Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương ở các trường Trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã Chí Linh có ảnh hưởng đến công tác quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương; nội dung dạy học địa phương tại các trường Trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Một số đặc điểm về kinh tế – văn hóa – xã hội của thị xã Chí Linh

Về địa lý, dân số: Thị xã Chí Linh nằm phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương 40 km, là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Hải Dương. Diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 28.202,8 ha. Dân số 172.850 người. Thị xã có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội – Quảng Ninh, đường Quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và đường 18, là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Về kinh tế: Thị xã có lợi thế nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, địa hình đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ. Người dân Chí Linh cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường. Nhờ có định hướng phát triển đúng đắn trong quy hoạch phát triển các vùng và các thành phần kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng phát triển du lịch, dịch vụ. Kinh tế Chí Linh phát triển với tốc độ cao GDP tăng bình quân 16%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, tỷ trọng cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh ở khu vực nông nghiệp và tăng nhanh thương mại, dịch vụ. Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Về văn hóa xã hội: Chí Linh còn là đô thị dịch vụ du lịch lịch sử – văn hóa cấp quốc gia trong chuỗi du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc, khu sinh thái Bến Tắm, Yên Tử – Bãi Cháy – Hạ Long và nằm trên tuyến hành lang thuộc chương trình hợp tác quốc tế hai hành lang một vành đai kinh tế. Thị xã Chí Linh là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử với 303 di tích, di chỉ, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Côn Sơn, Kiếp Bạc, và 9 di tích cấp quốc gia và nhiều di tích cấp tỉnh… tiêu biểu là đền Cao, đền Chu Văn An, Lăng mộ Chu Văn An, chùa Thanh Mai, đền thờ bà Chúa Sao Sa – Nguyễn Thị Duệ, đền Sinh, đền Hóa, đền Quốc Phụ, chùa Ngũ Đài. Ngoài ra còn có “Chí Linh bát cổ” là 8 di tích điển hình của Chí Linh, đồng thời cũng là 8 di tích quan trọng của tỉnh Hải Dương, gắn liền với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc, hàng năm thu hút hơn 900.000 lượt khách du lịch đến tham quan lễ hội các di tích trên địa bàn thị xã.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Giáo dục đào tạo thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tương đối ổn định, phát triển khá toàn diện với tốc độ nhanh. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng được các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư về chủ trương, chính sách, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, Giáo viên…công tác khuyến học được phát triển rất mạnh mẽ từ các gia đình, dòng họ đến các xã, phường. Hội khuyến học thị xã hoạt động mạnh, hàng năm tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy việc nâng cao chất lượng như tuyên dương Học sinh giỏi các cấp, tuyên dương Học sinh đỗ đại học, biểu dương các gia đình hiếu học, các tấm gương vượt khó học tốt…Các chỉ số phát triển giáo dục về mạng lưới, quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, chất lượng và hiệu quả giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Giáo dục đào tạo thị xã Chí Linh luôn đứng trong những đơn vị tốp đầu tỉnh Hải Dương.

Toàn thị xã Chí Linh có 19 trường Trung học cơ sở công lập, trong đó có 18 trường thuộc 18 xã, phường (01 xã không có trường Trung học cơ sở) và 1 trường Trung học cơ sở chất lượng cao là trường Trung học cơ sở Chu Văn An. 100% các trường đạt chuẩn quốc gia. Quy mô số lớp của các trường thường dao động từ 8 đến 20 lớp, nghĩa là ở mức vừa và nhỏ không có trường nào quá đông về số lớp nên khá thuận lợi cho công tác quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương nói riêng, cũng như tổ chức các hoạt động khác của nhà trường.

2.1.3. Nội dung dạy học địa phương tại các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Khung phân phối chương trình dạy nội dung Giáo dục địa phương ở trường Trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.2. Thực trạng dạy học nội dung giáo dục địa phương Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Khảo sát thực trạng:

Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng về lập kế hoạch, hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương của Giáo viên; nhận thức của cán bộ quản lý, Giáo viên về nội dung kiến thức, ý nghĩa của dạy học nội dung Giáo dục địa phương; công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương.

Đối tượng khảo sát: Bao gồm 24 cán bộ quản lý, 96 Giáo viên ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Nội dung khảo sát:

  • Các nội dung về lập kế hoạch, công tác quản lý, hình thức quản lý, tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương
  • Nhận thức của cán bộ quản lý, Giáo viên về nội dung kiến thức, ý nghĩa của việc dạy học nội dung Giáo dục địa phương.

Phương pháp khảo sát:

  • Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, Giáo viên các trường trên địa bàn về nội dung khảo sát.
  • Nghiên cứu sản phẩm giáo dục và kết quả học tập của học sinh.
  • Phỏng vấn, tọa đàm với cán bộ quản lý, Giáo viên nhằm thu thập thông tin bổ sung. Đánh giá kết quả khảo sát:

Mức độ thực hiện trong nội dung khảo sát được chia làm 05 mức độ tương ứng với số điểm như sau: Rất thường xuyên (5 điểm); Thường xuyên (4 điểm); Thỉnh thoảng (3 điểm); Đôi khi (2 điểm); Không bao giờ (1 điểm).

Khi tính Điểm trung bình (), giữa các mức độ liền kề nhau có độ chênh lệch 0,8 điểm, cụ thể: Mức độ Rất thường xuyên (điểm từ trên 4,2 – 5 điểm); Thường xuyên (Từ trên 3,4 – 4,2 điểm); Thỉnh thoảng (Từ trên 2,6 – 3,4 điểm); Đôi khi (Từ trên 1,8 – 2,6 điểm); Không bao giờ (Từ 1- 1,8 điểm). Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phương của giáo viên

Để khảo sát thực trạng lập kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương của Giáo viên ở các trường Trung học cơ sở, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 1) để khảo sát trên GV ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương của Giáo viên

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.1, có thể thấy: Hầu hết các nội dung được khảo sát qua 5 nội dung đều cho thấy điểm trung bình (ĐTB) dao động từ 3,42 đến 3,51. Điều này cho thấy các thông số thu được rất tập trung và tập trung ở mức cao (thường xuyên). Kết quả đó cho thấy, các nội dung trong xây dựng kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương đã được các Giáo viên quan tâm thực hiện ở mức độ cao. Căn cứ sự chỉ đạo của các cấp Quản lý giáo dục, ban giám hiệu nhà trường và nội dung chương trình Giáo dục địa phương, Giáo viên đã thường xuyên xây dựng kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương, cập nhập kiến thức mới về nội dung Giáo dục địa phương vào bài giảng, xây dựng kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo từng môn học độc lập theo từng lĩnh vực, xây dựng kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương lồng ghép trong thực hiện nội dung môn học khác, xây dựng kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương lồng ghép trong hoạt động giáo dục.

2.2.2. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương của giáo viên Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Để khảo sát thực trạng hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương của Giáo viên, tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 1) để khảo sát trên 96 Giáo viên ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.2, có thể thấy:

Hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo tiết học độc lập trên lớp có ĐTB là 3,54. Như vậy, hình thức này được Giáo viên thường xuyên thực hiện, bởi nó dễ thực hiện, Giáo viên chuẩn bị bài giảng và thực hiện giảng dạy như các tiết học khác.

ba hình thức còn lại, ĐTB dao động từ 2,58 đến 3,34. Điều này cho thấy việc tích hợp dạy học nội dung Giáo dục địa phương với dạy học môn học khác và lồng ghép trong tổ chức hoạt động giáo dục tại trường thỉnh thoảng mới được thực hiện. Đặc biệt, việc tổ chức cho Học sinh trải nghiệm thực tiễn kiến thức Giáo dục địa phương thực hiện chưa thường xuyên.

Từ kết quả trên, để thực hiện tốt, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương, nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng Giáo viên năng lực thiết kế, tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương; quan tâm đầu tư kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt hoạt động chuyên đề, ngoại khóa, huy động các nguồn lực xã hội hóa để thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu thực tiễn kiến thức Giáo dục địa phương.

2.2.3. Đánh giá dạy học nội dung giáo dục địa phương

Để khảo sát việc đánh giá dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dung câu hỏi 6 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.3, có thể thấy: Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Các nội dung khảo sát có ĐTB dao động từ 2,0 đến 2,58. Kết quả đó cho thấy: Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp Quản lý giáo dục, công cụ quản lý, tổ chức thực hiện đánh giá dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở ở các nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý như: quy định cụ thể của nhà trường về tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương; Tiêu chí cụ thể để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện dạy học nội dung Giáo dục địa phương.

Công tác đánh giá dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở ở các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên như: Đánh giá về thực hiện nội dung chương trình dạy học nội dung địa phương; Đánh giá về hình thức, phương pháp, nội dung và kết quả dạy học nội dung Giáo dục địa phương; Đánh giá kết quả học tập của Học sinh; Quản lý về phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập của Học sinh.

2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và thực trạng quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường Trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung giáo dục địa phương

Qua việc tiến hành khảo sát mức độ nhận thức,tôi sử dụng câu hỏi 1,2 (Phụ lục 3) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý, 96 Giáo viên ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương về dạy học nội dung Giáo dục địa phương, kết quả như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, Giáo viên về dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.4, có thể thấy:

Đa số cán bộ quản lý, Giáo viên đã nhận thức đúng về dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở và nội dung dạy học Giáo dục địa phương. Dạy học nội dung Giáo dục địa phương là dạy cho Học sinh những nội dung kiến thức gắn với thực tiễn cuộc sống. Nội dung Giáo dục địa phương là những kiến thức góp phần thực hiện mục tiêu môn học gắn lý luận với gắn với thực tiễn văn hóa, đặc điểm kinh tế xã hội và truyền thống khu vực, vùng miền. Tuy nhiên còn một bộ phận cán bộ quản lý, Giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về nội dung dạy học nội dung Giáo dục địa phương nên chưa nắm chắc về nội dung Giáo dục địa phương. Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Bảng 2.5. Nhận thức về ý nghĩa của dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.5, có thể thấy:

Đa số cán bộ quản lý, Giáo viên đã nhận thức đúng về ý nghĩa của dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở. Dạy học nội dung Giáo dục địa phương giúp Học sinh được củng cố, bổ trợ, phát triển những kiến thức mà Học sinh cần có trong chương trình GDPT. Qua đó, Học sinh được tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống cách mạng, về đặc điểm địa lý, danh lam thắng cảnh quê hương.

Tuy nhiên, còn một bộ phận cán bộ quản lý, Giáo viên chưa hiểu sâu, hiểu hết ý nghĩa của dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở như: góp phần rèn luyện kĩ năng, giúp Học sinh thích ứng với môi trường xung quanh, chủ động xử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, biết yêu thương và chia sẻ, sống khỏe mạnh và an toàn; phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống.

Từ kết quả khảo sát trên, để thực hiện tốt dạy học nội dung Giáo dục địa phương, nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, Giáo viên về dạy học nội dung Giáo dục địa phương, để cán bộ quản lý, Giáo viên nắm chắc nội dung, thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nội dung, chương trình Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở, cũng như ý nghĩa dạy học nội dung Giáo dục địa phương trong việc hình thành, phát triển nhân cách của Học sinh Trung học cơ sở.

2.3.2. Thực trạng quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương cấp trung học cơ sở

a) Thực trạng lập kế hoạch Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi cán bộ quản lý nhà trường, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu, chương trình hành động trong tương lai, giúp cán bộ quản lý xác định được các chức năng khác còn lại, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Để khảo sát thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.6, có thể thấy:

Các nội dung được khảo sát từ nội dung 1 đến nội dung 5 có ĐTB dao động từ 3,54 đến 3,83. Kết quả đó cho thấy, đa số cán bộ quản lý đã thường xuyên xây dựng các loại kế hoạch phục vụ cho công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương như: kế hoạch năm học; Kế hoạch tổ chuyên môn; Kế hoạch cá nhân Giáo viên; Kế hoạch về phát triển chương trình nội dung Giáo dục địa phương hàng năm; kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương.

Tuy nhiên, một số cán bộ quản lý nhà trường chưa thường xuyên quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung Giáo dục địa phương. Chính vì vậy, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung Giáo dục địa phương ở một số trường chưa được quan tâm đúng mức, do đó ảnh hưởng đến kết quả tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương.

Thực trạng nội dung quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở *Thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương Quản lý nghiêm túc, đầy đủ các khâu trong quá trình dạy học nội dung GDĐP, bao gồm: Quản lý kế hoạch năm học của tổ chuyên môn, Giáo viên về dạy học nội dung Giáo dục địa phương; việc thực hiện nội dung chương trình Giáo dục địa phương; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học nội dung Giáo dục địa phương; phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kết quả học tập của Học sinh trong học tập nội dung Giáo dục địa phương sẽ nâng cao hiệu quả dạy học nội dung Giáo dục địa phương của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên.

Để khảo sát thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.7, có thể thấy: Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Các nội dung được khảo sát, gồm nội dung 1, 2,3 và nội dung 5 có ĐTB dao động từ 3,42 đến 3,83. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương như: Quản lý kế hoạch năm học của tổ chuyên môn về dạy học nội dung Giáo dục địa phương; Quản lý kế hoạch dạy học nội dung Giáo dục địa phương của cá nhân Giáo viên; Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình Giáo dục địa phương; Quản lý hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương.

Tuy nhiên, hai nội dung 4 và 6 có ĐTB dao động từ 2,71 đến 3,0. Do đó có thể thấy, một số cán bộ quản lý nhà trường chưa thường xuyên quan tâm đến việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học nội dung Giáo dục địa phương, quản lý đánh giá kết quả học tập của Học sinh trong học tập nội dung Giáo dục địa phương.

Thực trạng hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Để khảo sát thực trạng hình thức quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.8, có thể thấy:

Các nội dung khảo sát từ 1 đến 4 có ĐTB dao động từ 3,58 đến 3,79. Kết quả đó cho thấy, đa số cán bộ quản lý đã thường xuyên quan tâm định hướng hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương, giao nhiệm vụ triển khai hình thức tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương cho từng Giáo viên, nhóm Giáo viên, tổ chuyên môn.

Tuy nhiên, ở nội dung khảo sát 5 và 6, ĐTB dao động từ 2,83 đến 2,96. Kết quả này cho thấy hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương hiệu quả chưa cao thể hiện ở việc nhiều nhà trường chưa thường xuyên tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo hướng nghiên cứu bài học, cũng như tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương thông qua trải nghiệm, tham quan, ngoại khóa, tìm hiểu thực tế. Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Để khảo sát hình thức quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.9, có thể thấy:

Các nội dung khảo sát có ĐTB dao động từ 3,75 đến 4,17. Kết quả này cho thấy, đa số cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các nhà trường đã thường xuyên quan tâm, trực tiếp quản lý hoạt động dạy học nội dung Giáo dục địa phương của Giáo viên.

Quản lý nội dung kiến thức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Để khảo sát việc quản lý nội dung dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.10. Quản lý nội dung kiến thức dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.9, có thể thấy:

Tất cả các nội dung được khảo sát đều có điểm ĐTB dao động từ 3,5 đến 4,04. Kết quả đó cho thấy, đa số cán bộ quản lý đã thường xuyên quan tâm quản lý nội dung kiến thức dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở do Sở GD&ĐT biên soạn; Xây dựng, điều chỉnh nội dung bài giảng phù hợp với kiến thức của thực tiễn địa phương; Biên soạn học liệu phục vụ hoạt động dạy học nội dung Giáo dục địa phương của nhà trường; Cấu trúc lại nội dung dạy học địa phương cho phù hợp với Học sinh và điều kiện thực tiễn địa phương.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học nội dung giáo dục địa phương Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Để khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tôi sử dung câu hỏi 3(Phụ lục 3) để khảo sát trên 24 cán bộ quản lý và 96 Giáo viên ở 12 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học nội dung Giáo dục địa phương

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.11, có thể thấy:

Các nội dung khảo sát có ĐTB dao động từ 3,77 đến 4,0. Điều đó có thể thấy, cán bộ quản lý, Giáo viên đều đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố đến dạy học nội dung Giáo dục địa phương: Hệ thống các văn bản pháp quy; Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp Quản lý giáo dục; Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa, lịch sử của địa phương; Cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ cho dạy học nội dung Giáo dục địa phương; Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường; Công tác phối hợp giữa ban giám hiệu và các bộ phận chức năng trong nhà trường; Nhận thức và năng lực của Giáo viên. Trong đó, yếu tố nhận thức và năng lực của Giáo viên được đánh giá quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất, sau đó đến các yếu tố: Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường; Hệ thống các văn bản pháp quy; Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp Quản lý giáo dục….

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh

2.5.1. Điểm mạnh Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Trong quá trình quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương ở các trường Trung học cơ sở thị xã Chí Linh, phòng GDĐT thị xã đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo giúp các trường tháo gỡ những khó khăn trong việc triển khai thực hiện dạy học nội dung Giáo dục địa phương. Các cán bộ quản lý nói riêng và đội ngũ Giáo viên nói chung đều thể hiện sự nhiệt tình và trách nhiệm cao. Đặc biệt các đồng chí hiệu trưởng luôn có sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, tìm tòi đưa ra các biện pháp quản lý chương trình Giáo dục địa phương phù hợp mang lại kết quả tích cực.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình đưa ra các biện pháp quản lý còn có một số biện pháp mang tính lý thuyết chưa thực sự sát với tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

Một số cán bộ quản lý, Giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của nội dung Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở;

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung Giáo dục địa phương, quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học nội dung Giáo dục địa phương chưa được quan tâm đúng mức;

Việc tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo hướng nghiên cứu bài học và thông qua trải nghiệm, tham quan, ngoại khóa, tìm hiểu thực tế chưa được thường xuyên thực hiện;

Công tác đánh giá dạy học nội dung Giáo dục địa phương chưa được tổ chức thường xuyên.

Nguyên nhân do công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp Quản lý giáo dục chưa quan tâm thỏa đáng đến dạy học nội dung Giáo dục địa phương; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư tổ chức hoạt động dạy học nội dung Giáo dục địa phương còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung dạy học nội dung Giáo dục địa phương của Giáo viên còn hạn chế.

Kết luận Chương 2 Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương ở các trường Trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi nhận thấy:

Công tác quản lý thực hiện giảng dạy nội dung Giáo dục địa phương của các nhà trường Trung học cơ sở hiện nay có nhiều mặt tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế. Nguyên nhân chủ quan ở chỗ công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương chưa được quan tâm, chú trọng, chất lượng giảng dạy các bài nội dung Giáo dục địa phương còn thấp, thể hiện ở khâu thiết kế, tổ chức dạy học; công tác kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đúng mức.

Kết quả khảo sát đã cho thấy: Về mặt nhận thức của cán bộ quản lý và Giáo viên, đa số đã nhận thức được nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học nội dung Giáo dục địa phương, tuy nhiên nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, Giáo viên chưa đầy đủ.

Hệ thống các biện pháp của các nhà trường tuy có sự thống nhất cao trong bộ máy quản lý nhưng còn rời rạc thiếu tính hệ thống. Do vậy, khi chỉ đạo triển khai ở cấp độ bài giảng còn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương trên địa bàn thị xã Chí Linh, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy học nội dung Giáo dục địa phương, những nội dung này tôi sẽ đề cập đến ở phần Chương 3. Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp QL dạy học giáo dục địa phương ở Trung học

One thought on “Luận văn: Thực trạng QL dạy học giáo dục địa phương Trung học

  1. Pingback: Luận văn: Quản lý dạy học giáo dục địa phương ở Trung học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464