Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường Trung học cơ sở Cổ Tiết-Tam Nông-Phú Thọ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, giáo dục huyện Tam Nông- Phú Thọ
2.1.1. Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội xã Cổ Tiết – Tam Nông- Phú Thọ
Cổ Tiết nằm ở phía đông bắc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự nhiên là 11,2 km2. Là xã thuộc vùng trung du bán sơn địa, hiện tại xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.126 ha, trong đó đất canh tác có 897 ha, chiếm 79,6 %; đất chuyên dùng có 118 ha, chiếm 10,4 %, còn lại là sông suối, ao hồ có 111 ha.
Nằm ở khu vực trung tâm của quốc gia Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước, Cổ Tiết nằm bên hữu ngạn của sông Hồng, lại ở vị trí của ngã tư của ba trục đường giao thông chạy qua nên Cổ Tiết có điều kiện thuận lợi về giao thông, về giao lưu kinh tế-văn hóa- xã hội . Dân số toàn xã có 1570 hộ gia đình với 6299 nhân khẩu chia thành 14 khu hành chính.
Để phát triển kinh tế- xã hội, từ đầu năm 2010 đến nay, Đảng bộ và chính quyền xã Cổ Tiết đã ban hành nhiều Nghị quyết phát triển kinh tế như: Nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp; về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục lãnh đạo công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2014-2017.
Trong năm năm trở lại đây bình quân giá trị: 21.816.000 đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 3,1 %.
Số trường đạt chuẩn quốc gia: 3/3 trường, xã giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi dưới 15 % Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia 100%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại đạt 100%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%, 14/14 khu dân cư đạt danh hiệu văn hoá, 85,3% gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá. An ninh chính trị ổn định vững chắc, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh và phát triển lành mạnh. Các làng nghề truyền thống như: mộc, làm bánh tẻ, làm bún phát triển vững chắc.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Vài nét về tình hình giáo dục huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Đặc điểm giáo dục huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Từ năm 2011, công tác giáo dục huyện Tam Nông ngày càng được quan tâm, chú trọng. Các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục như: Cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”; Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo; Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện một cách thường xuyên và đầy đủ. Các nhà trường nghiêm túc thức hiện tốt Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện” công tác giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Do đó, công tác giáo dục đã có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học trên địa bàn, chất lượng đại trà và mũi nhọn ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ các cháu học mầm non đạt 100% trong độ tuổi; bậc tiểu học chuyển cấp đạt 100%; bậc Trung học cơ sở tốt nghiệp đạt từ 97 – 100%, có trên 70% học sinh bậc Trung học cơ sở tiếp tục học Trung học phổ thông. Xã đã phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở đúng độ tuổi mức độ 2. Số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm từ 40-50 cháu.
Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng. Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Toàn huyện có 62 trường Mần non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Đã duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (toàn huyện có 18 xã đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2); Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập được đầu tư, tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia ngày càng tăng, số trường đạt chuẩn Quốc gia tính đến năm 2015 là: 39/62 trường chiếm 62,9 % đạt 104,83 % so với mục tiêu, tăng 27,3 % so với năm 2010. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Chất lượng đội ngũ giáo viên và Cán bộ quản lý được nâng cao, nhiều Cán bộ quản lý và GV được đi học tập để nâng cao trình độ, lý luận chính trị và tay nghề. Đến nay có 100% GV đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn đạt 60%, tăng 15,1 % so với năm 2010. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo được duy trì và giữ vững trong tốp đầu của tỉnh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hằng năm đạt 67,7 %.
2.1.3. Khái quát về trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ
Trường Trung học cơ sở Cổ Tiết được thành lập từ những năm 1961. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành theo những bước thăng trầm của lịch sử, đến nay nhà trường đã có cơ ngơi đàng hoàng với các phòng học cao tầng, đầy đủ các phòng chức năng đạt chuẩn phục vụ dạy học và các hoạt động khác. Khuôn viên nhà trường khang trang, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tập thể sư phạm nhà trường mỗi năm lớn hơn về số lượng, mạnh hơn về chất lượng. Trong 10 năm liên tục trở lại đây tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 97,9% đến 100%. Tỉ lệ Học sinh đỗ vào trung học phổ thông hệ công lập được duy trì trên 75%; tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng, tỷ lệ Học sinh học lực yếu giảm dần.
Năm học 2014-2015, nhà trường có được những bước đột phá mới trong công tác quản lí, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Nhờ vậy chất lượng nhà trường nâng lên rõ rệt.Trường có 01 học sinh giỏi cấp tỉnh, 16 học sinh giỏi cấp huyện; có 4 thầy cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 07 thầy cô giáo đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 17 cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Nhà trường và 02 tổ được công nhận là tập thể Lao động tiên tiến và vinh dự được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông tặng Giấy khen. Trong phong trào thi đua được Hội đồng thi đua khen thưởng của huyện xếp thứ 3/19 trường khối trung học cơ sở.
Bảng 2.1: Quy mô học sinh trường Trung học cơ sở Cổ Tiết qua các năm học
Trong 3 năm học 2013-2014, 2014-2015 và năm học 2015-2016 Học sinh của nhà trường ổn định và tăng về số lượng và chất lượng, số lượng Học sinh trên lớp không quá 45, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học, phát huy được tính chủ đọng tích cực, sáng tạo của Học sinh.
Số lượng học sinh các năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015 và 2015-2016 được minh họa bằng Biểu đồ như sau:
Biểu đồ:2.1. So sánh số lượng học sinh các năm học gần đây
Đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm gần đây luôn ổn định, đủ về số lượng, cơ bản đủ về cơ cấu bộ môn, nhiều GV có thâm niên cao trong nghề, nhiều GV đẫ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tay nghề đã được khẳng định qua các kỳ thi GV dạy giỏi các năm học gần đây Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên và GV dạy giỏi năm học 2015-2016
Qua bảng số liệu 2.4. về Cơ cấu đội ngũ giáo viên của nhà trường năm học 2015-2016 cho thấy, tổng số giáo viên nam ít ( 04 chiếm 20%), giáo viên nữ nhiều ( 16 chiếm 80%), số GV có tuổi nghề cao nhiều (7 chiếm 35%), Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên cao 100% chuẩn và trên chuẩn, trong đó: trên chuẩn 12/20 đồng chí chiểm tỷ lệ 60%
Biểu đồ: 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có thâm niên cao trong nghề, thể hiện sự kế thừa kinh nghiệm của thế hệ trước với thế hệ sau:
Biểu đồ: 2.3. Thâm niên công tác của giáo viên
Hàng năm nhà trường phối kết hợp cùng Tổ chức Công đoàn nhà trường làm tốt công tác thi đua khen thường, đã thúc đẩy phong trào dạy và học của nhà trường ngày càng phát triển, do đó tỷ lệ GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được duy trì ổn định trông tổng số GV của nhà trường(20 GV), số lượng Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến luôn chiến tỷ lệ cao trong tổng số CB, GV, NV của nhà trường (24 Đồng chí).
Bảng 2.3. Số lượng GV DG huyện, LĐTT và CSTĐ cơ sở 4 năm gần đây
Biểu đồ:2.4. So sánh tỷ lệ GVDG, CSTĐ, LĐTT
Cơ sở vật chất nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn: Hệ thống tường rào chưa được hoàn thiện (khu vực mới được mở rộng giai đoạn 2 chưa có tường rào), thiếu phòng học bộ môn, chưa hoàn thành nhà rèn luyện thể chất, sân chơi bãi tập còn nhiều hạn chế; ít thiết bị thí nghiệm, thiếu các phòng chức năng. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của cả thầy và trò cũng như công tác quản lý của lãnh đạo. Trường có bề dày truyền thống, năm 2013 trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia, năm 2016 được công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Bên cạnh những thành tích về dạy học thì Nhà trường còn đạt nhiều danh hiệu trong các hoạt khác:
- Chi bộ Đảng nhiều năm liên tục được công nhận là “Chi bộ trong sạch vững mạnh” và “Vững mạnh tiêu biểu”.
- Công đoàn nhà trường liên tục đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở xuất sắc, được Liên đoàn lao động Huyện, Công đoàn Giáo dục Tam Nông tặng Giấy khen.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiều năm được Huyện đoàn, Tỉnh đoàn tặng Giấy khen, Bằng khen Liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhiều năm được Huyện đoàn tặng Giấy khen, được công nhận là Liên đội mạnh.
- Nhà trường được Chủ tịch Liên đoàn lao động Tỉnh công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2011 và năm 2013.
2.2. Giới thiệu về khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ.
- Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Để tìm hiểu hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng về đội ngũ, thực trạng về thực hiện mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở, thực trạng hoạt động dạy của GV, hoạt động học của Học sinh và thực trạng quản lý Hoạt động dạy học trong nhà trường, cụ thể nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề sau:
- Khảo sát thực trạng Hoạt động dạy học ở trưởng Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ(trong đó gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của Học sinh.
Khảo sát thực trạng quản lý Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ cụ thể với các nội dung sau:
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học của GV.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học của Học sinh.
- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ theo hướng đổi mới Giáo dục hiện nay.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp nghiên cứu hồ sơ của nhà trường về phương hướng nhiệm vụ năm học, các báo cáo sơ kết, tổng kết, chương trình và kế hoạch công tác… Ngoài ra để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan và sát thực tế, tác giả đã tổ chức gặp gỡ trực tiếp để phỏng vấn với một số cán bộ, GV và Học sinh trong nhà trường nhằm thu thập thêm thông tin cho kết quả điều tra.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát thực hiện hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ, tác giả sử dụng phiểu hỏi và khảo sát 02 Cán bộ QL, 20 GV, 195 Học sinh các khối 6, 7, 8, 9 trong nhà trường.
2.3. Kết quả khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ
Trường Trung học cơ sở Cổ Tiết hiê nay có 08 lớp với 195 học sinh. Lãnh đạo nhà trường có 01 hiêụ trưởng, 01 Phó hiêụ trưởng, 20 giáo viên, 02 nhân viên.
Đội ngũ của nhà trường trong năm học 2015-2016: có 24 cán bộ, giáo viên và nhân viên, 100% trình độ đạt chuẩn, 60% đạt trình độ trên chuẩn. Độ ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên hàng năm tương đối ổn định. Phần lớn Gv có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần đoàn kết trách nhiệm.
Bảng 2.4. Số lượng GV trực tiếp tham gia giảng dạy năm học 2015 – 2016
2.3.1.1. Thực trạng về hoạt động dạy của GV
Về thực hiện mục tiêu dạy học
Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp Học sinh củng cố, phát triển những kết quả Giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Bảng 2.5. Kết quả mức độ thực hiện mục tiêu dạy học chương trình Trung học cơ sở
Theo bảng tổng hợp trên cho thấy: Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học mới dừng lại ở mức độ khá là chủ yếu, việc GV nắm bắt chương trình mục tiêu dạy học còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do GV chưa có ý thức trong tự học để nâng cao nhận thức nghề nghiệp, một bộ phận chưa yêu nghề,
Cán bộ quản lý chưa quan tâm đúng mức, quản lý đôi lúc còn lỏng lẻo, nể nang dẫn đến GV chưa hiểu hết mục tiêu của chương trình dạy học, việc hướng dẫn GV nghiên cứu chương trình còn nhiều hạn chế, Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn chưa có kế hoach cụ thể, chi tiết
Bảng 2.6. Chất lượng đội ngũ giáo viên trong các năm gần đây
Qua số liêu cho thấy, tổng số giáo viên của nhà trường tương đối ổn định qua các năm học, số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao (trên 50%), kết quả đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy tỷ lệ xếp loại xuất sắc, khá tăng lên qua các năm học, tỷ lệ trung bình giảm. Kết quả trên cho thấy đội ngũ giáo viên nhà trường luôn có ý thức phấn đấu đấu để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu nâng cao chất lương giáo dục của nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Biểu đồ: 2.5. Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
- Về thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa
Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình Giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa. Chính vì vậy, chương trình Giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở được xây dưng dựa trên chương trình chuẩn Trung học cơ sở, sử dụng sách giáo khoa phổ thông viết theo chương trình chuẩn do nhà xuất bản giáo dục phát hành, gồm 13 môn bắt buộc: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lý, Ngoại Ngữ( Tiếng Anh), Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với nhà trường căn cứ vào khung phân phối chương trình và đặc điểm tình hình của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học các khối lớp theo hướng tăng cường tính chủ động của nhà trường.
Bảng 2.7. Kết quả mức độ thực hiện nội dung chương trình
Từ bảng trên có thể thấy mức độ của 4 tiêu chí thực hiện nội dung và chương trình Trung học cơ sở ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết là khá cao (50-62%), TB( 10- 13%) Yếu chiếm tỷ lệ rất ít( 3-5%)
Như vậy mức độ thực hiện nội dung chương trình Giáo dục ở trường Trung học cơ sở Cổ tiết chưa thực sự tốt, nguyên nhân là: Một phần Cán bộ quản lý chưa quan tâm đến việc rèn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV, một số GV trẻ mới ra trường chưa nhạn thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình
Về thực hiện kế hoạch dạy học và hoạt động dạy học trên lớp của GV:
Dựa vào khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông đã hướng dẫn các nhà trường xây dựng phân phối chương trình chi tiết từng môn học, tiết học cho phù hợp vói điều kiện thực tiễn cả từng nhà trường.
Bảng 2.8. Hoạt động dạy học trên lớp của GV tại trường Trung học cơ sở Cổ Tiết
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hoạt động dạy học trên lớp của GV tại trường Trung học cơ sở Cổ Tiết ở mức độ chưa cao, tỷ lệ khá tốt còn ít, trong khi đó tỷ lệ trung bình còn cao, giờ yếu còn nhiều
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Đổi mới phương pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện theo hướng phát triển năng lực người học, tăng cường tổ chức hoạt động học tập của Học sinh, chú trọng đến việc giúp người học phát triển năng lực tự học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác phù hợp với đối tượng người học.
Bảng 2.9. Thực trạng đổi mới phương pháp Dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ tiết
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy thực trạng đổi mới Phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết diễn ra còn rất chậm, tỷ lệ GV thực hiện khá tốt những yêu cầu của việc đổi mới Phương pháp dạy học ở mức độ khá, Tốt còn ít, tỷ lệ TB cao, đặc biệt vẫn có tỷ lệ yếu.
Thực trạng kiểm tra đánh giá học sinh: Việc kiểm tra đánh giá xếp loại Học sinh được thực hiện theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường đã chỉ đạo GV thực hiện đúng, đủ các quy định về Kiểm tra đánh giá, cụ thể:
- Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
- Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
- Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
- Môn học có từ 1 đến dưới 3 tiết /tuần: Ít nhất 3 lần.
- Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này, hiệu trưởng trường Trung học phổ thông chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Để đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá, tác giả đã phỏng vấn 01 cán bộ quản lý là Phó hiệu trưởng và 05 giáo viên với câu hỏi phỏng vấn “thầy cô có thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào” và “kết quả hoc tập của học sinh nói lên điều gì?”, kết quả phỏng vấn như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Khi Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Học sinh, Cán bộ quản lý và GV thường cho rằng phải kiểm tra việc cho điểm và đánh giá Học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau là rất cần thiết. Đây là cơ sở để Cán bộ quản lý nhà trường nắm bắt được kịp thời tình hình chất lượng học tập bộ môn của Học sinh, việc thực hiện các biện pháp này chỉ dừng lại ở mức thi thoảng, song kết quả của các biện pháp đạt kết quả khá tốt. Điều này cho thấy các biện pháp chỉ đạo xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc cho điểm và đánh giá xếp loại Học sinh có tính khả thi cao.
Đa số mọi người cho rằng biện pháp kiểm tra việc chấm trả bài cho Học sinh theo quy chế là cần thiết. Thông qua kết quả kiểm tra Học sinh tự đánh giá được mức độ nỗ lực trong học tập của mình, từ đó rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh thái độ học tập của bản thân.
2.3.1.3. Thực trạng về hoạt động học của Học sinh
Học sinh trường Trung học cơ sở Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đại đa phần là con em thuần nông, một bộ phận Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Không có bố, mồ côi cha hoặc mẹ, bố mẹ đi làm ăn xã…
Bảng 2.10. Xếp loại học lực trong các năm gần đây
Nhìn bảng số liệu cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi, khá tăng lên, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu giảm nhanh. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục của nhà trường có chiều hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập và sự phát triển của xã hội, số liệu đó được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ: 2.6. So sánh học lực của học sinh 3 năm gần đây Bảng 2.11. Xếp loại hạnh kiểm trong các năm gần đây
Nhìn bảng số liệu hạnh kiểm của học sinh cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại Tốt cao( 69,8%), tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình giảm dần( 4,9%), điều đó cho thấy nhà trường đã quan tâm đến giáo dục đọa đức học sinh, được minh họa qua biểu đồ sau:
Qua bảng trên cho thấy chất lượng giáo dục toàn diện của trường Trung học cơ sở Cổ Tiết ngày càng được nâng lên, Học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá chiếm tỷ lệ cao, số Học sinh xếp loại TB vẫn còn nhưng tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó Giáo dục đại trà được nhà trường quan tâm do đó chất lượng Giỏi, khá được tăng lên, Học sinh xếp loại yếu kém giảm dần qua cac năm.
Hằng năm Phòng Giáo dục& ĐT Tam Nông tổ chức khảo sát 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh đối với học sinh lớp 9, điểm bài thi kiểm tra chất lượng học kỳ hàng năm được thống kê như sau:
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh 3 năm gần đây
Kết quả khảo sát 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh các năm gần đây cho thấy tỷ lệ các bài khảo sát đạt điểm khá giỏi được giữ vững, đã giảm dần các bài điểm yếu kém, điều đó cho thấy công tác phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường đã được quan tâm, số liệu đó được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ: 2.8. Kết quả khảo sát môn Toán, Ngữ Văn, T. Anh 3 năm gần đây
Chất lượng đầu ra của nhà trường luôn được Cán bộ quản lý, GV của nhà trường quan tâm, đây cũng là chỉ số để đánh giá nhà trường của Phòng Giáo dục& ĐT Tam Nông, kết quả thi vào Trung học phổ thông được thống kê như sau:
Bảng 2.13. Kết quả thi vào Trung học phổ thông các năm gần đây
Biểu đồ: 2.9. Kết quả thi vào Trung học phổ thông 3 năm gần đây
Toàn bộ kết quả nêu trên cho thấy hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết-Tam Nông- Phú Thọ đã được Cán bộ quản lý, GV và Học sinh chú ý thực hiện tương đối đồng bộ ở các nội dung và đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục thì những kết quả đạt được chưa tương xứng với những yêu cầu chung về chất lượng của ngành đối với cấp Trung học cơ sở. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết-Tam Nông- Phú Thọ.
Để thấy rõ được thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở… tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua việc phát phiếu điều tra ….phiếu cho các đối tượng CBQL và GV. Đồng thời cũng trao đổi trực tiếp với một số Cán bộ quản lý, GV để trao đổi, thu thập thông tin, phân tích, so sánh và đối chiếu với những thông tin đã thu được để đưa ra những nhận xét về thực trạng quan lý Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về Hoạt động dạy học và quản lý Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết
Bảng 2.14. Nhận thức về Hoạt động dạy học và quản lý Hoạt động dạy học trung học cơ sở
Kết quả bảng trên cho thấy: công tác tuyên truyền về vai trò của nhà trường đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, Nhà trường cần có những biện pháp cụ thể để nhân dân trong xã và học sinh thấy được vai trò của nhà trường cũng như tầm quan trọng của giáo dục phổ thông đối với sự phát triển nhân cách và cơ hội phát triển của người học.
2.3.2.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học
Bảng 2.15. Nhận thức về quản lý việc thực hiện chương trình dạy học
Qua bảng 2.15 cho thấy: Nhà trường mới chỉ dựng lại ở hướng dẫn GV làm kế hoạch dạy học và duyệt kế hoạch, việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và kiểm tra chuyên môn của người dạy còn nhiều hạn chế bất cập. (cần dưa vào bảng để diễn giải cụ thể hơn)
2.3.2.3. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp cuả GV
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý chuẩn bị bài lên lớp của GV trường Trung học cơ sở Cổ Tiết
Kết quả thể hiện trên bảng cho thấy: Việc thống nhất sinh hoạt tổ chuyên môn mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, thiết bị dạy học chưa đi vào chiều sâu, hướng dẫn cho GV hiểu tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy, Kiểm tra thường xuyên, đột xuất hồ sơ chuyên môn của GV còn mang tính hình thức, sơ sài chưa thường xuyên
2.3.2.4.Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV
Bảng 2.17. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Quan bảng trên cho thấy: trường Trung học cơ sở Cổ Tiết đã thực hiện tốt việc quản lý giờ dạy trên lớp của GV, có kế hoạch cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn xếp loại tiết dạy, xây dựng và sử dụng thời khóa biểu, quản lý giờ lên lớp của GV, xây dựng và triển khai tác phong lên lớp của GV.
Nhà trường đã phân công dạy thay, dạy bù kịp thời, dự giờ đột xuất và kiểm tra giáo án sau dự giờ, sử dụng kết quả thực hiện nền nếp giảng dạy để đánh giá xếp loại thi đua GV để tạo động lực cho GV thực hiện tốt giờ dạy.
Nhà trường xây dựng các kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 học sinh năng khiếu lớp 6, 7, 8. Tổ chức dạy đạy trà cho các lớp 6, 7, 8, 9 vào các buổi chiều trong tuần. Tích cực phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục đại trà của nhà trường
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác chuyên môn, nền nếp của giá viên và học sinh, từ đó có đánh giá rút kinh nghiệm và xếp loại GV, tuyên dương những GV làm tốt, đồng thời nhắc nhở những GV làm chưa tốt.
2.3.2.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của Học sinh
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý việc Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Học sinh
Nhận xét: Hiệu trưởng cùng với BGH thông qua các tổ trưởng chuyên môn thống nhất tới giáo viên bộ môn các quy định về nội dung, hình thức, quy trình biên soạn đề kiểm tra…Quy định cho giáo viên thời hạn chấm trả bài. Cách ra đề kiểm tra hướng người học phải hiểu bài, biết vận dụng kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, loại bỏ hiện tượng quay cóp, gian lận khi học sinh làm bài kiểm tra. Việc chấm bài cho điểm của giáo viên chính xác, khoa học có tác dụng thiết thực giúp đỡ học sinh học tập, có tác dụng giáo dục. đối với các bài kiểm tra có yếu tố tự luận, bài kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình nhất thiết phải có lời phê ưu điểm, nhược điểm của học sinh về kiến thức, kỹ năng vận dụng, cách trình bày và chữ viết đối với học sinh.
Nhà trường đều coi việc đánh giá chất lượng học sinh là một biện pháp giáo dục quan trọng việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Việc thực hiện các trường Trung học cơ sở có những ưu điểm sau:
- Việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thời gian trả bài, quy định về cách chấm, chữa, ghi lời phê…đa số giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
- Hình thức, nội dung đề kiểm tra đã bám sát yêu cầu đổi mới.
- Việc tổ chức coi chấm bài đã ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo công bằng, khách quan và kỷ cương trường học.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nhiều hạn chế, đó là:
- Chất lượng một số đề kiểm tra chưa cao: đề chưa bao quát kiến thức, chưa phân hóa được học sinh, chưa cân đối giữa các mức độ nhận thức thậm chí còn sai sót về kiến thức, ra đề vào phần đã được cắt bỏ…
- Giáo viên các môn xã hội còn ngại ra đề với các câu hỏi mở đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức kỹ năng, phải biểu đạt chính kiến của bản thân mình vì sợ mất nhiều thời gian công sức
2.3.2.6. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết
Bảng 2.19. Thực trạng thực hiện quản lý đổi mới phương pháp Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Nhận xét: Kết quả điều tra ở bảng cho thấy: Nội dung QL thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học của giáo viên cũng được hiệu trưởng các nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát xao, chú trọng đến việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng của Bộ và Sở tổ chức để nắm bắt được nội dung yêu cầu đối với Phương pháp dạy học, bên cạnh đó các nhà trường cũng tổ chức dự giờ thường xuyên đột xuất để kiểm tra và đánh giá việc đổi mới Phương pháp dạy học của giáo viên trong giời dạy và tăng cường đổi mới Phương pháp dạy học. Điều này cũng tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có Phương pháp dạy học và thực hiện tốt bài dạy theo các chuẩn đề ra.
Về Phương pháp dạy học: thông qua tổ nhóm chuyên môn nhà trường đã quán triệt đầy đủ cho giáo viên về định hướng đổi mới với Phương pháp dạy học. Tổ chức cho giáo viên học tập bồi dưỡng nắm vững về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tổ chức các chuyên đề về Phương pháp dạy học, phân công giáo viên cốt cán dạy minh họa ở các tổ chuyên môn để các giáo viên khác học tập. Đưa việc đổi mới phương pháp thành một tiêu trí thi đua để đánh giá tổ nhóm chuyên môn và mỗi giáo viên.
Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nắm vững về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tổ chức các chuyên đề về Phương pháp dạy học, phân công giáo viên cốt cán dạy minh họa ở các tổ chuyên môn để các giáo viên hoc tập. đưa việc đổi mới phương pháp thành một tiêu trí thi đua để đánh giá thi đua để đánh giá tổ nhóm chuyên môn và mỗi giáo viên. Thực tế thực hiện ở các trường cho thấy hầu hết các đồng chí giáo viên căn cứ vào điều kiện thiết bị hiện có, bám sát vào yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung sách giáo khoa để vận dụng phối hợp các Phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn và nội dung chương trình, sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Đa số giáo viên đã đổi mới cách dạy hạn chế đáng kể cách truyền thụ một chiều, dạy học theoc cách thầy đọc trò chép có ý thức khai thác các thiết bị và đồ dùng dạy học, đối với các môn học có thí nghiệm, thực hành đã quy định trong chương trình.
Tuy vậy việc sử dụng Phương pháp dạy học vẫn còn nhiều hạn chế đó là:
Có một bộ phận không nhỏ giáo viên không theo kịp các yêu cầu đổi mới PPDH, không có khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học do tuổi đã cao lại quá quen với lối dạy học truyền thống.
Một số giáo viên khác do ý thức chưa tập trung cao cho chuyên môn, chưa chú ý học tập bồi dưỡng lên hiểu và thực hiện một cách hời hợt, hình thức, đối phó chưa mang lại hiểu quả thực sự.
Điều kiện Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học, thiết bị Công nghệ thông tin của các trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của giáo viên. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
2.3.2.7. Thực trạng hoạt động quản lý Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Bảng 2.20. Thực trạng Hoạt động quản lý Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học ứng dụng Công nghệ thông tin vào Dạy học
Nhận xét: Nhìn vào bảng quản lý Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học của hiệu trưởng trong dạy học thông qua các phương thức chủ yếu:
Tiết kiệm chi phí để mua sắm thiết bị tối thiểu, khai thác và sử dụng internet phục vụ cho công tác dạy học. Khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học ở các bộ môn đặc biệt là các bộ môn có thí nghiệm thực hành như: hóa học, sinh học, vật lý.
Tổ chức tập huấn cho giáo viên về tin học căn bản, cách sử dụng các phần mềm dạy học, quan niệm và cách thiết kế bài giảng điện tử, cách sử dụng Thiết bị dạy học.
Khuyến khích cán bộ giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức tin học mua sắm và sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ soạn bài truy cập internet thu thập tài liệu bổ sung vào nội dung bài giảng, khai thác ngân hàng đề thi trên mạng có ý thức tích lũy tư liệu giảng dạy cảu cá nhân và thường xuyên giao lưu trao đổi với đồng nghiệp.
Về kết quả thực hiện của GV trên thực tế của các trường Trung học cơ sở, cho thấy: Đa số giáo viên nhận thức rõ tác dụng việc ứng dụng Công nghệ thông tin, vào dạy học và có ý thức học hỏi nghiên cứu để nắm bắt sử dụng. Hầu hết các giáo viên trẻ đã sử dụng thành thạo máy vi tính với các phần mềm thông dung bằng trang thiết bị tự có của mình. Việc khai thác, sử dụng tự tích lũy, giao lưu trao đổi tài liệu dạy học qua mạng thực sự tích cực, hiệu quả. Một số GV có tuổi đã cố gắng để tiếp cận sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học. Việc sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học đã thực sự làm cho giờ học sinh động hấp dẫn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế:
Trang thiết bị Công nghệ thông tin của mỗi trường còn quá ít so với nhu cầu sử dụng ( Mỗi trường chỉ có từ 1 đến 3 máy chiếu projetor) nên mỗi khi hội giảng hoặc có đoàn thanh tra các đ/c giáo viên đi mượn trường khác để sử dụng rất vất vả, do đó việc sử dụng thường xuyên bị hạn chế.
Một số giáo viên áp dụng Công nghệ thông tin chạy theo hình thức dẫn đến lạm dụng trình chiếu hạn chế việc rèn kỹ năng kỹ xảo, sao chép bài một cách vội và dẫn đến sai sót về kiến thức, chưa phù hợp với đối tượng.
Việc sử dụng thiết bị thí nghiệm tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên:
- trường Trung học cơ sở Cổ Tiết việc sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của giáo viên trong giờ lên lớp có nhiều ưu điểm:
- Hệ thống sổ sách đăng ký sử dụng thiết bị đồ dùng, thí nghiệm được ghi chép rõ ràng phân kỳ việc sử dụng theo tuần, tháng, học kỳ.
- Mỗ giáo viên đều phải lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cho từng môn dạy theo từng tháng tuần và cả năm học ngay từ đầu năm. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
- Giáo viên bộ môn đã khai thác khá đầy đủ thiết bị đồ dùng hiện có kết hợp với thiết bị đồ dùng tự làm của giáo viên và học sinh.
- Trong những năm gần đây, Cơ sở vật chất nhà trường được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tu bổ, nâng cấp dần hàng năm. Số phòng học cấp 4 được giảm dần và thay vào đó bằng các phòng học kiên cố, số phòng học đã gần đáp ứng được 1 phòng/ 1 lớp học.
- Hệ thống các phòng bộ môn, Tin học, thư viện được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ có hiệu quả cho công tác Dạy học
- So với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì Cơ sở vật chất nhiều trường còn chưa đáp ứng được vì số lượng phòng học bộ môn, phòng Tin học còn quá ít so với số lớp.
- Nhiều trường chưa có cán bộ thiết bị, thư viện chuyên trách. Tuy đã có quy chế sử dụng, bảo quản Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học nhưng công tác xây dựng và quản lý Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học ở các trường còn hạn chế: Thiết bị dạy học chủ yếu được cấp phát, chất lượng chưa đảm bảo. ý thức bảo vệ, sử dụng Thiết bị dạy học chưa tốt.
2.3.3. Quản lý hoạt động học của Học sinh
2.3.3.1. Quản lý việc thực hiện nề nếp và quản lý thông qua kết quả học tập của Học sinh Việc quản lý Hoạt động học của Học sinh được nhà trường xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Từ đầu năm học nhà trường đều tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại Học sinh và có biện pháp bố trí lớp học, bố trí GV phù hợp; tổ chức dạy phụ đạo cho Học sinh yếu kém. Việc theo dõi kết quả học tập của Học sinh để đề ra những biện pháp giúp cho GV và Học sinh dạy và học tốt hơn chưa được thường xuyên nên chất lượng dạy học chưa cao.
Nhà trường thường xuyên nhắc nhở tinh thần học tập của học sinh qua các buổi chào cờ đầu tuần, Ban giám hiệu, ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh trên lớp, đầu giờ.
Thực hiện chuyên đề kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 2 tháng/ 1 lần, kiểm tra vơ ghi của học sinh 2 tháng/lần, nhằm tạo động lực thúc đảy hoc sinh học tập. Bên canh đó nhà trường thường xuyên quan tâm đến các lớp học sinh giỏi, có kế hoạch và động viên Học sinh và GV kịp thời, nhằm đảm bảo để các em thi có kết quả cao nhất.
2.3.3.2. Thực trạng quản lý việc tự học của Học sinh
Để tìm hiểu thực trạng QL tự học của Học sinh, tác giả đã đi khảo sát 20 GV và 195 Học sinh và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.21. Thực trạng quản lý việc tự học của Học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Nhận xét: Quản lý hoạt động tự học là khâu góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường Trung học cơ sở. Việc tự học diễn ra không chỉ ở nhà mà ngay cả trong giờ lên lớp. Thực hiện phong trào đổi mới Phương pháp dạy học, hiệu trưởng các nhà trường đã chỉ đạo các GV bộ môn hình thành cho học sinh thói quen và phương pháp tự học đối với từng môn. Kết quả việc tự học trên lớp, được thể hiện qua ý thức tham gia xây dựng kiến thức bài học, làm thực hành, thí nghiệm…bằng hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Điều này, GV bộ môn sẽ nắm bắt, phản ánh qua sổ đầu bài hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả tự học ở nhà được thể hiện bằng việc học bài cũ và làm bài tập trước khi dến lớp. Điều này được ban cán sự lớp nắm bắt trong khi truy bài và việc kiểm tra bài cũ của GV bộ môn trong giờ lên lớp. Trong các cuộc họp phụ huynh, GV chủ nhiệm đã tư vấn cho phụ huynh cách theo dõi, kiểm soát kết quả học tập của con em trên lớp và việc học nhà. Song nhìn chung việc phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý việc tự học kết quả chưa cao, vì một số lý do sau:
Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, thậm chí không đi họp phụ huynh. Một số khác, tuy có quan tâm nhưng phương pháp chưa hợp lý hoặc không có đủ thời gian để thực hiện .
Một bộ phận học sinh của các trường có kết quả học lực yếu, kém vẫn chưa tự tin khi thực hiện việc học tập ở nhà, các em rất lúng túng trong việc tham khảo tài liệu, tự ti khi nhờ bạn bè. Cá biệt còn có những học sinh có hành động đối phó với các thầy cô giáo và các lực lượng kiểm tra khác của nhà trường.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ
2.4.1. Những điểm mạnh
Nhìn chung nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong quản lý nhà trường; thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch chuyên môn, quy chế chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên,…chỉ đạo giáo viên thực hiện .
Việc quản lý chương trình dạy học được thực hiện nghiêm túc, nhà trường có biện pháp kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình của giáo viên.
Thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học của giáo viên cũng được hiệu trưởng nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, chú trọng tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng , đổi mới Phương pháp dạy học của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn nhiệt tình trong công tác , thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.Đội ngũ giáo viên dạy giỏi tâm huyết với nghề , tích cực đổi mới Phương pháp dạy học, sử dụng thành thạo phương tiện đồ dùng dạy học hiện đại.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn , các giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể sát với tình hình thực tế và kiểm tra , tư vấn, điều chỉnh việc thực hiện trong từng học kỳ và cả năm học. Việc tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ nghiệp vụ sư phạm, đổi mới Phương pháp dạy học và triển khai các phương pháp quản lý học sinh học tập trên lớp và tự học ở nhà được đẩy mạnh qua từng năm học.
Nhà trương duy trì kiểm tra chuyên môn, kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên kế hoạch giảng dạy của giáo viên phối hợp chặt chẽ với công đoàn, chi bộ trong nhà trường để thực hiện việc kiểm tra theo dõi , tổ chức các hoạt động chuyên môn, nề nếp dạy học trong nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động : giáo viên, học sinh kí cam kết hàng năm thực hiện đúng quy chế chuyên môn. đúng quy định của nhà trường.Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra để đánh giá sát đúng các đối tượng học sinh , phân tích xử lý các số liệu kịp thời để điều chỉnh Phương pháp dạy học.
Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức xã hội , gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác để xây dựng môi trường giáo dục , tăng cường cơ sở vật chất và giúp học sinh học tập, rèn luyện, tạo niềm vui cho các em khi đến trường.
Nhà trường cũng đã tập trung trang bị khai thác và sử dụng có hiệu quả thư viện, phòng học bộ môn, phòng tin học, các phương tiện Công nghệ thông tin cũng như các trang Thiết bị dạy học khác trong nhà trường. Hàng năm, nhà trường đã chủ động lập và thực hiện kế hoạch về sử dụng tài chính, tăng cường huy động các nguồn lực để mua sắm . sửa chữa . bổ xung Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học của nhà trường đáp ứng yêu càu của Hoạt động dạy học
2.4.2. Những điểm yếu Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Một số nội dung quản lý Hoạt động dạy học trong nhà trường chưa được Cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng .
Một số GV có tuổi đời cao nên hạn chế về ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy. Công tác dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường tiến hành theo định kỳ, việc kiểm tra đột xuất còn hạn chế nên chưa đánh giá khách quan giờ dạy, hồ sơ của giáo viên.
Việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn còn chậm.
Cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng yêu cầu nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác đổi mới Phương pháp dạy học.
Việc nghiên cứu khoa học, viết SKKN đã được phát động nhưng kết quả còn thấp, giáo viên ít quan tâm đầu tư nghiên cứu nên chưa có những đề tài có giá trị. Công tác bồi dưỡng đội ngũ còn hạn chế … chưa mạnh dạn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, hoạt động trải nghiệm cũng như sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cho học sinh phục vụ cho việc dạy và học.
Học sinh chưa có phương pháp tự học hiệu quả , công tác quản lý hoạt động tự học ở nhà của nhà trường chưa đạt kết quả cao.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ
Qua nghiên cứu thực tế, qua kết quả điều tra và trao đổi với các Cán bộ quản lý, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Hiệu quả tác động của hiệu trưởng đến nhận thức của giáo viên về công tác giảng dạy chưa cao, chưa tạo được động lực đủ mạnh trong giáo viên để nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy.
Công tác kiểm tra của hiệu trưởng chưa thường xuyên, chưa toàn diện, việc tư vấn qua giờ kiểm tra chưa sâu xát, việc xử lý sau kiểm tra còn nể nang.
Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy với kế hoạch đề ra đầu năm chưa phát huy được nhiều tác dụng trong cán bộ, giáo viên.
Một số tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức đầy đủ về về nhiệm vụ của mình.
Ý thức phấn đấu vươn lên trong giảng dạy của một số giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ chưa cao, đội ngũ giáo viên có tuổi ngại làm quen với phương tiện dạy học hiện đại, ngại tìm tòi, suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chật hẹp ảnh hưởng đến các mặt hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên đã có chuyển biến tích cực song chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.
Như vậy, với những hạn chế và những nguyên nhân trên, cần thiết phải có những cải tiến về công tác quản lý Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học cơ sở hiện nay.
Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
Qua tìm hiểu, đánh giá khái quát về tình hình kinh tế- chính trị- xã hội cũng như nghiên cứu lí luận các kết quả điều tra và phân tích thực trạng Hoạt động dạy học và quản lý Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ cho thấy: trong những năm học qua, kết quả Hoạt động dạy học của nhà trường từng bước được nâng lên. Công tác quản lý Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường đã được cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm, đồng thời nhà trường đã áp dụng các biện pháp quản lý Hoạt động dạy học khá đa dạng , trong đó có quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh , quản lý các điều kiện hỗ trợ Hoạt động dạy học nhằm tạo chuyển biến tích cựu góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy, qua khảo sát phân tích thực trang quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ cho thấy mức độ thực hiện nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, một số hoạt động chưa được tiến hành triệt để, chưa vận dụng tốt các công cụ quản lý và quyền hạn của người quản lý. Nhiều nội dung đánh giá ở mức độ trung bình cần phải được tăng cường phối hợp đồng bộ với một số biện pháp khác để công tác quản lý Hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học cơ sở.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trung học cơ sở
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com