Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Kết quả khảo sát:

2.3.1. Thực trạng về GDKNS cho học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.3.1.1. Thực trạng về những biểu hiện KNS của HS

Những biểu hiện KNS của HS

Để có số liệu ý kiến về mức độ biểu hiện một số kỹ năng sống của học sinh trường TH Đồng Tâm, chúng tôi tiến hành khảo sát xin ý kiến của các đối tượng như: Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh theo phụ lục 1 về phiếu điều tra với các câu hỏi:

Đối với CBQL, GV: Theo đồng chí, học sinh trường TH Đồng Tâm có những biểu hiện kỹ năng sống nào trong các kỹ năng dưới đây?

Đối với CMHS: Con của anh(chị) có những biểu hiện KNS nào trong các kỹ năng dưới đây?

Kết quả ý kiến thu được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Những biểu hiện kỹ năng sống của học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng

Theo kết quả kết quả khảo sát cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh, trong những năm gần đây biểu hiện KNS của học sinh ở trường TH Đồng Tâm có những mặt tích cực sau:

Nhìn chung, học sinh của trường ngoan ngoãn lễ phép với người lớn, tỷ lệ học sinh đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất đạt 100%. Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Phần lớn học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức chăm sóc, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Các em biết kính trọng người lớn tuổi, biết nghe lời thầy cô giáo, người thân trong gia đình, các em cũng biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia lao động nhẹ.

Đa số học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt. Các em xác định được mục tiêu học tập nên số lượng học sinh có ý thức học tập tốt chiếm tỷ lệ cao, có nhiều học sinh vượt khó vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Các em thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên và nhà trường, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.

Hầu hết học sinh ở trường có lòng tự trọng, có tính tự lập, có tinh thần giúp đỡ người khác, tương thân, tương ái, tích cực hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Các em có KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội, có thái độ phê phán lối sống buông thả của một số thanh thiếu niên trong địa bàn sinh sống và những biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đạo đức tốt của học sinh vẫn còn một số những biểu hiện chưa ý thức của học sinh về KNS như: KN biểu lộ, diễn đạt cảm xúc; KN khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu; KN thể hiện sự tự tin; KN thương lượng; KN phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo; KN ra quyết định; KN giải quyết vấn đề; KN đặt mục tiêu; KN hợp tác, làm việc nhóm.

Học sinh TH là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy các em phải được học tập và thực hành rất nhiều các KNS. Nhìn chung các em được đánh giá về mặt đạo đức là ngoan, song đi vào các kỹ năng cụ thể thì các đối tượng được hỏi khi đánh giá về mức độ thực hiện các KNS so với yêu cầu đặt ra còn hạn chế. Điều này thể hiện như sau:

  • Cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng các em học sinh tiểu học chưa thực hiện tốt các kỹ năng nêu ra (thể hiện không có kỹ năng nào được đánh giá ở mức cao).
  • Đối với cán bộ quản lý của trường khi được hỏi về mức độ thực hiện kỹ năng của các em cho rằng trong 18 kỹ năng được liệt kê thì “kỹ năng giao tiếp” được đánh giá cao nhất (62,5%). Điều này thể hiện lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, các em bắt đầu được học bằng phương pháp nhà trường và vì vậy các em rất thích các hoạt động tập thể, rất thích được làm quen và giao tiếp với các bạn học mới. Vì vậy nhóm bạn của các em ngày càng phát triển, và ngày càng giúp các em mở rộng tri thức kỹ năng kỹ xảo.
  • Kỹ năng “Đặt mục tiêu” của các em được đánh giá là thấp nhất (25%). Các em hoạt động hầu như chưa có kế hoạch, không biết đặt mục tiêu trong học tập, cũng như đặt mục tiêu trong cuộc sống của bản thân, việc học trên lớp cũng như các công việc trong cuộc sống đòi hỏi phải có người lớn như cô giáo và bố mẹ nhắc nhở.
  • Giáo viên chủ nhiệm lớp đưa ý kiến về thực trạng biểu hiện 18 kỹ năng sống của học sinh tiểu học cho thấy gần tương tự nhận xét của đội ngũ cán bộ quản lý về KNS của học sinh TH.
  • Ý kiến của cha mẹ học sinh nhìn chung đánh giá con mình ở mức độ cao hơn là giáo viên chủ nhiệm lớp là cán bộ quản lý giáo dục. Họ cũng tương đồng ý kiến đánh giá là con họ kỹ năng giao tiếp khi làm quen với bạn mới là tương đối tốt, nhưng kỹ năng đặt mục tiêu và kỹ năng tự phục vụ bản thân còn kém. Điều này phản ánh đúng với thực trạng lứa tuổi học sinh tiểu học khả năng tự lập, tính độc lập còn yếu. Trong cuộc sống chưa thể tách khỏi được sự kèm cặp chỉ bảo tận tình của người lớn. Và qua đây cũng thấy được vai trò rất lớn của giáo viên tiểu học trong việc giáo dục để hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em.

Điều đó càng khẳng định sự cần thiết phải GDKNS cho HSTH cũng như phải có kế hoạch GDKNS cho HS.

Các nguyên nhân dẫn đến HS chưa có những biểu hiện về KNS: Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa có nhiều những biểu hiện về KNS, chúng tôi đã lấy ý kiến từ 03 lực lượng: gia đình (100 cha mẹ học sinh), nhà trường (25 giáo viên và 8 cán bộ quản lí : hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 6 tổ trưởng chuyên môn).

Tổng số lượng người lấy ý kiến – 133 người

Câu hỏi:

  • Đối với CBQL, GV: Theo đồng chí, những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự yếu kém về biểu hiện kỹ năng sống của học sinh trường TH Đồng Tâm?
  • Đối với CMHS: Theo anh (chị) những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự yếu kém về về biểu hiện kỹ năng sống của các con TH?

Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến HS chưa có những biểu hiện về KNS

Từ bảng trên ta thấy rõ, 87,2% số người được hỏi đã khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về KNS của học sinh TH chính là do ảnh hưởng cách sống của gia đình, hoàn cảnh gia đình. Tiếp đến là sự ảnh hưởng của sự phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc GDKNS cho trẻ chiếm tỉ lệ: 69,2%. Yếu tố về tâm lí,sức khỏe được đánh giá thấp nhất trong việc ảnh hưởng tới giáo dục KNS cho HS tiểu học( 30,1%).Thật vậy:

Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trẻ khi đến với trường học các em phụ thuộc hoàn toàn vào cách dạy dỗ của bố mẹ và những người thân sống trong gia đình. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi tiểu học. Kết quả điều tra cho thấy, đa phần các em còn thiếu kỹ năng sống là do trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như: bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến con cái do cuộc sống mưu sinh; bố mẹ có khả năng dư giả về kinh tế lại quá nuông chiều con cái, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất nhưng lại không quan tâm đến đời sống tinh thần của con mình; bố mẹ giao hẳn việc giáo dục con cái cho người giúp việc, ông bà và thầy cô giáo; bố mẹ không phát hiện ra sức khỏe, tâm lí của con trẻ bị lệch lạc, có vấn đề; bố mẹ sống không hạnh phúc, có cuộc sống riêng của mình; các mối quan hệ sống thiếu chuẩn mực, buông thả, nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc; thiếu kiến thức hiểu biết về GDKNS cho trẻ em.

Nguyên nhân từ phía nhà trường: Trên thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó việc GDKNS cho các em còn khá nhiều bật cập. Phần lớn ở trường, thầy cô chỉ quan tâm và cố gắng hoàn tất cho các em học tốt các môn học để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giáo viên quan niệm việc GDKNS còn rất mơ hồ và tốn rất nhiều thời gian, công sức trong khi thời gian trên lớp chỉ đủ để cung cấp cho các em kiến thức về văn hóa, không đủ để rèn luyện thêm cho các em những thái độ, kỹ năng ứng xử, các mối quan hệ sống với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, khi triển khai văn bản dạy lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh tiểu học vào các môn học của Bộ giáo dục đã làm cho không ít giáo viên cảm thấy rất khó khăn và bỏ ngỏ hoặc chỉ làm mang tính hình thức. Bên cạnh đó, việc quản lí chỉ đạo, đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm và bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện công tác này thực sự còn chung chung, chưa mang tính thiết thực, chưa thực sự có tác dụng giúp nâng cao năng lực cho giáo viên.

Nguyên nhân từ các lực lượng xã hội: Các tổ chức hỗ trợ giáo dục địa phương chưa có kế hoạch rõ ràng, chưa có sự quan tâm cụ thể đến công tác GDKNS cho các em. Chưa có biện pháp mạnh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các nạn bạo hành trong gia đình ở địa phương. Sự phối hợp giữa các đơn vị phụ trách văn hóa xã hội như: Hội khuyến học, Trung tâm giáo dục cộng đồng với ngành giáo dục, với trường tiểu học tại địa bàn còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, chưa thể hiện chiều sâu và chưa có những hoạt động phong phú để giúp đỡ các em về GDKNS.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.3.1.2. Thực trạng về nhận thức và mức độ thực hiện nội dung giáo dục KNS cho HS trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS trường Tiểu học Đồng Tâm.

Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, CMHS trường Tiểu học Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.( Theo Phiếu hỏi 1,2 phần Phụ lục) . Chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường tiểu học hiện nay

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% CBQL và giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng công tác GDKNS cho học sinh tiểu học là quan trọng và rất quan trọng. Còn ý kiến từ phía cha mẹ học sinh thì có 88% ý kiến cho rằng việc GDKNS cho học sinh là quan trọng và rất quan trọng, 12% ý kiến cho rằng công tác này không quan trọng.

Từ kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDKNS cho học sinh tiểu học. Đại đa số cha mẹ học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, còn một bộ phận cha mẹ học sinh chưa nhận thức được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

Nguyên nhân khách quan: Số cha mẹ học sinh chưa có nhận thức đúng về GDKNS đa phần là dân lao động, hoặc buôn bán nhỏ lẻ, bệnh nhân đang chạy thận còn bận với cuộc sống mưu sinh lại lo chữa bệnh, không có nhiều thời gian để quan tâm đến giáo dục con cái, tất cả đều phó mặc cho nhà trường.

Nguyên nhân chủ quan: Nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GDKNS cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học.

Nội dung giáo dục KNS.

Để xác định nội dung GDKNS cho học sinh TH Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi đã đặt câu hỏi “Những KNS nào dưới đây được nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh TH?”. Đối tượng được hỏi là 33 CBQL, giáo viên và 100 cha mẹ học sinh ở các khối lớp của trường TH Đồng Tâm. Kết quả được thống kê trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Những KNS nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh TH

Kết quả các ý kiến khảo sát thể hiện ở bảng trên cho thấy: Các đối tượng đều cho rằng nhà trường đã quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Song do bản chất của quá trình giáo dục và mức độ tác động khác nhau đối với học sinh mà các kỹ năng sống của các em được quan tâm giáo dục ở mức độ khác nhau. Kỹ năng thực hiện tốt thời gian biểu được CBQL và Gv của trường đánh giá cao nhất( 100%)

Nhìn chung những kỹ năng sống để qua đó hình thành cho các em ý thức tập thể, ý thức đối với bản thân, tinh thần hợp tác và ứng xử với những người xung quanh được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều hơn như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hiện tốt thời gian biểu…. Như vậy các kỹ năng cần được hình thành và phát triển ở lứa tuổi học sinh tiểu học đã được nhà trường quan tâm giáo dục cho các em. Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Do tính chất của trường nên những kỹ năng nào liên quan nhiều đến hoạt động học tập, hoạt động tập thể thì được quan tâm hơn. Đặc biệt là những kỹ năng liên quan đến những bài học môn đạo đức trong chương trình thì được giáo viên quan tâm và hình thành ở các em là tốt hơn. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, được phụ huynh đánh giá sự quan tâm của nhà trường là thấp nhất(40%). Điều này cho thấy việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần được quan tâm chú ý nhiều hơn nữa và đặc biệt là cần có phương pháp giáo dục cho các em hiệu quả hơn trong nhà trường.

Hình thức giáo dục KNS cho học sinh TH.

Để tìm hiểu những hình thức giáo dục KNS cho Học sinh TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội chúng tôi hỏi ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh, kết quả được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Những hình thức GDKNS cho học sinh

Qua phân tích thực tế và các mẫu phiếu điều tra chúng tôi thấy rằng việc GDKNS cho học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập môn đạo đức (100%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là điều dễ hiểu vì môn Đạo đức là bộ môn chuyên sâu về GDKNS cho học sinh, từ năm học 2012 – 2013 Sở GD&ĐT Hà Nội đã biên soạn ra tài liệu Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Thủ đô đưa vào thực hiện ở các trường tiểu học (dạy trong các tiết học ngoại khóa, sinh hoạt lớp 1 tiết/tuần) và tổ chức các cuộc thi chuyên đề GDĐĐ hàng năm nên cả giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội quan tâm đến môn học này hơn. Song đi sâu vào tìm hiểu việc giảng dạy và học tập bộ môn này mới thấy còn nhiều điều bất cập như: giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho môn học này, việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết, cha mẹ học sinh không coi trọng môn học này chỉ quan tâm chủ yếu đến các môn Toán, Tiếng Việt…

Hình thức GDKNS qua các câu lạc bộ đứng ở vị trí số 2 (91.4%). Điều này chứng tỏ nhà trường đã quan tâm hơn đến chất lượng các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, giúp các em tự giác rèn luyện các kỹ năng sống thông qua các hình thức sinh hoạt mang tính tự nguyện tự giác cho các em.

GDKNS qua các buổi sinh hoạt tập thể ở vị trí số 3.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức tổ chức và cũng là một trong những con đường giáo dục có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển KNS cho học sinh nhưng lại ít được giáo viên sử dụng vì nhiều nguyên nhân: Do năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên chưa cao, do tâm lí ngại thay đổi, sợ mất nhiều thời gian, công sức cho việc thiết kế, chuẩn bị và tổ chức hoạt động; do CSVC và điều kiện học tập của các nhà trường chưa đáp ứng được (diện tích sân chơi còn nhỏ, không gần các địa điểm vui chơi công cộng, sĩ số học sinh trong lớp đông, …).

Cuối cùng là hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua Tổ chức các buổi thảo luận, toạ đàm về những tình huống, những vấn đề liên quan đến KNS của học sinh. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học các em chưa chú tâm đến những buổi thảo luận, khả năng chú ý của các em chưa cao, các em không hứng thú với những hình thức hoạt động mang tính cứng nhắc gò bó, đi vào khuôn phép..

Tóm lại nhà trường đã quan tâm đến các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh song chưa sâu sắc, cần có những chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn để các hình thức này được tiến hành thường xuyên và đồng bộ.

Biện pháp GDKNS cho học sinh TH.

Để tìm hiểu về các biện pháp GDKNS và mức độ thực hiện các biện pháp mà nhà trường thường sử dụng, chúng tôi đặt câu hỏi sau “Nhà trường đã sử dụng những biện pháp nào dưới đây để GDKNS cho học sinh, cho ý kiến về mức độ thường xuyên sử dụng những biện pháp đó?” Kết quả được thu được như sau:

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện những biện pháp GDKNS cho học sinh (Điều tra 33 CBQL và giáo viên của trường)

Qua bảng 2.7 chúng ta thấy biện pháp “Khen thưởng và nhắc nhở kịp thời với học sinh” được sử dụng nhiều nhất trong các nhà trường (97%). Biện pháp phát huy sự gương mẫu trong đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường (90,9%) cũng được sử dụng thường xuyên. Những biện pháp này thực tế cũng có hiệu quả rất tốt trong việc GDKNS cho học sinh. Việc sử dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trên đã phản ánh thực trạng là các nhà trường đã đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này việc giáo dục nhân cách cho các em phải chú ý đến những hành vi và những biểu hiện KNS tốt được giáo viên thực hiện hàng ngày làm gương cho học sinh.

Qua điều tra thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho các em chúng tôi nhận thấy, các khách thể điều tra phán ánh về biện pháp kết hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội cũng chưa được các nhà giáo dục quan tâm đúng mức, mới đứng ở vị trí thứ 6 (72,7%).

Việc thường xuyên tích hợp nội dung GDKNS vào nội dung các môn học ít được giáo viên thực hiện thường xuyên (54,5%) vì nhiều nguyên nhân: Do thời gian một tiết học không nhiều (35 đến 40 phút) nên việc phân bổ thời gian cho hoạt động GDKNS trong tiết học gặp nhiều khó khăn; do đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc đảm bảo mục tiêu, kiến thức các môn học; giáo viên còn lúng túng về việc lựa chọn nội dung KNS lồng ghép vào hoạt động giáo dục trong các bài học. Như vậy biện pháp này cần được nhà trường nhận thức đánh giá đúng và có biện pháp thực hiện hiệu quả hơn.

Tóm lại, công tác GDKNS cho học sinh trường TH Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã được CBQL nhà trường quan tâm và chỉ đạo nghiêm túc. Đặc biệt từ đầu năm học 2010 – 2011, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa GDKNS vào trong nhà trường, việc GDKNS cho học sinh được tiến hành qua việc truyền đạt các nội dung GDKNS đến với học sinh dưới các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Những biện pháp tích cực của nhà trường trong công tác GDKNS đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Phần nào giúp các em sống hoà nhập và sống tốt hơn đối với những người xung quanh. Song chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại trong công tác GDKNS cho thấy công tác GDKNS cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống, cần được tạo điều kiện hơn nữa để phát huy tốt nhất hiệu quả giáo dục của nhà trường.

2.3.2. Thực trạng quản lý GDKNS cho HS trường Tiểu học ĐồngTâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Công tác quản lý GDKNS của CBQL trường TH Đồng Tâm tương đối đồng bộ và đều tay đã góp phần tích cực trong việc GDKNS cho học sinh trong trường. Công tác quản lý có tác dụng làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp và mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc GDKNS cho học sinh. Thông qua đó, học sinh có hiểu biết về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của đất nước, của Phường Đồng Tâm; có thái độ, hành vi đúng đắn, có sự ủng hộ khá tích cực đối với công tác giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý GDKNS cho học sinh; tự giác tham gia các hoạt động tư vấn, quản lý, tổ chức các hoạt động GDKNS, quản lý GDKNS.

Để đạt được những kết quả về chất lượng giáo dục theo mục tiêu đã nêu trong phần 2.1, công tác quản lý GDKNS học sinh TH Đồng Tâm đã và đang thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà trường trong đó có quản lý GDKNS song cũng không tránh khỏi sự quản lý mang tính kinh nghiệm, chủ quan của Hiệu trưởng nhà trường.

2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS trường

Xây dựng kế hoạch hoạt động là một trong những chức năng của quản lý. Việc xây dựng kế hoạch sát hợp và có tính khả thi sẽ làm cho hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Theo khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý thì việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh bộc lộ nhiều ưu điểm cũng như một số nhược điểm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Các loại kế hoạch hoạt động GDKNS cho hoc sinh tiểu học (Khảo sát 33CBQL và giáo viên của trường)

Qua kết quả khảo sát ta thấy việc lập kế hoạch của CBQL của trường tiểu học Đồng Tâm đều được thực hiện khá tốt, việc kế hoạch hoá hoạt động GDKNS được xây dựng cho các đợt hoạt động ngoại khóa và tiết sinh hoạt Đội tỉ lệ đạt ở mức độ khá và tốt cao nhất, sau đó là xây dựng kế hoạch cho cả năm học. Tuy vậy, việc xây dựng kế hoạch cho từng tiết học, từng môn học chưa được quan tâm đúng mức.

Đi sâu tìm hiểu, các đ/c tổ trưởng đều quan tâm tới xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS. Như vậy hầu hết các người được hỏi đều khẳng định là có đủ các loại kế hoạch theo yêu cầu, song thực trạng chất lượng của các bản kế hoạch như thế nào hay chỉ là hình thức đối phó chưa thực sự khả thi thì còn là vấn đề cần xem xét.

Như vậy việc kế hoạch hoá hoạt động GDKNS cần được quan tâm xây dựng thật từ bao quát cả năm học đến chi tiết từng tháng, từng tiết học, từng môn học và xây dựng kế hoạch GDKNS trong các tiết sinh hoạt Đội và các hoạt động GDNGLL, trong kế hoạch có đưa ra những hình thức tổ chức, những biện pháp quản lý sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình địa phương, có sự phân công cụ thể giáo viên và các lực lượng tham gia GDKNS cho học sinh.

2.3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo GDKNS cho HS Tiểu học: Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Tổ chức, chỉ đạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công hay thất bại của công tác GDKNS cho học sinh của nhà trường. Với câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết về mức độ thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDKNS ở trường trong thời gian qua, thông qua phiếu trả lời của CBQL và GV của trường, đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Tổ chức, chỉ đạo công tác GDKNS cho học sinh

Qua kết quả khảo sát việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động GDKNS cho học sinh ở bảng trên ta thấy việc tổ chức chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh diễn ra tương đối tốt. Hầu hết các hoạt động nêu trên đều được các CBQL thường xuyên thực hiện trong công tác quản lý của mình với mức độ tốt và bình thường đều có số lượng lớn. (Lập kế hoạch QL GDKNS cho học sinh một cách chi tiếtTriển khai kế hoạch QL GDKNS cho học sinh nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ, chính xác…..đều chiếm 33/33 ý kiến ủng hộ).

Tuy nhiên, vẫn còn chưa thực sự quan tâm đến công tác thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDKNS trong nhà trường, đa số các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường thực hiện công việc này. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết là rất cần thiết, song việc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế cũng rất quan trọng, nhằm giúp cho kế hoạch có tính khả thi và đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai thực hiện lại chưa được nhà trường quan tâm đúng mức (có 4/33 ý kiến cho rằng nhà trường chưa điều chỉnh kế hoạch sau khi lắng nghe ý kiến của HĐSP).

Vấn đề mà giáo viên ít thỏa mãn nhiều nhất đó là sự động viên, khích lệ và uốn nắn từ phía CBQL không thường xuyên. Việc phân công công việc của CBQL đôi lúc còn mang tính một chiều, hay kế hoạch GDKNS cho học sinh được đưa ra trong các cuộc họp song chưa hướng dẫn chi tiết để mọi người cùng triển khai cho hiệu quả. Có 6/33 ý kiến nêu trên cũng phản ánh là nhà trường chưa chú ý đúng mức đến việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDKNS cho học sinh tiểu học Đồng Tâm.

Có giáo viên khi được hỏi “Anh/Chị cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động câu lạc bộ với học sinh?” thì thẳng thắn nói rằng họ không thích, không có thời gian. Tìm hiểu nguyên nhân mới thấy một số người bận việc riêng, một số cảm thấy nhàm chán, một số cho là không có ích lợi gì…

Tìm hiểu thêm về giáo viên thông qua các kênh phản biện khác như học sinh, cha mẹ học sinh, chúng tôi thấy còn một số vấn đề nổi cộm đó là: việc ra vào lớp của giáo viên đôi khi không đúng giờ, còn một số giáo viên có trang phục chưa thật phù hợp với việc đứng trên bục giảng, việc sử dụng đồ dùng dạy học nhiều khi còn hình thức, phô diễn chưa xem xét đến tính hiệu quả hay có lúc việc sử dụng ĐDDH chỉ được thực hiện trong các tiết học có người dự giờ…. Các đồng chí CBQL trong trường đều nhận thấy ý thức, thái độ của giáo viên, nhân viên của mình trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác giáo dục KNS cho học sinh song đa số chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, chưa có hình thức kỷ luật đối với việc vi phạm của giáo viên.

Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường tác động vào nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vấn đề GDKNS cho học sinh đồng thời định hướng lại cho giáo viên về tầm quan trọng của người giáo viên trong vai trò một mẫu nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh noi theo.

2.3.3.3. Kiểm tra, đánh giá GDKNS cho HS Tiểu học

Kiểm tra đánh giá là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động GDKNS cho HS trường TH Đồng Tâm nói riêng. Với câu hỏi: “Đồng chí hãy cho biết về mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh ở trường trong thời gian vừa qua”, 33 đ/c CBGV đã thể hiện chính kiến của mình trong bảng dưới đây:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh trường TH Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên thì công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động GDKNS của CBQL nhà trường diễn ra khá thường xuyên. Với tỉ lệ 72,7% số người được hỏi đều cho rằng việc “ Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS cho học sinh thường xuyên và định kì” của trường được đánh giá rất tốt. Điều này đã khẳng định tính đúng đắn và nhân văn của việc thực hiện thông tư 30/2014 tại nhà trường mà đặc biệt ở các lớp theo mô hình trường học mới VNEN. Song, các hoạt động kiểm tra còn có lớp, mới chỉ mang tính hình thức, chưa tính đến hiệu quả của việc triển khai và thực hiện kế hoạch. Công tác kiểm tra sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa được quan tâm, coi đó là công việc của nhà trường phải thực hiện,( 24,2%) đánh giá việc này thực hiện chưa tốt.

Trên thực tế có làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng thì mới có thể đưa ra những biện pháp để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh.

2.3.3.4. Quản lý sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc GDKNS cho HS trường Tiểu học: Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Không chỉ nhà trường mà gia đình và xã hội cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc GDKNS cho học sinh nhất là HS tiểu học. 133 người (CBQL,GV và CMHS) của trường TH Đồng Tâm khi được hỏi: “Hãy đánh giá mức độ cần thiết của các lượng xã hội đối với hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học”đã trả lời thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ cần thiết của các lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội đối với hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học 

Nhìn vào kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học, 89,5% cho rằng Ban giám hiệu nhà trường là lực lượng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Thực tế đã chứng minh, Ban giám hiệu trường nếu biết tổ chức, biết phối hợp các lực lượng giáo dục tốt thì hoạt động giáo dục KNS ở đó có chất lượng. Tiếp theo là ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm (88%) rồi đến ảnh hưởng của tổ chức Đội TNTP (84,9%) và cộng đồng nơi sinh sống (75,2%). Chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương được đánh giá không cao, điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa nhà trường với những tổ chức này chưa đủ mạnh mẽ.

Trong nhận thức của đồng chí cán bộ quản lý nhà trường ,việc phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDKNS cho học sinh là rất cần thiết song thực tế việc tổ chức, sắp xếp, điều khiển sự kết hợp này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế:

  • Việc quản lý hầu hết mang tính một chiều, khi có vấn đề gì liên quan đến gia đình, các lực lượng xã hội thì nhà trường phổ biến, chủ động tổ chức; ít có sự phản ánh hoặc tham gia tích cực của gia đình và các lực lượng ngoài nhà trường.
  • Việc triển khai kế hoạch hoạt động còn vụn vặt, chưa hệ thống.
  • Hình thức quản lý sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội còn nghèo nàn, ít đổi mới nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.

Như vậy cho thấy, nhà trường cần có biện pháp phối kết hợp sâu sắc hơn nữa, đặc biệt chú ý tư vấn cho gia đình học sinh và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh.

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý GDKNS cho HS trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

2.4.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Trong những năm vừa qua, nhà trường đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý. Đội ngũ quản lý có tuổi đời từ 32 đến 46.

Về trình độ chuyên môn: CBQL có trình độ chuyên môn trên chuẩn 100%. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo nói chung và chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh nói riêng.

Về trình độ quản lý: 2 đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ học qua lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng mà chưa hề có bằng nào khác. Hiện có 1 đồng chí đang học và 1 đồng chí chuẩn bị đi học Cao học quản lý . Các đồng chí tổ trưởng chuyên môn đều qua Bồi dưỡng lớp tổ trưởng CM và có chứng chỉ. Như vậy, CBQL đã ý thức được việc học tập nâng cao nghiệp vụ, song chưa đồng đều. Cần phải có những hình thức khuyến khích để các đồng chí này tiếp tục học tập nâng cao trình độ quản lý của mình.

Về độ tuổi: CBQL có độ tuổi trung bình là 40, số lượng CBQL trẻ dưới 35 tuổi không có. Điều này cho thấy CBQL giáo dục của trường Tiểu học Đồng Tâm đang vào độ tuổi chín về mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh nghiệm trong giảng dạy, xử lý tình huống giáo dục. Song, đồng chí Phó Hiệu trưởng và các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn đa số là giáo viên lâu năm ở trường Đồng Tâm nên dễ dẫn đến tình trạng chủ quan, quản lý theo kinh nghiệm, ngại đổi mới tư duy, thiếu tính sáng tạo, chưa mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục KNS. Có người do điều kiện kinh tế của trường, của người dân địa phương hạn chế nên ít tổ chức những buổi tham quan, dã ngoại cho học sinh.

2.4.2. Đội ngũ giáo viên: Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Khảo sát tương tự với các GVCN cho thấy GVCN ở trường TH Đồng Tâm là các giáo viên vững vàng về chuyên môn (100% đạt chuẩn trong đó 91,4% có trình độ trên chuẩn). Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ cán bộ, giáo viên được xếp loại khá và xuất sắc chiếm trên 80%. Đội ngũ GV căn bản đáp ứng được yêu cầu công tác và có chất lượng. Tỉ lệ giáo viên trẻ cao (chiếm 2/3 trên tổng số giáo viên), nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm với công việc. Nhiều GV trẻ, năng động sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Đây là điều kiện thuận lợi khi thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh.

Bên cạnh những ưu điểm trên, đội ngũ GV ở trường Tiểu học Đồng Tâm,quận Hai Bà Trưng còn có những hạn chế sau: Những GV trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, nhiều GV trẻ có con nhỏ nên thời gian dành cho công việc còn hạn chế, khả năng ứng dụng CNTT chưa đồng đều. Một số giáo viên cao tuổi, ngại tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, các phong trào thi đua, ít sáng tạo và linh hoạt trong các hoạt động GDKNS cho học sinh. Một số ít giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn quá trẻ, chưa tạo được uy tín đối với lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh và học sinh.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định nguồn nhân lực trong trường TH Đồng Tâm có đủ điều kiện để chăm lo và giáo dục học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số thầy cô giáo dạy tốt song chưa thực sự quan tâm đến công tác GDKNScho học sinh. Họ chỉ tập trung vào bài giảng mà chưa chú ý tích hợp việc GDKNS thông qua các bài học trên lớp, chưa nhiệt tình với các phong trào và hoạt động ngoại khoá với học sinh của nhà trường. Một số GV chuyên biệt coi việc GDKNS cho học sinh là trách nhiệm của Ban giám hiệu, tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm. Họ đứng ngoài cuộc, kêu ca về sự xuống cấp đạo đức của xã hội, của học trò mà quên đi vai trò, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó một số người có quan điểm phân biệt môn chính, môn phụ, không quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Cho dù đây chỉ là những biểu hiện hãn hữu, ít khi xảy ra song cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GDKNS cho học sinh.

2.4.3. Yếu tố kinh tế – xã hội của địa phương Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Trong những năm gần đây, tốc độ thương mại hóa ở quận Hai Bà Trưng nói chung và Phường Đồng Tâm nói riêng, phát triển khá mạnh mẽ. Các khu chung cư cao tầng, trung tâm thương mại mới mọc lên thay thế những chợ cóc, chợ xanh. Diện mạo kinh tế xã hội quận Hai Bà Trưng có nhiều khởi sắc song đây cũng chính là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến GDKNS cho học sinh. Một bộ phận người dân được tiền đền bù khi của các dự án, có tiền người dân xây dựng, sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc, song nghề nghiệp không có, tệ rượu chè, cờ bạc là kết quả của sự lêu lổng. Một số người dân ngoại tỉnh, khó khăn, ngoài thời gian mùa vụ, đến sinh sống trên địa bàn để tìm kiếm cơ hội mưu sinh, hoặc đến để chữa bệnh,… nên gia đình, con cái không được quan tâm. Một bộ phận khác là dân lao động, tối ngày bận rộn, vất vả nên cũng không có thời gian để quan tâm đến con cái… Sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội tác động đến cách nghĩ, thái độ và hành vi của tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

2.4.4. Sự quản lý GD của cha mẹ học sinh

Yếu tố gia đình là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc GDKNS cho học sinh. Cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh tế gia đình phát triển nên các em được chiều chuộng hơn dẫn đến việc ỷ lại vào bố mẹ. Có những phụ huynh quá chăm chút cho con em mình khiến các em thụ động, ích kỉ, lười lao động. Từ những việc nhỏ nhất như chuẩn bị quần áo, sách vở khi ở nhà , rồi đến trường, bố(mẹ) mang cặp xách vào tận cửa lớp cho con. Một số khác thì lại bỏ mặc con cái, để các em tự do, khi các em được tiếp xúc với cuộc sống năng động, đôi khi xô bồ mà chưa có đủ khả năng để sàng lọc cái được, cái mất nên các em dễ mắc phải sai lầm. Thậm chí có gia đình cũng coi nhẹ chuyện học hành, chuyện rèn luyện kỹ năng cho con em, hoặc không quan tâm đến cuộc sống riêng với rất nhiều thắc mắc của lứa tuổi mới lớn. Sự thái quá hay sự thờ ơ của gia đình, nề nếp của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, phong cách sống và đạo đức của các em.

Nói chung, các đoàn thể, cá nhân trong nhà trường đều có tham gia vào bộ máy quản lý giáo dục nói chung, GDKNS nói riêng. Sự chỉ đạo, quản lý của CBQLGD mang tính quyết định, việc tác động trực tiếp, thường xuyên của GVCN mang tính chủ đạo, do vậy cần phải nâng cao trình độ quản lý, bồi dưỡng năng lực, khuyến khích, động viên CBQL, GV và các tổ chức, cá nhân khác nhằm xây dựng bộ máy quản lý vững vàng, tâm huyết đem lại hiệu quả cao trong công tác GDKNS cho học sinh.

2.5. Đánh giá thực trạng Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

2.5.1. Những mặt mạnh

Qua quá trình điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm đều thể hiện tốt các hành vi về đạo đức, không xảy ra các hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường, đạt mức độ rèn luyện về phẩm chất và năng lực theo hướng dẫn của Thông tư 30/2014 quy định về đánh giá học sinh tiểu học. Các em tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS được nhà trường lồng ghép vào các tiết học và tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Đa số CBQL và GV các trường đều đã nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, đều nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ CBQL, của GV và các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động dạy GDKNS cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, nhà trường đã xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn, áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống hàng ngày, quản lí chỉ đạo việc thực hiện của giáo viên giúp cho hoạt sinh càng ngày càng có nhiều kỹ năng sống tốt hơn.

Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp GDKNS cho đội ngũ GV do đó bước đầu việc thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh đã có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, các công tác liên quan đến vấn đề tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học cũng đã được quan tâm, như: bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ. Động viên về tinh thần, khen thưởng, bồi dưỡng về vật chất trong khả năng hiện có của các nhà trường, vận động các lực lượng khác ngoài nhà trường – hội phụ huynh, khuyến khích các cá nhân đạt thành tích cao trong dạy và học…

2.5.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn nhận thấy còn có những hạn chế nhất định: Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc GDKNS cho học sinh, coi nhẹ việc hình thành thái độ, thói quen, kỹ năng của học sinh. Các hình thức GDKNS cho học sinh nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn mang nặng tính lí thuyết, chưa quan tâm đến việc hành và vận dụng vào thực tế. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục, đặc biệt là nhà trường với gia đình học sinh, các tổ chức và lực lượng ngoài xã hội trong công tác GDKNS cho học sinh còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, thường chỉ mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực. Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỉ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng xã hội cùng tham gia. Chính vì vậy mà hoạt động này mới chỉ thể hiện ở hình thức, bề nổi của vấn đề, chưa giải quyết được cốt lõi, đích đến cuối cùng của việc GDKNS cho học sinh trong nhà trường.

2.5.3. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các thực trạng nêu trên, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân được thể hiện rõ nét nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh.

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

Một số cán bộ quản lý, cùng một bộ phận cán bộ, giáo viên trong trong nhà trường còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh.

Năng lực của người tổ chức các hoạt động GDKNS còn hạn chế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh đặc biệt là việc lồng ghép GDKNS trong các môn học, phương tiện GDKNS cho học sinh chưa được đáp ứng đầy đủ và chưa mang tính khả thi.

Nhà trường giữ vai trò giáo dục trung tâm, then chốt trong phối hợp ba môi trường giáo dục, nhưng lại chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nên việc GDKNS cho học sinh của nhà trường và gia đình còn tách rời, đơn phương, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất, không hỗ trợ được cho nhà trường trong quá trình GDKNS cho học sinh, thậm trí còn làm suy giảm những nội dung giáo dục từ phía nhà trường.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

Xã hội ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với nó là các mối quan hệ cũng ngày càng phức tạp hơn. Kéo theo đó là mặt trái của cơ chế thị trường nên một số học sinh tiểu học thường chịu ảnh hưởng từ lối sống của gia đình nên cũng lêu lổng, ham chơi và lười học. Có những gia đình còn nuông chiều, tạo điều kiện cho con cái đua đòi, biết hưởng thụ, biêt tiêu tiền. Bản thân các con, ý thức tự phục vụ rất kém vì bố, mẹ còn làm thay, làm hộ quá nhiều. Nhiều cha mẹ học sinh chỉ biết khoán trắng việc giáo dục trẻ cho nhà trường, việc chăm sóc ngoài giờ của trẻ thì giao cho người giúp việc mà quên đi vai trò của người cha, người mẹ là giáo dục cho con cái KNS cơ bản nhất. Những kỹ năng ấy là nếp sống gia đình, là các mối quan hệ giữa các thành viên, là phong tục tập quán có giá trị thuần phong mĩ tục.

Nhà trường giữ vai trò chính, vị trí trung tâm trong quá trình GDKNS cho học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường còn quá tập trung, chú trọng giáo dục văn hoá, chính vì vậy nội dung GDKNS có lúc còn bị xem nhẹ. Sự chủ động phối hợp với gia đình, xã hội chưa thường xuyên nên việc GDKNS còn kém hiệu quả.

Việc đào tạo đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là phương pháp tổ chức các hoạt động GDKNS cho trẻ chưa đạt hiệu quả. Công tác này nhìn chung mới chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, chưa thể giải quyết được thực trạng của giáo dục hiện nay.

Có một nguyên nhân khác, chúng tôi nhận thấy ít được đề cập đến trong công tác GDKNS cho học sinh đó là điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác GDKNS ít được quan tâm, do vậy nhà trường thiếu các điều kiện tổ chức để tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tích cực tham gia vào quá trình GDKNS cho học sinh hay thiếu điều kiện kinh phí tổ chức hoạt động ngoài trời; hội thi bằng hình thức sân khấu hoá, các trang bị phục vụ công tác tuyên truyền.

Hiện nay, trên thực tế công tác GDKNS cho học sinh chưa được coi là mục tiêu quan trọng, chưa đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa do thiếu văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo thống nhất cụ thể của các ngành có liên quan.

Tiểu kết chương 2

Hoạt động GDKNS và quản lý GDKNS trong trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng đã đạt được một số thành tích cơ bản, đã thực sự góp phần đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên công tác quản lý của nhà trường nói chung, quản lý giáo dục đạo đức học sinh nói riêng còn bộc lộ nhiều bất cập: Nhận thức của CBQL, giáo viên và các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường trong việc GDKNS và QLGDKNS còn mờ nhạt; công tác chỉ đạo hoạt động GDKNS còn đơn điệu, chưa thật sáng tạo, thu hút được sự quan tâm của học sinh; giáo viên còn lúng túng trong phương pháp GDKNS và lồng ghép các hoạt động GDKNS trong môn học; việc phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, không thường xuyên chưa phát huy được hết tiềm năng của những tổ chức này trong việc GDKNS cho học sinh; chưa phát huy được tính gương mẫu của giáo viên về đạo đức, lối sống và nhân cách nhà giáo để học sinh noi gương; việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật còn cả nể, chưa kịp thời …

Để khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao chất lượng GDKNS cho học sinh nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung đòi hỏi sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và những người tham gia làm các hoạt động GDKNS. Đồng thời cũng cần có sự đổi mới căn bản về quản lý hoạt động GDKNS trong nhà trường. Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục ở tiểu học Đồng Tâm

One thought on “Luận văn: Thực trạng KNS của học sinh Tiểu học Đồng Tâm

  1. Pingback: Luận văn: Khái quát giáo dục học sinh ở tiểu học Đồng Tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464