Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tỉnh Bình Phước

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km về phía Bắc; Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; Phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh; Phía Nam giáp với tỉnh Bình Dương; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông. Tỉnh Bình Phước có đường biên giới chung với Vương quốc Cam-pu-chia dài 240 km, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của Miền Đông Nam bộ với Tây Nguyên và đất nước Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 6.876,6 km² (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước, lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía bắc của tỉnh Sông Bé là: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long. Hiện tại tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Đồng Xoài, 02 thị xã (Phước Long và Bình Long) và 08 huyện (Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Phú Riềng, Bù Gia Mập và Bù Đăng). Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt 994.679 người.

Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và vị trí địa lý như trên, Bình Phước luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế chủ yếu của tỉnh là nông nghiệp lại là nơi tập trung nhiều DT thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất còn thấp, nên mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhưng Bình Phước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

2.1.1.2. Tình hình phát triển giáo dục tỉnh Bình Phước Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Tỉnh Bình Phước được thành ngày 01/01/1997, trong đó ngành GD-ĐT được tách ra từ Sở GD-ĐT Sông Bé cũ, với đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều như phòng học, trang thiết bị …. Nhưng đến nay, ngành GD-ĐT Bình Phước đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh nhà; triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện GD, đào tạo, kết hợp với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đưa GD các cấp phát huy tính chủ động, sáng tạo, để sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Tính đến cuối năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 479 trường học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông; 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và 09 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện; 05 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 155 trường Mầm non (Nhà trẻ, Mẫu giáo), bao gồm: 135 trường công lập, 20 trường tư thục. Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 165 trường Tiểu học; 08 trường TH &THCS; 101 trường THCS, 04 trường PTDTNT THCS, 27 trường THPT, 07 trường THCS và THPT (trong đó có 01 trường PTDTNT THPT, 01 trường PTDTNT THCS & THPT). Ngành giáo dục thường xuyên: toàn tỉnh có 01 Trung tâm GDTX tỉnh và 09 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện, 27 trung tâm và cơ sở tin học ngoại ngữ, 06 trung tâm HĐGD ngoài giờ lên lớp; 04 văn phòng tư vấn du học; 111 trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa thể thao và học tập cộng đồng. Đối với Giáo dục chuyên nghiêp.

Tính đến cuối năm học 2018-2019 tỉnh Bình Phước có 05 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, gồm: Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, trường Cao đẳng Y tế Bình Phước, trường Cao đẳng nghề Bình Phước và trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Bình Phước. Toàn tỉnh tích cực củng cố, duy trì và nâng cao kết quả công tác phổ cập GD các cấp học. Đến cuối năm học có 11/11 huyện/thị xã và 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập GD mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 110/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học mức độ 3; duy trì 111/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập GD trung học cơ sở; 14/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT (Sở GD & ĐT tỉnh Bình Phước, 2019).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước

2.1.2.1. Tình hình chung

Bình Phước là tỉnh miền núi, khi tỉnh Bình Phước được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước có 40 DT thiểu số (102.107 người) chiếm trên 17,9% dân số toàn tỉnh. Trong đó các DT có trên 1.000 người gồm DT: S’tiêng, Tày, Nùng, Khmer, Hoa, Mnông, Dao, Mường và DT Thái. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Bà con DTTS sống đan xen trên địa bàn 107 xã/111 phường, xã, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Dân tộc S’tiêng tập trung nhiều ở các huyện Bù Đăng, Lộc Ninh, Chơn Thành, Bù Đốp và thị xã (TX) Phước Long, Bình Long. Dân tộc Khmer tập trung nhiều ở thành phố Đồng Xoài và các huyện Lộc Ninh, Đồng Phú, Chơn Thành. Dân tộc Nùng tập trung nhiều ở huyện Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Đốp, TX Phước Long, thành phố Đồng Xoài. Dân tộc Dao tập trung ở huyện Bù Đăng. Dân tộc Mnông tập trung ở huyện Bù Đăng, TX Phước Long. Dân tộc Tày tập trung ở các huyện Bù Đăng, Đồng Phú, TX Phước Long, Bù Đốp và thành phố Đồng Xoài…

2.1.2.2. Kinh tế, xã hội và văn hóa

  • Đời sống kinh tế, xã hội

Đồng bào DTTS chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh – quốc phòng. Hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 49,71% số hộ nghèo của tỉnh, phần đông thuộc DT: S’tiêng, M Nông, Khmer. Trong những năm gần đây mức sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh khá ổn định, GDP bình quân đầu người đạt 57,22 triệu đồng, tăng 7,98% so năm 2017. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt chỉ tiêu đề ra, như thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long. Năm 2018 đã có 35/92 xã, chiếm 38,46% đạt các chỉ tiêu xây dựng xã nông thôn mới.

  • Văn hóa dân tộc thiểu số

VH truyền thống của đồng bào các DTTS ở Bình Phước rất đa dạng và phong phú, chủ yếu tồn tại ở dạng VH dân gian qua các loại hình như truyền miệng, âm nhạc, lễ hội, tín ngưỡng, ẩm thực, các điệu nhảy múa, phong tục tập quán, các trò vui chơi giải trí, các bản nhạc, lời ca… các bộ trang phục độc đáo, nhiều màu sắc của các thiếu nữ DT trong các buổi lễ hội luôn gây ấn tượng đặc biệt đối với mọi người. Ngoài ngôn ngữ chung là tiếng Việt, mỗi DT có ngôn ngữ giao tiếp riêng, có phong tục tập quán riêng trong cộng đồng của mình. Do đó việc làm thế nào để vừa có một tiếng nói chung vừa bảo tồn và phát huy những nét đẹp VH của DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đó là nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực.

Để bảo vệ và phát huy di sản VH DTTS, Ban DT tỉnh phối hợp với Sở VH -Thể thao và Du lịch tỉnh đã có một số hoạt động cụ thể: Tổ chức chương trình trình biểu diễn nghệ thuật dân gian tại Bảo tàng DT học Việt Nam; Trưng bày chuyên đề “VH tộc người S’tiêng” tại Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh; Trưng bày chuyên đề “Thi hành Hiệp định Paris – 45 năm nhìn lại qua tư liệu lịch sử”; Công bố bảo vật quốc gia Đàn đá Lộc Hòa; Công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích Thành đất hình tròn Long Hà 1 và di tích Thành đất hình tròn Long Hưng; Công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Căn cứ Sở Nhỏ – Ban An ninh Bình Phước (Ban DT tỉnh Bình Phước, 2019). Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Truyền thống VH các DTTS ở Bình Phước vừa là đặc trưng nếp sống VH của từng DT, vừa là tài sản VH quý báu của nền văn hoá Việt Nam. Đến nay, trên mỗi ấp, sóc của đồng bào DTTS ở Bình Phước đều có một nhà VH cộng đồng, đó là địa điểm để đồng bào đến sinh hoạt, tổ chức lễ hội. Năm 2017, tỉnh đã công nhận 209.793 gia đình VH; có 694 thôn ấp VH; số xã có nhà VH đạt chuẩn 21/92 xã, số thôn ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng 851/866. Vùng DTTS của tỉnh có 214 Nhà VH cộng đồng được xây dựng theo đặc trưng VH, phong tục tập quán của đồng bào DTTS đã đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả thiết thực.

2.1.3. Tình hình giáo dục – đào tạo dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước

Bình Phước là tỉnh miền núi với hơn 40 thành phần DT cùng sinh sống và phát triển, do đó HĐ GD & ĐT người DT thiểu số được quan tâm đặc biệt. Toàn ngành hiện có 01 trường PTDTNT THPT 01 trường PTDTNT THCS & THPT, trường PTDTNT THCS. Các đơn vị tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy, học và tổ chức đời sống cho HS ở các trường PTDTNT. Có thể nói trường PTDTNT cấp THCS và THPT là cái nôi GD nguồn cán bộ người DTTS cho tỉnh nhà.

Sau khi tốt nghiệp THPT các em HS DTTS được xét cử tuyển đi học tại ở các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Công tác Cử tuyển HS DT thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn được tỉnh Bình Phước thực hiện tốt, góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo cán bộ người DT thiểu số cho tỉnh nhà. Từ 2006 đến nay tỉnh Bình Phước đã cử 794 em HS DTTS đi học tại ở các trường đại học cao đẳng, trong đó đã tốt nghiệp và bố trí công tác là 338 em. Các em sinh viên cử tuyển người DTTS sau khi tốt nghiệp ra trường lại trở về phục vụ cho địa phương. Từ đó góp phần không nhỏ đến việc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội cho tỉnh Bình Phước nói chung, vùng đồng bào DTTS số nói riêng.

2.1.4. Các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

2.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

(1) Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trung học phổ thông Bình Phước Trường PTDTNT THPT tỉnh Bình Phước được thành lập theo Quyết định số 175/QĐ/UBND ngày 25/01/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Mục tiêu GD của nhà trường là nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho đồng bào DTTS trên đại bàn tỉnh Bình Phước. Giai đoạn 1997- 2001 là trường cấp 2-3 đóng trên địa bàn Huyện Bình Long (nay là thị xã Phước Long), tỉnh Bình Phước. Từ tháng 9/2001 trường chỉ đào tạo hệ THPT và chuyển về đóng tại địa chỉ số 897 quốc lộ 14, Phường Tân Bình, Thị Xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Năm học 2018-2019 nhà trường có 12 lớp với 361 HS, HS DTTS 344 em chiếm 95.29%; tổng số CB,GV, NV 66 người (trong đó 4 CBQL, 32 GV, 30 nhân viên). Năm 2013-2014 Trường được công nhận trường chuẩn quốc gia. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và Trung học phổ thông Bù Gia Mập

Trường PTDTNT THCS & THPT Bù Gia Mập được thành lập từ tháng 9 năm 2015 trên cơ sở trường PTDTNT THCS Phước Long, là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Bình Phước. Trường tuyển sinh những HS THCS trên địa bàn thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập và HS DTTS cấp THPT toàn tỉnh. Đến nay toàn trường có 11 lớp với 371 HS, trong đó: 5 lớp THCS với 169 HS; 6 lớp THPT với 202 HS. Tổng cố CB, GV, NV là 74 người.

  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở Bù Đăng

Trường PTDTNT THCS Bù Đăng được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 01 tháng 4 năm 1991 của UBND huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé. Trường tọa lạc số 17 Khu Hòa Đồng, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Năm học 2017 – 2018 nhà trường hiện có 08 lớp với 272 HS và 54 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Đặc biệt, trường được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2014 – 2019. Năm học 2015 – 2016, Trường được Sở GD – ĐT Bình Phước công nhận đạt chuẩn Kiểm định chất lượng GD cấp độ 3. Đây là cấp độ cao nhất và là trường đầu tiên trong huyện đạt được.

  • (4) Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở Bình Long

Trường PTDTNT THCS Bình Long được thành lập từ năm 1992 theo Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 31/10/1992 của UBND tỉnh Sông Bé (cũ), với nhiều cấp học khác nhau và được chuyển thành chính thức là cấp học THCS từ năm 2001. Trường có nhiệm vụ GD HS DTTS trên địa bàn thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản. Năm học 2017 – 2018 nhà trường hiện có 07 lớp với 229 HS và 48 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường vinh dự 2 lần được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo. Đặc biệt, năm học 2015 – 2016 trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016 – 2021.

  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở Lộc Ninh

Trường PTDTNT THCS Lộc Ninh được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở trường Bổ túc VH huyện. Trường có nhiệm vụ GD HS DTTS trên địa bàn 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Năm học 2017-2018, trường có 5 lớp với tổng số 170 HS, trong đó 164 HS DTTS, gồm 09 thành phần DT: Stiêng, Khmer, Tày, Nùng, Mường, Thái, Sán Dìu, Hoa và DT Kinh. Tổng số 38 CBQL, GV, NV trong đó có 3 CBQL, 12 GV, 23 nhân viên. Nhà trường còn là đơn vị đi đầu trong việc mời giáo viên về dạy tiếng Khơme cho cán bộ, giáo viên, HS của nhà trường. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở Đồng Phú

Trường PTDTNT THCS Đồng Phú được thành lập năm 2011, tọa lạc ngay tại Khu phố Tân An, Thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. Nhiệm vụ nhà trường là nuôi dạy HS các DTTS của 3 huyện: Đồng Phú, Phú Riềng và thành phố Đồng Xoài. Hiện nay, trường có 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó 3 CBQL, 23 giáo viên, 31 nhân viên (cao hơn ở các trường khác); có 264 HS trong đó 157 HS DTTS với 12 thành phần DT: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Mường, Nùng, Dao, Chăm, Sán Dìu, S’tiêng, Ê đê và DT Kinh được chia thành 9 lớp (cao hơn ở các trường còn lại). Trường có 9 phòng học, 7 phòng chức năng, 24 phòng ký túc xá được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho HS học tập, ăn ở, vui chơi, nghỉ ngơi.

2.1.4.2. Quy mô phát triển, tình hình cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Về quy mô phát triển mạng lưới hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Bình Phước: Từ năm học 2010-2011 toàn tỉnh có 6 trường (5 trường PTDTNT cấp THCS và một trường PTDTNT cấp THPT). Hiện nay toàn tỉnh có trường PTDTNT như trình bày trên đây. Theo phân cấp quản lý, từ năm học 2016-2017 ở các trường PTDTNT THCS do ủy ban nhân dân huyện quản lý (Phòng GD & ĐT quản lý về công tác chuyên môn), ở các trường PTDTNT THPT, PTDTNT THCS & THPT do UBND tỉnh quản lý (Sở GD&ĐT quản lý về công tác chuyên môn). Hiện nay ở các trường PTDTNT của Tỉnh có 3 trường PTDTNT đạt trường chuẩn quốc gia về chất lượng GD: PTDTNT.THPT Bình Phước, PTDTNT.THCS Điểu Ong, huyện Bù Đăng, PTDTNT.THCS Bình Long. Đây là thành tựu đáng khích lệ đã khẳng định về chất lượng đào tạo của trường PTDTNT

  • Tình hình HS ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Bình Phước:

Trường PTDTNT là mô hình thu nhỏ về các DT của tỉnh Bình Phước. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Bình Phước, năm học 2017-2018, hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng với tổng số HS ở các trường PTDTNT toàn tỉnh là 1647 trong đó có 1578 HS DTTS thuộc hơn 18 DT trong đó trường PTDTNT cấp tỉnh có 679/712 HS DTTS/ tổng số HS, HS DTTS cấp huyện 897/935 tổng số HS.

Bảng 2.1. Tổng quan về học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước năm học 2017 – 2018

  • Đội ngũ CBQL, GV, NV: Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Năm học 2017 – 2018 tính toàn tỉnh ở các trường PTDTNT Bình Phước có 343 CBQL, GV, nhân viên trong đó nữ là 243 người, DTTS 24 người; có 20 là CBQL các cấp trong đó nữ là 5 người, DTTS là 01 ; 142 GV trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp trong đó nữ là 92 người, DTTS 12 người. Nhằm nâng cao chất lượng GD CBQL, GV, NV ở các trường PTDTNT luôn có ý thức tinh thần tự rèn luyện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyện môn. Hiện nay đội ngũ CBQL, GV ở các trường PTDTNT 100% đều có trình độ đại học (trong đó có 03 thạc sỹ), 09 GV đang theo học cao học.

Bảng 2.2. Tổng quan về đội ngũ CBQL, GV, NV ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước năm học 2017 – 2018

Trường PTDTNT là môi trường GD chuyên biệt, chế độ của CBQL, GV, NV của nhà trường được hưởng ưu đãi theo chế độ của nhà nước và của tỉnh là thêm 120% mức lương cơ bản đối với CBQL, GV, 50 % mức lương cơ bản đối với nhân viên. Với chế độ ưu đãi như trên, đời sống CBQL, GV, NV khá ổn định, yên tâm công tác và cống hiến cho nhà trường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn gần gũi động viên các em HS. Để làm tốt vai trò vừa là thầy vừa là cha mẹ của các em HS, ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi thầy cô còn phải hiểu biết phong tục tập quán, VH của các DTTS để có thể hiểu được, gần gũi quan tâm các em, thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các em khi các em sinh sống và học tập trong môi trường nội trú.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS và thực trạng quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước. Từ đó rút ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này tại ở các trường PTDTNT địa bàn tỉnh Bình Phước.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước;

  • Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước;
  • Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước.

Về cơ bản, nội dung khảo sát được dựa trên khung lý thuyết đã được xác định tại Chương 1 của luận văn.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

2.2.4. Phương thức xử lý số liệu

Số liệu thu thập được thông qua các hình thức: khảo sát bằng phiếu, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, qua báo cáo các năm học.

Sau khi có số liệu thô, số liệu được phân tích, xử lý lại để xác nhận tính chính xác, khách quan. Từ đó, số liệu được tổng hợp lại theo các yêu cầu khảo sát và sử dụng các công cụ toán học, công cụ phần mềm tin học để xử lý theo yêu cầu.

Xử lý số liệu bằng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc.

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi phiếu đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn Rất quan trọng, Quan trọng, Ít quan trọng và Không quan trọng. N là tổng số người được hỏi.

  • Điểm trung bình lớn nhất là 4;
  • Điểm trung bình nhỏ nhất là 1;

Định khoảng là 0,75 theo đó quy ước đánh giá các mức độ của từng yếu tố dựa vào giá trị trung bình như sau:

  • Từ 3,26 đến 4: Tốt/Rất quan trọng;
  • Từ 2,51 đến cận 3,25 : Khá/Quan trọng;
  • Từ 1,76 đến cận 2,50 : Trung bình/Ít quan trọng;
  • Từ 1 đến cận 1,75 : Chưa đáp ứng/Không quan trọng.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về mục đích giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Nhận thức là vấn đề đặc biệt quan trọng, khi nhận có nhận thức đúng đắn thì mới có những hành động đúng đắn. Với ý nghĩa góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục này, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của mục đích hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh với N= 150 gồm cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, kết quả như sau.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS về mục đích HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.3 ta thấy, đa số những người được hỏi đều cho rằng 5 mục đích GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT là rất quan trọng thể hiện qua ĐTB =3,45>3,26 theo quy ước.

Trong 5 mục đích thì nội dung “Góp phần GD cho HS nhân cách con người mới có tình cảm cao đẹp, có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng DT và miền núi” được đánh giá là quan trọng nhất (ĐTB =3,57, xếp hạng 1/5). Tiếp đến là nội dung “Góp phần hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương, bồi dưỡng ý thức DT, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá DT” (ĐTB =3,47, xếp hạng 2/5); xếp hạng 3 là nội dung “Nhằm thực hiện chỉ đạo chung của Đảng và nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc VH DT Việt Nam”, nội dung “Góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát triển văn hoá các DT thiểu số trên địa bàn tỉnh” (ĐTB =3,39, xếp hạng 4). Cuối cùng là nội dung “Làm phong phú nội dung GD đặc thù trong trường PTDTNT” (ĐTB =3,31 xếp hạng 5).

Qua khảo sát ta nhận thấy đa số các CBQL, GV, NV, CMHS đều nhận thức khá sâu sắc về mục đích của HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS trong môi trường GD chuyên biệt là trường PTDTNT. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về sự cần thiết của giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Với mục đích tìm hiểu thực trạng GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL, GV, cha mẹ HS và HS về sự cần thiết GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT, kết quả như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS và HS về sự cần thiết GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS và HS về sự cần thiết GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 và Biểu đồ 2.1 thống kê mức độ nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về sự cần thiết của HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước cho thấy, đa số những người được hỏi đều cho rằng HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT là rất cần thiết và cần thiết đạt tỉ lệ 87% (trong đó 51% cho rằng rất cần thiết). Còn lại 9% cho rằng ít cần thiết. Tuy vậy, vẫn còn một số ít CMHS và HS cho rằng không cần thiết chiếm tỉ lệ không đáng kể là 4%. Điều này chứng tỏ đa số các CBQL, GV, CMHS, HS đều nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết của HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS trong môi trường GD chuyên biệt là trường PTDTNT. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Tương tự dựa vào khung lý thuyết mục 1.3.2 tại chương 1, tác giả cũng khảo sát 350 CBQL, GV, NV, HS và CM HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, kết quả như sau:

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước tác giả tiến hành khảo sát 150 người bao gồm: CBQL, GV, NV và CMHS tại ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước và đã thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Qua bảng số liệu khảo sát 150 CBQL, GV, NV, CMHS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước về thực trạng thực hiện bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS trường PTDTNT, ta nhận thấy kết quả thực hiện bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS được đánh giá mức độ Khá (ĐTB = 3,09< 3,26 theo quy ước).

Có 2 nội dung được CBQL, GV, NV, CMHS đánh giá mức thực hiện tốt trong đó xếp vị trí đầu tiên là nội dung “HS đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS” (ĐTB= 3,5, xếp hạng 1/5). Có 3 nội dung bồi dưỡng ý thức cho HS được đánh giá ở mức khá trong đó mức độ thực hiện thấp nhất là nội dung “HS đã biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị VH mới, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội” (ĐTB= 2,70 xếp thứ 5).

Như vậy, mặc dù các em đã nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bảo tồn phát huy giá trị VH DTTS. Tuy nhiên, nhận thức đó mới chỉ dừng lại ở kiến thức tiềm ẩn, chưa được thể hiện bằng hành động cụ thể. Điều đó thể hiện ở chỗ việc HS tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS do nhà trường tổ chức chỉ mang tính bị động, các em chưa tự giác tham gia với tinh thần đam mê, hăng say, hiệu quả. Những hạn chế nêu trên đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp trong công tác quản lý để trong thời gian tới nhà trường thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn trong việc GD HS ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện trang bị kiến thức, thái độ, hành vi bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Để tìm hiểu thực trạng trang bị cho HS về kiến thức, thái độ, hành vi bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS, tác giả tiến hành khảo sát 150 người bao gồm: CBQL, GV và CMHS tại ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước và đã thu được kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng trang bị kiến thức, thái độ, hành vi bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Qua từ bảng 2.6 cho thấy ĐTB chung của kết quả trang bị kiến thức, thái độ, hành vi đối với công việc bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước là 3,07, được đánh giá mức độ Khá (theo quy ước); Xem xét từng nội dung trang bị cho HS về kiến thức, hành vi, thái độ bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS, bảng trên chỉ ra như sau:

Về kiến thức: Các lực lượng CBQL, GV, NV và CM HS đánh giá cao nội dung là: “Cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS “(ĐTB=3,31 xếp thứ 1). Hai nội dung còn lại đánh giá mức độ trang bị xếp loại khá có ĐTB< 3,26. Điều này cho thấy việc thực hiện 02 nội dung này cần phải được quan tâm thực hiện tốt hơn.

Về thái độ: Có 2 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt có ĐTB >3,26 trong đó nội dung được đánh giá được trang bị tốt nhất là: “Giúp HS biết trân trọng giá trị VH DT mình và tôn trọng nét đẹp VH DT khác” (ĐTB =3,41% xếp hạng 1) còn nội dung “Khơi dậy ở HS những rung động, những cảm xúc, niềm tự hào đối với giá trị VH DTTS” xếp loại khá (ĐTB=2,93 xếp thứ 3), vì vậy cần đề ra những biện pháp để thực hiện tốt hơn nội dung này.

Về hành vi: Kết quả thực hiện hành vi bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS được đánh giá ở mức độ khá (ĐTB của 3 nội dung<3,26) trong đó việc “Tham gia các HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS tích cực, tự giác” xếp thứ nhất (ĐTB =2,93, xếp hạng 1). Do đó cần phải đặc biệt quan tâm thực hiện nhiều hơn nữa việc GD hành vi, kỹ năng để thực hiện có hiệu quả hơn nữa mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS.

Như vậy, việc trang bị kiến thức, thái độ, hành vi bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước nhìn chung xếp loại khá. Việc trang bị kiến thức, thái độ cho HS thực hiện tốt hơn hành vi. Điều đó khẳng định một lần nữa HS có kiến thức tốt, có tình cảm và thái độ đúng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS. Tuy nhiên, các em chưa thể hiện kiến thức tình cảm đó bằng hành vi, kỹ năng cụ thể. Nhà trường cần nắm được đặc điểm này để có phương pháp, hình thức GD hiệu quả hơn. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, sắc phục, các trò chơi dân gian, sử dụng nhạc cụ và tiếng nói, chữ viết cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng GD bảo tồn và phát huy giá trị VH truyền thống, sắc phục, các trò chơi dân gian, sử dụng nhạc cụ và tiếng nói, chữ viết của DTTS cho HS

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy ĐTB chung của kết quả thực hiện nội dung GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước là 2,96, được đánh giá mức độ Khá (theo quy ước); Xem xét từng nội dung GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS, bảng trên chỉ ra như sau:

Có 2 nội dung nhà trường thực hiện hiệu quả được CBQL, GV, NV, CMHS và HS tại ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước đánh giá cao là “GD bảo tồn và phát huy sắc phục của DTTS”( ĐTB =3.33, xếp thứ nhất) và nội dung “GD bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian của các DTTS” (ĐTB =3,31, xếp thứ hai). Đây là 2 nội dung được thực hiện mức độ rất tốt với số phiếu khá cao 198/350 và 191/350 phiếu (đạt tỷ lệ trên 50%) và mức độ chưa đạt chỉ chiếm 13 đến 14/350 phiếu chiếm 4%. Như vậy, với tỷ lệ mức độ đánh giá số phiếu như trên cho ta thấy 2 nội dung này không chỉ được thực hiện tốt mà còn mang tính phổ biến ở các trường PTDTNT.

Hai nội dung được đánh giá ở mức khá là. “GD bảo tồn và phát huy giá trị VH truyền thống của đồng bào DTTS” (ĐTB = 3,03, xếp thứ 3) “GD bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết của DT mình” (ĐTB =2,89, xếp thứ 4). Hai nội dung này mức độ “khá” chiếm số phiếu cao hơn mức độ “tốt” và “bình thường” với 171/350 và 148/350 phiếu (chiếm tỷ lệ gần 50%) điều này chứng tỏ các nội dung này có phổ biến đại trà nhưng việc thực hiện chưa quyết liệt và sâu sát.

Nội dung được đánh giá ở mức thực hiện trung bình (ĐTB= 2,26, xếp thứ là “GD HS hiểu và biết sử dụng nhạc cụ DT” với số phiếu tốt và khá rất thấp nhất 115/350 phiếu chiếm gần 33%, nhưng phiếu bình thường và chưa đạt lại rất cao 235/350 chiếm 67%. Điều đó chứng tỏ nội dung này đã có thực hiện nhưng không được thực hiện đồng bộ, rộng rãi ở các trường, không mang tính phổ biến và không được chú trọng thực hiện thường xuyên.

Để đánh giá khách quan, đầy đủ về thực trạng việc thực hiện nội dung HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT, ngoài khảo sát bằng phiếu hỏi, tác giả còn đi quan sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp ban giám hiệu ở các trường và thu được kết quả thực tế như sau: Hai nội dung được đánh giá thực hiện ở mức khá và trung bình là nội dung” GD HS bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của DT mình” và “GD HS hiểu và biết sử dụng nhạc cụ DT” vì 2 nội dung này chưa được triển khai rộng rãi ở 6 trường mà chỉ dừng lại ở 2 đến 3 trường. Tiếng DT được triển khai trên địa bàn tỉnh là tiếng S’Tiêng và tiếng Khơme. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các nội dung này còn hạn chế thì được thầy CB1 và thầy CB2 là CBQL tại Trường PTDTNT cho biết nguyên nhân như sau: “Việc dạy tiếng DT và nhạc cụ DT cho các em HS, nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch. Tuy nhiên, hiện tại việc tìm giáo viên dạy cho các em rất khó khăn, kinh phí lại do nhà trường hợp đồng chi trả không có giáo viên biên chế. Việc trang bị dàn nhạc cụ DT cần có nguồn kinh phí lớn cần có sự giúp sức từ công tác xã hội hóa và nguồn quỹ từ các mạnh thường quân ủng hộ cho nhà trường”.

2.3.3. Thực trạng thực hiện các phương pháp và hình thức giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Tương tự như trên, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, kết quả như sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS

Số liệu của bảng 2.9 cho thấy ĐTB chung thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước là 2,88, kết quả thực hiện đạt mức độ Khá (theo quy ước). Có 3 phương pháp, hình thức được đánh giá thực hiện rất thường xuyên (tỉ lệ dao động từ 49,1 – 57,7%) có ĐTB > 3,26, xếp loại tốt theo quy ước, trong đó “Tổ chức hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc VH các DT, hội diễn văn nghệ, trình diễn trang phục DT, trưng bày bản sắc VH của các DT (ĐTB = 3,33, xếp hạng 1/6). Điều này chứng tỏ ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước đã làm tốt vai trò của mình là một môi trường GD đặc thù, bên cạnh dạy kiến thức phổ thông còn quan tâm tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức sáng tạo, phong phú, hấp dẫn lôi cuốn HS tham gia nhằm GD cho các em ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS.

Có 01 phương pháp, hình thức được đánh giá mức khá (ĐTB= 2,89, xếp hạng 4) là:“Thực hiện lồng ghép HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DT thiểu số trong các môn học, giờ học chính khóa”. Hai phương pháp, hình thức còn lại được đánh giá mức độ thực hiện xếp loại trung bình (theo quy ước) trong đó thấp nhất là: “Mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy VH các DT, dạy thực hành các nghề thủ công truyền thống cho HS”. Qua quan sát thực tế tại ở các trường thì việc tổ chức cho HS thực hành các nghề thủ công truyền thống của DTTS mới thực hiện được 2/6 trường PTDTNT (trường PTDTNT THCS huyện Lộc Ninh và PTDTNT THCS Điểu Ong, huyện Bù Đăng) và hình thức mời nghệ nhân, người có uy tín, chuyên gia về trường để tổ chức nghe, nói chuyện truyền dạy VH các DT cho HS mới chỉ thực hiện được ở 1/6 trường PTDTNT (trường PTDTNT THPT Bình Phước) Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao phương pháp, hình thức này lại không được triển khai rộng rãi thì được thầy CB3 là CBQL tại Sở GD&ĐT cho biết nguyên nhân như sau:“ Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho các em HS ở các trường PTDTNT do lãnh đạo nhà trường lựa chọn và tổ chức sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, hiện nay chưa có giải pháp thống nhất trên toàn tỉnh để thực hiện đồng loạt cho tất cả ở các trường. Hình thức tổ chức cho HS thực hành các nghề thủ công truyền thống của DTTS và mời nghệ nhân, người có uy tín, chuyên gia về trường để tổ chức nghe, nói chuyện truyền dạy VH các DT cho HS là 02 hình thức hay tuy nhiên hiện nay 2 phương pháp này mới chỉ thực hiện được ở 01 đến 02 trường do việc mời nghệ nhân, người có uy tín, chuyên gia về trường giảng dạy thường xuyên là rất khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp. Tỉnh không cấp nguồn kinh phí riêng cho nội dung này mà do lãnh đạo nhà trường tự sắp xếp trong tổng nguồn kinh phí thường xuyên cấp theo dự toán từ đầu năm”.

Như vậy để thực hiện tốt các hình thức, phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho các em HS ở các trường PTDTNT, trong thời gian tới cần có giải pháp để thực hiện đồng bộ, hiệu quả tại ở các trường trong hệ thống trường PTDTNT tỉnh Bình Phước.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Để tìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho các em HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước tác giả tiến hành khảo sát 85 phiếu bao gồm 20 CBQL cấp trường, 65 GV, NV kết quả như sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá nội dung GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS

Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy ĐTB chung của kết quả thực hiện kiểm tra HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước là 3,02 được đánh giá mức độ Khá (theo quy ước); Xem xét từng nội dung GD bảng trên chỉ ra như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Các tiêu chí thực hiện hầu hết các nội dung được đánh giá mức độ thực hiện có ĐTB đạt mức khá (5/6), chỉ có 1/6 nội dung được đánh giá thực hiện mức độ tốt được cho là thường xuyên nhất là “Dự giờ kiểm tra việc tích hợp nội dung bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS trong các môn học” (ĐTB =3,26, xếp hạng nhất). Các nội dung còn lại được đánh giá mức độ thực hiện khá và cuối cùng là hoạt động “tự kiểm tra đánh giá của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS” (ĐTB = 2,55, xếp hạng 6).

Như vậy qua số liệu trên có thể nói trong việc kiểm tra đánh giá HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS thực hiện chưa tốt, trong thời gian tới cần có giải pháp hữu hiệu để công tác này đạt hiệu quả. Đặc biệt cần nâng cao ý thức tự giác trong việc tự kiểm tra, đánh giá của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

2.4.1. Sự cần thiết quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Chương 1 tác giả đã làm rõ GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS ảnh hưởng đến chất lượng GD toàn diện HS, đồng thời góp phần giữ gìn và phát triển giá trị VH DTTS của tỉnh Bình Phước; theo đó, quản lý tốt các HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước là yêu cầu cần thiết đối với các nhà lãnh đạo quản lý trường PTDTNT, với ý nghĩa góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý HĐGD này, tác giả tiến hành khảo sát sự cần thiết quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS, kết quả như sau.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát sự cần thiết quản lý hoạt động GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS

Kết quả từ Bảng 2.10 mức độ cần thiết quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, ta nhận thấy đối tượng khảo sát gồm 150 CBQL, GV, NV CMHS và 200 HS đều cho rằng quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT ở mức rất cần thiết thể hiện như sau: đối với CBQL, GV, NV CMHS có ĐTB chung =3,68; HS có ĐTB chung =3,45 >3,26 và tất cả nội dung đánh giá đều được đánh giá mức độ tốt/rất quan trọng (ĐTB chung >3,26, theo quy ước). Tuy nhiên có sự khác nhau trong việc xếp thứ hạng ưu tiên của các tiêu chí về mức độ cần thiết của mỗi đối tượng: Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Đối với 150 CBQL, GV, NV CMHS: tất cả các nội dung đều được đánh giá mức độ rất quan trọng và quan trọng (thể hiện ở ĐTB từ 3,49 đến 3,81) trong đó cho rằng mức độ cần thiết nhất là “Nâng cao chất lượng GD toàn diện của HS DTTS” (ĐTB=3,81, xếp hạng 1); cuối cùng là nội dung “Góp phần hiện thực hóa và lan tỏa chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” (ĐTB=3,49, xếp thứ 5). Theo đánh giá của HS về mức độ cần thiết theo các nội dung lại có điểm khác so với CBQL, GV, NV CMHS. Các em đánh giá cao nội dung “Bồi dưỡng niềm tự hào cho thế hệ trẻ người DTTS về các giá trị văn hoá DT mình” (ĐTB =3,70, xếp hạng 1); cuối cùng nội dung “Nâng cao chất lượng GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS” (ĐTB =3,27 xếp thứ 5).

Về tổng thể, đối tượng khảo sát là CBQL, GV, NV nhận thức mức độ cần thiết quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, cao hơn so với HS thể hiện ĐTB chung 3,68>3,45. Tuy nhiên, dù có sự khác nhau đó nhưng tất cả các đối tượng khảo sát đều có một điểm chung là đánh giá cao mức độ cần thiết hướng về HS DTTS và thế hệ trẻ DTTS.

2.4.2. Thực trạng thực hiên các chức năng quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Tại mục 1.4.2. nội dung quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả dựa vào các chức năng quản lý đã xây dựng khung lý thuyết theo 4 chức năng của quản lý GD gồm: Xây dựng kế hoạch; tổ chức triển khai kế hoạch; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở đó tại chương 2 tác giả tiếp tục khảo sát thực hiện các nội dung quản lý trên như sau:

2.4.2.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Việc xây dựng kế hoạch có vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh. Do đó kế hoạch này cần phải cụ thể, chi tiết tới từng công việc, tới từng người, phải phù hợp với các điều kiện thời gian và các nguồn lực nhằm thực thi kế hoạch đó. Để hiểu rõ thực trạng lập kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành khảo sát 20 CBQL cấp trường và 65 GV, NV về các các nội dung trong Bảng 2.11 và Bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các bước lập kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS

Qua Bảng 2.11 và Bảng 2.12, 85 CBQL, GV và NV cho rằng việc thực hiện các bước lập kế hoạch (KH) và kết quả lập kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS được thực hiện ở mức khá (ĐTB chung là 3,17 và 2,99 <3,26 theo quy ước). Trong đó việc thực hiện các bước lập kế hoạch tốt hơn kết quả xây dựng nội dung kế hoạch thể hiện ở chỗ ĐTB chung =3,17 (việc thực hiện các bước lập kế hoạch) > ĐTB chung= 2,99 (kết quả xây dựng kế hoạch).

Trong Bảng 2.11 các bước lập kế hoạch, có 3/6 nội dung được đánh giá thực hiện ở mức tốt có ĐTB > 3,26 theo quy ước trong đó nội dung “Xác định: mục tiêu cần đạt, nội dung và chương trình phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường” (ĐTB = 3,41, xếp hạng 1/6) được thực hiện tốt nhất. Có 3/6 nội dung xếp loại khá trong đó nội dung “Xác định các chỉ số theo dõi, hoàn thành KH, phê duyệt KH, điều chỉnh, bổ sung KH (nếu có)” đạt mức thấp nhất (ĐTB = 2,51<2,48<3,26 – ĐTB quy ước).

Trong bảng 2.12 kết quả lập kế hoạch được đánh giá mức thực hiện khá (ĐTB= 3,26>2,99> 2,51 theo quy ước). Có 2/6 nội dung được đánh giá kết quả thực hiện xếp loại tốt trong đó “Kế hoạch dài hạn các HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS” (ĐTB = 3,34, xếp hạng 1/6); có 4/6 nội dung được đánh giá mức khá trong đó thấp nhất là nội dung “Xây dựng KH kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS” (ĐTB = 2,48).

Từ kết quả trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở trường PTDTNT tỉnh Bình Phước còn nhiều tồn tại, hạn chế, cần có giải pháp khắc phục để thực hiện tốt hơn.

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Tổ chức triển khai kế hoạch là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực và thời lực) theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu quản lý. Để hiểu rõ thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành khảo sát 25 CBQL và 65 GV, NV kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Từ kết quả Bảng 2.13 cho thấy, có 48,2% CBQL, GV phản ánh thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DT thiểu số cho HS ở các trường phổ thông DT nội trú tỉnh Bình Phước ở mức Tốt (ĐTB chung là 3,32>3,26 – ĐTB quy ước). Có 3 nội dung được đánh giá mức tốt, trong đó nội dung thực hiện tốt nhất là “Thiết lập cơ chế điều phối, tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường, tạo điều kiện đạt được mục tiêu đề ra. (ĐTB = 3,48, xếp hạng 1/5).

Có 2 nội dung được đánh giá ở mức khá có ĐTB <3,26 theo quy ước), thấp nhất là nội dung “Lập danh sách công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch”. Điều này cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước đã được quan tâm thực hiện nhưng còn nhiều bất cập, hạn chế, cần có biện pháp để khắc phục.

2.4.2.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường trường PTDTNT tỉnh Bình Phước.Để đánh giá mức độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành khảo sát 25 CBQL và 65 GV, đề nghị các đối tượng này phản ánh nội dung trong Bảng 2.14.

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Qua Bảng 2.14 có 49% CBQL,GV phản mức độ thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo triển khai kế hoạch quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước ở mức tốt, 36% đánh giá mức độ khá, 11% đánh giá mức độ trung bình, 4% đánh giá mức độ yếu kém, đánh giá chung là tốt (ĐTB chung = 3,30>3,26 ĐTB quy ước). Có 3/5 nội dung thực hiện được đánh giá ở mức độ tốt trong đó nội dung “Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ” (ĐTB = 3,39, xếp hạng 1/5) được thực hiện tốt nhất. Có 2/5 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện khá trong đó là nội dung được đánh giá thấp nhất là “Phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch” (ĐTB = 3,23).

Như vậy, mặc dù công tác thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo triển khai kế hoạch quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước nhìn chung là tốt nhưng xét từng nội dung, mức độ thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo đạt mức Khá, Trung bình và Yếu/Kém vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (36% đánh giá mức độ khá, 11% đánh giá mức độ trung bình, 4% đánh giá mức độ yếu kém). Từ đó cho thấy, trong công các chỉ đạo, lãnh đạo triển khai kế hoạch quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch, do đó cần có biện pháp khắc phục để thực hiện tốt hơn.

2.4.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, chức năng này sẽ cung cấp thông tin và giúp chủ thể quản lý hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu và kế hoạch đề ra. Để hiểu rõ thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành khảo sát 25 cán bộ quản lý và 65 giáo viên, đề nghị các đối tượng này phản ánh về mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Thông qua kết quả khảo sát, ta thấy công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước được thực hiện ở mức khá (ĐTB chung là 3,24<3,26 – ĐTB quy ước). Có 3/5 nội dung thực hiện mức tốt trong đó việc“Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra” được ghi nhận ở mức tốt nhất (ĐTB = 3,52, xếp hạng 1/5). Có 2/5 nội dung được đánh giá thực hiện ở mức khá trong đó thấp nhất là“Đánh giá, điều chỉnh, uốn nắn khắc phục, sửa chữa hạn chế cũng như tạo động lực trong thực hiện kế hoạch” (ĐTB = 3,02<3,26 – ĐTB quy ước).

Một bộ phận CB, GV, NV đánh giá ở mức trung bình và chưa đạt, (12,2% đánh giá mức trung bình, 6,7% đánh giá mức chưa đạt) … Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu, cần phát huy hơn nữa chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, có như thế công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước mới đạt hiệu quả như mong đợi. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

2.4.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Để đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, GV, NV với số lượng 90 phiếu và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất (CSVC) và trang thiết bị phục vụ HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Từ kết quả khảo sát, ta thấy công tác quản lý cở sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước được thực hiện ở mức tốt (ĐTB chung là 3,26 – ĐTB quy ước). Trong các nội dung khảo sát có 3/5 nội dung được đánh giá thực hiện mức tốt trong đó nội dung “Lập danh mục trang thiết bị phục vụ HĐGD VH DTTS” được ghi nhận tốt nhất (ĐTB = 3,53, xếp hạng 1/5). Có 2/5 nội dung được đánh giá thực hiện ở mức khá trong đó thấp nhất là nội dung“Nguồn kinh phí và việc huy động các nguồn lực đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGD VH DTTS” (ĐTB = 3,02<3,26 – ĐTB quy ước, xếp hạng 5/5).

Từ việc phân tích số liệu trên, có thể đánh giá việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho HĐGD nói chung và HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS đã được các nhà trường quan tâm. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước cần chú trọng cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa các nội dung về cơ sở vật chất. Đặc biệt quan tâm hơn về công tác xã hội hóa, huy động nguồn kinh phí, đầu tư từ các mạnh thường quân nhằm làm tốt hơn công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị cho HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS.

2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường đối với hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Để đánh giá thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường đối với HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả đã tiến hành khảo sát 90 đồng chí là CBQL, GV, NV và thu được kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng đối với HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Với bảng khảo sát trên cho thấy có 9 lực lượng phối hợp tham gia HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước đều được đánh giá là rất tốt thể hiện ở chỗ: Lực lượng bên trong nhà trường có ĐTB chung = 3,51 và lực lượng bên ngoài nhà trường có ĐTB chung = 3,42, cả 2 lực lượng (đều >3,26 theo quy ước) trong đó lực lượng trong nhà trường được đánh giá là phối hợp tốt hơn lực lượng ngoài nhà trường.

Trong 6 lực lượng bên trong nhà trường thì lực lượng “Cán bộ quản lý nhà trường là lực lượng được đánh giá là tốt nhất với ĐTB chung =3,72; cuối cùng là lực lượng “Ban đại diện cha mẹ HS”, ĐTB = 3,26. Trong 3 lực lượng bên ngoài nhà trường thì “Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương, các mạnh thường quân” là lực lượng được đánh giá là phối hợp tốt nhất với ĐTB =3,56; tiếp đến là lực lượng “Gia đình”, ĐTB = 3,41, xếp hạng 2; cuối cùng là lực lượng “Cộng đồng nơi cư trú”, ĐTB = 3,29. Như vậy mỗi một lực lượng đều có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho học sinh ở các trường PTDTNT. Để các hoạt động đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp, sự gắn kết chặt chẽ giữa các lực lượng

2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Để nhận thức đầy đủ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành khảo từ 150 đối tượng là CBQL, GV, NV và CMHS, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước

Kết quả khảo sát Bảng 2.18 các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước ta thấy hầu hết đối tượng được khảo sát cho rằng các yếu chủ quan và khách quan đều ở mức rất ảnh hưởng (ĐTB chung là 3,57>3,26 – ĐTB quy ước). Trong đó, yếu tố chủ quan mức ảnh hưởng cao hơn yếu tố khách quan thể hiện ở chỗ 3 nội dung của yếu tố chủ quan xếp hạng 1 đến 3, yếu tố khách quan xếp hạng 4 đến 7. Nội dung được cho là ảnh hưởng cao nhất thuộc về yếu tố chủ quan là “Phẩm chất, năng lực của lãnh đạo trường PTDTNT” (ĐTB = 3,87, xếp hạng 1/7). Tiếp đến là các yếu tố “Ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa DTTS của học sinh dân tộc” (ĐTB = 3,73, xếp hạng 2/7); “Ý thức giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa DTTS của gia đình học sinh dân tộc” (ĐTB = 3.69). Yếu tố khách quan có mức ảnh hưởng lớn nhất là: “Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa và giáo dục văn hóa” (ĐTB = 3,45, xếp hạng 4/7); Nội dung cho là ảnh hưởng thấp nhất thuộc về yếu tố khách quan là “Mức độ tiếp xúc, giao lưu VH của đồng bào DT” (ĐTB = 3,41 xếp hạng 7/7). Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước chịu tác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan quan trọng nhất là phẩm chất năng lực của lãnh đạo trường PTDTNT đứng đầu là Hiệu trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan thì các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

2.6.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.6.1.1. Kết quả đạt được trong quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Phước

Qua kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá về thực trạng HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước và thực trạng quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước ta nhận thấy công tác này bước đầu đã được các cấp lãnh đạo, nhà trường và phụ huynh HS quan tâm.

Về HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS: Nhận thức của CBQL, GV, NV, HS, CMHS bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực, cơ bản nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS. Nội dung, hình thức và phương pháp GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS một số trường khá phong phú. Một số CBQL, GV, NV, HS, CMHS có ý thức, kiến thức, hành vi, thái độ đúng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách cho HS, giáo viên, huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Về quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS: Từ các số liệu khảo sát thực tế cho thấy công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo, lãnh đạo HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS của một số trường được quan tâm. Một số trường, công tác xã hội hóa GD, phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường được thực hiện khá tốt. Bước đầu đã quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS.

2.6.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được

Công tác bảo tồn và phát triển VH DT Việt Nam nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS nói riêng được Đảng và nhà nước quan tâm. Đây là điều kiện quan trọng để công tác bảo tồn VH DTTS trong trường PTDTNT đạt kết quả.

Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương đối với sự nghiệp chăm lo cho GD. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 25/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ ưu đãi đối với CBQL, GV, NV, HS, CMHS ở các trường chuyên biệt. Theo đó CBQL, GV ở các trường PTDTNT được hưởng thêm 120% lương cơ bản, NV, HS cũng được quan tâm hơn với nhiều chế độ ưu đãi, khích lệ.

  • Được sự quan tâm, chỉ đạo về công tác chuyên môn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố.
  • Năng lực thực hiện của ban giám hiệu ở các trường PTDTNT ngày càng nâng cao, Hiệu trưởng ở các trường ý thức rõ vai trò quản lý, lãnh đạo, điều hành nhà trường.
  • Bên cạnh đó là sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của CBQL, GV, NV, HS, CMHS nhà trường là động lực to lớn để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS trong trường PTDTNT.
  • Phong trào đoàn, hội, đội trong ở các trường PTDTNT phát triển mạnh. Nội dung hoạt động của các phong trào trong nhà trường luôn gắn với nhiệm vụ bảo tồn phát triển VH DTTS.

Một trong những nguyên nhân góp phần đạt được những kết quả nêu trên, đó là sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương trong những năm gần đây.

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

2.6.2.1. Những hạn chế

Về nhận thức: Ban giám hiệu ở các trường PTDTNT có quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đồng bộ và đầy đủ. Nhiều cán bộ, giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến việc quản lý HĐGD bản sắc VH DTTS của HS trong nhà trường. Nhiều em HS có kiến thức cơ bản về VH DTTS, nhận thức là đúng nhưng trong hành vi, thái độ nhiều khi lại bộc lộ những hạn chế nhất định. Các em chưa thực sự ý thức được ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn VH DT của mình. Do đó, ở các trường PTDTNT cần tiếp tục GD cho các em ý thức bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS.

Về công tác quản lý: Ở các trường những kiến thức cơ bản, đặc thù về VH tộc người, lối sống, thói quen, tâm lý tộc người chưa được trang bị, nghiên cứu để có cách khai thác, xử lý, điều tiết trong nội dung và phương pháp giảng dạy. Công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường chưa được quan tâm thực hiện tốt để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với đội ngũ CBQL, GV, HS. Lực lượng CBQL, GV, NV ở các trường thông thạo tiếng DT, hiểu về phong tục tập quán của các em HS DT đang theo học tại các trường còn hạn chế, toàn tỉnh chỉ có 24/343 chiếm 7% CBQL, GV, NV là người DTTS ở các trường PTDTNT.

Về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS còn nghèo nàn, chưa sinh động và thực hiện chưa đồng bộ tại các nhà trường.

Đối với chức năng kế hoạch hóa quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS: việc xác định thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và xác định các chỉ số theo dõi, hoàn thành kế hoạch, phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong quá trình xây dựng kế hoạch còn nhiều hạn chế.

Trong tổ chức thực hiện việc “Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực phục vụ cho hoạt động” và “Lập danh sách công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch” thực hiện chưa tốt.

  • Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chưa chú trọng việc đôn đốc, động viên và khích lệ; việc kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa đa dạng các hình thức. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.
  • Chưa làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và các nguồn lực bên ngoài xã hội đối với trong quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS.

2.6.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc bảo tồn VH DTTS cho học sinh trên địa bàn tỉnh nói chung, trong trường PTDTNT nói riêng mặc dù đã đạt được nhiều thành quả quan trọng nhưng vẫn còn hạn chế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:

Nguyên nhân khách quan

  • Sự quan tâm của các ngành, các cấp về bảo tồn và phát triển VH chưa thật sự sâu sát, đồng bộ. Sự đầu tư của Nhà nước để xây dựng thiết chế VH còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt VH cộng đồng.
  • Việc giao lưu VH diễn ra rất nhanh và mạnh. Cùng với sự bùng nổ thông tin nhờ công nghệ hiện đại, sản phẩm VH từ khắp nơi cũng tràn đến núi rừng. Trong lúc việc bảo tồn chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thì việc tiếp thu VH mới lại thiếu chọn lọc, chính vì vậy đã gây ảnh hưởng xấu tới VH truyền thống các DTTS.

Nguyên nhân chủ quan

Ban giám hiệu ở các trường: Nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS, nhưng về năng lực thực hiện một số chức năng quản lý của các Hiệu trưởng ở các trường PTDTNT đã bộc lộ những hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, không tác động tích cực đến đội ngũ GV và HS vì vậy hiệu quả không cao… Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn hạn chế, chưa phát huy hết nội lực, ngoại sinh.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên: đã nhận thức đúng về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác này nhưng nội dung, cách thức, phương pháp tổ chức hoạt động còn đơn lẻ, tự phát chưa thu hút và tạo hứng thú cho HS tham gia hoạt động. Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng, thực hiện các nội dung quản lý GD VH DTTS cho HS lồng ghép với các môn học và các hoạt động. Số CBQL, GV là người DTTS trong ở các trường PTDTNT không nhiều chủ yếu là giáo viên người Kinh. Số người am hiểu về các vấn đề VH tộc người cũng ở trong trình trạng như vậy.

Về HS: Một bộ phận HS nhận thức chưa đầy đủ về về tầm quan trọng, ảnh hưởng, sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS. Nhiều em còn tự ti vì mình là người DT, không muốn cho người khác biết mình là người DT.

Về cơ sở vật chất: Mặc dù ở các trường PTDTNT là trường chuyên biệt được sự quan tâm đặc biệt của trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên cơ sở vật chất của một số trường còn hạn chế chưa có phòng truyền thống riêng. Cũng có trường có phòng truyền thống nhưng chưa có kinh nghiệm nên phòng truyền thống còn sơ sài, đơn giản. Công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài xã hội của ở các trường chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ những nguyên nhân nêu trên, CBQL ở các trường cần quan tâm hơn nữa, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT, cần xác định những nội dung cốt lõi phù hợp với thực tiễn của trường mình vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS chung toàn tỉnh, vừa nhằm tạo bản sắc VH riêng, thương hiệu riêng của trường PTDTNT.

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Chương 2 tác giả tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động, thực trạng quản lý và các yếu tố ảnh hưởng HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước (thông qua kết quả khảo sát tại 6 trường PTDTNT) như sau:

Thực trạng HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước:

Nhận thức chung: của CBQL, GV, CMHS và HS cho thấy HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS là cần thiết, song vẫn còn 4% CMHS và 10% HS chưa nhận thức rõ điều này.

Về GD kiến thức, thái độ, hành vi bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS trường PTDTNT: đạt kết quả khá. Cụ thể: Nhiều HS hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết bảo tồn phát huy giá trị VH DT của mình; từ đó đại bộ phận HS có thái độ đúng đắn và biểu đạt hành vi trân trọng giá trị VH cộng đồng các DT thiểu số. Tuy nhiên, cũng tồn tại số ít HS biểu lộ hạn chế 3 nội dung này.

Việc thực hiện phương pháp và hình thức GD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT: được đánh giá mức độ khá. Có 3/6 phương pháp, hình thức đánh giá thực hiện tốt, 1/6 phương pháp, hình thức thực hiện khá, 2/6 phương pháp, hình thức thực hiện ở mức trung bình.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh trường PTDTNT: được đánh giá chung xếp loại khá. Các tiêu chí thực hiện hầu hết các nội dung được đánh giá mức độ thực hiện có ĐTB đạt mức khá (5/6), chỉ có 1/6 nội dung được đánh giá thực hiện được mức độ tốt được cho là thường xuyên nhất là “Dự giờ kiểm tra việc tích hợp nội dung ba bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS trong các môn học” (ĐTB =3,26, xếp hạng nhất).

Thực trạng quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước:

Về nhận thức: Đa số CBQL, GV và CMHS đều phản ánh công tác quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước là rất cần thiết

Năng lực thực hiện 4 chức năng quản lý: đạt mức độ khá và tốt. Trong đó chức năng kế hoạch hóa và kiểm, tra đánh giá xếp loại khá, chức năng tổ chức thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch xếp loại tốt (Theo quy ước).

Tuy nhiên, cần chú ý khắc phục một số hạn chế: Một số người chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng công tác quản lý HĐGD này tại ở các trường PTDTNT; đồng thời quan tâm nhiều hơn nữa công tác kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, tăng cường chỉ đạo và kiểm tra, đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường về quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS. Chú ý mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lý HĐGD này tại ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước. Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho HS.

Tóm lại, kết quả khảo sát tại chương 2 chính là luận cứ để tác giả đề xuất biện pháp quản lý HĐGD bảo tồn và phát huy giá trị VH DTTS cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Bình Phước sẽ trình bày tiếp theo tại chương 3 dưới đây.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464