiều đến chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch, đặc biệt là chính sách quản lý du lịch và thị thực nhập cảnh; nguồn nhân lực du lịch; cơ sở hạ tầng; giao thông vận chuyển; sản phẩm du lịch; giá cả dịch vụ du lịch; việc triển khai kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ; xúc tiến quảng bá du lịch; tình hình an ninh trật tự, môi trường tại các điểm tham quan; hoạt động mua sắm của khách du lịch Tây Âu còn hạn chế so với khách du lịch Châu Á; lượng khách Á phát triển một cách ồ ạt tại một số trung tâm du lịch của Việt Nam làm ảnh hưởng đến thị trường khách Âu.
Cả ba nhóm chuyên gia đều cho thấy một sự đồng thuận khi đề cập đến vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển thị trường khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng nhà nước có vai trò là người ban hành chính sách thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch, đặc biệt là chính sách thị thực nhập cảnh.
2.5. Đánh giá thị trường khách du lịch Tây Âu đối với du lịch Việt Nam
2.5.1. Tầm quan trọng của thị trường khách du lịch Tây Âu đối với du lịch Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch dựa trên số liệu của UNWTO [22], trong 10 thị trường nguồn dẫn đầu về chi tiêu du lịch ra nước ngoài trong năm 2018 thì riêng Tây Âu đã có 4 nước (Đức, Anh, Pháp và I-ta-li-a). Năm 2018, người Đức chi 95,6 tỷ đô la cho việc đi du lịch nước ngoài (xếp thứ 3), Anh chi 69 tỷ đô la (xếp thứ 4), người Pháp chi 47,9 tỷ đô la (xếp thứ 5) và người I-ta-li-a chi 30,1 tỷ đô la (xếp thứ 10). Tăng trưởng 2018/2017 của thị trường Đức là 2,7%, Anh là 2,5%, Pháp là 7% và I-t-li-a là 3,8%. Tăng trưởng 2019/2018 của thị trường Đức là 1,9% (tính đến 11 tháng năm 2019), Anh là 1,4% (tính đến 11 tháng năm 2019), đặc biệt hai thị trường có mức tăng trưởng khá ấn tượng là Pháp với 10,5% (tính đến 11 tháng năm 2019) và I-ta-li-a với 7% (tính đến 10 tháng năm 2019). Trong khi đó, có những thị trường có tỷ lệ tăng trưởng 2018/2017 khá cao như Úc (10,3%) và Nga 10,3% nhưng tăng trưởng 2019/2018 lại giảm khá nhiều với Úc là 4,9% (tính đến 11 tháng năm 2019) và Nga là 2,7% (tính đến 9 tháng năm 2019). Thậm chí, có những thị trường tỷ lệ tăng trưởng 2019/2018 ở số âm, chẳng hạn như thị trường dẫn đầu về chi tiêu du lịch ra nước ngoài là Trung Quốc chỉ có tỷ lệ tăng trưởng 2018/2017 là 5,2% nhưng tăng trưởng 2019/2018 lại là -3,8% (tính đến 6 tháng năm 2019). Hoặc thị trường Hàn Quốc xếp thứ 7 với tỷ lệ tăng trưởng 2018/2017 khá cao là 10,9% nhưng tăng trưởng 2019/2018 lại là 8,9% (tính đến 11 tháng năm 2019). Điều này cho thấy, so với các thị trường khác khách du lịch Tây Âu là đối tượng khách chi tiêu tương đối cao cho chuyến du lịch của họ tại nước ngoài, điều này một phần đến từ chi phí di chuyển xa và thời gian lưu trú dài ngày của khách du lịch Tây Âu. Đây rõ ràng là điều mà du lịch Việt Nam cần nắm bắt để thu hút khách Tây Âu đến Việt Nam và làm sao để họ tiêu tiền nhiều hơn khi đi du lịch tại nước ta.
Ngoài ra, còn có những lý do sau cho thấy Tây Âu là thị trường rất quan trọng mà du lịch Việt Nam không thể bỏ qua :
- Đây là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam. Họ là khách đến sớm và đều đặn từ khi Việt Nam mở cửa ngành du lịch. Khách Tây Âu dẫn dắt thị trường khách du lịch Inbound rất sớm, khách khác đi theo họ sau này. – Nhu cầu hưởng thụ và hạ tầng du lịch phát triển chủ yếu dựa vào thị hiếu và chuẩn mực ban đầu do khách Tây Âu mang đến.
- Đội ngũ làm du lịch Việt Nam được đào tạo theo bài bản chủ yếu do nhu cầu của khách Tây Âu và phục vụ theo phong cách Tây Âu. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
- Khách du lịch Tây Âu chiếm một thị phần lớn trong tổng nguồn khách, là thị trường có tính chất ổn định cao, thời gian lưu trú tại Việt Nam dài (trung bình khoảng 15 ngày) nên chi tiêu cho các dịch vụ cũng rất cao.
- Khách thường lưu trú tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ 3 sao trở lên. Là nguồn khách đem lại doanh thu và lãi cao.
- Đây là thị trường tiềm năng và luôn bền vững đồng thời đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Việt Nam trong mắt khách du lịch Tây Âu luôn là điểm đến an toàn, giá cả phù hợp và còn nhiều điều để khám phá.
- Là những người đến từ các nước công nghiệp hiện đại nên đây là đối tượng khách làm gương cho lối sống văn minh và nhân văn khi họ đến du lịch tại nước ta.
- Đối tượng khách này có ở tất cả các lứa tuổi bao gồm cả nam và nữ với đủ ngành nghề, nhưng đông nhất vẫn là khách ở tuổi trung niên trở lên.
2.5.2. Các điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch Tây Âu
Theo nhận định của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam từ Bắc vào Nam, Việt Nam có những lợi thế sau trong việc thu hút khách du lịch Tây Âu :
Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, là điểm đến an toàn đối với du khách. Vì vậy, trong thời gian qua Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện quốc tế nổi bật như Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU132, 2015), Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC, 2017), Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN, 2018),…
- Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, riêng biệt theo vùng miền.
- Nhiều cảnh đẹp và nhiều nơi ở Việt Nam chưa được khám phá và khai thác.
- Người dân khá thân thiện và hiếu khách.
- Nguồn nhân lực trong ngành du lịch khá dồi dào vì dân số trong độ tuổi lao động tại Việt Nam tương đối đông và trẻ tuổi.
- Đối với khách du lịch Tây Âu, những sản phẩm du lịch ở Việt Nam có sức hấp dẫn đó là thiên nhiên đa dạng như biển, đảo, hang động, núi non…; di tích lịch sử và chiến tranh; khu khảo cổ ; di sản thiên nhiên và văn hóa.; văn hóa của dân tộc ít người, di tích lịch sử, khu khảo cổ, di tích chiến tranh; du lịch ẩm thực với nhiều món ăn đa dạng theo vùng miền; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; các tour khám phá mạo hiểm.
- Các điểm đến du lịch ở Việt Nam có sức hấp dẫn đối với khách du lịch Tây Âu là Hà Nội, Hạ Long, Tây Bắc, Ninh Bình, Phong Nha, Huế, Mỹ Sơn, Hội An, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long.
2.5.3. Các điểm yếu, điểm hạn chế trong việc thu hút khách du lịch Tây Âu Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Bên cạnh những điểm mạnh, theo các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam, du lịch Việt Nam cũng tồn tại một số điểm hạn chế sau cần phải được khắc phục:
- Do phát triển khách Á ồ ạt, cách hưởng thụ văn hóa và tài nguyên du lịch khác phong cách, và dịch vụ thay đổi theo thị hiếu khách Á nên nguồn khách Tây Âu giảm sâu tại một số nơi như Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng,…
- Nhân lực nói các ngôn ngữ Tây Âu ngày càng lớn tuổi, số lượng giảm, không có nguồn bổ sung đều, đã gây khó cho nguồn khách Tây Âu.
- Vào mùa cao điểm rất khó để tìm được hướng dẫn viên đạt chất lượng cao.
- Chính sách visa chưa hợp lý (thời gian được miễn thị thực chưa được phù hợp) nên không tiện cho khách khi thực hiện những chuyến đi xuyên Việt dài ngày.
- Ít đường bay thẳng từ Việt Nam đi các nước Tây Âu và ngược lại. – Lực lượng hướng dẫn viên chủ yếu là tiếng Anh, các ngôn ngữ khác như tiếng Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Thụy Điển,…yếu và thiếu trầm trọng.
- Nhân sự khả năng giao tiếp kém, ngại giao tiếp, ngoại ngữ kém.
- Thái độ và kỹ năng phục vụ chưa chuyên nghiệp trong một số dịch vụ tại địa phương.
- Các sản phẩm cho du lịch hiện tại vẫn chưa được đa dạng, chưa đáp ứng hết nhu cầu về vui chơi giải trí của khách vào buổi tối khi kết thúc tour.
Khách sạn ven biển và giải trí kèm theo ít phù hợp khách Âu.
- Giá vé máy bay cao, phí sân bay cao dẫn đến mất hấp dẫn ngay từ điểm xuất phát của chuyến đi.
- Giá tour, giá phòng khách sạn, giá vé tham quan và các dịch vụ cao so với khu vực.
- Còn nhiều bất cập và hạn chế về quản lý du lịch, từ điểm tham quan đến hướng dẫn viên, quy định và quy chế du lịch đối với khách nước ngoài.
- Hệ thống giao thông công cộng chưa đa dạng và chưa được hiện đại.
- Đồng thời việc phân luồng giao thông ở một số nơi chưa được hợp lý.
- Hiện tại phần lớn làm du lịch tự phát.
- Các điểm tham quan không được đầu tư đúng mức, nhiều nơi còn hiện tượng xả rác bừa bãi, người ăn xin và bán hàng rong tụ tập khá đông.
- Còn hiện tượng chèo kéo du khách, tiểu thương hay nói thách giá.
Ngoài ra, còn có một yếu tố khiến cho lượng khách Tây Âu tại một điểm đến sụt giảm trong thời gian qua đó chính là nơi nào thu hút khách Nga hoặc khách Trung Quốc thì nơi đó sẽ giảm lượng khách Tây Âu đến. Một ví dụ cụ thể là tỉnh Khánh Hòa, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước hàng năm đón lượng khách quốc tế khá cao, lượng khách du lịch Tây Âu lại có xu hướng giảm dù trước đó đây là đối tượng khách du lịch truyền thống của tỉnh. Theo báo cáo thống kê quốc tịch khách của Sở Du lịch Khánh Hòa [17], trong 9 tháng năm 2018 có 10.990 lượt khách Anh, 9.342 khách Pháp, 8.037 khách Đức, 3.490 khách Tây Ban Nha và 3.240 khách I-ta-li-a đến Khánh Hòa, nhưng 9 tháng năm 2019 lượng khách Anh chỉ có 9.757 lượt khách (đạt 88,78% so với cùng kỳ năm 2018), khách Pháp có 7.512 lượt (đạt 80,41%), khách Đức có 5.467 lượt (đạt 68,02%), khách Tây Ban Nha có 1.842 lượt (đạt 52,78%) và khách I-ta-li-a có 1.857 lượt (đạt 57,31%). Vấn đề đặt ra cho du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung là sự mất cân đối trên thị trường khách du lịch hoặc sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường khách nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong du lịch. Bài học về sự sụt giảm đột ngột thị trường khách Nga khi nền kinh tế Nga khủng hoảng vào năm 2014 vẫn còn đó [26]. Thêm nữa, khi lượng khách đổ về quá đông tại một điểm đến trong cùng thời điểm sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải. Thời gian qua, khi khách Nga và Trung Quốc đến Nha Trang thì nơi này thường xuyên xảy ra tình trạng đông đúc tại các điểm tham quan cũng như việc tắc nghẽn giao thông một cách trầm trọng [23]. Đây cũng chính là vấn đề sức chứa trong du lịch (carrying capacity in tourism) [38].
Theo UNWTO, sức chứa của một điểm đến là “mức độ sử dụng hoặc phát triển du lịch tối đa mà điểm đến có thể hấp thu (chấp nhận) mà không tạo ra sự phá hủy môi trường tự nhiên và các vấn đề kinh tế – xã hội đồng thời không làm giảm chất lượng và kinh nghiệm thu nhận của khách” [32]. Vì vậy, khi nghiên cứu thị trường cần phải nghiên cứu, phân tích sức chứa của điểm đến, tránh tình trạng quá tải tại các điểm du lịch. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề này chứ không đi sâu phân tích mà dành cho một nghiên cứu khác sau này. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
2.5.4. Xu hướng phát triển thị trường khách du lịch Tây Âu trong thời gian tới
Trong thời gian tới, thị trường khách du lịch Tây Âu vẫn tiếp tục tăng trưởng bền vững vì những lý do sau:
Là những nước công nghiệp phát triển nên thu nhập bình quân đầu người của cư dân Tây Âu khá cao so với nhiều nước trên thế giới.
Việc đến tham quan và nghỉ dưỡng ở các quốc gia nhiệt đới là sở thích chung của người Tây Âu. Đặc biệt Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp ngập nắng ở khắp mọi miền đất nước là một lợi thế lớn trong sự lựa chọn điểm đến của du khách Tây Âu, những cư dân đến từ xứ ôn đới hiếm khi được phơi mình dưới ánh nắng mặt trời.
Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, dịch vụ di chuyển ngày càng hiện đại sẽ giúp cho việc đi lại của du khách dễ dàng hơn.
Lợi thế có đường bờ biển dài giúp cho Việt Nam ngày càng đón được nhiều du khách đến bằng tàu biển. Đa số những du khách này là những người có thu nhập tương đối cao và chi tiêu cho mua sắm nhiều.
Mạng Internet phát triển trên toàn cầu càng giúp cho khách du lịch thêm công cụ tìm hiểu cũng như có nhiều lựa chọn hơn trước chuyến đi.
Các quốc gia trên thế giới càng ngày càng có nhiều chính sách thu hút đối tượng khách văn minh và giàu có này.
Các doanh nghiệp du lịch sẽ đưa ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với thị trường khách du lịch Tây Âu nhằm cạnh tranh với nhau.
Để đáp ứng nhu cầu cũng như phục vụ thị trường khách tương đối khó tính này, Việt Nam đã chuẩn bị về nhiều mặt như:
Về lưu trú: Theo Tổng cục Du lịch [22], đến hết năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú du lịch cả nước ước tính khoảng 30.000 cơ sở với 650.000 buồng, tăng 2.000 cơ sở lưu trú du lịch và 100.000 buồng so với năm 2018, sức chứa tăng 18%. Tăng trưởng khách du lịch quốc tế và trong nước đã tạo động lực kích thích làn sóng đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch ở các trọng điểm du lịch, với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu như Sun Group, Vin Group, FLC… Ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú được đầu tư quy mô lớn, cao cấp, có khả năng phục vụ những đoàn khách đông, chi tiêu cao.
Về lữ hành: Tính đến hết năm 2019, tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 2.667, tăng 22,5% so với năm 2018 và tăng 1.103 doanh nghiệp so với năm 2015 [22]. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
Nhằm tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, ngành du lịch Việt Nam thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 nêu rõ “Ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu, giải pháp đột phá để tạo thuận lợi, thu hút khách du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [14].
Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc thu hút khách du lịch Tây Âu đường biển có khả năng chi tiêu cao vì sở hữu đường bờ biển dài và đẹp cùng với nhiều thành phố biển hấp dẫn khách du lịch. Hơn nữa, vì nằm trong hải trình quốc tế nên các tàu du lịch thường ghé qua và đưa khách lên tham quan.
Bên cạnh đó, là đất nước có nền chính trị ổn định, tình hình an ninh được đánh giá tương đối tốt nên Việt Nam được lựa chọn làm nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng giữa các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cũng như là nơi diễn ra nhiều sự kiện nổi bật. Điều này góp phần làm cho nhiều bạn bè khắp nơi biết đến Việt Nam cũng như làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tiểu kết chương 2:
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát bối cảnh và tình hình du lịch thế giới và thị trường khách du lịch Tây Âu trong những năm gần đây, phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Việt Nam nói chung và thị trường khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 nói riêng thông qua các số liệu điều tra thứ cấp. Các số liệu cho thấy, dù rằng có những năm tăng trưởng chậm lại nhưng du lịch thế giới đã tăng trưởng 10 năm liên tiếp từ 2009 đến 2019. Như vậy, ngành công nghiệp “không khói” vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai dù có lúc gặp khó khăn. Đặc biệt, sau khi được ưu đãi về thị thực nhập cảnh của Chính phủ Việt Nam dành cho khách du lịch Tây Âu thì đã có sự tăng trưởng rõ rệt về số lượng khách này tại Việt Nam. Tác giả cũng đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia là các nhà lãnh đạo các cơ quan quản lý doanh nghiệp du lịch đón khách du lịch Tây Âu ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra số liệu cho thấy có sự sụt giảm về lượng khách Tây Âu tại nơi được coi là một trong những trung tâm du lịch của cả nước và từng là điểm đến ưa thích của khách Tây Âu. Điều này cho thấy có sự mất cân đối về thị trường khách du lịch cũng như sự phát triển du lịch chưa bền vững ở nước ta hiện nay. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp thu hút khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Tây đến Việt Nam